H́nh ảnh ngày Đại Hội, xin bấm vào đây!
Thánh Lễ Tạ Ơn
Tối qua khi chuẩn bị đi ngủ để sáng mai dậy sớm đi làm th́ chị Thập phone. Chị Thập nói tôi viết bài cảm nghĩ, tường tŕnh cho ngày Chúa Nhật nhé. Oh My God!  thở dài cái sượt. Chợt nhớ đến t́nh cảnh chị Thập, Anh Đào và các anh chị em trong ban Tổ chức nói riêng và Hội của ḿnh nói chung hiện nay, tôi không thể từ chối c̣n dặn là trước khi post chị nhớ sửa cho em nha. Rồi sau một hồi trao đổi th́ hôm nay đi làm về đến nhà, tôi mở máy để bắt đầu draft. Nhớ ǵ, nghĩ ǵ để có những con chữ, để kết nó thành câu thành cú khi ḿnh trở thành người Phóng viên Bất Đắc Dĩ này cho tất cả Thầy cô,
anh chị em bạn bè khắp nơi trên thế giới đọc bây giờ. Thôi th́ có nghĩ ǵ, c̣n lưu lại ǵ trong óc ngày cuối cùng của ĐH mà tôi được tham dự, xin ghi lên đây, các anh chị các bạn thấy thiếu sót, sai trái ǵ cũng chua thêm và góp ư cho em út nha.
Nói như vậy chứ trước khi viết tôi cũng sợ lắm. Cũng tại v́ như các anh chị nói, nếu lấy Little Sàig̣n làm tâm 0 của ṿng tṛn, em ở xa nhất, em vô tư nhất không sợ bị lạc đạn và không phải đi chợ đâu. C̣n nếu tính thời gian gia nhập Hội th́ em cũng ít nhất đếm chưa hết đầu ngón tay ngón chân mà. Nói như vậy chứ trước khi viết thay cho một phóng viên đàn anh chuyên nghiệp như anh Nhă, anh Hoài th́ tôi cũng sợ lắm. Tôi phone cho các anh chị, anh đọc bài em viết chưa, anh xem ngoài lối hành văn, cách dùng chữ của em khi viết làm sao. Chị xem dùm em coi ư tưởng em khi viết các bài trong ĐS làm sao, có trịch thượng, có mích ḷng ai không? Và nhất là chị xem dùm em xem cách dùng từ của em c̣n mang vẻ trong nước không, sửa dùm em nhé. Nói chung th́ sau khi phone tôi đều nhận được những lời chấp nhận cho điểm tốt để tôi tự tin khi gơ mấy ḍng chữ này. C̣n có anh tận t́nh quá mail như thế này: Nếu cho anh là thầy để chấm bài viết của em, anh sẽ nói em viết mộc mạc, ư tưởng chân thành, những kỷ niệm sâu sắc trong các bài viết h́nh như cũng ít bạn c̣n nhớ. Ngôn từ em sử dụng b́nh dân, mang màu sắc không quá miền Nam như Nguyễn Ngọc Tư hay Sơn Nam nhưng đúng là giọng dân "Sè gọn".
Và yếu điểm duy nhất của em trong các bài viết ở ĐS ḿnh là buồn, đọc thấm nỗi buồn nhiều lắm.
