Cám Ơn Em Đă Yêu Anh  Duyên Anh Pages Previous  1  2  3  4  5  
Một trăm tân khách gồm đủ các thành phần trong xă hội tới tham dự buổi phát hành ra mắt thi phẩm Thơ đôi tạ Họ là giáo sư văn chương, thi sĩ, tài tử màn ảnh, nghệ sĩ vọng cổ,
đạo diễn xi nê, thầy tuồng cải lương hồ quảng, kư giả, nữ sinh và bạn bè của hai thi sĩ Nhà thơ Đoàn Dự không dám mời ông cụ thân sinh v́ sợ Ông cụ đánh đ̣n. C̣n ông cụ thân sinh của nhà thơ Elvis Đậu bận đổ mồ hôi ở những giờ phụ trội cho cái xe Honda đền đứa con cưng số xui bị vồ. Mặc áo đuôi tôm, hai thi sĩ trông rất trưởng giả, xứng đáng là hai thi sĩ hàng đầu. Mỗi thi sĩ đặc trách một bên cổng, tập thể thao cổ và tay phải. Nghĩa là cúi chào và bắt tay lia lịa. Họ c̣n thể thao môi bằng những nụ cười tươi rói. Khách danh dự của hai thi sĩ chỉ là năm cô Vương Ngọc Yến, Hân Ly, Chu Chỉ Nhược, Hoàng Dung, Triệu Minh. Trừ cô Chu Chỉ Nhược đến muộn, bốn cô đều mặc áo dạ hội, xách bóp, đánh phấn, tô son và quảng cáo nước hoa ngoại quốc.

V́ mặc áo đuôi tôm mua rẻ ở Chợ Trời nên Elvis Đậu rất... Mỹ. Nhà thơ lớn của chúng ta tḥ tay chộp lấy tay các em ái mộ lâu hơn một chút. Cậu đă tiếc rẻ v́ bốn em đeo găng. Ôi, găng tay là biên giới cách trở của cảm xúc. Giá các em đừng đeo găng, niềm cảm thông hẳn sẽ giật mạnh gấp sáu lần điện cao thế. Elvis Đậu đích thân dẫn bốn em vào bàn dành riêng cho Nghịch Nữ. Bàn tṛn, thấp, kê gần sân khấu, nơi nhà thơ lớn Elvis Đậu sẽ phóng lên phát biểu cảm tưởng. Chai champagne duy nhất đă ngâm đá và phủ kín bằng chiếc khăn trắng muốt, nằm cạnh b́nh hoa cắm toàn hồng nhung nom vô cùng mát mắt. Elvis Đậu dẫn các em vô, mời ngồi rồi cũng ngồi lỳ tiếp chuyện bốn em. Cậu không thèm ra cổng Hội Quán nữa. Xưa có kẻ nói : Chí lớn trong thiên hạ không đầy đôi mắt mỹ nhân, nay Elvis Đậu có thể nói :Sự nghiệp thi ca chỉ để đổ đầy đôi mắt người đẹp. Cậu hài ḷng quá. Cậu sung sướng nhiều. Elvis Đậu đă thành công. Cái xă hội đang ồn ào tối nay, ở đây, sẽ vất đi nếu thiếu các cô Vương Ngọc Yến, Hân Ly, Triệu Minh, Hoàng Dung. Bống em thôi, đă xứng dáng cái tội nói dối mất xe để thực hiện thi phẩm đâuu đời.

Đoàn Dự sốt ruột. Bụng cậu sôi sùng sục. Ai bỏ cục vôi vào bao tử cậu ấy. Người khách cuối cùng đă tới. Đoàn Dự vẫn đứng đây Chu Chỉ Nhược đâu vậy cà ? Em đi xích lô máy hay xe ôm mà lâu dữ thế ! Chắc em giận ta rồi. Ôi, ta ngu ghê, mấy tháng trước ta đă hắt hủi, xua đuổi em. Hôm qua, phát thiệp mời em, ta không thèm hỏi em nửa lời. Em tủi thân. Em nằm nhà khóc lóc. Hoặc em mặc maxi-jupe phóng Hondạ Áo em bị bánh xe cuống. Em lăn đùng giữa đường Xe tuần cảnh phải chở em đến nhà thương thí ? Đoàn Dự chán nản. "Đời vắng em rồi say với ai ". Đoàn Dự thẫn thờ bước vô Hội Quán. Cái đuôi tôm lắc lư một cách vô duyên. Cậu tiến sát bàn có b́nh hoa hồng nhung. Thấy hoa úa héo. Cậu kéo ghế, uể oải ngồi cạnh Hoàng Dung, th́ thầm :

- Con Chu Chỉ Nhược không đi à ?

Hoàng Dung lễ phép:

- Thưa anh, h́nh như, nó đi Vũng Tầu hồi chiều.

