Áo Tiểu Thư   Duyên Anh Pages  1  2  Next    
Vậy đó, bỗng nhiên mà họ lớn
Tuổi hai mươi đến có ai ngờ
Một hôm trận gió t́nh yêu lại
Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ
HUY CẬN

Chương 1

Có những buổi chiều, một ḿnh ngồi trên chiếc xích đu ngoài sân, tôi đă say mê ngắm đàn gà tre của đứa con trai đầu ḷng. Mấy chú gà trống vừa biết gáy. Tiếng gáy cũn cỡn, hụt hơi nghe buồn cười và khó chịu. Như thể tiếng nói cậu trai mười ba vỡ giọng. Mấy chú gà trống tre điệu bộ lắm. Nhảy lên cành cây thấp nhất, vỗ cánh lia lịa, cố rướn cổ ḿnh cao hơn, nhắm tít mắt rồi mới chịu gáy. Mấy chú gáy liên miên, gáy biễu diễn cho những nàng gà mái

cũng vừa tập gại mỏ và bỏ rơi thời con nít "nhiếp nhiếp''. Bây giờ, mấy chú không thèm ăn chung, ăn tranh với gà mái. Nịnh đầm ra phết. Mỗi khi kiếm được con sâu, các chú mỗ lia lịa "tích tích tích'' rối rít mời mọc gà mái. Và chẳng biết phải làm ǵ sau những lần tán tỉnh vu vơ.
Những chú gà trống ấy trông thật ngô nghê, ngớ ngẩn và dể thương. Đó là h́nh ảnh ngày mới lớn của bất cứ cậu trai nào thuở trước. Đứng nhất, đó là h́nh ảnh của tôi, của Quỳnh, của Nhân, của Thủy, của Côn ngót hai mươi năm qua ngày mà con đường Phan thanh Giản có ngôi trường con gái c̣n mang tên Le Grand De La Liraye. Ngày đó thật tuyệt diệu. Nếu cho đổi cả đời lấy một đoạn đầu đời thanh niên của tôi, tôi bằng ḷng ngay. Bởi v́, đoạn đầu đời thanh niên của tôi không bao giờ tôi trở về được dù trở về bằng chuyến xe chất đầy kư ức. Xuân Diệu diễn tả không hề sai :
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn.
Nếu tuổi trẻ chẳng đôi lần thắm lại.
C̣n trời đất nhưng chẳng c̣n tôi măi.
Nên bâng khuâng thương tiếc cả đất trời
Tuổi trẻ của tôi đă úa héo rồi. Cánh hoa nồng hương đă kết thành quả sầu chát đắng. Tôi vẫn tưởng nhớ mùi hương tuổi trẻ. Mùi hương dẫn đường cho tôi về t́m lại tên ḿnh khắc trên nhiều thân cây trước cổng một trường con gái cùng với tên người yêu dấu như những viên sỏi đánh dấu của thằng bé Tí Hon.
Cuộc đời không giống truyện cổ tích. Cuộc đời tôi càng không giống cổ tích. Những viên sỏi đánh dấu đường về của thằng bé Tí Hon c̣n nguyên. Chẳng ai ngữa tay nhặt liệng đi. Ngay cả những mẫu bánh vo tṛn thay đá sỏi, những con chim đói nhất cũng không nỡ sà xuống nuốt mất. Những cơn gió độc của cuộc đời đă hầm hè nhau thổi tan bao mộng ước của tôi. Chắc gió độc sẽ thổi loăng mùi hương dẫn đường. Và tôi không tài nào đậu nỗi trên đất kỹ niệm một đời người. Tôi chỉ c̣n có thể là đà bay. Bằng đôi cánh tưởng nhớ.
Bây giờ, Đặng trí Hoàn tập tành làm thơ, viết văn với bút hiệu Hoài Hương. Bấy giờ, có hăng nước mắm Hoài Hương. Và cậu học tṛ nghèo, tóc rối bồng bềnh nghệ sĩ đi cái xe đạp không chuông, không phanh, không đèn, mỗi lần dạo phố phải vác xe lên vai xuống ba tầng Nhà Hát Tây, thường bị mỉa mai là thi sĩ Nước Mắm Hoài Hương. Bấy giờ, Đỗ Tiến Đức chân chỉ hạt bột đă viết báo Ban Mai lấy tiền tiêu vặt. Bấy giờ, Dương Kiền "đóng đô'' tại sân khấu ; Bấy giờ, em Hải, tóc cắt ngang vai, thổi cơm trọ cho học tṛ Chu văn An ở chân cầu thang bé tí xíu, nhan sắc dưới điểm trung b́nh. Bấy giờ, Vũ Khắc Niệm giống con sơn thử, ăn xong lại ngủ, ngủ quên ngày tháng... Bấy giờ Đặng Trí Hoàn đă thành Hà Huyền Chi, thi sĩ, văn sĩ, tài tử điện ảnh. Bấy giờ, Đỗ Tiến Đức đă thành Phó đốc sự hành chánh, giám đốc Trung Tâm quốc Gia Điện Ảnh tác giả Má Hồng được giải thưởng văn chương tổng thống. Bấy giờ Dương Kiền đă thành luật sư, kịch tác gia. Bấy giờ, em Hải đen đă thành ca sĩ Diệu Anh và đă tự tử. Bấy giờ, Vũ Khắc Niếm đă thành y sĩ và đă xuất bản sách y học... C̣n Đỗ Quư Tường đă chết cho quê hương. C̣n Đỗ Quư Toàn đă thành nhà mô phạm lư tưởng, nhà thơ nổi danh, nhà báo khét tiếng. Không thể kễ hết những nhân vật Nhà Hát Tây.
Tôi làm lấy đời tôi, bắt đầu, từ Nhà hát Tây; Cũng từ Nhà Hát Tây, tôi biết yêu, biết xốn xang, rung động. Tôi thích cái xă hội Nhà Hát Tây vô cùng. Này là Y Vân cặp bạn với Từ Lang, mỗi sáng sớm, xách cây lục huyền cầm Y pha Nho đáp xe xích lô máy lên Phủ Đặc Ủy Di Cư đường Trần Hưng Đạo rồi, ở đây hai danh tài leo lên chiếc xe Dodge số VN ra bến tàu Sài g̣n. Công việc ca hát giúp vui của đôi song ca Nhà Hát Tây là, mỗi đợt đồng bào di cư trên tàu Mỹ lũ lượt kéo xuống nhận vài hộp sửa, vài thước vải, bảy trăm đồng bạc th́ ghé miệng sát micro ca bài ca duy nhất :
- Ngày trở về, anh bước lê trên quảng đường đê, đến bên lũy tre, nắng vàng hoe... Đồng bào di cư nghe Y Vân hát xong, bèn lên xe đi về Ba Bèo mịt mù bụi, Cái Sắn xa lơ xa lắc. Tôi ở cạnh gia đ́nh Y Vân trên lầu chót của Nhà Hát Tây. Một lần, bà cụ thân sinh ra Y Vân giận Y Vân cái ǵ chẳng rơ, tôi thấy cụ đập tan cái thùng bát đĩa cổ mang tự Bắc vô Nam. Vài năm sau, Y Vân xuất bản nhạc phẩm T́nh Mẹ, chắc là để đền tội. T́nh Mẹ bao la như biển Thái B́nh dạt dào...
Ai ngờ đâu, chàng ca sĩ Tổng Ủy Di Cư chuyên hát đón tiếp đồng bào di cư ở bến tàu lại thành nhạc sĩ lừng danh. C̣n bạn chàng đặc biệt hơn : Tu tủ tù tu, đố mấy thằng tù... Này là nghệ sĩ bán sắn. Lúc này anh ở đâu ?Tôi vẫn thiếu nợ anh ba đồng sắn và bốn cái trứng vịt luộc Nghệ sĩ bán sắn chiếm đất cắm dùi tại chân cầu thang lầu nh́. Anh là Tàu lai.Nghề của anh không phải nghề buôn thúng bán bưng. Người Tàu vốn thực tế và biết cách phớt tỉnh. Chưa kiếm được hiệu kim hoàn nào cần thợ đạp bơm chân, vợ chồng anh " mở tiệm''bán sắn luộc, trứng vịt luộc, chuối... ở ngay chân cầu thang. Anh có cây phong cầm. Những hôm danh tài Y Vân nghỉ sở, Y Vân thường ngồi kéo đàn để nghệ sĩ bán sắn nhe hàm răng dăm ba cái răng vàng cười t́nh và gật đầu bán thiếu sắn, trứng vịt luộc cho tôi khi tôi bị bà cả đọi hành hạ chịu hết nổi. Này là Nhân, Quỳnh, Thủy, Công. Bốn nhân vật gần gũi tôi nhất. Những ngày vui của tôi là những ngày vui của họ. Và Ngọc, Tâm, Trinh, Ḥa nữa chứ. Thiếu các nàng th́ thiếu mất áo tiểu thư để ngơ ngẩn vời trông.
Đêm đầu tiên tôi nhập xă hội Nhà Hát Tây y hệt một cụ cả quỷnh dời lũy tre xanh lên thành phố. Xe tiếp cư đưa tôi từ phi trường Tân Sơn Nhất về Sài g̣n. Đến cửa Nhà Hát Tây, người nhà nước đẩy tôi xuống, chỉ vô ngôi nhà đồ sộ :
- Đó, cậu tạm cư ở đó. Chờ thời gian định cư xa hơn.
Tôi xách va ly bước lên những bậc cửa Nhà Hát Tây. Tại sao tôi vào Sài g̣n một ḿnh? Phải viết một cuốn mới diễn tả đầy đủ lư do dế mèn phiêu lưu kư của tôi. Bố tôi, ngày xưa đă từng là tay giang hồ. Ông vô Sài G̣n, theo một gánh cải lương. Khi ông bố giang hồ của tôi biết ḿnh không trở thành Tư Chơi, Năm Châu, ông đành vĩnh biệt xứ Nam Kỳ hiền hậu. Ông trở về Bắc kỳ với hai cái răng vàng mới toanh và bộ bà ba lụa Lèo. Tôi hiểu bố tôi thương Nam kỳ lắm. Những buổi chiều hết nắng, ông thường ngồi trước bật cửa, ôm cây lục huyền cầm, dạo vài khúc lấy hứng rồi ca Nàng thu đă về rồi...Ông bắt chước hệt giọng miền Nam, Nàng thu đă dzề rồi. Đó là những lúc ông tương tư Nam kỳ. Tôi không vô Sài g̣n để tập ca vọng cổ. Cũng chẳng vô v́ lư do chính trị, cách mạng. Cứ hiểu tôi có nhiều máu "dế mèn'' trong cơ thể. Nhưng xách va ly bước lên những bậc cửa Nhà Hát Tây, máu giang hồ bỗng hết muốn chảy về tim.
Tâm sự tôi giống tâm sự anh chàng du tử của bài hát. Lời du tử. Tôi lầm nhầm : Chiều nay biết về nơi đâu. Dừng chân ta ngắm cảnh bao la sầu... Mặc dù, cảnh Sài g̣n chập tối thật ngoạn mụa, xích lô máy chạy vùng vít. Tắc xi lái phom phom.Thú thật, Sàig̣n quyến rũ tôi nhờ xích lô máy. Tôi bèn anh dũng xách valy bước vào. Tầng dưới kín chỗ. Dân di cư chiếm đất Nhà Hát Tây như dân di cư Âu châu chiếm đất miền Tây nước Mỹ. Màn giăng lu bù. Gia đ́nh nọ cách gia đ́nh kia bằng cái ri đô vải. Ai đến sớm, Chiếm đất rộng, bầy biện bếp núc, lu nước và kê cả giường ! Tầng một hết chỗ, tôi lên tầng hai.Rồi tầng ba, Và cũng chỉ có quyền trải tờ báo, gối đầu lên va ly, nằm đỡ một đêm ở sát ŕa, rất dể rơi xuống tầng dưới nếu ngủ mê lăn một ṿng. Tôi không có tài tả cảnh. Đại khái, tôi đă cư ngụ tại chỗ quư vị kư giả ngồi dự thính các phiên hợp Hạ Viện.
Chỗ ấy, ngày xưa, người ta chê làm lan can. Nên đi qua đă ngại, huống hồ nằm ngủ. Vậy mà tôi đă nằm ngủ b́nh yên, đầy mộng mị.
Sáng hôm sau, khi tôi đang say sưa ngáy pho pho th́ một bàn tay đập nhẹ lên người tôi. Và giọng nói nhẹ nhàng:
- Này cậu, này cậu, dậy đi !
Tôi mở mắt. Tôi chẳng c̣n nhớ mắt tôi nhiều ghèn hay ít và hai bên mép có hai vệt ke trắng không. Phải thật thà chứ. Nam phương hoàng hậu hay người đẹp Joséphine nằm ngủ, nếu ta nh́n thấy quư bà ấy chảy răi, ta sẽ mất hết sự ngưỡng mộ. Tôi có thể tin là khuôn mặt ban mai của tôi không đến nổi tệ. Người gọi tôi, chết chửa, là con gái. Tôi bèn vùng dậy. Người con gái nắm chặt cánh tay tôi:
- Kheo khéo kẻo cậu rơi xuống tầng dưới
Tôi kheo khéo liền. Người con gái hỏi tôi:
- Cậu mới di cư à ?
Tôi đáp:
- Vâng.
Người con gái ngó tôi một cách thương hại:
- Cậu phải mua cái ghế bố. Tối nay ngủ xích vô trong. Tôi dẹp gọn đồ đạc của nhà tôi để cậu kê ghế. Đêm ngủ, sáng gấp ghế, tôi cất giùm cho.
Tôi nói một câu ngớ ngẩn:
- Rồi ban ngày nằm đâu ?
Tự nhiên, tôi đâm ra ngượng v́ vừa chợt thấy một con bé nằm sấp trên ghế bố, hai tay khuỷu tay chống, đầu ngẩng cao, đương mở to đôi mắt tṛn, đen lay láy nh́n tôi. Tôi đóan con bé là em người con gái vừa cứu tôi... thoát chết. Tôi rút khăn, lau vội lớp mồ hôi nhờn trên mặt :
- Vâng, vâng...
Người con gái tưới nước vào cục than hồng bối rối của tôi :
- Hay là cậu ngủ với thằng em trai tôi nhé? Nó bằng tuổi cậu ;
Tôi lắc đầu :
- Thưa chị, em sẽ mua cái ghế bố.
Người con gái hỏi câu hỏi tôi đă hỏi nàng :
- Rồi ban ngày cậu ở đâu?
Tôi nhún vai rất điệu. Cho con bé đang theo dơi tôi biết tôi là kẻ lăng tử.
- Dạ, thưa chị, em đi t́m nơi tuyển mộ cu ly đồn điền cao su.
Người con gái mỉm cười:
- Cậu vui vẻ quá.
Nàng tưởng tôi đùa bỡn. Ỡ nhà, tôi là thằng đoảng vị. Con trai đầu ḷng thường đoảng. Mẹ tôi hễ sai việc ǵ mà tôi làm không nên thân, bà hay phàn nàn :
- Giá mày là con gái th́ tao đỡ vất vả.
C̣n bố tôi luôn luôn phán:
- Ra khỏi nhà, mày chỉ c̣n nước đi ăm mày.
Tôi không thể làm nghề "cốc'' được. Nhưng rất có thể làm cu ly đồn điền. Một cu ly đồn điền giàu tưởng tượng Mấy năm trọ học ở Hà Nội, tôi chẳng học hành ǵ cả. Ngoài những giờ lêu lỏng trong vườn Bách Thú, trên bờ hồ Trúc Bạch, bơi thuyền lướt mặt hồ Tây, lang thang con đường đền Láng và nằm dài học thuộc ḷng thơ Nguyễn Bính trên cỏ mướt Voi Phục, tôi c̣n Âm Nhạc Học Xá của cụ Duyệt tập dương cầm. Không xoay đâu ra dương cầm, tôi đă vẽ phiếm đàn trên mặt bàn và ngồi cả giờ đập tay xuống gỗ. Như thế nản lắm. Tôi bèn xoay sang lục huyền cầm Y pha Nho và nhận ông nhạc sĩ xí trai với cái tên chả nghệ sĩ tí ti ông cụ là Tạ Tấn làm sư phụ.Ông này ưa sáng tác nhạc chung với ông Nguyển Túc. Nhạc hai ông cũng lẳng lơ, trữ t́nh ra phết. Nhưng Tạ Tấn và Nguyễn túc nghe nó kém đi mất tám mươi phần trăm thơ mộng Ông Tạ Tấn dạy tôi lục huyền cầm Y pha Nho theo phương pháp Carulli. Tôi mất bộn tiền và búng bài số 14 nhanh như gió. Nhờ đó, khi tôi về Thái B́nh " mừng giải phóng '' lên sân khấu ngoài trời biểu diển tài nghệ, bộ đội và nhân dân vỗ tay hàng chục phút. Ông văn công Trần Hoàn, tác giả bài Sơn nữ ca, giới thiệu tôi và bảo tôi vừa tŕnh bày một bản nhạc cách mạng Nga sô vĩ đại ! Bài tập số 14 đấy. Tôi nhắc một kỷ niệm buồn cười để khoe rằng tôi biết chơi lục huyền cầm Y pha Nho. Khi tôi trốn nhà đi phiêu lưu, tôi không nhớ mang h́nh ảnh của bố mẹ và các em tôi mà chỉ nhớ mang cuốn sách của Carulli. Tôi nghĩ là, ngoài những giờ cạo mũ cao su, tôi sẽ ngồi dưới gốc cây cao su, tập đàn.
Biết đâu đấy, con gái yêu của chủ đồn điền cao su chẳng mê tiếng đàn tôi. Tôi sẽ, như một anh trai si t́nh Ư đại Lợi, ôm cây đàn mandoline, đứng dưới cửa sổ nhà nàng nghêu ngao :
- "Đời lạnh lùng trôi theo ḍng nước mắt, với bao tiếng tơ xót thương... V́ cuộc t́nh đă chết một đêm nao." Nàng sẽ yêu tôi, sẽ tương tư phát ốm. Bố nàng gọi tôi, phát cho tôi chân thư kư. Rồi nàng gặp mặt, thấy tôi không xí giai như anh Trương Chi, nàng đ̣i lấy tôi làm chồng th́ sướng quá. Tôi thường tự hào là đứa mơ mộng nhất thế giới. Có lần, bị xe hộ tống thổi tu hít và bóp c̣i ấm ỹ đuổi tôi dạt sang một bên đường để xe V.I.P chạy. Tôi liếc mắt ngó trộm.Thấy phu nhân thủ tướng đang soi gương điểm phấn. Bèn mơ mộng làm tổng thống. Tôi mơ mộng một ông nghị sĩ sáng giá của Hiệp chủng quốc giả đ̣ là Mỹ kiều lục lộ, ăn mặc lem nhem dạo phố thăm dân Việt Nam cho biết sự t́nh. Ông nghị sĩ Mỹ bị tên đặc công Cộng sản chận đường, dí súng vào gáy. Tôi đi qua phố vắng vẻ đó, nhào lại, hạ tên Cộng sản, đoạt súng nghiêng ḿnh tặng khẩu K.54 cho ông nghị sĩ Mỹ. Ông này ôm lấy tôi khóc, cám ơn và biếu tôi hai ngàn đô la. Mấy năm sau, ông ta ứng cử tổng thống Mỹ và đắc cử, Ông tổng thống Mỹ nhớ ân nhân cũa ông và ông sẽ đưa tôi lên làm tổng thống Việt Nam bầu cử đàng hoàng. Tôi sẽ ngồi xe Mercedes sáu cửa, cắm cờ và trước xe tôi đi là hàng trăm mô tô hộ tống, sau xe tôi đi là hàng trăm tu bin. Tôi cương quyết yêu cầu hăng xe Ford chế giùm tôi hai loại kèn. Một loại bóp inh ỏi phát câu "Tổng thống rất thương đồng bào'', một loại bóp nghe inh ỏi phát câu "Đồng bào xê ra cho tổng thống đi'' Và tôi mút cà rem cây một cách thơ thới hân hoan.
Đó là giấc mơ khi tôi đă thành thân. C̣n giờ đây, trước mặt người đẹp, tôi chỉ mơ làm cu ly đồn điền đẹp giai, đàn hay, hát ngọt và được con gái ông chủ đồn điền mê mệt.
- Thưa chị, em nói thật.
Người con gái bĩu môi:
- Cậu mà làm cu ly đồn điền cao su th́ cả nước này chết đói hết... à, tên cậu là ǵ nhỉ ?
Tôi ngượng ngập đáp:
- Long. Vũ Mộng Long, bút hiệu Trương Chi !
Người con gái cười thành tiếng :
- Cậu khéo khôi hài. Chắccậu hát hay lắm phải không ?
Tôi đă ngồi dậy từ lúc nào chẳng hay, khẽ nhún vai kiểu cách:
- Ở Hà Nội em đă dự thi tuyển lựa ca sĩ do Đài phát Thanh tổ chức. Nếu không có Duy Trác, em đă được vào chung kết. "Thằng'' Duy Trác nó át giọng em, nên em bị loại.
Người con gái long lanh đôi mắt ra cái điều tội nghiệp tôi. Con bé nằm sấp trên ghế bố lắng tai nghe cuộc đối thoại làm quen.
- Tên tôi là Phượng. Cậu biết đánh đàn à ?
Tôi cố nói lớn :
- Em chơi guitare Espagnole (Tây ban Nha), chơi classique (cổ điển), chị ạ !
Sở dĩ tôi chêm vài tí tiếng Tây là cốt để con bé đang theo dơi tôi phục tôi. Dân này cũng học sinh, chứ bộ. Tôi nói tiếp:
- Mai mốt, nếu ở Sài g̣n có thi ca sĩ, em sẽ ghi tên và hy vọng trở thành danh ca như Quách Đàm, Duy Trác, Anh Ngọc. Thưa chị, em anh dũng di cư một ḿnh, em là thứ "xeo mết men'' của cuộc đời.
Lại sủa tí tiếng Anh. Phượng khen tôi:
- Trông cậu là tôi biết cậu có tâm hồn nghệ sĩ.
Tôi vội khoe nhặn:
- Vâng, thưa chị, em mang trong huyết quản ḍng máu nghệ sĩ. Bố em gắn mấy cái răng vàng, chơi đàn vọng cổ và từng vô Nam theo các gánh cải lương. lên đồng ở các đền thờ đức thánh Trần. Bố em c̣n biết kéo nhị và gẩy đàn bầu.
Chị Phượng che miệng cười. Con bé nằm sấp trên ghế bố cũng mỉm cười. Tôi thấy "không khí'' thân mật rất thuận lợi cho tôi. Bèn bạo dạn hỏi:
- Thưa chị, em muốn rửa mặt, đánh răng.
Chị Phượng --- như vậy, trong bước đường lưu lạc của tôi, tự nhiên, có người chị đỡ đầu, khỏi mất công đăng báo những gịng ai oán :
- Lăng tử, mười chín tuổi, cô đơn, yêu nhạc Hoàng thi Thơ, mến mộ giọng hát Ngọc Cầm và Nguyễn Hữu Thiết, khoái coi phim Ấn độ, huyết quản đầy máu "dế mèn phiêu lưu kư'' muốn t́m người chị để an ủi những lúc bao tử lép xẹp, hứa trả lời mọi thư, ưu tiên cho thư nào gửi tem.
Bảo tôi xuống dưới nhà, trả người gác gian một đồng là tắm gội thả cửa. Tôi gửi chị Phượng cái va ly, xuống dưới nhà.
Rồi tôi sung sướng gọi chiếc xe xích lô máy, sang Khánh Hội t́m thằng bạn nối khố đă vào Nam trước tôi. Nó ở đường Hớc Tô. Tây về nước từ khuya, tôi sợ viết sai, phiên âm tiếng Việt cho tiện. Thú thật, tôi khoan khoái vô tả. Tôi sẽ không bao giờ làm cu ly đồn điền cao su. Tôi là một nghệ sĩ. Em bé nằm sấp trên ghế bố yêu dấu, anh có tâm hồn nghệ sĩ, anh đă tập tới bài số 14 cuốc sách dạy chơi lục huyền cầm Y pha Nho của Carulli, anh sẽ ghi tên dự thi ca sĩ, anh sẽ trở thành Y Vân, và yêu em.


