Sứ Giả Của Thần Chết   Sidney Sheldon Pages Previous  1  2  3  Next   
Chương 10

Pháo đài Riley, pháo đài lục quân xưa nhất của Hoa Kỳ, được xây cất năm 1853 khi Kansas vẫn c̣n được đề cập đến như "Lănh thổ của thổ dân". Nó được xây dựng lên để bảo vệ các toa xe lửa khỏi bị các nhóm thổ dân tấn công. Ngày nay, nó được dùng trước tiên để làm một căn cứ trực thăng và một băi đáp cho các phi cơ quân sự nhỏ hơn có cánh cố định.
Khi Stanton Rogers đáp xuống trong một chiếc DC7, ông được chỉ huy trưởng căn cứ và ban tham mưu đón tiếp.
Một chiếc xe ḥm đang đậu cạnh đấy đợi sẵn để đưa Stanton đến nhà Ashley. Ông đă điện thoại cho Mary sau cú điện thoại của Tổng thống.
- Tôi hứa sẽ đi thăm bà thật ngắn ngủi, thưa bà Ashley. Tôi định bay đến vào chiều thứ hai được không?
Dịch giả: Sao Biển

Ông ấy thật lịch thiệp. Và ông ấy đúng là một nhân vật quan trọng. Tại sao Tổng thống lại đưa ông ấy đến nói chuyện với ḿnh nhỉ.
- Tốt đấy.
Bằng một hành động phản xạ, Mary hỏi:
- Ngài có thích dùng cơm chiều với chúng tôi không?
Ông lưỡng lự.
- Cám ơn bà.
Sẽ là một buổi chiều dài và phiền phức đấy, - Stanton nghĩ thế.
Khi Florence Schiffer nghe tin, nàng rùng ḿnh.
- Cố vấn ngoại giao của Tổng thống sẽ đến đây ăn tối à? Có nghĩa là chị sẽ nhận lời bổ nhiệm đấy?
- Florence, chẳng có nghĩa như vậy đâu. Tôi đă hứa với Tổng thống rằng tôi sẽ nói chuyện với ông ta. Thế thôi.
Florence ṿng tay quanh người Mary và ôm chặt nàng.
- Tôi chỉ muốn làm bất kỳ điều ǵ để chị được hạnh phúc thôi.
- Tôi biết.
Stanton là một con người kinh khủng, Mary quả quyết như thế. Mary đă trông thấy ông tại cuộc họp báo và đă trông thấy ảnh của ông in trong tạp chí, nhưng nàng nghĩ: "Ông ấy trông to lớn hơn. Ông lịch thiệp, nhưng có một nét ǵ xa vắng".
- Cho phép tôi lại được nhắn những lời chia buồn thành thật của Tổng thống về thảm kịch khủng khiếp của bà, bà Ashley ạ.
- Cám ơn ngài!
Nàng giới thiệu ông với Tim và Beth. Mary đi vào bếp để xem thử Lucinda chuẩn bị bữa cơm chiều như thế nào.
- Bất cứ lúc nào bà sẵn sàng - Lucinda nói.
- Nhưng ông ấy sẽ không thích đâu!
Khi Mary bao Lucinda rằng Stanton Rogers sẽ đến nhà ăn tối và nàng muốn Lucinda làm món thịt om, Lucinda nói:
- Người như ông Rogers không ăn thịt om đâu!
- Ồ, thế họ ăn ǵ cơ?
- Món Châteaubriand và crêpes suzettes!
- Chúng ta sẽ ăn thịt om.
- Được thôi, - Lucinda ngoan cố nói, - Nhưng đấy là bữa ăn tối không đúng điệu.
Cùng với thịt om, chị đă dọn khoai tây nghiền có bỏ kem, rau tươi và xà lách. Chị đă làm bánh nướng nhân bí để tráng miệng. Stanton ăn hết mọi thứ trong đĩa của ông. Trong suốt bữa ăn, Mary và Stanton Rogers thảo luận những vấn đề của nông gia.
- Nông gia miền Trung Tây bị bóp chẹt kinh khủng giữa giá cả thấp và sự sản xuất ứ đọng - Mary lên tiếng một cách hăng hái. - Họ quá nghèo để sơn nhà và quá tự hào để quét vôi!
