Thầy Lâm Vị Thủy
"Lâm Vị Thủy: Nhà thơ giữa cơi không cùng" - Trần Hoài Thư
Nữ sinh CPL chụp h́nh lưu niệm cùng Thầy

B́a tập thơ "Sao Em Không về làm chim thanh phố" của Lâm Vị Thủy, Huyền Trân xuất bản 1963.
Nguồn: BLOG TRẦN HOÀI THƯ


Sao Em Không về làm chim thành phố
(Audio)

Mời click để nghe Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh diễn tả trong nước mắt bài thơ của Lâm Vị Thủy: Sao Em Không Về Làm Chim Thành Phố.


 

 

Lâm Vị Thủy: Nhà thơ giữa cơi không cùng
Trần Hoài Thư
Nguồn: BLOG TRẦN HOÀI THƯ
 

Tôi dẫn tôi vào trong lớp học

Mây lên màu trắng áo thiên thần
Bàn tay e ấp trên trang sách
Trông dáng ai mà thương cố nhân

                                   Lâm Vị Thủy

(28-12-2011): Đă một tháng trôi qua,  kể từ sau khi chúng tôi post bài viết về nhà thơ Lâm Vị Thủy cùng lời kêu gọi bạn đọc nếu hay biết ǵ về nhà thơ này xin vui ḷng tin cho chúng tôi được rơ thêm, th́ hôm nay chúng tôi  nhận được một điện thư của một cựu học sinh trường trung học Chân Phước Liêm – trường mà nhà thơ Lâm Vị Thủy đă từng dạy, với một số tin tức về tiểu sử của nhà thơ LVT mà chúng tôi mong muốn..Chúng tôi xin chân thành cảm tạ người bạn không quen về việc sốt sắng giúp đỡ, và xin được post lại bài viết, sau khi nhuận sắc và cập nhật.

Lâm Vị Thủy sinh vào ngày 28-4-1937 mất ngày 21 tháng 7 năm 2002. Lập gia đ́nh được 2 gái 3 trai..
Giáo sư Việt Văn tại một số trường tư thục tại Sài G̣n.
Viết văn, làm thơ. Thường xuất hiện trên tạp chí Phổ Thông.
Trong nhóm Tao Đàn Bạch Nga.
Sau năm 1975 có thời gian ở tù trong khám Chí Ḥa.
Ra tù trải qua những tháng năm cùng cực và cô đơn.
Thi phẩm xuất bản: Sao em không về làm chim thành phố, do Huyền Trân xuất bản vào năm 1963.

Vào một buổi chiều của tháng 7 năm 2011, trong một bữa cơm thân hữu tại tư gia nhà văn Trần Yên Ḥa tại Anaheim, Nam California, để góp vui cùng bạn hữu, gia chủ đă đứng lên đọc một bài thơ mà anh cho biết không rơ tên tác giả.

Đó là một bài thơ t́nh. Lời thơ thật đẹp, dạt dào cảm xúc. Và tôi đă mang nó làm hành trang theo chuyến bay trở về lại New Jersey:

Buổi sáng trời mưa tôi trở dậy
Soi mặt ḿnh bằng phiến gương đen
Chợt thấy h́nh em sầu đóng bụi
Nỗi đau này em nghe chăng em

Thành phố chừng như quên giấc ngủ
Tôi đi không kỷ niệm che đầu
Không em làm ấm ṿng tay lạnh
Không cả ngày chưa quen biết nhau

Tôi dẫn tôi vào trong lớp học
Mây lên màu trắng áo thiên thần
Bàn tay e ấp trên trang sách
Trông dáng ai mà thương cố nhân

Sao em không là em thuở ấy
Để mỗi chiều tôi đón cổng trường
Đường xưa c̣n dấu chân em đấy
Gót nhỏ giờ vui mộng viễn phương

Mùa xuân nào mưa bay măi đây
Xa nhau không một ánh trăng gầy
Nửa đêm nghe tiếng xe về vội
Tôi đốt đèn lên ngồi ngắm tay

Ơi t́nh yêu đă về hay chưa
C̣n đây từng tháng đợi năm chờ
C̣n đây một nét môi cười đó
Em vụt tầm tay tôi bơ vơ

T́nh yêu, t́nh yêu, t́nh yêu ơi
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi
Hồn tôi muốn khóc làm sao dỗ
Em của người ta, tôi của tôi.