Chương 2

Buổi tối tôi trở về Nhà hát Tây. Tôi về hơi muộn. Nhiều gia đ́nh đă tắt đèn ngủ yên. Tôi tưởng sẽ phải kiếm hai tờ báo làm chiếu mà nghĩ lưng. Chị Phượng đă tặng tôi một sự ngạc nhiên. Chiếc hghế bố buông màn kê sát "khu đất'' nhà chị không có người bên trong. Chỉ thấy một miếng giấy gắn bằng kim gút. Tôi ṭ ṃ tới gần, coi xem giấy viết ǵ.
Cậu Trương Chi,
Cậu có thể ngủ đỡ trên ghế bố này, Sao cậu về trễ thế? Cậu ăn cơm chưa? Muỗi Sàig̣n khiếp lắm đó, cậu đừng để tay sát màn. Cái màn có chổ rách, mai tôi nhờ con Ngọc nó vá lại. Chúc cậu ngủ ngon.
Chị Phượng chu đáo quá. Tôi vén màn, chiu vào nằm. Có gối. Gối bọc vải trắng thơm ngát mùi nước hoa. Tôi nghĩ không phải mùi nước hoa. Mà là mùi hương tóc của Ngọc, con bé nằm sấp trên ghế bố buổi sáng. Nàng đă gối đầu chiếc gối này. Tôi vội nằm úp để hít hà mùi htuyệt diệu đó. Nàng đẹp chắc nàng sạch sẽ. Nàng sạch sẽ chắc đầu nàng không có chấy. Tôi mong đầu nàng có chấy đực lạc loài trên gối và phiêu lưu vào mái tóc tôi. Con chấy đực sẽ tương tư con chấy cái. Ngày nào đó, khi đầu tôi kề sát đầu nàng, con chấy đực xa người yêu sẽ gặp con chấy cái. Và hai con chấy kể chuyện thương nhờ nhau. Chúng nó sẽ khóc. Dĩ nhiên, nước mắt hai con chấy sẽ làm xanh mướt tóc hai đứa chúng tôi. Nàng và tôi. Chấy cũng có nước mắt, chớ bộ. Nhưng chỉ là mơ ước. Chiếc gối trắng tinh, thơm ngát mùi hương tóc của người con gái trinh trắng không thể là nơi lạc lơng của loài chấy. Tôi vừa "chơi'' điệp ngữ trắng.Nguyễn Bính dạy tôi đó.
Sáng nay vô số lá vàng rơi
Người gái trinh kia đă chết rồi
Có một chiếc xe màu trắng đục
Hai con ngựa trắngbước hàng đôi
Đem theo một chiếc quan tài trắng
Và những bông hoa trắng lạnh người
Theo gót những người khăn áo trắng
Khóc hồn trinh trắng măi không thôi.
Đừng nhé, con bé nằm sấp trên ghế bố, con bé tên Ngọc, đừng bao giờ em là người trinh nữ trong thơ Nguyễn Bính. Để sáng mai, Sài g̣n bừng nắng và Nhà Hát Tây ồn ào, tôi c̣n được nh́n cô em nằm sấp trên ghế bố, dù mắt cô em dính hai cục ghèn to bằng con ruồi. Tôi sẽ "ôm giấc mơ anh lái đ̣''
Năm xưa chở chiếc thuyền này
Cho cô sang băi tước đay chiều chiều
Để tôi mơ măi mơ nhiều
Trước đây xe vơng nhuộm điều ta đi
Tưng bừng vua mở khoa thi
Tôi đỗ quan Trạng, vinh quy về làng
Vơng anh đi trước vơng nàng
Cà hai chiếc vơng cùng sang một đ̣
Đồn rằng đám cưới cô to
Nhà giai thuê chín chiếc đ̣ đón dâu
Nhà gái ăn chín ngh́n cau
Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín ngh́n
Lang thang tôi dạm bán thuyền
Có người giả chín quan tiền lại thôi.
Phải, tôi cũng là thứ lái đ̣. Kẻ lăng tử anh dũng đi di cư một ḿnh thật đấy, xong di cư với ước vọng làm cu ly đồn điền cao su. Kẻ lăng tử được chị Phượng ca ngợi "có tâm hồn nghệ sĩ'' thật đấy song mới học đến bài tập số 14 của cuốn phương pháp đánh đàn lục huyền cầm Y Pha Nho của Carulli. Anh lái đ̣ của Nguyễn Bính c̣n có cái thuyền để dạm bán. Chứ tôi, tôi chả có quái ǵ. Em Ngọc, em gái nằm sấp trên ghế bố! Em là bến kho Năm, Em là hoa khuê các lộng lẫy, anh là bướm giang hồ đói rách.
Bao giờ bến mới gặp đ̣
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau.
Tôi tự nhủ:
Đừng tưởng bở, người ta thương hại mày đó, Vũ Văn Long ạ! Con chấy đực trên đầu mày chỉ có thể gặp con chấy cái trên đầu con gái ông cai cu ly đồn điền cao su là cùng. Và tôi vội nằm ngữa nh́n lên đ́nh màn mờ mờ trắng. Có điếu Ryby Queen, thứ tương tư thảo đặc biệt Sài g̣n, đă bẹp dúm. Tôi bèn vê tṛn, bật que diêm, châm thuốc, bắt chân chữ ngũ, hút những hơi dài. Ra cái điều" nhớ nhà châm điếu thuốc''. Thuốc lá dể sinh mơ mộng. Tôi lại mơ mộng, một trái mộng no tṛn và huyền ảo như ca dao.
Ước ǵ em hóa dưa hồng
Để cho anh bế anh bồng anh mang
Ước ǵ em hoá dưa gang
Để cho anh bế anh mang anh bồng
Thôi, em cứ là dưa, anh là bù nh́n coi dưa đă thỏa mơ mộng. Ngày mai anh "chuyển bến'' rồi. Tôi khe khẽ hát : C̣n đêm nay nữa, ta nằm nhờ em, Ngước mắt trông màn, ngày mai đă xa rồi, gặp hên lắm th́ anh đóng cai.
Cai cu ly ! Xin phép nhạc sĩ Đoàn chuẫn tôi đặt lời cho hợp t́nh cảnh thê lương của tôi. Hát xong tôi tủi thân quá. Ông cụ thân sinh ra tôi vào Nam kỳ hách hơn tôi nhiều. Ông theo các gánh cải lương, chụp h́nh chung với Năm Châu, Bảy Nhiêu, Phùng Há và dư tiền trồng những hai chiếc răng vàng. Ông cụ thân sinh ra tôi mới là người tâm hồn nghệ sĩ; C̣n tôi, bị hiểu lầm. Chị Phượng tưởng tôi có tâm hồn nghệ sĩ nên đă cho tôi ngũ nhờ trên ghế bố. Và cô Ngọc th́ cho mượn gối vừa hứa vá lại chỗ rách ở màn. Tại sao người ta thèm "di cư'' cả cái màn rách? Thôi đúng quá, cái màn này dành riêng để quư vị con sen, cậu nhỏ sử dụng. Người ta hạ tôi xuống hàng cậu nhỏ, dù cậu nhỏ đă vô Pháp tịch : Philippe Nhỏ. Tôi hiểu, tại tôi nói thật là tôi sẽ ghi tên làm cu ly đồn điền cao su. Với con gái, nhất là con gái đẹp, ta chớ dại nói thật, chui khỏi màn. Và tôi hung hăng xuống lầu dưới, chi một đồng bạc Đông Dương xé đôi, vào cầu tiêu..
nghĩ kế. Ở đây, đèn điện sáng choang. Tôi rút sổ tay, lấy bút ghi vài ḍng như sau:
Chị Phượng kính mến.
Cám ơn chị đă cho chỗ ngũ tốt. Em nghĩ, người nghệ sĩ như em cần phải lấy sương gió làm nhà, nước mây làm bạn th́ tâm hồn nó mới thơ thới hân hoan. Người nghệ sĩ như em cần phải làm mục tiêu tấn công của muỗi Sài g̣n. Muỗi nó đốt em, em mới chịu khó thức đuổi muỗi và làm thơ, viết văn. Nói để chị rơ em đă ghi tên làm cu ly đồn điền ở Hớn Quản. Em muốn viết cuốn tiểu thuyết tranh đấu, xă hội. Em là cu ly trá h́nh. Đêm nay chị biết em ngủ đâu chưa? Em ngủ dưới gầm cầu Mống bên Khánh Hội.Người nghệ sĩ chân chính là người chê bỏ giường ấm đệm êm.
Em
Trương Chi.
Viết xong, tôi bằng ḷng tôi quá. Em Ngọc sẽ mê mệt tôi. Em sẽ nhờ tôi làm thơ đăng vào giai phẩm cuối năm ở trường em... Điều này hơi kẹt. Ta sẽ xào xáo thơ Huy Cận, Nguyễn Bính, sợ ǵ. Tôi cút lên lầu, bước cách ba bậc thang một bước. Rồi, len lén cơ hồ gió thu về sớm mơn man trên má cô gái dậy th́, tôi gài bức thư "nghệ sĩ'' của tôi vào màn. Nghĩ sao, tôi lại gỡ ra, gài bức thư của chị Phượng và đặt bức thư của tôi trên chiếc gối thơm mùi hương tóc. Và tôi phú lỉnh xuống lầu dưới, kiếm chổ ngủ. Sáng sau, tôi bỏ đi. Sài g̣n là thành phố lư tưởng của những kẻ dông dài. Bởi v́ khá đông rạp chiếu bóng thường trực. Tôi lang thang vỉa hè, đếm các thùng rác, các cột đèn, mua khúc bánh ḿ ba tê dài ơi là dài để chờ đúng tám giờ chui vô Long Thuận. Hồi đó, chưa có coca, cola hộp. Thành thử, mười hai giờ, tôi ḅ ra nốc ba ly nước mía căng bụng, mất thêm năm đồng cái vé và... vô nữa để ngũ. Ngũ chán lại coi Roy Rogers cưỡi ngựa, bắn súng hay Janey Powell nhí nhảnh hát. Đến mười một giờ đêm mới chui ra, kiếm ḿ ăn vài tô và trở về Nhà Hát Tây. Trời ơi, tôi cảm động ghê quá. Ghế bố đă kê sẵn, màn đă buông? Và chị Phượng, và cô Ngọc đang ngồi th́ thầm chuyện tṛ dưới ngọn đèn bóng nhỏ. Xă hội Nhà Hát Tây là xă hội thừa điện. Điện nhà nước ủnh hộ, dân di cư thả cửa xài. Thấy tôi, chị Phượng đứng dậy, bước khẽ, tới gần tôi, vỗ vai tôi, trách móc:
- Cậu làm tôi lo quá. Con Ngọc cũng lo.
Tôi sung sướng không thể diễn tả được. Chưa kịp nói ǵ, chị Phượng đă nài nỉ:
- Cậu đừng đi đồn điền Hớn Quản, cậu Long nhé:
Tôi mỉm cười, giả vờ khinh bạc:
- Long, bút hiệu Trương Chi.
Chị Phượng đập nhẹ vào lưng tôi:
- Cậu Trương Chi
Tôi đáp:
- Vâng, thưa chị, em không đi đồn điền nữa. Và đêm nay em sẽ ngũ trên ghế bố của chị.
Chị Phương hoan hỉ khoe :
- Con Ngọc nó vá lại những chỗ rách rồi.
Tôi làm bộ cay đắng:
- Đời em ví như xăm xe đạp, thủng be bét, vá sống, vá chín nhiều lần.
Tôi không hiểu tại sao tôi có thể thở ra cái giọng chán chường một cách nhanh chóng đến thế. Chắc là nhờ khúc bánh ḿ dài, nhờ những ly nước mía, nhờ những giấc ngũ chập chờn trong rạp chiếu bóng Long Thuận. Sau hết, nhờ rửa mặt bằng nước máy ở một ngă tư. Ngày xưa c̣n bé của tôi đă mất, thực sự mất rồi. Tôi chưa lớn hơn, chưa khôn hơn sau một cuộc t́nh trên găn gác số 13 phố Ngô Thời Nhiệm, Hà Nội. Tôi vẫn chỉ là con mèo mù. Mèo mù luôn luôn vớ cá rán. Khúc cá rán mới nhất của con mèo mù Vũ Văn Long là em Ngọc, Như thuở nào, cá rán của mèo mù là hai em gái Hà Nội. Không, tôi đă khôn ra chút xíu. Tôi biết câu đào theo phương pháp câu cá của Nguyễn Thịnh, Trương Chi Vũ văn Long biết dùng khổ nhục kế để lơn đào. Giá Nguyễn Thịnh có mặt ở miền Nam, nó sẽ bái phục tôi.
- Cậu nói ǵ, tôi không hiểu cậu Long.
- Bút hiệu Trương Chi !
- Cậu Trương Chi.
- Xăm xe đạp, người Sài g̣n gọi là cái ruột xe, vá chín là vá ép đó chị.Em giống cái màn rách, cần vá lại.
Cảm khái, tôi nhại hai câu ca dao :
Áo anh rách chỉ đường tà.
Người yêu chưa có, mẹ già ở quê.
Bấy giờ, chưa xuất hiện cái "ạc gô'' về quê. Chứ không, tôi đă phết hai tiếng về quê. Và tôi giả vờ chớp mắt. Chó ngáp phải ruồi mà có tí nước mắt ứa ra, em Ngọc sẻ cảm động rơi lệ. Th́ thôi, tôi bèn nhận ḿnh là em của thi sĩ Nguyễn Bính, lưu lạc phương Nam. Mẹ già đă ra người thiên cổ, cha già khuất núi từ khuya. C̣n một ḿnh tôi sống nhăn răng. Ḿnh tôi, trời bắt làm thi sĩ. Em Ngọc sẽ hỏi thăm cuộc đời thi sĩ của tôi. Tôi thề sẽ quên những vần thơ bồng bế của Xuân Diệu. Tôi sẽ chỉ đọc thơ Vũ Hoàng Chương. Nào là "Lũ chúng tôi lạc loài dăm bảy đứa. Bị quê hương ruồng bỏ giống ṇi khinh''. Nào là "Nhớ thuở chưa có ta đường đi thênh thang. Kịp tới khi có ta chông gai mông mênh''. Nào là "Gối vải mộng phong hầu, Vinh quang đường lối khép. Thẹn trước thương về sau. Đời tàn trong ngơ hẹp.'' Nếu cần, tôi sẽ làm vài câu thơ hễ nhớ thương th́ đầy vơi mà thương nhớ th́ vơi đầy. Sợ ǵ nhỉ?
Chị Phượng nghe tôi đọc ca dao phóng tác, tưởng áo tôi rách thật, thở dài:
- Cậu nghệ sĩ quá đấy mà. Để mai bảo con Ngọc khâu giùm cho.
- Sợ cô ấy chê ?
- Nó mến cậu lắm.
Vậy th́ đêm nay, nhờ chị Phương và em Ngọc ngủ ngon, ngáy pho pho, tôi sẽ lục hết áo, xé rách hết chỉ đường tà. Nhưng hơi kẹt ở chỗ cái va ly quần áo của tôi gửi chị Phượng giữ. Tôi chợ nhớ trong valy c̣n có bàn chải, thuốc đánh răng. Vội vàng móc điếu Ruby Queen mua lẻ, vuốt phẳng phiu rồi bật que diêm mồi thuốc.
- Thưa chị...
- Ǵ đó cậu Trương Chi ?
- Những người hút thuốc lá miệng đều hôi.
- Đâu có, miệng cậu thơm mà...
Ôi, nếu người khen miệng tôi thơm là em Ngọc, con bé đang ngồi ở kia, hóng chuyện, tôi sẽ anh dũng hỏi:
- Làm sao em biết miệng anh thơm ?
Em Ngọc sẽ đáp :
- V́ em đă hôn anh !
Tôi mới giả đ̣ ngạc nhiên :
- Em hôn anh hôm nào ?
Em ngọc sẽ nũng nịu :
- Em hôn anh bây giờ...
Và em hôn phớt lên môi tôi như Jane Powwell mới lớn hôn lên môi người yêu. Tôi chỉ thích những chiếc hôn nhẹ. Tiếc quá, người khen miệng nghệ sĩ cả ngày không đánh răng chỉ là chị Phượng.
- Cậu Trương Chi.
- Dạ.
- Cậu không có bà con nào di cư à ?
- Không chị ạ ! Thi sĩ Nguyễn Bính rồi văn sĩ Thanh Nam, văn sĩ Hoàng hải Thuỷ, ngày trước, vào Nam có một ḿnh. Vào mà không muốn ra. Đời người nghệ sĩ đă ra đi là kể như "Lỡ bước sang ngang''. Đấy, chị coi, Nguyễn Bính tâm sự "Nhưng mà khăn gói gió đưa. Lại về Hà Nội th́ chưa muốn về ''. Tôi hiên ngang nói về Nguyễn Bính, Thanh Nam, Hoàng hải Thuỷ. Cứ làm như ḿnh đang là nghệ sĩ thực thụ. Chị Phượng và em Ngọc đâu biết tôi chỉ là nghệ sĩ giả định, đang hy vọng là nghệ sĩ nhiệm chức.
- Ít ra, cậu phải có một người bạn chứ?
- Dạ, có một thằng.
- Cũng nghệ sĩ?
- Thằng này cả quỷnh, nó thích làm thư kư, tên nó là Đặng xuân Côn.
Tôi hạ ông bạn vàng Đặng xuân Côn đo ván ngay. Nhỡ nó xuất hiện - nó sắp về Nhà Hát Tây sống với tôi - em Ngọc thấy nó sáng giá hơn tôi (điều này chắc quá, nó chơi lục huyền cầm Hạ uy Di hay không chịu nổi, chép nhạc đẹp, đă học lớp sáng tác với cụ Duyệt ở Âm nhạc Học Xá gần hồ Thuyền Cuông, Hà Nội ), nghệ sĩ hơn tôi, em mê nó th́ tôi bị ra ŕa. Nó đo ván rồi tôi c̣n dựng nó dậy đấm một cú sái phép :
- Nước Việt Nam ta có bốn triệu thằng thư kư, một triệu tỷ phú, năm triệu cu ly, hai triệu tiến sĩ, cử nhân nhưng chỉ có một trăm nghệ sĩ. Và nghệ sĩ lang thang đói rách v́ đời dệt những áng thơ lâm ly, viết những pho sách ướt át lại chỉ có dăm ba anh.
- Cậu không nên đi lang thang, cậu Trương Chi.
Chị Phượng ngây thơ quá. Không đi lang thang kiếm việc th́ sẽ đói meo và sẽ lên đồn điền Hớn Quản để gặp con gái ông cai cu ly kết duyên Tấn tần à ? Khoản tiền cuỗm của ông cụ thân sinh cộng với tiền phát mại chiếc xe đạp ở chợ trời Hà Nội gần hết rồi. Trương Chi cổ tích chèo thuyền dài tay, tung lưới cong lưng, đâu giống Trương Chi của ông Văn Cao :" Ngồi đây ta gơ ván thuyền ta ca trái đất c̣n riêng ta '' Trái đất của những kẻ thất nghiệp chỉ có giun với dế. Tôi chợt hối hận là tôi đă ba hoa chích choè quá đà. Nói theo lời dạy của ông thầy Việt văn lớp đệ tam Nguyễn Uyển Diễm, chồng nữ sĩ Mộng Sơ (ông thi sĩ Nguyễn Vỹ nhận nhằng là người yêu của ḿnh, người ta đă sang ngang, ông vẫn viết văn diễn tả t́nh hờ và để tặng om ṣm khiến giáo sư Nguyễn Uyển Diễm cáu sườn, lôi bài Sương rơi ra hài hước với học tṛ) th́ tôi đă nhập đề bài luận rất hoa hoè hoa sói. Thầy Nguyễn Uyển Diễm, chủ trương nhà xuất bản Vỡ Đất,
đă giới thiệu Trại Tân của Hoàng Công Khanh, thí dụ một câu nhập đề hoa hoè hoa sói cho một bài luận có chủ đề "vay tiền'' như sau:
"Sáng sớm hôm nay tôi đi ra. Tôi đi trên con đê Yên Phụ, hơi gió lạnh từ mặt sông thổi lên và bầu trời những v́ sao c̣n lấp lánh. Tôi đi dến nhà anh" - Mấy câu này nói rất lớn và bay bướm, đến câu cuối, ghé sát tai người bạn, nói khẽ - "Anh cho tôi vay vài trăm!''
Thầy Uyển Diễm nói :
- Tại sao không nói ngay là vợ tôi đau nặng, con tôi đói sữa, anh cho tôi vay tí tiền c̣m?
- Tại sao tôi không nói thật tôi sắp đói rách? Tại sao tôi bày đặt chuyện nghệ sĩ, gừng sĩ, tỏi sĩ, hành sĩ để sửa soạn gặp rắc rối? Có lẽ, bỡi lẽ, bởi tôi mơ mộng, Bởi tôi làm nghệ sĩ? Có lẽ, bỡi thằng bạn cũ Nguyễn Thịnh đă tiếp máu nghệ sĩ của nó cho tôi, bỡi tôi học hành lem nhem, chả biết bấu víu vào nghề ngỗng ǵ để có tí tiếng tăm, để các em gái văn nghệ cảm phục và để to lời hô hoán "Tôi làm văn học nghệ thuật'' ! Thỉnh thoảng, được một vài tờ báo phỏng vấn, tôi sẽ huênh hoang : "Thưa bạn, sự nghiệp văn hoá của tôi gốm có những bài thơ đă trên nhật báo Tiếng Chuông và dăm cuốn sách toán học lớp tư sắp xuất bản'' Hách chán. Hách hơn mấy chiếc răng vàng và vài câu vọng cổ của ông cụ thân sinh ra tôi.
- Cậu Trương Chi !
- Dạ.
- Cậu nghe lời chị nói không?
Chị Phương đă xưng "chị'' với tôi. Tôi đưa tay bóp trán:
- Thưa chị, xin chị để em suy nghĩ.
- Cậu suy nghĩ ǵ nữa, Chị coi cậu như em chị. Chị sắp đi dạy học rồi, có thể lo cho cậu. Cần ǵ lang thang, cậu cứ ở đây mà sáng tác văn nghệ.
Sáng tác văn nghệ à? Nguy quá. Tôi sẽ sáng tác cái ǵ? Biết cái ǵ mà sáng tác. Tôi trót nói phét, bây giờ kẹt cứng. Muỗi Nhà Hát Tây xúm vào đốt tôi. Tôi không thèm đuổi. Tôi đang bối rối. Chắc tôi phải cút khỏi xă hội Nhà Hát Tây.
- Thưa chị...
- Cậu đừng nghĩ vẩn vơ.
- Người nghệ sĩ cần tự lập. Vả chăng, thưa chị, sáng tác văn nghệ khó vô cùng. Người nghệ sĩ cầm bút viết văn mà không gặp cảm hứng, tức "yên sĩ phi lư thuần'' cứ h́ hục viết thật chẳng khác chi ông già khuân tảng đá trong cuốn Quốc văn giáo khoa thư lớp dự bị.
- T́m cảm hứng lâu không?
- Hàng năm. Có khi hàng đời. Viết văn xuất bản bừa bải như thiên hạ mới tí tuổi đầu đă là tác giă ba mươi mấy cuốn sách th́ văn đó vất đi. Em nghĩ, một là đi làm cu ly đồn điền, hai là cả đời chỉ cần một cái truyện ngắn.
- Chị sẽ lo cho cậu suốt đời.
- Không được.
- Tại sao?
- Chị phải đi lấy chồng chứ. Thôi, chị hăy để mặc em với giấc mộng văn nghệ của em.
Tôi muốn hút thêm một điếu Ruby Queen nữa. Nhưng chả c̣n điếu nào. Tôi giả vờ che miệng ngáp. Chị Phượng giục tôi đi ngủ.
- Mai chị sẽ nói chuyện tiếp với cậu. à, sáng mai cậu muốn ăn ǵ ?
Tôi đáp:
- Người nghệ sĩ chỉ cần một tách cà phê đen.
Chị Phượng nói:
- Sớm mai con Ngọc sẽ pha cà phê cho cậu uống.
Tôi dở tṛ "tác diệu'', cố làm cho "con Ngọc'' nghe rơ :
- Một tách cà phê đen, đặc, không đường.
Chị Phượng vỗ vai tôi:
- Thôi ngủ đi, Trương Chi !
Chị về "nhà chị''. Tôi thèm một điếu Ruby Queen. Thèm một gói. Tôi có thể thức suốt đêm nay, đốt thuốc lá, ngồi đập muỗi và nghe hơi thở của em Ngọc. Nếu nàng có tật nghiến răng ken két, ngáy pho pho th́ càng tốt. Nàng sẽ nghiến răng ken két, sẽ ngáy pho pho và tôi vẩn lạc vào con đường t́nh sử. Tôi đứng nh́n hai chị em Phượng thầm th́ với nhau. Chắc hẳn chị Phượng đang nói với cô Ngọc về tôi, về mẫu nghệ sĩ phi thường, một nhà văn dự định cả đời chỉ viết một cái chuyện ngắn. Khi ngọn đèn nhà chị Phượng tắt và khi em Ngọc ch́m trong bóng đêm của gác ba Nhà Hát Tây là lúc tôi vén màn chui lên ghế bố. Tôi chỉ tụt đôi giày. Bộ quần áo giang hồ của tôi đă nhuốm đầy nắng bụi Sài G̣n ; Và đôi bí tất th́ thơm nồng mùi nghệ sĩ.
Tôi nằm duỗi chân thoải mái trên ghế bố. Lần đầu tiên tôi được nằm ghế bố. Chiếc gối thơm mùi thơm hôm qua, mùi hương tóc của em Ngọc. Tôi lại ước ao có con chấy cái phiêu lưu. Tôi muốn thức trắng đêm. Nhưng tội ǵ mà thức ? Vả chăng, "thức trắng đêm kể chuyện tâm tư'' đă được các ông nhạc sĩ tŕnh toà và giữ độc quyền. Người nghệ sĩ phi thường như tôi, cần ngủ. Và tôi đă ngủ say sưa, ngủ không chiêm bao, ngủ quên cả chờ nghe em Ngọc ngáy pho pho và nghiến răng ken két.