- Nó chê tao, hả ?

- Không. Nó bảo nó dốt thơ, không biết thưởng thức thợ Nó không thích anh làm thi sĩ.

- Mày sao ?

- Được làm em anh là một vinh dư.

- Đúng, mày nói đúng. Tao cần ǵ nó. Ngoài nó, tao c̣n hàng vạn người hâm mộ.

Cuộc th́ thầm của anh em Đoàn Dự bị cúp ngang khi speaker Thương Hàn Tử (chết cho bệnh thương hàn) xuất hiện ở mi cô:

- Thưa quư vị quan khách,

Ban tổ chức, nhị vị thi sĩ Elvis Đậu — Đoàn Dự và Hội Quán Cây Bă Đậu chân thành cám ơn quư vị v́ quư vị tới muộn có bốn mươi phút. Chúng tôi tưởng quư vị tới muộn một tiếng rưỡi cợ Chính tôi đă kiểm soát chân quư vị và thấy quư vị đều mang giầy có vớ. Và, đặc biệt, không ai ủy quyền tham dự buổi sinh hoạt văn nghệ thuật này cho các cô nhài hay chú nhỏ.Nên chúng tôi càng cảm kích. Sau đây, chúng tôi được hân hạnh và trịnh trọng đến mức tối đa giới thiệu hai thi sĩ, hai cái đinh của đêm nay : Elvis Đậu và Đoàn Dự.



Hai thi sĩ với hai cái áo đuôi tôm màu đen lừng lững bước lên sân khấu. Họ cúi đầu chào quan khách. Và quan khách vỗ tay hoan hô họ tưng bừng. Một đống thi phẩm Thơ đôi ta gói riêng từng cuốn thắt ngang dọc bằng giây mày xanh, đỏ chờ đợi gửi tận tay quan khách. Nh́n qua thi tài Elvis Đậu và Đoàn Dự, quan khách đă cảm phục rồi. Chưa một thi sĩ noà tổ chức tặng thơ trịnh trọng và sang trọng đến thế ! Hai nhà thơ chắp tay xá lia lịa cảm tạ quan khách. Đoạn, Elvis Đậu tiến sát mi cô và Đoàn Dự rút lui vào hậu trường.

Nhà thơ của chúng ta gơ thử mi cô kêu lộp cộp. Chàng thổi phù phù. Kỹ lưỡng hơn, chàng đếm một hai ba những ba sinh ngữ Tây, Tầu, Mỹ. "Un, deus, trois. Dắt dź sám. One, two, three "... Và chàng mở máy phát biểu cảm tưởng :

- Thưa quư vị,

Thưa bằng hữu,

Thật là một vinh hạnh tôi cao cho chúng tôi được tiếp đón qúy vị và bằng hữ tại Hôi Quán Cây Bă Đậu này, nhân dịp chúng tôi cho phát hành thi phẩm thứ nhất mở đường tiên phong cho rất nhiều pho thơ của chúng tôi ngày mai, ngày mốt. Lát nữ đây, qúy vị và bằng hữu sẽ uống xá xị con cọp, xá xị con nai, cam vàng, dứa xanh, cô ca cô la đen và ăn bánh ngọt và nghe diễn ngâm thơ của chúng tôi. Qúy vị có thể khóc thét hay cười ḅ v́ một lối thơ lạ đời chưa từng xảy ra trong nền thi ca cổ kim Đông Tây. Nhưng khóc thét hay cười ḅ th́ cũng là sự thành công như điên "xuưch xe phu" của chúng tôi. Thơ của chúng tôi là những trái đấm thẳng vào tim, những "cú đia rếch ô cơ ", là những nhát dao chém rướm máu đời sống, là kính hiển vi soi rơ cả chân con vi trùng ḅ trên miếng thịt ḅ khô nhỏ nhất. Qúy vị đừng cười vội. Tôi nói qúy vị có thể cười ḅ hay khóc thét là một cách để nói thôi. Nếu quư vị cười ḅ hay khóc thét, qúy vị sẽ hối hận. Tại sao thế ? Câu trả lời dan`h cho qúy vị đọc hết thi phẩm Thơ đôi tạ Bây giờ, xin qúy vị nâng ly...

Một tiếng nổ bốp. Cái nút chai champagne bắn vọt lên trần Hội Quán. Người bồi rót rượu và bưng cho Elvis Đậu một lỵ Nhà tơ giải thích:

- Rất tiếc chúng tôi chỉ có một chai champagne c̣n do một nữ độc giả từ Buôn Badiás tận Pleiku gió lạnh mưa mùa gửi tặng. (Elvis Đậu ba đía như cái Buôn Badiás ấy). Xin mạn phép quư vị uống riêng sự hâm mộ này. Elvis Đậu dơ cao ly champagne khai mạc cuộc ăn uống. Sau đó, chàng xuống bàn danh dự, nhường sân khấu cho các nghệ sĩ sửa soạn diễn ngâm thợ Chàng sửa lại cái nơ, t́nh tứ hỏi bốn Nghịch Nữ :

- Tôi nói được chứ ?