Trở về, tôi lên internet để truy t́m nguồn gốc. Mới biết tác giả là nhà thơ Lâm Vị Thủy. Sưu tầm thêm, được tổng cộng tất cả 5 bài…
5 bài cho một cuộc đời của một người thi sĩ. Càng cay đắng hơn khi đọc những gịng sau đây, trên một trang mạng:

 “…Bàn tay tôi lần giở những trang thơ cũ xa xưa…1978. Cô sinh viên văn khoa vẫn thường trốn học lang thang hàng giờ và vùi đầu vào hết thư viện này đến thư viện khác, hôm ấy vô t́nh t́m thấy trong một ngăn giá sách nằm khuất sâu phía trong một cuốn thơ
mỏng đă ố vàng. Một cái tên lạ, hầu như chẳng bao giờ thấy trong các cuốn sách, các tạp chí phê b́nh. Nhưng ngay từ những ḍng mở đầu, cô đă thấy gợi lên một cái ǵ đó thật đặc biệt trong đời sống tâm hồn của nhà thơ, một cái ǵ đó u ám, day dứt, cô đơn… Ẩn sâu trong những ḍng thơ tưởng như viết ra vội vă và giản đơn là cả một tâm hồn thật
yếu đuối trước những biến động của cuộc đời … Đó là tập thơ in năm 1963 của NXB Huyền Trân, tập thơ mang một cái tên thật lạ, lạ như chính những ḍng thơ ấy…  
Sao em không về làm chim thành phố”…

Cô sinh viên ấy là mẹ tôi. Mẹ tôi mê thơ của Lâm Vị Thủy đến mức từng chọn đề tài luận văn là Chủ nghĩa hiện sinh, nhưng khi đăng kư, người ta trả lời rằng không có ai hướng dẫn đề tài…

Tôi không chú ư lắm đến cái tên và những ḍng mở đầu trong tập thơ của ông, nhưng thật sự bị hút vào bài thơ “Cuối cùng” và “Thơ của những người không yêu nhau”, dù khi ấy tôi c̣n rất nhỏ để có thể hiểu thấu đáo những lời ông viết. Tôi cũng không đọc nhiều về chủ nghĩa hiện sinh, nhưng với tôi, và có lẽ cả với mẹ tôi, đến bây giờ Lâm Vị Thủy vẫn là một ẩn số, một cái tên lạ. Tôi chưa từng thấy ở đâu cái tên ấy, trong sách vở, trên mạng, trong các tạp chí nghiên cứu phê b́nh văn học.
Và sẽ tuyệt vời biết bao nếu tôi được nghe bạn nói với tôi về nhà thơ Lâm Vị Thủy, người đă viết những ḍng thơ khắc khoải buồn rầu, gợi lên những góc khuất trong tâm hồn mà đôi khi ta tưởng như đă rơi vào vội vàng cuộc sống…

(Nguồn: Diễn Đàn CĐV SLNA: Sao em không về làm chim thành phố )

Sau đó, người viết đă cho post 4 bài thơ trong thi tập. Có điều bài thơ chánh là bài Sao em không về làm chim thành phố, người viết đă trích lọc và bỏ rất nhiều câu (khoảng 46 câu). Nguyên do có lẽ là chúng “dị ứng” đối với chế độ cai trị đương thời chăng?

Đó là lư do thôi thúc chúng tôi cố gắng sưu tầm và giới thiệu một cách nghiêm chỉnh nhà thơ Lâm Vị Thủy trong TQBT số này… (xin mời đọc trọn bài không cắt xén trong phần trích thơ LVT)

Tiểu sử và cuộc đời nhà thơ Lâm Vị Thủy

Không có một tài liệu hay sách báo nào cho biết về tiểu sử của Lâm Vị Thủy, dù chỉ vài ḍng ngắn ngủi. Ngay cả tập thơ “Sao em không về  làm chim thành phố” (SEKVLCTP) do Huyền Trân xuất bản vào năm 1963, chúng ta cũng không thấy một gịng chữ về tiểu sử như hầu hết tác phẩm của các tác giả khác.  Tuy nhiên, trong ba trang đầu, “Cho Hoàng những ngày thơ mộng cũ”, ông đă hé lộ về một phần của cuộc đời thiếu thời và thanh xuân của ông:

“ Thuở nhỏ, anh sống ở một miền ngoại ô, trong sự cơ cực của những người thân yêu. Các em anh không bao giờ có lấy một cái áo lành lặn để mặc trong những ngày giỗ tết. Anh có người chú ham đọc các sách viết về các tôn giáo, chủ nghĩa và thích đánh bạc ngay với cả cuộc đời ḿnh.