Chương 3

Tôi đă trở thành công dân thực thụ của xă hội Nhà Hát Tây, Chị Phượng săn sóc tôi chí t́nh. Em bé Ngọc; thỉnh thỏang, hỏi tôi vài câu chuyện bâng quơ. Tôi mê giọng nói cũa Ngọc, mê nụ cười của Ngọc, Tôi yêu Ngọc rồi. T́nh yêu làm con người thay đổi. Riêng tôi, tôi không ham làm cu ly đồn điền cao su nữa. Dẫu đói rách, tôi vẫn cố bám lấy Sài G̣n. Tôi sẽ đạp xích lô vậy. Tại sao tôi mơ mộng khiếp thế? Hồi c̣n là cậu học tṛ tỉnh lỵ lên Hà Nội trọ học, tôi đă noi gương thi sĩ Đinh Hùng :
Làm học tṛ nhưng không sách cầm tay. Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ. Và tôi mơ mộng làm chú nhỏ sửa xe đạp trước cổng trường Trưng Vương. Tôi sẽ leo cổng vào sân trường, t́m chiếc xe đạp của những em đẹp nhất, lấy kim chọc thủng lốp. Vậy là các em phải dắt xe nhờ tôi vá sống, vá chín. Tôi sẽ vá thật lâu để ngắm các em no mắt. Tôi thề không lấy tiền của các em đẹp. Chỉ nhận thù lao của các em xấu thôi, tôi mong gặp sự may mắn như ông bạn Chử Đồng Tử. Hỡi các em nữ sinh hoa mộng của trường Trưng Vương năm xưa, chẳng bao giờ các em là Tiên Dung công chúa nên con đường vào t́nh sử của tôi toàn ổ gà bánh xe khấp khểnh, vó câu gập ghềnh. Tôi thấy tôi gần gủi anh Trương Chi hơn. Mỵ Nương mê tiếng hát Trương Chi, gặp chàng mắt toét, răng vồ nàng tuyệt vọng là đúng. Là rất người. Rất tác phẩm.
Giấc mộng mở hiệu sửa xe đạp ở gốc cây trước cổng trường Trưng Vương của tôi đă tàn úa. Tôi dệt liền giấc mộng bán ô mai, sầu dầm, mận dầm cho các em nữ sinh áo hồ thủy. Không thành. Tôi bèn nằn ń ông Tàu già bán lạc rang bên hồ Gươm, xin ông nhận làm môn đệ để ông truyền ngón rang lạc. Tôi hứa chỉ bán cho các cô học Trưng Vương thôi, Người Tàu ưa giấu nghề, tôi đă không toại nguyện. Do đó, những ngày vừa lớn của tôi, tôi chả tán được em gái Trưng Vương nào. Chỉ đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư. Nhưng giấc mộng đạp xích lô phải thành nếu một mai, tôi rơi xuống cái hố đói rách. Em Ngọc hết mê tôi. Ai dại ǵ yêu một nghệ sĩ xích lô đạp ? Tôi sẽ giả vờ thất t́nh nặng, sẽ bắt chước thi sĩ thần tượng Nguyễn Bính cùa tôi, chua chát nói:

Một trăm con gái thời nay ấy
Đừng nói ân t́nh với thủy chung;
Và ra cái điều phẫn chí:
Rồi một ngày kia em lấy chồng
Anh về lấy vợ thế là xong
Vợ anh không đẹp bằng em mấy
Anh lấy cho anh bớt lạnh lùng

Rất có thể, tôi sẽ c̣n ghếch xích lô bên hè phố, nằm dài nghêu ngao bài T́nh nghệ sĩ của Đoàn Chuẩn. Khoan đă, chớ tuyệt vọng. Người nghệ sĩ xích lô đạp sẽ có mối tháng. Tôi được hân hạnh chở một em nữ sinh tuyệt đẹp. Sáng sáng, tôi neo xe đợi em. Trưa trưa, tôi neo xe chờ em. Cuộc đời chỉ cần đủ thuế nộp chủ và hai dĩa cơm, vài ly cà phê với gói Ruby Queen. Đưa em đi học. Đón em về học. Hôm nào đó, kiếm cuốn tiểu thuyết Tây, Les misérables chẳng hạn, vất đại trên đệm. em sẽ hỏi: "Ê, anh phu xích lô, có khách bỏ quên cuốn này?'' Tôi anh dũng đáp: "Của tôi đó, thằng cha Victor Hugor viết hay ghê !'' Em mà học đệ tứ chương tŕnh Việt là em sẽ "chết'' với tôi. Tôi đă học "récitation'' bài Après la bataille của Hugo, tôi hạ giọng câu cuối : Donne - lui à boire, dit mon grand - père như thầy Lâm Hữu Bàng của tôi, là em phải làm một cuộc xét lại ngay. Và em yêu tôi. Tôi sẽ đưa em vào t́nh sử bằng xích lô.
Đấy là lối thoát cuối cùng của kẻ mơ mộng mà người làm chính trị gọi là hạ sách. Tôi chưa thể đạp xích lô được. Trông dánh dấp của tôi, khách sẽ tuỡng tôi giả dạng "cớm'' và "cớm'' th́ tưởng tôi giả dạng điệp viên. Thôi, ngày mai ra sao rồi hăy hay. Cứ biết ḿnh c̣n tiền ăn cơm đĩa ở hẻm Casino, một khoảng quê hương Bắc Kỳ. Mỗi ngày, chính phủ phát trợ cấp mười mấy đồng bạc, khúc bánh ḿ, vài muỗng đường, hoặc hộp cá ṃi. Tôi chê bánh ḿ, đường, cá ṃi. Chê luôn cả tiền trợ cấp. Cả ngày tôi nằm sắp trên ghế bố - y hệt em Ngọc thân mến - chép những bài thơ tôi thuộc ḷng vào cuốn vở dầy, thỉnh thoảng, gạch xoá hay xoay thế nằm, ngửa, hút Ruby Queen nhả khói, nh́n khói mộng mơ. Em Ngọc sẽ tưởng tôi sáng tác vất vả, lao tâm khổ trí lắm đấy. Em đâu biết tôi chép thơ thiên hạ. Nếu em hỏi tôi về thơ, tôi sẽ lôi "tủ'' Nguyễn Bính của tôi, năo nùng và kênh kiệu than văn:

Ở măi kinh kỳ với bút nghiên
Đêm đêm quán trọ thức thi đèn
Làm thơ đem bán cho thiên hạ
Thiên hạ đem thơ đọ với tiền

Tôi chắc em không hỏi. V́ không ai hỏi người đạp xích lô cái nghề đạp xích lô. Tôi yêu em Ngọc quá thể. Làm sao nói với em là tôi yêu em th́ tôi chịu. Khó lắm. T́nh yêu, ở tuổi vừa lớn của tôi, nặng phần tŕnh diễn ghê gớm. Phần tŕnh diễn kéo dài. Và đó là sự thơ mộng. Là vẻ thơ mộng. Là cơi thơ mộng. Chỉ cách nhau cái giậu mồng tơi mà ngỡ cách nhau ngàn dặm. Nàng có nỗi buồn, chàng Nguyễn Bính không biết rơ. Chàng chỉ lẫm nhẫm H́nh như nàng có nỗi buồn hơn tôi. Và ao ước Giá đừng có giậu mồng tơi, Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng. Em Ngọc của tôi cách tôi gang tấc.Không có giậu mồng tơi. Tôi thấy em buồn, vui, ăn, uống; xỉa răng. Và phải ở xă hội Nhà Hát Tây mới tin lời tôi, tôi c̣n thấy em dùng cái chiếu dựng đứng quây tṛn, che kín thân thể em khi em thay quần áo để xuống phố. Em ngậm chặt hai hàm ở chổ hai mép chiếu gặp nhau cho cái chiếu khỏi tung ra. Mỗi lần em thu ḿnh trong chiếu, tôi hồi hộp khôn tả. Chỉ sợ cái chiếu tung ra. Nếu cái chiếu tung, tôi sẽ bưng mặt khóc. Tôi không yêu em Ngọc nữa. Em đă chết rồi. Giấc mộng của tôi đă ứa máu. Tôi yêu em Ngọc, Em là giấc chiêm bao.

