Thiên Đường Mộng Tưởng  - Đinh Tiến Luyện      
Bé yêu dấu,
Lúc mà tất cả những tiếng động đang vây bọc tuổi anh, ồn ào nhất, th́ anh lại trốn nó về đây, ngồi kể chuyện bắt đầu bằng tiếng ngày xưa với bé. Ngày xưa bé ạ, trong khi các nàng tiên đang sống hạnh phúc trên thượng giới th́ có một nàng đă phá luật trời, phá then vàng để bước vào vườn yêu đương hạ giới. Trời tức giận và đày đọa nàng xuống trần gian thành chùm hoa màu trắng.
Chùm hoa trắng ấy đă rụng xuống sân t́nh yêu.
Có lẽ, bé cũng ngỡ ngàng đôi chút. Như một buổi sáng nào đó ngủ dậy, bé soi gương và chợt biết ḿnh đẹp lắm. Phải không bé, lúc mà anh c̣n thèm về thả những cánh bồ câu bâng khuâng trên các cửa sổ rồi bỏ quên sách vở học tṛ (bây giờ th́ sách vở học tṛ của anh đă buồn lắm, anh không c̣n dỗ dành nó ngoan ngoăn được nữa). Anh mất rồi, một
chút những lo lắng ngày nào như sợ mẹ mắng. Anh muốn bé ngả đầu trên vai anh, đặt đôi bàn tay nhỏ bé trong ḷng anh và nghe anh kể, ngày xưa.
Ngày xưa, chắc nhiều người đă bắt tội nghiệp cho nàng Giáng Hương dại dột. Sao nàng chán đào tiên, chán non cao, chán bước thênh thang, chán hạnh phúc thiên đường nhỉ? Rồi chân nàng sẽ dẫm lên những gai nhọn, lần ṃ trong đêm tối tủi thân của trần gian. Có lẽ nàng sẽ khóc, nước mắt sẽ rớt xuống môi và nàng biết nước mắt mặn, chốc lát sẽ đắng trong miệng. Nàng sẽ biết đau khổ.
Thiên đường, anh biết, cũng nhỏ hẹp thôi. Thế mà thiên đường cũng cứ hoang vắng. Hoang vắng cả những ngơ ngách của thiên đường. Nhưng ai cũng có quyền ươm hạt mộng ước trên ấy và mơ cho nó vươn cao xum xuê cành lá, bé nhỉ.
Thiên đường thuở mới biết th́ mênh mông lắm, anh nghĩ rồi lớn lên, thiên đường ấy cứ hẹp dần măi cho đến nỗi chỉ một ḿnh ḿnh đứng mới vừa.
Riêng có thiên đường của anh, vẫn c̣n thênh thang như nguyên vẹn năm năm về trước, bé ạ. V́ thiên đường ngày nào của anh dại dột lắm, lạ lùng lắm. Thiên đường mà anh biết rồi muôn đời vẫn c̣n cô đơn trong trí tưởng anh. Cho đến bây giờ dù bạn bè anh, hay cả anh, đă thấm những buồn phiền, nặng những náo nhiệt và mệt mỏi, hầu như đă bỏ quên cả thiên đường mộng mị, th́ anh nhiều lần vẫn thích trốn về để mở hộp bút ch́ 24 màu ra, anh ngớ ngẩn tô đậm lại những cành những lá, vẽ lớn thêm những trái ước mơ trong vườn tâm hồn anh. Lá ước mơ cứ c̣n xanh măi nên trái ước mơ cũng c̣n xanh măi.
Bé yêu dấu,
Bây giờ th́ bé đă xa anh, bỏ xa thực sự trong cánh đồng cỏ non hay trong khung trời mật ngọt, thuở nào. Nhưng vẫn c̣n măi đấy, cánh đồng ấy, khung trời ấy nơi quê hương mơ mộng của anh. Để một lần nào anh đưa bé về, rủ rê theo vụng dại. Một lần nào như một giờ ra chơi, một kỳ nghỉ hè trong đời học tṛ.
Và anh lại bỏ quên hết cả những bận rộn, những náo nhiệt, mệt mỏi của tuổi anh. Anh sẽ bỏ hết, để kể lại từ đầu c̣n nguyên vẹn tiếng ngọt ngào ngày xưa. Ngày xưa ấy khi nàng Giáng Hương phá luật trời và bị trời đầy đọa xuống trần gian thành một chùm hoa màu trắng. Chùm hoa màu trắng đă rụng xuống sân t́nh yêu để làm huyên náo ḷng bầy tiên nữ trên thượng giới. Họ xôn xao hỏi nhau, tại sao Giáng Hương bỏ đào tiên, bỏ non cao, bỏ lối thênh thang, bỏ hạnh phúc thiên đường?
Tại sao? Tại sao?
Rồi chả ai bảo ai, cả bầy tiên nữ đều bỏ đào tiên bỏ non cao bỏ lối thênh thang bỏ hạnh phúc thiên đường. Cả bầy chim tóc trắng cùng phá luật trời, phá then vàng và rủ nhau bước vào vườn yêu đương hạ giới. Bé ơi, chỉ c̣n ḿnh trời ở lại thiên đường. Có lẽ ngài đă thôi tức giận. Mà ngài thở dài.
Bởi thế thiên đường mới hoang vu. Trời gọi anh, anh dắt bé lên, xin lập nghiệp lại ở một góc bé nhỏ nào đó, thiên đường. Và chúng ta không một lần bị đày đọa, bé ạ, v́ chúng ta nhỏ dại quá.
Giữa chúng ta không bao giờ là t́nh yêu.

 
 
Một
 
Buổi sáng chủ nhật, con đường nhỏ dẫn tới nhà Anh Chi làm như thức dậy muộn hơn. Khi tôi ngang qua, nắng sớm mới hôn những hạt sương buổi sáng c̣n đọng trên các cành lá me. Cái hôn thật khẽ nhưng cũng làm những hạt sương tan mất và các cành lá me thức dậy. Đầu mùa mưa, những cành lá me uống nhiều nước nên xanh mơn mởn như cánh đồng mạ non. Nhưng là cánh đồng mạ non ở trên cao. Khi tôi ngửa mặt lên nh́n th́ có những hạt nước nhỏ rơi xuống, bám trên tóc, lạnh trên má tôi.
Tới cổng nhà Anh Chi, bao giờ cũng như lần đầu, cái nôn nao lạ lùng khi tôi dẫm chân trên lối đi trải sỏi từ cổng vào đến nhà cô bé. Cây ngọc lan ở bên lối đi chưa lớn lắm, tưởng chừng như bằng dáng tuổi nho nhỏ của Anh Chi, nhưng đă có một vài bông hoa thơm làm bước chân của tôi cuống quưt. Khi ấy th́ tôi thấy cái sân trước cửa nhà cô bé đă rộng lại rộng hơn. Ngôi nhà vương vài nét cổ trông như một lâu đài quư phái. Đă có lần tôi e ngại bước lên thềm của nhà Anh Chi, nhưng tiếng cười của cô bé trong lành quá, làm tôi chẳng kịp nghĩ ngợi ǵ.
Tôi khẽ gọi :
- Anh Chi ơi!
Chỉ chợp mắt là tôi đă thấy cô bé hiện ra trên bao lơn, nguyên trong chiếc áo ngủ trắng chùng tới gót chân. Cô bé cười, cười cả trong mắt bồ câu buổi sáng c̣n ngái ngủ. Tôi thấy những dây hoa ti-gôn leo trên bao lơn h́nh như nở thêm nhiều những chùm hoa hồng mới. Tôi nói vọng lên :
- Bây giờ mới thức dậy cơ à?
Chi nghiêng nghiêng mái tóc búp bê :
- Người ta là công chúa mà.
- Chao ơi!
Những ngón tay nhỏ của Anh Chi luồn trong tóc, cô bé tựa người vào lan can cúi xuống nh́n tôi cười khoe chiếc răng khểnh xinh ơi là xinh. Đúng là dáng của công chúa Anh Chi.
- Công chúa nhưng vẫn là học tṛ đấy nhé.
- Vâng ạ. Thưa thầy giáo hôm nay chủ nhật nên học tṛ là công chúa ạ.
Tiếng cười Anh Chi trong vắt trong buổi sáng ấm áp.
- Anh đợi Chi nhé.
Một lát, Chi rửa mặt và chạy ra với tôi, hiền lành ôm con mèo nhỏ trong cánh tay trần; mà tay áo rộng hơi vắn cao lên. Trông Anh Chi nhỏ bé như một con chim. Con chim đang nhảy chuyền đến bên tôi.
- Thưa thầy giáo ạ...
Tôi đưa ngón tay trỏ lên môi, giả vờ nghiêm nghị :
- Hôm nay chủ nhật.
Chi phá lên cười :
- Anh Huy bắt chước Chi nhé.
Chi và tôi ngồi xuống chiếc đu rộng trong vườn. Con mèo trắng trong ḷng cô bé khẽ kêu “meo, meo” và đ̣i nhảy đi chơi, cái nơ đỏ trên cổ nó trễ ra :
- Sao hôm nay Chi diện cho Mimi thế hở?
- Hôm nay là sinh nhật một tuổi của Mimi đó anh.
- Chao ơi!
Chi mơn man những ngón tay trong lớp lông trắng mịn của con mèo nhỏ dễ thương :
- Sinh nhật một tuổi của Mimi, Mimi cho người ta ăn cỗ to lắm cơ anh ạ. Mẹ đă bảo rồi, chiều nay anh Huy phải sang ăn cỗ với Chi đó nha!
Con Mimi nhảy vụt khỏi ḷng Chi và chạy biến mất vào trong những bụi cây trong vườn làm Chi nh́n theo có vẻ giận dỗi.
- Để anh bắt nó lại cho nhé.
Chi giữ lấy cánh tay tôi :
- Đừng anh Huy.
Chi xích lại gần tôi, nói khẽ làm như sợ con Mimi nghe được :
- Làm bộ đừng thèm chơi với nó, nó đi trốn và bắt Chi t́m đấy. Một lát không thấy Chi chạy theo, thế nào nó cũng trở lại cho mà xem.
Đúng như lời Chi nói, một lát sau tôi thấy con Mimi ở trong cụm hoa mẫu đơn ló đầu ra. Chi giả vờ làm như không nh́n thấy nó, cô bé ngoảnh mặt đi :
- Anh Huy đừng thèm để ư đến nó.
Tôi cũng bắt chước Chi ngoảnh mặt đi. Nhưng tôi vẫn liếc thấy con Mimi từ từ bước ra khỏi cụm hoa mẫu đơn, nó đứng nh́n quanh một lát rồi phóng ḿnh về phía chúng tôi. Chi liếc chừng bảo tôi cứ tiếp tục yên lặng quay mặt đi. Con Mimi đi quanh quẩn mấy ṿng ghế đu rồi cọ cọ cái đầu vào bàn chân Anh Chi. Nhưng cô chủ nhỏ bé hay dỗi hờn, hay làm nũng của nó vẫn lặng thinh nh́n đi nơi khác. Thế rồi, con Mimi nhảy lên ghế đu, nó nhảy nhẹ nhàng lắm. Và cũng thật dịu dàng, nó trở lại nằm ngoan ngoăn trong ḷng Anh Chi, khép hai mắt giả vờ ngủ thật say. Lúc bấy giờ Anh Chi mới khẽ nh́n tôi chúm chím cười thật tinh anh. Cô bé luồn cả mười đầu ngón tay nhỏ xuống ḷng bế con Mimi dễ thương lên :
- Người ta hổng có thích chơi cút bắt trong buổi sáng đâu nhá. Lần sau đừng hư bỏ đi chơi một ḿnh như vậy nữa nghe không.
Nhưng bây giờ đến lượt Mimi làm nũng. Nó không thèm cựa quậy ǵ cả. Chi khẽ vuốt lưng nó :
- Mimi nè,
Mimi vẫn lặng yên.
- Cưng ơi!
Mimi vẫn làm như ngủ say. Chi liếc nh́n tôi: “Người ta cũng biết làm nũng, anh Huy ạ”. Cô bé phải cúi xuống mi nhẹ lên đầu Mimi một cái. Bấy giờ Mimi mới mở bừng mắt kêu “meo meo”, rồi dụi dụi cái đầu ngả vào vai cô chủ bé nhỏ. Anh Chi ấp mái tóc xuống ḿnh Mimi, cô bé nghiêng mắt nh́n tôi cười :
- Anh Huy xem, Mimi của Chi dễ thương không nào? Người ta là chị em với nhau đấy.
Tôi cũng cười theo :
- Đúng là chị nào em nấy.
Trong khi chúng tôi đang nói chuyện vui vẻ không để ư th́ mẹ Anh Chi đă đứng ở thềm nhà từ khi nào. Bà cười với chúng tôi.
Tôi nói hơi lớn để bà nghe được :
- Bác nhỉ, có phải chị nào em nấy, phải không ạ?
Mẹ Anh Chi cười nhẹ nhàng. Bà bước ra vườn, đến với chúng tôi :
- Em nói ǵ cơ?
Tôi chỉ Anh Chi đang bế con mèo :
- Hai chị em giống nhau ghê, bác ạ. Hồi năy hai chị em mới giận dỗi nhau xong. Cháu bảo là: ‘Chị nào em nấy’ đó.
Mẹ Anh Chi tủm tỉm cười. Bà đứng sau ghế chúng tôi và khẽ vuốt mái tóc con gái :
- Em xem, người ta thế ấy mà. Sáng nay người ta mới “ngủ nhè chè thiu” đấy.
Chi phụng phịu :
- Ai biểu mẹ làm con tủi thân làm chi. Mẹ sang tắt đèn ở pḥng con rồi mẹ ra luôn, mẹ chả thèm nhớ hôn con. Con thức từ lâu rồi cơ, con nằm đợi mẹ đó.
- Chao ơi, chứ mẹ có biết con thức đâu. Với lại mẹ nghĩ hôm nay chủ nhật, nên mẹ để con ngủ muộn một chút. Ai ngờ người ta lại ‘ngủ nhè chè thiu’. Xấu quá phải không anh Huy?
- Vâng ạ, ‘chè thiu’ khó ăn lắm ạ.
Mẹ Anh Chi cùng cười hồn nhiên với chúng tôi. Bà bảo tôi vào ăn sáng với bà và em Chi. Tôi cám ơn và nói là tôi ăn sáng rồi, ăn sớm lắm, v́ tôi thức dậy từ 5 giờ để học nên đói sớm. Bà bảo :
- Dầu sao th́ em cũng phải ngồi vào bàn với em Chi.
Anh Chi rót sữa vào ly và thêm một chút cà phê cho tôi, trong khi mẹ cô bé bẻ miếng đường và thả nhẹ vào tách cà phê của bà. Chúng tôi ngồi dưới giàn hoa quỳnh anh mà đă có những đốm nắng in trên bàn, trên những chiếc ghế mây chỗ tôi ngồi.
Chi vừa quậy quậy chiếc muỗng nhỏ trong ly cà phê sữa của tôi, cô bé vừa cúi thấp mắt để nh́n :
- Chi thích quậy thế này lắm cơ và Chi cũng thích màu cà phê sữa. Nhưng Chi lại không thích uống.
Mẹ Chi khẽ cười trong hớp cà phê vừa uống :
- Vậy th́ mỗi ngày anh Huy phải thuê em Chi pha cà phê sữa cho anh Huy nhé. Em ấy pha khéo lắm và nhất định không có nhấm một hớp sau khi pha xong đâu.
- Và không tính tiền công nữa chứ ạ.
Những ngụm cà phê sữa trong miệng tôi ngọt ngào, ấm áp. Tôi đă quá quen thuộc với khung cảnh b́nh thường và chân thành của nhà Anh Chi. Ngôi nhà và khu vườn quá rộng đối với một gia đ́nh quá nhỏ, chỉ có Anh Chi và mẹ với vài ba người giúp việc. V́ thế họ luôn phải ở gần nhau để cảm thấy ḿnh không thiếu thốn. Chiếc bàn ăn nhà Chi luôn luôn có một chiếc ghế trống, và thỉnh thoảng tôi ngồi ở chiếc ghế trống ấy, bên Anh Chi.
- Chi uống nốt ly sữa đi chứ?
- Tại anh Huy đó.
- Anh Huy làm sao đâu?
Ly của anh Huy vẫn c̣n đầy.
Tôi khẽ nh́n sang mẹ Anh Chi. Bà ra dấu bảo tôi chiều cô bé một tí. Tôi bẻ đôi miếng đường bỏ vào ly sữa của Chi và phần c̣n lại tôi bỏ vào ly cà phê sữa của tôi. Chi bậm môi trên ly sữa, trông cô bé giống như một con mèo, hiền lành và tinh anh. Tôi uống cạn ly cà phê có pha sữa và đường.
Buổi sáng chủ nhật, tôi với Anh Chi tung tăng nô đùa khắp lối trong vườn. Vui và hồn nhiên lắm. Bởi v́ tôi vẫn tưởng ḿnh đă đánh rớt mất phân nửa số tuổi của tôi trên những lối xanh mướt cỏ non trong vườn nhà Anh Chi.
- Anh Huy nè, đố anh Huy biết Chi ở đâu đó?
Ở trong cụm mẫu đơn, chợp mắt Chi đă chạy sang hàng trúc đào. Tôi đứng dưới hàng trúc đào nh́n cô bé đứng cười và đưa tay vẫy tôi bên gốc cây hoàng hậu :
- Anh Huy thua rồi nhá. Măi măi anh Huy cũng chả bắt được Chi đâu.
- Ừa, anh chịu thua rồi. Bởi v́ Chi có họ hàng với nhà chim mà.
Chi giang hai cánh tay và bắt chước con chim, cô bé chu môi “bay” đến chỗ tôi, dưới bóng cây trúc đào đơm đầy hoa.
- Anh Huy bảo Chi là chim, nhưng mà chim ǵ hở?
- Chim... chích cḥe. Chim chích cḥe nó kêu chích cḥe, nó đậu cành chanh, tôi lấy mảnh sành, tôi văng vào cổ, đâm đầu xuống ao. Nó kêu chích cḥe.
Chi cấu cánh tay tôi :
- Anh Huy nhạo Chi hén!
Thôi cười, tôi kéo cô bé ngồi bằng hai gót chân ngay ngắn trên đám cỏ mịn :
- Chứ Chi thích làm thứ chim ǵ?
- Chi chả biết, anh Huy gọi Chi vậy mà.
- Làm con chim sẻ nhá?
- Chi không thích.
- Hay làm con chim khuyên?
- Chim khuyên nó hót hay lắm hở anh?
- Ừ, nó hót hay lắm cơ.
- Chi cũng chả thích.
- Thế Chi có thích làm con chim chích kêu “chích chích” không?
- Chi không thích.
- Hay làm con chim di. Nó bé tí à, mà bay nhanh lắm cơ.
- Chi không thích.
- Chứ Chi thích làm thứ chim ǵ?
Chi nh́n tôi, cô bé đưa hai bàn tay nhỏ lên đan những ngón lại với nhau :
- Chi thích làm con chim như thế này nè. Nó màu trắng và bay cao thật là cao, cao thật là cao...
Đôi bàn tay Chi chắp lại ngang mắt và những ngón tay ve vẩy như đôi cánh chim đang bay.
- Mà như thế là loài chim ǵ mới được chứ?
Chi đặt hai tay lên đầu gối như vẻ ngẫm nghĩ :
- Đó là... loài... chim...
- Loài chim... Chi Chi hở?
Tiếng cười Chi gịn tan, vui vẻ. Cô bé t́m đuổi bắt tôi chạy lạo xạo trên sỏi, lối đi ra cổng. Nắng buổi sáng đă lên thật cao.
Buổi chiều, tôi sang ăn bánh và uống nước ngọt với Anh Chi và mẹ cô bé trên sân thượng. Chi ‘biểu diễn’ cho tôi xem tài của con Mimi uống sữa bằng ống hút. Rồi hai chị em đuổi bắt nhau hết lên nhà lại xuống dưới nhà. Đó là sinh nhật một tuổi của Mimi. Mẹ Anh Chi ngồi ở ghế đàn, bà đàn vài bản cổ điển mà bà bảo hồi c̣n con gái bà rất thích.
Buổi chiều hết nắng, tôi đ̣i về. Mẹ Anh Chi đưa tôi ra tới cổng, bà hỏi tôi :
- Em Huy đến bao giờ thi nhỉ?
- Thưa bác đến cuối tháng sau cơ ạ.
- Cũng gần đó thôi.
Tôi thấy bà có vẻ lo lắng cho tôi nhiều.
- Như thế em có bận lắm không?
- Thưa bác, cháu cũng đang bắt đầu học ôn đấy ạ.
Bà cười nhẹ nhàng :
- Nếu bận lắm th́ em cứ ôm sách sang học chung với em Chi, nhé.
Bà làm tôi hơi ngượng.
Lúc tôi về th́ hai hàng me bên đường đă rũ lá xuống êm đềm ngủ. Có lẽ khi nắng chiều từ giă cũng không quên hôn nó và chúc nó ngủ ngon.
Bước chân tôi rộn ră. Tôi nghĩ tới sách vở. Tôi nghĩ tới Anh Chi.
Và bâng khuâng tôi nh́n lên cao.




 

 

Hai
 
Căn pḥng có dáng dấp đặc biệt v́ thứ vật dụng ǵ cũng nho nhỏ và dễ thương. Ngay lối cửa vào là một giá sách thấp (mà có lẽ Anh Chi mỗi lần chọn sách, thường ngồi trên đầu các ngón chân). Sách của cô bé phần nhiều là truyện tranh với lại những truyện cổ tích cũng đầy h́nh vẽ, đầy Hoàng Tử, Công Chúa và các Bà Tiên có nhiều phép nhiệm mầu. Bên cạnh giá sách là hai chiếc ghế mây đặt sát tường, vừa cho dáng ngồi của Anh Chi. Đó là một bức tranh đẹp khi Anh Chi ngồi gọn trong chiếc ghế và hai bàn tay cô bé đặt hờ trên cuốn sách đang mở, dưới chân là con mèo trắng ngủ say. Tôi thường đứng thật lâu ở cửa cho đến khi cô bé biết và reo lên :
- Anh Huy!
Rồi tung cuốn sách đang xem, cô bé đánh thức con Mimi dậy và chạy ra đón tôi.
Bên chiếc cửa sổ nhỏ mở ra vườn là chiếc tủ kính có sáu ô, chiếc tủ dễ thương nhất của Anh Chi. Cô bé bảo, đó là lâu đài của các cô búp bê. Chi đă sống trong thế giới hồn nhiên ấy với Titi, Kiki, Sisi, Gigi và Vivi những cô bé có đôi mắt thủy tinh xanh lơ hay chớp chớp làm điệu. Có khi Chi tha thẩn cả ngày với kim với chỉ và những mảnh vải mầu nhỏ để may áo cho chúng. Mẹ Chi bảo :
- Người ta may áo và chải chuốt cho các cô búp bê th́ khéo lắm, nhưng khi người ta chải tóc và cắt móng tay th́ người ta cứ “mẹ cơ”. Chao ơi con “búp bê” của mẹ nhớn rồi đấy!
Chi liền “ứ” và sà vào ḷng mẹ làm nũng ngay.
Chiếc bàn học của Anh Chi cũng đặt trong căn pḥng ấy. Thường là có thêm lọ ô mai, hộp bánh hoặc kẹo trong ngăn bàn nữa. Chiếc bàn, căn pḥng này quen thuộc hàng ngày đối với tôi, cũng như những bài toán chia phần hoặc những bài luận tả cảnh tôi giảng cho Chi. Và cũng quá quen thuộc khi tôi bắt họ hàng với những trái ô mai và những viên kẹo ngọt môi ngọt miệng của tuổi Anh Chi. Đôi lần những viên kẹo ngọt có giọt rượu ở trong. Những giọt rượu thật nhỏ nhưng cũng có khi làm tôi say. Buổi chiều khi tôi sang với Anh Chi.
- Lâu lắm anh Huy chả kể chuyện cho Chi nghe ǵ hết.
- Anh có biết chuyện ǵ để kể đâu nào.
- Anh Huy nói dối thế, Chi biết mà.
- Nhưng anh quên hết rồi.
- Anh Huy lại dối nữa.
- Được rồi. Nhưng Chi phải nghe anh nhá!
- Chi đang đợi nghe mà.
- Ngồi ngay ngắn lại.
- Rồi ạ.
- Hai tay đặt trong ḷng.
- Rồi ạ.
- Hăy lắng nghe đây.
- Sẵn sàng.
- Ông Tư có 90 mét vải đem chia cho ba người con...
Chi hét lên và cô bé chồm tới đấm vào vai tôi lia lịa.
- Anh Huy làm bộ để lừa Chi nhá.
Nhưng tôi làm nghiêm gỡ tay Chi ra :
- Anh không đùa nữa đâu.
- ...
- Lấy vở ra đặt trên bàn.
Tôi ra lệnh. Chi làm theo y lời, mắt tṛn xoe cô bé nh́n tôi không rời. Có lẽ cô bé đợi tôi cười như mọi lần. Nhưng tôi không cười.
- Bây giờ học toán. Chăm chú nghe đây.
Chi ngoan ngoăn nghe tôi đọc và viết. Làm xong bài toán, cô bé nh́n tôi thật lâu. Không thấy tôi nói ǵ, cô bé lại bên cửa sổ, đứng nh́n ra ngoài vườn. Tôi yên lặng xem bài. Một lát tôi gọi khẽ :
- Chi này.
- Dạ.
- Lại đây anh nói nghe nè.
Chi ngoan ngoăn bước tới bên tôi, ở mép bàn bên kia, nhưng mắt vẫn không nh́n lên.
- Chi này.
- Dạ.
- Khóc hở?
Yên lặng, ngón tay út của Chi di nhẹ trên mặt bàn.
- Học tṛ giỏi lắm. Toán đúng cả ba đáp số đấy.
Chi khẽ ngước lên nh́n tôi: Đúng là đôi mắt nai ướt. Tôi ṿng qua cạnh bàn, ngồi xuống bên cô bé :
- Người ta làm nghiêm một tí thôi mà.
Chi phụng phịu :
- Anh Huy làm Chi sợ thấy mồ.
- Chứ sao Chi bảo cái bộ mặt anh làm nghiêm không được, trông muốn cười lắm.
- Đấy là hôm nào kia cơ.
Tôi làm cho Chi cười ngay. Tuổi ngọc của cô bé mau hờn, mau vui như thế đó. Chi cấu nhẹ vào cánh tay tôi :
- Từ này anh Huy không... hư thế nữa nhá.
Tôi reo lên :
- A! Học tṛ giỏi nhỉ. Lười mà không học là phải đ̣n ấy chứ.
- Ai đánh đ̣n cơ?
- Thầy giáo.
Chi nh́n vào mắt tôi :
- Anh Huy chả có dáng làm thầy giáo tí nào. Họa may...
- Họa may làm sao?
- Họa may chỉ có làm thầy giáo của một học tṛ thôi đấy.
Tiếng nói của Chi trong vắt như ḍng nước suối, cuốn trôi mau hết cả những hạt cát nghĩ ngợi của tôi.
Tôi với Chi đứng ở khung cửa sổ nhỏ nh́n ra vườn. Nắng buổi chiều đă bắt đầu ngái ngủ trên các cành cây hoa đại gầy ngoài ấy. Chi đứng sát bên tôi :
- Anh Huy này, mẹ bảo anh dạo này bận học lắm hở?
- Ừ.
- Anh Huy ôm hết sách vở sang học với Chi nhá.
- Học chung với Chi hở?
- Vâng.
- Nếu có đoạn nào bí, Chi làm cô giáo cho anh nha.
- Ứ. Chả phải vậy. Nhưng Chi sẽ biết hôm nào không thuộc bài là tại anh Huy ham chơi.
- Và sao nữa?
Chi ngả mái tóc vào cánh tay tôi. Cơn gió chiều đang lao xao trong đám lá cây hoàng hậu ngoài kia.
- Và Chi sẽ pha cà phê sữa cho anh Huy mỗi tối, mỗi sáng.
Tôi lặng thinh nh́n ra ngoài vườn để mặc cho gió mơn man trên mặt, trong cổ áo. Tôi lặng thinh để nghe xao động làm rộn ră tuổi lớn lên, tuổi học tṛ nhiều vụng dại của ḿnh.
- Anh Huy ơi,
Chi níu lấy tay tôi :
- Cúi xuống nghe Chi bảo nè,
- Ǵ hở?
Chi bóc viên kẹo và bỏ nhanh vào miệng tôi.
- Anh Huy biết tại sao Chi lại bảo anh không có dáng làm thầy giáo không?
- Anh không tin thế.
- Ngay cái chuyện mà anh Huy thích ngậm kẹo là đă không làm thầy giáo được rồi. Thầy giáo ǵ mà miệng lúc nào cũng ngậm kẹo ấy nhỉ?
- Đó là tại học tṛ chớ bộ.
- Vâng, bởi thế nên anh Huy mới làm thầy giáo của một học tṛ thôi.
Chi cười với tôi, trong hơi thở ngọt của những hạt đường đang tan trên môi, cô bé khoe chiếc răng khểnh ở khóe miệng xinh quá!
Nh́n Chi cười, tôi muốn ngồi ngoan ngoăn để kể cho cô bé nghe hàng trăm ngàn chuyện cổ tích hay, những truyện cổ tích sẽ cho Anh Chi bé nhỏ một đôi cánh tuyệt vời. Để Chi là chim, Chi tung cánh bay cao thật là cao. Lạy trời cho ư nghĩ của tôi cũng đơm thành như những viên kẹo, những lời nói và những nụ cười tinh anh ấy. Để tôi cũng là một loài chim đưa tâm hồn lên cao, bay sát lên Anh Chi, ở một khung trời rộng, có lẽ là quê hương của Chi. Và ở đó, chắc vẫn là nơi mà măi măi tôi c̣n phải ngửa mặt lên.
Khi nh́n thấy Chi đẹp, như nụ cười đẹp của Chi, vẻ đẹp thần thánh của tuổi thơ, tôi muốn những hạt cát nghĩ ngợi trong tâm hồn tôi lắng sâu. Để tôi đứng bên Anh Chi nhưng bao giờ cũng c̣n một khoảng cách. Đó là sự kính trọng. Y như một đứa trẻ có những ngón tay dơ mà không dám đặt lên tờ giấy trắng vậy.
Có những lần tôi ngắm Chi viết bên ánh đèn, Chi trông ngoan như một con nai đang ngậm cỏ hay đang uống nước. Con nai hiền có đôi mắt tṛn long lanh và hay chớp, có đôi má và đôi môi hay ṿi vĩnh, dỗi hờn. Vẻ đẹp trong suốt như một pho tượng thủy tinh, pho tượng có bậc đứng cao hơn mà đôi mắt người ngắm bao giờ cũng ngước lên. Chi vừa viết vừa nhấm ô mai. Cô bé ngửng lên, đôi mắt bỡ ngỡ :
- A, sao anh Huy nh́n Chi lạ quá vậy?
Tôi luống cuống nh́n lên trần nhà vu vơ... Chi buông bút chạy sang chỗ tôi đứng. Cô bé leo lên ghế rồi ngồi trên mặt bàn, có vẻ giống một con mèo tinh nghịch.
Chi bảo :
- Anh Huy nh́n Chi đi. Anh Huy mở mắt thật lớn cơ... chơm chớp đi Chi xem nào.
Thật là tôi có một chút bối rối, nhưng tôi làm theo ư Anh Chi mà không khỏi muốn cười :
- Sao bỗng dưng Chi lại bắt anh làm thế?
- Mắt anh Huy trông buồn lắm nhá.
- Xạo ghê. Ai bảo Chi thế?
- Tự Chi biết. Anh Huy x̣e bàn tay cho Chi coi.
Tôi biết rằng, tuổi kẹo hồng, ô mai của Chi chẳng bao giờ có một vẩn mây đục nghĩ ngợi, nhất là chẳng giống như mẹ cô bé, đôi khi bà vẫn thường nhắc nhở hay tính toán cho tôi điều này hay điều nọ. Tôi sung sướng về những điều đó, v́ tôi chẳng có bạn. Những lời mẹ Anh Chi thường là những điều lạ đối với tôi. Có lần bà đă bảo tôi x̣e bàn tay ra.
- Chi mà cũng biết làm thầy bói cơ à?
Chi chu miệng :
- Anh Huy cứ nói thế. Mẹ bảo anh làm sao nhỉ?
Tôi giả vờ quên. Hay tôi không muốn dẫn Chi vào thế giới ấy, thế giới có cuống quưt và bối rối.
- Mẹ bảo sao đâu nào?
Chi nắm lấy bàn tay trái của tôi :
- Chi hỏi mẹ rồi cơ anh ạ. Mẹ bảo anh Huy đó, anh có nhiều mộng ước lớn lắm. Mẹ c̣n bảo nhiều nữa nhưng Chi quên mất. Anh Huy kể lại cho Chi nghe đi.
- Anh cũng quên luôn.
- Anh dối Chi.
- Thật mà.
- Vậy mộng ước của anh thế nào hở anh?
Mẹ Anh Chi có hỏi tôi thế đâu, và bà cũng có bảo tôi trả lời sao đâu. Cũng có lúc tôi xao xuyến thật nhiều với tương lai, nhưng tôi lại không dám cao vọng. Có những lúc làm toán trong lớp, đến đoạn khúc mắc, tôi buông bút, bẻ tay, lơ đăng nh́n ra khoảng trời ngoài cửa sổ. Thế rồi bé Chi đến với tôi. Bằng đôi cánh của chim đó, Chi đáp thật nhẹ nhàng xuống bàn học của tôi. Bằng đôi chân của chim đó, Chi nhảy nhót kín những trang vở của tôi, mà những bài tập đang bỏ dở... Tôi thích học với những bài học hồn nhiên, dễ dàng của tuổi thơ hơn. Tôi thích sang nh́n Chi học và chỉ cho cô bé những ǵ là khó, khi mới biết lần đầu. Tôi thích chụm đầu vào đọc truyện chung với Chi, ngậm kẹo, cười và nói chuyện không phải nghĩ ngợi ǵ. Vâng. Bởi thế nên anh Huy mới làm thầy giáo của một học tṛ thôi.
Con mèo trắng từ đâu bỗng nhảy chồm tới vai Anh Chi, làm cô bé giật ḿnh đẩy tôi ra và chạy đuổi theo nó. Tiếng dép cô bé lẫn với tiếng cười. Và những nghĩ ngợi của tôi cũng lẫn theo cả với những tiếng cười đó tan biến mất.