Anh nuôi nấng những h́nh ảnh thiếu thời ấy cho tới trưởng thành và lăn vào đời với hai bàn tay trắng, với những ư nghĩ trả thù. Anh đă phải sống không một tiếng nói, không một nụ cười bao nhiêu năm rồi.
Anh c̣n sống thế này bao lâu nữa…”

(SEKVLCTP, trang 10)

Ông là một giáo sư Việt Văn, dạy các trường tư thục như Âu Lạc, Văn Lang,  Chân Phước Liêm ở SG. Phước An ở Bà Chiểu. Về mặt sinh hoạt văn học nghệ thuật, ông là thành viên của nhóm Tao Đàn Bạch Nga của tạp chí Phổ Thông. Ông làm thơ rất ít, thỉnh thoảng viết truyện ngắn.
Hầu hết những sáng tác của ông xuất hiện trên tạp chí Phổ Thông. Bài thơ nổi tiếng được truyền tụng nhất của ông là bài “Tuần của t́nh yêu”, được đăng trên Phổ Thông số 120 ngày 1-2-1964. Trên mạng, bài thơ này đổi thành “H́nh như kỷ niệm”. Chúng tôi không biết lư do tại sao và phải chọn tựa nào cho đúng. Nguyên bản bài thơ sẽ đăng lại trong phần thơ trích dẫn để bạn đọc thưởng lăm.

Sau 1975, ông trải qua một thời gian bị tù trong khám Chí Ḥa. Trong cuốn Hồi kư Khám Chí Ḥa, tác giả Vĩnh Khanh cho biết Lâm Vị Thủy là người rất thông suốt về khoa Tử Vi.  Tác giả đă kể lại chuyện ông được nhà thơ Lâm Vị Thủy truyền dạy tử vi như thế nào qua cái ống nước khi hai người ở hai pḥng giam không hề thấy mặt nhau… Khi chúng tôi hỏi tác giả có biết ǵ về cuộc sống của nhà thơ Lâm Vị Thủy sau khi ở tù ra, th́ tác giả Hồi Kư cho biết như sau:

“…Sau khi ra tù Chí Ḥa, tôi có t́m đến địa chỉ ở Hóc Môn Bà Điểm mà ông đă cho khi c̣n trong tù để thăm ông. Nhà của ông lúc đó không c̣n nữa, ông xin tá túc trong một gia đ́nh hàng xóm. Khi tôi đến th́ ông không có nhà. Trong khi ngồi chờ ông, hai vợ chồng chủ nhà có cho tôi biết thêm về hoàn cảnh của ông. Sau khi ông ra tù, nhà cửa không c̣n, người thân cũng không c̣n ai. Ông không c̣n chỗ tá túc nào nên đến xin ở nhờ gia đ́nh này, với lời hứa sau khi t́m được việc làm sẽ trả tiền thuê nhà sau. Tuy nhiên ông không thể t́m được một việc làm nào ổn định cả. Mỗi ngày ông đi lang thang khắp nơi t́m bạn hữu hoặc người quen nào đó khả dĩ có thể
giúp cho ông được một chút ít tiền bạc, hoặc việc làm lặt vặt … cứ thế lây lất qua ngày. Qua lời nói của hai vợ chồng chủ nhà lúc bấy giờ, tôi nhận xét thấy họ không c̣n hoan nghênh ông nữa, chỉ muốn ông có thể t́m được một chỗ nào khác và rời khỏi nhà họ càng sớm càng tốt để họ khỏi phải vướng bận!