Như một chiêm bao rất mộng thơ
Bâng khuâng tôi nghĩ chuyện t́nh cờ
Cả hai thuyền lạ phiêu trên biển
Bổng một lần kia đỗ một bờ.

Xuân Diệu đă chiêm bao thế đó. Tôi sẽ chiêm bao thuyền lạ chở Ngọc và tôi bị trận gió t́nh yêu thổi dạt tới một bến bờ xa tắp. T́nh yêu phải thơ mộng và đẹp như chiêm bao. Tôi không có tài làm thơ t́nh hay như Xuân Diệu, Huy Cận, Hoàng Anh Tuấn, Nguyên Sa... Trời sinh ra những thi sĩ tuyệt vời là để làm thơ cho chúng ta tỏ t́nh. Cậu học tṛ nào mới lớn cũng phải thuộc ít nhất hai chục bài thơ. Nhất định tôi sẽ chép bài Dâng của Xuân Diệu gởi em Ngọc. Tôi mưọn thơ Xuân Diệu làm thông điệp gữi cho t́nh nhân. Con gái thông minh vô cùng. Đọc xong những vần thơ bồng bế, ngỏ yêu :

Đây chùm thương nhớ, khóm yêu đương
Đây nụ mơ màng đợi ánh sương
Đây lá bâng khuâng rung trước gió
Đây em, cành thẹn lẫn cành thương

Tất cả vườn anh rất đợi chờ
Bời v́ em có ngón tay thơ
Đến đây em hái giùm đôi lộc
Kẻo tội ḷng anh tủi ước mơ

Bước đẹp em vừa ngự tới đây
Chim ḥa ríu rít, liễu vui vầy
Hăy làm dáng điệu xuân ôm ấp
Ánh sáng ban từ một nét tay

Em Ngọc sẽ xốn xang tâm hồn. Và nếu em thuộc thơ T.T.Kh, em trả lời tôi ngắn ngủi:

Thuở trước ḷng tôi phơi phới quá
Hồn trinh nguyên vẹn một làn hương
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu tới
Êm ái trao cho một vết thương

Nhà nghệ sĩ là tôi. Chỉ là tôi. Tôi đă bắn vào trái tim em Ngọc mũi tên tẫm hương yêu. Đó, thi sĩ đă làm tṛn bổn phận cao quư của họ. Nhân danh t́nh yêu, tôi ngợi ca thi sĩ, trừ thi sĩ làm thơ tự do ! Ôi, bằng cách nào tôi có thể thuộc những bài thơ dài lê thê toàn công viên ,ghế đá, cửa sổ, rong rêu, con nước, đại lộ, phiến buồn, cục vui, đi chân trên tay, ngục tù, bóng tối, khều mặt trời, chọc mặt trăng? Để tán gái. Những bài thơ tự do, siêu thực, siêu h́nh hăy đi vào văn học sử và ở nguyên trong đó cùng quư vị Lục vân Tiên, Kim Trọng, Từ Hải, An Tiêm...Và những bài thơ yêu hăy lan tỏa trong không gian thơ mộng. Tôi là kẻ viễn mơ. Nếu tôi biết làm văn nghệ, tôi sẽ là nhà văn nghệ viễn mơ. Tôi không dấn thân. Dấn thân mệt mỏi và đói rách. Mà văn nghệ dấn thân th́, đi đến đâu, dấn thân vào chỗ nào? Âm nhạc và thi ca chỉ để ngợi ca t́nh yêu. Tôi rất ghét những bản nhạc, những bài thơ... "chiến dịch''.
Thí dụ chiến tranh chiêu hồi hay chiến dịch tranh cử ! Tôi mà có làm văn nghệ, anh nào bắt tôi phải dấn thân, tranh đấu, cách mạng, tôi gang họng căi tới cùng. Ông Mai thảo nói nhà văn là kẻ rong chơi. Tôi muốn nói nhà văn nghệ là kẻ phiêu du trên mọi nỗi vui buồn. Thế Lữ đó, văn nghệ viễn mơ đó:
Tôi là người bộ hành phiêu lăng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi
T́m cảm giác trong tiếng khóc câu cười
Trong phút gian lao trong giờ vui sướng
Khi phấn đấu cũng nhgư hồi mơ tưỡng
Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm than
Cảnh thương tâm đau đớn hay dịu dàng
Cảnh rực rỡ ái ân hay dữ dội
Anh dù bảo tính t́nh hay thay đổi
Không chuyên tâm không chữ nghĩa nhưng cần chi.
Phải, cần chi nhỉ. Phạm Duy cứ phiêu lăng trong t́nh yêu. Nguyên Sa và Hoàng anh Tuấn cứ phiêu lăng trong t́nh yêu. Cần chi đếm xỉa bọn kên kên văn nghệ, bọn kên kên bị ruồng rẫy, thờ ơ. Cần chi nhỉ, cần chi bọn cầm dao cùn dọa giết tinh hoa của dân tộc. Hàng triệu tuổi trẻ đă nghe nhạc Phạm Duy, đă thuộc thơ Hoàng anh Tuấn, Nguyên Sa. Và tôi, tôi cũng cần chi nhỉ, tôi chỉ cần làm văn nghệ viễn mơ cho một người con gái. Cho em Ngọc yêu dấu. Em ơi, em hăy tin đi, anh sẽ có một bài thơ viễn mơ hay hơn bài C̣n lại của Hoàng Anh Tuấn hay hơn bài Tuổi mười ba của Nguyên Sa. Và chắc chắn, anh sẽ viết nổi cái truyện ngắn đăng trên nhật báo Tiếng Chuông.
Nhưng nền văn nghệ viễn mơ của tôi không được rong chơi trên cái ghế bố để h́ hục chép thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, không được nh́n khói thuốc Ruby Queen để nhớ nhà; không được ngắm em Ngọc yêu dấu nhai thịt ḅ xào dai xuưt găy răng ; không được chiêm ngưỡng em xỉa răng và tuyệt diệu nhất ; không được hồi hộp đứng tim khi gặp em thay quần áo trong chiếc chiếu quay tṛn. Tôi phải dấn thân vào con đường cán bộ ăn lương chấm công mỗi ngày năm chục bạc cho Phủ Đặc Ủy Di Cư ; Thế là tôi vừa văn nghệ viễn mơ, vừa văn nghệ dấn thân. Viễn mơ trên ghế bố chênh vênh. Gác ba Nhà hát Tây và dấn thân dưới mái nhà frib, thấp lè tè của Phủ Đặc Ủy Di Cư ở tận cuối đường Galliéni, đối diện Nha Cảnh Sát Đô Thành. Tôi là Trương Chi, nghệ sĩ Trương Chi. Trương Chi thuở xưa phải quăng lưới bắt cá, mới có cơm ăn, áo mặc rồi mới neo thuyền hát t́nh ca làm nứt rạn trái tim Mỵ Nương. Ôi nếu thuở xưa đă có những đốc tờ chuyên khoa thẩm mỹ như đốc tờ Hiếu, đốc tờ Viên và Trương Chi thừa tiền gửi nhà băng chàng đă sửa sắc đẹp rồi. Và như thế, không có chuyện : Ngày xa có anh Trương Chi, người th́ thậm xấu, hát th́ thậm hay. Trương Chi, nhà văn nghệ dấn thân... quăng lưới. Hậu thân của chàng là tôi, nhà văn nghệ dấn thân... chấm công. Tôi dấn thân cùng nhà văn nghệ Y Vân. Nhà văn nghệ dấn thân ở bến tàu Sài g̣n đón tiếp đồng bào di cư, làm cách mạng tranh đấu chống độc tài bằng cách tay đờn miệng ca : Ngày trở về có trâu xanh... C̣n tôi, nhà văn nghệ Trương Chi dấn thân bằng cách ghi tên đồng bào di cư vào phiếu lư lịch. Tôi đă phục vụ cách mạng, phản kháng, chiến đấu. Tôi dấn thân. Tôi hết viễn mơ rồi. Dấn thân cũng có nỗi buồn của nó. Nỗi buồn dấn thân. Buổi trưa đáp xe buưt tới bùng binh chợ Bến Thành, tập thể thao chân trên vỉa hè Bonard đúng lời dạy của con ông Alexandre Dumas: "Marche deux heures tous les jours'' Về Nhà Hát Tây, thấy mấy thằng ngự ở ghế bố ḿnh, say sưa ngắm em, ức hộc máu mồm. Và buổi chiều, sau khi dời hẻm Casino với cái bụng căng đầy cơm sườn nướng, cà phê đá, tôi lủi thủi cuốc bộ khắp vỉa hè, miệng ph́ phèo Ruby Queen như một kẻ thất t́nh nặng.
Tôi ghen rồi. Khói t́nh đă vướng vào mắt tôi làm tôi ứa lệ. Giá tôi to con, có tí vỏ nghệ, tôi đă khiện mấy thằng t́nh địch của tôi. Bỗng tôi hối hận đă tiếc tiền mua cuốn Bắp thịt trước đă của ông Phạm Văn Tươi. Muốn độc quyền yêu một em nào, ḿnh cần bắp thịt lớn, rắn chắc.Nếu tôi tập tạ, đánh ba, tôi sẽ cởi áo, gồng ḿnh, mấy thằng ngự ở ghế bố của tôi chắc là cút hết. Văn nghệ đi liền với bắp thịt mới hoàn thành xứ mạng thiêng liêng của nó. Tôi thường lang thang quá nữa đêm. Và, dù chưa gởi em Ngọc bài thơ Dâng cuả Xuân Diệu, dù em chưa trả lời tôi bằng bốn câu thơ của T.T.Kh, tôi vẫn muốn chuyển tới em những lời hờn nghen của Nguyễn Bính:
Cô nhân t́nh bé của tôi ơi
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nh́n tôi trong lúc tôi xa xôi
Tôi muốn mùi thơm của nước hoa
Mà cô thường xức chẳng bay xa
Chẳng làm ngây ngất người qua lại
Dẩu chỉ qua đường khách lại qua

Tôi muốn cô đừng nghĩ tới ai
Đừng hôn dù thấy đoá hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay bể lắm ngừơi

Tôi không thể đoán nổi tâm trạng của em Ngọc. Mà chỉ mong ước em cũng thuộc ḷng cuốn Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính như tôi. Và em sẽ đọc đoạn cuối bài "Ghen"

Thế là ghen quá đấy mà thôi
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô là tất cả
Cô là tất cả của riêng tôi

Để hiểu rằng tôi đă yêu em. tôi đoán chắc nếu em yêu tôi, em sẽ nằm đắp chăn trùm kín cho mấy thằng t́nh địch của tôi chán chường, phú lỉnh hết. Em cứ giả vờ cảm em nhé ! Em hăy uống viên aspérine t́nh yêu và mặc kệ mồ hôi chảy tầm tă, mặc kệ nắng cháy miền Nam. Yêu em, anh đă dấn thân làm văn nghệ... cán bộ chấm công. Yêu anh, chẳng lẽ em không dám giả vờ dấn thân cảm cúm. Đó là một h́nh thức phản kháng, em yêu dấu. Tôi nghĩ ngợi th́ anh dũng khôn tả nhưng thực hiện ư nghĩ anh dũng đó, tôi đành thôi. Vào một buổi chiều buồn nhất quăng đời vừa lớn, tôi lầm lũi bước lên ngót một trăm bậc thang, mặt mũi thật cô hồn. Nghĩa là nghệ sĩ ghê lắm. Túi quần thủ sẳn bài Thôi nàng ở lại của thần tượng Nguyễn Bính chép nghiêng ngă, ṿ nát. Gặp chị Phượng, tôi móc túi đưa bài thơ cho chị và xoay lưng, chạy vội xuống dưới nhà. Bài thơ như sau:

Hoa đào từnh cánh rơi như tưới
Xuống mặt sân rêu những giọt buồn
Như những tâm t́nh tan vỡ ấy
Nhện già giăng mắc sợi tơ vương

Nàng đến thăm tôi một buổi chiều
Những mong chắp nối lại thương yêu
Nhưng tôi không dám, tôi không thể
Chắp nối bao nhiêu khổ bấy nhiêu

Nàng hăy cùng tôi đoan một lời
Từ nay nàng đă hết yêu tôi
Từ nay ta sẽ xa nhau măi
Và sẽ quên nhau để trọn đời

Ai đi chắp lại cánh hoa rơi
Bắt bóng chim xa ở cuối trời
Có lẽ ngày mai đ̣ ngược sớm
Thôi nàng ở lại để quên tôi

Đứng ngẩn ngơ dưới nhà một lát, tôi toát mồ hôi. Tôi nguyền rủa tôi là một thằng khờ khạo, ngu ngơ. Tôi đă làm tṛ cười cho em Ngọc. Tôi đúng là tên ăn mày đ̣i xôi gấc, đôi đũa rếch đ̣i cḥi mâm son. Nuốt bẩy miếng nước bọt, thu hết can đảm, tôi lên gác ba. Giá không vướng hành lư gửi chị Phượng, tôi đă giả từ Nhà Hát Tây "hai bàn tay trắng, đi vào cuộc đời trắng hai bàn tay'' rồi. Chỉ v́ cái va ly quần áo và cuốn sách dạy khẩy đàn lục huyền Y Pha Nho của Carulli ! Tôi gặp liền chị Phượng. Chị đon đả tiếp tôi và vỗ vai tôi :
- Cậu Long.
- Bút hiệu Trương Chi.
- Cậu Trương Chi.
- Dạ.
- Cậu định đi đâu thế?
Tôi sắp sửa nói "Thưa chị, em đưa nhầm lá thư cho chị. Em không dám hỏi, sợ ngượng, cuối tuần em mới lĩnh lương, em viết thư vay chị vài trăm tiêu đỡ, ai dè thư vay tiền lộn thành bài thư t́nh biệt. Tại em cuống quưt", th́ chị Phượng đă phân trần :
- Cậu đừng đi đâu nhé, cậu Trương Chi ! Cậu chưa hiểu ḷng con Ngọc.
Chị Phượng nh́n tôi cười hóm hỉnh:
- Nó đă yêu cậu rồi đó. Nó vừa khóc thút thít đấy. Trương Chi ạ !
Nàng đă yêu tôi, Mỵ Nương đă yêu Trương Chi. Ngọc đă yêu Long. Tôi muốn quỳ xuống hướng về phía nào đó Nguyễn Bính đang phiêu lăng, cám ơn thi sĩ, bao nhiêu kẻ trên đời này không cần nói "Anh yêu em, em yêu anh'' mà đă yêu nhau. Nhờ Nguyễn Bính, tôi đă tán được em Ngọc. Cuộc t́nh của tôi thơ mộng đến thế là cùng.


