Mái Tóc Ngày Xưa  - Nguyễn Đức Thiện      
Ông Ba h́nh như đă bị lẩn thẩn dù tuổi mới ngoài bảy mươi lăm. Nhiều khi, ông ngồi nh́n vợ thật lâu rồi lẩm bẩm: “Tôi nhớ ngày xưa tóc bà dài lắm, mượt lắm kia mà. Sao độ này bạc quá, bạc hết mất rồi.” Những lúc đó bà cười đôn hậu: “Già rồi ông ơi. Tóc không bạc mới là lạ đó.” Bà cười mà ông không cười. Ánh mắt rơ ràng một sự nuối tiếc.


Đúng là ngày xưa bà có một mái tóc dài thật. Quá khoeo chân và lúc nào cũng đong đưa, đong đưa trên cái lưng thon thả. Trời phú cho bà, đă có mái tóc dài lại c̣n thêm cái lúm đồng tiền nhỏ trên má trái. Mỗi khi cười, khối anh chàng đứng chết lặng mà ngắm. Người chết lặng nhiều nhất là ông Ba, sinh viên khoa ngoại trường đại học y, trước bà tới ba khóa. Th́ cũng do ông tơ bà nguyệt bày tṛ nên hai người mới gặp nhau hoài trên sân trường. Nói cho có chuyện, thực ra là ông đă nghía được bà và thích được thấy nụ cười có cái núm đồng tiền chôn chết mấy anh si t́nh như ông.

Họ đă làm đám cưới bạc, rồi đám cưới vàng. Những đứa con khôn lớn bay tít mù khơi trên trường đời. Nên bây giờ đă về hưu trong nhà chỉ có hai ông bà. Mà khỉ cho ông, lúc này sao ông cứ phải nhắc đến cái lúm đồng tiền của bà. Nhưng nhắc nhiều hơn là mái tóc. Ông cứ lẩm bẩm: ngày xưa, mái tóc của bà nó dài có thể kê làm gối cho ông ngủ kia mà. Hồi mới yêu nhau, bà nhớ không, tôi lấy lóc bà quấn quanh cổ tôi và biểu: “Nếu tôi phụ bà, bà cứ lấy tóc này mà xiết cổ tôi nghe”. Bà chẳng phải xiết cổ tôi bao giờ v́ chẳng bao giờ tôi phụ bà, đúng không nào. Nhưng sao tóc bà bạc nhiều thế? Bạc hết cả rồi.

Một hôm ông biểu bà:

- Bà ơi, tôi đi rừng ít bữa nghe bà.

Bà nghĩ: già rồi, chắc ông nhớ đến anh em đồng đội trong rừng xưa. Nhưng sao đi tới mấy ngày. Nghĩ vậy, nhưng bà không hỏi. Từ xưa đến nay là thế, ông đi và bà không hỏi. Bà biết có việc ông mới đi. Ông chẳng muốn xa bà dù chỉ một ngày.

Và ông đi. Vài ngày sau ông về với một bao bố lớn. Nghỉ xả hơi một hồi, ông mới mở bao bố, lôi ra một mớ cây dây leo. Vừa làm ông vừa biều: “Hà thủ ô đó bà ơi. Nó tốt cho tóc lắm đó. Tôi làm cho bà uống. Đắng lắm đó. Ráng nghe bà. Rồi tóc bà nó đen lại cho mà coi”.

Rồi từ đó, lâu lâu ông lại lên rừng mang về một bao bố cây dây leo có tên là hà thủ ô. Sau đó là băm, là chặt, là phơi, là sắc vàng hạ thổ. Sau đó là đổ mười phân, nấu lấy ba phân nước. Bà muốn phụ giúp ông, ông không cho: “Tôi phải tự làm. Thương tôi th́ bà chịu khó uống, cho tóc bà đen lại nghe bà”. Bà uống. Uống ngon lành dù cái thứ nước ấy nó đắng như thuốc kư- ninh chống sốt rét ngày xưa.

Thế rồi một hôm ông reo lên: “Tóc bà đen lại rồi ḱa, đen được một mớ rồi ḱa”. Tiếng reo của ông như tiếng reo của trẻ nít vậy. Bà cười, nụ cười thật đôn hậu. Chắc tại trời thương, Một năm sau, mái tóc của bà đen hẳn lại, mượt mà, chỉ có điều chẳng dài ra được như xưa.

Một hôm, lên giường nằm, ông biểu bà: “Bà này, hôm nay bà trải tóc bà ra cho tôi gối đầu như xưa nghe. Lâu lắm rồi, tôi không gối tóc của bà mà ngủ. Ngày xưa, được gối tóc bà, tôi ngủ ngon lắm và toàn mơ thấy những điều tốt lành thôi. Thế nghe, bà cho tôi gối tóc bà nghe”. Đêm ấy, chiều ông, bà nằm xuống, thả mái tóc ḿnh ra trên chiếc gối kề bên. Và ông nằm xuống, áp má ḿnh vào mái tóc đen mun của bà. Giấc ngủ dịu êm đến với ông. Một giấc ngủ vĩnh hằng.

Ngày thứ ba không có ông bên cạnh, bà thắp một nén nhang lên bàn thờ ông, lầm rầm thủ thỉ:

- Ông ơi, tóc tôi đă bạc rồi, làm sao đen lại được. Thấy ông vất vả t́m lại mái tóc ngày xưa của tôi, những ngày ông lên rừng t́m dây hà thủ ô, tôi lén ông ra tiệm làm đầu. Tôi năn nỉ với mấy cô thợ t́m cho được thứ thuốc nhuộm tóc không có mùi hóa chất. Ông là bác sĩ dấu ông thế nào được khi tóc tôi có mùi hóa chất của thuốc nhuộm. Không dám nhuộm một lần. Mỗi lần một chút thôi, giống như tóc đang đen lại nhờ dây hà thủ ô ông đem về. Ông ơi, cả đời tôi không dối ông, mà cuối đời tôi đă dối ông.

Bà khóc. Tiếng khóc tan vào không gian, thấm vào nhang khói.

Thôi th́ ông cũng được ngủ yên khi gối đầu vào mái tóc mà ông ngỡ là của ngày xưa.