Tôi nghe chuyện này từ hai vợ chồng chủ nhà mà thấy buồn vô cùng. Ngồi được một lúc th́ ông về. Ông rất mừng khi gặp lại tôi, tuy nhiên cũng rất ái ngại khi ở trong một hoàn cảnh như thế . Tôi hiểu ư nên mời ông đi ra ngoài ăn sáng. Tôi c̣n nhớ chúng tôi đă ăn cơm tấm buổi sáng hôm đó. Ông nói với nụ cười thật buồn khi chủ quán mang hai dĩa cơm tấm đặt trên bàn: “Anh biết không? Từ khi ra tù đến nay, đây là bữa ăn sáng thịnh soạn nhất của tôi!“. Câu nói đă
làm tôi xúc động rất nhiều. Một người tài hoa như thi sĩ Lâm Vị Thủy lại có lúc sa vào một cảnh ngộ thê thảm như thế. Lúc đó tôi không mang theo tiền nhiều trong người nên chỉ có thể gởi cho ông một ít.
Tôi hẹn với ông mấy hôm sau gặp lại để biếu ông thêm. Lần thứ hai tôi gặp ông ở quán Xuân Lạc Viên, gần cổng xe lửa số 6, Phú Nhuận. Tôi biếu ông thêm một số tiền và có cho ông biết là tôi
sắp đi vượt biên. Từ đó tôi không gặp ông nữa.”

(trích email trả lời)

Từ đó tôi không gặp ông nữa. Cánh cửa thế gian đă tàn bạo đóng ầm lại, quay mặt phũ phàng dù người ấy là một giáo sư nổi tiếng có rất nhiều học tṛ và một nhà thơ được nhiều người mến mộ!
Giờ đây tôi chỉ biết cậy vào Google để may ra c̣n được gặp ông. Mà Google cũng chịu thua.

Nếu Google có giúp chăng th́ chỉ một gịng ngắn ngủi trong truyện ngắn của Hoa Hoàng Lan: “Sợi tóc bạc”, theo đó, tác giả cho biết giáo sư Lâm Vị Thủy đă qua đời trong đói nghèo, bệnh tật và túng bấn (nguyên văn).

http://kekhopk.com/forums/index.php?showtopic=23508&mode=threaded&pid=91178

Tôi muốn kiểm chứng cho chắc chắn, nên gởi một lá thư về tác giả qua trung gian một tờ nhật báo, nơi tác giả Hoa Hoàng Lan đă và đang cộng tác, nhưng rất tiếc vẫn chưa nhận được hồi âm.

Giả dụ nếu ông c̣n sống, th́ tính đến nay, số tuổi của ông tối thiểu cũng phải 75 tuổi, tức là sinh vào năm 1936. Bởi v́, qua bài thơ Một người bỏ đi trong thi tập  (được hoàn tất vào tháng 8-1962), Lâm Vị Thủy có thố lộ số tuổi của ḿnh:

Em về Phú nhuận hay đâu
C̣n tôi hai sáu tuổi đầu rồi đây
(SEKVLCTP, trang 20)

Nếu có ǵ sai, xin quí bạn vui ḷng cho chúng tôi biết, xin hết ḷng cám ơn. (1)

____

(1) Chúng tôi mới nhận được tin từ một người cựu học sinh trung học Chân Phước Liêm cho biết nhà thơ sinh năm 1937 và mất năm 2002. Có nghĩa là chúng tôi đoán sai một năm.

THƠ LÂM VỊ THỦY

Điệu buồn theo

Tôi đă về tôi đă về đây
Thềm sương mù tỉnh giấc trưa gầy
Dấu chân xưa mất trong màu cỏ
Tôi vẫn c̣n đây vẫn trắng tay

Khói xanh ḍng thuốc khơi tàn mộng
Mùa xuân nào mang em ra đi
Em đi th́ có bao người tiễn
Th́ lỡ bao nhiêu chuyện ước thề

Em ở đâu rồi em ở đâu
Bốn phương trời để một tôi sầu
Em mười mấy tuổi trăng mười mấy
Sao bắt tôi chờ trọn kiếp sau.

C̣n ǵ cho nhau

Trời mưa làm buồn khu phố nhỏ
Tàu sẽ xuôi hay ngược chiều nay
C̣i xa bật khóc lên rồi đó
Em sẽ đi, ḿnh xa nhau đây.

Những ngón tay gầy thưa kỷ niệm
Anh cho em cho quê hương này
Nửa đời anh đấy anh t́m kiếm
Ôi ngh́n thu nào chưa mây bay

.Anh nghĩ hồn anh là bọt bể
Vẫn đơn côi và măi mang sầu
Lần xưa đă lỗi lầm như thế
Em có bao giờ em biết đâu?

Tuần của t́nh yêu

Chủ Nhật

Buổi sáng trời mưa tôi trở dậy
Soi mặt ḿnh bằng phiến gương đen
Chợt thấy h́nh em sầu đóng bụi
Nỗi đau này em nghe chăng em?