Tôi cũng chia sẻ một ít tâm sự về cuốn ĐS cuối của ḿnh, phải nói là tôi rất thương rất phục rất trân quư những người đă bỏ công sức làm những việc để nối kết t́nh thân của chúng ta. Thử nghĩ thế này nhé, đây là kỷ niệm cuối cùng c̣n được layout và in lại bằng giấy, c̣n được tư duy để viết, để nhớ, c̣n được trao cho nhau để làm quà. Chúng ta đă hay sắp sửa vào cái tuổi mệnh danh là Tri Thiên Mệnh, giàu nghèo sang hèn đă xác lập cả rồi, nếu vẽ biểu đồ giữa thời gian và số lượng người quen trong đó có thầy cô, bạn bè, chúng ta sẽ thấy được biểu diễn bằng h́nh chóp với số lượng người rơi rụng dần...Gần cuối đời son phấn trôi tuột
hết rồi ai cũng nhăn vậy thôi. Nhưng có một lúc nào tĩnh tâm nghĩ lại, chúng ta đă làm ǵ coi được và coi chưa được. Những này tháng tư khi Đại Hội trường sắp tổ chức mà chưa đủ bài để lên khuôn. Tôi vẫn dửng dưng (cái tật thật xấu) trước mọi lo toan của người khác thật đáng đánh đ̣n. Trưa hôm đó chị Thập phone nói là em viết bài nhé, gần đến ngày tới nơi rồi mà không đủ bài ǵ cả, giọng chị thật thiết tha dù tôi có ngại cách mấy cũng phải nhận lời. Và tôi viết, trễ tràng có lẽ là nhất. Tôi đă làm một việc coi như được để khi nhận món quà này ḷng cũng không áy náy. Vài chục năm sau kẻ c̣n người mất vật đổi sao dời ai biết được nhưng nếu c̣n giữ được món quà này th́ há chẳng là ư nghĩ biết bao....
Dài ḍng như vậy để đề cho máy nổ nhé...
Buổi Đại Hội chính thức năm nay thành công ngoài dự tính, những chuyện báo chẳng vui trước ngày ĐH đă không xảy ra, các anh chị trong ban Tổ chức ai cũng hân hoan lắm nh́n thấy mà thương. Các tiết mục trong ĐH được đổi khác hơn các năm trước là phần tặng quà Aniversery rất dễ thương và vui nhộn. Có ai biết chúng ta c̣n thiếu ǵ với ai không, chắc cũng có anh chị nhớ mà không tiện nói ra, em xin nhắc nhé. Đó là thiếu quà của anh chị Bộ-Huyền và anh chị Thập-Vũ, họ nắn óc t́m và set up chương tŕnh để chúng ta được vui, được cười hể hả, được nhảy nhót, được có kỷ niệm nhưng họ lại không nghĩ đến ḿnh...
Tối đó tôi không về Los mà ở lại Santa Ana. Về cũng không tài nào nhắm mắt trước những h́nh ảnh cứ chập chờn. Sáng dậy cũng hơi trễ khi nắng lên rực rỡ ngoài sân. Sửa soạn sơ sơ, tôi nhờ người chở đến nhà Hậu. Trời, sao ḿnh tệ thế này, tôi đă ghé đây mấy lần mà sao vẫn lạc vậy ta. Ṿng qua Euclid ra Habor rồi ṿng lại, nhớ ngay đây mà. Tức quá phone cho Hậu, Hậu và Trí thay phiên nhau chỉ đường cho tôi đến. Đến nơi th́ Cha Kim Long đă đến.
"Chào Cha, Cha nhớ con là ai không?"
Nếu không có giải đáp th́ câu hỏi này là vô duyên nhất trong ngày v́ mới gặp Cha lần đầu mà đă hỏi ngây ngô như vậy...
"Con là người cùng với Cha đi thi lái xe ở DMV Wesminster bữa đó đó!...Cha bị rớt và con cũng y chang!"
"Ô là chị đó hả? sao trái đất tṛn, gặp được nhau đây vậy ta!"