Họ nói chuyện về lịch sử rực rỡ của thị trấn Junction và cuối cùng Rogers đưa cuộc thảo luận về Rumani.
- Bà có ư kiến ǵ về chính phủ của chủ tịch Ionescu? - ông hỏi Mary.
- Tại Rumani chẳng có chính phủ nào cả, theo đúng nghĩa của từ ấy, - Mary đáp. - Ionescu là chính phủ. Ông ta kiểm soát tất cả.
- Bà có nghĩ rằng sẽ có một cuộc cách mạng ở đấy không?
- Không, trong những điều kiện hiện tại. Người duy nhất có đủ sức để lật đổ ông ta là Marin Groza đang lưu vong tại Pháp.
Cuộc chất vấn tiếp tục. Nàng là một chuyên viên về các quốc gia Đông Âu mà Stanton Rogers xúc động ra mặt. Mary có một cảm giác khó chịu rằng ông đă ḍ xét nàng dưới một chiếc kính hiến vi suốt buổi chiều. Nàng đă đến gần lằn mức hơn là nàng biết.
"Paul có lư, - Stanton Rogers nghĩ thế. - Bà ấy thực sự có thẩm quyền nói về Rumani. Và c̣n thêm điều ǵ đấy nữa! Chúng ta cần người đối lập với người Mỹ xấu xí. Bà ấy đẹp. Bà ấy và con cái tạo thành một nhóm toàn người Mỹ có giá trị". Càng lúc Stanton Rogers càng phấn khởi hơn với viễn ảnh "Bà ấy có thể hữu ích hơn là bà ấy nhận thức được".
Cuối buổi chiều, Stanton Rogers nói:
- Bà Ashley, tôi sẽ thẳng thắn với bà. Tôi đă chống lại việc Tổng thống bổ nhiệm bà làm đại sứ một nơi nhạy bén như Rumani. Tôi đă nói với ngài rất nhiều. Bây giờ tôi bảo bà điều này v́ tôi đă thay đổi ư định. Tôi nghĩ rằng rất có thể bà sẽ làm một vị đại sứ tuyệt vời đấy!
Mary lắc đầu.
- Tôi lấy làm tiếc, ông Rogers ạ. Tôi không phải là nhà chính trị. Tôi chỉ là một kẻ không chuyên?
- Như Tổng thống Ellison đă vạch rơ cho tôi thấy, một số những đại sứ tinh tế nhất của chúng ta đều là những người không chuyên. Có nghĩa là, kinh nghiệm của họ không phải trong cơ quan ngoại giao. Walter Annenberg, vị cựu đại sứ của chúng ta tại Vương quốc Anh, làm nghề xuất bản.
- Tôi không phải…
- Arthur Burns, vị cựu đại sứ của chúng ta tại Cộng hoà Liên bang Đức, là một phụ khảo và John Kenneth Galbraith, đại sứ của chúng ta tại Ấn Độ, cũng là một giáo sư. Mike Mansfield khởi sự là một phóng viên trước khi làm Thượng nghị sĩ và rồi được bổ nhiệm làm đại sứ của chúng ta tại Nhật Bản. Tôi có thể cho bà thêm cả chục ví dụ nữa. Những người này đều là điều mà bà gọi là không chuyên đấy. Cái mà họ có, thưa Bà Ashley, là sự thông minh, một t́nh yêu nước và một thiện chí đối với dân tộc của quốc gia mà họ được đưa đến phục vụ.
- Ông làm cho việc ấy nghe ra đơn giản thật.
- Như có lẽ bà cũng biết đấy, bà đă được điều tra rất kỹ lưỡng. Bà đă được chấp thuận qua một bản phúc tŕnh an ninh, bà chẳng có vấn đề ǵ với IRS cả và không có mâu thuẫn về quyền lợi nào cả. Theo khoa trưởng Hunster, bà là một giáo sư tuyệt vời và dĩ nhiên bà là một chuyên viên về Rumani. Bà đă có một điểm khởi đẩu. Và cuối cùng, nhưng không phải tối thiểu, bà có loại h́nh ảnh mà Tổng thống muốn chiếu lên các quốc gia Đông Âu!