Chương 4

Tôi biết chắc nàng đă yêu tôi. Nàng chỉ mỉm cười những lúc có tôi và nh́n tôi trong lúc tôi ghi tên đồng bào di cư vào phiếu lư lịch ở Phủ Đặc Ủy Di Cư ! Mỗi buổi trưa, mỗi buổi chiều, tôi anh dũng trở về. Trên chiếc ghế bố không c̣n bóng dáng những thằng ngồi cởi trần khoe bắp thịt tay và ngực Tôi chắc t́nh địch cùa tôi nản chí. Và, v́ chuyên lo bắp thịt, chúng nó không thể về yêu hoa cúc khi thấy nàng mặc áo vàng. Tôi quả quyết chúng nó đă về yêu tạ tám mươi kư, trăm kư. Để ḿnh tôi nằm thơ thới suy nghĩ hai câu thơ Nguyễn Bính :

Em nghe họ nói mong manh
H́nh như họ biết chúng ḿnh với nhau

Không đâu chưa ai biết nàng và tôi đă "với nhau'' trừ chị phượng. C̣n nàng, nàng cũng không thể đoán nổi tôi đă yêu nàng chưa, dù nàng đă làm tôi tự đày đọa cái thân tôi. Ngày mai không có đ̣ ngược sớm và tôi trót hứa thêm với chị Phượng là tôi ở lại, tôi chẳng nở bắt tội nàng khóc. Th́ hẳn nàng phải hiểu tôi đă yêu nàng.
Con đường văn nghệ dấn thân của tôi rất nhiều chất viễn mơ. Nói theo thi sĩ Đinh Hùng, tác giả Ngày đó có em, viết về những h́nh bóng đàn bà quấn quít lấy sự nghiệp thi ca của thi sĩ Bích Khê, vô phúc, thiếu âm đức, tôi mà dấn thân vào văn học sử, em Ngọc yêu dấu sẽ vào luôn. Em vào văn học sử bằng chiếc xích lô đạp của tôi, tức là những "đại tác phẫm'' do chính tôi sáng tác và chép bản thảo. Em vào với huyền thoại người con gái đêm ngáy pho pho, nghiến răng ken két; nhai thịt ḅ sái cả quai hàm và thay quần áo xuống phố trong chiếc chiếu quây tṛn. Văn học sử sẽ chú thích rơ ràng ngày tháng ở Nhà Hát Tây. Nhưng một hôm, nhà văn nghệ vừa viễn mơ, vừa dấn thân Trương Chi gặp trục trặc kỹ thuật... t́nh yêu ! Chàng lănh lương cuối tuần được sáu trăm đồng bạc, hí hửng viễn mơ tắc xi. Dấn thân là đói rách, đi xe nhân dân, tục gọi xe ô tô buưt. Viễn mơ là no lành, ăn cơm tiệm và đáp tắc xi. Chàng bảo tắc xi dừng lại bên đây đường, trả tiền cuốc xe, tặng thêm ông tài mười phần trăm "puộc-boa'' và hai tay thọc túi quần, Trương Chi thổi sáo điệu nhạc Tô Vũ Mộc Dương. Tô Vũ chăn dê - mà lời ca như vậy.
Qua bến đ̣ ngày năm xưa. Anh với em chung một con thuyền. Đôi môi thắm tươi như một bông hồng. Đôi mắt mơ màng như ngất núi sông...
Điệu nhạc "tiền chiến'' cổ lổ xỉ rất hợp với tâm hồn viễn mơ của Trương Chi. Chàng cao hứng chuyển qua điệu "tăng gô si noa'' mà lời ca ''tiền chiến'' như vầy :

Ngọn gió chiều lung lay khóm trúc
Gợi nhớ thương dào dạt trong ḷng
Lại khiến ḷng anh đây nhớ
Khi tựa bên nàng vai lại kề vai
Trông bướm bay theo làn gió thu
Mà khi nay c̣n đâu thấy chàng

Để chúng ta cùng say sưa dưới nắng chiều cùng trông
Bướm bay, bướm bay nô đùa với hoa...
Rồi chàng sang bên kia đường, ghé vô nhà sách Khai trí, mua cuốn tiểu thuyết Tây, nhan đề Les Moustiques của một tác giả tên thật khó đọc nên không thể viết ra đây. Sở dỉ, chàng chọn cuốn Les Moutiques v́ chàng hiểu nghĩa tên truyện. Chàng đoán tác giả đă diễn tả những con muỗi có ṿi khủng khiếp như muỗi Nhà Hát Tây Sàig̣n. Muỗi truyền nhiều bệnh. Thí dụ bệnh sốt rét. Chàng sẽ ba hoa về loài muỗi, so sánh muỗi Tây với nuỗi Mỹ, muỗi Ư Đại Lợi, muỗi Ấn Độ ? muỗi Ba Tư, muỗi tư bản, muỗi cộng sản. Và em Ngọc sẽ phục chàng "kền'' Pháp văn. Ôi, một nhà văn nghệ chứa trong ḷng cả bồ tiếng Tây th́ rất nên kiêu hănh ! Trương Chi hiểu chàng hơn ai hết. Chàng đă học Corneille, Racine, Molière song chàng chỉ đủ khả năng đứng trên vỉa hè thành phố Paris vẫy tay, hét loạn xạ "taxi, taxi'' và tài xế hỏi bất cứ câu ǵ, chàng vẩn khăng khăng "Victor Hugo'' có nghĩa là "Bạn tài xế Tây thân mến, bạn cứ đưa tôi về phố Victor Hugo cho được việc'' Nếu một mai, chàng qua Tây lănh giải thưởng văn chương của Hàn Lâm Viện Pháp Quốc. Trương Chi đă hơn một lần chỉ tay vào trái quít, thông ngôn giùm một anh lính Tây "C'est un mandarin'' Trái quít biến thành ông quan. Đó, thực chất tiếng tiếngTây của nhà văn nghệ Trương Chi. Ai mà biết, em Ngọc nào biết ? Chàng sẽ viết về André Gide, Albert Camus, Jean Paul Sartre, André Malraux mặc dù, đọc truyện thần tiên của Perrault, của Grimm, chàng phải đánh vật với tự điển Pháp Việt Phổ Thông của Đào văn Tập. Tội nghiệp Trương Chi ! Tại sao chàng cứ h́ hục khuân tảng đá ? Ấy là v́ kỹ thuật t́nh yêu.
Yêu là giả dối, phù phiếm, màu mè, riêu cua, hoa hoè hoa sói. Nhưng Trương Chi không luận bàn về t́nh yêu v́ chàng đang được yêu, đang yêu. Chàng hí hửng cầm cuốn Les Moustiques, anh dũng tháo giấy bao ngoài vất đi và phăng phăng bước về phía Nhà Hát Tây. Chàng hồi hả leo cầu thang. Chàng hy vọng tràn trề là em Ngọc sẽ nh́n thấy cuốn tiểu thuyết Tây trên tay chàng. Không có em Ngọc ở nhà. Em đi đâu? Mỵ nương đi đâu ? Trương Chi dấn thân quăng lưới suốt ngày, về nhà mong gặp Mỵ nương để khoe... sự nghiệp chài lưới th́ nàng lại bỏ đi. Chị Phượng xuất hiện, khuôn mặt hầm hầm. Trương Chi cụt hứng. Chị Phượng bước nhanh tới ghế bố :
- Cậu Long
- Bút hiệu...
Chị Phượng gạt phắt :
- Không bút hiệu bút tiệm ǵ cả. Cậu tệ quá. Cậu bội bạc, thiếu chung t́nh.
Tôi ngẩn ngơ giây lát. Rồi ấp úng :
- Em đă làm ǵ ?
Chị Phượng hạch tội :
- Cậu đa t́nh, lông bông như con chuồn chuồn. Cậu đă bắt tội con Ngọc khóc sưng mắt chiều nay.
Tôi thộn mặt ra, chẳng hiểu ḿnh đă gây nên tội lỗi ǵ. Chị Phượng nói tiếp :
- Nó bảo trưa nay nó gặp cậu đi với cô nào, hai người chia nhau từng múi mít cười cười, nói nói say sưa lắm.
Chết tôi rồi. Tôi hàm oan rồi. Tôi là Thị Kính. Trên bước đường văn nghệ dấn thân ghi tên đồng bào di cư vào phiếu lư lịch, thỉnh thoảng, có hôm tôi sóng vai với đứa con gái đầy nam tính. Nàng tên Bảo, hơn tôi ba tuổi và là người cùng quê hương tôi. Những buổi sáng đói rách, không tiền đi xe nhân dân, tôi thường tập thể thao chân trên những vỉa hè từ Nhà Hát Tây tới Phủ Đặc Ủy Di Cư. Một sớm mai, đen ng̣m, có tiếng gọi ơi ới :
- Long, Long.
Người gọi tên tôi, tên cúng cơm của tôi là Bảo. Nàng cũng dấn thân như tôi. V́ không có tâm hồn nghệ sĩ nên không thể cho nàng đứng chung hàng ngũ văn nghệ dấn thân. Nàng hỏi :
- Đi đâu sớm thế ?
- Đi làm.
- Tôi đi với anh.
Và nàng đi cạnh tôi. Nàng thấp và dáng đi lạch bạch y hệt con vịt bầu. Hể mở miệng là ngôn ngữ phóng ra oang oang phố xá. Ngày c̣n đi học một lớp, ở trường xưa, tôi đă tưởng nàng là trai giả gái, Bởi v́, có lần nàng vật nhau với một bạn trai, chiến thắng oanh liệt chỉ tại thằng bạn trai rắc hoa ngâu lên mái tóc lơ thơ tơ liễu buông mành của nàng. Nàng nổi giận, cho thằng bạn tỏ t́nh yêu bằng một keo vật. Nàng đấm, đá, và "đệm chân'' khiến anh trai vừa lớn ngă lăn cu chiên. Từ đó, nàng không được coi là con gái thuần túy nữa. Tôi sợ nàng thoi vài trái nếu từ chối "đi với'' nàng, thành thử, đành im lặng chấp nhận. Nàng gạ leo xe buưt, tôi lắc đầu. Nàng gạ kêu tắc xi, tôi xua tay. Hai đứa cuốc bộ. đang đi, gặp hàng ngô luộc, nàng kêu ầm ỷ :
- Bắp, bắp, bắp !
Nàng mua bắp, lột vỏ, mời tôi ăn. Tôi xấu hổ quá, vội nhét cái ác mô ni ca vào túi. Để ḿnh nàng độc tẩu khẩu cầm tức là thổi ác mô ni ca. Nàng gặm lia lịa, nhai nhồm nḥam. Thiên hạ ngó nàng, cứ tưỡng nàng là nhân t́nh của tôi ! Gặm ngô chán, nàng bắt tôi dừng lại uống nước rau má. Nàng bảo "Tốt lắm, uống nước rau má hết táo bón''! Uống nước rau má xong, gặp hàng mít, nàng lại mua mít. Nàng ăn quà vặt như con c̣ con trong ca dao :
Con c̣ là cái c̣ con
Chửa đi đến chợ đă lon ton ăn quà
Ăn từ bánh đúc, bánh đa
Bánh chưng, bánh cuốn, cháo hoa, bánh đề
Ăn xong vỗ đít ra về
Thấy hàng chả chó lại lê đít vào.
Tôi đă đau khổ v́ nàng, người đi cạnh đời tôi đầy mùi hương hôi nách. Chắc em Ngọc yêu dấu bắt gặp tôi đi với nàng. Và ghen quá, em tưởng tôi sung sướng, say sưa. Tôi đă thề không yêu con gái nếu con gái trên đời này giống Nguyễn thị Mộng Bảo. Tôi mỉm cười, nh́n chị Phượng :
- Để mai em mời chị đi với "cậu con trai'' ấy.
- Ai ?
- Cô con gái mà chị tưởng lầm em mê nàng.
- Chị đâu có tưởng. Con Ngọc đă tưởng thế. Vậy cậu không "có ǵ'' với cô ta à ?
Tôi kể vài nét đan thanh về Mộng Bảo. Chị Phượng cười khúc khích. Chị vỗ vai tôi :
- Long...
- Bút hiệu Trương Chi !
- Cậu Trương Chi, chị bảo với con Ngọc là chị không lầm. Cậu chung t́nh mà!
Tôi hỏi - lần đầu tiên tôi hỏi câu này - về Ngọc :
- Thưa chị, Ngọc đi đâu ?
Chị Phượng đáp:
- Con bé đi trốn nỗi buồn. Nó xuống nhà chú chị ở Tân Định. Để chị đi kiếm nó gấp.
Chị Phượng ngó tôi :
- Cậu đi với chị không ? Cậu phải xin lỗi nó. Cậu phải thề từ mai, không được ăn mít của cô Bảo ǵ đó nữa.
Tôi nói :
- Thưa chị, em...
Và thay đổi lập trường rất lẹ :
- Dạ, dạ... Vâng... Em sẽ xin lỗi Ngọc. Em có tội. Em sẽ mua thuốc đau mắt nhờ chị nhỏ giùm vào đôi mắt sưng vù của Ngọc.
Chị Phượng vỗ vai tôi, thân yêu hơn cả bao giờ :
- Nói lời phải giữ lấy lời.
Tôi hứa :
- Em xin thề.
Và tôi hỏi:
- Thưa chị, Ngọc đau mắt thật à ?
Chị Phượng bĩu môi :
- Khóc cả buổi không đau mắt sao ? Cậu Long ?
- Bút hiệu Trương Chi !
- Cậu Trương Chi...
- Dạ, đau mắt nặng, thưa chị, có thể có màng, sinh lông nheo quặn và nếu không chửa, c̣n có thể viền vải tây điều.
Thuở đó, bầu trời văn nghệ Việt Nam chưa được thắp sáng bởi thi tài Trần Đồng Vọng nên những kẽ nặng tâm hồn nghệ sĩ như tôi rất sợ người yêu của ḿnh bị toét mắt. Thứ thuốc trị đủ các bệnh đau mắt chỉ mới phát minh gần đây. Tức là những bài thơ của thi sĩ Trần Đồng Vọng tác dụng ngang hàng kẹo kéo.
Con mắt kẻm nhẻm kèm nhèm
Ăn đồng kẹo kéo sáng hơn đèn ô tô.
Mắt có màng hay mắt thông minh, mua thơ Trần Đồng Vọng về đọc hoặc nhờ người đọc giùm sẽ khỏi ngay, không cần ăn kẹo kéo. Bởi v́ thi sĩ Trần Đồng Vọng là đông y sĩ chuyên trị bệnh con mắt. Người Apollinaire Giao Chỉ đă ḥa
hợp thuốc đau mắt vào thi ca một cách thần sầu. Văn nghệ phục vụ nhân sinh đó, dấn thân ra phết ! Giá tuổi vừa lớn của tôi đúng vào thời này, tôi nào sợ hăi người yêu của ḿnh mắc bệnh đau mắt. Nhưng thuở đó, cái thuở Thế Lữ diễn tả
Nhiệm mầu sương gió lạnh
Trời mây huyền ảo đắm hồn thơ
V́ sao Trần Đồng Vọng c̣n núp trong mây u ám, thành thử, tôi vội tŕnh bày:
- Thưa chị, em nghĩ ra rồi, chả cần nhỏ thuốc đau mắt, chị ạ ! Mai em mua biếu Ngọc vài đồng kẹo kéo, Ngọc ăn xong, đôi mắt sẽ sáng rực, long lanh t́nh yêu.
Chị Phương bẹo tai tôi :
- Trương Chi khéo khôi hài.
Thưa chị, thưa chị kính mến, người chị dắt em lên lầu gặp Mỵ Nương, người chị đẩy cánh cửa cho em bước vào đường t́nh sử, em đâu dám khôi hài. Tại em vui quá. Ở trái tim em, niềm vui đang mở hội, đang họp chợ. Em biết chắc Ngọc đă yêu em, đă v́ em khóc sưng mắt. Cám ơn con vịt bầu lạch bạch Nguyễn thị Mộng Bảo. Cám ơn những múi mít, những ly rau má, những cây... ác mô ni ca ngô luộc. Nhờ vịt bầu, tôi mới biết Ngọc đă ghen như tôi. Mỵ Nương ghen th́ khóc, Trương Chi ghen th́ hận tuổi nhỏ không chịu mua tạ, mua sách Bắp thịt trước đă của Phạm văn Tươi về tập phương pháp Thụy Điển. Trương Chi đă chiến thắng Mỵ Nương. Chàng giấu biến cuốn tiểu thuyết Les Moustiques. Chị Phượng giục :
- Chị em ḿnh xuống Tân Định nhé !
Tôi đáp rất khẻ :
- Dạ.
Chị Phượng nói :
- Trương Chi đợi chị về thay quần áo.
Chị cũng đứng trong chiếc chiếu quay tṛn. Tôi không hồi hộp, lo lắng. Rút điếu thuốc lá Ruby Queen, mấy hôm nọ viển mơ, hút thuốc lá lẽ ; dấn thân hạ viển mơ một keo - Tôi quẹt diêm mồi thuốc. Nhả khói và nh́n khói bay, tôi thấy Ngọc đang nh́n tôi mĩm cười. Nàng chưa bị toét mắt. Mắt nàng vẫn như dáng thuyền soi nước. Thuyền nghe, em yêu dấu. Đừng là ghe. Ghe kỳ lắm. Mắt em như dáng thuyền soi nước. Mắt em đẹp tuyệt vời.
Mắt em là một gịng sông
Thuyền anh bơi lội trong ḍng mắt em.
Cảm khoái, tôi liệng cuốn Les Moustiques đi. Không nên để loài muỗi đốt người yêu. Chị Phượng đă sửa soạn xong. Chị bảo tôi :
- Ḿnh đi !
Đôi tai tôi nóng bừng. Tôi không thể khôi hài, không thể anh dũng được nữa. Bây giờ, tôi thật là tôi, là Vũ Văn Long không bút hiệu, chẳng bút tiệm. Là tôi khờ khạo, ngu ngơ, đần độn và... mơ mộng. Tôi lắc đầu :
- Thôi chị ạ, em ở nhà.
- Giận rồi, hả ?
- Không.
- Thế sao không đi đón Ngọc ?
- Em... em... sẽ chả biết nói ǵ...
Chị Phượng cười. Nụ cười thật đôn hậu. Chị nói :
- Xấu hổ à ? Đừng sợ, Trương Chi !
- Long, Vũ văn Long.
- Đừng sợ, Long ! Con Ngọc thích cậu nói chuyện với nó. Cậu phải tập nói rồi mới biết nói.
- Vâng, em sẽ tập.
Và tôi nhất định ở nhà. Chị Phượng không trách móc. Buổi tối hôm ấy, tôi nằm sấp trên ghế bố hướng tầm mắt sang Ngọc. Nàng cũng nằm sấp trên ghế bố hướng tầm mắt sang tôi. Chúng tôi nh́n nhau qua lớp vải màn. Nói với nhau bằng những cái chớp mắt; Tôi tưởng tượng vải màn là lớp sương hồng t́nh ái.
Tôi thức trong chiêm bao. Cuộc đời đấy, cuộc đời thần tiên và mộng mị. Một giây trỡ giấc, tôi thấy phăng phất mùi da thịt người yêu trong vùng mộng của cậu con trai vừa mới lớn. Tôi nhắm mắt. Ngủ ngoan.

"Ông Tam Tích đề tựa một pho thơ của thi sĩ Trần Đồng Vọng đă ví Vọng như thi sĩ Apollinaire. Tội nghiệp Alpollinaire!"