Bốn Nghịch Nữ đua nhau tâng bốc lấy điểm:

- Anh nói như gió đàn.

- Giọng anh ấm như Sĩ Phú.

- Hơn cả Anh Ngọc.

- Không, giọng anh từa tựa Gilbert Bécaud.

Cô Hoàng Dung gạ :

- Lát anh kư tặng em bản đặc biệt nhé ! Em sẽ chụp ảnh chữ kư của anh, in vào cái bát để ăn cơm cho nó ngon.

Elvis Đậu hỏi :

- Có in h́nh anh không ?

Cậu đă dám xưng anh và sửa soạn anh anh, em em. Hoàng Dung đáp:

- H́nh anh, em sẽ đeo trước ngực.

Elvis Đậu ngây ngất. Cậu thăm ḍ cô Hân Ly :

- C̣n em, em nghĩ thế nào về anh ?

Cô Hân Ly xúc động :

- Em ấy à...

- Ừa.

Tiếng ừa ngọt như đường phổi.

- Em thấy anh giống h́nh thi sĩ Beaudelaire quá. Anh có dịnh dự giải văn chương Nobel không ?

Elvis Đậu nói :

- Nếu em cho phép, anh sẽ tự dịch và gửi thẳng tới Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển.

Cậu lại hỏi Vương Ngọc Yến :

- Và em, em Yến ?

Cô Vương Ngọc Yến thỏ thẻ :

- Anh giống Rimbaud, Đoàn Dự giống Verlainẹ Anh sẽ bất tử.

Elvis Đậu cụng ly với Triệu Minh:

- Em ví anh với ai ?

Cô Triệu Minh say đắm nh́nh Elvis Đậu :

- Anh giống Đường Minh Hoàng.

Elvis Đậu khoái trá :

- C̣n em, là em Dương Qúy Phi !

Lời người viết : Nếu Elvis Đậu làm thơ không giống con giáp nào trong mười hai con giáp, cậu vẫn có tài nói như thường. Cũng như các nhà phê b́nh văn nghệ kiêm sáng tác vậy. Họ đă phê b́nh rất hay nhưng viết văn, làm thơ th́ chẳng ra cái giống ǵ cả.

Thi sĩ Đoàn Dự ngồi nghe thi sĩ Elvis Đậu tán tỉnh bốn em th́ muốn điên lên. Cậu làm thơ chỉ v́ Chu Chỉ Nhược, thế mà cô này lại không yêu thợ Cô đi Vũng Tàu tắm biển và ăn cóc xanh chấm mắm ruốc bà giáo Thảo ! Đoàn Dự cô đơn. Đoàn Dự bắt đầu thấy sự bất lực của thi cạ Cậu hy vọng ở những người con gái khác. Khốn nỗi, ở cái bàn này, các cô đều xưng tụng Elvis Đậu và cho cậu ra ŕa. Đoàn Dự cáu sườn, rót rượu uống lia. Cậu dốc cạn chai chamgagnẹ Rất may, sân khấu đă sửa soạn xong. Và nhạc sĩ dương cầm của Hội Quán Cây Bă Đậu đă dạo bản Con đ̣ đưa xá loan báo cuộc diễn ngâm sắp khởi sự.

Người ta thấy ống sáo Tiêu Sử ngồi trên cái ghế đẩu đang thử sáo ngắn, sáo dài trông rất thảm. Cái ǵ tŕnh diễn cũng ngoạn mục, trừ nâm thơ và thổi sáo. Cho nên Tao Đàn ở radio nó hay bao nhiêu th́ ra tivi nó buồn cười bấy nhiêu. Speaker Thương Hàn Tử lại xuất hiện :

- Thưa quư vị,

Hai thi sĩ sẽ kư tặng quư vị. Màn này xong là chúng tôi sẽ đi một đường tao đờn, mấy đàn hấp dẫn vô cùng.

Nhà thơ Elvis Đậu vội vàng nhảy lên sân khấu, đẩy speaker Thương Hàn Tử xê ra chỗ khác và mỉm cười cầu tài :

- Thưa quư vị,

Thưa bằng hữu,

Nếu kư tặng riêng từng vị th́ tôi e rằng sẽ phải "đêm không ngủ" tại Hội Quán Cây Bă Đậu này. Bởi những hai chữ kư lận. Lại c̣n viết tên quư vị nữa chứ. Do đó, anh em chúng tôi đă ghi chung chung một câu Tác giả trân trọng kính tặng rồi kư tên Elvis Đậu và Đoàn Dự cùng hai cái dấu son tươi, một tṛn, mộ vuông. Tại sao lại tṛn vuông ? Đó là biểu tượng của bánh dầy, bánh chưng, của ḷng chung thuỷ, chí t́nh của người Việt Nam. Đó cũng c̣n là biểu tượng của "mẹ tṛn con vuông ", nghĩa là, thi sĩ tṛn, thơ của họ vuông. Thưa quư vị thưa bằng hữu, chúng tôi sắp trao tặng Thơ đôi ta...