Thứ Hai -

Thành phố chừng như quên giấc ngủ
Tôi đi không kỷ niệm che đầu
Không em làm ấm ṿng tay lạnh
Không cả ngày chưa quen biết nhau

Thứ Ba -

Tôi dẫn tôi vào trong lớp học
Mây lên màu trắng áo thiên thần
Bàn tay e ấp trên trang sách
Trông dáng ai mà thương cố nhân

Thứ Tư -

Sao em không là em thuở ấy
Để mỗi chiều tôi đón cổng trường
Đường xưa c̣n dấu chân em đấy
Gót nhỏ giờ vui mộng viễn phương

Thứ Năm -

Ngh́n thu c̣n mưa bay măi đây
Xa nhau không một ánh trăng gầy
Nửa đêm nghe tiếng xe về vội
Tôi đốt đèn lên ngồi ngắm tay

Thứ Sáu -

Ôi t́nh yêu đă về hay chưa
C̣n đây từng tháng đợi năm chờ
C̣n đây một nét môi cười đó
Em vuột tầm tay tôi bơ vơ

Thứ Bảy -

Người yêu, người yêu, người yêu ơi
Mùa thu, mùa thu, mùa thu rồi
Hồn tôi muốn khóc làm sao dỗ
Em của người ta, tôi của tôi.

(trích Phổ Thông số 120 ngày 1-2-1964)

- Bài thơ này được phổ biến trên một vài trang mạng với tựa đề: H́nh như kỷ niệm (Ṭa soạn chú thích)

Sao em không về làm chim thành phố

1.
Thôi bây giờ đă vào mùa hạ
Tôi xin làm trẻ thơ
Giấc ngủ trần truồng bên đồi cỏ rối…

Thôi bây giờ tôi giă từ em
Câu chuyện hoang đường hồi nhỏ dại
Như kẻ từ sa mạc t́m về
Như thuở nằm nôi chưa lần rửa tội

Thôi bây giờ tôi trả cho tôi
Những khoảng tâm hồn hoang vu, cằn cỗi
Mà đau đớn vô cùng

2.
Căn gác bỏ quên ly cà phê đen
H́nh bóng em cuối mỗi con đường
Mang tên một hành tinh xấu số
Những gốc cây hô hào đ̣i lật đổ

Sự lỗi lầm nào đă buộc chúng ta vào nhau
Khi trời chưa mùa hạ
Khi tôi chưa là người thủy thủ già
Bới tóc người yêu trên cát

3.
Thôi bây giờ người đưa thư không đến nữa
Tôi sống bằng màu áo em mang
Bằng những buổi trưa đón em về ngă tư đèn xanh đèn đỏ

Như những ngày mưa chợt đến vội vàng
Những thoáng vui làm phiền muộn
Tôi lang thang ra bờ sông
Ḍng nước đen sâu h́nh ảnh tôi muôn đời
Vẫy những con tàu đi không trở lại
Vẫy những người đưa thư đi qua
Những kỷ niệm nhích xa ḿnh măi măi
Bởi v́ vẫn đi nên chịu một ḿnh
Như chuyến xe lăn tṛn cỏ xấu
Tôi để tôi ngồi ghế đá công viên
Chép sử đời ḿnh đám đông ḍm ngó
Kẻ nào dơ tay thề trên hồn ḿnh
Kẻ nào đứng lên chửi thầm đồng loại

Sao em không về làm chim thành phố
Lệ nhỏ hai hàng khép đỉnh ngọn cây

4.
Này đây ngàn chuỗi ưu tư
Em bó ḿnh tôi trước giờ tôi chết
Rồi thôi tất cả chẳng c̣n ǵ
Thềm nhà đất ẩm em chân không
Gian pḥng tôi nghĩa địa
Với áo cỏ gai nụ hôn đầu cúi mặt
Tôi biết viết ǵ cho em
Khi những cánh thư quên đường Gia Định
Khi những cánh thư thôi về B́nh Dương…

Tôi xin em một bài vọng cổ
Tôi xin em một điệu nam b́nh
Người t́nh ḿnh ở măi phương xa
Môi sốt hồng mệt mỏi
Mùa lạnh tái tê này
Khoe quyến rũ

5.
Em biết không quê hương ḿnh
Thế hệ xưa là bóng núi
Xui ḷng em giận hờn
Tôi nguyền rủa tôi
Kẻ tội đồ chứng nhân lịch sử
Em biết không khi chối bỏ cuộc đời
Tôi sẽ gọi tên em như một lời cầu cứu
Tôi sẽ gọi tên em v́ tôi bơ vơ
Khi con đường phố chợ
Khi xóm b́nh dân những bữa cơm gia đ́nh
Muốn khóc.