 

Ba
 
Tôi khẽ đập quả trứng vào cạnh chiếc hộp cho lần vỏ nứt ra và sớt tất cả những ḷng trắng riêng ở một cái khay sứ nhỏ.
Chi tṛn xoe mắt :
- Anh Huy làm ǵ thế hở?
- Anh vẽ.
- Anh vẽ với trứng à?
- Ừ. Chi cứ ngồi yên mà xem.
Tôi bắt đầu vẽ những thân cây và cành cây bằng màu nâu và xanh đậm. Những cây có rất nhiều cành nhỏ đan lấy nhau. Đằng sau nền trời màu đục như màu khói. Có thể là bầu trời đầy sương mù, tôi nói với Chi thế. Chi hơi nghiêng cái đầu để ngắm bức vẽ tôi đang vẽ dở :
- Sương mù hở anh? Có vẻ... Đà Lạt quá. Ừ nhưng mà Chi nh́n thấy như buồn làm sao ấy. Sao anh vẽ những cây trơ trụi lá thế hở anh? Cây cỏ phải có nhiều lá xanh mới đúng chứ.
Đáng lẽ tôi phải chiều Anh Chi, bằng cách vẽ thêm những cành lá xanh đơm đầy trên các thân cây. Nhưng như thế th́ sẽ không nh́n thấy những cành nhỏ đan lấy nhau nữa. Làm như tôi đă mường tượng ra h́nh ảnh này từ lâu rồi. Và tôi vẽ thêm một con chim trắng đang bay. Chi thích lắm, mắt cô bé long lanh, ướt như hai giọt sương. Chi bảo, anh Huy vẽ thêm cả người và nhà vào nữa đi. Tôi vẽ như ư cô bé. Một người mặc áo trắng, cổ quàng chiếc khăn len phủ một phần xuống trước ngực. Và, ở xa, một ngôi nhà nguyện nhỏ, thật nhỏ, có mái ngói đỏ sậm, mà ngọn tháp nhọn vươn lên thật cao, vươn vào sương mù. Tôi vẽ theo tưởng tượng như tôi đă nghĩ. Tôi phết màu và làm hư mất cả bức vẽ. Tuy thế Chi lại có vẻ thích.
Chi khẽ kêu lên :
- Vậy th́ người mặc áo trắng trông giống bà Sơ quá anh Huy nhỉ.
Nh́n vào mắt Chi, tôi nói :
- Chi đó chứ, bà Sơ đâu có quàng khăn len.
Bột màu với ḷng trắng trứng đă quyện nhau khô trên bức vẽ, phảng phất mùi thơm của bánh caramel. Chi ngồi bên tôi trên băi cỏ, nắng chiều đă chia phần trong vườn nhà Chi. Những phần trong sáng của tuổi thơ Chi, và những phần âm u của tuổi nghĩ ngợi tôi.
Tôi có ư định từ lâu rồi, trước khi Chi bảo: Anh Huy vẽ cho Chi một bức tranh treo ở trong pḥng Chi, anh Huy nhé. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ vẽ một bức tranh hoa, hoặc một bức tranh nào phải có thật nhiều màu hồng.
Chi nói :
- Chi biết anh Huy vẽ đẹp lắm nè. Anh Huy là họa sĩ phải không?
Tôi kư nhẹ lên đầu Chi :
- Cứ gọi anh thế thôi. Anh sợ ai gọi anh như thế lắm.
- Sao anh Huy như người khó tính thế. Mẹ bảo, những nghệ sĩ th́ thường nghèo và khổ nhiều phải không anh?
Tôi cười với câu nói của Chi. May quá là Chi chưa biết lo liệu cho tôi. Năm tôi học hết chương tŕnh đệ I cấp, tôi đă dự thi vào trường Cao Đẳng Mỹ Thuật. Cũng thật là may, tôi không đậu. Nếu không, tôi phải theo đuổi nó và chọn nó làm nghề nghiệp cho tương lai. Tôi thích vẽ, thế thôi. Bởi thế mà đă nhiều lần tôi bỏ sách vở, bỏ bút thước, compas nằm buồn.
- Vậy chứ Chi có thương những người nghèo không?
- Nghèo như thế nào cơ?
- Như họ... thích nghèo chẳng hạn.
Chi chớp mau mắt, cô bé nh́n tôi, tinh anh :
- Anh Huy bảo anh Huy thích nghèo hở?
Chi đan những ngón tay vào nhau :
- Nghèo th́ khổ lắm anh Huy ạ.
- Anh cũng thích khổ.
Tôi chợt thấy tiếng ḿnh hơi lạ. Dẫn Chi đi xa hơn một chút, tôi thấy mẹ Anh Chi đứng ở đằng kia, trước mặt chúng tôi, mà khi vừa nh́n lên tôi phải vội cúi xuống, bối rối.
Tôi dấu những điều tôi vừa nghĩ.
Chi hỏi tôi :
- Anh vẽ xong rồi hở anh?
- Xong rồi. Nhưng không được Chi ạ.
- Sao vậy anh?
- Bức vẽ này không phải của Chi đâu.
- Anh đă bảo...
- Nhưng anh không thích bức vẽ này treo ở pḥng Chi. Không đẹp.
Chi yên lặng xếp những tuưp màu đều đặn vào trong hộp. Tôi không nghĩ là Chi đang muốn hờn tôi. Giọng cô bé ngoan :
- Bức tường ở pḥng Chi buồn, mặc kệ anh đó nhé.
Tôi cuộn tṛn bức vẽ lại đưa cho Chi cầm. Màu trộn với ḷng trắng trứng mau khô, lại thơm nữa.
- Mùi thơm làm Chi thèm bánh caramel ghê anh ạ.
Tôi cười :
- V́ thế mà anh lại lo, nhỡ các chú gián đánh hơi tới th́ cứ gọi là cả bức vẽ bỏ đi. Anh đă bị mấy lần như thế rồi đó. Thấy mùi trứng thơm là các chú gián t́m đến nhấm nát cả giấy ra.
Tôi xách giá vẽ, Chi và tôi trở vào nhà. Có gió lao xao trong những lùm lá cây dầu ở trên cao, lối đi trong vườn. Ông Thân, người chăm nom tưới cây trong vườn mỉm cười với tôi :
- Cậu Huy vẽ đẹp quá nhỉ.
- Đâu có ạ. Bác nói thế chứ, cháu có học vẽ đâu. Cháu vẽ ba lăng nhăng vậy mà.
Tôi đáp thế và tôi cũng cười. Ông Thân xâu vào cái xâu thép cho Chi một xâu lá khô, Chi thích lắm. Tôi thấy ông nh́n tôi theo một lối vui và lạ. Ông nói :
- Vào nhà rửa tay đi rồi hai anh em ra vườn chơi nhé.
Tôi cũng không để ư ǵ nhiều lắm, khi những người nhà săn sóc cho Chi nh́n tôi, đôi khi có làm tôi ngượng ngập đôi chút. Nhưng Chi và mẹ cô bé làm tôi tự nhiên hơn.
Chi bảo với tôi: “Chi ghét mấy chị người làm lắm cơ, mấy chị ấy cứ hỏi thăm về anh hoài à. Chi bảo thầy giáo của Chi đó. Đúng vậy anh nhỉ?”
Rửa tay xong, tôi để Chi lau khăn sạch hết những vết màu c̣n nhây lại. Tôi và Chi tung tăng ra vườn. Vừa vặn một buổi chiều. Không c̣n một vuông nắng nào ở trong vườn nữa. Gió đang nói chuyện với lá. Thỉnh thoảng có chiếc lá từ trên cao chao xuống, Chi đón nó, và khi vừa rớt xuống mặt đất là cô bé lấy cái xiên thép xiên thành một xâu dài.
Nhưng một lát, lá rụng nhiều quá làm Chi chả xiên kịp, cô bé cuống quưt. Chi bỏ cả chiếc xiên và vừa chạy vừa nhảy trong vườn như một con chim. Gió ở đâu về đầy trên những cây dầu cao, những hàng cây hoàng hậu và khóm mẫu đơn cùng rũ theo từng đợt gió, hoa rụng lả tả. Tôi không biết cây ngọc lan nhỏ ở lối đi trước cửa nhà Anh Chi hoa có rụng nhiều như thế không. Gió nhiều hơn. Chi thôi chạy nhảy, cô bé nh́n trời lo ngại :
- Khéo mưa mất, anh Huy.
Trong ánh mắt Chi có một chút lo sợ. Tôi nắm tay cô bé :
- Vào nhà thôi, anh phải về.
Chi níu chặt lấy tay tôi :
- Đừng anh Huy. Mẹ chưa về, anh phải ở đây với Chi.
- Chi sợ mưa à?
- Chi không sợ. Nhưng đứng ở cửa sổ đợi mẹ về, Chi khóc mất.
Trời đổ mưa ào xuống, tôi dắt Chi chạy vào nhà nhưng cũng chả kịp, nước mưa đă bám đầy tóc, đầy mặt hai đứa. Tôi lau mặt cho Chi bằng chiếc khăn tay của tôi. Chi và tôi bước lên lầu. Các mặt kính cửa sổ rào rào nước, rào rào gió. Chi đứng ở đó nh́n ra phía cổng :
- Chi lo ghê anh ạ.
- Mẹ đi đâu hở Chi?
- Mẹ xuống thăm cô Thảo từ sáng. Cô Thảo mới sinh em bé anh ạ. Mẹ bảo Chi đi với mẹ, v́ hôm nọ đi phố Chi chọn mua một bộ đồ cho em bé của cô, cái bộ áo bé tí à, trông xinh lắm cơ anh.
- Nhưng sao Chi không đi với mẹ?
Chi nh́n tôi, đôi mắt thật tṛn :
- V́ Chi biết, thế nào chiều nay anh Huy cũng tới nè.
Tôi muốn nói với Chi rằng, tôi đă định sang với Chi từ buổi sáng cơ. Buổi sáng chủ nhật không đến trường, chả biết đi chơi đâu. Đă bảo là tôi chả thích bạn bè. Ngồi vào bàn học, loay hoay măi với bài toán Ellip rồi lại bỏ dở. Tôi nghĩ, ừ mà buổi chiều nay phải sang với Chi ngay mất thôi. Tôi nghĩ rất tự nhiên như vậy, như mọi lần. Nhưng những lúc đứng ở cổng nhà Chi, đợi người ra mở cổng, tôi mới thấy có một chút e ngại. Tôi chưa lớn lắm để như người biết toan tính. Tôi cũng không c̣n nhỏ để nô đùa và hồn nhiên như một đứa trẻ.
Chi và tôi đứng ở cửa sổ nh́n trời mưa. Mưa chẳng to lắm nhưng đủ để tôi không về được. Chắc chị Hà ở nhà đang đợi tôi và có lẽ trong bữa cơm, thế nào chị cũng nhắc đến tôi. Chi hay bảo :
- Huy đi đâu, cũng phải dặn chị biết với chứ.
Chị nói như lời dặn, như lời trách. Một lần, hai lần, rồi tôi cũng quên mất. Có hôm tôi về muộn, chị bắt tôi đợi măi ở cổng rất lâu. Lần ấy tôi suưt khóc. V́ thế tôi giận chị gần một tuần. Trong nhà, chị là người chăm sóc cho tôi nhiều nhất. Những lần tôi học khuya, chị cho tôi ăn cháo gà hoặc pha cho tôi ly cà phê sữa. Tôi uống cà phê sữa chứ tôi không uống cà phê đen bao giờ.
- Để Chi vào lấy bánh và nước cho anh Huy nhé, Chi biết anh Huy đói rồi.
- Đừng Chi ạ.
- Anh làm... khách dữ à.
Tôi khẽ cúi đầu xuống làm một cử chỉ :
- C̣n Chi cũng... người lớn dữ...
Chi vùng vằng :
- Chi chả biết, mưa tạnh anh Huy mới được về. Đợi mẹ, thế nào anh Huy cũng phải ăn
cơm với Chi.
- Thưa bà chủ nhỏ bé là nhà tôi ở xa, sách vở của tôi đang đợi tôi ở nhà đấy ạ.
Chi cấu vào tay tôi :
- Anh Huy cứ vậy.
Tôi bó gối và ngồi ở một góc chiếc salon. Chúng tôi bắt đầu chơi tṛ chơi ‘hàng xóm láng giềng’.
- Chi ngồi ở bên đó đi, giả bộ như Chi là một người hàng xóm. Nhà Chi với nhà anh ở cách nhau một con đường, cái bàn này nhé. Thôi, bây giờ anh khóa cửa lại đấy. Chi là bác hàng xóm tới thăm anh nha.
- Chi đi bằng xe tắc xi hở anh?
- Đi xe ǵ cũng được.
- Vậy Chi thích đi xe xích lô đạp, mát mà lại êm, và chả bao giờ làm rối tóc nữa.
- Ơ, hai nhà chỉ cách có một con đường thôi mà. Đâu phải đi xe.
Chi reo lên :
- Ừ nhỉ. Nhưng... Nhưng mà cũng cách một con đường.
- Th́ chỉ việc sang đường thôi.
Đôi má Chi phụng phịu :
- Chi không biết sang đường.
- Chao ơi, chứ Chi chưa bao giờ sang đường một ḿnh à? Khi đi học th́ sao?
- Ông tài xế nắm tay Chi dẫn sang. Có khi Chi phải bám theo bạn.
Tôi phân vân :
- Khó nhỉ.
- Hay anh dẫn Chi sang đường.
- Như thế th́ không được. Anh là người hàng xóm đang đóng cửa mà.
- Được mà anh! Chứ chả nhẽ bắt Chi nắm tay người ở phố à?
Chả bao giờ có người lại đi dắt khách sang đường tới thăm ḿnh. Nhưng tôi chiều Chi đó. Cái ǵ tôi cũng phải chiều Chi hết. Tôi đưa tay qua mặt bàn, qua con đường, và nắm tay Chi dẫn Chi sang.
- Thôi nhé, bây giờ anh đóng cửa đây.
- Ông ơi!
- Ai gơ cửa đó?
- Tôi nè bác.
- A, chào bác, mời bác vào chơi.
- Cảm ơn bác ạ. Bác đang làm ǵ đó bác?
- Tôi đang... học bài.
Tôi và Chi cùng ḅ ra cười một lúc. Một lúc sau tôi mới trở lại làm người chủ nhà.
- Dạo này bác vẫn khỏe chứ?
- Cảm ơn bác, tôi vẫn khỏe.
- Thế bác có... hay khóc nhè không?
Chi “ứ” và đấm vào vai tôi mấy lần :
- Anh cứ trêu Chi thôi.
- Xin lỗi bác nhá. Tôi lỡ lời. Tại tôi thấy trời mưa nên tôi... buồn thế thôi.
- May quá, tôi vừa đến th́ trời mưa. Tôi lại quên mang áo mưa đấy. Với lại cũng chả có dù nữa.
- Chao ơi, thế th́ cũng chẳng vội. Mời bác ở lại dùng bữa chiều với tôi. Dạo này trời mưa gió bất chợt lắm. H́nh như có băo rớt ở miền Trung về th́ phải.
Người bạn hàng xóm nh́n ra ngoài trời đang mưa :
- Sao mẹ lâu về quá vậy anh Huy ạ.
Người bạn hàng xóm chợt biết ḿnh... lỡ lời, vội gợi chuyện :
- Bác nói băo rớt từ miền Trung hở bác?
- Tôi đoán vậy. V́ trời tháng tám nhiều mưa lắm. Mưa hoài, buồn ghê bác nhỉ?
- Vâng.
Đôi mắt người bạn láng giềng của tôi hơi chùng xuống :
- Bác làm tôi... nhớ mẹ quá bác ạ.
- Mẹ bác ở đâu nhỉ?
- Mẹ tôi mới đi thôi, chẳng xa lắm. Nhưng măi chả thấy về.
- Thế th́ có sao đâu. Chắc tại trời mưa đó.
- Nhưng có bao giờ mẹ tôi đi không có tôi mà lâu như thế này đâu.
- Bác đến nhà tôi chơi mà cứ nói chuyện nhớ mẹ hoài à. Tôi bảo thế này, bác đừng cười tôi nhé.
Chi chu môi :
- Ǵ cơ?
- Trời mưa thế này mà có tô phở vừa thổi vừa ăn th́ tuyệt vời, bác nhỉ?
Làm như cũng nghĩ thế, người bạn tôi thích thú lắm. Chi nói khẽ vào tai tôi :
- Hay để Chi xuống nhờ chị Hai mua nhá.
- Chu choa ơi, người ta thí dụ vậy mà.
- Nhưng Chi thấy đói thật rồi.
Tôi thấy có bóng người thấp thoáng ở lối cầu thang. Có lẽ là chị Hai, hay bà Xuân giúp việc. Chi vội chạy xuống :
- Chị Hai ơi, Chi đói quá, cho Chi ăn ǵ đi.
- Cơm sẵn rồi.
- Nhưng c̣n đợi mẹ về chứ.
Chị Hai với Chi xuống dưới nhà. Một lát sau, Chi mang lên một đĩa măng cụt với chuối. Thế là ngược lại, tôi là khách và Chi là chủ, Chi mời tôi ăn. Chi bắt tôi ăn hai trái chuối và chúng tôi ăn chung năm trái măng cụt.
Mẹ Chi chưa về, nhưng có lẽ tôi phải về v́ trời đă muộn. Ngoài trời đêm mưa đă nhỏ hạt, mưa không nghe tiếng nhưng chắc cũng đủ ướt đầu. Và có thể làm tôi cảm, điều đó chị Hà hay lo cho tôi. Chị nói tôi con trai mà yếu như con gái, nắng mưa một tí cũng đau. Mà chắc Chi cũng không bằng ḷng như thế, tôi phải ở lại đây với Chi đến khi mẹ cô bé về. Buổi tối trời mưa mà phải ở nhà một ḿnh th́ buồn lắm.
Chi ngồi trên thành ghế, bên tôi. Giọng Chi ngọt ngào :
- Chi nói với anh Huy nè, chủ nhật tới này anh Huy đi lễ với Chi nhé.
- Mẹ có nói thế không?
- Chi chưa nói với mẹ. Nhưng chắc mẹ bằng ḷng vậy đó.
- Thôi, anh chả đi đâu. Anh... sợ lắm.
Chi phát nhẹ vào vai áo tôi :
- Anh Huy cứ nói thế. Anh Huy thử đi với Chi một lần xem nào.
- Nhỡ người ta nh́n anh... Anh sợ lắm.
Đă nhiều lần Chi rủ tôi đi nhà thờ với Chi, nhưng tôi ngại lắm. Mặc dầu mỗi khi ngửa mặt nh́n lên ngọn tháp cao của nhà thờ, tôi vẫn thấy nôn nao lạ thường. Nhưng mà tôi đứng bên ngoài. Và Chi ở trong, trên ghế nhà thờ. Chi biết cầu nguyện, c̣n tôi chỉ biết đứng ngó trời vu vơ.
Bỗng Chi vùng vằng đứng dậy đi ra phía cửa sổ :
- Chi chả đ̣i anh vẽ tranh cho Chi nữa đâu. Tháng sau Chi thi xong lục cá nguyệt, mẹ xin phép, Chi sẽ đi Đà Lạt với mẹ. Sinh nhật Chi, Chi sẽ chẳng có ở nhà.
Tôi lặng yên nghe giận hờn tuổi thơ như gió ve văn. Đáng lẽ tôi phải ra đứng với Chi, bên cửa sổ, th́ tôi vẫn ngồi yên vậy. Tiếng Chi nói bỗng nhiên lạ thường :
- Hôm nọ Chi ngang qua nhà chị Quỳnh. Cây hoa đại trước cửa nhà chị ấy nhiều bông đẹp ghê, anh Huy ạ.
Gió chợt thổi tung mái tóc tôi. Chi làm tôi chóng mặt. Tôi không ngờ Chi nhắc đến như thế. Tôi đứng lên vừa lúc mẹ Chi về. Bà đứng ở cửa pḥng vừa phủi những hạt mưa c̣n bám trên tóc. Bà cười :
- Em Huy sang chơi lâu chưa?
Tôi vịn lấy thành ghế luống cuống nói rằng cháu sang chơi từ chiều, bị mưa nên chả về được. Bà nh́n ra ngoài trời :
- Ừ, mưa bất chợt, nhiều gió quá.
Tôi xin phép về. Mẹ Chi bảo trời c̣n đang mưa lớn lắm.
- Chẳng sao đâu ạ.
Nói rồi, tôi bước xuống cầu thang. Mẹ Chi gọi tôi “em Huy à” nhưng tôi vẫn chẳng quay lại. “Trời đang mưa lớn, em phải mang áo mưa chứ”. Tôi nghe tiếng bà gọi Chi cuống quưt ở trên cao. T́m cái giá vẽ và cuộn giấy rồi tôi xăm xăm bước ra sân.
- Em Huy à, trời đang mưa lớn mà em.
Vâng, trời đang mưa lớn bác ạ. Tôi tự mở cổng lấy và chạy vụt ra đường.
Con đường đêm vắng lặng, ánh đèn làm sáng từng khoảng nước. Nước mưa làm ướt rũ những cành lá me. Những cành lá me đêm nay chắc chẳng ngủ được v́ phải run lên v́ lạnh quá. Tôi để mặc cho mưa tạt vào mặt, quấn lấy thân thể. Khi về đến nhà th́ người tôi ướt sũng nước. Cả nhà đă ngủ hết rồi, chị Hà ra mở cổng cho tôi, nh́n tôi lạ lùng. Tôi lẳng lặng bỏ lên gác, thay đồ rồi lên giường nằm.
Chị Hà hỏi vọng lên :
- Huy ăn cơm chưa?
Không thấy tôi trả lời, chị lại dặn :
- Nhớ t́m thuốc mà uống. Coi chừng lại đau đó.
Khi cuộn người trong chăn, tôi mới thấy thấm cái lạnh. Cái lạnh không làm tôi run rẩy nhưng làm tôi như thiếu thốn một hơi ấm lạ. Tôi đưa tay vói lên đầu giường t́m gói thuốc lá và chiếc quẹt nằm trong hộc tủ nhỏ từ hai tuần nay, gói thuốc mới hết hai điếu.
- Em Huy có biết hút thuốc không?
- Không ạ. Lâu lắm cháu mới hút một điếu.
- Lâu lắm là thế nào?
- Như khi bạn bè “bắt” hút, hoặc... bỗng dưng thấy thích khói thuốc. Nhưng hút chưa hết một điếu là cháu đă cảm thấy nhức đầu rồi.
Tôi quẹt lửa châm thuốc. Trong ánh diêm, tôi chợt thấy khuôn mặt của mẹ Anh Chi hiền từ nh́n tôi nhiều thương mến. Tôi rít nhẹ một hơi htuốc rồi thả khói vào trong ḷng bàn tay chụm lại. Hơi khói làm ấm ḷng bàn tay tôi, ấm mặt tôi.
- Nh́n dáng em Huy tôi biết em hiền như đất ấy mà.
Rồi bỗng dưng tôi nhớ tới Chi. Và tất cả đều mới lạ trong tâm hồn tôi, con chim có đôi mắt bồ câu ấy đang ngu ngơ nh́n trời, ngơ ngác nh́n người.
- Anh Huy ơi.
Tôi dụi tắt phần thuốc đang cháy dở. Nằm ngửa mặt ngó lên trần nhà măi rồi bỗng nhiên tôi ứa nước mắt.
Có lẽ trời c̣n đang mưa. Mà bức tranh tôi vẽ bên Chi chiều nay, ướt nước phai màu và nát hết cả rồi.