Thế là kể cho Cha nghe, bữa đó Cha đi thi lái Motorcycle trong khi ḿnh thi lái xe hơi. Cả 2 cùng đứng gần điểm xuất phát, lúc đó vừa run trong bụng vừa lo, nh́n sang thấy: 'Ô ông Cha làm lễ nhà thờ Tam Biên ḿnh hay dự đây mà!' nhanh nhẩu chào cha nhưng lúc đó chắc cha cũng lo nên cha quên mất ḿnh, bữa nay gặp lại ở ĐH nói kể chuyện rôm rả về chuyện đi thi lái xe cũng vui... Vào trong nhà Trí-Hậu th́ tôi đă thấy chủ nhân đă sửa soạn từ lúc nào rồi, năm nào cũng vậy, Trí-Hậu cũng chuẩn bị chu đáo mọi việc, có lẽ cả nhà đă phải thức từ sáng sớm để tổ chức cho buổi họp mặt hôm nay. Vẫn khung cảnh quen thuộc lần ĐH trước, cái Logo CPL quen thuộc đă đổi ngày 7-3-11 được treo trên vách giữa nhà dưới cây Thánh Giá. Trên bàn tiệc Thánh, chủ nhà đă chuẩn bị một b́nh bông hồng đỏ mới mua đỏ thắm. Thế mới thấy sự chu đáo của chủ nhà, mấy bữa nay bận thế mà vẫn không quên đi mua bông trang trí cho Thánh lễ. Góc nhà là cây Grand Piano trên đó đă chuẩn bị các chords hợp âm bài hát và là chỗ các cháu ngồi đàn trong Thánh Lễ. Cha Long đang chuẩn bị bàn tiệc Thánh th́ các anh chị lục tục kéo đến. Về thầy cô dự Thánh Lễ năm nay, đến trước hết có lẽ là thầy Mẫn rồi đến thầy Thành và thầy Nghiêm. Thầy Mẫn lúc nào cũng xăng xái đi chụp h́nh hết góc này đến cạnh nọ. Khi tôi ngồi xuống nh́n quanh có đầy đủ các anh chị đă ngồi vào ghế, tôi nghe kể là anh chị B́nh là người năm nào cũng từ Minesotta qua Cali để dự ĐH. Rồi đến anh Trọng người phương xa tí nữa bị trễ chuyến đ̣ về Cali năm nay, chị Liên và người bạn Mỹ, anh Quư Măo anh Tường ở San Jose về. Số lượng anh chị em CPL Nam Cali dự Thánh Lễ so với năm ngoái cũng ít hơn đôi chút.
Trong giây phút này tôi bỗng nhớ đến h́nh ảnh thân thương mà suốt đời có lẽ không bao giờ quên được. Này nhé, cha Trân, cha Lự, cha Luật, cha Hoà đă nâng bước thương yêu từng lớp lớp học tṛ để chúng ta được thành nhân. Này nhé, các thầy cô, người c̣n người mất người nhớ người quên, thoắt ẩn thoắt hiện trong kư ức, là cha mẹ thầy cô có ai mà không muốn ḿnh thành đạt. Này nhé, khuôn mặt các bạn bè cùng lớp mỗi đứa mang một vẻ một nết...  Ô, năm rồi, tôi vẫn ngồi dự Thánh lễ ở chỗ này mà, năm rồi Cha Lự làm lễ ngồi cạnh tôi là anh Bội, năm nay Cha Long và ngồi cạnh tôi là Đức Hạnh từ VN qua dự ĐH. Từ những chuyện đơn giản này tôi suy ra định luật bất biến của tạo hoá là Không ai tắm hai lần trên một gịng sông, chuyện hôm qua vĩnh viễn muôn đời là chuyện hôm qua, cái ǵ đă qua sẽ không bao giờ trở lại. Thế nên với tôi những ǵ đang đến, tôi trân quư nó như cái bọt bong bóng, như trái trứng v́ chúng ta h́nh như càng lớn càng thay đổi tánh t́nh, càng bảo thủ càng tự ái những chuyện tưởng chừng vặt vănh đó nếu không khéo sẽ làm hư đi kỷ niệm học tṛ ấu thơ tuyệt đẹp... (lại lan man nữa rồi, lái vào exit ngay)...
Sau khi tập những bài Thánh ca quen thuộc, mọi người đă ổn định chỗ để bắt đầu làm lễ. Nhạc bắt đầu trỗi lên tôi mới nh́n đến cháu Đức ngồi trước đàn và cháu Đăng là 2 con của Hậu đứng sau tôi để lên giúp lễ. Nh́n hai cháu thấy chúng ngoan hiền thật dễ thương. Dễ ǵ mà hướng con cái đi theo con đường tu tập này được nếu gia đ́nh không hết sức bỏ công tập trung dạy dỗ. Bài hát nhập lễ rộn ràng thế này:
"Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời, lạy Chúa chúng con về từ khắp thôn làng cùng lớp người hành hương về nhà Chúa đi về nhà Chúa đi..."