Chương 5

Tôi không thích dấn thân nữa. Mà chỉ khoái viễn mơ. Khi yêu, người ta chẳng muốn làm việc ǵ ngoài công việc nghĩ tới t́nh yêu. Tôi chán ngồi dưới mái nhà lợp bằng Fibro ciment, thấp lè tè ở Phủ Đặc Ủy Di Cư ghi những tên Nguyễn thị Mít, Lê văn Ổi vào phiếu lư lịch. Chán quá rồi. Tôi không thiết cái khoản lương chấm công năm chục bạc mỗi ngày, trừ chủ nhật. Câu hát vọng cổ diễn tả tâm sự nát bời của Trương Quân Thụy bên mồ Thôi Oanh Oanh mà ông bố giang hồ của tôi thường tay đàn, miệng ca vào những buổi chiều tương tư Nam Kỳ như vầy: Ôi, hạnh phúc con người ta đâu phải ngựa xe áo măo mà chỉ t́m thấy trong cặp mắt giai nhân.Tôi cho là đúng. Tôi vốn chiêm ngưỡng sự nghiệp cách mạng toàn diện của Nguyễn Huệ, đọc Tiêu Sơn Tráng Sĩ tôi thù ghét anh sư giả h́nh Phạm Thái thậm tệ. Anh này phản cách mạng dân tộc, đồ hủ nho. Nhưng tôi rất bằng ḷng khi Phạm Thái thất t́nh. Anh ta bỏ giấc mộng pḥ Lê Chiêu Thống, bỏ đảng Tiêu Sơn, bỏ lớp áo sư giả h́nh, ngồi câu cá bên bờ sông với hồ rượu đầy, say say tỉnh tỉnh, bắt chước người si t́nh thời Tam Quốc, nốc rượu suy tôn t́nh yêu :
Chí lớn trong thiên hạ không đầy mắt mỹ nhân.
Người đời xưa bỏ rơi chí lớn để đi mê gái. Người đời sau há không biết bỏ đồng lương chấm công ?
Và tôi nằm ́ trên ghế bố ở Nhà Hát Tây, nằm ́ trong vùng mộng tưởng của tôi. Chỉ v́ yêu em Ngọc. Khi yêu, người ta lười biếng và không sợ đói rách. Hai chúng ta nh́n nhau suốt ngày. Xa nhau một phút tưởng chừng thương nhớ một giờ. Em là tháng giêng của xuân hồng đời anh.
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần.
Xuân Diệp bảo thế. Tôi sung sướng như vội vàng một nữa. Vội vàng thế nào, chắc chả thể giống vội vàng trong ca dao,
"Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây.
Thủng thỉnh như chúng anh đây. Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng'' trong tục ngữ "nhanh nhảu đoảng, thực thà hư'' Tôi nghĩ ḿnh không nên vội vàng. V́ ḿnh đă được yêu. Ḿnh đă gặm cỏ non tháng giêng ḿnh cứ nhẩn nha nhai lại như con trâu, con ḅ.
Chị Phượng bảo tôi cần tập nói chuyện với người yêu. Tôi thèm nói chuyện với Ngọc lắm chưa. Nhưng ông cụ thân sinh ra nàng là thầy giáo già, hiệu trưởng một trường tiểu học công lập ở Hải Pḥng. Nội cặp kính trắng của ông, tôi phát ớn.Ông cụ, chắc chắn, không có tâm hồn nghệ sĩ. Và Ngọc sợ bố vô cùng. Tôi đă thấy cụ cốc đầu người yêu của tôi lia lịa. Nàng nhăn nhó. Khiến tôi đau nhói. Những cái cốc (miền Nam gọi là kí) méo mó nghề nghiệp của ông cụ, nhất định, đă làm phơi xác vài con chấy, nếu mái tóc người yêu của tôi nhiều chấy. Cái giậu mồng tơi của thi sĩ Nguyễn Bính chính là ông cụ giáo già. Ôi, nàng yêu tôi, nàng bị khép trong ṿng lễ giáo ! Trương Quỳnh Như không thể lấy anh sư giả, sư "phiến loạn'' Phạm Thái. Mỵ Nương không thể lấy anh Trương Chi răng vồ, mắt toét. Dễ ǵ Ngọc lấy được Long, nhà văn nghệ dấn thân... chấm công năm chục bạc mỗi ngày.
Tôi bỗng tự ti mặc cảm. Tôi mắc bệnh mới lớn rồi. Mười chín tuổi của mười bẩy năm trước là tuổi vừa lớn đó. Nhiều người đă lớn, lúc bấy giờ, thèm cái tuổi vừa lớn của tôi ghê lắm. Chả thế mà cụ Quang, người hướng dẫn văn nghệ dấn thân... chấm công cho tôi đă chấm công đều đều dù tôi không chịu dấn thân dưới mái nhà lợp fibro ciment mà chỉ viễn mơ trên ghế bố. Cụ Quang cũng là công dân Nhà Hát Tây. Cụ biết tôi "có ǵ'' với Ngọc, cụ âu yếm bảo tôi: "Cháu cứ ở nhà tán gái, bác vẫn chấm công giùm cháu, kư tên thay cháu''. Một đôi lần, anh Tiên, anh Xuân gặp tôi lẽo đẽo theo sau chị em Phượng, hai anh đă cười :
- Trông hai đứa mày như đôi nhân t́nh chim di ấy. Loắt choắt và thẹn thùng...
Đi với nhau chỉ để nh́n nhau. Không nói. Không biết nói ǵ. Cho nên, ông cụ giáo già là cái cớ cho tôi... sợ hăi nói với người yêu dấu. Chẳng phải Ngọc là bông hồng t́nh đầu của đời tôi. Nếu bông hồng t́nh đầu là người con gái thứ nhất ta đă gặp, ta xao xuyến, ta thương nhớ, ta buồn phiền th́ tôi đă buồn phiền, thương nhớ, xao xuyến nhiều lần trước khi gặp Ngọc. Lần nào gặp một người con gái làm tôi xao xuyến tôi cũng thẹn thùng, xấu hổ. Bây giờ, già rồi, gần bốn mươi tuổi rồi, có vợ từ mười năm nay, con trai đầu ḷng đă học lớp nh́ mà cầm tay vợ rước đèn trên hè phố, tôi vẫn thẹn thùng, xấu hỗ. Đôi bận, căi nhau với vợ, muốn giản ḥa bằng câu xin lổi ngắn ngủi, tôi cũng cứ ấp úng, ngẩn ngơ. Tôi không hiểu nổi tôi. Có nghĩa là tôi không hiểu nỗi t́nh yêu.
Em nên hiểu như thế. Rằng, nếu anh xin lỗi em dễ dàng như căi nhau với em, nếu anh vồ vập bày tỏ ḷng thương nhớ em những thuở chúng ḿnh xa cách hàng tháng, hàng tuần th́ anh đă mất hết sao xuyến, nhớ thương, buồn phiền với em và anh đâu c̣n yêu em như dạo xoay tiền mua vé xe đ̣ về Long Xuyên thăm em một lát rồi lại ngược Sàig̣n để thương nhớ em nhiều hơn và muốn có nhiều tiền mua vé xe đ̣.
Tôi nhắc lại: Ngọc không phải là người con gái đầu tiên làm tôi xao xuyến. Nhưng chuyện t́nh giữa tôi và Ngọc vẫn đẹp, vẫn thơ, vẫn là... "bông hồng cho t́nh đầu". Khi nào trong đời ḿnh biết yêu ấy là lúc ḿnh đă định cư ở trong trái tim một người con gái. Và người con gái ấy bắt buộc phải là vợ ḿnh. Trước đó, ḿnh chỉ yêu. Yêu, yêu, yêu. Thế thôi. Yêu và biết yêu khác nhau vời vợi. Biết yêu là biết khóc, biết khổ. Vũ Hoàng Chương đó, mới yêu, tâm hồn phơi phới, hồn nhiên. Nghe chàng kể Màu say, màu của cậu học tṛ vừa yêu :

Mợ bảo: "Cuối thu lạnh đấy,
Hàng len về đă nhiều rồi;
Con liệu đi cùng anh ấy,
Xem màu cắt áo đi thôi''

Em nh́n anh, cười bỉu môi.
Giống hệt ba năm về trước
Ngắm gương rẽ thử đường ngôi
Chỉ sợ anh nh́n thấy được...

Anh bước chiều nay sánh bước,
Hàng Ngang, Hàng Trống, Hàng Khay !
Cả một trời anh anh mơ ước,
Ở trong tà áo em bay.

Anh và em cùng nắm tay.
Hà Nội lên đèn sáng rực.
Má hồng như có men say,
Ủ một mùa hoa thơm phức.

Mỗi bước em càng nao nức
Nhủ anh: "Màu đỏ rượu vang
Là màu em mê hết sức''
Anh cười: "Chính đó thời trang''

Đủ màu len đẹp huy hoàng
Nhưng hết màu em khao khát...
Anh khuyên: "Hàng mới sắp sang;
Chớ gượng vơ màu Rượu chát''

Đă chọn, ḷng say chẳng nhạt,
Em cùng một ư với anh.
Và chỉ buồn trong giây lát,
Tuần sau giấc mộng sẽ thành.

Ôi tuần sau! Đă mong manh,
Ủ một chiều say nữa đó !
Gần nhau say mộng say t́nh,
Chẳng cứ Rượu vang màu đỏ.

Rồi cậu học tṛ Vũ Hoàng Chương biết yêu. Trời yêu đương Hà Nội mất hẳn hai người
Đi chung một quăng chiều tan học,
Chẳng nói yêu mà yêu thiết tha.
Cậu trai vừa lớn Vũ Hoàng Chương biết yêu và đă biết khổ. Cậu Gọi ḷng kiêu ầm ỹ:

Tự nhủ sống là quên, anh vẫn muốn
Đem tháng ngày khâu kín vết chia ly
Nhưng mỗi phút thời gian đưa thép nhọn
Máu thầm rơi mỗi phút đáy tim si

Anh cũng muốn thiêu hồn trong lửa đỏ
Lượm tàn tro vang bóng gửi xa đem
Nhưng mỗi lúc buông tay liều mặc gió
Anh nhớ ngày thơ mộng sống bên em

Anh lại muốn đắm trong đời trác táng
Giữa mê ly đầy xác thịt kiêu sa
Nhưng mỗi lúc đêm tan trời hửng sáng
Anh khóc mùa trinh bạch sớm tiêu ma

Nếu anh đến xin em lời hắt hủi
Để chiều nay khi gió gọi trăng lên
Anh sẽ với rừng khuya sang nổi tủi
Gọi ḷng kiêu mau tới giúp anh quên.

Quả thực, tôi chưa biết yêu. Dĩ nhiên, tôi chưa biết yêu hồi tôi quen Ngọc. Và đó, mối t́nh của hai người yêu nhau mà chưa biết yêu gọi là bông hồng của t́nh đầu. Tôi hơi lẩm cẩm. Nhưng ai yêu cũng lẩm cẩm, cũng suy nghĩ vẩn vơ. Tôi đă suy nghĩ về thân phận tôi. Suy nghĩ về ông giáo già đeo kính trắng khuôn mặt luôn luôn nhăn nhó. Ông giáo già, thân phụ của Ngọc, chắc chắn, không thể... yêu nổi tôi. Nếu ông biết Mỵ Nương, ái nữ của ông, yêu nhà văn nghệ dấn thân chấm công năm chục bạc một ngày, ông sẽ điên lên, sẽ gọi phú lít tới bắt Trương Chi bỏ bót. Thế là Trương Chi đâm ra tự ti mặc cảm. Trương Chi làm sao gọi được ḷng kiêu ? Trương Chi thật sự buồn. Chàng viễn mơ trên ghế bố. Chàng lôi thơ Nguyễn Bính, gửi chút tâm sự c̣m:
Buồn đến ḷng tôi rồi hạ trại
Đốt đường sạn đạo ở luôn đây
Ở luôn đây, ở ḷng tôi, ở trên cái ghế bố, ở gác ba Nhà hát Tây. Làm sao tôi nói được với Ngọc là tôi buồn? Làm sao tôi nói được với Ngọc là tôi chẳng biết tương lai tôi mịt mù hay tươi sáng ? Vậy th́ tôi chỉ nh́n nàng bằng đôi mắt khốn khổ. Tưởng tượng hôm nào đó, ông giáo già dẫn về những cậu trai học giỏi, con nhà giàu, tôi cảm khái ngâm khẽ :

Nàng th́ kẽ đón người đưa
Tôi chờ ǵ nữa mà chưa giang hồ

Tôi rất muốn giang hồ Hớn Quản. Đời tôi, làm cu ly đồn điền cao su mới hợp. Anh Trương Chi ngày xưa thật ngu dại. Nếu anh từ chối gặp Mỵ Nương có phải anh đỡ buồn, đỡ cái cảnh ngồi đây ta gơ ván thuyền, ta ca trái đất c̣n riêng ta. Trương Chi ngày nay cũng ngu dại. Nếu đưa bài thơ Thôi nàng ở lại, anh phú lỉnh gấp, đừng lưu tâm cái va ly quần áo cũmèm, anh đỡ tủi thân phận con dế mèn phiêu lưu. Chung quy bởi mù quáng và bởi chị Phượng. Chị Phượng thích làm cành cây cho đôi chim nhỏ bé đậu lên mà ca hát ái t́nh. Chị là cây cầu t́nh yêu. Nghĩ tới chị, tôi yên ḷng. Tôi tạm quên nổi buồn hạ trại ở giữa trái tim tôi. Chẳng cần nói với Ngọc. Nói với Ngọc qua chị Phượng.
Một hôm, nhân lúc ông giáo già đi vắng, chị Phượng ghé "nhà tôi'', báo tin rằng gia đ́nh chị dọn về cư xá công chức ở đường Faucon. Chị hỏi :
- Cậu Trương Chi.
Tôi cắt ngang:
- Thưa chị, Long. Vũ văn Long ạ !
Chị Phượng cười, luôn luôn, chị cười.
- Cậu Long, cậu chớ buồn.
- Dạ.
- Cậu đừng giang hồ rày đây mai đó, Trương Chi nhé Rồi mai mốt khai trường, con Ngọc đi học sẽ đi học sớm, lên đây thăm cậu.
Tôi xuất thần thốt một câu anh dũng:
- Thưa chị, yêu là chấp nhận đau khổ.
Chị Phượng nhăn mặt :
- Sai lại khổ ?
Và chị nh́n thẳng vào mắt tôi :
- Hay Trương Chi không yêu con Ngọc nữa ?
Tôi lắc đầu :
- Chị đừng hiểu lầm em. Em yêu Ngọc lắm nhưng em không biết nói với Ngọc thế nào để Ngọc hiểu là v́ yêu Ngọc, em đă chán dấn thân chấm công!
Chị Phượng nói:
- Trương Chi, con Ngọc hiểu cậu rồi. Nó yêu cậu và muốn cậu đừng bỏ nó giang hồ đây đó. Giang hồ lắm, đôi chân chỉ tổ rỗ huê !
Tôi hỏi :
- Thưa chị, h́nh như t́nh yêu của em và Ngọc sắp bị trục trặc kỹ thuật ?
- Sao, Trương Chi nói sao ?
- Trục trặc kỹ thuật !
- Là ǵ ?
- Ông cụ có vẻ thiếu... tâm hồn nghệ sĩ. Em chắc ông cụ không biết kéo nhị cầm.
- Ngày xưa bố chị khẩy đàn bầu !
- Cụ đă quên rồi. Cụ sẽ khinh bỉ em nếu cụ biết em là nhà văn nghệ dấn thân chấm công và viễn mơ trên ghế bố. Ôi, lại thêm một tiểu thuyết Lá ngọc cành vàng*, chị an ủi tôi :
- Thời bây giờ khác, Trương Chi. Với lại bố chị sắp nhận chức hiệu trưởng ở măi lục tĩnh.
Đôi mắt tôi sáng rực :
- C̣n chị và Ngọc ở Sài g̣n ?
- Ừ.
- C̣n bà cụ ?
- Vợ kế của bố chị đó, bố chị mới cưới vài tháng nay ngoài Hải Pḥng. Mẹ chị mất lâu rồi. Chị đứng về phe cậu, Trương Chi ạ ! Cậu không sợ trục trặc kỹ thuật nữa chứ.
- Vâng.
Chị Phượng về "nhà'' chị. Tôi nằm dài trên ghế bố "nhà'' tôi. Tôi không c̣n cô độc *. Tôi lẩm nhẩm đọc tên tôi cho nó hách :
Trương Chi, Trương Chi ! Hoa khuê các và bướm giang hồ vẫn có thễ gặp nhau như bến mộng vẫn có thể gặp con đ̣ rách tă. ông giáo già sắp ca bài hát của danh tài Y Vân: Về miền Tây có ai về miền Tây. Cái chậu mồng tơi trở ngại của hai người vừa lớn yêu nhau sắp bị phá bỏ. Và những câu thơ :

Giá đừng có chậu mồng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
Có con bướm trắng thường sang bên này
Bướm ơi bướm hăy vào đây
Cho ta hỏi nhỏ câu này chút thôi
Chả bao giờ thấy nàng cười
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên
Mắt nàng đăm đắm trông lên
Con bươm bướm trắng vền bên ấy rồi
Bỗng nhiên tôi thấy bồi hồi
Tôi buồn tự hỏi hay tôi yêu nàng

Của thần tượng Nguyễn Bính của tôi trở thành... vô nghĩa. Tôi đă thấy nàng nhai thịt ḅ vẹo quai hàm, nàng xỉa răng, nàng cắt móng tay, nàng chải đầu, nàng đậpmuỗi Sài g̣n, nàng găi, nàng đứng trong chiếc chiếu quây tṛn. Vân vân. Nếu cái giậu mồng tơi sụp đổ, tôi sẽ được nhảy vèo sang nhà nàng ngồi cạnh nàng lúc nàng đang thêu tên tôi quấn quưt lấy tên nàng trên chiếc mù xoa.
Ôi, cảnh mộng đó y hệt thơ Nắng Đào của Nguyễn Xuân Huy:

Em đang thêu bên cửa
Mơn mởn trăm vẻ đẹp
Anh ghé đến ngồi cạnh
Vuốt ghẹo làn tóc xanh.

Vuốt ghẹo làn tóc nàng chưa đủ, tôi c̣n bắt chấy cho nàng nữa. Tôi sẽ bắt chước các bà nhà quê Bắc kỳ, bỏ con chấy vào miệng, cắn cái đốp. Tôi không nhả ra đâu. Tôi nuốt con chấy. V́ con chấy đă hạ trại trên đầu nàng và da thịt của nó thơm tho mùi da thịt t́nh yêu. Tôi không buồn tủi thân phận chấm công năm chục bạc một ngày và rất hứa hẹn thất nghiệp khi đồng bào di cư đă định cư hết ráo. Tôi mong mỏi nàng sớm về đường Faucon. Nàng xa tôi, tôi sẽ nhớ nàng. Và t́nh yêu mà lên màu nhớ th́ nó đẹp không sao diễn tả nỗi. Xa nhau gió ít lạnh nhiều. Tôi sẽ yêu những buổi chiều mưa Sài G̣n. Nàng sẽ trốn học ,đội mưa lên Nhà Hát Tây thăm tôi. Tôi sẽ ôm cây đàn hát nhẹ bên tai nàng : Ta ước mơ một chiều thêu nắng, Em đến chơi quên niềm cay đắng, và quên đường về...
Vậy th́ tôi phải dành dụm tiền mua một cây đàn.