 

Bốn
 
Ở một thế giới nhỏ, tôi có Chi. Tôi thấy tôi dại như một con nai, dẫm chân ngơ ngác trên miền cỏ non. Buổi chiều khi tôi đứng trên một ngọn đồi và chụm tay gọi Chi. Chi đến với tôi, với chiếc áo choàng xám, chiếc khăn cũng xám quàng quanh cổ. Có lẽ vào mùa thu ở torng khu rừng này, tôi thấy những thân cây gầy trơ trụi lá đứng chụm bên nhau. Các cành nhỏ ôm lấy nhau trông càng buồn. Trời có sương nên vương những dải mây trôi thấp, tưởng như vừa tầm trên đầu những ngọn cây. Tôi chỉ cho Chi xem, ở đằng xa kia, nơi mà tôi và Chi đang đi tới, nơi đó có một ḍng sông, ḍng sông thật nhỏ để vừa vặn một con thuyền, khéo bước thật nhẹ xuống không th́ thuyền ch́m. Chi ngoan ngoăn đi bên tôi và thỉnh thoảng cô bé ngước nh́n trời.
- Thật không anh?
- Thật đó, Chi có nhớ chuyện Cô Bé Tí Tẹo ngồi trên lá sen rồi có hai con bướm kéo đi không?
- Có anh ạ. Như thế th́ phải bé tí bằng ngón tay và nhẹ như hơi gió ấy nhỉ.
Chi lại ngước nh́n trời, đôi mắt sáng như lúc cô bé quỳ cầu nguyện :
- Anh ạ.
- Ǵ hở Chi?
- Chi có thể bé tí lại được.
Tôi cũng nh́n theo cô bé :
- Thật hở?
- Thật anh ạ. Chi có đôi cánh nữa, và Chi biết bay.
Một chợp mắt nhẹ nhàng, tôi quay lại và Chi biến đâu mất. Tôi ngửa mặt lên trời, chỉ thấy một con chim trắng xoải cánh bay, xa dần tôi, bé tí và lẫn vào màu mây.
Chi níu chặt lấy tay tôi :
- Anh Huy hay nghĩ thế lắm nhé. Anh thấy ngọn tháp nhà thờ kia không anh, giống trong bức tranh anh vẽ quá nhỉ.
Tôi và Chi đan tay đi bên nhau ngoan lắm. Tôi nhớ tới h́nh ảnh con bé Cibel và anh chàng Vincent, người lính không quân trong phim “Les dimanches de la ville D’Avray”. Con bé đứng chưa tới vai anh ta. Hai người dẫn nhau đi dạo trong khu rừng mùa đông, đầy sương mù. Tôi nhớ đôi mắt Cibel tṛn sáng như hai viên bi thủy tinh xanh lơ hồn nhiên. Đôi mắt thủy tinh ấy, khi cô bé đỡ lấy ly sâm banh trên tay Vincent :
- Anh à, anh quên rằng em chỉ thích những bọt rượu sâm-banh không thôi.
Tôi không quên, c̣n có mẹ Anh Chi nhắc tôi. Tôi chưa cho Anh Chi nhấp rượu, tôi cũng chưa để Anh Chi ngửi men say. Mà dù cho nh́n thấy rượu, chắc Chi cũng chỉ nói như cô bé Cibel, em chỉ thích nh́n bọt rượu không thôi.
Trong thương yêu, bao giờ người ta cũng t́m đem nhau đến một thế giới riêng, ở một lâu đài nhiều tầng cao ngất, người ta bắt đầu xây mộng ước và lập nghiệp. Quê hương của tôi và Chi quá nhỏ bé, ngây dại như một băi cỏ. Nhưng bầu trời th́ lại quá bao la để đủ cho tôi và Chi ngơ ngác.
- Chi nói với mẹ rồi, bao giờ anh Huy đi lễ với Chi nhé.
- ...
- Nhé.
- Ừ.
- Anh ừ thật hở?
- Anh nói thật.
- Anh c̣n sợ nữa thôi?
- Hết rồi.
- Thật nhé.
- Anh nói thật.
- Chi sẽ dẫn anh Huy đi nhà thờ với Chi. Anh Huy và Chi sẽ quỳ chung một ghế. Chi sẽ dạy anh Huy cầu nguyện.
- Cầu nguyện là làm sao hở Chi?
- Như Chi nè anh.
Chi đan mười đầu ngón tay lại, chấp ở trước ngực và ngước lên trời cao.
- Như thế anh cũng biết cầu nguyện nữa.
Tôi học theo Chi, hai đứa chúng tôi đang đứng trên một ngọn đồi thấp, gió lạnh làm tôi và Chi phải đứng nép bên nhau, cùng ngước mắt lên thật cao.
- Anh thấy ǵ không anh?
- Có.
- Anh thấy ǵ ạ?
- Mây.
- Mây thôi hở anh?
- Và một con chim trắng đang bay nữa.
- Anh hăy cầu nguyện đi.
- Anh không biết.
- Anh hăy nói hết những ǵ anh nghĩ, anh ao ước.
- Anh sợ lắm. Anh sợ người ta nghe thấy.
- Anh nói nhỏ, thật nhỏ thôi.
- Như người nói thầm ấy hở?
- Ừ! Và thầm như chả nói bằng môi nữa cơ.
Tôi nh́n lại Chi :
- Anh biết cầu nguyện như thế lâu rồi Chi ạ.
- Vậy anh hăy cầu nguyện đi.
Chi ngả mái tóc lên vai tôi. Trong buổi chiều êm ả, gió đến ve văn trong những lời tôi cầu nguyện. Lời nguyện của tôi thật bé nhỏ và dại khờ như một đứa trẻ. Vâng. Chi vẫn nhỏ và tôi vẫn dại. Tôi cầu nguyện cho Chi được bé nhỏ măi để Chi ở măi bên tôi. Và tôi cứ dại dột bỏ những bài học, bỏ những bài toán dở dang để đi dưới hai hàng me vụng dại trước cửa nhà Anh Chi mỗi chiều mỗi sáng. Và lúc trở về th́ bâng khuâng.
- Chi ơi!
- Ǵ hở anh?
- Anh sợ anh nói nhỏ, mà Trời th́ cao quá, làm sao Trời có thể nghe được tiếng anh.
- Không lo anh ạ. Anh chưa thưa, Trời đă biết những điều trong ư nghĩ của anh rồi.
Tôi giật ḿnh. Ai mà hiểu được trong ư nghĩ của tôi. Tôi lo lắng như người phạm lỗi. Lạy Trời cho mẹ Anh Chi đừng biết tôi nghĩ ǵ.
Nhưng mẹ Anh Chi đang đứng ở trước mặt tôi. Vẫn khuôn mặt dịu dàng b́nh thường, chỉ riêng trong ánh mắt bà, tôi biết bà muốn trách tôi :
- Em Huy à, em đừng dắt em Chi đi xa quá nhé. Nhỡ lạc mất, sao t́m ra lối về.
Tôi bỏ Chi đứng với mẹ và vụt chạy xuống dốc đồi thật nhanh như người hoảng hốt. Chạy thật xa, khi không c̣n nh́n thấy ai nữa th́ tôi ngồi một ḿnh tôi khóc, vu vơ.
Tôi tưởng như tôi giận Chi thật. Mấy ngày tôi không sang nhà Chi, không chỉ cho cô bé làm luận, làm toán. Thật là vu vơ quá. Ai bảo Chi cứ rủ tôi đi nhà thờ, rồi Chi giận dỗi, Chi nhắc tới Quỳnh. Tôi không ngờ. Chỉ một lần tôi kể cho Chi nghe, trên con đường tôi ở có một ngôi nhà, trước cửa có hai cây hoa đại lớn, nhiều bông. Đó là nhà của Quỳnh, cô học tṛ đệ tam học gần trường tôi. Tôi khen: Quỳnh có tóc dài tới vai, dễ thương lắm cơ. Và Chi nhớ lâu như thế. Tôi không ngờ. Chắc Chi giận tôi. Chả biết mấy hôm nay cô ấy có chịu học bài không, có khỏi khóc không. Tôi sợ đôi mắt của mẹ Chi nh́n tôi trách móc lắm. Nhưng chưa lần nào bà nh́n tôi thế. Chắc tôi sẽ phải cúi mặt, không th́ xô cổng mà chạy về.
Buổi chiều thứ năm chả biết nghĩ ngợi thế nào rồi bước chân của tôi lại lạc tới nhà Anh Chi. Tôi đứng ở cổng lâu lắm, tay vịn lấy những thanh sắt, đă định gọi cửa mấy lần nhưng tôi vẫn đứng măi vậy. Cho đến khi mẹ Anh Chi ra mở cổng cho tôi. Bà bảo :
- Tôi chỉ lo em đau thôi. Có phải em giận Chi không?
Tôi lắc đầu. Có em Chi giận cháu th́ có. Chi nhảy chân chim trên những bậc thang xuống với tôi. Cô bé cười. May quá, mắt Chi chưa lạ. Chắc Chi không giận tôi đâu.
- Chi có một bài toán, một bài luận văn đang đợi anh Huy.
- Chỉ có bài toán với bài luận văn thôi à?
- Cả... Chi nữa.
Cô học tṛ bé nhỏ của tôi dắt tay tôi bước vào pḥng học. Cô bé ngoan ngoăn nghe tôi giảng bài, không biết lơ đăng, không biết mơ mộng vu vơ và nhất là không biết bỏ dở bài tập như tôi.
- Chi sẽ làm xong bài luận văn vào buổi tối. Anh Huy biết, luận Chi “suya” lắm, chả bao giờ cô giáo dám chê cả.
- Trái lại, hồi học lớp Chi anh dốt ghê. Luôn luôn ăn một cái “ba toong”.
Chi trừng mắt :
- Thầy giáo đánh anh à?
- Không. Thầy giáo cho anh con số 1 dài như cái “ba toong”.
Chi bịt lấy miệng mà cười. Cô bé thích chí chạy ra kể cả với mẹ. Chi mau quên thế đó. Buổi chiều hôm nay chắc đẹp, trời không mưa bất chợt ở đâu.
Chi nói vọng sang pḥng mẹ :
- Mẹ ơi, tối nay mẹ cho con đi phố nhé.
- Ừ.
- Rồi ăn cơm gà nữa nha mẹ.
- Ừ.
- Cái ǵ mẹ cũng ừ hết vậy. Mẹ có bận không?
- Ừ.
Chi bấm tay tôi cười khúc khích :
- Mẹ đang đọc sách anh ạ. Dạo này mẹ có vẻ bận lắm.
Tôi chả hỏi Chi xem mẹ cô bé bận chuyện ǵ. Chi với tôi lên lầu chơi domino một lát, chán rồi lại đổi sang chơi đổ cá ngựa. Ngựa Chi về nhất cả bốn con. Tôi thua, nhưng tôi được nh́n Chi cười, hàm răng có chiếc răng khểnh làm tôi... thèm ngậm kẹo. Tôi ghét tôi, tại sao lại có lần tay tôi cầm điếu thuốc. Thuốc đắng miệng, khói cay mắt. Chi ơi, anh Huy không thích đâu.
Chi xoay tít cái nệm ghế đàn, cô bé ngồi xuống ngoan như một con mèo. Những ngón tay nhỏ nhắn, mềm mại của cô bé đẹp với những phím ngà tươi vui. Chi đàn không hay bằng mẹ, nhưng Chi ngồi ở ghế đàn đẹp dáng hơn mẹ. Mẹ dạy Chi đàn từ năm sáu tuổi, từ năm bà hăy c̣n phải bế Chi lên ghế đàn, mười ngón tay bé bỏng của Chi chưa đủ làm những phím ngà rung lên rơ từng nốt. Chi bảo, mẹ yêu đàn như yêu Chi. Chiếc đàn là kỷ niệm của ba gửi mẹ. Ba tặng mẹ để kỷ niệm năm cưới đầu. Chiếc đàn có những phím hoàn toàn bằng ngà và, mẹ Chi bảo, tiếng đàn này buồn hơn bất cứ tiếng đàn của một chiếc đàn nào khác, nhất là những nốt đánh bằng những ngón trái.
Một lần mẹ Anh Chi nói chuyện với tôi, bà ngồi ở ghế đàn và soi ḿnh trên mặt gỗ huyền như đọng nước. Giọng bà buồn lắm :
- Nhưng những người thích đi th́ những ngón tay đan nhau không chắc em ạ, nên không giữ được nhau. Nhà tôi đi hoài...
Và ông đă đi hoài trong cuộc đời bà. Mắt bà c̣n buồn hơn giọng nói :
- Nhà tôi trẻ hơn tôi hai tuổi, em ạ. Bây giờ tôi mới biết như thế là quá trẻ. Quá trẻ để tôi không giữ được chân nhà tôi.
V́ thế mỗi lần mẹ Chi đàn, tôi tưởng như bà đang đàn với kỷ niệm, hẳn là đẹp, nhưng là đẹp buồn, u ẩn. Chi mang nhiều dáng dấp của mẹ, nhất là những lúc ấy, tiếng đàn của Chi ngoan hơn và nhí nhảnh hơn thôi. Tôi yên lặng.
Bỗng Chi ngừng đàn, cô bé xoay sang nói chuyện với tôi :
- Chi chưa kể cho anh Huy nghe, ở trường Chi có một Sơ đàn harmonium dễ thương thật là dễ thương vậy đó. Nhất là những buổi chiều thứ năm chầu Thánh Thể, thế nào Chi cũng phải quỳ bằng được nơi hàng ghế b́a để... liếc Sơ đàn. Anh cứ thử tưởng tượng xem áo Sơ trắng nè, mũ Sơ trắng nè, da Sơ cũng trắng như tượng sáp vậy đó. Sơ lại đàn hay nữa. H́nh như Sơ cũng “điều điệu” nữa anh Huy ạ. Hai tay Sơ đàn rất đều, nhưng thỉnh thoảng Sơ cứ hay ngước lên chớp chớp mắt như thế này nè...
- Chi có tội rồi nhé.
- Tội ǵ nào?
- Hai tội lận. Tội bảo Sơ điệu với lại c̣n nhái lại Sơ nữa.
Chi trề cái môi :
- Thế mà cũng gọi là tội. Anh mới nhiều tội ấy.
- Thí dụ...
- Tội lười học nè. Tội giận Chi nè, tội đi trời mưa mà không mang áo mưa nè. C̣n nhiều nữa cơ...
Tôi yên lặng. Chi sợ làm tôi giận, cô bé vội gọi tên tôi thật to :
- Anh Huy!
Tôi không kịp nghĩ ǵ cả và Chi làm tôi cười :
- Anh Huy nh́n Chi nhé.
- Ừ.
Chi nghiêm trang vuốt nhẹ những ngón tay trên hàng phím đàn. Những ngón tay tinh anh như những con sóc hay nhảy nhót và ngoan như những cây bạch lạp nhỏ.
- Anh xem, Chi có thể làm Sơ được không hở?
- Chi thích mặc áo trắng?
- Có.
- Thích đội mũ trắng?
- Có.
Tôi tưởng tượng ra Chi mặc áo trắng chùng tới gót, phủ luôn cả những ngón chân hồng. Và như thế th́ người ta tưởng như là có thể bay được.
- Chi bằng ḷng ở một ḿnh, không nhớ mẹ?
Chi ngừng đàn đứng dậy đến chỗ tôi, nói thật khẽ :
- Chuyện đó phải hỏi mẹ mới biết được.
Mẹ Chi đứng ở cửa từ lâu th́ phải. Bà cười nhẹ nhàng :
- Chi bảo Chi là Sơ hở? Họa chăng nhà tu có cho Sơ... đi theo mẹ.
Chi chạy lại chỗ mẹ đứng và ăn vạ :
- Mẹ cứ hay... nói xấu con thôi. Mẹ c̣n nhớ hồi năy con nói với mẹ ǵ không?
- Chi sẽ làm Sơ.
- Không phải, con nói hồi năy mẹ ở dưới nhà cơ.
- Mẹ quên rồi.
- Con nói rằng tối nay mẹ cho con đi một ṿng phố.
- ...
- Rồi ăn cơm gà.
Mẹ Chi nh́n Chi rồi nh́n tôi. Chi tinh ư lắm. Cô bé nghiêng đầu với tôi :
- Anh Huy nhé.
Tôi vờ như không biết :
- Nhé ǵ mới được chứ?
- Anh Huy đi phố với Chi.
Tôi nh́n mẹ Chi thật nhanh. Bà cười. Thế là Chi có “quyền” với tôi :
- Anh Huy không có ư kiến ǵ hết.
Chi tíu tít chạy xuống dặn chị bếp rồi đi sửa soạn quần áo với mẹ.
- Có chuyện ǵ là lỗi đổ lên đầu Chi hết đó nha.
- Sao cơ ạ?
- Anh chưa nói trước với chị Hà.
- Khi về anh nói sau.
- Anh chưa làm toán nữa.
- Mai thưa với thầy giáo rằng hôm qua con mắc bận đi phố với em Chi.
- Ăn “ba toong” ấy cô ạ. Không phải thầy giáo nào cũng dễ như thầy giáo của cô đâu.
Cả ba cùng cười. Mẹ Chi lái chiếc xe vào hẳn ḷng phố.



 

Năm
 
Có lẽ tôi lớn chậm hơn bạn bè. Ở một xó xỉnh nào đó, tôi đứng thu ḿnh riêng rẽ với mọi người. Nơi mà bạn bè tôi ồn ào, mạnh dạn và thường xông xáo như người đă lớn. Đó là tuổi trẻ. Tôi đă lớn chậm trong tuổi trẻ đó. Mà tôi c̣n phải lo kính trọng và ǵn giữ những ǵ c̣n lại, sắp mất. Tôi là đứa trẻ nhút nhát. Tôi là cậu học tṛ hay đỏ mặt. Có lần chị Hà làm tôi ngượng chín người. Một buổi chiều tôi ở nhà Chi về muộn, chị Hà và người bạn, có cả Quỳnh, cô học tṛ đệ tam có mái tóc dài. Chị Hà hỏi tôi sao về muộn thế. Tôi đáp là có công chuyện bận. Chị bảo chị biết cái bận của Huy rồi. Và chị nh́n các bạn, họ cười với nhau. Quỳnh chêm vào một câu :
- Chắc lại bận làm thầy giáo chứ ǵ.
Tôi cắm đầu chạy thật nhanh lên gác, chẳng thèm nói ǵ. Từ lần đó tôi thấy khó chịu mỗi khi gặp Quỳnh. Tôi không hề kể cho Chi nghe chuyện đó. Trong mảnh vườn nhiều cỏ hoa của nhà Anh Chi, tôi không muốn có một viên đá sỏi nghĩ ngợi nào.
Tôi thấy tôi trịnh trọng thật, khi đứng trước cổng nhà Chi. Người làm vườn mở cổng cho tôi, cái nh́n của ông cứ làm tôi giật ḿnh và phải nghĩ tới gói quà trên tay mà lúng túng làm sao ấy. Mẹ Chi ra tới gần gốc cây ngọc lan để đón tôi. Bà ghé sát tai tôi :
- Hôm nay em diện đấy nhé.
Tôi cảm thấy máu kéo đầy lên mặt ran ran nóng. Đâu nào, có khác với mọi lần là, có lẽ mái tóc tôi được chải cẩn thận hơn. Chi chạy ra chậm một bước sau mẹ, cô bé reo lên :
- Chi chờ anh Huy năy giờ.
- Chào người có thêm một tuổi mới ạ.
Tôi thấy h́nh như hôm nay Chi cũng diện nữa. Một tuổi ở trong mắt ngọt, một tuổi ở trên mái tóc hiền của Chi. Chi xinh, Chi ngoan ngoăn. Và Chi cứ cười để khoe khóe răng khểnh làm tôi cuống quưt.
- Để mẹ vào phụ bếp với chị Hai chút nha.
Chi kéo tôi ngồi xuống những bậc thềm cửa. Bây giờ là chuyện gói quà trên tay tôi. Hai tay Chi để trong ḷng, mắt nhắm lại và miệng cô bé cố làm như nghiêm trang, nhưng đó là một nụ cười :
- Chi không nh́n thấy ǵ hết đâu nhé.
Tôi khẽ đặt gói quà vào ḷng cô bé :
- Anh cũng chẳng biết nữa. Tự dưng hồi năy anh gặp một người, họ bảo nhờ anh chuyển hộ tới ai mà hôm nay có sinh nhật.
- Anh gặp một người hở?
- Ừ.
- Hôm nay họ diện lắm phải không anh?
- ... Hơi hơi thôi.
- Thế anh đă gặp người có sinh nhật chưa?
- Rồi. Hôm nay họ cũng diện lắm.
- Ứ.
- Thật mà. Anh có quen với người đó.
- Quen thôi à?
- Thân nữa.
- Thế anh có biết họ gửi cái ǵ đó không?
- Ồ, sao mà biết được.
- Họ có nhắn ǵ không anh?
- Có. Họ nhắn rằng: Gửi Anh Chi Công Chúa, Mừng Sinh Nhật Thứ Mười Hai.
Chi mở bừng mắt và ôm lấy gói quà trong ḷng. Mắt con chim bồ câu thức dậy thích chớp liền liền để cho mắt trong, để làm mắt đẹp, để thấy trời thật xanh. Tôi thấy h́nh như có một giọt nước nào đọng trong đôi mắt bồ câu đó. Chi ngả nhẹ mái tóc trên vai tôi.
- Chi mở ra đi.
Tôi giúp Chi gỡ lớp giấy bọc ngoài. Thật sự tôi hồi hộp ghê lắm, dù tôi đă biết trong lớp hộp giấy ấy có ǵ. Tôi ngăn tay Chi :
- Chi thử đoán xem đă nào.
- Cho Chi hỏi vài câu cơ.
- Sẵn sàng.
- Có ăn được không anh?
- Chỉ nghĩ có thế. Xấu chưa?
- Ứ. Nếu ăn được Chi cũng chia đều cho anh chứ bộ.
- Đồng ư. Chi hỏi tiếp đi.
- H́nh ǵ hở anh?
- Không định được.
- Màu?
- Nhiều màu lắm.
- Bày bàn hay mang ở người?
- Bày bàn cũng được mà cầm ở tay cũng được.
- Năy giờ như anh Huy chưa trả lời Chi câu nào cả. Anh Huy phải trả lời rơ hơn cơ.
- Tiếp tục.
- Vật đó Chi có chưa?
- Có, nhiều nữa.
Chi ngẫm nghĩ một lát, cô bé nh́n gói giấy để cố h́nh dung ra được vật ǵ trong đó. Tôi mong cho Chi đoán được.
- Chi đoán được, anh phải mất cho Chi cái ǵ cơ.
- Anh Huy mất vật đó.
Chi cấu tay tôi :
- Nếu thế th́ Chi chả đoán được, để anh Huy ôm về cho anh Huy thích nhé.
- Anh cho Chi hỏi ba câu nữa.
- Nhiều cuốn sách.
- Sai.
- Chịu.
Con mèo trắng của Chi từ trong nhà chạy ra, đến cọ cọ cái đầu vào chân Chi. Chi đặt gói quà lại ḷng tôi và bế nó lên. Những ai hay dỗi đang nói chuyện với nhau đó, và để tôi ngồi yên. Chùm mây trắng chiều nay bay ngang qua nhà Chi ơi, có giúp ǵ được cho tôi không nhỉ. Chùm mây bông chả biết ǵ, nó bảo nhau trôi đi xa mất.
- Chi nè.
Chi nh́n tôi, dễ thương lắm cơ, không phải là đôi mắt giận hờn đâu. Tôi bảo :
- Chi nhắm mắt lại đi.
Cô bé ngoan ngoăn nhắm mắt lại. Tôi đặt chiếc hộp vào ḷng Người Có Sinh Nhật và khẽ mở ra.
Nhá...
Không, tôi không muốn Chi mở mắt ra. Đôi hàng mi cô bé khép lại ngoan như một nàng tiên, nàng tiên hay mơ mộng nên đôi mắt cứ như đang ngủ. Ngủ hoài để như những hàng liễu rủ xuống mặt nước hồ, êm đềm, miên man. Tôi không là thi nhân để phá then vàng bước vào vườn hoa ấy.
Nhá...
Chi mở mắt ra và khẽ reo lên. Giọt nước trong mắt Chi đầy hơn. Chi ôm chặt lấy con búp bê trong ḷng, má áp lấy những lọn tóc vàng của nó. Cô bé nghiêng đầu nh́n tôi. Tôi rộn ră như những cây dầy cành, kín những bước chân chim nhảy nhót. Làm sao tôi ước được cho những cành cây trĩu những trái ngọt, để nuôi chim, để chim không muốn bay xa. Để chim xây tổ và về ngủ yên trên ngọn cây cao đó.
- Chi biết ngay mà.
- Sao Chi nói sai.
- Chi... giả bộ đó chứ.
Chi cười úp cả mặt vào con búp bê.
- Anh Huy biết Chi có những Sissi, GiGi, TiTi... cả một gia đ́nh rồi nè. Có thêm một đứa em út nữa, có sợ các chị nó bắt nạt không?
Chi chu môi :
- Làm sao mà bắt nạt nổi. Nó có anh Huy bênh nè. Trừ khi...
- Trừ khi làm sao?
- Trừ khi chị Chi của chúng bắt nạt nổi anh Huy.
“Ghê vậy đó”. Chi có bao giờ bắt nạt nổi tôi không nhỉ?
Bữa tiệc Sinh Nhật của Chi thật đơn giản. Đầm ấm trong màu hồng của mười hai ngọn nến tượng trưng cho tuổi Chi, cũng chỉ có tôi, Chi và mẹ. Thêm một nhân vật mới: con búp bê tóc vàng, mà Chi cứ ôm măi trên tay. Tôi thấy con mèo trắng bị bỏ quên, nó nằm buồn dưới chân Chi. Mẹ Chi cuốn tóc cao lên tận gáy, tôi thấy bà c̣n thật trẻ, trẻ như người c̣n nhiều mơ mộng, và làm như bà quên được cái sầu muộn đă ăn sâu trong ḷng. Bà kể cho tôi nghe tuổi con gái của bà. Tôi chắc hẳn tuổi ấy bà đẹp lắm, quư phái lắm. Nhưng chỉ c̣n lại những hạt kỷ niệm đọng trong vùng mắt buồn của bà. Bà nói :
- Em Chi phải được may mắn hơn tôi. Hồi bằng Chi tôi mới học lớp ba, mực tím c̣n nhây đầy tay. Tôi thích mặc áo trắng lắm, nhưng tại tôi vụng về quá, để mẹ mắng vậy, chả bao giờ giữ cho vạt áo khỏi nhây mực. Nên tôi cứ phải mặc áo nâu. Lớn lên tôi yêu thích màu nâu, màu nâu là màu kém may mắn nhất. Giá nhà tôi đừng bảo thế, màu nâu cũng là màu lăng mạn. Nhưng người thích đi xa c̣n lăng mạn hơn...
Mẹ Chi vừa nói tay vừa bẻ những vụn bánh ḿ đầy đĩa. Khi bà nhận ra điều đó, bà giật ḿnh nh́n Chi, Chi làm như chả nghĩ ǵ, cô ta vẫn ngồi chấm bánh ḿ ăn giống như con mèo. Mẹ Chi bắt sang chuyện khác, bà đếm tuổi Chi. Bà tính, lên đại học bà sẽ gửi Chi đi học xa. Chi bỏ dở mẩu bánh ḿ và phản đối liền :
- Con không đi xa đâu, trừ khi có mẹ.
- Mẹ cũng nghĩ thế. Nhưng mọi chuyện rồi sẽ khác chứ.
- Con không thích mọi chuyện.
- Con cứ nói vậy. Hôm nào mẹ dẫn con đi theo với bác Chương vào thăm Hội Dục Anh rồi con biết, những đứa trẻ côi cút mới đáng thương chừng nào. Từ này chủ nhật mẹ sẽ không đi thăm ai nữa. Mẹ đă nhận làm mẹ đỡ đầu cho một đứa bé ở trong ấy.
- Thế mà mẹ chả kể với con.
- Mẹ định để hôm nay mới cho con hay đó.
- Chủ nhật tới mẹ dẫn con đi với nhé.
Tôi nh́n Chi. Chi nh́n tôi :
- Cả anh Huy nữa.
- Chưa chắc được, nhỡ anh bận. Cái ǵ Chi cũng rủ anh đi hết vậy đó.
Tôi coi như câu chuyện đó không quan trọng lắm. Bữa ăn bên Chi, c̣n có bao nhiêu chuyện nữa. Tôi và Chi chia phần ăn với nhau vui vẻ. Mẹ Chi hỏi :
- Em Huy có thấy hôm nay em Chi lớn hơn được tí nào không?
- Có chứ ạ, v́ lên chức chị cả. Người ta có thêm em nữa đó, bác thấy không?
- Có thế thôi à?
- Mẹ Chi nh́n tôi tủm tỉm cười :
- Em không thấy ǵ nữa sao? Sáng nay mới thức dậy chả biết soi gương thế nào mà người ta cứ nằng nặc đ̣i mẹ dẫn đi cắt tóc. Chao ôi, người ta biết chải đầu và gỡ tóc một ḿnh rồi đó.
Bây giờ tôi mới để ư đến mái tóc ngắn của Chi. Mái tóc làm mặt cô bé tṛn và xinh như một con búp bê. Chi chả nh́n tôi, cô bé yên lặng gắp những thức ăn bỏ đầy trong chén. Bên mười hai ngọn nến hồng vừa được thắp lên trong ngày hôm nay thắp sáng tuổi mới của Anh Chi, tôi chợt thấy Anh Chi lớn lên, xinh đẹp, lạ lùng, quyến luyến. Tôi thấy như tôi vừa ngậm một viên kẹo. Nhất định là tôi không muốn cắn đôi ngay viên kẹo ngọt ấy, v́ giọt rượu ở trong đó sẽ vỡ ra và làm tôi say. Tôi cầu mong, tôi vẫn cầu mong cho viên kẹo ngọt ấy thật lâu tan, khi ấy giọt rượu có vỡ ra, chắc cũng chỉ làm ran trong môi miệng một giây, một giây ngây ngất khi tôi cảm thấy tôi vừa lớn lên.
- Em Huy có thấy thế không?
- Có ạ. Người ta hơi điệu điệu nữa.
Chi đưa móng tay... “hỏi thăm” cánh tay tôi :
- Anh Huy nhớ nhé.
- Nhớ.
- Mẹ coi, anh Huy... ăn tham không hở mẹ?
Tôi nh́n xuống chén của ḿnh thấy đầy ắp thức ăn. Chi phá lên cười. Th́ ra năy giờ cô bé đă lén gắp đầy thức ăn bỏ trong chén của tôi.
- Anh Huy phải ăn cho hết.
Không. Lúc này tôi muốn có một ly cà phê sữa thật nóng, để uống thật chậm làm cho tôi tê cả lưỡi. Nhưng làm sao bỗng dưng tôi lại nói ra điều ấy, cũng như bỗng dưng sao tôi lại bảo thích nh́n Chi rón rén ăn giống một con mèo. Vớ vẩn lắm Huy ạ. Vớ vẩn thật đấy mà.
- Ăn đi anh.
Chén thức ăn đầy ắp. Thấy tôi có vẻ lúng túng, mẹ Chi giúp tôi :
- Bác đề nghị nhé, bây giờ chia đôi cho em Chi một nửa.
Ư kiến hay. Tôi xẻ đôi thức ăn sang chén của Chi. Chúng tôi ăn uống một cách vui vẻ. Riêng mẹ Anh Chi h́nh như tôi thấy bà ăn uống rất ít. Bà có uống một chút rượu. Khi chia bánh sinh nhật, bà chỉ ăn một phần nhỏ. Bà nói thật cảm động:
Mẹ mừng sinh nhật của con gái mẹ rồi đó. Mẹ cầu nguyện cho con may mắn gấp mười lần mẹ thuở trước.
Tôi thấy mắt bà h́nh như vừa rớt vào một giọt nước mưa.