Mary lắng tai nghe, một thoáng suy tư trên mặt nàng.
- Ông Rogers, tôi muốn ngài và Tổng thống biết rằng tôi cảm kích về mọi điều ngài đă nói. Nhưng tôi không thể chấp nhận được. Tôi c̣n Beth và Tim để nghĩ đến. Tôi không thể nhổ gốc chúng như…
- Có một trường học tốt cho bọn trẻ của các nhà ngoại giao tại Bucarest, - Rogers báo cho nàng biết.
- Đấy sẽ là một sự giáo dục tuyệt vời cho Tim và Beth để sống tại một quốc gia xa lạ. Chúng nó sẽ học được những điều mà chúng nó sẽ chẳng bao giờ học được ở các trường học tại đây.
Câu chuyện không đi theo cách Mary đă dự định.
- Tôi không - Tôi sẽ nghĩ lại việc ấy.
- Tôi lưu lại đêm nay trong thị trấn! - Stanton Rogers nói. - Tôi sẽ ở tại khách sạn Bốn Mùa. Hăy tin ở tôi đi, bà Ashley ạ, tôi biết đây là một quyết định lớn lao như thế nào cho bà. Nhưng chương tŕnh này quan trọng chẳng những cho Tổng thống, mà c̣n cho quốc gia chúng ta nữa. Xin vui ḷng nghĩ lại điều ấy nhé.
Khi Stanton Rogers đi khỏi, Mary lên lầu, con nàng đang đợi nàng, mắt ráo hoảnh và thích thú.
- Mẹ sẽ nhận công việc ấy không? - Beth hỏi.
- Mẹ con ta sẽ nói chuyện. Nếu mẹ chấp nhận, có nghĩa là các con sẽ bỏ trường học và tất cả bạn bè của chúng con. Các con sẽ sống tại một nước xa lạ mà chúng ta không biết tiếng và các con sẽ học tại một ngôi trường lạ!
- Tim và con đă bàn tất cả về việc ấy, - Beth nói, - Và mẹ biết chúng con nghĩ ǵ không?
- Ǵ thế?
- Bất cứ quốc gia nào cũng sẽ thật sự may mắn nếu có mẹ đến làm đại sứ.
Đêm ấy nàng nói chuyện với Edward.
"Có lẽ anh nên nghe ông ta nói, anh yêu. Ông ta nói như thể Tổng thống cần đến em thực sự. Có lẽ có cả triệu người có thể làm việc ấy tốt hơn em, nhưng ông ta quá tâng bốc em. Anh có nhớ anh và em đă nói chuyện với nhau rằng việc ấy sẽ thích thú thế nào không? Này, bây giờ em lại có cơ hội và em không biết phải làm ǵ cả. Nói thật với anh đấy, em rất sợ. Đây là nhà của chúng ta. Làm sao em có thể bỏ đi cho được? Ở đây có quá nhiều kỷ niệm của anh. - Nàng nhận ra nàng đang khóc. - Đảy là tất cả những ǵ của anh, em c̣n lại. Hăy giúp em quyết định. Em van anh, hăy giúp em…"
Nàng ngồi cạnh cửa sổ, trong chiếc áo ngủ, nh́n ra cây cối đang run rẩy trong cơn gió hú không ngừng.
Đến b́nh minh, nàng đi tới quyết định.
Lúc 9 giờ sáng, Mary điện thoại đến khách sạn Bốn Mùa và xin gặp Stanton Rogers.
Khi ông nhấc ống nghe, nàng lên tiếng bảo:
- Ngài Rogers, xin ngài vui ḷng nói với Tổng thống rằng tôi sẽ rất vinh dự chấp nhận việc Tổng thống bổ nhiệm tôi vào chức vụ đại sứ.


Chương 11

- Con này c̣n đẹp hơn cả con kia, - nhân viên bảo vệ nghĩ thế. Nàng trông không giống một con điếm mà có thể là minh tinh điện ảnh hoặc một người mẫu ǵ đấy, tuổi vừa độ 20, có mái tóc hoe dài và một làn da trắng như sữa. Nàng mặc một chiếc áo kiểu.
