CPL Quá Khứ T́m Về
  Ḍng Nhạc Nguyễn Văn Thành
  Trang Chính
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


 




 

Chân Phước Liêm - Ai Cũng Cần Một Quá Khứ Để T́m Về!




Chào các bạn, các bạn có nhận ra tôi trong hai bức h́nh của niên khóa 72-73 lớp 11AB2 trường Chân Phước Liêm này không?

Ngoại trừ các bạn học chung lớp năm đó, các bạn khác chắc khó mà đoán được! Và ngược lại, các bạn học chung lớp 11AB2 năm đó chắc cũng khó mà nhận ra tôi bây giờ nếu có dịp gặp lại nhau. Đă gần 50 năm trôi qua, ḿnh đôi lúc c̣n không nhận ra chính ḿnh nữa th́ nói ǵ đến người khác nhận ra ḿnh!

Trong 2 tấm h́nh ở trên, có anh bạn cùng lớp tên Hiến. Anh lớn hơn tôi một tuổi nên không được hoăn dịch và phải nhập ngũ sau niên khóa 72-73. Có lẽ v́ anh là trưởng lớp, mà lại hiền lành đứng đắn, nói năng nhỏ nhẹ nên ai cũng mến anh. Ngày bạn bè tiễn anh lên đường nhập ngũ, không hiểu sao tôi muốn tặng cho anh cái ǵ đó có ư nghĩa hơn một lời đưa tiễn. Tôi ngẫu hứng làm bài thơ đầu tay với những suy tư về đời lính tặng cho anh:

Tôi là lính, lại là lính miền xa
Những tháng năm sống chết giữa rừng già
V́ chinh chiến c̣n vương trên Đất Mẹ
Những buổi chiều nh́n mưa bay nhè nhẹ
Ḷng chợt buồn nhớ lại những ngày qua
Ngày tôi đi làm lính trẻ xa nhà
Xa trường, xa lớp, xa bạn bè năm cũ
Có nhiều lúc tôi buồn ḷng tự nhủ:
Sẽ có ngày trở lại mái trường xưa
Để ngồi im ngắm nắng buổi trưa trưa
Ôn kỷ niệm những ngày c̣n đi học... (1973)

Măi đến sau này khi liên lạc được với các bạn cũ CPL, tôi mới biết là anh Hiến đă mất lúc c̣n rất trẻ!

Niên khóa 72-73, mái trường CPL đă cho tôi nhiều kỷ niệm học tṛ đáng nhớ, trong khi đó miền đất Quảng sôi động với Mùa Hè Đỏ Lửa. Niên khóa 73-74, tôi dành hết thời giờ miệt mài đèn sách để thi tú tài IBM, trong khi Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam. Những tin không may đến dồn dập hơn sau đó. Các phong trào sinh viên phản chiến nổi lên khắp nơi. Tôi từ chối không tham gia các cuộc biểu t́nh như các SV khác. Những nhận thức về thời cuộc lúc đó làm tôi có những suy nghĩ “trưởng thành” hơn. Có lẽ v́ vậy, tôi đă không có một tuổi xuân với t́nh yêu đầu đời thời mới lớn như bạn bè cùng lứa. Tôi không có những kỷ niệm cùng người yêu đi dạo phố, ăn kem, xem phim,.. ở Sài-G̣n. Thay vào đó, các giờ rảnh rỗi, tôi thích lang thang một ḿnh đến những nơi yên tĩnh. Công viên và các... nghĩa trang ở Sài-G̣n trở thành nơi lui tới thường xuyên của tôi. Và từ những nơi đó, nhiều cảm xúc sâu lắng nhất của tôi đă được h́nh thành.

Tôi lần bước trên đường đầy cỏ dại
Nghĩa trang buồn màu u ám thê lương
Cổ thụ buồn v́ tang tóc đau thương
Làm tràn ngập, nghĩa trang thêm chật chỗ
Trông thấp thoáng một vài ngôi cổ mộ
Lặng lẽ nằm đơn độc dưới trời chiều
An phận ḿnh trong khung cảnh quạnh hiu
Làm bất giác tôi thở dài lặng lẽ
Xót thương người sao đơn côi quạnh quẽ!
Đến lượt ḿnh chắc cũng thế mà thôi??
Chân bước đi sao rung động bồi hồi
Người nằm đó, nhưng mà... xa xôi quá!
Tôi lại bước ngang một hàng mộ đá
Nghĩa trang buồn như thể nhuộm màu tang
Và từ xa, từng lớp mộ thành hàng
Nằm lặng lẽ như ôm chân thánh giá...