 

Sáu
 
Ngôi trường có bao nhiêu cửa sổ, th́ bao nhiêu bâng khuâng của tôi thả trên đó. Nên tôi cứ hay đứng bên này đường nh́n sang ngôi trường Chi học. Ngôi trường có nhiều khung cửa trông như cái chuồng chim bồ câu lạ. Giờ tan học, đàn chim ùa ra chạy nhảy ríu rít, tôi t́m và bắt được một con chim nhỏ rẽ đàn, đậu riêng ở một nhánh cây, nhánh cây thương mến của tâm hồn tôi. Nhưng nhánh cây trời chẳng có gió mà cứ hay xao động hoài. Tôi nói thật là tôi không đứng trước cổng trường để đợi giờ Chi tan học đâu. Nhiều lần ư nghĩ ấy làm tôi thấy... nóng mặt, ở bên này đường. Tôi đứng nh́n những bức tường màu vàng, những khung cửa sổ, những hành lang và pho tượng trắng giữa sân trường, pho tượng nghiêm nghị tay cầm cây gươm và tay cầm cuốn sách. Pho tượng trông giống như những bóng áo trắng đoan trang đi lại ở các hành lang. Tôi nh́n thế và tôi không biết là ở khung cửa lớp nào, Chi đang học. Rồi tôi tiếp tục đi hoặc về, thả lại chùm bóng bâng khuâng vướng mắc vào những khung cửa ấy.
- Anh Huy!
Chi gọi tôi ở bên kia đường làm tôi bỡ ngỡ, cô bé đứng yên ở trước cổng trường và tôi biết là phải chạy sang với cô bé. Chi ríu rít :
- Anh Huy đi đâu đó?
- Hôm nay anh học thêm hai giờ buổi chiều.
Tôi nói dối và c̣n để sót lại những bối rối. Chứ chả lẽ tôi nói tôi... đi lạc tới đây. Trường tôi học nh́n sang Thảo cầm viên, cách trường Chi những hàng cây me của con đường Nguyễn Du và những hàng cây dầu cao con đường Cường Để, không phải trên lối đi lối về của tôi.
- Chi chưa biết trường anh Huy. Lớn hơn trường Chi không anh?
- Bé tí à.
- Đẹp không anh?
- Không đẹp bằng trường Chi đâu.
Tôi chỉ bức tượng trắng đứng giữa sân trường :
- Anh sợ bức tượng đứng kia ḱa, đôi mắt nh́n anh trừng trừng, tay lại c̣n cầm gươm nữa. Chi sợ không?
Chi cười, Chi bảo là ngày nào vào sân trường cũng nh́n thấy th́ sao c̣n sợ.
- Tượng ai vậy?
- Tượng Saint Paul đấy anh ạ.
- Thánh mà sao lại cầm gươm hở Chi?
- Tại v́ trước khi là Thánh, ông ấy là quan anh ạ. Sơ giáo lư bảo là Saint Paul đă được một ân sủng đặc biệt của Thiên Chúa.
Tôi định hỏi Chi “ân sủng” là ǵ, nhưng tôi lại đứng nh́n vào sân trường, bây giờ chỉ c̣n một vài bóng học tṛ. Bỗng dưng tôi thấy mất tự nhiên khi nhớ ra ḿnh đang đứng với Chi ở một nơi lạ, không b́nh thường như mọi ngày.
- Anh Huy về trước nhá. Chắc mẹ sắp đến đón Chi rồi hở?
- Không đâu, hôm nào mẹ định tới đón Chi th́ mẹ tới sớm hơn ông xích-lô cơ. Ông xích-lô của Chi hôm nay chắc lại quên giờ bắt Chi đợi rồi.
Chi nh́n sang ngôi nhà có bức tường cao ở bên kia đường, chợt mắt cô bé long lanh nh́n tôi :
- Anh Huy đưa Chi sang đường đi.
- Chi vậy?
- Chi nói anh Huy nghe cái này hay lắm.
Chi đi bên tôi, theo tôi qua đường. Có lẽ con đường vẫn ở trong ư niệm của Chi như là một ḍng sông nhỏ mà cô bé chưa lần nào dám vượt qua một ḿnh. Vừa sang tới lề đường, Chi liền vụt chạy đi trước tôi :
- Anh Huy ơi!
- Đi đâu thế Chi?
Như con chim, một chợp mắt tôi đă thấy Chi đứng vịn ở trên bức tường cao nh́n xuống vẫy tôi :
- Lên đây với Chi đi anh, lên nhà nguyện với Chi.
Bây giờ tôi mới để ư ngước lên cây Thánh giá trên nóc ngôi nhà có bức tường cao.
- Lên nhà nguyện với Chi đi anh.
Chi lại vẫy gọi tôi. Tôi đă bước lên một bậc nhưng tay c̣n ngần ngại vịn trên bờ đá. Cây Thánh giá quá cao, bức tường cũng cao nữa, và Chi th́ đứng cách tôi những bậc, những bậc đá cao của nhà nguyện. Tôi bảo :
- Chi ơi, anh không lên đâu.
Nói thế nhưng tôi cũng bước thêm một bậc, v́ tôi sợ Chi giận tôi như lần trước lắm.
- Anh chả lên, Chi ngồi xuống đây đến tối cũng chả về đâu.
- Ăn vạ thế không sợ mẹ mắng à?
- Mẹ thương Chi.
- Nhưng... nhưng mẹ mắng anh.
- Anh cứ nói vậy. Mẹ cũng thương anh nữa.
- Sao anh... sợ thế nào ấy Chi ạ.
Chi bước xuống bên tôi và làm cho tôi tin tưởng, cô bé nắm chặt lấy những ngón tay tôi :
- Anh Huy!
Chi nghiêng mái tóc, cái thói quen hóm hỉnh của Chi mỗi lần đ̣i tôi bằng ḷng. C̣n đôi mắt của cô bé th́ bao giờ tôi cũng phải chịu thua. Tôi thua thật. Theo Chi mà bước chân tôi ngại ngùng quá đi. Giá mà có một con chiên trắng rủ một con chiên lạc trên cánh đồng tới Bethlem, như h́nh vẽ trong tấm ảnh chúc mừng Giáng Sinh, th́ tôi là con chiên lạc ấy. Bước lên thềm nhà nguyện, tôi dứt tay Chi ra :
- Có phải bỏ giày không Chi?
- Không anh ạ.
Tôi cứ tưởng là tôi vừa bước lên, lên thật cao, dù chỉ là những bậc đá. Nhưng là những bước lạ mà Chi vừa dẫn tôi tới. Chi bước vào nhà nguyện dẫn tôi lên hàng ghế đầu, hàng ghế mà chúng tôi c̣n phải bước thêm một bậc nữa. Chi bái gối cung kính rồi đặt chiếc cặp sách xuống. Tôi không học theo cử chỉ ấy.
- Anh Huy quỳ đây với Chi nè.
Tôi quỳ xuống bên Chi, ngượng ngập, run rẩy. Tôi nhớ hồi nhỏ thầy giáo cũng có lần phạt quỳ tôi, tôi không nhớ rơ, có thể là những lần ấy tôi đă sụt sịt khóc, nhưng không phải là quỳ bên Chi. Tôi nghe như huyền nhiệm lắm, lúc này đôi mắt Chi trong suốt, Chi ngoan ngoăn làm Dấu-thánh-giá.
- Anh Huy à, anh thấy không...
Tôi ngước lên với Anh Chi, pho tượng đứng trên cao làm tôi quư mến ngay. Chi khẽ nói với tôi :
- Tượng Thánh nữ Thérèse đó, anh ạ. Thánh bổn mạng của Chi.
Vâng, mỗi người đều có một vị Thánh bổn mạng.
Tượng Thánh nữ Thérèse đứng trên những đám mây và ngước mắt lên trời, phía sau là một vùng ánh sáng lấy từ những miếng kính ghép rực rỡ.
- Hoa hồng đó hở Chi?
- Vâng. Thánh Thérèse ôm hoa hồng trong vạt áo và đang làm “mưa hoa hồng” đó anh thấy không?
- Có. Anh thấy hoa hồng rơi trên mây.
Tượng Thérèse thu hút ḷng kính mến, ngưỡng mộ của tôi ngay lần đầu này. Pho tượng thật đẹp, thật thánh thiện ngự trị trong vùng yên lặng của ngôi nhà nguyện nhỏ, ấm áp. Tôi quên sợ sệt rồi, tôi bỏ rơi ngượng ngập rồi. Tôi quỳ thật nghiêm trang, không dám quay sang nh́n Chi nữa. Tôi yêu mến sự thinh lặng và kính trọng sự nghiêm trang này. Tôi biết Chi đang cầu nguyện, lời thầm th́ của đôi môi, của một tâm hồn nhỏ, tôi nghĩ, bao giờ cũng trong vắt như một ḍng suối, có thể soi rơ từng hạt cát nghĩ ngợi của tôi ch́m trong đó. Tôi mong cho hạt cát đó ch́m xuống thật lâu, thật sâu.
Trong vườn-Kinh-Thánh tôi là một con nai. Thức giấc vào buổi sáng, tôi thấy thèm những hạt sương trên các ngọn cỏ non. Miệng tôi ngọt như ngậm mật. Tôi đi dạo cả những buổi sáng, cả những buổi chiều trong vườn và h́nh như đă lạc trong những bước chân vụng dại. Tôi thấy tôi dại dột, tôi ăn hết những chồi non mới mọc và làm tôi say. Cái say lạ lùng không như men rượu, không như men trái cây chín rấm để lâu ngày, không ngất ngây, điên dại. Có lẽ tôi đang cắn ngập răng một trái cây c̣n xanh, xanh lắm. Có một chất nhựa mơ hồ nào đó làm tôi say, mải miết. Con nai, mà chiều nay nằm yên ngắm một thiên thần nhỏ ngoan ngoăn đi dạo trong vườn-Kinh-Thánh.
- Nai ơi, nai c̣n sợ nữa không?
- Hết rồi.
- Nai thấy những con chim trắng bay và đậu và nhảy nhót trong các cành cây nhỉ. Những em của thiên thần đó.
- Em của thiên thần hở?
- Phải, thiên thần cũng có những người em. Trẻ nhỏ cũng là em của thiên thần nữa. Người ta ai cũng là một thiên thần, nai ạ. Nhưng nghĩ ngợi và xấu xa làm người ta rụng mất cánh, nên người ta phải bước những bước thấp và ngắn, để bụi đất cứ bám vào chân hoài hoài.
- Nai muốn nai dại măi. Nai muốn theo thiên thần.
- Ồ, vậy th́ ở cuối vườn kia có một ḍng suối. Ḍng suối ấy được vỡ ra bởi một giếng mật, nên gọi là Suối Mật. Ai tắm trong đó th́ chả bao giờ c̣n lo lắng, u buồn nữa.
Chi đă dẫn tôi đến ngồi bên giếng mật. Chi đưa tôi xuống ḍng suối. Chi rót đầy cho tôi một b́nh nước ngọt. Và chúng tôi lênh đênh giữa đại dương thương yêu.
- Anh Huy nhé.
Chi đặt hai bàn tay trước mặt tôi: mười con sóc nhỏ tinh ranh, nhí nhảnh.
- Thí dụ như mười ngón tay này là những ngón thương yêu của anh Huy nè, th́ anh Huy thương Chi mấy ngón bây giờ?
Chi nhắm hờ mắt và chờ tôi trả lời. Đáng lẽ tôi phải nắm gọn cả mười ngón tay của Chi, th́ tôi lại chỉ bẻ cong một ngón tay út nhỏ bé của Chi thôi. Chi vụt rút cả hai bàn tay và cô bé vùng chạy. Cách tôi một quăng xa Chi mới đứng lại rồi cúi mặt xuống nức nở khóc.
Tôi khẽ đặt tay trên vai Chi :
- Chi ơi.
Chi chả nói ǵ. Tôi nâng hai bàn tay của Chi lên nhưng Chi đă nắm những ngón tay lại. Chi vẫn khóc, nước mắt rơi trên tay, rớt xuống ngực áo hồng. Tôi muốn như một vị hoàng tử để vào rừng kiếm một bông hoa quư đến dỗ dành, đền Chi. Và bảo rằng tôi thương Chi. Nhưng cỗ xe hồng của tôi mỏng manh quá, ngượng ngập quá không thể đi xa được nên tôi chả có hoa quư đem tặng Chi. Và Chi cứ khóc măi. Tôi buồn quá.
- Chi à,
- Dạ.
Tôi lấy chiếc khăn của tôi ra chấm những giọt nước mắt c̣n đọng trên má Chi.
- Anh đùa vậy mà.
Chi ngước lên nh́n tôi, nước mắt ướt đẫm trên những hàng mi dài, y như những hạt nước c̣n đọng lại trên các nhánh me sau trận mưa nhỏ.
- Ngồi xuống đây với anh.
Chi ngồi xuống bên tôi, ngoan ngoăn để tôi đặt hai bàn tay Chi trên đầu gối.
- Chi nói lại đi.
Chi phụng phịu :
- Anh Huy đếm...
- Một nè, hai nè, ba nè...
Chi ngả mái tóc trên vai tôi, tay tôi nắm gọn cả mười ngón thương yêu trọn vẹn ấy. Mười ngón tay dắt rủ tôi tung tăng ngoài vườn hồng, mười ngón tay kheo khéo bóc giấy bóng kẹo và trong mười ngón tay c̣n một ngón để mẹ đeo nhẫn cho Chi.
Con thuyền chúng tôi đang lênh đênh giữa đại dương thương yêu. Sao tôi thấy say, sao tôi muốn đưa Chi đi xa, sao tôi muốn con thuyền đắm sâu xuống ḷng biển thương yêu quá.
- Chi ơi.
- Dạ.
- Anh mong cho có nhiều gió.
- Chi vậy anh?
- Để thuyền đi nhanh.
- Đừng anh. Chi say sóng mất.
- Anh mong cho có băo.
- Anh Huy đừng dại dột.
- Để thuyền ch́m xuống đáy biển sâu.
- Chi ôm chầm lấy tôi.
Chi vẫn nghiêm trang trên ghế nguyện, đôi mắt mọng đầy tŕu mến, yêu thương. Lúc lâu sau, Chi quay sang với tôi :
- Anh Huy đang nghĩ ǵ thế?
Tôi như người ngây dại nh́n Chi. Chi lại hỏi :
- Anh Huy có cầu nguyện chưa?
Tôi khẽ lắc đầu. Năy giờ quỳ bên Chi mà tôi nghĩ ngợi đâu đâu ấy. Tôi bảo: Anh chả biết cầu nguyện ǵ cả. Không ai quỳ cầu nguyện bên một thiên thần, phải không nhỉ. Nhưng cũng không ai được ở bên một thiên thần măi đâu. V́ thiên thần có cánh.
- Thiên thần có cánh phải không Chi?
- Vâng, như chim vậy đó anh.
- Cũng bay như chim hở?
- C̣n bay cao hơn chim nữa cơ.
Tôi nh́n Chi, có lẽ đôi mắt của tôi lúc này dại lắm, con nai đang lạc trong vườn-kinh-thánh ạ.
- Anh chả biết cầu nguyện ǵ cả.
Hơi thở của Chi phả trên cổ tôi :
- Có Chi cầu nguyện thay anh rồi.
- Thật hở Chi?
- Thật.
- Cầu nguyện thay người khác được hở?
- Chi vẫn cầu nguyện cho anh, ngày nào cũng thế hết. Mẹ bảo Chi như vậy, mẹ nhắc Chi nhớ tới anh mỗi khi cầu nguyện. Sơ Catherine cũng dạy cầu nguyện cho ḿnh và cho những người thân yêu.
Tôi yên lặng nh́n lên tượng Thánh nữ Thérèse ôm hoa hồng đứng trên những lớp mây. Tôi yên lặng nghe những cánh đập của thiên thần bay nhẹ nhàng quanh tôi, trong ư nghĩ tôi. Tôi không hỏi là Chi đă cầu nguyện ǵ cho tôi. Hẳn phải là một lời nguyện đẹp lắm.
Chi đặt tay lên vai tôi :
- Về thôi, anh Huy nhé.
Chi cười với tôi :
- Mai mốt Chi dẫn anh đi nữa nha.
Một giây, Chi ngước nhanh lên bàn thờ rồi đưa tay làm Dấu-Thánh-Giá. Nếu Chi không mặc đồng phục của trường, tay ôm cặp, tôi đă tưởng vừa nh́n thấy một nữ tu nhỏ. Nữ tu cung kính bái quỳ ở cửa nhà nguyện. Tôi bước theo Chi ra ngoài.
Chiều đă hết nắng trên con đường nhỏ. Đứng trên thềm cao của nhà nguyện, tôi như người vừa bước ra khỏi một khu vườn, khu vườn xa lạ mà không có Chi, có lẽ không bao giờ tôi bước vào. Tôi bước vào để yên lặng đi bên Chi, để Chi ngắt lá xanh phủ lên đầy ḿnh và cho tôi uống mật ngọt. Ở cửa nhà nguyện, ở cổng khu vườn, tôi lại thấy bối rối, lo sợ đâu đâu, như lúc mới bước vào.
Đă bảo là anh sợ mà Chi. Không biết là tôi đă cuống quưt đến thế nào khi nh́n thấy bóng chiếc xe của mẹ Chi đậu bên kia đường. Tim tôi đập mạnh, tôi đẩy Chi bước thật nhanh xuống những bậc đá :
- Mẹ đến đón Chi từ bao giờ rồi ḱa.
Rồi để mặc Chi sang đường một ḿnh, tôi cúi đầu đi như chạy. Tôi nghe tiếng đóng cửa xe và tiếng xe vụt chạy phía sau, ngược lối tôi đi. Không ngoái lại nhưng tôi biết là chiếc xe chạy nhanh lắm.
Tôi rẽ sang một con đường hẹp rồi lại rẽ sang một con đường hẹp khác. Hai hàng cây sao của con đường Chu Mạnh Trinh cao như hai bức tường thành vút lên, trong chiều chập tối. Có lẽ tôi không diễn tả nổi những bước chân như bước vào khoảng không của tôi lúc này. H́nh như tôi sợ sệt, ăn năn như kẻ vừa phạm lỗi. Không thế, tại sao tôi lại không dám giáp mặt với mẹ Chi. Tôi dằn vặt tôi, tôi trách tôi. Tại sao tôi lại đi lối Cường Để rồi đứng lại trước cổng trường Chi học. Và tại sao tôi không b́nh thường như ở nhà Chi, nói chuyện với mẹ cô bé. Tôi tưởng tượng ra được đôi mắt trách móc của mẹ Anh Chi, bà nh́n tôi thôi và không nói ǵ cả. Tôi sợ lắm. Đừng đưa em Chi đi xa, đường nhiều lối, bước chân dại coi chừng lạc đó, Huy ạ.
Khoa gọi tôi bên kia đường :
- Đi đâu mà lạc tới đây thế Huy?
Tôi cố cười thật b́nh thường khi nhận ra đứa bạn ngồi cùng bàn tự năm ngoái. Đối với tôi, như vậy là thân. Khoa bảo :
- Tớ vẫn tiếc là sao cậu lại không theo ban C.
Tôi so vai: không biết nữa. Con trai học C th́ yếu lắm. Tôi ghét toán nhưng tôi lại phải cố đeo đuổi nó. Khoa đấm tay vào cái nệm xe :
- Đi chơi với tớ.
Khoa không như Chi. Khoa không biết nghiêng cái đầu để rủ rê tôi. Tôi từ chối :
- Không được.
- Gạo thi hở?
- Cũng lo lắng một tí, nhưng không hẳn vậy.
Khoa vỗ vai tôi cười :
- Tớ hiểu cậu.
Khoa làm tôi ngượng, có lẽ nó hiểu lầm tôi. Tôi với Khoa không co cùng cuộc sống, không có tâm tính giống nhau. Có lần Khoa bảo tôi “con gái” quá, nhát và yếu đuối. Dầu sao th́ tôi cũng không thích phóng xe cả ngày như Khoa, bè bạn nhiều như Khoa. Nhưng không phải là tôi muốn tránh Khoa đâu.
Tôi đấm vào lưng Khoa một cái :
- Hiểu được người ta đă là điều may lắm.
Khoa nh́n tôi chú ư :
- Dạo này thay đổi dữ nhỉ.
Tôi nghĩ tới Chi một chút, và một chút do dự rồi tôi leo lên ngồi sau xe Khoa. Chiếc xe Lambretta của nó nổ máy và lồng như ngựa.
Khoa chở tôi chạy loanh quanh măi cho đến khi đường phố thắp đèn. Nó kéo tôi vào một quán cà phê. Chúng tôi uống cà phê “phin” và hút thuốc. Khoa nh́n tôi cười.
- Sao cậu cười?
Khoa lại cười :
- Cậu cầm điếu thuốc c̣n ngượng lắm.
Khoa châm cho tôi điếu thuốc khác. Nó hít một hơi dài rồi thả thành ṿng khói tṛn vào tách cà phê. Tôi nh́n vu vơ ra ngoài đường, những xe cộ đan nhau qua lại. Tôi dụi tắt phần thuốc đang cháy dở :
- Về thôi Khoa ạ.
- Về à?
- Ừ.
- Lại gạo thi rồi.
Tôi gật đầu. T́nh thực, lúc này tôi muốn nằm im ngoài ban-công cho đến khuya.
V́ tôi vừa nghĩ tới Chi.