Lev Pasternak đích thân đến cổng để đưa nàng vào nhà. Cô gái, Bisera, người Nam Tư và đây là chuyến đầu tiên nàng đến Pháp. Quang cảnh của tất cả những nhân viên an ninh vơ trang làm nàng căng thẳng. Ḿnh không biết ḿnh phải làm ǵ đây? Bisera chỉ biết rằng tên ma cô của nàng đă trao cho nàng một vé phi cơ khứ hồi và bảo nàng rằng nàng sẽ được trả 2.000 đô-la cho công việc dài một tiếng đồng hồ.
Lev Pasternak gơ vào cửa pḥng ngủ và giọng của Groza vọng ra:
- Vào đi.
Pasternak mở cửa và đưa cô gái vào bên trong, Marin Groza đang đứng tại chân giường. Ông đang mặc áo ngủ và nàng không biết được rằng ông đang trần truồng trong chiếc áo ấy.
Lev Pasternak lên tiếng:
- Đây là Bisera. - Chàng không nói đến tên Mary Groza.
- Chào em, vào đi.
Pasternak bỏ đi sau khi cẩn thận đóng cửa lại sau lưng chàng và Marin Groza c̣n lại một ḿnh với cô gái.
Nàng đi về phía ông và nở nụ cười quyến rũ:
- Anh trông thoải mái đấy. Tại sao em không cởi quần áo và cả hai chúng ta đều thoải mái nhỉ?
Nàng bắt đầu cởi áo.
- Không, Hăy giữ quần áo lại.
Nàng nh́n ông kinh ngạc:
- Anh không thích em.
Groza bước đến tủ và lựa một cây roi. "Tôi muốn em dùng cái này".
À ra thế. Một thần vật nô dịch. Kỳ lạ. Ông ta không có vẻ như thế. Người ta không bao giờ biết đâu: Bisera nghĩ thế.
- Được thôi, anh yêu. Bất cứ ǵ tuỳ anh.
Marin Groza cởi chiếc áo ngủ ra và xoay ]ại.
Bisera sững sờ khi nh́n thấy thân thể đầy những vết sẹo của ông. Nó đầy những đường khâu dữ tợn.
Có một điều ǵ đấy trên nét mặt ông làm nàng bối rối và khi nàng nhận thức được đấy là ǵ, nàng càng lúng túng hơn. Thực là thống khổ. Người đàn ông đang bị điều đau đớn. Tại sao ông ta muốn bị quất như thế? Nàng nh́n ông trong lúc ông đang đi đến một chiếc ghế đẩu và ngồi lên đấy.
- Mạnh, - Ông lên tiếng. - Hăy quất cho tôi thật mạnh.
- Được thôi!
Bisera nhặt chiếc roi da dài lên. Sự khổ dâm không phải là mới lạ với nàng, nhưng ở đây có một điều ǵ khác mà nàng không hiểu được.
Mà thôi, chẳng phải là phận sự của ḿnh, - Bisera nghĩ thế! - Cứ lấy tiền và chuồn đi.
Nàng giơ roi lên và quất vào tấm lưng trần của ông.
- Mạnh hơn, - Ông thúc giục. - Mạnh hơn.
Ông nao núng với cơn đau khi chiếc roi da đập mạnh vào da ông. Một lần, hai lần… thêm nữa… và thêm nữa, càng lúc càng mạnh hơn. Cái ảo ảnh mà ông đă đợi lúc ấy đến với ông. Cảnh vợ con ông bị hăm hiếp hiện dần lên trong óc ông. Đó là một cuộc hăm hiếp tập thể và những bọn lính cười ha hả đi từ người đàn bà tới cô gái nhỏ, quần chúng kéo xệ xuống, sắp hàng đợi đến lượt ḿnh. Marin Groza bám vào chiếc ghế đẩu như thể bị buộc vào đấy. Trong lúc chiếc roi liên tục hạ xuống, ông có thể nghe được những tiếng thét của vợ con ông van lơn xin thương xót, ngạt thở v́ dương vật của bọn đàn ông nhét trong miệng, đồng thời bị hăm hiếp như con vật cho đến khi máu bắt đầu thổ ra và những tiếng kêu khóc của họ lắng dần.