* Lá ngọc cành vàng, Một tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan
* Tôi không cô độc là tên một tập thơ của Thanh Tâm Tuyền
* Nắng Đào tên tập thơ của Nguyễn Xuân Huy


Chương 6

Nàng đă về đường Faucon, về cái xóm mà nhà văn Bùi Xuân Uyên gọi là xóm Vẹc. Có lẽ đường về nhà nàng qua con đường Éyriaud des Vergnes. Bổn phận của tôi là "tiếp thu'' ngay "căn nhà'' cũ của nàng. Tôi mở chiến dịch "Đất cắm dùi'' chớp nhoáng. Vừa lúc Đặng Xuân Côn dời miền Khánh Hội lên Nhà Hát Tây và tên Vũ Khắc Niệm từ Nha Trang vào nhập hội.đi mua dây thép, đinh và giấy dầu về quây miếng đất. thế là ba chúng tôi có căn nhà êm đêm, căn nhà thắp điện sáng choang cả ngày lẩn đêm. Căn nhà có cái cửa sổ nh́n sang một "ê ta bờ li xơ măng'' * Boy Landry của Tây (nay là Đại Nam ngân hàng, cạnh khách sạn Caravelle) nh́n xuống băi cỏ ngập giấy rác của đồng bào di cư thân mến. Cuộc đời tôi, quăng thời gian này hồn nhiên và sung sướng nhất. Tôi có bạn, có người yêu. Ba đứa chúng tôi học đ̣i làm nghệ sĩ nên sống bừa băi. Tôi mơ trở thành một nhạc công chơi clarinette *. Niệm khoái kéo accordéon. Và Côn thích sử dụng guitare và contre basse *. Côn làm pointeur * cho hăng tàu Messageries Maritimes tiền bạc dư nuôi ăn ba đứa. Ngoài ra, hắn c̣n có quyền khuân cam, táo, nho, lê, phó mát về nữa. Nghệ sĩ là những kẽ bốc đồng. Có tiền, ăn tiêu vung vít, ăn nhanh cho hết. Rồi đói,Côn chỉ làm việc một tuần cả ngày lẩn đêm mổi tháng và chọn tàu nào nhiều... thực phẩm. Ăn cạn tiền mới chịu làm thêm. V́ thế chúng tôi luôn luôn phải ăn phó mát với chuối thay cơm hay ăn chịu trứng vịt luộc của nghệ sĩ bán sắn người bạn Tàu lai mà tôi đă diễn tả.
Căn nghệ sĩ của tôi quyến rũ được Nguyễn Xuân Nhân. Thằng này đẹp trai, bắp thịt thật đẹp. Phải cái tội lười học. Hồi c̣n ở ngoài Hà Nội, tôi trọ học ở nhà nó. Ông bố nó từng là danh tài bóng bàn quốc tế, nổi tiếng trước cả Mai văn Ḥa. Nguyễn Xuân Thuận đó. Nó học trường Puginier; Hồi ấy Nhân đă phục tôi sát đất khi ngồi thộn mặt chiêm ngưỡng tôi đệm đàn guitare cho Nguyễn Thịnh kéo violon. Gặp tôi, nó mừng quưnh và xin tôi cho nhập hội. Nó đóng góp chuối bằng cách về nhà ḿnh ở dưới gác hai Nhà Hát Tây xin bà cụ thân sinh tiền nộp cho nghệ sĩ bán sắn. Sau hết, bạn của nó tên Lê Như Quỳnh cũng đ̣i sống chung với chúng tôi. Ông cụ thân sinh ra nó làm nghề biểu diển chim bay c̣ bay. Tức là phú lít. Nó cải chính hùng hồn rằng bố nó chỉ cạo giấy văn pḥng, chẳng hề cầm dùi cui hướng dẫn lưu thông bao giờ. Gia đ́nh nó định cư rất sớm. măi tận Hóc Môn. Nó bảo rất yêu đời nghệ sĩ.
Lạ thật, bất cứ các cậu con trai nào vừa lớn cũng yêu đời nghệ sĩ. Các cô gái chắc yêu đời nghệ sĩ mănh liệt hơn. Ngọc của tôi chẳng hạn. Nàng yêu tôi qua h́nh ảnh một nhà nghệ sĩ. Từ hôm nàng dời Nhà Hát Tây, nàng chưa chịu đến thăm tôi dù Sài G̣n đang mưa buồn hiu hắt. Nàng chỉ nhờ chị Phượng trao tận tay tôi những bức thư viết trên giấy nháp. Tôi nhớ nàng kinh khũng.Đang nằm trong t́nh trạng thất nghiệp, tôi thừa th́ giờ học thuộc ḷng thư t́nh trên giấy nháp. Nàng diễn tả nỗi nhớ nhung, xa cách và "tái bút'' là khẩn khoản van nài tôi bỏ mộng thổi kèn clarinette. Nàng muốn tôi làm thơ, viết đoản thiên tiểu thuyết, tùy bút thôi. Tôi bỗng thèm văn tài của công dân Nhà Hát Tây Đỗ tiến Đức và thi tài của công dân Đặng trí Hoàn, bút hiệu Hoài hương, trùng tên với một hăng nước mắm, (sau này là Hà huyền Chi, tài tử điện ảnh, thi sĩ đoạt giải văn chương tổng thống) ghê quá. Mỗi ngày, bắt gặp công dân Đỗ tiến Đức từ ṭa soạn Ban Mai đem về một lô báo, tôi thèm nhỏ răi. Ṭa soạn là hai tiếng vĩ đại đối với tôi. Làm sao tôi được bước vào một ṭa soạn nhật báo ? Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp tả sắc đẹp của con gái vua Hùng Vương lộng lẫy đến nỗi kẻ yêu nàng cũng bèn... làm thơ.
Yêu nàng bao nhiêu người làm thơ.
Tôi đă yêu Ngọc, tôi sẽ làm thơ. Tôi sẽ viết chuyện ngắn. Tôi sẽ gửi thơ và chuyện ngắn đăng trên Tiếng Chuông, nhật báo tín nhiệm nhất nước và Sàig̣n mới, nhật báo đông đọc giả nhất nước. Tôi sẽ khinh bạc thiên hạ tương tự thế này :

Ở măi kinh kỳ với bút nghiêng
Đêm đêm quán trọ thức thi đèn
Làm thơ đem bán cho thiên hạ
Thiên hạ đem thơ đọ với tiền.

Và tôi "phúc đáp" người yêu của tôi rất trịnh trọng: Em Ngọc, anh sẽ gữi tặng em ba trăm bốn mươi tám bài thơ do chính anh sáng tác và chép theo bản thảo ! Những đêm đêm h́ hục gieo vần như ông già khuân tảng đá, Ruby Queen vàng thẫm ba ngón tay vẫn chả đẻ ra bài thơ nào ngửi không có mùi... Nhà Hát Tây. Th́ mùa khai trường đă tới. Ngọc viết thư bảo tôi dẩn nàng đi học. Tôi đứng dưới gốc me già ở một gốc phố gần ngôi trường con gái Gia Long chờ Ngọc. Những tà áo nữ sinh phấp phới bay. Những khuôn mặt. Những nụ cười. Tất cả đều thơm mùi tựu trường. Tôi chợt nhớ mùa vào học năm nay tôi không tới trường. Không bao giờ tới trường nữa. Mà chỉ c̣n được theo người yêu đi trong tiếng rộn ră của một buổi mai.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh ở Quê Mẹ *, nghĩa là ở trong sự hồi tưởng chứ làm ǵ có sương thu, gió lạnh ờở Sài g̣n, nơi tôi đang đứng dưới gốc me chờ đợi người yêu đến trường nhập học. Tôi yêu con đường Le Grand De La Liraye từ hôm đó. Con đường có trường Gia Long. Trường Áo Tím thuở xưa, trường mà cậu học tṛ Nguyễn Văn Thiệu sau này làm tổng thống kể chuyện khi vừa lớn không dám trêu chọc học tṛ con gái mỗi lần cậu ngang qua trường vào giờ tan học. Cậu học tṛ Nguyễn Văn Thiệu hay bất ccứ cậu học tṛ nào ngày trước cũng chỉ biết đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư như tôi. Tôi đă đứng thập tḥ, nhờ thân cây me che giùm nỗi ngượng ngùng, xấu hổ. Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi đứng thật lâu trước cổng trường con gái với những mong chờ bối rối, lo âu, sợ hăi. Tôi thấy tôi thừa cánh tay trái. Thừa bàn tay trái. Tay phải th́ nhờ từng điếu Ruby Queen quá nữa đă vội liệng đi đốt tiếp điếu khác. Tôi thấy tôi thừa chân phải. Chân trái đă ghếch lên, đạp thân cây đến tróc cả vỏ. Chân phải run run chống đất y hệt chân con c̣ giữa buổi chiều đông trên băi vắng. Tội nghiệp đám cỏ non dưới chân tôi. Tôi thấy nhiều con mắt đang nh́n tôi soi mói. Rồi cười chế giễu. Tôi mơ hồ nghe tiếng ai rỉa rói : Thằng kia tới đây làm ǵ ! Giữa rừng hoa, con bướm giang hồ bỗng bé nhỏ quá. Tôi bị học tṛ con gái thu hết hồn vía.
Hỡi những h́nh ảnh cậu trai vừa lớn của tôi mười bẩy năm củ, cậu đă thật sự giă từ tôi. Khi tôi biết được cậu giă từ tôi th́ cậu đă trở về nằm yên trong kỷ niệm và không bao giờ cậu đến với tôi nữa. Tôi tiếc h́nh ảnh ấy, tôi muốn đi lại từ đó, muốn măi măi là cậu trai vừa lớn ngượng ngùng ; xấu hổ, sợ hải đứng trước một ngôi trường con gái. Tôi muốn măi măi ngô nghê, ngớ ngẩn. Thật sự đă mất cả. Bây giờ chỉ c̣n tính toán, khôn ngoan, thủ đoạn với cuộc đời và với cả t́nh yêu.
Tôi đang định cúi mặt lầm lũi về Nhà Hát Tây. Ngó trên tay. Không có đồng hồ. Không có v́ đói rách chứ không phải v́ thù ghét thời gian. Các cô nữ sinh đă lần lượt vào hết sân trường. Mà người yêu của tôi chưa thèm tới. Hay nàng tới rồi đang xếp hàng vô lớp mà mắt tôi hoa lên không kịp nhận ra nàng ? Tôi cố an ủi ḷng tôi, cố khuyên nhủ "Long ơi, mày hăy kiên nhẫn. Đấy mày coi. Quốc văn giáo Khoa thư dạy rằng: Con kiến nhỏ, cái tổ to thế mà kiến tha lâu cũng đầy tổ. Cây gỗ lớn, sợi dây bé, thế mà sợi dây kéo măi cây gỗ cũng phải đứt. Nước chảy đá ṃn, Long ạ'' ! Ḷng tôi nghe tôi xui dại, kiên nhẫn thêm một tí. Nhưng khi cổng trường khép kín, hàng me già thẳng tắp biến thành rừng me hoang vắng, tôi mới hay chỉ c̣n ḿnh tôi. Gió thổi lá me rơi. Lá me rơi hay mưa lá me đấy nhỉ? Anh Trương Chi thở dài, lủi thủi cuốc bộ về cái thuyền câu mục nát của anh neo ở bến Nhà Hát Tây. Suốt ngày hôm đó, Trương Chi ra ngẩn vào ngơ, chê cơm xườn heo nướng ngon tuyệt vời tại hẻm Casino Sài g̣n. Trương Chi buồn v́ bị Mỵ Nương cho leo gốc me già. Hẳn là Mỵ Nương cười khúc khích khi tưởng tượng Trương Chi vồ được con thỏ. Trương Chi bỗng nghi ngờ t́nh đời đen bạc và đêm ấy một đêm khởi sự cho sự nghiệp thi ca, đoản thiên tiểu thuyết đăng báo Tiếng Chuông của chàng, chàng đă thức trắng đêm (uống ba ly cà phê đen th́ ngủ sao nổi) h́ hục làm bài thơ như sau:

Đời anh

Khi mới vào Nam anh đă biết
Phận anh quả mướp chín phần mười
Đồn điền Hớn Quản xa xôi lắm
Cũng chỉ xa bằng mộng ước thôi

Anh đă mộng ǵ em hiểu chưa
Cu ly cạo mủ sáng và trưa
Là t́m cảm hứng trong gian khổ
Để dệt cho đời những áng thơ

Nhưng số của anh lạ quá ta
Trời xanh rơ thật một ông già
Xui anh gặp gỡ người con gái
Nhà Hát Tây và ở gác ba

Ái t́nh, ồ, nó rất ly kỳ
Cứ dọa đi rồi chả dám đi
Ghế bố anh nằm như gián đói
Yêu em anh chán làm cu ly

Em, cũng yêu anh cũng mến anh
T́nh ta nào khác chỉ treo mành
Bố em đă luyện chân cầu thủ
Sắp sửa sút anh như sút banh

Anh sợ rồi anh sẽ lọt gôn
Cho nên đan vội lưới ngăn buồn
Hôm nay lại được ăn canh thỏ
Để thấy cuộc đời đen bạc hơn.

(Làm tại gác ba Nhà Hát Tây để kỷ niệm ngày người yêu bắt đợi dài chân dưới gốc me già. Sài đô mùa tàn phượng vĩ và câm nín loài ve, đêm ngập đầy tiếng xích lô máy cùng loài muỗi vo ve).