 

Bảy
 
Buổi sáng chừng như đă muộn, tôi mới thức dậy. Bên đóng sách bừa bộn đêm trước, tôi ngáp dài đói ngủ. Tôi lười lĩnh ra ban-công vươn vai mấy cái nữa rồi mới đi rửa mặt, đánh răng. Tôi pha lấy một ly cà phê sữa thật nóng, gặm với khúc bánh ḿ ngắn rồi lại trở lên pḥng. Hôm nay có lẽ chị Hà đi chợ sớm rồi c̣n sửa soạn đi phố, tôi chắc vậy, v́ bây giờ mới có tám giờ hơn một chút.
Phải cố gắng hai ba bận tôi mới mở lại được trang bài vật lư đang học ôn. Nó rắc rối, nó lê thê, nó đầy công thức và đoạn nào cũng đ̣i cần phải nhớ. Cần phải nhớ, cần phải đọc lại nhiều lần, có thể thi... Những hàng chữ có gạch dưới, những nét ch́ đỏ và tôi xếp cuốn sách lại. Rất tự nhiên tôi nhớ đến Chi. Như cậu bé học lớp vỡ ḷng ngây ngô nh́n con chim sẻ đậu trên cửa sổ. Cậu bé hôm nay không thuộc bài sợ thầy giáo mắng nên phải vội đuổi cho con chim sẻ bay đi. Bay đi chim sẻ, để ta học bài. Tôi mở lại cuốn vật lư và làm phần bài tập. Nhưng khi t́m đến cuốn vở nháp th́ tôi giật ḿnh nhận thấy những nét chữ lạ. Hẳn không phải là nét chữ của đứa bạn nào trong lớp. Tôi đă nghỉ học trước từ mấy hôm nay rồi cơ mà. Đó là những nét chữ viết vu vơ như người thử bút, có chỗ mấy chữ kư đan lấy nhau. Tôi chịu không đoán được. Có điều chắc là chữ con gái, mà không phải là chị Hà tôi. Thắc mắc măi và tôi mở sang một trang khác, ở một góc tôi thấy hàng chữ: “Thúy Quỳnh”.
Có thể Quỳnh đă đến đây chiều hôm qua, tôi nghĩ vậy. Chị của Quỳnh với chị Hà là bạn thân. Quỳnh đi với chị và chắc họ đă nói chuyện nơi bàn học của tôi. Chị Hà có cái “tật” mà tôi chả ưa chút nào là, chị cứ hay vào pḥng tôi.
- Em ghét chị, sao chị cứ làm mất trật tự của em. Làm em cất cái ǵ rồi cũng phải đi kiếm hoài.
Chị Hà bĩu môi :
- Trật tự của chú là trật tự... bừa bộn hả. Gớm con trai nhớn đầu rồi mà cái bàn, cái pḥng cứ như cái... thùng rác. Sách vở quăng mỗi nơi một quyển, quần áo quăng mỗi nơi một thứ. Tôi trông thấy thế là không thể nào chịu được.
Và sách vở của tôi th́ cứ phải gọn ghẽ trẽn bàn, trên giá. C̣n quần áo th́ thỉnh thoảng tôi cứ phải nh́n ra sân phơi để t́m. Sau một hồi mắng mỏ, thế rồi chị Hà lại nhặt mỗi nơi một cái, đem giặt giũ đàng hoàng cho tôi. Như thế th́ c̣n ǵ phải trách. Chỉ phiền một nỗi là hễ kiếm cái ǵ, chỗ tôi để chả thấy, tôi lại đâm bực v́ chị Hà cứ làm mất “trật tự” của tôi.
Tôi se vuông vắn trang giấy trong cuốn vở nháp có chữ “Thúy Quỳnh” rồi gấp chéo, gấp vuông lại thành h́nh chiếc tàu bay. Tôi phóng chiếc tàu bay ra ngoài cửa sổ, chiếc tàu bay giấy chao chao trong không rồi vướng lại một cành hoa giấy trước cổng. Tôi đem cuốn vật lư ra ngồi học bên cửa sổ, nh́n xuống con đường hẹp. Năng 9 giờ vừa làm khô hẳn những lối đi quanh vườn ngôi nhà có trồng nhiều cây hoa đại. Ở phía đầu con đường hẹp kia, lối vào nhà tôi, tôi thấy Quỳnh đang nói chuyện với một cô bạn ở trước cổng, mái tóc rối thắt bằng chiếc khăn tay, có lẽ buổi sáng thức dậy muộn nên biếng chải.
Thành quách tâm hồn tôi vẫn cứ thường bị những mơ mộng, những ư tưởng tự đâu đâu đến chiếm cứ. Có khi một lúc, có khi th́ thật lâu, tôi mới giật ḿnh nhớ cuốn sách đang ôm trên tay. Ngày thi tới gần làm tôi luống cuống.
Một lần ở ngoài vườn mẹ Anh Chi đă nói với tôi, em Huy ạ, tôi biết em có nhiều ước mộng lớn lắm.
- Bác nói thế chứ, có lẽ cả đời cháu cũng chả làm được ǵ ra chuyện đâu, bác ạ.
Tôi biết, mẹ Anh Chi nói, tôi nghĩ như thế. Ước mộng đầy là của những người lăng mạn. Những người lăng mạn th́ họ có những ước mộng kỳ lạ lắm, họ có đôi tay của cánh thiên thần. Họ rướn người với cao, họ nuôi những tư tưởng lạ lùng mà có khi cả phần đời họ mới chợt tỉnh như người vừa được đánh thức khỏi giấc mơ... Tôi nh́n sâu trong mắt chiều của bà, tôi biết bà đang liên tưởng, nhắc nhở đến người bạn đường đă chia tay bà, lỡ một phần đời bà. Có lẽ người thanh niên ấy phải có đôi lông mày dày và cặp mắt rất sáng, sâu và thông minh lắm, người thanh niên kém bà hai tuổi. Bỗng dưng bà hỏi tôi :
- Em Huy à
- Dạ...
- Em có thích đi xa không?
- Đi xa hở bác?
- Ừ, có bao giờ em nghĩ như thế không?
Tôi cố nhớ xem có lần nào tôi nghĩ như vậy chưa. Không, cũng chưa lần nào có ai hỏi tôi điều đó.
- Đừng dại dột em Huy ạ.
Mẹ Anh Chi nh́n tôi lạ lùng, mắt bà sáng ngời :
- Như thế gọi là dại dột. Chồng tôi lăng mạn lắm.
Tôi lặng yên, có lẽ lúc đó tôi ngồi ngoan ngoăn, y như cậu học tṛ mười tuổi ngồi khoanh tay nghe thầy giáo giảng bài, bài học mới và học tṛ ngẩn ngơ. Mẹ Anh Chi bỏ đi một lát, bà đến bên cụm mẫu đơn rồi trở lại chỗ tôi.
- Em Huy ạ, em phải học cao. Em có thích du học không?
Tôi đáp :
- Cháu có nghĩ tới chuyện đó, nhưng cháu thích được học ở Pháp về lối vẽ và kỹ thuật trong loại phim hoạt họa hơn. Cháu thích từ lần đọc ở một tạp chí.
Mẹ Anh Chi cười :
- Em lại lăng mạn rồi. Phim hoạt họa thường là loại phim thần tiên. Em Chi thích xem cái phim ǵ mà “Mi-um Mi-um” đó.
- À, phim những cô cậu bé tí thưởng ngủ lười trên các lá sen ạ. Chúng tập thể dục tức cười ghê lắm.
Mẹ Anh Chi bật cười thành tiếng. Bà nói :
- Dù sao th́ em cũng phải học xong ở một phân khoa nào, em Huy ạ. Tôi xem rồi - Ba túm tỉm cười
- đường học hành trên chỉ tay em c̣n dài lắm.
Lần ấy ở nhà Chi về, tôi thấy yêu sách vở hơn. Tôi cũng chả hiểu tại sao nữa. Đôi lần tôi mơ hồ thấy Chi trên những trang sách, mắt Chi sáng. Chi nghiêng cái đầu cho mái tóc ngắn ngả xuống vai, vẫn là một lời nói ấy: Anh Huy nhé. Và tôi không c̣n “quyền” ǵ nữa hết.
Tôi đang nghĩ như thế th́ có tiếng chuông cửa, tôi cứ ngỡ là Khoa, nhưng không phải. Tôi giật ḿnh khi nhận ra chị Hai, người giúp việc nhà Chi. Tôi làm ra thật tự nhiên với chị, mặc dù tôi rất bối rối, tôi hỏi :
- Có chuyện ǵ đó chị Hai?
Chị Hai nâng cao gói giấy đang ôm trên tay :
- Của cô Chi gửi cho cậu.
- Của cô Chi à?
Chị ta nh́n tôi, cái nh́n lạ làm sao ấy. Tôi đỡ lấy gói giấy và khi chị ta trở về đă xa tôi mới nhớ là ḿnh quên gửi lời cám ơn Chi. Chả biết Chi gửi ǵ cho tôi đây nữa, đă hơn một tuần tôi không sang nhà cô bé. Tôi ôm gói giấy trên tay rồi nhảy hai bậc một lên pḥng. Có lẽ là những cuốn sách, tôi đoán vậy khi mở ra. Đúng là những cuốn sách. Một cuốn Tự điển Anh-Việt cỡ trung b́nh, hai cuốn bài tập Cơ và Lư Hóa cùng mấy cuốn sách học khác. Có một cuốn sách lạ tôi chưa nh́n thấy lần nào, đó là cuốn. “Đây, Đại Học”. Tôi biết, mẹ Chi đă bỏ ra cả buổi để chọn những cuốn sách này cho tôi. Lại cả bộ compas và thước góc rất xinh mà đầu năm tôi vẫn thích nh́n trong tủ kính tiệm sách nữa. Tôi t́m thấy miếng giấy chữ Chi viết gấp trong một cuốn sách, nét chữ học tṛ của Chi hôm nay bỗng dưng... thấy lạ.
Anh Huy ơi, tuần sau anh Huy thi phải không? Mẹ với Chi đi chọn những cuốn sách này cho anh đó. Chi th́ biết ǵ đâu, chỉ biết ôm sách cho anh thôi. Eo ơi, nặng gấp mười cái cặp đi học của Chi ấy, muốn rụng tay luôn vậy đó anh, bây giờ vẫn c̣n đỏ những ngón tay nè. Hết tuần này trường Chi nghỉ học rồi. Mẹ bảo, anh Huy ở nhà học thi đi, không phải sang dạy Chi nữa. Mí lại mẹ c̣n bảo anh không được uống cà phê nhiều và thức khuya quá, coi chứng đau đó nha anh. Trước hôm thi anh Huy đứng thèm học, sang chơi vói Chi cả ngày, anh Huy nhá (câu này là Chi nói đó) Anh Huy phải nhớ, Chi hỏng biết giận đâu. Thật mà.
Nè anh Huy nè, mẹ mới xếp vào cho anh lọ thuốc bổ nữa, mẹ dặn anh uống ngày sáu viên. C̣n Chi th́ có kẹo đây (Chi ngậm hộ anh trước một chiếc, Chi chia đều hộp kẹo của mẹ cho Chi đấy nhé)
Tối nay Chi lên giường sẽ nhớ cầu nguyện Đức Mẹ cho anh
Anh Chi

Tôi không hề nghĩ là một lá thư. Chi chưa biết viết thư. Nét mực tím với giấy vở thơm hồn nhiên học tṛ, Chi ngoan lắm. Tôi xếp thật đẹp trang chữ viết của Chi vào cuốn “Đây, Đại Học”, rồi mở gói kẹo thơm ra ngậm một chiếc. Chiếc kẹo thơm ngon lắm, ngọt lắm. Tôi vừa ngậm vừa xem mấy trang sách rồi xếp tất cả vào chiếc giá nhỏ của tôi. Tôi để lọ thuốc hồng ngay trên bàn để nhớ trước mỗi bữa ăn. Rôi tôi đi học ngay, rất chăm chỉ.
Tôi phải học hơi vất vả một chút v́ đầu năm tôi học không đều. Tôi lo làm báo chí trong trường cả buổi, hết Nội San đến Giai Phẩm, hết tuần này sang tuần khác. V́ thế mà sách vở, bút thước compas của học tṛ ban B hay nằm buồn. Năm ngoái tôi cũng phải sửa soạn kỳ thi một cách ́ ạch và mệt mỏi. May là người ta cũng không quên tên tôi. Chị Hà bảo: “Phước của chú c̣n to lắm. Học hành thế!” Tôi phải nhận là tôi may mắn lắm. Nhưng năm nay th́ tôi lo hơn. Lo hơn nên mỗi lần cầm tới hai cuốn Vật Lư dầy cộm là tôi... muốn khóc luôn. Tôi phải cố học và tôi phải đỗ. Tôi phải bước lên Đại học và ít ra là phải học xong ở một phân khoa nào.
Đêm học tới mười hai giờ hơn, tôi ra ngồi ngoài ban-công. Trời khuya trải kín một thám sao và hơi lạnh. Bỗng nhiên tôi thấy thèm một viên kẹo. Tôi vào lục gói kẹo ra và vừa ngậm kẹo tôi vừa nhớ tới Chi. Con chim nhỏ bé của anh ạ, anh muốn đan một cái lồng và đem nhốt chim vào đó. Lồng anh đan bằng mười ngón tay học tṛ, mười ngón tay thương yêu đó, mười ngón tay vụng dại đó. Và bé là chim, hót lên mỗi buổi sáng lúc anh học bài. Hót lên nhé chim, để những lúc mở trang vở anh hay buồn vơ vẩn, anh hay cầm bút vẽ ṿng vèo trên những tờ giấy trắng. Lạy trời cho con chim ngoan cứ nhỏ bé măi, và học tṛ th́ cứ c̣n ngậm quản bút mà buồn vơ vẩn hoài.
Tôi bảo tôi đừng nghĩ nữa, Huy ạ, nhỡ mẹ Chi biết. Hẳn là mẹ Chi không bao giờ muốn tôi dẫn Chi đi xa, như lần tôi đă hoảng hốt trước cửa trường Chi. Lần ấy tôi cứ lo là mẹ Chi sẽ giận tôi. Nhưng thực là những cái lo không bao giờ đến, mẹ Chi không hề nhắc tới ǵ cả, bà làm như không hề biết chuyện đó. Và không biết là Chi có kể cho mẹ nghe chuyện cô bé và tôi quỳ cầu nguyện ở nhà nguyện không. Nhưng có điều là tôi không hề kể cho Chi nghe chuyện tôi gặp Khoa. Thế nào khi vui miệng tôi cũng quên mất, và Chi biết thêm một người bạn của tôi nữa, một người bạn không thân. Rồi Chi sẽ hỏi ngay: anh ta có hút thuốc lá không, anh. Tôi th́ chưa bao giờ “dám” nói dối Chi ǵ cả. Và Chi sẽ giận, như lần Chi bảo “Cây hoa đại trước cửa nhà chị Quỳnh nhiều hoa anh Huy nhỉ”.
Ngậm tan hết viên kẹo, giọt rượu để lại lưỡi tôi hơi ran ran. Chi nhé, cứ cho anh ngậm kẹo rượu, nhỡ anh... say th́ sao. Tôi trở lại bàn học, ngọn đèn vẫn c̣n để sáng. Chị Hà đă sắp sẵn cho tôi chiếc th́a với lại một tô cháo gà tự lúc nào, chị đậy chiếc đĩa lên trên miệng tô nên cháo vẫn c̣n khói nóng. Chị viết nguệch ngoạc mấy chữ lên cuốn vở nháp trên bàn: Ra sương làm ǵ, coi chừng lại ho, ăn đi. Nhớ uống thêm một ống thuốc Révi nữa. Tốp bớt những chuyện không đâu, ngủ sớm đi, ông tướng ạ.
Thức khuya mà được tô cháo gà nóng thú biết mấy. Chị Hà lo cho tôi quá. Cũng phải đáng để ư cho sức khỏe của tôi, đứa con trai lớn lên không được b́nh thường cho lắm. Chị Hà hay mắng tôi là phí phạm thời giờ một cách vô lư, có khi bỏ ngủ trưa hoặc thức măi tới 1, 2 giờ sáng làm những việc không đâu. Thật là không đâu, sáng ra thu dọn chị Hà thấy những nắm giấy vo nhàu nát, màu sắc bừa băi, chị chỉ chép miệng.
Năm học Đệ tứ tôi bị ho, h́nh phổi tôi có những đốm trắng li ti và tôi phải nghỉ học, nằm bệnh viện Nguyễn văn Học mất mươi ngày. Sau lần ấy tôi không c̣n lư do nào để bào chữa mỗi lần chị Hà trách mắng tôi nữa. Câu nói “Chú mà vào nằm Hồng Bàng, tôi từ chú” của chị Hà, đôi khi c̣n ám ảnh tôi.
Tôi ăn hết tô cháo nóng một cách ngon lành, nằm nghỉ môt chút rồi tôi lại tiếp tục làm thêm mấy bài toán nữa. Một động cơ nào thúc đẩy tôi, không phải lời dặn của mẹ Chi, cũng không phải Chi đâu, tôi chối với ư nghĩ của tôi thế. Và tôi thấy lo lắng.
Trước khi đi ngủ, tôi c̣n ra ngồi ngoài ban-công một lát. Gần 2 giờ. Tôi lên giường và tự nhiên thấy nhớ đôi mắt Chi lúc cầu nguyện hôm ở nhà nguyện quá. Chi sẽ cầu nguyện Đức Mẹ cho anh. Cầu nguyện Đức Mẹ cho anh Huy với, Chi nhé. Tôi phải gấp tư chiếc chăn và ôm trước ngực, v́ tôi vừa chực muốn ho.



 

Tám
 
Ba hôm trước ngày thi th́ tôi bị đau. Tôi ít ngủ hẳn đi và thỉnh thoảng cứ như muốn sốt vào buổi chiều. Cố gắng hết sức, nhưng tôi cũng gục xuống bàn và bị ru đi trong cơn sốt.
Chị Hà đưa tay lên trán tôi :
- Em phải nghỉ đi.
- Nhưng nh́n tới sách vở em sợ quá.
- Cố lên chứ biết làm sao được. Thi xong em xin ba mẹ cho đi xa nghỉ ít tuần mà dưỡng sức.
Chị Hà trách móc tôi :
- Chú th́ cứ phải nhốt riêng ở một nơi th́ họa may mới có người bảo được chú. Ăn uống thất thường, ngủ nghỉ thất thường. Tôi bảo chú nhớ, có thân không lo mai này cho nằm một xó mà khóc. Tôi biết, chú mà phải nằm một xó, thế nào cũng khóc..
Tôi biết là chị Hà... dọa tôi, nhưng tôi vẫn lo. Thứ hai thi th́ chiều thứ sáu tôi lên cơn sót nặng, tuy thế tôi vẫn ôm lấy cuốn sách. Chị Hà bắt tôi đi bác sĩ ngay buổi tối hôm ấy và tôi có phần bớt mệt hơn. Nằm vùi suốt ngày thứ bảy, đến chiều tôi làm như đă khỏe, đi lên đi xuống nhà luôn và cố ư để cho chị Hà nhận ra điều đó. Buổi tối tôi lôi hết sách vở ra và xếp thật ngay ngắn trên bàn. Tôi đă tưởng không kịp ôn hết một lượt, nhưng may quá, cũng chỉ c̣n lại ít bài mà tôi cho rằng chả bao giờ thi. Có điều là toán của tôi hơi yếu, mới chỉ ôn lại một số rất ít. Tôi lật ra xem lại những phần gạch đỏ “có thể thi” rồi đi ngủ sớm hơn thường ngày.
Buổi sáng chủ nhật, tôi nói với chị Hà :
- Chị Hà à, em đi chơi một chút nhé.
Chị Hà nh́n tôi và hỏi đă khỏe chưa. Tôi đáp là chả khỏe rồi cũng phải khỏe để mai đi thi chứ. Thôi nh́n tôi, chị Hà vừa xắt những miếng cà-rốt rơi vào chiếc rổ, chị bảo là, Huy lớn rồi đó, không phải ai lo nhiều cho Huy nữa đâu. Chị tôn trọng những ư nghĩ, những quan niệm của riêng em. Chị tin rằng mọi điều em xử sự đều đúng. Có một điều chị muốn nói là dạo này Huy h́nh như có nhiều thay đổi mới lắm mà Huy chả nói ǵ với chị. Chị đợi đó.
Tôi thấy run quá. Có lẽ chả ai có thể giấu diếm được chuyện ǵ lâu bao giờ. Nhưng tôi biết sao để bắt đầu kể cho chị Hà nghe được bây giờ, trong khi chính tôi cũng c̣n bối rối nữa. Thấy tôi yên lặng chị Hà bảo, ừ, Huy đi đi, nhớ trưa về sớm, hôm nay có gia đ́nh anh chị Khang xuống ăn cơm đó.
- Nhỡ trưa em không về.
Tôi ngập ngừng măi mới nói được điều tôi ngại ngùng năy giờ. Chị Hà nh́n tôi tủm tỉm cười :
- Thế nào là nhỡ?
- ...
- Thế nào là nhỡ, hở thầy giáo?
Tôi ngượng lắm, song tôi vẫn bậm môi nh́n chị Hà, và chị cười với tôi, ư tứ, dọ hỏi. Suốt quăng đường sang nhà Chi, tôi nghĩ những ǵ đâu đâu, không hẳn là lo lắng, không hẳn là bối rối. Tôi vừa bị giao động mạnh. Đứng trước hai cánh cổng lớn nhà Chi một lúc lâu tôi mới nghĩ là phải bấm chuông. Chi chạy ra đón tôi. Mười ngày rồi tôi không sang, không nói chuyện và ngậm kẹo với cô bé, Chi vẫn hiền, vẫn ríu rít như chim.
- Chi biết thế nào anh Huy cũng tới nè.
Tôi nh́n lên cao, trên những chùm lá cây ngọc lan, trên những cụm mây trắng mới buổi sáng mà đă rủ nhau lang thang. Buổi sáng chủ nhật. Hay nhỉ, nói thế nhỡ người ta không tới th́ sao nào.
- Chi đang làm ǵ thế hở?
- Chi đang đọc báo và chờ anh ạ.
- Chao ơi - Tôi reo lên - ngoan nhỉ.
Chi nắm tay tôi và dắt tôi vào nhà, tôi giống như một người anh đi xa trở về nhà vậy. Chi hỏi tôi :
- Anh Huy học xong bài chưa?
- Xong hết cả rồi.
- Anh Huy học khuya lắm hở?
- Không.
Bỗng Chi dứt tay khỏi tay tôi, cô bé đứng lại nh́n chăm chăm vào mặt tôi :
- Anh Huy đau phải không?
Tôi lắc đầu :
- Anh đâu có đau. Sao Chi hỏi vậy?
- Chi biết.
Tôi vẫn giấu Chi.
- Anh khỏe mà.
- Chi thấy tay anh nóng như người đau. Anh Huy x̣e tay cho Chi coi.
Chi bắt tôi x̣e cả hai bàn tay ra, mắt cô bé nh́n tôi như thầy thuốc nghe ngóng người bệnh.
- Anh Huy có hút thuốc nhiều không?
Tôi lại lắc đầu lần nữa.
- Thật không anh?
- Thật.
- Chi sợ anh hút thuốc lắm. Sao Chi thấy anh lạ quá ạ.
Tôi lặng thinh, không biết sao tôi lại dối Chi như thế. Nhưng rơ ràng là Chi không nghi ngờ ǵ cả. Chi ríu rít :
- Anh nhớ anh đă nói ǵ đó nhé.
Tôi giật ḿnh :
- Anh nói ǵ nào?
- Ngày mai anh thi phải không?
- Không biết nữa.
- Anh hay vờ, - Chi chu môi - đi thi mà không biết ngày thi của ḿnh th́ c̣n ai biết nữa.
- Có người khác nhớ cho anh.
- Ai vậy anh?
Tôi nh́n vu vơ, tôi không nói. Trên cành cây cao, tôi sợ có con chim giật ḿnh. Tôi lảng đi chuyện khác, tôi hỏi Chi :
- Mấy hôm nay Chi làm ǵ?
- Nghỉ học, buồn thấy mồ đi ấy anh Huy ạ. Nhưng Chi làm thêm được mấy bài tập khó. Mẹ bảo, lớn lên Chi sẽ đàn hay hơn mẹ.
- Anh biết.
- Anh biết sao?
- Anh biết những ai có ngón-tay-của-con-búp-bê-nhồi-bông th́ sẽ đàn hay lắm.
Thế là tôi bị những-ngón-tay-của-con-búp-bê-nhồi-bông ấy cấu lia lịa.
- Anh Huy ngạo Chi hén.
Chúng tôi đi loanh quanh hết các lối trong vườn, những phần nắng sáng c̣n nguyên tươi mát trong các lùm cây. Chi reo lên :
- Anh Huy làm quên chuyện. Anh có nhớ đă nói ǵ với Chi không?
- Nói bao giơ?
- Hôm nọ anh Huy bảo, trước ngày thi anh Huy sẽ sang chơi với Chi nguyên một ngày. Anh Huy nhớ không?
- Ơ, hay nhỉ, đó là ư kiến của Chi chứ.
- C̣n ư kiến của anh Huy?
Chi nh́n tôi, cô bé ngả đầu cho mái tóc ngắn chạm xuống vai, mái tóc rủ rê chim muông ấy với khóe răng khểnh của Chi làm ư nghĩ của tôi bay đi đâu mất.
- Anh không có ư kiến.
Vừa lúc ấy mẹ Chi đến với chúng tôi. Chi reo lên :
- Mẹ à, anh Huy bằng ḷng vậy rồi.
- Chi muốn nói sao?
- Hôm nay anh Huy sẽ ở chơi với con trọn một ngày.
Tôi không cải chính, tôi lặng thinh cho những gịng nước ấm của con suối chảy len lỏi trong tâm hồn. Tôi theo Chi và mẹ vào nhà, để mặc cho nắng buổi sáng tung tăng một ḿnh trên những ngọn cây ngoài vườn.
Hết một buổi sáng, tôi và Chi chúi đầu xem chung truyện tranh, chơi đomino, đổ cá ngựa và tôi dạy Chi chơi ô chữ trong một tờ tạp chí. Hết một buổi sáng, chúng tôi ngồi ngậm táo tàu cười nói vui vẻ và Chi dắt tôi xuống bếp, cô bé khoe tài nấu bếp bằng món “bỏ cơm vô chảo rôi đập một quả trứng”, Chi cho tôi ăn cơm chiên trứng. Hết một buổi sáng, khi cơn sốt vẫn c̣n xa tôi. Cho đến buổi chiều.
Buổi chiều, tôi nói với Chi :
- Chi à, Chi đàn cho anh nghe đi.
- Chi đàn dở lắm, anh cười Chi cho mà xem. Để bao giờ đă ḱa.
- Bao giờ là... đến bao giờ?
- Khi Chi lớn.
Tôi cười khẽ :
- Lâu quá, nhỡ Chi quên th́ sao?
- Th́ có anh nhắc Chi.
- Nhỡ anh cứ giả vờ quên?
- Th́ có mẹ nhắc chúng ta.
- Nhỡ mẹ cũng quên luôn?
Im lặng, Chi ngẫm nghĩ một lát rồi lắc đầu :
- Chi không quên đâu anh Huy ạ.
Lúc ấy, đôi mắt Chi sáng như những đốm sao ở trên trời. Nhưng trời chưa vào đêm nên những v́ sao ấy sáng một ḿnh, khiêm nhượng ở một góc vườn địa đàng nào đó, trong tâm hồn tôi. Tôi nghiêng đầu, bắt chước lối rủ rê của Chi, rủ rê chim muông đậu xuống vườn.
- Nhớ nhé.
- Vâng ạ.
Chi ngồi xuống ghế đàn, dáng tinh anh như một con chim khuyên đậu trên cành đầy hoa trái.
- Bây giờ th́ anh Huy nghe bài “con chim chuyền trên cành cây” nhé.
Mười ngón tay con-búp-bê-nhồi-bông của Chi lướt dài trên suốt những phím ngà, đó là bài “con chim chuyền trên cành cây” của Chi. Chi chạy lại bên cửa sổ ngồi với tôi. Chúng tôi cười vui như sóc.
Vừa vặn một buổi chiều.
Buổi chiều đang chia phần ngoài vườn, những phần nắng là của tôi và những phần râm mát là của Chi. Thế rồi những phần nắng đem cơn sốt đến đốt trong đầu óc bệnh hoạn của tôi, không ngờ.
Tôi hỏi Chi :
- Mẹ hẹn lát đưa anh em ḿnh đi phố phải không Chi?
- Vâng ạ, nhưng chắc là anh với Chi nhỡ tàu mất, v́ mẹ bận khách rồi.
- Ai vậy Chi?
- Đố anh Huy.
- Ông Chương phải không?
Chi quay phắt lại nh́n tôi :
- Sao anh Huy biết?
- Mẹ bảo. Hôm nọ mẹ cho anh xem đồ án ông Chương vẽ. Mẹ sắp xây một cái cô nhi viện nhỏ phải không Chi?
- Vâng ạ, mẹ làm việc chung với mấy bà bạn nữa. Dạo này mẹ có vẻ bận rộn. Chi sợ mẹ bỏ Chi một ḿnh lắm cơ.
Chi vịn tay vào khung cửa sổ nh́n xuống vườn. Tôi thấy, h́nh như Chi hơi hơi buồn th́ phải. Nét buồn của cô gái bé nhỏ như một sợi khói mỏng vướng vào mắt. Chi xịu mặt, giọng Chi nhỏ đi :
- Anh Huy ạ, mẹ hay quên lắm cơ, Chi cứ phải nhắc hoài mẹ mới nhớ chải tóc cho Chi mỗi khi ngủ dậy. Mấy hôm nay Chi làm lấy những công việc ấy.
Rồi sợi khói mỏng cũng đủ làm cay mắt Chi, tôi không dỗ Chi kịp th́ Chi đă khóc rồi.
- Như thế th́ càng thích Chi ạ.
- Thích sao cơ?
- Chải tóc một ḿnh th́ được tha hồ ngắm gương chứ sao?
Chi chồm lên cấu tôi.
- Không đúng thế à?
- Anh Huy chỉ hay trêu Chi thôi.
Tôi ngồi sát bên Chi lúc Chi vùng vằng quay đi. Buổi chiều c̣n đầy ngoài vườn. Và phần nắng của tôi vẫn đầy hơn phần mát của Chi. Tôi hỏi Chi :
- Chủ nhật vừa rồi mẹ có dẫn Chi đi chơi đâu không?
- Có anh ạ, nhưng không phải đi chơi, mẹ với Chi đi thăm Viện Dục Anh.
- Vui không?
- Chi thích lắm thế nào Chi cũng bắt mẹ dẫn Chi đi nữa.
Và Chi vui vẻ kể bao nhiêu là chuyện, Chi bảo, Chi ngồi đút cơm cho những đứa nhỏ với lại cầm chổi quét nhà đến đỏ ửng cả hai bàn tay. Chi kể cho tôi nghe :
- Anh Huy nghe Chi kể chưa nhỉ...
- Kể ǵ hở Chi?
- Đứa con mà mẹ nhận nuôi đó.
- Nó lớn không?
- Nhỏ thôi.
- Chừng bao nhiêu tuổi?
- Chi quên không hỏi mẹ. Nhưng nếu mà nó đi giày th́ có lẽ cũng đứng cao bằng Chi.
- Vậy hở?
Tôi im lặng nghe Chi kể tiếp :
- Trông nó hiền lành dễ thương ghê lắm anh Huy ạ. Suốt một buổi sáng Chi với nó chơi đuổi bắt quanh quanh ngoài hành lang, cho tới giờ ăn cơm trưa ở đấy.
- Vậy hở.
Chi thích thú kể :
- Tội nghiệp ghê lắm, anh Huy biết không, bao nhiêu đứa trẻ mà có một xoong cơm thôi. Chúng tranh nhau khóc um sùm. Bọn con trai c̣n đánh nhau nữa, nhưng thằng bé mà mẹ nhận làm con nuôi đó, nó ngồi riêng một góc, chẳng nói nửa lời. Nó hiền đến như vậy đó anh, Chi hỏi măi nó mới chịu nói.
- Vậy hở.
Chi cười :
- Anh Huy biết nó nói sao không?
- Nó bảo là “áo cô đẹp quá”.
Chi lại khúc khích cười. Thấy tôi lặng thinh Chi giật ḿnh quay sang hỏi :
- Anh Huy làm sao vậy?
Tôi lắc đầu
- Có làm sao đâu. Chi kể tiếp đi.
Chi vùng vằng :
- Rơ là anh Huy... anh Huy nhức đầu phải không?
- Ừ, ừ, anh hoi nhức đầu một chút.
Môi Chi phụng phịu :
- Thế mà anh làm Chi sợ.
Tôi yên lặng. Tôi vừa nhặt ở đâu một mảnh thủy tinh sắc nhọn, tôi sợ mảnh thủy tinh ấy vỡ ra trong ḷng bàn tay tôi.
- Anh Huy.
Chi níu lấy vai áo tôi :
- Anh không thích nghe Chi kể chuyện hở?
- Chi kể tiếp đi.
- Sao anh không cười.
Tôi gượng cười :
- Anh được khen như Chi anh cũng thích lắm.
- Anh biểt hôm đó Chi mặc áo ǵ không?
- Không.
- Chi mặc áo hồng, cái áo có hai chiếc túi ở đằng trước mà anh thích đó anh.
- Vậy hở.
Tôi lặng thinh. Cơn sót bốc lửa hừng hực trong đầu tôi. Rơ ràng là tôi đang cố gắng lắm. Huy ơi! Huy ơi! Tôi gọi tôi, nhưng những tảng đá nặng nề không nhúc nhích cứ chở về đầy những nghĩ ngợi. Phải b́nh thường, Huy ơi! Huy ơi! Tôi biết là trong người tôi không được khỏe lắm. Tôi tới đứng ở cửa, lối ra chiếc sân vuông nh́n xuống dưới vườn. Tôi mong đợi một cơn gió, tôi mong đợi một gịng suối đến rũ sạch những bụi cát nghĩ ngợi này. Tôi ngậm môi chợt thấy môi đắng. Tôi nhớ là ḿnh đang bệnh.
Cơn gió nhỏ chầm chậm t́m đến, lúc Chi bước đến bên tôi. Hết một buổi chiều, rồi những tia nắng quái cũng trốn nhanh. Bây giờ không c̣n phần nắng nào của tôi trong vuờn. Chỉ ngập những phần bóng mát của Chi.
- Anh ạ.
Chi gọi vậy, và khi tôi quay lại, Chi níu cổ tôi xuống và nhét vào miệng tôi một trái táo tàu. Chúng tôi cười được ngay.
- Ra ngoài sân đi anh.
Chi và tôi bước ra ngoài sân, nắng vẫn c̣n nằm lại trên những viên gạch ấm dưới chân chúng tôi. Chi ngồi trên chiếc ghế đu đong đưa đôi chân và tôi đứng tựa người vào lan can gần đấy. Tôi nh́n xuống dưới vườn, dưới những cành đại gầy mờ mờ những đốm hoa trắng ngà.
- Lại đây mà xem. - Tôi gọi Chi và Chi đến bên tôi - Có bao giờ Chi đứng một ḿnh ở đây vào buổi tối không?
- Đứng một ḿnh ở đây à, Chi sợ lắm.
- Sợ ǵ?
- Sợ gió, gió rào rào ở dưới vườn dễ làm Chi giật ḿnh. Những lần mẹ đi, c̣n ḿnh Chi ở nhà, Chi đóng cửa pḥng và nằm đọc sách, khi mẹ về thế nào mẹ cũng phải lau nước mắt cho Chi.
- Mau nước mắt như thế đó.
Như con mèo, Chi nép bên tôi.
- Chi có nhiều bạn ở trường không?
- Chi chả chơi thân với ai cả.
- Sao vậy?
Chi không nói ǵ, một lúc lâu, Chi gọi tôi :
- Anh Huy à.
- Chi nói ǵ hả?
- Học thi xong rồi, mỗi ngày anh Huy sang chơi với Chi nhé.
Có những sợi tóc mềm của Chi vừa lùa vào mặt tôi.
- Nha, anh Huy.
Tôi cúi xuống trên mái tóc Chi :
- Chi quên anh là thầy giáo mà. Mẹ là bà hiệu trưởng, bà hiệu trưởng có quyền la thầy giáo nếu thầy giáo để học tṛ hư.
- Anh nói vậy đó à.
Chi ngả đầu trên vai tôi, cho mái tóc mềm Chi đậu xuống bờ ái ngại, cuống quưt của tâm hồn tôi.
- Chi sẽ xin mẹ, thầy giáo phải sang sớm để ăn sáng với Chi ở ngoài vườn cơ.
- Rồi Chi pha cà phê sữa thật nóng cho anh.
- Vâng.
Bóng mát phủ kín những rtghĩ ngợi của tôi. Tôi không muốn đi thi. Tôi không thích sách vở, bút thước. Tôi không cần biết thêm điều ǵ. Thế giới xung quanh của tôi thu nhỏ lại, khi thế giới ước mơ tôi mở rộng, bao la.
- Chủ nhật tới anh Huy thi xong chưa nhỉ?
- Chưa, phải chủ nhật tới nữa cơ.
- Th́ chủ nhật tới nữa anh Huy đi với mẹ, với Chi nhé.
- Đi đâu?
- Đi thăm Viện Dục Anh. Anh Huy thích đi không?
- Chưa nói trước được, nhỡ ra...
Chi xịu mặt :
- Chi biết rồi.
- Biết ǵ?
- Anh Huy nhiều bạn bè lắm phải không?
Tôi đặt ngón tay trỏ lên trán Chi :
- Nhiều lắm.
- Chi biết.
- Chi biết nhiều lắm là bao nhiêu không?
- Bao nhiêu?
Tôi đưa một ngón tay.
Con mèo khi biết được những ngón tay ve vuốt chiều chuộng, nó làm nũng hơn. Con mèo Chi ngả hẳn đầu lên vai tôi :
- Có một thôi, thế mà anh cũng chả chiều được phải không anh?
Phải không anh, những ngón tay khờ khạo tôi chưa biết làm rối mái tóc Chi, tôi chỉ muốn là cơn gió hiền lành về qua mái tóc, ngoan ngoăn ấy và tiếng gió ru thành tiếng vi vu vi vu. Buổi chiều huyền hoặc nào đó, tôi mơ thấy mái tóc Chi là một cánh đồng.
Tôi tưởng mảnh thủy tinh vỡ đă rớt ra khỏi bàn tay tôi. Nhưng chính lúc ấy cơn sốt của tôi t́m lại.
- Quên mất.
Chi làm tôi giật ḿnh, khi Chi ngửng phắt lên :
- Đứa bé con nuôi của mẹ đó anh, Chi chưa nói tên của nó cho anh Huy nghe phải không?
- Chưa.
Chi vui vẻ kể chuyện :
- Tên nó là Tuấn, tên Chi đặt cho nó đó. Tên Tuấn nghe hay không anh?
- Hay lắm.
Chi mừng rỡ :
- Không phải tên nó vậy đâu, tại Chi hỏi nó chả trả lời ǵ cả Chi gọi đại nó là Tuấn, nó cười anh ạ.
- Nó thích lắm phải không Chi?
Chi cười :
- Tên Tuấn nghe hay và thông minh anh nhỉ?
- Ừ. Tên Tuấn nghe hay và thông minh lắm.
Chiều dẫn nắng đi ngủ cả, để cơn sốt tôi bừng thức dậy. Không ngờ. Tôi thấy chóng mặt và như bị cuốn vào giữa cơn lốc bệnh hoạn nào. Mặt tôi nóng ran, mảnh thủy tinh lại vỡ ra trong tay tôi.
- Ừ, tên Tuấn nghe hay và thông minh lắm.
- Anh Huy, - Chi gọi tôi - anh Huy làm sao vậy?
- Anh về.
Chi không kịp giữ lấy tay tôi, bước chân Chi không đuổi kịp bước chân tôi, tôi bước như nhảy xuống những bậc thang.
- Anh về.
Đèn nhà dưới đă bật sáng, có lẽ mẹ Chi vẫn c̣n đang bận khách. Bước lạc trong nhà Chi, chân tôi dẫm bừa trên những lối trong vườn. Cơn lốc xoáy tṛn, cơn lốc mang đi xa, cơn lốc cuốn tung tôi lên cao và vật nát tôi trong cơn bệnh hoạn này. Quần áo rách tả tơi, tay chân xây xước rớm máu, làm như tôi không c̣n biết ǵ nữa. Tôi muốn cắm đầu chạy một mạch về nhà. Nhưng khi vừa ra tới cổng, tôi giật ḿnh quay lại thấy Chi đang ngồi cúi mặt xuống, ở chiếc ghế đá trong vườn, bên lối đi. Giây phút, cơn mưa rào đổ xuống như thác lũ. Nhanh bằng một chợp mắt, cơn sốt của tôi tan biến đi, run rẩy. Tôi bước chậm đến sau chiếc ghế đu, những viên sỏi dưới chân tôi cũng lặng câm, lạnh lắm. Tôi gọi khẽ :
- Chi à.
Chi ngửng lên, hai hàng nước mắt chảy dài trên má. Măi tôi mới nói được :
- Chi giận anh lắm phải không?
Chi lắc đầu, cô bé nấc lên, những giọt nước mắt đầu tiên rơi vào đời tôi, rớt trên tuổi lớn lên của tôi làm tôi cuống quưt.
- Chi à.
- Dạ.
Giọng Chi đọng nước mắt. Tôi đặt hai tay lên đôi vai nhỏ bé của Chi, dỗ dành :
- Cho anh xin đi.
Chi níu lấy tay tôi, cô bé lại nấc lên :
- Anh Huy hết thương Chi rồi phải không?
Tôi cúi thật thấp trên mái tóc Chi, mái tóc con búp bê đă rối mất trong nước mắt. Tôi nói thật nhanh trong mái tóc ấy :
- Anh vẫn thương Chi mà.
Cơn gió nào t́m về xôn xao trong những cành lá của cây hoàng hậu trên đầu chúng tôi. Có lẽ hơi thở lúc này của tôi vẫn c̣n đầy hơi nóng của cơn bệnh.
- Chi thấy anh Huy lạ quá làm Chi sợ.
Tôi không giấu diếm Chi nữa, tôi ṿng ra đằng trước chiếc ghế đu và ngồi xuống bên Chi. Tôi nắm lấy bàn tay nhỏ của cô bé đặt lên trán tôi :
- Chi xem trán anh này, anh đau đó Chi ạ.
- Chi biết ngay mà. Anh đau lâu chưa?
- Gần một tuần nay rồi.
- Thế mà anh cứ giấu Chi.
Chi ngả đầu trên vai tôi. Trong bóng tối của những chùm lá cây hoàng hậu, đôi môi phụng phịu dễ thương của Chi để tôi thèm về tung hết cả những sách vở bút thước compas, tung hết cả những con số, những chữ nghĩa bay lên trời. Tôi muốn quên hết cả bạn bè tôi, tương lai tôi.
- Anh Huy nhé, anh Huy đừng làm Chi sợ nữa anh Huy nhé.
Tôi cúi xuống hôn nhẹ lên trán Chi. Anh thương bé lắm, Chi ạ.