Hăy cho tôi được nắm lấy tay em
Được giữ rất lâu hai bàn tay bé nhỏ
Để nghĩ rằng quê hương chưa xa ḿnh
Để nghĩ rằng tôi hăy c̣n tất cả
Ôi t́nh yêu và tuổi trẻ nhục nhằn

6.
Như mùa thu âm thầm đến muộn
Áo mỏng trời sương lồng ngực đau
Viền chỉ tay sần sượng
Tôi mua tờ báo loan tin buổi chiều
Thân thể khắc đầy những danh từ cách mạng
Em biết không.

Bởi v́ chúng ta đă trưởng thành
Bởi v́ chúng ta không quyền lựa chọn
Chúng nó bất công giết người khủng bố
Nên chúng ta cần đốt lửa trái tim
Nên chúng ta cần có nhau mỗi ngày
Bởi v́ chúng ta cùng chung lịch sử
Bởi v́ chúng ta cùng chung chặng đường

7.
Vỉa phố gót chân mềm mưa mang vào thư viện
Mỏi hơi nằm ôm sách
Tường cao tường cao mênh mông
Kẻ nào đứng lên kêu gào thảm thiết
Tự do – tự do
Cho những người đă chết

8.
Tôi sẽ đưa em vào quán rượu
Nhịp điệu hành h́nh man rợ công khai
Làm gă trai lơ phóng đăng chơi bời
Buôn bán niềm vui hắt hủi
Như người ta gỡ tấm khăn choàng nghẹt thở
Tôi đưa em ra bờ sông
Khánh Hội mồ côi Tân Thuận śnh lầy
Chánh Hưng không đành thiếp mệt
Như người ta gỡ tấm khăn choàng nghẹt thở
Tôi đưa em về vườn bông trái Lái Thiêu
Ngọt bưởi Biên Hoà phù sa Bassac
Em ngủ vai tôi ngậm tṛn nước mắt
Em ngủ vai tôi tiếng hát êm đềm:
- “ Nhà bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai th́ về…”
Ai về Gia Định, Đồng Nai th́ về…

9.
Em c̣n nhớ không sân ga Hàng Cỏ
Năm cửa ô nghèo khổ
Ngục tù
Những tháng năm ch́m Mai Lĩnh Hà Đông
Mồ hôi nước mắt
Em c̣n nhớ không Cống Trắng Nam Đồng
Chữ học ban đầu
Em c̣n nhớ không
Em c̣n nhớ không

Chúng nó bất công giết người khủng bố
Nên chúng ta cần đốt lửa trái tim
Nên chúng ta cần có nhau mỗi ngày
Bởi v́ chúng ta cùng chung lịch sử
Bởi v́ chúng ta cùng chung chặng đường
Như mùa xuân bé bỏng mong chờ
Như tuổi lên mười thơm hiền sữa mẹ
Tôi cũng muốn tin như em đă tin rằng phải có những tín điều
Để buộc liền chúng ta với nhau
Để buộc liền chúng ta vào xứ sở

Tôi cũng muốn tin như em đă tin rằng chỉ có t́nh yêu là đáng kể
Và khuôn mặt em ngời hy vọng cuối cùng

10.
Thôi bây giờ em khóc đi em
Như những người quen nhau ngoài phố
Những trang nhật kư buổi đầu
Không căm thù giả dối…

- Bài này được phổ biến trên một vài trang mạng với 80 câu. Chúng tôi xin phổ
biến toàn bài (ghi chú của Ṭa soạn)

Cho một người xem
Bỏ ngoại ô những chiều thứ bảy
Những đường ṃn khấp khểnh bánh xe lăn
Tôi vào thành phố
Mẩu thuốc cuối cùng cháy ngúm hai đầu ngón tay

Lối về nhà em mùa này chắc lạnh
Những súc gỗ lột da nằm sân ga hổn hển
Bụi than làm xám đen nền trời kỷ niệm ngày hai đứa mới yêu nhau
Những mẩu chuyện thần tiên hồi trẻ dại
Tóc em đùa cánh đồng đừng buông lau gió thổi