Cha ngỏ lời chào mừng mọi người và bắt đầu vào lễ. Đây là Thánh lễ Tạ ơn nhưng cũng thay cho Thánh lễ ngày Chúa nhật nên hôm nay đọc các bài đọc ngày ấy. Bài đọc 1 do anh Quư Măo đọc và Anh Đào đọc bài đọc 2. Phần đáp ca do thầy Thành, thầy Nghiêm và anh Măo, anh Tường. Phúc âm tuần này nói về ḷng Khiêm nhường...  Khi cha Long đọc Phúc âm, trong óc tôi bỗng nhớ về một câu truyện của Abbot Macarius kể như thế này: Một hôm trên con đường về căn cḥi của ḿnh, thầy ḍng Macarius gặp một con quỷ với thái độ bất măn. Thầy gạn hỏi nó chuyện ǵ. Quỷ liền đáp thầy biết không, tôi rất khổ tâm khi không thắng được thầy. Thầy ḍng Macarius thánh thiện hỏi lại, tại sao vậy. Tên quỷ trả lời là tôi đă cố gắng làm tất cả những điều thầy làm như ăn chay nhịn đói, thức đêm để cầu nguyện nhưng duy nhứt chỉ có một điều tôi không làm được như thầy. Điều ǵ vậy? Đó là sự khiêm nhường. Vâng, chính sự khiêm nhường đă đem cho thầy tu Macarius sự b́nh an. Hăy trao b́nh an cho tha nhân th́ sẽ lănh b́nh an cho chính ḿnh...  Đến phần chia sẻ, cha Long kể...
Ngài kể rất nhiều chuyện của nhà ḍng về những nỗi khó khăn của những người có ơn gọi Thiên Triệu. Những lần các thầy phải đi trốn trên trần nhà v́ nhà ḍng bị kiểm tra nhân khẩu. Những khó khăn về kinh tế của nước nhà lúc ấy nói chung và nhà ḍng nói riêng, khiến các thầy phải làm nghề... vắt sữa ḅ, đi chăn... dê v́ nhà ḍng phải chăn nuôi để có cái ăn. Ngài kể công việc ǵ cũng cần kinh nghiệm, ngay cả nghề... vắt sữa ḅ. Từ cách ngồi như thế nào mới có thể vắt sữa được, nh́n vú con ḅ là biết có thể vắt lúc nào cho cả đến màu áo mặc của người ngồi vắt sữa. Mặc áo màu đỏ là chắc ăn sẽ bị ḅ... dứt cho một đá trước khi rờ vào nó. C̣n vô phước vắt lúc nó đau vú hay rờ nó đau quá nó cũng không tiếc cho ngay vài đá. Rồi sáng sáng khi sương mờ chưa dứt, canh lúc chưa có giáo dân nào đi nhà thờ th́ các thầy thả dê đi chăn. Hân hạnh cho thầy nào bữa đó có cô nào đi ngang thấy thầy đang... chăn dê th́ thầy chỉ c̣n cách là độn thổ cho rồi, chứ thế nào chiều đến có lễ cũng có người đến chào:
"Thầy ạ, sáng nay thầy đi “thả dê” sớm thế, tí nữa thầy cho em mua ít lít... sữa dê..."
Với giọng kể dí dỏm. cả pḥng như vỡ oà lên lúc Ngài kể chuyện đi ăn cắp gà. Này nhé, ŕnh đến lúc tối khi Cha Giám Quản ngủ yên đâu đó rồi Ngài được cử vào ngay chuồng gà lấy đèn pile soi vào mắt gà vặn cổ đem ra ngay nồi nước để các thầy áp nhau vặt lông. Xong xuôi nấu cháo và c̣n phần lông ruột các thầy lấy cuốc ra sau vườn đi chôn. Vô phước bữa đó có con chó trong nhà ḍng thấy và đi theo. Sáng hôm sau Cha Giám Quản lấy làm lạ, tại sao con chó đó cứ ra chỗ đó mà ngửi. Xong nó đào tung lên, ôi thôi! lông lá ḷng mề ǵ bay tá lả, đúng là lạy ông tôi ở bụi này....