 

Chín

Cơn đau kéo dài trong suốt những ngày thi của tôi. Tôi không thể tung sách vở, bút thước, tôi không thể tung những chữ nghĩa, những con số của tôi lên trời được. Tôi phải xếp ngay ngắn lại, những sách vở bút thước ấy trong kỳ thi của tôi.
Hai ngày thi đầu tôi đỡ mệt hơn, nhưng đến những ngày thi sau th́ tôi vừa làm bài vừa lên cơn sốt. Tuy thế tôi cũng cố gắng lắm để cho chị Hà bớt lo lắng. Chị nh́n tôi và muốn trách móc tôi nhiều điều. Tôi biết. Chỉ c̣n mỗi một điều để vừa ḷng mọi người là kỳ thi này tôi phải đỗ. Một điều đơn giản như thế, nhưng kể ra cũng khá vất vả đối với một chú học tṛ lười lĩnh như tôi, niên khóa nào cũng chỉ thực ḷng với sách vở khi đă nửa năm.
Từ năm mười sáu tuổi, tôi có một người bạn thân nhất, đó là căn gác hẹp và rộng hơn là vuông ban-công nh́n xuống chiếc cổng quấn đầy hoa giấy của ngôi nhà bên cạnh. Cũng từ năm đó tôi biết vây bọc cho tôi một thế giới. Tự dưng tôi cảm thấy ḿnh đứng riêng rẽ hẳn với mọi người. Bạn bè xa dần và không có ai tôi gọi là thân thiết. Cho đến khi gặp Chi. Thực ra tôi cũng không biết nói thế nào cho đúng. Thoạt tiên những bước chân khờ dại của con chim ấy dẫm vào vườn tôi và đậu lại ở một cành cây nào, cho đến bây giờ tôi cũng không biết nơi đó sẽ c̣n lại trong đời tôi ra sao. Chi đứng, cho mái tóc dại vừa vặn tới bờ vai tôi. Chi đi, cho vừa vặn những tiếng cười, những câu chuyện, những bước chân dung dăng khắp lối của tuổi lớn lên tôi. Mọi người nh́n chúng tôi như một chút lạ lùng lẫn với những so sánh b́nh thường. Tôi không cần để ư nhiều tới chuyện đó, mà tôi nghĩ rằng họ cũng không quá khắt khe với chúng tôi. Những khi chị Hà nói xa, nói bóng gió có ư dọ hỏi tôi, muốn biết muốn hiểu tôi b́nh thường như mọi điều ai cũng có thể t́m biết một cách b́nh thường, thực t́nh tôi không muốn giấu diếm chị. Nhưng làm sao nói cho chị hiểu được, Chi đă đứng ở một nơi nào đó trong tâm hồn tôi. Cho đến bao giờ, cho đến hết tuổi này hay cho đến khi đă đứng tuổi để mà quay nh́n về bóng dáng của ḿnh c̣n ngủ lại ở kỷ niệm? Tôi không biết.
Khi đă xếp những chữ nghĩa, những con số cho tạm gọn gàng trong kỳ thi, ngăn kéo trong đầu tôi trống rỗng. Chỉ c̣n đầy ắp một ḿnh Anh Chi. Bây giờ th́ h́nh như Anh Chi vừa lớn thêm hai hay ba tuổi. Có lẽ mẹ Anh Chi, bà chưa nhận ra điều đó.
Anh Chi vụt lớn lên trong cơn sốt bệnh hoạn của tôi.
Tôi đang dẫn Chi bước lên những bậc đá của thành quách mơ mộng do chính tôi xây. Những bậc đá dẫn lên cao măi mà chả bao giờ tới bậc thềm. Tôi mải miết dẫn Chi bước lên và có một điều tôi quên bẵng đi là, bước chân dại của Chi vẫn c̣n ngắn lắm.
Tôi vẫn c̣n cầm những mảnh thủy tinh vỡ trong tay mà tôi không biết.
Chủ nhật sau dù tôi chưa được khỏe khoắn ǵ những tôi vẫn đi. Như Chi nói, mẹ Chi muốn tôi đi chung với gia đ́nh nhỏ bé của họ và ông Chương thăm Viện Dục Anh. Một chuỗi h́nh ảnh trải dài ra trong tâm hồn tôi nơi đây, những đứa trẻ côi cút vây lấy tôi và Chi như một đàn bồ câu vây lấy chân người. Những con chim bồ câu trắng, tội nghiệp, làm tôi xúc động khôn cùng. Mẹ Chi và ông Chương muốn t́m hiểu nhiều hơn về những nhu cầu và tổ chức của Viện. Bà nói với tôi, mộng ước từ lâu của bà là thành lập một cái Cô Nhi Viện nhỏ. Đó là một ước mơ đẹp của đời người.
Trong khi mẹ Chi và ông Chương tiếp xúc vơi Ban Giám Đốc của Viện th́ tôi và Chi bận rộn chia kẹo, chia bong bóng và chơi đùa với những đứa trẻ ở quanh các hành lang.
Và một chuyện lại xảy ra trong cơn bệnh hoạn của tôi, dù tôi đă cố ư tránh hết sức. Cũng là những mảnh thủy tinh vỡ hôm nào, buổi chiều tôi ngồi với Chi ở khung cửa sổ. Tôi thấy như người bị chóng mặt và nhói buốt, bởi mảnh thủy tinh ấy sáng quá, sắc quá. Mảnh thủy tinh lại vỡ ra trong ḷng bàn tay của tôi. Tôi phải bậm chặt môi và cố làm như là rất b́nh thường. Lúc chúng tôi vào thăm pḥng ấu nhi, những đứa bé hăy c̣n nằm trên nôi, thế mà bất hạnh đă mất cánh tay cha mẹ ẵm bế, dỗ dành. Đây là pḥng làm cho tôi cảm động nhất, bởi bao nhiêu là cặp mắt tṛn ngây dại, chúng cứ nh́n, cái nh́n tội nghiệp hết sức, như thèm được một cánh tay bồng lên âu yếm. Có đứa khóc, khóc chán rồi lại nằm yên, như tủi thân rồi ngậm một ngón tay ngủ thiếp đi. Tôi chưa lần nào thấy chúng cười.
Chi gọi tôi :
- Anh Huy lại đây xem đứa bé này anh.
- Ǵ đó hở?
- Nó vừa cười với Chi anh ạ.
Tôi đến bên chiếc nôi Chi đứng, đứa bé gái có đôi mắt tṛn như hai hạt nhăn cứ nh́n Chi cười, hai chân đạp lung tung.
- Hèn chi mà thấy Chi đứng đây năy giờ.
- Anh xem cô ta cứ nắm chặt lấy ngón tay của em, hễ gỡ tay ra, thế nào cô ta cũng khóc.
Chi vừa nói vừa gỡ những ngón tay nhỏ mềm như bột của đứa bé ra, miệng nó mếu xệch đi chực khóc. Chi phải vội nắm lấy tay nó. Nó cười liền.
- Rồi nhé, Chi phải ở lại đây chơi với người ta. Để anh về với mẹ mang cơm đến cho Chi ăn rồi đứng đây cho người ta... nắm ngón tay.
Mặt Chi xịu xuống như cô bé bảy tuổi cứ tưởng chuyện thật.
- Thật đó mà. Để anh về nhắc mẹ xin phép cô giáo cho Chi nghỉ học nữa.
- Ơ, Chi nghỉ học rồi mà.
- Thế th́ càng hay.
Tôi cười và để ư thấy mặt Chi sát xuống nôi, tṛ chuyện với đứa bé. Tiếp tục, tôi thăm đến những chiếc nôi cuối pḥng, đứa trẻ nào trông cũng đáng tnương hết cả. Những đứa trẻ tàn tật, lại càng thấy tội nghiệp hơn nữa.
Đến khi nghe có tiếng đứa trẻ ở nôi giữa pḥng khóc thét lên, tôi mới quay lại, th́ đúng là cái nôi mà lúc năy Chi đă đứng cho đứa bé nắm ngón tay. Nhưng tôi không thấy Chi đâu, không ở bên chiếc nôi ấy và cũng không ở trong pḥng. Tôi nghĩ là Chi đă ra ngoài hành lang hoặc, sang một pḥng nào khác với mẹ. Tôi lại bên chiếc nôi ấy để dỗ đứa bé, nhưng măi mà nó chả nín. Một người đàn bà chăm sóc pḥng ấu nhi phải bế đứa trẻ lên và vỗ về thật lâu nó mới thôi khóc. Tôi đi ra ngoài hành lang kiếm Chi, không thấy đâu. Một vài pḥng kế bên, cũng không có cô bé ở đó. Có lẽ Chi đă xuống tầng dưới. Tôi nghĩ thế và đứng ở hành lang nh́n xuống sân. Tôi thấy Chi ở dưới đó, Chi đứng nói chuyện với đứa bé mà, “nếu nó đi giày th́ cũng cao bằng Chi”. Có lẽ đứa bé mà mẹ Chi đă nhận làm mẹ đỡ đầu, và Chi gọi tên nó là Tuấn. Tuấn, tên Tuấn nghe hay và thông minh lắm, Chi ạ.
Không thèm đứng nh́n xuống dưới nữa, tôi bỏ đi lang thang hết pḥng này sang pḥng nọ, những lớp học bỏ trống, những bàn những ghế và có dăm ba đứa trẻ lớn ngây mạt nh́n tôi. Tôi cứ chở về đầu óc tôi bao nhiêu là sạn đá, nặng nề, nhức mỏi. Tôi như thấy nghèn nghẹn ở cổ. Không có một gịng nước nào chảy về rửa gịng suối tâm hồn tôi. Những cây xương rồng mọc đầy, lớn cao và đầy gai lan rộng thành một khu vườn. Khu vườn nghĩ ngợi ấy mà bây giờ tôi đang lạc trong đó. Mảnh thủy tinh đă vỡ nát ra trong bàn tay tôi rồi. Có lẽ mẹ Chi và ông Chương đang ở pḥng Ban Giám Đốc của Viện, Chi th́ đang đứng nói chuyện vui vẻ với đứa bé mà Chi gọi là Tuấn. Tôi t́m vào ngồi trong một lớp trống. Tôi ngồi ở đây lâu lắm. Buổi sáng chủ nhật, giờ này bạn bè tôi đang đi phố, chạy xe hoặc ngồi nói chuyện với nhau ở một nơi nào. C̣n tôi ngồi đây, ngó bảng đen và bẻ ngón tay. Trong cơn bệnh hoạn này.
Và khi nghe rơ bước chân của Chi đến bên tôi, nhưng tôi không thèm nh́n Chi, không nói ǵ cả ở đầu ghế đằng kia. Ư chừng Chi biết là cũng không nên nói ǵ. Lâu lắm. Chi gọi khẽ :
- Anh Huy!
Tôi mỉm cười với Chi, tôi không hiểu nụ cười của tôi lúc ấy. Thật vậy. Nhưng hẳn là không phải một nụ cười đẹp, theo mọi nghĩa. Chi bước chậm lại chỗ tôi và đứng bên tôi một lát. Một lát, và Chi vùng vằng :
- Anh chẳng bảo Chi ngồi xuống.
Tôi xích về một bên ghế và bảo “Ừ Chi ngồi xuống đây”. Chi ngồi xuống bên tôi. Khu vườn tâm hồn tôi bây giờ là đầy những cành cây đang vướng mắc vào nhau, rối như những sợi chỉ không ai gỡ. Nhưng Chi th́ cứ vô t́nh, con chim nhỏ bé cứ vô t́nh dẫm vào khu vườn cây lá héo úa ấy. Tôi cố làm như rất b́nh thường. Chi bắt chuyện :
- Năy giờ anh Huy ngồi trên này hở?
- Ừ.
- Anh Huy biết Chi đi đâu không?
- Không.
- Chi định đi trốn anh Huy đấy.
- Trốn anh hở?
Chi cười :
- Chi định thế thôi mà. Nhưng Chi vừa mới bước xuống hết cầu thang th́ Chi gặp đứa con đỡ đầu của mẹ. Đứa bé mà Chi kể với anh đó anh. Anh nhớ không?
- Anh nhớ lắm.
- Anh nhớ Chi gọi tên nó là ǵ không?
- Tuấn. Tên Tuấn nghe hay và thông minh lắm.
- Anh Huy nhớ quá.
Chi reo lên, và Chi vẫn ríu rít :
- Chi định lên kêu anh xuống xem mặt đó. Anh biết không hôm nay nó nói nhiều chuyện lắm cơ. Mới nh́n thấy Chi là nó cười liền. Nó nói dễ thương ghê lắm anh ạ, nó bảo là nó biết hôm nay chủ nhật. Chi hỏi có biết coi lịch không, nó bảo không. Nó biết hôm nay là chủ nhật bởi v́ cô hay đến vào chủ nhật. Nó nói thế anh ạ. Chi buồn cười măi, nó cứ gọi Chi là “cô”.
- Nó có khen áo của “cô” đẹp không?
- Không. V́ hôm nay Chi nghe anh, Chi bận áo trắng mà.
Thấy tôi chả hỏi ǵ thêm Chi muốn bắt lại chuyện làm lành. Chi hỏi :
- Anh Huy đợi Chi lâu không?
Tôi khẽ lắc đầu :
- Không.
- Sao h́nh như anh giận Chi.
Tôi chối :
- Đâu có.
- Chi biết mà. Chi nh́n mặt anh Huy là anh Huy chả giấu Chi được.
Những viên đá sỏi bắt đầu rơi xuống, rơi xuống và trôi đi... Một gịng nước len lỏi đổ về làm mát lại tâm hồn tôi. Tôi quên rồi. Mảnh thủy tinh sắc ấy đă xa bàn tay tôi. Tôi nhớ lại đôi mắt và giọng nói của con bé Cibel trong đêm lễ Giáng Sinh. Khi Vincent tḥ tay vào trong hộp lấy chiếc ly ra uống sâm banh, th́ một chiếc ly đă bị vỡ và mảnh thủy tinh xẻ vào ngón tay chàng. Cô bé Cibel rịt vết thương ấy bằng miệng của cô bé. Cibel đă uống một giọt máu của Vincent. Và cô bé nói: “Từ nay hễ anh nghĩ ǵ, em cũng biết hết. Anh không giấu được em đâu”.
- Phải thế không anh?
Tôi quay lại nh́n Chi, không c̣n nụ cười lúc năy nữa :
- Anh giận Chi lắm cơ. Chi biết anh giận ǵ không?
- Chi định đi trốn anh?
- Không phải. Anh ghét Chi, bỗng dưng dứt tay con bé đang nằm ở trong nôi pḥng ấu nhi ra để nó khóc thét lên. Tội nó quá.
- Thế anh có chạy lại dỗ nó không?
- Anh dỗ nó không nổi, nó cứ khóc. Anh cho nó nắm ngón tay anh mà nó cũng chả nắm, nó cứ khóc. Hễ nó chịu nắm ngón tay anh mà cười, anh sẽ ở đó luôn với nó. Ở suốt ngày, ở một tháng, ở một năm...
- Thế anh không ăn cơm?
- Không. Nhịn đói cho... chết luôn. Anh cứ đứng ở đó... suốt đời!
- Thế th́ em cũng đứng ở đó.
Tôi muốn Chi nói khẽ, thật khẽ thôi, để tiếng nói của Chi không vang đi đâu xa. Tiếng nói ấy về ngủ mơ trong trí tưởng của tôi.
Chúng tôi cùng cười vang lên. Bao cành lá héo trong vườn vừa đâm chồi nảy lộc và vươn cao, đầy bước chân chim về nhảy nhót, ca hót.
- Xuống nhà thôi anh, nhỡ mẹ với bác Chương đợi.
Chi vịn lấy tay tôi, hai đứa vui vẻ đi ra hành lang xuống nhà. Chúng tôi nhảy chân chim trên những bậc thang.
- Anh Huy à.
- Hở?
Chi đứng dựa vào tay vịn cầu thang, mắt cô bé hóm hỉnh :
- Chi đố anh nhé, tay Chi đang cầm cái ǵ?
Năy giờ tôi không để ư, hai tay Chi vẫn giấu sau lưng.
- Nói đi anh.
- Kẹo.
- Sai.
- Chịu.
- Một chiếc máy bay nè.
Chi đưa lên ngang tầm mắt, một chiếc máy bay xếp bằng giấy. Cô bé chu môi :
- Xinh ghê há anh.
- Ừ.
- Anh biết ai cho Chi không?
Tôi yên lặng, cố bấm môi để dằn ḷng ḿnh, đừng nghĩ ǵ cả. Hăy b́nh thường như mọi chuyện đều thông thường, Huy ạ. Huy không được khỏe mạnh trong người lắm đâu. Tôi đưa lưng vào thành cầu thang và thở mạnh, như người vừa đứng lại sau một quăng đường xa phải chạy, mệt mỏi.
Chi vẫn cười thật tươi :
- Thằng Tuấn cho Chi đó anh ạ.
- Anh biết.
- Nó bảo nó mới học xếp máy bay đấy.
- Khéo lắm.
Chi tung tăng :
- Anh à, Chi hẹn tuần sau Chi sẽ cho nó hộp màu 24 cây. Chắc nó thích tô màu lắm. Chi sẽ cho nó mượn cả tập truyện bằng tranh của Chi nữa. Chi sẽ dạy nó đọc chữ và viết chữ. Chi sẽ xin mẹ cho nó đi phố và coi xi-nê...
Chi sẽ... Chi sẽ... đầu tôi choáng váng chực muốn ngă chúi trên những bậc thang, những bậc thang đổ xuống như những đống sỏi dưới chân tôi, ră rời, bệnh hoạn.
- Anh Huy!
Chi gọi tôi. Tôi không ngửng lên :
- Anh Huy làm sao thế?
Tôi cố làm như b́nh thường :
- Không, anh không làm sao cả.
- Thật không?
- Thật.
Chi đến sát bên tôi :
- Anh làm Chi sợ quá đi. Anh có nhức đầu không?
- Anh hơi chóng mặt.
- Người anh không được khỏe lắm đâu. Mẹ bảo vậy.
Chi với tôi đi xuống vài bậc thang nữa. H́nh như Chi cố muốn bắt chuyện để làm cho tôi vui, cô bé nắm lấy tay tôi :
- Anh Huy à, Chi sợ mẹ mắng lắm.
-Sao?
- Hồi năy đó anh, thằng Tuấn nó khen Chi đeo sợi dây chuyền ở cổ đẹp quá, Chi gỡ sợi dây chuyền đeo cho nó rồi. Nó có vẻ thích lắm anh ạ.
Bây giờ th́ mảnh thủy tinh đă vỡ vụn ra trong bàn tay tôi, rớm máu. Tôi không c̣n bậm môi được nữa. Tôi hất bàn tay Chi ra :
- Cái ǵ Chi cũng thằng Tuấn, thằng Tuấn hết.
Và cơn gió nào đă đến xoáy tung trong cơn bệnh của tôi. Chi vừa nắm lấy tay tôi “Anh Huy!” tôi lại hất ra. Đừng gọi anh nữa.
- Anh Huy!
Chi lại gọi tôi mấy lần, nhưng tôi vẫn chả tỉnh lại được
- Đừng gọi anh nữa.
Hai tay tôi nắm chặt lấy hai vai Chi và đẩy cô bé ngă dựa vào tay vịn cầu thang. Tiếng nói tôi nóng hừng hực của cơn sốt :
- Cái ǵ Chi cũng thằng Tuấn, thằng Tuấn. Chi thương thằng Tuấn chứ Chi đâu có thương anh.
- Em Huy!
Lưỡi tôi cứng lại ở cuối cùng câu nói. Tôi như người vừa được dội nước lạnh và chợt thấy ḿnh tỉnh táo lạ thường.
- Em Huy!
Tôi buông hai tay trên vai Chi ra. Con thú say dữ đă trúng đạn. Tôi không dám nh́n mặt mẹ Chi, tôi nghĩ rằng bà đă đứng ở dưới chân thang từ đâu câu chuyện. Và tôi lẳng lặng cúi bước ngược lên phía lầu. Ở phía sau tôi tiếng chân Chi chạy xuống những bậc thang và ôm lấy mẹ khóc nức nở.
H́nh như có tiếng mẹ Chi gọi tôi ở dưới chân thang, nhưng tôi vẫn bước đi, không quay lại. Bước chân tôi cứ như bước vào những khoảng không, khoảng không. Măi cho đến khi tôi giật ḿnh té nhào.