Và Marin Groza rên rỉ:
- Mạnh hơn!
Và với mỗi tiếng roi, ông cảm thấy lưỡi dao bén ngọt thọc sâu vào thiến bộ sinh dục của ông. Ông khó thở.
- Thôi! Thôi! - Giọng ông chỉ c̣n là tiếng kḥ khè. Phổi ông như bị tê liệt.
Cô gái dừng lại, giữ chiếc roi lại nửa chừng.
- Này, anh có sao không? Em…
Nàng trông thấy ông ngă xuống sàn nhà, đôi mắt mở to chẳng nh́n vào đâu cả.
Bisera thét lên.
- Cứu tôi với! Cứu tôi với!
Lev Pasternak chạy vào, súng cầm tay. Chàng trông thấy bóng người trên sàn nhà.
- Việc ǵ đă xảy ra thế?
Bisera cuồng loạn.
- Ông ấy chết. Ông ấy chết! Tôi chẳng làm ǵ cả. Tôi chỉ quất ông ấy như ông ấy bảo tôi. Tôi thề đấy!
Vị bác sĩ trong biệt thự, vào pḥng chỉ trong vài giây. Ông nh́n thân thể Marin Groza và cúi xuống khám nghiệm. Nước da đă xanh lại và cơ bắp cứng đờ.
Ông ta nhặt chiếc roi lên và ngửi.
- Ǵ thế?
- Trời! Chất cura. Nó là chất nhựa lấy từ một loại cây Nam Mỹ. Người Inca dùng nó để giết kẻ thù. Trong ṿng ba phút, toàn bộ hệ thống thần kinh sẽ bị tê liệt.
Hai người đàn ông đứng đấy, bất lực nh́n vị lănh tụ đă chết của họ.

o0o

Tin tức về cuộc ám sát Marin Groza được loan khắp thế giới bằng vệ tinh. Lev Pasternak có khả năng tránh báo chí về những chi tiết bẩn thỉu. Tại Washington DC, Tổng thống có một cuộc họp với Stanton Rogers.
- Cậu nghĩ ai ở đằng sau vậy, Stan?
- Hoặc người Nga hoặc Ionescu. Rốt cuộc cũng đến việc ấy thôi, phải không? Họ không muốn nguyên trạng bị quấy rối.
- Vậy là chúng ta sẽ đương đầu với Ionescu. Rất tốt. Hăy xúc tiến việc bổ nhiệm Mary Ashley càng nhanh càng tốt.
- Bà ấy đang trên đường đến đây, Paul ạ.

o0o

Được tin, Angel mỉm cười.
- Việc xảy ra sớm hơn ḿnh nghĩ.
10 giờ tối, điện thoại riêng reo và ngài chủ sự nhấc ống nghe.
- A-lô.
Ông nghe giọng hầu của Neusa Munez.
- Angel đă xem báo sáng nay. Anh ấy bảo đặt tiền vào tài khoản ngân hàng của anh ấy.
- Hăy bảo ông ấy rằng việc đó sẽ được lo ngay. Và cô Munez hăy bảo Angel rằng tôi rất hài ḷng.
Đồng thời hăy bảo ông ấy rằng tôi có thể lại cần đến ông ấy rất sớm đấy. Cô có một số điện thoại nào để tôi có thể liên lạc với cô không?
Ngưng lại một lúc lâu, rồi:
- Tôi đoán vậy.
Nàng cho ông số điện thoại.
- Tốt. Nếu Angel…
Đường dây bị cúp.
- Khỉ thật con chó cái ngu xuẩn ấy.
Số tiền được đặt vào số tài khoản tại Zurich sáng hôm ấy và một giờ sau đấy nó được nhận và được chuyển đến một ngân hàng Ả-rập Saudi tại Genève.
- Một người không thể không quá thận trọng lúc này, - Angel nghĩ thế. - Bọn chủ ngân hàng quái quỷ ấy sẽ lừa bạn bằng mọi cơ hội có được.