Quan khách lại vỗ taỵ Đoàn Dự thấy Elvis Đậu được vỗ tay hai lần th́... nổi cơn ghen. Nhà thơ của chúng ta bèn nhảy vọt lên sân khấu, giằng mi cô :

- Thưa quư vị,

Thưa các bạn,

Khoan đă. Nhờ tất cả một tí. Đồng nghiệp của tôi là thi sĩ Elvis Đậu chưa nói hết, nói rơ về khuynh hướng Thơ đôi ta và biểu tượng vuông tṛn thể hiện qua hai cái triện son. Tôi muốn nói thêm Thơ đôi ta chính là cái huyệt sâu do chính tôi (Đoàn Dự giả vờ quên nói chúng tôi) đào bằng bút nguyên tử để xô đẩy mọi trường phái thơ ở đây, hôm nay và hôm qua, xuống rồi vùi đất đen lên. Hơn cả trái đấm trúng tim, thơ của tôi là trái đấm trúng mũi khiếng chảy máu cam, trúng cắm khiến gẫy răng. Thơ của tôi là cửu âm bạch cốt trảo đâm thủng đầu phọt óc, là gíang long thập bát chưởng, là thiết sa chưởng, là bích hổ công, là càn khôn đại nă di tâm pháp, là nhất dương chỉ, là lục mạch thần kiếm...

Quan khách bỏ ly xuống bàn, vỗ tay sôi nổi. Đoàn Dự thỏa măn tự ái, bước xuống và quên luận về cái biểu tượng vuông tṛn thể hiện qua hai cái triện son. Quan khách dễ dăi cũng quên luôn cho tiện. Có lẽ, họ chán nghe rồi. Bởi không c̣n ǵ cơm nếp nát hơn là nghe các thi sĩ, văn sĩ, hoa. sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn, thầy tuồng,ca sĩ nói về ḿnh một cách xấc xược, hỗn láo. Màn biếu sách xẩy ra. Hai thi sĩ với hai cái áo đuôi tôm lắc lư, khệ nệ Ôm Thơ đôi ta biếu từng quan khách. Màn này chiếm mất hơn ba mươi phút trong chương tŕnh. Rồi, cái mi cô nhường độc quyền cho speaker Thương Hàn Tử.

- Thưa qúi vị,

Mở đầu phần ngâm, cô Đạm Tiên, một giọng ngâm vàng của thế kỷ sẽ diễn ngâm liền một phoa năm bài thơ của thi sĩ Elvis Đậu.Và thưa quư vị, đây, cô Đạm Tiên...

Cô Đạm Tiên xuất hiện như thể cô ở dưới mồ chui lên. Và quan khách là Thúy Kiều — Thúy Kiều của cụ Tố Như chứ không phải Thúy Kiều ngâm sĩ — Và đêm văn học nghệ thuật này là buổi sáng hội đạp thanh. Cô Đạm Tiên khẽ cúi đầu chào cử tọa. Speaker Thương Hàn Tử cười toe toét. Cứ tưởng ḿnh đẹp giai và duyên dáng lắm ấy.

- Thưa quí vị,

Buổi diễn ngâm Thơ đôi ta rất đặc biệt. Lại có hai màn thơ nhạc giao duyên ! Ôi, Edgar Poe đă nói, thơ là nhạc, nhạc là thợ Trong thơ nhẫy nhụa nhạc và trong nhạc nhầy nhụa thơ cần ǵ phải giao duyên. Nhưng ta đà có nền "thời trang nhạc tuyển" th́ thêm nền "thơ nhạc giao duyên" và "tân cổ giao duyên" kể cũng hay haỵ Do đó, để làm nổi bật sự giao duyên của thơ Elvis Đậu — Đoàn Dự và nhạc Đồ Mi, Hội Quán Cây Bă Đậu chúng tôi tuyển mộ đầy đủ nhạc công với đầy đủ nhạc khí. Tiện thể, tôi xin giới thiệu cùng quư vị : Nhạc công Tám Sừng đờn ḱm, nhạc công Bẩy Rô, đờn c̣ ; nhạc công Ba Lẹ, đờn bầu ; nhạc công Tư Ham, trống cơm; nhạc công Hai Thường, chũm chọe. Về phía tân nhạc th́ Tony Cống, ghi ta hát ; Johnny Rănh, ghi ta xô lô; Bob Hẻm hắc tiêu ; Alain Debout, dương cầm... Cô Chích Choè tŕnh bầy bản nhạc T́nh nạn giao duyên mí lỵ ngâm sĩ Thúy Vân. Cô Sáo Sậu hát bản T́nh lèo giao duyên với ngâm sĩ Đạm Tiên. Đáng lẽ, bài thơ Hẹn em ở nghĩa địa của thi sĩ Elvis Đậu và Tôi đưa em về Mạc Đĩnh Chi của thi sĩ Đoàn Dự cần hai đội kèn Bát Âm và Bú Rích nhưng hai đội kèn này bận chơi cho bốn đám ma nên chúng tôi không thể mời, dù trả thù lao gấp đôi và thêm tiền thưởng.