Tôi chợt lắng tai nghe... có tiếng lạ
Tiếng oan hồn? Không, đúng tiếng khóc thương
Tiếng khóc cao theo gió giữa chiều trường
Như oán trách, giận hờn, như tê tái
Tôi bước đến, tim tôi như se lại
Một nàng quỳ, đầu quấn chiếc khăn tang
Bên áo quan bao phủ quốc kỳ vàng
Đặt hờ hững cận kề bên miệng huyệt
Cảnh tượng ấy, buồn ơi sao tả xiết!
Tôi cúi đầu nén gịng lệ đang tuôn
Xin cho tôi được san sẻ đau buồn
Người bất hạnh, một nàng vừa đôi chín
Tôi lui bước trả lại nàng yên tĩnh
Phút chia phôi để mặc niệm người t́nh
Đừng buồn nữa khi người yêu là lính!... (Chiều Nghĩa Trang - 1974)

Rồi 30/4 đổ ập xuống miền Nam. Mọi người tán loạn trong cơn lốc đỏ. Gia đ́nh tôi bị đuổi ra khỏi cư xá sĩ quan Nguyễn Thái Học và phải về khu Kinh Tế Mới Cẩm Đường, Long khánh. Lúc đó, tôi đang học Đại Học Khoa Học SG. Khi nhà trường đẩy chúng tôi đi trước làm b́nh phong để “đánh tư sản mại bản” dùm cho nhà nước, tôi bỏ cuộc v́ không thể làm công việc cướp tài sản mồ hôi nước mắt đồng bào. Tôi bỏ học đi làm cho Công Ty Xây Dựng Điện Số 1. Việc tôi làm khá thành công và yên ổn, nhưng hai đứa em trai ở Kinh Tế Mới gặp rắc rối v́ đến tuổi phải đi “nghĩa vụ quân sự” qua Miên. Cuối hè 1979, tôi làm giấy chứng nhận hai em trai là “công nhân viên nhà nước”, đích thân xuống Cẩm Đường đem hai đứa em trốn ra khỏi Khu Kinh Tế Mới. Noel 1979, ba anh em xuống tàu ở Rạch Giá, vượt biên đến Pulau Bidong, Mă-Lai đầu năm 1980, sau 7 ngày trên biển và 3 lần bị cướp bởi hải tặc Thái Lan. Từ khi định cư ở Hoa-Kỳ tháng 7 năm 1980, tôi bắt đầu có ư tưởng sáng tác nhạc, từ những nhận thức về thời cuộc có từ niên học 72-73 CPL, của một học sinh chưa từng cầm súng và cũng chẳng biết hận thù.

Cuốn Lưu Bút với những trang giấy vàng cũ viết từ năm 1973, cùng với những gịng chữ nắn nót và h́nh ảnh bạn bè trong lớp 11AB2, vẫn ở đây với tôi, như một nhắc nhớ cái cảm xúc hồi hộp, ngượng ngùng lần đầu của một tên con trai muốn có cuốn Lưu Bút để “làm kỷ niệm”, và những lời trêu ghẹo của đám bạn cùng lớp: “con trai mà cũng bày đặt làm Lưu Bút nữa hả mày!” Bây giờ, mỗi lần nh́n thấy cuốn Lưu Bút trên bàn, tôi lại mĩm cười. Cám ơn các bạn đă cho tôi thêm một lư do để cười vu vơ trong ngày.

Ngôi trường Chân Phước Liêm không c̣n nữa. Bạn bè trong h́nh đứa c̣n đứa mất. Những đứa c̣n lại, cũng như tôi, bây giờ đă khác lắm. Tất cả chỉ c̣n nhận ra nhau qua 3 chữ CHÂN PHƯỚC LIÊM, để từ đó, chúng tôi tự nhiên với nhau và đối xử bằng t́nh bạn chân thành c̣n lưu lại từ thời học sinh của 50 năm trước. Lạ lùng phải không các bạn! Có một quá khứ để t́m về thật tuyệt vời! À, mà chưa hết, tôi c̣n điều này nữa về trường Chân Phước Liêm mà đến sau này tôi mới biết. Hồi học ở đó, tôi ngây ngô đâu có thắc mắc ǵ về chuyện tôn giáo, cứ nghĩ là trường đạo th́ chỉ có những học sinh có đạo mới đi học ở đó. Sau này mới biết là rất nhiều học sinh ngoài đạo vẫn được nhận vào học Chân Phước Liêm, và c̣n được nhà trường giúp đỡ thêm nếu là học sinh có gia cảnh nghèo. Tại sao chuyện tôn giáo khác nhau lại đáng chú ư đối với tôi? Có dịp t́m hiểu về t́nh h́nh chính trị miền Nam, mới thấy được áp lực của tôn giáo ảnh hưởng nặng đến t́nh h́nh chính trị và sự tồn vong của hai nền cộng ḥa thời đó thế nào. Hiểu được như thế, tôi mới thấy việc làm “vượt qua phạm vi tôn giáo” này của trường Chân Phước Liêm, và của cha hiệu trưởng Đinh Châu Trân, không những là một việc làm phù hợp với tinh thần đạo lư, mà c̣n thật cao quư và đáng tự hào! Chính việc làm này của các trường đạo như Chân Phước Liêm, đă làm xoa dịu những vết thương đến từ những thủ đoạn dùng tôn giáo để tạo ra kỳ thị, khích động làm suy yếu miền Nam. Chả trách ǵ tôi đă thấy những anh chị làm việc hết ḷng với hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Chân Phước Liêm bây giờ lại là những người ngoài đạo. Nói thế cũng để nói lên niềm tự hào của tôi về miền Nam thân yêu mỗi lần nhớ lại. Vâng, miền Nam của tôi phạm nhiều lầm lỗi quá, nhưng là những lầm lỗi khó tránh của một đất nước tự do với nền cộng ḥa c̣n non trẻ, luôn bao dung và rộng mở với tất cả mọi người. Nước Mỹ là một nước có dân trí cao, là cái nôi tự do của thế giới mà vẫn c̣n phạm rất nhiều lầm lỗi đấy thôi, nói ǵ là Việt Nam! Cũng như trường Chân Phước Liêm, Miền Nam đă mất, nhưng niềm yêu mến và tự hào đó luôn c̣n măi trong tôi mỗi khi nhớ về.