Chương 12

C̣n hơn là gói ghém một ngôi nhà. Đó là gói ghém một cuộc đời. Đó là vĩnh biệt 13 năm mơ mộng, kỷ niệm và yêu đương. Đó là một lời từ giă cuối cùng với Edward. Ngôi nhà này đă là tổ ấm của họ và bây giờ nó chỉ lại là một ngôi nhà làm nơi cư ngụ của những người lạ không biết ǵ về những niềm vui, những nỗi buồn, những giọt lệ và những tiếng cười đă có trong những bức tường này.
Douglas và Florence Schiffer hài ḷng v́ Mary đă quyết định chấp thuận chức vụ đại sứ.
- Chị kỳ thật, - Florenee Schiffer quả quyết với Mary, - Doug và tôi sẽ nhớ chị và lũ trẻ.
- Hăy hứa rằng chị sẽ đến Rumani thăm chúng tôi đi!
- Hứa đấy.
Mary tràn ngập những chi tiết thực tế cần phải lo, rất nhiều những trách nhiệm không quen.
Nàng lập một bảng liệt kê.
Gọi công ty lưu trữ để gom những vật cá nhân mà chúng ḿnh bỏ lại.
Huỷ bỏ hợp đồng với người mang sữa.
Huỷ bỏ hợp đồng đặt mua báo.
Cho người đưa thư địa chỉ thư từ mới.
Kư hợp đồng cho thuê ngôi nhà.
Thu xếp vấn đề bảo hiểm.
Thay đồ dùng.
Thanh toán tất cả các phiếu nợ.
Đừng sợ hăi. Thu xếp với Khoa trưởng Hunter một giấy phép vắng mặt vô hạn định tại Trường đại học.
- Tôi sẽ có người để phụ trách các lớp học bỏ dở cửa bà. Chẳng có vấn đề ǵ cả. Nhưng các sinh viên hội thảo chuyên đề của bà chắc chắn sẽ nhớ bà đấy - ông mỉm cười. - Tôi chắc rằng bà sẽ làm cho tất cả chúng tôi tự hào đấy, bà Ashley ạ. Chúc bà may mắn.
- Cám ơn ông.
Mary cho con nghỉ học. Phải thu xếp chuyến đi và phải mua vé máy bay. Trong quá khứ, Mary đă phó mặc những việc giao dịch tài chánh v́ đă có Edward giải quyết. Bây giờ chẳng có Edward nào cả, ngoại trừ trong tâm khảm của nàng và nơi đó chàng sẽ ở lại măl măi.
Mary lo lắng về Beth và Tim. Lúc đầu chúng phấn khởi về việc sống tại một nước ngoài, nhưng bây giờ lúc mà chúng phải đối diện với thực tế, chúng e sợ đủ thứ. Mỗi đứa đă đến gặp riêng Mary.
- Mẹ ơi! - Beth nói, - Con không thể nào bỏ cả bạn bè của con. Con không c̣n được gặp lại Virgil nữa. Con có thể ở lại đây cho đến cuối học kỳ không?
Tim nói:
- Con vừa tham gia vào một đội bóng nhỏ. Nếu con đi, bọn nó sẽ t́m một thủ môn thứ ba mất. Có lẽ sau mùa hè chúng con mới có thể đi được, khi hết mùa bóng. Con xin mẹ đấy!
Chúng nó đều hoảng sợ. Như mẹ chúng. Stanton Rogers quả thật có sức thuyết phục.
Nhưng lúc c̣n lại một ḿnh với những nỗi sợ hăi giữa đêm tối, Mary nghĩ: "Ḿnh chẳng biết ǵ về việc làm đại sứ cả. Ḿnh chỉ là một người nội trợ Kansas mà đ̣i làm một loại chính khách. Mọi người sẽ biết ḿnh gian lận. Ḿnh đồng ư việc này là điên thật đấy".
Cuối cùng, mọi việc đă đâu vào đấy thật lạ lùng. Ngôi nhà được một gia đ́nh vừa đến thị trấn Junction thuê dài hạn.
Đă đến lúc phải đi.
- Doug và tôi sẽ đưa chị ra sân bay, - Florence nài nỉ.