Cử tọa cười vui vẻ, khen ngợi tài nhả ngọc phun châu speaker Thương Hàn Tử. Phần diễn ngâm, sau bao nhiêu phút nguội tanh, lạnh ngắt, thực sự bắt đầu.



Các thứ đàn ta và tây giao duyên rất đề huề, thắm thiết. Cô Đạm Tiên mở pho Thơ đôi ta, kiếm một bài lục bát dân tộc của thi sĩ Elvis Đậu đọc nhanh cho chất thơ thấm vào hồn đặng diễn ngâm mới có hồn. Tất cả nhạc cụ im tiếng nhường chỗ cho đờn c̣ xô lô khúc lưu thủy. Rồi đờn c̣, ngừng, đờn bầu khẩy điệu b́nh bán. Hơi dân tộc phảng phất Hội Quán. Thơm ngát mùi hoa lư, hoa nhài, hoa bưởi, hoa cau. Không khí thiêng liêng đến nỗi không ai dám cười, dẫu người ta muốn cười khanh khách. Ḱa, cô Đạm Tiên đă mở miệng ngâm. Câu thơ thứ nhất đă làm cử toa. rụng rời. A, Thơ đôi ta đă... vén mùng bí mật của hai thiên tài thơ lỗi lạc. Câu thơ thứ hai tiếp theo. Cử tọa phá ra cười. Mỗi tiếng thơ của Elvis Đậu là một tiếng cười. Cười sung sướng. Đây là một cuộc giải phóng phiền muộn. Giặc phiền muộn đă bị khuất phục dưới gót dầy thơ của Elvis Đậu. Xích xiềng nô lệ của phiền muộn trói chặt chân tay con người bị thơ Elvis Đậu bẻ tung. Quả thật, thơ Elvis Đậu là những nhát dao chém gông cùm, là những trái đấm vỡ nát phiền muộn. Buổi diễn ngâm thơ nặng tính chất văn học nghệ thuật biến thành... đại nhạc hội cù lét ! Cử tọa cười hô hố. Cười hi hị Cười rạn tim. Cười nứt phổi. Cười loét bao tử. Cười rách cuống họng. Tất cả đều biến thành hề. Từ thi sĩ tới ngâm sĩ. Bốn cô Hoàng Dung, Triệu Minh, Hân Ly, Vương Ngọc Yến ôm bụng cười. Ly tách đổ tứ tung. Tiếng vỡ leng keng, loảng xoảng. Áo dạ hội bị nước xá xị con cọp, con nai; nước cam, nước táo văng ướt mèm. Ngâm sĩ Đạm Tiên cũng cười. Nàng vừa cười vừa diẽn ngâm thợ Các nhạc công cười no nê quên cả khẩy đờn. Giây đờn cười dũ, đứt tung giây, long cả phím. Chỉ có năm người không cười thôi. Đó là Elvis Đậu, Đoàn Dự và ba danh hề quan khách. Ba danh hề khiếp đảm trước sự thần bí của Thơ đôi tạ Họ lo ngại sắp thất nghiệp. Khi thơ ngâm ở qúan cà phê chọc cười khán giả dữ dội thến này th́ đại nhạc hội cù lét phải ế khách. Và các danh hề biết làm ǵ mưu sinh ? Cử tọa vẫn cười. Cười không ngừng. Sang bài thơ thứ năm,vài người quỵ ngă, ngất lịm. Báo động đỏ ! Đèn bật sáng trưng. Một cú điện thoại cho cảnh sát cấp cứu. Mười phút hồi hộp. xe cứu thương rú c̣i tới chở những người ngất xỉu v́ cười đi bệnh viện. Giặc phiền muộn đă trở lại, tái chiếm Hội Quán Cây Bă Đậu và đặt ách thống trị lên con người sau cuộc cách mạng bất ngờ. Trận cười im bặt nhường chỗ cho hoạt cảnh mới. Có người cười mạnh quá, văng cả hàm răng giả, đ̣i Elvis Đậu soi đèn pin kiếm răng. Có người vung tay, ví đầm bắn lên trần Hội Quán, vướng cái đinh treo lủng lẳng, không muốn rơi xuống. Có người rớt đồng hồ. Có người mất nhẫn cưới. Có người lạc bóp, trong đựng thẻ động viên tại chỗ. Cuột t́m kiếm đồ đạc rối tinh như hẹ la ơi ới. Thơ đôi ta mắc nạn (đúng là t́nh nạn), bị vất bừa băi và bị dẫm lên tàn bạo ! Trong t́nh cảnh thương tâm và hăi hùng đó, bốn nhà sản xuất điện ảnh và bốn nhà đạo diễn rất b́nh tĩnh. Họ xô tới chỗ hai thi sĩ Elvis Đậu và Đoàn Dự, níu kéo hai chàng ra cổng Hội Quán và ch́a ra những tờ giao kèo hậu hĩnh.