Có phải cuộc đời như ga xép
Chúng ḿnh những chuyến tàu quen thuộc
Đôi mắt người xếp tanh* giờ ngó t́m qua vuông kính mở
Những ḍng sông
Những cánh rừng cao su chưa lấy mủ

Tôi đă khóc khi nghĩ rằng ngày mai tôi có thể quên em
Quên một người con gái mang tên Hoàng
Dù chỉ là trong giấc ngủ

Tôi xin được làm con chim nhỏ
Con chim màu xanh
Những sớm mai đậu ngoài cửa sổ
Dỗ giấc em ngon lành

Đừng bao giờ giận hờn nhau…

Cuối Cùng
Thứ bảy mà sao trời muốn khóc
Không em thành phố trống vô cùng
Tôi đứng chờ xe mà sợ lạc
Chuyến xe nào mang tôi xa thêm em

Như thuở mười lăm thường trốn học
Hồn tôi lang thang đi t́m ḿnh
Dấu tay thượng đế quên điểm chỉ
Tôi đem thân ṃn phơi công viên

Em vùi da thịt trên bồn cỏ
Cột điện làm se những sợi vàng
Lời trăn trối nén tung ngoài lệ
Hai đứa gần nhau giấc ngủ đen.

Thơ của những người không yêu nhau

Một ḿnh tôi trên chiếc buưt buổi chiều
Chiếm lấy chỗ ngồi riêng người tàn tật
Xe qua sông khi thành phố đang mưa
Những ngọn đèn xa mang màu mắt đỏ

Cát biển mặn ṃi tôi thân sỏi nhỏ
C̣n sót lưng năm bảy ngón ngang tàng
Tôi muốn ôm và hôn em lần cuối
Lịch sử chúng ḿnh du đăng con hoang

Rồi ngày mai tôi tới lớp một ḿnh
Ngồi chỗ em ngồi bỗng dưng thèm khóc
Khung cửa sổ này, lối đi xưa c̣n đó
Bầu trời xanh và sắc áo em đâu

Tôi trở về hai bàn tay mở ngỏ
Không gia đ́nh, không xứ sở, không em
Đem tên tôi đi gơ hỏi từng người
Xin giấc ngủ với vô vàn kỷ niệm.

Ngày tháng năm
Tôi sẽ về Gia Định chiều nay
Chiếc buưt cuối cùng qua sông cầu mới
Những ngọn đèn vàng ngậm cười ven băi.

Tôi sẽ ngồi quán cà phê đầu đường đất đỏ
Kêu một ly đen nhỏ
Đợi chuyến xe ḅ chở rác về khuya.

Bây giờ tháng bảy trời đương mưa
Em lấy chồng tháng ba năm ngoái
Tôi thiếu em những ngày xưa ngu dại
Em nợ tôi dăm ba lời tạ từ.

Bởi v́ không quê hương nên nghĩ ḿnh yếu đuối
Tôi trở về mang dấu chàm tử tội
Và những chuyện thần tiên những chuyện thần tiên chưa từng kể
Không có em c̣n nói cho ai
Không có ai Gia Định c̣n ǵ để tôi quyến luyến.

Như những người lái xe đi qua đời ḿnh nhắm mắt
Tôi trở thành lăng tử trong ca dao
Tóc rối ưu tư nụ cười nửa miệng

Thuốc hút vàng tay mà vẫn se môi
Không có em những tuần trăng ở đây vô nghĩa
Chủ nhật nhà thờ không người dự lễ
Tôi đi vào những lối đi xưa
Gọi tên em cùng với lúc thành phố lên đèn
Và tiếng c̣i tầu chợt đến rất xa xôi
Phải chi em đừng có nhiều kỷ niệm

Phải chi tôi đừng thèm biển rộng sông sâu
Th́ em muôn đời vẫn là người yêu đơn sơ bé nhỏ
Th́ tôi không bao giờ phải khóc hôm nay…

Lâm Vị Thủy

-----------------------------
*Chú thích của TS TQBT: Xếp tanh (từ gốc chữ Pháp “Chef de train”) là nhân viên hỏa xa phụ trách tổng quát trên xe lửa.
 