Bài thơ Đời anh của tôi chưa làm em Ngọc tối tăm mắt mũi nhưng đă là một biến cố quan trọng ở căn nhà của chúng tôi trên gác ba Nhà Hát Tây. Nguyễn Xuân Nhân khám phá được bài thơ trước tiên. Măi năm giờ sáng tôi mới lăn kềnh ra ngủ. Thi sĩ Trương Chi ngáy pho pho như tất cả những thi sĩ trứ danh trên thế gian này. Bài thơ của chàng đă chép lại cẩn thận. Tưởng chàng ngũ mê man, Nguyễn Xuân Nhân cầm lên đọc lẩm bẩm. Nó muốn học thuộc ḷng bài thơ "bất hủ'' của tôi. Rồi nó đánh thức Lê Như Quỳnh dậy, ca ngợi tôi :
- Này, "ông'' Long làm được thơ, mày ạ !
Nhân và Quỳnh không dám "mày, tao'' với chúng tôi. Hai thằng thuộc loại đàn em. Quỳnh hỏi :
- Có đúng "ông'' ấy làm không ?
- Đúng chứ. Bản thảo kia ḱa... Em nào cho "ông'' ấy leo cây me, "ông'' ấy ức hộc máu mồm, về uống mấy ly cà phê, hút vài gói thuốc, thức cả đêm làm thơ.
- "Ông'' ấy có người yêu à ?
- Ừ.
- "Ông'' Long tài quá nhỉ ! Vừa có người yêu, vừa biết làm thơ.
Tôi thức giấc v́ tiếng lèo xèo của hai đứa. Và tôi bèn giả vờ ngủ và mà khoan khoái vô cùng.
- Làm thế nào để có người yêu ?
- Phải nhờ "ông'' Long.
- Làm thế nào để làm thơ ?
- Cũng phải nhờ "ông'' Long.
Con nhà Vũ khắc Niệm càu nhàu :
- Im lặng cho tao ngủ.
Nguyễn Xuân Nhân khoe nhặng :
- Dậy đi "ông'' ơi, dậy đi, có bài thơ của "ông '' Long hay tuyệt. Xă hội, ái t́nh, phiêu lưu...
Niệm vùng dậy :
- Đưa tao xem.
Nó giằng bài thơ trong tay Nhân, mắt nhắm mắt mở đọc. Đọc xong nó cười lớn. Ôi, tiếng cười của nó làm tim tôi muốn vỡ tung. Nó đưa bài thơ cho Nhân :
- Hay hơn thơ của Xuân tóc đỏ bán thuốc trên xe điện Hà Nội.
Nhân bênh tôi :
- "Ông'' đừng ghen tài ! Tướng "ông'' làm chó ǵ có người yêu.
Quỳnh tấn công Niệm :
- "Ông'' biết làm thơ không ?
Niệm đă tỉnh ngủ. Nó muốn chơi xỏ tôi một vớ. Nó bảo Nhân :
- Mày coi " thi sĩ '' Long c̣n ngủ say không cái đă.
Quỳnh lay tôi. Tôi giả vờ kỹ hơn. Niệm nói :
- Tao chép bài thơ của nó gửi cho tuần báo Đời người, tuần báo này có mục điểm thơ đểu thơ, họ sẽ điểm thơ của " thi sĩ '' Văn Long. Và đó là cách tao sẽ trả lời hai đưá mày.
Thằng Niệm hại tôi. Kệ nó. Dể ǵ báo Đời Người thèm điểm tôi. Nhỡ nó khen tôi là con nhà Niệm biết tay tôi và em Ngọc sẽ phục tôi sát đất. Nhất cử lưỡng tiện. Tôi yên ḷng nằm ngủ. Và tôi chiêm bao thấy bài thơ của tôi in lên báo và em Ngọc cắt bài thơ ấp vào ngực. Một tuần liền, sau hôm bị Ngọc bắt chờ dưới gốc cây me già, chị Phượng chẳng nh́n mưa gió năo nề mà ti tỉ câu hát. Em đến thăm anh người em gái, tà áo hương nồng. Mắt huyền tŕu mến, sưởi ấm ḷng anh... Nhưng em không đến thăm anh. Như thế đă hai tuần lễ. Tôi buồn chẳng thiết nói. Nhân và Quỳnh vẫn phục tôi. Một buổi chiều, Nhân tất tả giật bức tường giấy, cầm tờ báo Đời người khoe nhặng :
- Nó đăng thơ của "ông '' Long !
Quỳnh nhẩy cẫng :
- Biết mà, "ông'' Long đă trở thành thi sĩ !
Niệm giật ḿnh :
- Nó đăng thơ hay nhắn tin ở mục hộp thư ?
Nhân dở tờ báo ra, đọc to tướng :
- Bạn Văn Long (Sài g̣n) - Thơ tốt lắm. Có triển vọng đi xa trong tương lai. Đă đăng số này. Gửi tiếp nhé ! Chào đẩy mạnh nền văn nghệ chủ quan viễn kiến. Rảnh ghé ṭa soạn hay đàm trừơng thảo luận. T́nh thân.
Rồi lật trang cuối cùng :
- Bài thơ có cái h́nh vẽ một thiếu nữ giơ nách mỉm cười.
Niệm giằng tờ báo coi qua. Nó hết khinh thường tôi mà chỉ lẩm bẩm :
- Lạ thật ! Lạ thật ! Nó mà làm thơ, lại được đăng.
Con ông cụ bèn thay đổi lập trường:
- Lập bút nhóm đi, Long !
Tôi giả vờ thản nhiên, coi chuyện báo Đời Người đăng thơ ḿnh như không có, mặc dù, ḷng tôi mở hội tưng bừng.
Nhân hững hờ cầm lấy. Y hệt một thi sĩ trứ danh, tôi hỏi :
- Có lỗi chính tả không đấy ?
Nhân đáp :
- Không.
Tôi nhẩn nha châm điếu Ruby Queen, nhả khói rất nghệ sĩ.
- Bút nhóm hay thi sĩ văn đoàn ?
Niệm nói :
- Thi văn đoàn. Tao lấy tên là Thi Văn Đoàn Ly Hương.
Nhân nói :
- Bút nhóm Nhà Hát Tây đi !
Quỳnh nói :
- Thi Văn Đoàn Áo Thung hay Bí Tất cho nó có vẻ khác đời.
Đặng Xuân Côn đă coi sự tŕnh bày và chỗ tŕnh bày bài thơ. Nó xỏ ngọt :
- Theo tao, nếu bầu thằng Long làm chủ tịch thi văn đoàn hoặc bút nhóm, ta nên lấy tên là Bút Nhóm Sang Độc hay Thi Văn Đoàn Hôi Nách !
Tôi chết lặng. Nh́n kỹ trang cuối tôi mới thấy đề nghị của Côn xác đáng. Cạnh bài thơ của tôi là cái quảng cáo thuốc trị đủ thứ bệnh có vi trùng. Hai chữ sang độc to hơn tít bài thơ Đời Anh. C̣n cái h́nh vẽ trên bài thơ đúng là h́nh vẽ quảng cáo thuốc hôi nách mà anh nhà in đă... ghen tài tôi, nhét bừa vô. Tôi lảng chuyện :
- Đùa tí mà. Không thi văn đoàn, bút nhóm ǵ hết..
Tôi giả vờ (luôn luôn giả vờ) phẫn chí, xé trang báo có đăng bài thơ của tôi, xé cả mẩu thuẩn tin ở mục hộp thư rồi quăng tờ báo đi. Tôi muốn phi tang... sang độc ! Và cảnh cáo Đặng Xuân Côn :
- Liệu hồn.
Côn cút sang Khánh Hội, v́ đă tới giờ làm. Niệm bỏ xuống phố. C̣n hai kẻ ái mộ tôi. Chúng nó tâng bốc tôi. Tôi tha hồ nói phét về thơ, thi sĩ, t́nh yêu... Tôi sai Nhân về nhà kiếm lưỡi dao cạo. Tôi cắt mẫu nhắn tin và bài thơ (loại bỏ h́nh vẽ thiếu nữ giơ nách mỉm cười) nhét kỹ vào ví. Đêm ấy, tôi lại thức, cố "chế'' bài thơ thứ hai. Lại h́ hục khuân tảng đá. Không nổi ? Cuối cùng, tôi bỏ bài thơ Đời Anh và mẫu nhắn tin, vô phong b́, chờ gửi cho Ngọc. May làm sao, sáng hôm sau chị Phượng lên thăm tôi. Chị chưa kịp chuyển "thông điệp t́nh yêu'', tôi đă lầm lỳ đưa cho chị cái phong b́ đựng một "pho'' thơ của tôi và nói :
- Nhờ chị chuyển tận tay Ngọc. Sau đó là hết.
Chị Phượng định trao thư t́nh trên giấy nháp, tôi xua tay :
- Em không đọc nữa đâu. Thịt thỏ nấu cà ry cay muốn chảy nước mắt, chị ạ !
- Cậu Long.
- Bút hiệu Trương Chi, làm thơ kư Văn Long !
- Cậu Trương Chi tức Văn Long.
- Dạ.
- Hôm tựu trường con Ngọc bị sốt.
- Sốt rét mấy tuần ?
- Ừ.
- Chị cũng sốt rét ?
- Cậu giận chị à? Thôi chị về vậy...
Và chị Phượng về ? Tôi không ân hận bởi bài thơ Đời Anh của tôi sẽ được em Ngọc thưởng thức và tôi biết chắc em Ngọc c̣n yêu tôi. Tôi sung sướng khôn cùng. T́nh yêu ly kỳ như tôi đă diễn tả. Đang muốn làm cu ly đồn điền Hớn Quản "rừng th́ lắm vắt, suối th́ sâu'', được yêu, bỏ mộng cu ly liền. Nhưng đang yêu mà bị t́nh yêu bảo đi chỗ khác chơi, ḿnh bèn ôm mộng... du tử, khăn gói quả mướp ca bài Ra đi khắp nơi xa vời, và mới tới một nơi không nhà cửa, bụng đói, chân mơi đă năo nề than văn Chiều nay biết về nơi đâu, dừng chân ta ngắm cảnh bao la sầu ! Tôi vẫn c̣n sung sướng. Và tôi làm một lúc bảy bài thơ lục bát. Những bài thơ này không thể chép ra đây v́ sợ những tâm hồn đố kỵ có thể liệt vào thi văn đoàn Sang Độc.
Bài thơ và mẫu nhắn tin gửi cho Ngọc "ép phê'' quá xá. Hai mươi bốn tiếng đống hồ sau, trong lúc Bút Nhóm Sang Độc, tạm gọi thế, đang quần xà lỏn, áo thung, ngồi thảo luận văn nghệ và cơm áo tại đàm trường, th́ có tiếng ngón tay ngượng ngập búng vào tường giấy nghe lộp bộp. Vũ Khắc Niệm càu nhàu:
- Xê ra cho người ta thảo luận văn nghệ.
Tiếng lộp bộp vẫn... lộp bộp. Nhân đứng dậy ra "cửa'', vén tường ngó. Nó thụt đầu vào ngay :
- Ê, có nàng thơ.
Tôi hơi hồi hộp. Nhưng có thể nàng thơ là con gái bà bán quưt mà tôi mua chịu quưt đă bốn hôm chưa có tiền trả. Tôi bảo Nhân :
- Hỏi xem, nếu nó đ̣i tiền quưt th́ bảo mai tao trả.
Con nhà Nhân lại tḥ đầu ra. Nó "đối thoại'' ǵ với cô con gái bên ngoài, chúng tôi không thèm biết. Tôi vẫn c̣n ngót nghét trăm bạc, nó thúc nợ quá th́ ḿnh nhịn Ruby Queen. Sợ chi. Nếu nó đ̣i trả nợ bằng thơ lục bát, tôi cũng sẳn sàng. Nhân đă thụt đầu vô. Nó rón rén bước gần tới... đàm trường văn nghệ Sang Độc, mặt mày quan trọng, giọng nói run rẩy :
- Nàng thơ tên Ngọc, nàng bảo muốn gặp "thi sĩ'' Văn Long.
Tôi vụt đứng dậy, ra lệnh :
- Mặc quần áo nhanh lên !
Vũ Khắc Niệm cuống cà kê :
- Ông có mỗi bộ vừa mới giặt, hăy c̣n ướt.
Tôi giậm chân:
- Th́ mày mặc quần áo ướt rồi cút xuống nhà.
Niệm cằn nhằn :
- Không được.
Nhân, Quỳnh, Côn đă phá kỹ lục mặc quần áo nhanh nhất thế giới. Niệm vẫn dùng dằng, Nhân nói:
- Hay "ông'' Niệm khoác đỡ cái áo mưa vô.
Niệm gắt:
- Trời hôm nay nắng, mày muốn tao làm tṛ khỉ à ?
Tôi đưa ra giải pháp cấp thời :
- Thôi, ông lạy mày, mày giả vờ nằm ngủ, quay mặt chỗ khác, lấy chăn đắp kín thân thể.
Niệm bằng ḷng. Và Nhân, Quỳnh, Côn hân hoan rời khỏi căn nhà nghệ sĩ. Và tôi, tôi chỉ lo làm công việc... nghi lễ mà quên mất bổn phận mặc quần áo. Vậy nhưng tôi vẫn tưởng ḿnh đang diện bộ "x́ mốc king''. Tôi sắp long trọng ra mời nàng vô th́ con nhà Niệm bịt miệng cười. Tôi cáu :
- Mày phá đám, hả ?
- Ê, đại diện thi văn đoàn Áo Thung hay bút nhóm Quần xà Lỏn ?
Tôi rụng rời. Xuưt nữa là đi đoong mối t́nh thơ mộng. Bèn vồ lấy áo, hối hả mặc. Mặc xong, sửa soạn tiếp người yêu mới thấy sự hung hăng của ḿnh đă bỏ ḿnh đi đâu mất.
Tôi đứng thộn mặt. Nhà văn nghệ Trương Chi dấn thân anh dũng, viễn mơ khiếp đăm, không sợ đói rách, lại bắt đầu sợ gặp người yêu những buổi hẹn ḥ. Tôi bỗng thèm rửa mặt? V́ ngỡ mặt ḿnh dính vết nhọ. Tôi bỗng thèm đánh răng. V́ ngỡ răng ḿnh c̣n giắt sợi rau nhỏ. Tôi bỗng thèm gội đầu. V́ ngỡ đầu ḿnh lắm gầu. Tôi thèm và tôi thèm... Nàng đang chờ tôi, có bối rối như tôi? Niệm giục :
- Ông giả vờ ngủ được chưa ?
Tôi hỏi :
- Mày ngó tao xem c̣n thiếu sót ǵ không ?
Niệm chống tay lên cầm y hệt một thi sĩ nghiệp sắp sửa giao duyên với nàng tiên nâu. Nó phán :
- Ông sợ mày quên cài nút quần. Kiểm soát lại coi.
Tôi kiểm soát cái cửa sổ của quần. Niệm khen xỏ :
- Rất xứng đáng đại diện thi văn đoàn Sang Độc. Mà mày...
- Ǵ ?
- Ông không trùm chăn kín đầu đâu.
- Ông lạy mày đấy. Mày mở mắt để nàng biết là tương lai văn nghệ và t́nh yêu của ông đi đoong.
- Tao thề chỉ... ti hí thôi.
- Không được.
- Cho tao học tập t́nh yêu chứ ?
- Tao sẽ dạy mày văn phạm t́nh yêu. Khi mày chia "véc bờ'' đủ "tăng'', đủ "mốt'' th́ ti hí mày mới hiểu được thế nào là t́nh yêu. C̣n bây giờ, mày mở mắt thao láo, tai mày dẫu đă lấy hết ráy, mày nghe tao nói chuyện với nàng, mày sẽ giống lũ vịt nghe sấm.
Tôi thừa tư cách bịp Vũ Khắc Niệm. Trước hết, tôi đă có bài đăng cạnh cái quăng cáo Sang Độc, được trang trí bằng h́nh thiếu nữ giơ ngó nách. Sau hết người yêu mà tôi trót tưởng là con gái bà hàng quưt lên đ̣i nợ.
Mày hiểu chưa ?
- Rồi.
- Yên chí, tao sẽ nhờ nàng giới thiệu cho mày một em Trưng Vương.
- "Sur" Trưng Vương nhé ?
- "Sur". Gái hàng Đào di cư chứ không phải nữ sinh Phát Diệm đổi trường. Mày Thái Lọ mà đi chê Bùi Chu. Thôi đắp chăn trùm kín đầu đi.
Niệm ngoan ngoăn vâng lời. Nó nằm trên sàn gác. Chiếu là mảnh giấy dầu. Chăn th́ Mỹ quốc viện trợ, mùi khét lẹt. Tôi rút điếu Ruby Queen, quẹt diêm, hít một hơi đầy để... b́nh tỉnh. Lại tác điệu ngó điếu thuốc. Cứ như thơ Hồ Dzếnh ấy. Ngó trên tay thuốc lá cháy lui dần. Niệm hé chăn :
- Đợi ǵ nữa ?
- Ôn tí "gam me" !
Tôi quên mất nàng. Không phải vô t́nh đâu. Tôi bối rối lắm, chẳng biết sẽ phải làm ǵ khi ngồi bên nhau. Nàng lại búng tường lộp độp. Nàng búng tim tôi. Đau quá, tôi đành cam đảm bước tới gần cửa. Rồi tôi hé cửa. Nàng nh́n tôi. Lần đầu tiên tôi trông rơ đôi mắt nàng, đôi mắt huyền mơ không bị viền vải tây điều. Đôi mắt chứa đầy trách móc. Nàng không hề nói, chỉ mở cặp lôi ra một phong thư dầy cộm đưa cho tôi. Rồi vội vàng quay gót. Tôi hơi mừng. Mừng xong th́ buồn. Tôi cần trút nổi buồn vào con nhà Niệm. Tại thằng Niệm ḥi han lẩm cẩm, bắt nàng đợi mỏi chân nên nàng giận dỗi bỏ về. Tôi cần trả thù thằng Niệm. Con nhà Niệm ưa khoe nó là học tṛ của ông Vũ Khắc Khoan. Dân Nguyễn Trải mà. Ông Vũ Khắc Khoan hay truyền nghề kịch cho môn đệ. Thế th́ tôi " chơi '' kịch với Niệm. Tôi không khoác loác, kịch cũng là nghề của tôi. Bèn sáng tác ngay vở kịch đôi trai gái ngồi bên nhau chuyện tṛ. Tôi độc diễn thủ hai vai, bắt chước giọng con gái mà Niệm sẽ tưởng là Ngọc của tôi.
- À, em... mời em vào. Bắt em chờ lâu chắc em mỏi chân. Anh sẽ mua dầu Con Hổ thứ thật bóp chân cho em...
- Ứ ừ...
- Thôi đừng giận... Tại người bạn của anh bất thần lên cơn sốt rét. Đó, em nh́n coi, anh ta đắp chăn kín mít. Hễ anh ta tung chăn ra là ốm đ̣n, em ạ !
- Anh chả yêu em tí nào.
- Anh yêu em ghê lắm, em yêu dấu. Anh đă v́ em dệt bài thơ Đời Anh. Anh c̣n dệt mấy pho thơ ác liệt đánh ngă tất cảthi sĩ hiện đại. Em Yêu dấu ơi, anh báo tin mừng với em, anh được bầu làm chủ tịch bút nhóm Sang Độc !
- Em rất hănh diện. Anh tài quá, anh biết làm thơ.
- Em ngồi gần anh tí nữa. Thế, ngoan lắm. Tóc em thơm mùi hoa lan. Em ạ, anh vừa đánh răng xong...
- Em về đây.
- Mới đến đă đ̣i về..
- Em phải về. Mai em sẽ đến thăm anh. Em đến thăm anh luôn luôn. Đây, ḷng em gói trong này, anh đọc sẽ hiểu em.
- Em về ngủ ngon nhé !
- Vâng.
- Đêm nay cố nằm mơ thấy anh nhé !
- Vâng.
Tôi c̣n "độc thoại'' rất kỹ. Và giả vờ mở cửa tiễn nàng. Rồi tôi vào. Thở dài thường thượt. Con nhà Niệm đă tung chăn, ngồi dậy. Tôi cố nín cười. Người nó nhễ nhăi mồ hôi. Mặt nó nhễ nhăi mồ hôi. Nó giống một tên bị cảm, đốc tờ bắt uống hai viên aspérine, đắp chăn kín mít, lát dậy uống cốc nước thật nóng, mồ hôi toát ra. Nó phờ phạc trông đáng thương vô cùng. Nó ngẩn ngơ hỏi:
- Nàng đẹp không?
- Tuyệt vời.
- Mày tán gái hay quá.
- Tao c̣n uống t́nh trên môi nàng. tao vuốt tóc, đan chặt tay tao vào tay nàng. Trái tim tao nhẩy valse. Mày thèm có người yêu chứ ?
- Thèm nhỏ rải.
- Mày nên học "gam me''. Mà mày chỉ mới nghe tao tán nàng, mày chưa được nh́n tao. Thôi, mày đi tắm cho mát.
- Tao mát rồi.
- T́nh yêu làm mày mát à ?
- Ừ.
- Biết vậy ông cố giữ nàng lại cho mày bơi ở "pít xin'' mồ hôi.
- Này...
- Ǵ ?
- Giọng nàng êm ái ghê.
- Giọng nói t́nh yêu mà chẳng êm ái.
- Ước ǵ ông được trùm chăn nghe măi để ông học cách tán của mày.
Tôi phá ra cười. Cười lăn trên ghế bố. Cười đau bụng. Cười thỏa thích. Niệm hỏi :
- Mày cười cái ǵ thế ?
Tôi đáp :
- Tao thương hại mày.
Ném cái thư nàng vừa trao tận tay cho Niệm, tôi kiêu hănh :
- Cho phép mày đọc đó.
Niệm trịnh trọng bóc thư, say mê đọc, Nó khoe nhặng :
- Nàng gửi cho mày cái thời khóa biểu. Hề, hề, ngày nào có giờ "pẹc ma năng'' nàng tô màu xanh, và chú thích "anh đón em anh nhé, chúng ta sẽ đi chơi''... Thời khóa biểu t́nh yêu.
Tôi nói :
- Mày rơ chưa ? Yêu nhau cũng có thời khóa biểu hẹn ḥ.
Nó liếm môi :
- Nàng bảo chiều qua nàng phải rữa bát, mày ạ !
Tôi giằng vội thư :
- Đồ ngu ! Thằng nhỏ, xin ra không báo trước th́ nàng bị rửa bát một bữa. Ôi, nếu nàng báo tin này, tao sẽ xuống xóm Vẹc rửa chén giùm nàng !
Suốt ngày hôm đó, Niệm ca ngợi tôi. Nó suy tôn tôi với đám Nhân, Quỳnh. Tôi bỗng trở thành nhân vật quan trông chịu trách nhiệm với lịch sử loài người là dẫn các bạn tôi biết đến cổng trường con gái để các bạn tôi biết đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư. Tôi chưa kể chúng tôi phải thổi cơm lấy ăn liền. Nhiệm vụ của Côn là kiếm tiền, của Niệm là đi chợ, của quỳnh là lau nhà, của tôi là rửa bát. Tôi ngại rửa bát khinh khủng. Nhờ có tí người yêu, các bạn đâm nể nang, thay phiên nhau rửa bát dùm. Tôi chỉ việc làm công việc của thằng chột t́nh ái dạy bọn mù yêu đương. Nhân danh kẻ có t́nh yêu và chủ tịch bút nhóm Sang Độc, tôi hành hạ bọn mù thẳng tay. Mỗi bài thơ tôi chế ra, Nhân và Quỳnh h́ hục chép. Mỗi lời nói về t́nh yêu của tôi tung ra, Nhân và Quỳnh coi như lời vàng ư ngọc, hoa thơm cỏ lạ. Và tôi, trời ơi, tôi chưa hề được nói với người yêu của tôi câu nào!

* Ê ta bờ li xơ măng (établissement) là một hảng buôn hay một cơ quan.
* Clarinette là một loại kèn ốm, dài như một ống sáo
* Contrebasse là đại vĩ cầm
* Pointeur : Kiểm điểm viên
* Buổi mai hôm ấy... tên tập truyện ngắn của Thanh Tịnh



o0o

 

Pages  1  2  Next