- Thưa hai thi sĩ, tâm hồn của hai ngài rất hề, thể hiện qua thơ của hai ngài. Nếu hai ngài nhận thủ hai vai chính trong phim Nhị quái thi sĩ do Công ty của chúng tôi sắp thực hiện, hai ngài sẽ thành công rực rỡ.

- Hai ngài cho phép Công ty chúng tôi dựng lại cảnh vừa xảy ra cho phim Thi sĩ làm hề ?

- Công ty chúng tôi bằng ḷng chia lời cho hai ngài nếu hai ngài đóng phim Thi sĩ bất đắc dĩ !

- Đại diễn Tiếu Lâm của Công ty chúng tôi sẽ đưa hai ngài lên tột đỉnh danh vọng, hạ gục các hề hôm nay.

Hai thi sĩ ngỡ ngàng th́ một ông bầu gánh cải lương nhảy xổ tới.

- Ban hát của qua đang thiếu kép hề. Hai em giúp qua nghe. Cấm hát chầu. Hát độc quyền cho qua ở rạp Hốc Môn !

Đặc biệt vẫn là đạo diễn Ba Điếm với cái áo veste may tại nhà may Chiến ngă ba Ông Tạ bị đứt hai nút v́ trận giải phóng cười vừa xảy ra, tiến đến, hai tay vỗ vai hai nhà thơ mắc nạn :

- Hai bạn thật sống động.

Bèn rút hai tấm phiếu xin cung cấp tài liệu lịch sử điện ảnh đút vào túi áo đuôi tôm của hai thi sĩ và giới thiệu :

- Mỏa là Trưởng ban Truyền thông Trường Đại học Nghệ thuật. Các vu đă đóng góp cho lịch sử điện ảnh rồi đó. Chủ nhật nhớ ghé trường mỏa thuyết tŕnh đề tài về phim diễu trong đời sống nhé !

Hai nhà thơ, lúc này, lên cơn mê, không c̣n biết đâu là thực, đâu là giả ; đâu là nghiêm túc, đâu là hài hước. Đành đứng chôn chân một chỗ và lắc đầu quầy quậy. Khi đó, quan khách lục tục bỏ về. Họ phát biểu cảm tưởng chung chung: Màn cười đáng công đi dự. Bốn cô Triệu Minh, Hoàng Dung, Hân Ly, Vương Ngọc Yến về sau cùng. Mỗi cô cầm một cuốn Thơ đôi ta, mặt cong cớn, bước chân nặng tưa. chân voi, dậm b́nh bịch, ngang qua nơi Elvis Đậu và Đoàn Dự "chào cờ", các cô liệng Thơ đôi ta xuống đất không thương tiếc. Rimbaud Elvis Đậu và Verlaine Đoàn Dự cúi gầm mặt xấu hổ. Ai ngờ hậu quả của những tháng thai nghén Thơ đôi ta lại phũ phàn dường ấy ! Rimbaud và Verlaine nh́n vô Hội Quán. Thơ của hai chàng bừa băi, ngỗn ngang. Bây giờ, hai chàng đă tỉnh ngộ. H́nh như hai cái đuôi tôm đă rụng rơi.. Những người bồi Hội Quán lo dọn dẹp. Mảnh ly, tách vỡ được bỏ chung với thơ vào sọt rác. Elvis Đậu cởi áo đuôi tôm liệng ra, giọng bùi ngùi:

- Ta chia tay nhau nhé, Đoàn lăo đệ !

Đoàn Dự cũng cởi áo đuôi tôm vất đi :

- Huynh đài tính ǵ ở ngày mai ?

- Tôi lên Ban Mê Thuột giúp ông bác làm rẫy. C̣n lăo đệ ?

- Tôi đóng cửa học bài, thề không nói chuyện làm thơ nữa.

- Phải, thơ bất lực trong đời sống.