Đến phần anh Khoa Tường kể chuyện, ảnh chỉ trên Logo trước đó là ǵ, cột cờ chỗ nào, hăng dệt cạnh trường chỗ nào, vị trí lớp ảnh chỗ nào. Rồi phần Lương Thúy kể kỷ niệm khi cha Trân mới từ Mỹ về làm hiệu trưởng trường khi Ngài nói tiếng Việt chưa rành. Rồi những kỷ niệm khi đi thi Tú tài IBM, những mánh mung của tuổi học tṛ. Đến phần chị Liên. Chị kể chị là người con gái trong căn nhà sau Đa minh Đệ tử viện, cha hỏi:
"Có phải nhà bà Lâm không?"
"Dạ phải"
"Nhà có... 9 người con gái?"
"Dạ phải."
Cả pḥng cười ôm bụng. Cha kể rằng cha San đâu Tú tài Ưu năm ấy cũng nhờ các chị, cha thấy bên nhà 9 cô c̣n mở đèn là cha cũng mở đèn ngồi học. Cái cửa sổ duy nhất ngay ṿi nước để rửa tay của chủng viện là nơi nh́n thẳng sang nhà các cô, thầy nào lại rửa tay cũng nấn ná rửa lâu thêm tí nữa v́ biết nhà ấy có tới... 9 cô con gái lận. Chị Liên c̣n kể lúc chị bị xỉu trong lớp có anh Hùng đến đỡ chị, ngay lúc đó chị Lệ Thanh vào chị Thanh phang ngay một câu:
Giả bộ xỉu đó cha, giả bộ cho Hùng ẵm đó Cha.
Trời! cười thiếu điều chảy nước mắt nước mũi... Kỷ niệm nào của thời học tṛ thật đẹp, đẹp tuyệt phải không các anh chị và các bạn...
Đến phần lời nguyện giáo dân, thầy Nghiêm cầu xin Chúa ban yên b́nh cho quê hương cho mọi người, Lương Thuư cầu xin Chúa cho mối dây thâm t́nh CPL được bền lâu dù qua bao năm tháng. Xúc động nhất là anh Nhă, là người anh lớp lớn nhất nh́ trường, anh chứng giám bao cuộc dời đổi của trường, anh nghẹn ngào nguyện xin Chúa ǵn giữ cho những người CPL c̣n lại... Cả pḥng lặng im nghe những lời nguyện rất chân thành từ đáy ḷng thủ thỉ van nài cùng Chúa cũng ứa nước mắt theo anh…
Sau một giây trầm lắng là phần dâng lễ. "Tựa làn trầm hương thơm bay về thiên đường. Nguyện t́nh yêu Chúa thánh hoá cho lễ dâng. Đây bánh thơm nồng, đây chén rượu nồng làm thành lễ vật dâng về Cha Chí Nhân...." Xong phần dâng lễ là các anh chị nắm tay nhau rất thân ái cùng đọc kinh Lạy Cha. Theo tôi, kinh Lạy Cha là bản tóm lược tất cả Phúc Âm dựa trên hai giới răn căn bản của đạo Thiên Chúa là: Mến Chúa và Yêu người. Bắt đầu là lời ca ngợi, chúc tụng thờ lạy, sau đó là 5 lời cầu xin, xin được tha nợ và tha nợ cho người. Mỗi lần đọc kinh Lạy Cha tôi cảm thấy vui lắm, tôi cảm thấy như Người đang nhập thể để nói rằng, chúng ta hăy tha thứ, một việc rất khó thực hiện v́ chúng ta c̣n là con người. Đến phút chúc B́nh An, B́nh An của Chúa ở cùng anh chị em th́ mọi người ôm nhau bắt tay nhau để biết rằng chúng ta c̣n được thân ái trong phút giây này...