Nhạc sĩ Vũ Thành An trong loạt Bài Không Tên, có viết: “... đời con gái cũng cần dĩ văng, mà em tôi chỉ c̣n tương lai...”, nói lên cái xót xa của một người có cái quá khứ đau buồn như một cơn ác mộng, và không c̣n muốn nhớ đến cái quá khứ của ḿnh nữa, chỉ c̣n nghĩ đến tương lai mà sống, dù tương lai cũng là những ǵ mù mờ chưa biết sẽ ra sao. Thật là tội nghiệp cho một người phải sống như thế các bạn nhỉ! Có điều lạ là, không phải chỉ có nạn nhân, là người bị hành hạ muốn quên đi quá khứ, mà ngay cả những tên đồ tể gian ác, thủ phạm đă gây ra biết bao đau khổ cho người khác, cũng muốn các nạn nhân quên đi những tội ác họ đă làm, đừng lên án họ nữa, và họ tự vẽ ra một quá khứ khác hẳn để biện hộ cho việc họ làm, và vẽ thêm một tương lai b́nh yên sáng sủa hơn, để họ được yên ổn mà tiếp tục những thủ đoạn họ đang làm. Công lư đă hoàn toàn nằm trong tay kẻ ác! Có điều ǵ phi lư quá ở đây phải không các bạn?

Dân tộc nào cũng cần có một quá khứ, một lịch sử, đúng hơn là một “chính sử”, để tự hào mỗi khi nh́n về. Dân tộc ḿnh đă có một lịch sử ngàn năm chống Bắc thuộc đáng tự hào. Chủ nghĩa cộng sản là một cơn ác mộng! Nhưng chắc chắn dân tộc ḿnh không thể chấp nhận nghêu ngao một câu, đại loại như: một dân tộc cũng cần quá khứ, mà dân tôi chỉ c̣n tương lai! Mà nói cho ngay, với tinh thần “nô lệ thuộc Hán” của Đảng CSVN hiện nay, th́ tương lai của dân tộc ḿnh có ǵ “sáng sủa” hơn mà trông chờ vào cái tương lai đó! Việt Nam sẽ trở thành một Tân Cương, Tây Tạng của Trung Cộng là điều không thể tránh! Đảng cộng sản VN đang cố công bóp méo quá khứ, ngụy tạo lịch sử, hầu thế hệ sau sẽ ngây thơ tin vào đó để có cái mà “tự hào” về cái quá khứ đẫm máu của đảng CSVN, và chấp nhận sống trong cái “tương lai thiên đường tươi đẹp” mà đảng cộng sản đang vẽ ra. Các bạn có chấp nhận đường lối giáo dục “lừa bịp” họ đang làm với con cháu ḿnh không? Hay là ḿnh sẽ khuyên con cháu ḿnh nên quên quá khứ đi và chỉ nh́n về tương lai cho dễ sống? Thật là tội nghiệp cho một dân tộc phải sống như thế phải không các bạn!

Cuộc “Cách Mạng Nhung” đă giúp các nước cộng sản Đông Âu từ bỏ chủ nghĩa cộng sản một cách êm thắm từ đầu thập niên 1990. Nước Đức đă thống nhất tài t́nh hai miền Đông-Tây mà không cần đổ máu. Các quốc gia đó bây giờ chắc chắn có đủ điều kiện để tự hào về dân tộc ḿnh mỗi khi nh́n về quá khứ của đất nước họ v́ đă thoát khỏi hiểm họa cộng sản. Sớm hay muộn, cách này hay cách khác, dân tộc Việt Nam cũng sẽ phải làm được chuyện từ bỏ chủ nghĩa cộng sản lỗi thời này, để chúng ta cùng tự hào có một quá khứ, một “chính sử” để nh́n về, như tôi đă may mắn có Chân Phước Liêm, có miền Nam để nhin về! Hăy cùng tôi tin như thế nhé các bạn!

Tháng Tư 2021
Nguyễn Văn Thành

Mời nhấn vào link dưới đây để xem youtube nhạc:

Học Đi Em! - Nguyễn Văn Thành - An Minh -