- Thơ bất lực trong cuộc t́nh.

Đoàn Dự bắt tay Elvis Đậu. Hai chàng trẻ tuổi, người mỗi ngả. Họ gặp nhau nhờ thơ, xa nhau v́ thợ Thật la "Ông xanh ghét bỏ chi nhau, Chưa vui xum họp đă sầu chia phôi ". Ngọn cỏ bồi hồi...

o0o

Nhiều tháng ngày trôi đi. Đoàn Dự đóng cửa pḥng ôn bài vở học thi đúng như lời hứa. Cậu không rời nhà nửa bước, trừ những bước chân tới trường. Đoàn Dự trở về chiến khu cù lần cũ. Cậu hiền lành hơn cả xưa, khiêm tốn hơn cả xưa. Cái giọng hỗn xược và khuôn mặt nhẫy nhụa văn nghệ rẻ tiền biến mất. Cậu đă hiểu thế nào là văn chương, nghệ thuật. Văn nghệ không phải những ǵ cậu đă tưởng, đă làm. Văn nghệ cũng chẳng cao siêu, ghê gớm chi sốt cả nhưng muốn nổi tiếng về văn nghệ, người ta cần làm việc nhiều thời gian, làm việc trong cô đơn, suy tưởng và vất vả. Văn nghệ của Đoàn Dự là thứ văn nghệ đua đ̣i, văn nghệ ḷe bịp, láo lếu. Văn nghệ chỉ có khả năng tán gái hữu hiệu khi ta đă nổi tiếng. Lợi dụng văn nghệ nổi tiếng, ta cua các em gái mê văn nghệ. Chuyện này vẫn xảy ra. Và đă khối anh vào tù. Đoàn Dự rất đáng tha thứ, bởi tuổi trẻ nào không một lần lầm lỡ. Mọi người đều quên có một thi phẩm nhan đề Thơ đôi ta đă ra mắt tại Hội Quán Cây Bă Đậu. Đấy là Đoàn Dự. C̣n Elvis Đậu ? Cậu nói lên Ban Mê Thuột làm rẫy, nhưng Đoàn Dự bặt tin bạn vàng từ đêm giă từ thảm năo. Biết đâu, Elvis Đậu chẳng đi Long Khánh học nghề đốt than, hoặc cậu ra Trung khẩn hoang lập ấp. Rất có thể, cậu đào cái hố cá nhân, thắp ngọn đèn dầu, đêm ngày mài miệt trước tác một pho thơ lớn, noi gương Đặng Trần Côn tiên sinh. Tác giả Chinh phụ ngâm khúc nếu chẳng bị nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cười ngặt nghẽo v́ thơ quá tệ th́ đâu nổi tự ái để cho ra đời khúc nâm ngàn thu bất hủ ? Ernest Hemingway, nếu chẳng bị các phê b́nh gia vung gươm đâm nát nhầu vinh quang cũ qua cuốn Bên kia sông, trong những cánh rừng th́ đâu tác giăng nổi giận âm thầm xuống biển để cho ra đời tiểu thuyết Ngư ông và biển cả, giải thưởng văn chương Nobel ? Chúng ta hăy cầu nguyện dùm Elvis Đậu, dù cậu đốn củi làm than hay cậu tiếp tục nuôi mộng văn nghệ. Bốn cô Hân Ly, Hoàng Dung, Triệu Minh, Vương Ngọc Yến ngậm bồ ḥn đắng ngắt, không dám mở miệng công kích Elvis Đậu và Đoàn Dự. Nhờ đó, Đoàn Dự yên thân, cuối năm bắt cái chứng chỉ Dự bị Văn khoa với điểm số khá cao. Cậu hết tơ tưởng cô Chu Chỉ Nhược.


Vào một ngày cuối thu, Đoàn Dự đang nằm suy nghĩ về nhân vật si t́nh Đoàn Dự trong bộ chuyện Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung th́ có tiếng gơ cửa. Lâu lắm rồi, không ai gơ cửa pḥng riêng của Đoàn Dự. Cậu đă dán miếng giấy vào cánh cửa, ghi hàng chữ : Xin để tôi yên lặng. Nhưng hôm nay có kẻ không muốn cậu yên lặng. Kẻ đó là cô Chu Chỉ Nhược. Tiếng gơ dồn dập, thôi thúc và... đùa nghịch. Đoàn Dự hỏi vọng ra :

- Ai đó ?

Tiếng vang vào êm ái, nhẹ nhàng :

- Em, Chu Chỉ Nhược.

Đoàn Dự ngồi vụt dậy. Tai cậu ù. Mắt cậu hoa. Tim cậu rộn ràng. Cậu vừa lo sợ vừa bồi hồi.

- Em muốn gặp anh, anh Dự Ơi!