Bài ca kết lễ Trong An B́nh: "Ra về trong hy vọng và mừng vui, ra về trong an b́nh của Thiên Chúa..."  Cha Long đến bắt tay từng anh chị và Thánh lễ đă kết thúc sau hơn 1:00 PM
Lúc này là phần chụp h́nh kỷ niệm. Logo CPL được gỡ xuống đem ra ngoài phía trước sân nhà Hậu để chụp chung với cha Long. Máy chụp h́nh nháy lia lịa, lúc này bác phó nḥm này lúc khác bác phó nḥm kia, hết Trí rồi thày Mẫn đến anh Thư, trời lúc đó nắng to nên mặt ai cũng thấy...nhăn (chứ không phải v́...già đâu nha) và cười cũng mỏi miệng. Ngay lúc ấy có ông Mỹ đi ngang thấy vui quá cũng ké chụp, không hiểu để làm ǵ hay để bữa nào ổng quăng lên mạng nói là Vietnamese rebel...
Xong phần chụp h́nh kỷ niệm th́ mọi người dồn ra nhà sau của Hậu, các anh lo trải tấm bạt lên phía trên patio chỗ để đàn và bánh trái. Phải thật mà nói đây là sự chu đáo của gia chủ. Khi ở nhà Thập, nhà Anh Đào hay nhà Hậu th́ phần trà bánh đều rất tươm tất. Nhà chị Thập th́ khỏi nói, lúc nào đến cũng bún riêu, bánh cuốn hay miến...Nhà Anh Đào cũng vậy, đồ ăn không hết c̣n chè c̣n cháo đủ cả. Đến nhà Hậu th́ lúc nào cũng cà phê, nước trà, thức ăn đều sẵn nóng hổi...Vừa trải bạt là vừa lúc Keyboard Trung Chính chuẩn bị đàn, chàng nhạc sĩ tài hoa của CPL lúc nào cũng sẵn sàng cho CPL dù Chính bận rất nhiều việc. Mọi người lại kéo nhau đến thêm như Huỳnh Dung và anh Phương, anh chị Vũ Phong, anh chị Phượng, Hạnh, Quân bạn Hậu, Phương Lan. Chị Thập mở đầu là lời cảm tạ Cha đă không ngại th́ giờ hiếm hoi đến dâng Thánh lễ cho CPL.

Mở đầu cho phần văn nghệ, ai cũng đề nghị cha hát. Cha nói CPL hát trước đi rồi cha hát sau. Thế là ban hợp ca CPL gồm Anh Đào, Hậu, Thuư Lương, chị Thập, anh Khoa Tường, anh B́nh và cả cha nữa cùng lên hát bài CPL hành khúc và Nối ṿng tay thân ái CPL. Không khí như vui hẳn lên khi MC Anh Đào nói về CPL là cà phê...ǵ ǵ đó. Cha kể là lúc cha về VN đường xá xe cộ nhiều quá, cha thấy bên này đường gọi cà phê bên kia đường bằng điệu bộ, cà phê sữa là vặn như vậy nè, c̣n cà phê đá là đá như vậy nè. Lại được dịp cười ôm bụng. Rồi 3 con dế mèn CPL là Anh Đào, Thuư Lương và Hậu tiếp các bản ruột không cần dợt như bài Trường Làng Tôi, tiếp đến là 2 bài Passo vui nhộn là Ghé bến SG và Tôi Yêu. Lúc đó cha lựa được một bài, Một Cơi Đi Về. Bài hát với nội tâm được diễn tả sâu lắng với giọng cha trầm buồn. Tiếp đó là giới thiệu chàng nhạc sĩ CPL, Đinh Trung Chính. Chính hát bài thứ nhất là bài VN Trong Trái Tim Tôi......Ô, hay quá, anh chàng nhạc sĩ kiêm ca sĩ ít bao giờ cười này hát bài nhạc của chính ḿnh sáng tác thật hay và bài hát thật xúc động. Rải đều đầu bản nhạc là những câu dễ thương êm đềm xiết bao:
"Đồng lúa thơm vừa chín, rộn vang tiếng chim..."