 

Mười

Không ai c̣n trải tấm thảm cỏ nhung rộng măi để chúng tôi nô đùa. Mẹ Chi cũng không và chim muông cũng không. Chi đứng ở viền tấm thảm nhung, Chi khóc. C̣n tôi th́ buồn vô chừng. Buổi sáng trời lạnh, tôi t́m chiếc áo len và quấn thêm chiếc khăn phủ xuống cho ấm ngực. Tôi thấy những ngày mưa tháng tám rét mướt một cách lạ lùng
Giá như Chi và tôi vẫn c̣n dung dăng nô đùa trên tấm thảm xanh ấy, nhưng thực th́ mất hẳn rồi, tôi sẽ kể cho Chi nghe bao nhiêu là chuyện, dù là những chuyện đâu đâu. Thật vậy, dù là những chuyện đâu đâu, nhưng hơi thở sẽ ấm lắm.
Tôi thích một bài thơ của Đỗ Quư Toàn. Bài thơ Mùa Xuân Yêu Em. Bài thơ nghe như bài hát và thực sự đă có những nốt nhạc vào nhũng gịng thơ ấy:
anh yêu em v́ em biết nói
đă biết thưa,
thưa anh,
em c̣n biết gọi.
sáng trời mưa khiến cho anh nhớ em.
bây giờ nắng,
anh nhớ em nhiều.
ngồi xuống đây nghe chim đang hót.
đồng cỏ như bàn tay
trời như mắt say.
ta ngó nhau ôi c̣n biết nói ǵ.
hai đứa ngồi đó như hai ḥn bi.
có cành hoa đẹp anh hái cho em.
em không thèm nhận anh chết cho xem.
rồi anh sẽ khóc liên miên suốt ngày
ôi chẳng có bao giờ buồn như bữa nay
này em yêu quư em nào có nghe.
trên đồng cỏ có con ḅ kia.
nó kêu ḅ ḅ và nó ăn cỏ.
trời hôm nay cao.
yêu em hỡi gió.
trên một cành ngang có một tổ kiến
có con đi ra và có con đi vào.
trời hôm nay nắng mến em xiết bao.
này em yêu quư em nào có hay.
ban năy trên tṛi có đôi chim bay.
có đôi chim trắng bay trên nền trời,
trời xanh xanh quá đôi ḿnh lứa đôi

Có lẽ, trong tất cả mọi h́nh ảnh đẹp, h́nh ảnh đẹp nhất vẫn là h́nh ảnh một người đưa người yêu dấu vào nô đùa trong cánh đồng thơ ấu. Có giận hờn, dỗ dành và thương yêu ngọt như cỏ non. Nhưng cánh đồng thơ ấu rồi cứ nhỏ lại dần. C̣n tôi th́ chả biết nói sao hết. Trái xanh đă say trong miệng tôi. Tôi ngơ ngẩn như một đứa bé chơi diều mà con diều bị đứt dây, tay mân mê đầu sợi chỉ c̣n lại, tôi thơ thẩn đi giữa cánh đồng rộng. Tôi tiếc con diều. Tôi buồn ḿnh v́ đă thả dây cao quá. Nhưng ai mà biết được. Điều đó rất đúng. Ai biết được những cơn gió lộng, bất chợt đến. Và những nỗi lo sợ của tôi ngày nào thực sự xảy ra. Bây giờ. Nếu có một đứa bé nào thích một giọt sương đọng trên lá, th́ hẳn nó cũng biết khôn để ngắt cả chiếc lá chứ không hớt giọt sương ấy vào ḷng bàn tay. C̣n tôi th́ ra ngoài đêm, ngủ giữa trời và x̣e bàn tay để cho được một giọt sương đọng vào. Tôi quư giọt sương ấy lắm. Nhưng có quư cách mấy rồi giọt sương nào cũng vỡ ra, tan đi.
Tôi dỗ dành Chi. Chúng tôi không c̣n ở giữa tấm thảm cỏ nhung. Chi cứ khóc.
- Chi à
- ...
- Chi.
- Dạ.
Tiếng Chi “dạ” muộn đă làm tôi buồn biết mấy. Tôi ngồi bằng hai đầu gối xuống mép thảm cỏ. Tôi bảo :
- Anh Huy xin lỗi Chi.
- Anh Huy người lớn lắm.
Chi lại khóc. Và tôi chả c̣n lời nào để dỗ dành Chi nữa. Tôi lại gọi Chi :
- Chi ơi,
Chi chẳng “dạ”.
- Chi ngẩng lên nh́n anh đi...
Chi cũng chẳng nh́n tôi. Tôi muốn đặt tay lên vai Chi, tôi muốn cúi xuống bờ tóc Chi. Tôi muốn nói với Chi rằng tôi buồn lắm. Anh Huy buồn lắm Chi ơi. Anh không hề muốn chuyện ấy xảy ra. Anh vẫn sợ. Anh không bao giờ muốn làm như người lớn.
- Anh thương Chi lắm, Chi ạ.
- Chi chẳng hiểu ǵ cả.
Chi vụt đứng dậy. Chi chẳng hiểu ǵ cả. Và Chi bỏ tôi, Chị chạy vào trong tấm thảm cỏ nhung rộng mênh mông. Chi trốn tôi. Chi biến mất trong thế giới huyền diệu của Chi. Làm sao tôi có thể đuổi bắt Chi, trên thảm cỏ nhung ấy, tuổi thơ Chi đă cất cánh bay cao, thật cao.
Tôi cứ đứng cúi gằm măi. Rồi mẹ Chi đến. Bà đứng trước mặt tôi. Yên lặng. Bà mặc áo dài màu nâu củi gỗ. Bà nh́n tôi mắt bà buồn như muốn khóc. Và tôi th́ khóc thực sự, tôi ôm lấy cánh tay bà khóc rấm rức như đứa trẻ. Tôi đợi lời trách móc của bà đến run rẩy.
Mẹ Chi khẽ đẩy tôi ra. Bà bảo :
- Em Huy, con trai em không được khóc.
- Cháu biết.
- Em lau khô nước mắt đi.
- Vâng.
- Hăy ngẩng lên nh́n tôi, em Huy.
- Bác đừng nh́n cháu. Cháu sợ lắm. Bác hăy mắng cháu th́ hơn.
- Không em Huy à.
Mẹ Chi đặt tay lên vai tôi :
- Em không có ǵ đáng trách cả. Tôi hằng quư mến em và cho đến bây giờ tôi vẫn quư mến em. Em x̣e bàn tay trái cho tôi coi.
Tôi nghe lời bà, và để bà nắm lấy bàn tay trái của tôi.
- Tôi không lầm, tay em quư lắm. Em là người có lư tưởng và sẵn sàng sống nuôi lư tưởng. Nhưng em nhiều lăng mạn và đam mê. Em phải coi chừng sẽ vấp ngă một cách khốn nạn.
- Vâng, cám ơn bác.
Mẹ Chi không nh́n tôi, bà quấn măi những ngón tay trong vạt áo nâu của bà. Lâu lắm bà mới nói, giọng bà nghẹn ngào :
- Em Huy à, tôi nghĩ em đă vừa đủ lớn để hiểu thế nào là thương yêu. Nhưng để hiểu hết nghĩa, có lẽ đến bây giờ tôi vẫn c̣n là học tṛ để học bài ấy. Ở tuổi thanh xuân, tôi đă lầm lẫn một lần. Xót xa cho măi bây giờ em ạ. Em th́ không, em Huy nhé. Em Chi c̣n nhỏ, dại lắm. Bước chân em ấy quá ngắn, phải không em? Em chỉ bước nhanh một chút th́ cũng có thể làm em Chi vấp ngă. Tôi th́ không muốn em Chi ngă. Vết thương t́nh cảm tuổi nhỏ của người con gái khó lành lắm, để một ám ảnh lớn măi cho em sau này.
- Thưa bác, cháu không hiểu.
Yên lặng. Tồi thấy mặt mẹ Chi đẹp dịu dàng và sáng ngời như lời chép lại những người đàn bà trong thánh kinh. Bà đọc thánh thi và giảng nghĩa yêu thương cho tôi nghe, những lời ngọt ngào của suối mật.
Thưa bác, cháu không hiểu. Và chân tôi cứ dẫm bừa trên các lối cỏ um tùm. Cỏ dưới chân tôi, cỏ ngang người tôi, cỏ vượt đầu tôi. Sương mù bao phủ khắp mặt tôi, vây quanh tôi mỗi lúc một dày. Và tôi bị lạc trong vùng sương mù mịt. Tôi gọi Chi, nhưng làm sao Chi có thể nghe được tiếng tôi. Tôi cứ ngỡ là Chi đang đi phía trước mặt. Tôi phải tin thế. Tôi gọi Chi thật to, tiếng tôi vọng lại một ḿnh.
Tôi thức dậy, sau giấc ngủ nhiều mộng mị rối tung, như người vừa ốm dậy, tôi thấy ḿnh lạ lùng. Buổi sáng, cũng là buổi sáng chủ nhật, tôi muốn sang nhà Chi quá. Nhưng nhất định là không. Tôi tưởng tượng tới hai cánh cổng sắt cao, nghiêm nghị và đoan trang như đôi mắt của mẹ Chi nh́n tôi. Nhất định là không. Giữa tôi và Chi đă có một bức tường cao, bức tường ái ngại và nhiều nghĩ ngợi của tôi xây lên.
Một buổi chiều, trên con đường quen thuộc về nhà tôi gặp Chi đi với mẹ. Tôi không nh́n thấy mắt cô bé, nhưng tôi biết dáng dấp chim muông của Chi đă mất tinh anh nhiều rồi. Và ở xa, Chi đă nh́n ra tôi, cô bé dứt khỏi tay mẹ và vụt bỏ chạy như người hoảng sợ. Chi chạy xa tôi, một khoảng đường thật xa rồi mới đứng giấu mặt vào một gốc cây rấm rức khóc. Mẹ Chi nh́n tôi, bà khẽ lắc đầu rồi cúi xuống buồn bă.
Giă từ bé, tuổi thơ. Hồn nhiên ơi! Chim muông ơi!
Tôi buồn vô cùng.



 
Mười một

Nắng bắt đầu ru nhau ngủ trên các nhánh lá me con đường trước nhà Chi. Buổi chiều tôi đứng ở cổng nhà Chi một lúc lâu, nhưng tôi lại không lần nào với tay lên nhấn chuông. E ngại quá sức. Biết Chi và mẹ có c̣n bằng ḷng đón tôi như trước? Đă chực về, nhưng bỗng dưng cánh cổng mở. Mẹ Chi hiện ra. Bà làm tôi hoảng hốt, cuống sợ, nhưng tôi thấy mắt bà cũng ngập bỡ ngỡ. Bà nói mấy ngày nay tôi có ư mong em Huy sang quá.
- Em Huy có ǵ lạ không?
- Không ạ.
Tôi đáp như chuyện rất b́nh thường và theo bà vào nhà. Tất cả vẫn y nguyên, lối trải sỏi, những cây cối và khu vườn cũ. Có hơi khác là những cửa sổ ở trên cao đă đóng kín h́nh như từ sớm. Và Chi không ríu rít ra đón tôi. Trời vừa tối. Mẹ Chi vào nhà và bắt đầu bật các đèn pḥng. Khi đứng ở chân thang lên lầu, mẹ Chi mới cúi xuống nói với tôi, giọng bà nhỏ như sợ tiếng động :
- Em Chi đau từ đầu tuần, em Huy ạ.
Tôi lẳng lặng theo bà lên lầu. Dưới ánh đèn ở góc pḥng, tôi thấy Chi nằm ngay ngắn, chăn phủ ngang ngực và thiêm thiếp ngủ. Ṭi cứ đứng măi ở cửa pḥng và đợi mẹ Chi ra dấu tôi mới bước vào. Tôi cố bước thật nhẹ đến bên giường Chi. Chi ơi! Tôi gọi nhỏ trong miệng tôi. Chi đang nằm đây, những sợi tóc ḷa x̣a trên vầng trán lấm tấm mồ hôi, Chi ngủ hiền lành. Không biết giấc ngủ ấy Chi có c̣n mơ thấy hoàng tử, công chúa và những bà tiên đẹp như trong cổ tích? Mẹ Chi cùng ngồi ở mép giường, đối diện với tôi. Đôi mắt bà đục buồn buồn làm sao ấy. Bà nói :
- Em Chi mới bớt mấy bữa nay. Tội em lắm. Mấy bữa trước em cứ mê sảng hoài. Lần nào mê em cũng gọi mẹ và làm như em sợ điều ǵ ấy, mắt em nh́n vào khoảng không hoảng hốt rồi ôm chầm lấy tôi khóc nức nở. Tôi đă sợ... Nhưng bác sĩ nói em chỉ sốt thường thôi.
Mẹ Chi thôi nói, bà nh́n sang tôi. Năy giờ tôi yên lặng, có lẽ bà cũng biết là tôi đang buồn lắm. Tôi muốn gọi “Chi ơi”, tôi muốn nói chuyện với Chi, tôi muốn siết chặt lấy tay Chi và dẫn Chi chạy nhảy tung tăng ngoài vườn. Nhưng Chi vẫn nằm yên đây và tôi vẫn ngồi yên đây. Khi Chi khẽ cựa ḿnh và gọi “mẹ...”, môi cô bé se lại run run làm tôi xót xa hết sức. Tôi gọi nhỏ :
- Chi à!
Chi mở mắt, hai hàng mi dài lười biếng như con mèo ngái ngủ. Khi nh́n tôi, Chi không reo lên “Anh Huy!” mừng rỡ. Cũng chỉ một chợp mắt rồi quay đi. Sao tôi muốn khóc quá chừng. Tôi quay sang mẹ Chi như van xin. Bà vội nắm lấy tay con gái :
- Chi à, anh Huy tới thăm con đó.
Chi co người lên và ôm chầm lấy cổ mẹ, cả thân của cô bé run rẩy như người sợ sệt một điều ǵ trước mặt. Tôi thấy lạnh quá. Cơn gió nào từ cánh đồng xa xôi ào ào để về làm tung những cánh cửa sổ, lùa vào pḥng quấn lấy thân thể tôi, làm rối mái tóc dại của Chi. Cơn gió đưa tôi lớn lên, đưa Chi lớn lên. Cơn gió làm chúng tôi nh́n nhau bối rối, xa lạ. Mẹ Chi đặt Chi trở lại giường, âu yếm :
- Con muốn ăn ǵ không ?
- Không, - Chi lắc đầu - mẹ cho con uống nước.
Mẹ Chi đứng lên, để lại ḿnh tôi với Chi trong cơn gió lạ. Bây giờ cơn gió đang thổi về đầy trong mắt chúng tôi. Hai hàng nước mắt chảy dài trên má Chi. Chi khóc. Tôi thấy Chi đẹp như một công chúa trong chuyện cổ tích nào đó. Chiếc áo ngủ màu trắng của Chi có rắc những bông hoa hồng nhỏ li ti, cổ áo trề xuống. Để tôi nhớ khuôn mặt của một pho tượng thạch cao bán thân, pho tượng một người con gái nhỏ đang đọc sách, nhưng mắt th́ h́nh như lơ đăng ở đâu đâu. Nhưng Chi khóc, tôi không biết nói ǵ với Chi nữa cả. Tôi ra đứng ở nơi cửa sổ rộng nh́n xuống mảnh vườn sau nhà. Sau màn kính mờ mịt của đêm, tôi chỉ thấy những chấm trắng đục của các bông sứ. Tôi buồn quá.
- Sao Chi khóc. Có phải Chi giận anh?
- Chi không giận anh.
- Thế sao Chi khóc?
- Tại khói thuốc anh hút làm cay mắt em.
Mẹ Chi trở lại, bà đặt ly nước cam vắt trên mặt chiếc bàn nhỏ ở đầu giường Chi nằm. Bà khẽ kêu lên :
- Con cứ vậy thôi.
Bà rút chiếc khăn trong túi áo rộng và chấm những hạt nước mắt c̣n đọng trên má con gái.
- Con uống nước nhé.
- Vâng.
- Mẹ cho con nửa viên thuốc an thần nữa. Ngày hôm nay mẹ thấy con ngủ cứ hay giật ḿnh hoài.
Mẹ Chi làm những công việc ấy, bà nâng đầu Chi dậy cho Chi uống nước và thuốc. Tôi thấy Chi vẫn tỉnh táo lắm. Có khác với mọi ngày, là cơn sốt làm cho môi Chi đỏ và má Chi hồng thêm, c̣n mái tóc th́ rối bời. Tôi cắn chặt môi xao xuyến, cuống quưt đang xây bức tường thành e ngại trong những lần chúng tôi nh́n nhau. Bây giờ tôi mới thấy chuyện với kẹo hồng, với ô mai, với thảm cỏ xanh và trời xanh sao mà dễ dàng thế, quư hóa thế. Nó không làm ướt mắt Chi, không làm rối nghĩ ngợi của tôi. Giá Chi cứ dại măi, và tôi cứ ngu ngơ măi... Để tôi khỏi nghĩ xem là phải bắt đầu câu chuyện thế nào bây giờ. Cơn gió đă dịu lại ở quanh khu vườn mới nơi Chi và tôi ngồi, nhưng c̣n cách nhau bằng một khoảng nắng rộng, cỏ cháy. Chắc chắn là Chi không giận tôi.
Bây giờ, Chi nằm nghiêng người, phần chăn phủ kín chân, ngang tới ngực. Mắt Chi chừng như ngập bóng râm mát mẻ. Chi nh́n tôi tŕu mến.
- Anh Huy vẫn b́nh thường chứ.
- Anh vẫn b́nh thường.
- Sao Chi thấy mắt anh Chi buồn?
- Tại Chi chả nói chuyện với anh.
Chi vẫn yên lặng. Đáng lẽ tôi phải nói ǵ với Chi, hỏi han Chi, đưa tay lên trán Chi và bảo đầu em nóng quá, nhưng tôi cứ ngồi yên như vậy. Mẹ Chi đến giữa chúng tôi, bà đưa chúng tôi ra khỏi cơn gió.
- Con gái mẹ, bây giờ con nằm một ḿnh nhé.
- Vâng, mẹ để đèn cho con.
- Con có đọc sách không?
- Không ạ.
Giọng Chi nhỏ. Tôi thấy tiếng nói Chi có một chút đôi khác. Tự nhiên ḷng tôi dâng lên, nghẹn ngào, xót xa. Chi ở bên tôi mà như xa lạ, tiếng Chi vang vào những lùm cây của khu rừng vọng lại, khu rừng mà chiều nay tôi đang bơ vơ. Tôi cắn chặt môi để khỏi ứa nước mắt. Tôi sợ khóc trước mặt Chi và mẹ cô bé. Tôi sợ những lời bàn tán dị nghị của những người quanh tôi. Bây giờ tôi muốn là đêm thật khuya, để tôi về ngồi nhà cho gió, cho sương rầu nát người. Để tôi ngồi hút thuốc và tôi khóc.
- Con cố gắng ngủ ngay đi nhé.
Mẹ Chi kéo cao chiếc khăn phủ ngang người Chi, bà cúi xuống hôn con rồi ra dấu cho tôi xuống nhà theo bà. Măi đến lúc này tôi mới nắm vội bàn tay bé nhỏ của Chi, cuống quưt :
- Anh về Chi nhé.
Chi vẫn nh́n tôi chả nói ǵ, mắt Chi rộng như mắt nai ướt. Tôi rời Chi và Chi gọi tôi thật khẽ “Anh Huy”, tôi nghe được nhưng là v́ nh́n thấy Chi chúm môi lại như những lần cô bé cúi xuống trên má búp bê Ly Ly.
Tôi bước thật nhanh theo mẹ Chi. Trên những bậc thang, mẹ Chi nói với tôi :
- Tôi muốn nói chuyện với em Huy một lát. Em không bận về ngay chứ?
- Không ạ.
Tôi theo mẹ Chi ra vườn. Đêm vừa ru ngủ những cây trúc đào, hoàng hậu, mẫu đơn, thông thiên và chúng bắt đầu thở nhẹ nhàng, ngoan ngoăn
Tôi nói với mẹ Chi :
- Cháu vừa đậu rồi bác ạ.
- Vậy hở?
Mẹ Chi nói vậy mà không có vẻ mừng rỡ cho lắm :
- Tôi mừng cho em, Huy ạ.
Khoảng thời gian lâu yên lặng, để kịp tôi nhận ra câu chuyện của mẹ Chi sắp nói với tôi, tôi thấy lo lắng. Nhưng tôi không nh́n thấy đôi mắt của mẹ Chi trong bóng tối, đôi mắt ấy đă bao lần tôi mường tượng ra. Chúng tôi ngồi xuống một băng đá không có lưng tựa. Mẹ Chi nói :
- Vừa vặn để em vào đại học. Em đă chọn phân khoa nào chưa?
- Chưa ạ.
- Luật không?
- Cháu ghét cay ghét đắng.
- Ừ. Em th́ không thích Luật được. Em theo Văn Khoa có lẽ hợp.
- Cháu cũng không thích Văn Khoa.
- Em hơi khó tính rồi đấy nhé.
- Không phải đâu bác. Tại cháu thấy không có phân khoa nào hợp với cháu cả.
- Tôi biết. Nhưng em phải chọn một trong những con đường đă có sẵn.
- Mà cháu thích đi riêng trên một con đường.
- Tất cả mọi chuyện chứ em Huy?
- Vâng. Tất cả mọi chuyện.
- Như thế gọi là lăng mạn em Huy ạ.
Chúng tôi đang ở trên một gịng sông và vừa chuyển sang một ḍng sông khác. Tôi hỏi lại mẹ Chi :
- Như thế cũng gọi là lăng mạn hở bác?
- Người thích đi xa cũng như người thích đi riêng trên một con đường, những người ấy đều lăng mạn.
Câu chuyện ngừng một lát khi mẹ Anh Chi đứng lên và chậm răi đi lại chiếc hồ nhỏ trong vườn, hai tay của bà vẫn ủ sâu trong hai túi của chiếc áo rộng khoác ngoài. Rồi bà gọi tôi :
- Em Huy này
- Dạ.
Tôi đến bên bà khi bà vừa khom người xuống khẽ đùa bàn tay trên mặt nước, mặt nước vỡ ra thành những làn sóng lấp loáng ánh sáng của chiếc đèn lồng bằng đá ở giữa hồ.
- Không biết tôi có nên nói với em chuyện này không, một chuyện nhỏ nhặt thôi, nhưng cũng ám ảnh tôi mấy hôm nay.
Bóng tối giấu diếm cho tôi những bối rối. Tôi sợ sự lặng thinh này, song tôi lại cũng sợ luôn cả tiếng động của ḿnh. Mẹ Anh Chi lại vớt nước trên mặt hồ. Bà quay lại hỏi tôi :
- Em c̣n nhớ con mèo Mimi của em Chi không?
- Thưa bác ít tuần nay cháu không để ư đến nó.
- Đúng thế, - Bà lại chậm răi - ít tuần nay tôi cũng không thường thấy nó quẩn chân như dạo nào. Cho tới cách đây mấy hôm, nó làm tôi giật ḿnh.
- Nó chết rồi hở bác?
- Không, mà nó bỏ đi đâu mất. Một buổi sáng sớm tôi ra vường, bên mé hồ này, tôi thấy con búp bê tóc vàng. Có phải em Chi gọi nó LyLy không em?
- Thưa bác, vâng.
Chi nghĩ tới một tên cho búp bê rồi anh ạ. Chi nói đi. Có một chữ của tên anh Huy trong đó. Anh không biết. Anh không biết thật à? Chữ ấy là chữ cuối cùng của tên anh Huy đó. Anh không biết. Anh hay vờ thôi, Chi nói nhé. Ừ Chi nói đi, nói nhỏ thôi. LyLy.
Mẹ Anh Chi để cho tôi cái ân huệ, đó là sự thinh lặng. Và bóng dáng con mèo lởn vởn trong đầu óc tôi. Rơ ràng cả đôi mắt, cả những chiếc răng và những vuốt chân sắc nhọn.
Anh Huy xem, bế cô này th́ cô kia ghen, bế cô kia th́ cô này xị mặt. Mimi chắc ghét anh lắm. Chi sợ có ngày cô Mimi lại cào “mặt người ta” quá, bắt đền anh Huy đó.
Cái đầu con búp bê vẹo về một bên, mặt mũi, chân tay đầy những vết cào vết cắn. Mái tóc dài rối bời và con búp bê bị bỏ chết đuối ở một góc hồ thảm hại.
- Dù sao th́ tôi cũng giấu em Chi chuyện này, cho đến khi em ấy khỏi đau.
Mặt nước hồ thinh lặng, đông đặc như một chén thạch xanh đậm trong vùng ánh sáng nhỏ hẹp chung quanh chúng tôi. Mẹ Anh Chi vẫn c̣n để lại cho tôi cái ân huệ thinh lặng đó, dù trong chốc lát. Bà trở lại băng đá và ngồi xuống.
Có lẽ mẹ Chi đang muốn dẫn tôi đến câu chuyện mà bà muốn nói. Tối vẫn đợi, song tôi vần sợ đôi mắt của bà nh́n tôi. Trong bóng tối, tôi đă yên ḷng được nhiều. Và khi bà nhắc đến Chi
- Em Huy ạ...
Người tôi tưởng run lên. Cơn gió từ cánh đồng xa tôi lại ào ào đổ về quấn quanh người tôi. Tôi chỉ nghe mơ hồ được tiếng mẹ Chi nói lẫn tiếng gió ŕ rào ŕ rào như trong giấc mơ một lần nào. Và tôi nắm chặt hai bàn tay với nhau.
- Em Chi c̣n nhỏ, em Huy ạ. Đừng đưa em ra biển. Đừng để em say sóng. Ngày trước tôi đă thiếu may mắn trong tuổi lớn lên của tôi. Tôi cứ tưởng là bất cứ một con đường nào đẹp người ta cũng có thể dẫn nhau tới, những con đường mê hoặc tuổi trẻ. Bây giờ tôi mới biết nó là lăng mạn. Em có thể lăng mạn. Người con trai có thể lăng mạn. Nhưng người con gái th́ không, em Huy ạ. Tôi xin đến giữa em và Chi. Chi là nguồn yêu thương của tôi, duy nhất, từ khi nhà tôi đi thật xa tôi, chết trong tâm hồn đau đớn của tôi. Tôi đón em đến với gia đ́nh tôi, cũng bằng cả những nguồn thương yêu thân mật ấy. Tôi muốn giữ cho em một kỷ niệm thật đẹp, trong đời em. (Giọng bà nhỏ đi như tiếng nói thầm). Em là người có nhiều điều để quư mến. Bao giờ tôi cũng quư mến em, Huy ạ.
Mẹ Chi vừa đốt lửa mồi cho tôi một điếu thuốc. Cũng như một điếu thuốc đầu, tôi hút cách vụng về để khói đưa ngược lại vương vào mắt, làm cay mắt tôi. Tôi cứ ngồi yên lặng măi vậy, hai tay nắm chặt lấy nhau. Đến khi mẹ Chi gọi tôi: “Em Huy”, th́ tôi biết là tôi vừa mới khóc. Tự nhiên vậy thôi mà, bởi v́ khói thuốc ấy vừa đưa vào mắt tôi.
Tôi đứng lên theo mẹ Chi ngoan ngoăn như một đứa trẻ dại. Đến khoảng ánh sáng trong nhà hắt ra, mẹ Chi đứng lại, bà lại gọi tôi. Ở đây, tôi thấy rơ khuôn mặt bà, giống hệt Anh Chi, có khác là những nét buồn của người lớn. Mẹ Chi bảo :
- Huy này, em không được khỏe lắm đâu. Bây giờ thi cử đă xong, em nên đi xa nghỉ ngơi một thời gian.
- Vâng ạ.
Mẹ Chi đến gần bên tôi, bà đưa ngón tay nhẹ hất mái tóc rũ trên trán tôi dịu dàng :
- Trông em Huy hơi gầy. Em Chi nói vậy đấy.
Tôi cúi đầu, yên lặng để bà bẻ chiếc cổ áo và đặt tay lên vai tôi, săn sóc tôi như đứa con trai nhỏ của bà. Tôi đứng im vậy cho những hàng nước mắt chảy dài xuống miệng, xuống cằm và có lẽ đă rớt xuống trên cánh tay mẹ Chi. Tôi gọi Anh Chi thật khẽ trong miệng tôi, trong tâm hồn tôi. Vĩnh biệt bé, tuổi thơ ơi. Tôi nh́n vào nhà, ngước lên phía cửa sổ trên lầu mà có lẽ gió vừa thổi tung ra một vùng ánh sáng rộng. Chi đang ngủ, tôi mong cho Chi ngủ thật say.
Hăy ngủ thật say, Chi nhé. Bé hăy ngoan măi như chim muông.
Tôi xa rời cơn bệnh tôi, một cơn mê dài huyền hoặc. Mẹ Chi đưa tôi ra cổng, chính trong lúc này tôi cảm thấy tâm thần ḿnh sáng suốt hơn hết. Tôi nghe được những bước chân của ḿnh đi trên sỏi và nghe rơ được cả những tiếng động của chúng lăn dưới chân. Và có một viên sỏi đă lọt vào trong giày, làm tôi buốt nhói.
Nhưng cây ngọc lan trong vườn nhà Chi cứ nở thêm những chùm hoa trắng mới, vô t́nh. Có một bông hoa vừa đẫm sương rớt xuống trên lối đi. Lối đi này anh sẽ về.