Giọng nói của Chu Chỉ Nhược thiết tha quá đỗi. Đoàn Dự vội quên ḿnh đă có phen làm thi sĩ bất đắc dĩ, làm ch́a khoá mở kho cười vô tận cho thiên hạ, làm suưt chết mấy người không đủ... nội lực cười ! Cậu ngỡ như chuyện buồn đă xảy ra tự kiếp nào hoặc nó chưa hề xảy ra. Cậu ngỡ như ḿnh vẫn là Đoàn Dự cù lần năm xưa, năm ngoái, rung động tột đỉnh khi được em gái Chu Chỉ Nhược nhờ chùi hộ cái bu dzi bẩn hay sửa giùm cái thắng không ăn, hộp số không nhẩy... Và Đoàn Dự phóng tới cửa, hé mở.

- Gặp tôi để sai vặt chăng? Tôi sẵn sàng...

Cậu ba hoa theo nhịp đập của trái tim:

- Cái quát ở nhà cô đứt bộ phận quay tự động hả?

Chu Chỉ Nhược mỉm cười, lắc đầu thân ái:

- Không, anh ạ!

- Bàn ủi cháy giây ?

- Không.

- Ti vi không rơ h́nh ?

- Không

- Radio hỏng loa ?

- Không

- Xe Honda đạp không nổ máy ?

- Không

- Vậy cô gặp tôi làm ǵ ?

Chu Chỉ Nhược nũng nịu :

- Anh phải mời em vô, vắt nước cam mời em uống em mới cho anh biết

Đoàn Dự nghi ngờ :

- Bộ muốn tôi diễu ? Tôi đă diễu rồi mà.

Chu Chỉ Nhược chớp mắt:

- Tôi. nghiệp em, anh Dự Em thật tâm sao anh cứ nghĩ em giả vờ, gạt anh. Em đâu muốn anh trở thành thi sĩ. Chả tin, anh hỏi con Hoàng Dung. Em đă không dự buổi ra mắt thi phẩm của anh.

- Cô nằm nhà ôm bụng cười ?

- Em khóc.

- Tại sao cô khóc ?

- Em sợ...

- Cô sợ ǵ ?

- Anh hăy mời em vô, cầm tay em dẫn em em vô đi...

Chu Chỉ Nhược vươn taỵ Một giây xuất thần, Đoàn Dự cù lần can đảm, Đoàn Dự cù lần xâm ḿnh nắm lấy tay mềm mại của Chu Chỉ Nhược. Cậu cảm giác lâng lâng, cảm giác kỳ tuyệt. Như thể cậu lơ lửng trên mây. Như thể cậy là Đường Minh Hoàng. Như thể cậu là Từ Thức. Như thể cậu đang dẫn Tay Thi lên đài Cô Tộ Và, khoảng khắc ấy, cậu chợt thấy sự nghiệp văn nghệ cậu ham có là phù ảo, là bọt bèo, là mây trôi, là gió thổi. Cánh cửa thiên thai rộng mở. Đường này lên thiên thai. Đoàn Dự mời Chu Chỉ Nhược ngồi. Cậu niềm nở :

- Đợi tôi xuống nhà vắt nước cam nhé !

Cô dịu dàng :

- Khỏi, anh ạ !

Cậu dục dă:

- Mau lên, cô gặp tôi làm ǵ ?

Cô ngập ngừng :

- Báo tin anh mừng là em đậu tối ưu. Báo tin anh mừng là em được Trời phù tŕ.

Cậu xun xoe:

- Cô cầu nguyện điều chi ?

Cô khép nép:

- Anh ạ, em đă cầu nguyện Trời Phật ban ơn cù lần cho anh măi măi.

Cậu ngẩn ngơ:

- Cô muốn tôi cù lần ?

Cô e ấp:

- Dạ, em muốn anh lại cạo trọc đầu, v́ em thích anh nghe em xúi dại.

Cô nắm tay cậu :

- Em yêu anh bởi anh cù lần lửa... Anh cù lần lửa là anh chân thành, anh chung thủy...

Cậu ngây ngất. Cậu bị cô chụp thuốc mê. Cậu chết đứng. Mắt cậu tṛn xoe, lờ đờ. Môi cậu vều ra, bất động. Tai cậu cụp lại, hết nghe. Nhưng mũi cậu c̣n hít hà đước hương thơm tuyệt diệu : Hương thơm của t́nh yêu mộng tưởng. Và hồn cậu bay bổng nhờ hương thơm góp gió.

- Anh nói ǵ với em đi chứ, anh !

Cậu đưa tay vuốt tóc cô, nói một câu ngắn ngủi mà một đời người chỉ có một lần để nói trong cơn mê xúc động :

- Cám ơn em đă yêu anh...



Ngày sinh nhật tôi, 16-8-1974


Hết



 

Pages Previous  1  2  3  4  5