Bài hát hay quá nhưng nhạc rất khó hát, âm vực cao, kỹ thuật khéo...Mọi người vỗ tay đ̣i Chính hát thêm, Chính hát bài Nhớ Ơn Mẹ, sâu lắng, bùi ngùi muốn chảy nước mắt, ai mà chẳng có nỗi đau này. Cảm ơn người đă kết những chữ lại so từng câu từng vần lắp vào từng điệu để chúng ta có thưởng thức. Kế đó cha cáo về v́ có lễ 4 giờ chiều, mọi người nói thêm vào cho cha ở lại. Nhưng cuối cùng cuộc vui ǵ cũng kết thúc, cha phải về. Chị Thập gởi cha bài hát Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài với giọng buồn và bài hát cũng buồn.
Cha về, đến lúc này là mạnh ai nấy quậy. Anh B́nh kỳ này không hát bài Cha nữa mà hát cho chị Liên với bài Mùa Thu Cho Em, rồi anh Trọng và các anh chị khác hát… (Chỗ này em mắc nói chuyện với PLan nên quên rồi, xin lỗi nha).
Đến gần 4 giờ th́ chia tay nhau, anh Trọng phải về Texas cho kịp máy bay kẻo trễ lần nữa (hi… hi… nhưng h́nh như anh cũng v́ vui quá mà lạc đường về). Chị Quư đưa Thầy Thành, Thầy Môn cùng anh Măo, anh Tường về lại San Jose, cả chị Ngọc Liên nữa. Hai anh ít nói nhất nhưng lần ĐH nào của trường cũng có mặt là anh Chấn Hải và anh Danh cũng về cùng với lời nhắn nhủ hẹn lại kỳ sau VỀ ĐH nhé em...
Anh ạ, đi và về, theo em, v́ mới qua Mỹ, nên tiếng Mỹ nó khác và giống nhau như thế nào th́ không biết, nhưng trong tiếng Việt của ḿnh, 2 nghĩa khác nhau rơ rệt. Đi là chỉ sự dời đổi, di chuyển từ nơi này đến nơi khác, thí dụ như đi thăm thầy, đi ăn cơm...Về là đến một nơi nào có mục đích hẳn hoi như về nhà, về quê. Về là đến một nơi có sự quan hệ mật thiết gắn bó với ḿnh. “Về ĐH kỳ sau nha em!”, là một lời nói em cho là hay nhất, về một nơi nào đó để nhớ về một thời được ôm cặp...
Có câu thơ này hay lắm không nhớ tác giả:
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt,
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.

Vâng, tiếng cơm sôi nghe thân thương đến nao ḷng. Phương trời lạ nhắm mắt nhớ đến tiếng cơm sôi, mọi thứ tuần tự hiện ra đánh bật những hiện tại: quê nhà, người thân, bạn bè....
Trường CPL ǵờ chỉ c̣n là kỷ niệm, đă mất tên nhưng c̣n măi trong tâm trí của mỗi người học CPL. Nhiều lúc nói cho vui là trường đă hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó... Trước ngày qua đây, ghé lại trường, họ sửa phía ngoài đẹp lắm. Cái bánh có đẹp v́ lớp kem, lớp mật, lớp đường làm cho con nít nó mê, nhưng cái ngon chính ở phần cái nhân, right? Cô ca sĩ có ơng ẹo bằng vũ điệu tuyệt vời, vũ công the best, áo quần giày dép number one, nhưng bài hát dở cũng quá vô duyên, right?
Thôi th́ hẹn kỳ sau VỀ anh chị em nhé, về nghe tiếng cơm sôi nghe. C̣n bao nhiêu ngày để thân ái nữa đâu mà....Em viết bài này sợ có sai sót, lần đầu xin các anh chị hết sức chỉ giáo. Em rất cảm ơn anh Hoài, anh Liêm, chị Thập, Đào, P.Lan đă động viên em rất nhiều khi viết. Có khi đang ăn cũng gơ, có ăn nước...mắm văng vô xin tha lỗi em nha.
Lương Thúy