  1. Lâm Tường Thoại
    Tôi tên Lâm Tường Thoại, người con trai thứ hai của nhà thơ Lâm Vị Thủy. Chúng tôi gồm hai trai, một gái là con của người vợ đầu. Ba tôi có thêm 1 gái, 1 trai với người vợ thứ hai. Thời điểm những năm sau giải phóng cả ba tôi và chúng tôi đều rất khó khăn. Má chúng tôi đă đưa chúng tôi đi ở nơi khác, không ở chung với ba Thủy từ năm 1972 khi ông có người vợ thứ hai, tuy nhiên chúng tôi vẫn giữ liên lạc với ba Thủy và thăm viếng ông, ngay cả khi ba tôi ở Chí Ḥa. Sau đó khi chúng tôi lớn, tốt nghiệp ra trường, làm việc … cuộc sống tương đối dễ thở hơn. Ba tôi mất năm 2002 nhưng khi đó không phải ở một ḿnh mà vẫn đang ở với gia đ́nh thứ hai tại Thị Nghè, khu vực gần ngôi trường Phước An mà ba tôi từng dạy. Chúng tôi gồm 2 con trai và đứa em gái ở Úc về đă chu toàn mọi việc cho ba đến nơi an nghĩ cuối cùng. Dự đám tang c̣n có chú tôi (em ruột của ba ở Hà Nội vào), một số anh chị là cựu học sinh của ba. Chân thành cảm ơn anh Trần Hoài Thu, những anh chị là cựu học sinh của ba tôi, những bạn bè của ba, những độc giả quan tâm đến ba tôi đă cất công sưu tầm những vần thơ của ba, đă cung cấp những thông tin về ba để đăng tải trên blog của anh Trần Hoài Thu.
     
  2. mimosa phương Vinh
    Năm 17 tuổi tôi được một người bạn của ông anh tặng cho tập thơ” Sao em không về làm chim thành phố”. Tôi say mê, miệt mài với tập thơ này nhưng không biết Lâm Vị Thủy là ai …Tôi c̣n nhớ trong phầm mở đầu của tập thơ có câu” Ở đây mau tối mà chậm sáng, bốn mùa sương mù qua kẻ tay, cảnh trí chỉ là những tỉnh vật, con người ch́m đắm trong những nổi nhớ nhung muôn đời như không bao giờ muốn mở miệng ….Anh thường nghĩ đến em như nghĩ đến những ngày mai dù những ngày mai ấy tràn đầy bóng tối…”
    Tập thơ có những bài rất hay, như những bài mà ông Trần Hoài Thư đă sưu tầm được.Tôi ṭ ṃ muốn biết nhiều về tác giả này, nhưng chỉ biết đước rằng ông đă từng dạy trường Văn Lang- Saigon mà thôi. Tôi luôn nghĩ rằng: không phải người tài hoa nào cũng nổi tiếng v́ lẽ rằng làm thơ như Lâm Vị Thủy mà không có tên trong danh sách những nhà thơ lớn của miền Nam trước 75 th́ thật là một điều thiếu sót lớn. Cách đây 2 năm t́nh cờ vào web:phodatron.net của nhà văn Vĩnh Khanh đọc được một bài thơ của Lâm Vị Thủy tôi vội email hỏi về Lâm Vị Thủy th́ biết rằng ông Khanh đă từng ở tù với Lâm Vị Thủy ở Khám Chí Ḥa, ông cho biết rất quư mến nhà thơ này và cũng rất mong được liên lạc với Lâm Vị Thủy:
    những câu cuối của bài thơ Sao em không về làm chim thành phố là:
    Kẻ nào đứng lên thề trên hồn ḿnh
    Kẻ nào đứng lên chửi thầm đồng loại
    Sao em không về làm chim thành phố
    Nắng đổ hai hàng khép đỉnh ngọn cây
    Bây giờ tôi thật hài ḷng mà biết rằng không phải chỉ ḿnh tôi ở tuổi đôi mươi đă và luôn yêu thơ Lâm Vị Thủy, mà cũng có rất nhiều người đă yêu thơ ông. Tôi hy vọng trong một góc ẩn khuất nào đó trong ngôi nhà xưa tập thơ “Sao em không về làm chim thành phố” vẫn c̣n đó. Bao nhiêu năm rồi tôi chưa có dịp trở về nên hy vọng vẫn là hy vọng.
    Xin chân thành cảm ơn ông Trần Hoài Thư và quư đọc giả gần xa đă đóng góp tin tức, tài liệu về nhà thơ Lâm Vị Thủy, một người tài hoa trong văn đàn miền Nam Việt Nam trước 1975
    Kính bút
    Mimosa Phương Vinh
    Berryhill-TN