 

Mười hai

Như bây giờ tôi nói, Chi ạ, anh thèm buồn một chút trong sự yên tịnh. Anh muốn bây giờ là buổi chiều.
Buổi chiều Chi và tôi ngồi ở những bậc cửa của một ngôi nhà nguyện nhỏ, trước mặt chúng tôi là cánh đồng cỏ xanh và xa xa là làng mạc lẫn trong các lùm cây. Chiều c̣n một chút nắng trải mỏng, nhẹ nhàng như những cơn gió hiền chỉ khẽ đùa sau gáy tôi và ve văn mái tóc Chi. Chiều, khi có con sáo nâu từ miền nào bay về và đậu trên ngọn tháp chuông. Nó nhảy, nó hót líu lo bằng giọng ca riêng của nó. Chiều, con sáo nâu đứng ngu ngơ nh́n trời rồi bay đi.
Chi ơi, dù Chi ở bên tôi, tôi cũng cứ thích gọi Chi như vậy, để tôi nghe Chi “ǵ cơ ạ” trong đôi mắt thủy tinh của cô bé long lanh.
- Anh muốn xây một lâu đài, Chi ạ.
- Một lâu đài hở anh?
- Ừ, một lâu đài thật cao.
- Thế anh sẽ xây bằng ǵ cơ?
- Bằng những viên sỏi thật trắng.
- Bé biết những viên sỏi thật trắng ấy rồi. Có phải là những mảnh sao ở trên trời không anh?
- Ừ, những mảnh vỡ của các v́ sao trên trời. Anh sẽ xây lâu đài bằng những mảnh sao ấy. Lâu đài sáng và đẹp tuyệt vời.
Chi chu môi :
- Có Chi nè, phải không anh?
- Chi làm công chúa.
- Công chúa hả anh?
- Ừ, công chúa... ngậm kẹo.
Chi khúc khích cười :
- C̣n anh?
- Anh làm... lính gác cửa.
- Lính gác cửa cũng ngậm kẹo luôn?
Nụ cười của Chi ngả trên vai tôi ṛn ră. Chợt Chi nhổm dậy hỏi tôi :
- Lâu đài anh à, Chi sợ nhỡ nó đổ mất.
- Đổ làm sao được. Bởi v́ lâu đài xây toàn bằng ước mơ mà.
- Ước mơ thật ngoan anh nhỉ.
Mái tóc Chi ḷa x̣a trên vai tôi. Tôi dẫn Chi đi, bước chân chúng tôi nhẹ như lún trên cát mềm. Chúng tôi lượm được những viên sỏi thật trắng trên một băi biển rộng. Trên băi biển ấy chúng tôi đă xây một lâu đài thật cao. Lâu đài, tôi mơ thấy Chi bận áo trắng chùng tới gót, trông Chi giống một thiên thần hơn là một công chúa. V́ thế nên Chi hay dạy tôi cầu nguyện. Tại tôi cứ bị phủ mờ bởi tấm h́nh ngày Chi rước lễ lần đầu vào năm 10 tuổi. Đầu Chi trùm một vuông voan trắng tới ngang vai, với một ṿng hoa trắng. Chiếc áo dài cũng phủ cả gót chân. Một tay Chi cầm cây nến sáp đang cháy và một tay Chi ấp cuốn sách kinh trước ngực. Trông Chi ngoan và đẹp như h́nh vẽ thiên thần trong một tấm ảnh chúc mừng Noel nào.
Chi ngửa mặt lên trời :
- Anh Huy à, anh hăy ngước lên với Chi đi.
- Anh thấy một con đường.
- Hẹp lắm phải không anh?
- Ừ, hẹp đến nỗi mà chỉ một người đi mới vừa.
- Thế th́ anh đi trước anh ạ.
- Anh sợ lạc mất Chi.
- Không đâu anh, Chi sẽ đi sau anh.
- Như thế cũng không được, - Tôi ngẫm nghĩ - Chi phải đi trước anh. Áo Chi trắng, trong bóng đêm anh dễ nh́n thấy Chi hơn.
- Thật anh nhá, anh sẽ đi sau Chi, anh nhá. Thế nào chúng ta cũng nh́n thấy những bông hoa hồng rắc trên lối đi. Lối đi bé nhỏ đơn sơ ấy, trước Chi Thánh Thérèse đă đi anh ạ.
- Chi nói đi...
- Vâng, Chúa luôn thương yêu chúng ta, những tâm hồn nhỏ. Mọi điều đều tốt lành, v́ Chúa bao giờ cũng chọn điều hơn cho con cái Người.
- Anh muốn khóc quá, Chi ạ.
Như những giọt nước thánh trong nhà thờ rót trên đầu kẻ ngoại đạo. Hôm nay, ngày chịu phép thánh tẩy của tôi. Thiên thần Anh Chi đến bên tôi và đặt tay lên vai tôi, lời nguyện đẹp, ngọt ngào, của môi trẻ thơ. Và tôi cất tiếng hát.
Buổi chiều yên tịnh, tiếng chuông ngân nga đổ chậm và vang khắp cánh đồng cỏ, lan tới những thôn làng gần đấy. Con sáo nâu chắc là đă ngủ.
Anh thương bé nhiều Chi ạ. Giờ th́ đă xa lắm rồi.
C̣n những ước mơ ở lại với tôi. Những buổi sáng, buổi chiều nơi đây yên tịnh lắm, những yên tịnh quư hóa mà những năm sống ở thành phố tôi không bao giờ cảm thấy được, họa chăng là ở ngoài ban-công, những đêm thật khuya trên căn gác của tôi.
Trong khi c̣n chờ niên học mới, mẹ và chị Hà đều bằng ḷng để tôi đi xa nghỉ ngơi ít tuần. Cũng là một dịp t́nh cờ, tôi chọn ngọn đồi đan viện Châu Sơn, một ngọn đồi xa hẳn với những ngọn đồi khác ở Đan Dương. Tôi thích lắm, cảnh yên tịnh nơi đây, chung quanh là núi, là rừng và trên lối đi là những vườn rau cải, su hào xanh mát mắt. Buổi sáng dậy sớm, co người trong chiếc áo lạnh, tôi thích ngồi nh́n ra ngoài cửa sổ xem sương mờ đục như một màn mưa mỏng ôm lấy núi đồi, cây cối.
Rồi b́nh minh ăn sáng bằng những hạt sương ấy. Nắng lên như hơi thở nồng áp trên cả hai má, tôi xuống vườn và đi loanh quanh một ṿng. Vườn ở đây rộng, trồng nhiều hoa hồng đến nỗi đi đến đâu tôi cũng thấy phảng phất một mùi hương thơm đó. Và làm sao khỏi được tôi không nhớ tới Chi. Tất cả, hoàn toàn mới lạ trong tôi, cả những quyến luyến lẫn với những xót xa ấy. Nếu tôi là một kẻ giàu có th́ tôi vừa đánh mất hết cả gia tài sản nghiệp của ḿnh một cách hoang phí, vô t́nh. Tôi mơ hồ thấy tuổi trẻ tôi cựa ḿnh lớn dậy không c̣n ǵ ngăn cản được nó nữa. Tuổi trẻ ấy đang đưa tôi ra ngoài cánh đồng gió, đang đẩy tôi ra ngoài vùng biển động. Tôi phải nắm chắc tay, mím chặt môi và phải được định nghĩa cho đầy đủ tất cả con người của ḿnh.
Ở đây, tôi có một người bạn thân, đó là thầy Colomban. Tôi đă nói chuyện với ông hàng ngày và kể cho ông nghe nhiều chuyện, cởi mở. Nhưng tôi lại không một lần nhắc tới Chi. V́ thật là, tôi không biết phải bắt đầu như thế nào. Ông khuyên tôi mỗi năm vào dịp nghỉ hè nên t́m ra đây ít ngày để nghỉ ngơi. Tôi nghĩ thế rất hay. Đời sống ḿnh phải có những ngày thật yên tịnh và xa hẳn mọi ràng buộc ồn ào thường ngày. V́ chỉ có trong yên tịnh người ta mới thật sự sống với ḿnh có ư nghĩa mà thôi. Tôi hứa rằng khi về thành phố tôi ở, tôi sẽ viết thư cho ông đều đặn.
Hết cả một buổi sáng tôi thường ngồi với ông hoặc ngồi với những cuốn sách của ông cho mượn. Buổi chiều, tôi ra vườn ngắt một bông hoa hồng về và cấu nát những cánh ra rồi ngồi nhấm một ḿnh như thỏ. Hoa hồng thơm thơm ng̣n ngọt trong miệng một cách dị kỳ. Nếu mà các tiên chỉ ăn những cánh hoa hồng và uống sương mai trên các ngọn cỏ như trong truyện cổ tích Chi kể cho tôi nghe th́ may ra, tôi có thể là... tiên được. Tiên chỉ ăn cánh hoa hồng và ngồi ước mơ không thôi.
Anh chỉ hay ước mơ không thôi, Chi ạ.
Cha mẹ hứa cho chúng tôi một vùng đất đẹp, để chúng tôi lập nghiệp. Buổi sáng trời trong, có lẽ là một buổi sáng chủ nhật, tôi đánh xe ngựa đến cửa nhà Chi sớm. Tôi gọi to :
- Chi ơi!
Chi ở trong nhà chạy ra tung tăng như chim sẻ :
- Anh chờ Chi một tí. Mẹ ơi, con đi.
- Con ăn sáng đă chứ?
- Con khỏi ăn sáng. Anh Huy đang chờ con.
Mẹ Chi xách những cái giỏ lớn của Chi ra trước cổng. Bà vẫy tay bảo tôi :
- Ăn sáng đă chứ em Huy.
- Thưa bác, hết buổi sáng mất ạ. Hôm nay trời, đẹp phải không bác?
Mẹ Chi cười dịu dàng, bà đỡ Chi lên xe ngồi cạnh tôi, dặn ḍ :
- Phải khéo, không thôi em Chi hay cảm lắm đấy.
- Vâng ạ, - Tôi cười - công chúa mà.
Chi khúc khích cười theo. Chi vẫn bé nhỏ như bao giờ :
- Mẹ ơi!
- Con gái mẹ nói ǵ?
- Mẹ lại gần đây cơ, sát đây nè mẹ... Vâng...
Chi bá lấy cổ mẹ và hôn mẹ :
- Mẹ nhé.
- Có đầy kẹo trong giỏ của con. Nếu ở lâu, thế nào mẹ cũng tới thăm.
- Con sẽ viết thư cho mẹ ngay.
Mẹ Chi hôn con gái. Tôi vẫy tay chào bà. Mắt bà vừa vương một đám bụi khi tôi giựt cương cho xe chạy. Hai con ngựa hồng ngoan ngoăn soải bước đều đặn.
- Mong là tới nơi trước chiều.
- Vâng.
Chiếc xe lắc lư lắc lư và gió hất mái tóc của Chi bay cả vào mặt tôi.
- Trời hôm nay đẹp quá bé nhỉ.
- Vâng, đẹp quá.
Và tôi làm được môt bài thơ nhỏ, bài thơ viết trên những ngọn tóc của Chi, viết trên môi cười, viết trên khóe răng khểnh và viết cả trong mắt con nai sao ấy. Tôi đọc cho Chi nghe:
chẳng hạn như nếu bé là công chúa
th́ anh sẽ là hoàng tử xứ láng giềng
để khi nghe người ta ca tụng nhan sắc bé
về đ̣i vua cha sang... làm quen với nước bên

Cái môi Chi trề ra, nhưng có vẻ giống như một nụ cười hơn :
- Vậy mà anh Huy cũng học đ̣i làm thơ!
- Anh là thi sĩ mà.
- Hứ... thi sĩ!
- Chứ không à. Bây giờ đó, bé là công chúa đi, c̣n anh í à, anh tạm là hoàng tử.
- Nếu thế th́ bây giờ hoàng tử đưa công chúa đi đâu?
- Vua cha anh giàu có lắm. Bé nh́n xem ḱa, cánh đồng bằng rộng tít tắp cuối chân trời phía tây kia là của vua cha anh.
- Vâng, rộng quá. Cha anh quả là một người giàu có, thật giàu có.
- Thực sự cha anh rất nghèo, nghèo cả một đời, một đời xạm nắng, chai tay, nẻ gót. Song cha anh là vua cả một quê mơ mộng.
- Thế gia tài của cha để lại cho anh gồm có những ǵ?
- Cả một quê hương mơ mộng đó. Một trời đó. Anh sẽ đưa bé đi lập nghiệp nơi quê hương cha mẹ hứa. Tương lai của chúng ta sẽ không nghèo khổ.
- Vâng, chúng ta sẽ được hạnh phúc, v́ chúng ta đầy tràn mơ mộng.
Chiếc xe lắc lư làm nhịp cho bài hát trên môi Chi:
ban tối đọc chuyện ngày xưa
cho giấc ngủ thấy ḿnh làm con vua
để sáng ra ḿnh chả là ǵ cả
vẫn là học tṛ phải đi học, buồn chưa!

Chiếc xe lắc lư lắc lư. Hết một buổi sáng và một buổi chiều. Tôi reo lên :
- Chi thấy ǵ không?
- Con sông, anh nhỉ.
Ở đằng trước chúng tôi đă nh́n thấy một cánh đồng đầy hoa và một gịng sông xanh lững lờ trong buổi chiều êm ả.
- Đẹp quá anh ạ.
Cả hai tay Chi níu lấy cánh tay tôi. Ở đây chim muông nhiều quá. Từng đàn, từng đàn chim trắng từ đâu đâu đổ về đón chúng tôi, chúng sà xuống đầu Chi và đậu cả trên xe. Đất lành, tôi dừng xe lại và thả các giỏ lớn ở trên xe xuống.
- Đẹp quá anh ạ.
Chi cứ luôn miệng thế. Đầu tiên là tôi nắm tay Chi, chúng tôi chạy tung tăng trên cánh đồng ngập hoa và gió rào rào trên các ngọn cỏ như hát. Khi chiều đă hết nắng, tôi với Chi đi kiếm củi khô và đốt một đống lửa giữa trời. Bữa cơm đầu xa nhà xong th́ trời vừa đơm kín sao. Bầu trời đen sẫm để các mắt sao cứ chớp hoài. Gió từ bờ sông đưa hơi nước đêm về lành lạnh. Tôi quấn chiếc khăn quanh cổ Chi. Chiếc khăn dài, phần c̣n lại tôi để phủ qua vai tôi. Chúng tôi quỳ cầu nguyện dưới trời đầy sao. Lời nguyện của chúng tôi nhỏ dại, chân thành. Trời yên lặng, như là Trời đă nhận lời. Tôi d́u Chi ngồi xuống bên đống lửa giờ c̣n những đốm than hồng khẽ nổ lách tách vỡ các thớ gỗ khô sót lại. Chi ngả đầu trên vai tôi, ấm áp vô cùng.
- Bé ơi!
Tôi x̣e rộng bàn tay ra và để nắm trọn lấy hai bàn tay nhỏ bé của Chi.
- Ngày mai chúng ta bắt đầu dựng ở đây một ngôi nhà.
- Ở gần bờ sông anh nhé.
- Ừ. Anh sẽ đi vào rừng đốn gỗ. C̣n bé sẽ đi cắt cỏ gianh.
- Có hai khung cửa sổ nhỏ nữa nhé anh.
- Một để mỗi buổi sáng hai đứa ngồi ăn điểm tâm và đợi nắng lên.
- Một để mỗi đêm hai đứa gục bên nhau đếm sao trời.
- Đẹp lắm bé ạ.
Chi nép sát người tôi :
- Anh à, phải dựng cho bé một cái chuồng chim bồ câu sáu cửa tṛn nữa cơ. Để mỗi sáng bé văi thóc gọi chúng đậu xuống sân, chúng nhặt thóc, cái mỏ của chúng dễ thương ghê lắm anh ạ.
- Anh sẽ nhớ.
- Cả trồng hoa nữa nha anh.
- Ừ, hoa sẽ nở đầy vườn, đầy cổng. Hoa sẽ ḅ trên các bức tường, mái nhà và hoa leo kín trên những khung cửa sổ của chúng ta.
- Một ngôi nhà hoa anh nhỉ.
Một ngôi nhà hoa. Mắt Chi ngập sao trời và môi Chi cũng đang nở đầy hoa trên vai tôi. Anh sẽ đưa bé tới quê hương yêu thương cha mẹ hẹn lập nghiệp cho chúng ta, bé ạ. Anh sẽ dựng một căn nhà nhỏ, anh sẽ nuôi cho bé một đàn bồ câu ngoan. Anh sẽ... anh sẽ... Và Chi ngủ ngoan ngoăn trên vai tôi, dưới bầu trời sao ngà ngọc.
Giấc ngủ xa nhà của Chi, đêm Chi giật ḿnh mấy lần.
Chi khóc và Chi bảo Chi nhớ mẹ lắm. Tôi chả dỗ dành được Chi. Nước mắt Chi làm ngập cả căn nhà lợp bằng cỏ gianh, vây bằng vỏ gỗ. Căn nhà ch́m mất.
Bé c̣n nhỏ dại lắm, Chi ạ. Sáng hôm sau tôi phải đưa Chi về sớm. Thật sớm như c̣n nguyên vẹn trong giấc mơ.
Có lần tôi mơ thấy Chi đi học về một ḿnh, dưới những hàng me buổi chiều chập tối, con đường trước cửa nhà Chi. Trời mưa ướt át trên những tàu lá me ủ rũ, trên những cành cây đen đủi gục đầu ôm lấy nhau và trên mặt đường nhựa loang ánh đèn. Tôi gọi Chi, song h́nh như Chi không nghe thấy, Chi vẫn đi nép vào bên đường. Cô bé mặc chiếc áo mưa màu trắng và thỉnh thoảng ngửa mặt lên trời run rẩy, vội vă. C̣n tôi th́ ướt sũng nước mưa từ đầu tới chân. Giấc mơ ấy làm tôi buồn, tôi nhớ tới bức vẽ tôi vẽ dở dang hôm nào ở vườn nhà Chi và bỏ về khi trời đang mưa tầm tă. Tôi nhớ tới cơn sốt của tôi ở khung cửa sổ nhà Chi làm Chi ướt mắt. Và c̣n xót xa măi trong tâm hồn tôi, trên những bậc thang của Viện Dục Anh, những mảnh thủy tinh vỡ nát trong bàn tay tôi đẫm máu.
Anh xin đưa bé vào nôi ấu thơ, để anh đong đưa ca hát ru bé ngủ ngoan, Chi ạ. Anh muốn làm đứa trẻ khờ dại đi qua nhà bé, đứng ở ngoài cổng nh́n ngu ngơ vào vườn thấy bé đang nô đùa, rồi anh về xếp diều thả bay lên trời. Thôi, anh xin làm một con chim nhỏ, về đậu bên khung cửa sổ nhà bé, hót lên mỗi sáng bé vừa thức dậy. Để bao giờ bé cũng c̣n là Anh Chi. Anh Chi hồn nhiên muôn đời của anh.
Trở về thành phố tôi ở, mười lăm ngày không đủ để kư ức ḿnh xóa bỏ được những ám ảnh cũ. Tuy thế tôi tưởng như mọi điều đều lạ lùng, thay đổi, dù quanh quẩn vẫn những con đường, những hàng cây, những dăy phố, đă vây bọc tôi bấy lâu. Chỉ c̣n nguyên những ồn ào, những bụi bậm. Tôi t́m về, chờ cho đêm xuống và ra ngồi một ḿnh ngoài ban-công. Vuông ban-công thật nhỏ, nhưng lại đủ để tôi cảm thấy là cả một khu công viên mát rượi của tôi từ thuở mới lớn, mới cảm thấy tất cả những giao động của tuổi trẻ cựa ḿnh thật chậm. Tôi đốt tiếp những điếu thuốc lá. Tôi nghĩ tới bạn bè, những Khoa, những Viễn, những Nghiệp... Mày là thằng con trai khờ khạo hết sức, Huy ạ.
Đến sáng hôm sau chị Hà mới nhắc tôi, Huy có một mớ sách ở trong ngăn kéo cuối cùng đó. Đó là mớ sách của mẹ Chi gửi cho tôi. Không có giấy vở và nét mực tím của học tṛ tiểu học nào cả. Mẹ Chi viết cho tôi trên tấm thiếp nhỏ của bà, nét chữ rắn rỏi:
Mừng em Huy thi đỗ.
Tôi đă gửi em Chi vào học ở Domaine de Marie Đà Lạt từ đầu tuần. Em sẽ nội trú ở đây và đợi niên học mới. Chắc là khí hậu nơi này sẽ thích hợp với em. Chúc em Huy may mắn bên thềm đại học.

Mọi chuyện như thế là hơn. Tôi b́nh tĩnh lắm. Khi xếp những cuốn sách mới của mẹ Chi bên cạnh những cuốn sách cũ, tôi để ư một cuốn truyện với cái tựa “cánh đồng không bao giờ t́m lại”. Có lẽ cánh đồng ấy là cánh đồng thơ ấu, kỷ niệm hay cánh đồng ḥ hẹn, yêu đương. Cánh đồng nào đó chắc rồi cỏ sẽ cháy rụi với nắng trời, sương đêm cũng chẳng nuôi nấng cho nó xanh măi được đâu.
Tôi thầm cám ơn mẹ Chi. Tôi thầm cám ơn những hàng me con đường trước nhà bé. C̣n những lời nguyện bên Chi đă chứng giám cho tôi.
Cánh đồng của bé và anh vẫn c̣n xanh nguyên vẹn, bé ạ. Dù anh đă dại dột. Song có lẽ chẳng bao giờ anh thôi được mơ mộng. Và anh với bé vẫn c̣n được lập nghiệp muôn đời nơi quê hương mát rượi đó. Anh cầu mong khi lớn lên, anh đừng dại dột một lần nữa, đó là lần anh cảm thấy quá cần thiết bé trong cuộc đời anh. Hẳn là từ đó, đôi cánh mơ mộng của anh sẽ rụng mất, cho đam mê gặm ṃn, cho thương đau ră rời.
Bỏ bẵng một thời gian, lâu lắm tôi không đi qua con đường quen thuộc trước nhà Chi. Một buổi sáng chủ nhật t́nh cờ tôi đi ngang qua đây, sân nhà Chi giờ chim bồ câu đă về đậu cả đàn, đầm ấm. Tôi nhớ tới người đàn bà có đôi mắt đục buồn, có lẽ bà không c̣n thích hoài một màu nâu nữa.
Cây ngọc lan ở lối đi chắc đă cao thêm và đầy hoa, ngát hương.


Hết