Sân bay, nơi họ sẽ đáp một chiếc phi cơ hành khách sáu chỗ ngồi bay hàng tháng đi thành phố Kansas, Missouri, toạ lạc tại Manhattan, Kansas.
Tại thành phố Kansas, họ sẽ chuyển sang một phi cơ lớn hơn để đi Washington DC.
- Hăy cho tôi chỉ một phút thôi. - Mary nói.
Nàng bước lên lầu đến căn pḥng ngủ mà nàng và Edward đă cùng nhau chia sẻ những năm tháng tuyệt vời. Nàng đứng đấy nh́n khá lâu một lần cuối cùng.
- Anh thân yêu nhất đời, bây giờ em sắp đi. Em chỉ muốn nói lời từ giă. Em nghĩ rằng em sẽ làm những ǵ có lẽ anh thích em làm. Em hy vọng thế.
Điều duy nhất thật sự làm em phiền là em có cảm giác rằng em và con có lẽ sẽ chẳng c̣n bao giờ trở về đây nữa. Em có cảm giác h́nh như em bỏ trốn anh. Nhưng anh sẽ cùng em trên mọi bước đường em đi. Bây giờ em cần đến anh hơn bao giờ hết.
- Hăy ở bên em. Hăy giúp em. Em yêu anh thật nhiều đấy. Đôi khi em không nghĩ rằng em có thể chịu đựng nổi khi không có anh. Anh có thể nghe em không, anh yêu! Anh có đấy không?
Douglas Schiffer lo kiểm soát hành lư của họ đưa lên chiếc phi cơ nhỏ. Khi Mary trông thấy chiếc phi cơ nằm trên sân trải đá dăm, nàng khựng lại tại chỗ.
- Ôi, Chúa ơi!
- Việc ǵ thế? - Florence hỏi.
- Tôi bận quá, tôi quên bẵng đi!
- Về việc ǵ?
- Bay! Florence à, suốt cả đời, tôi chưa bao giờ lên một chiếc phi cơ nào cả. Tôi không thể leo vào cái vật ấy được?
- Mary - bất cứ điều ǵ xảy ra cũng đều chênh lệch một phần triệu đấy!
- Tôi không thích việc may rủi, - Mary nói thẳng - Chúng tôi sẽ đi xe lửa.
- Chị không thể đi được. Họ đang đón chị tại Washington chiều nay.
- C̣n sống. Nếu chết, tôi sẽ chẳng có ích ǵ cho họ cả.
Gia đ́nh Schiffer phải mất 15 phút để thuyết phục Mary lên phi cơ. Nửa giờ sau, nàng và con nàng buộc dây an toàn trong khoang chuyến bay số 82 của Hàng không Trung Tây. Trong lúc động cơ rú lên và phi cơ bắt đầu chạy nhanh xuống phi đạo, Mary nhắm mắt lại và nắm chặt tay ghế. Vài giây sau, họ được nhấc bổng lên không.
- Suỵt! Đừng nói!
Nàng ngồi cứng đờ, không nh́n ra cửa sổ, tập trung vào việc bám lấy chiếc phi cơ trên không.
Con nàng đang chỉ tay xuống những quang cảnh bên dưới, rất thích thú.
- Lũ trẻ, - Mary suy nghĩ cay đắng - Chúng biết ǵ cơ chứ!
Tại sân bay thành phố Kansas, họ chuyển sang một chiếc DC-10 và cất cánh đi Washington DC, Beth và Tim cùng ngồi với nhau và Mary ngồi bên dăy ghế bên kia. Một phụ nữ lớn tuổi ngồi gần Mary.
- Nói thật với bà nhé, tôi hơi lo lo đấy, - người bạn ngôi bên cạnh của Mary tự thú. - Trước đây tôi chưa hề đi máy bay lần nào.
Mary vỗ vào tay bà ta mỉm cười.
- Chẳng có ǵ phải lo cả. Sự rủi ro chỉ là một phần triệu của bất cứ điều ǵ xảy ra thôi.


Chương 13

Khi phi cơ của họ đáp xuống sân bay Dulles tại Washington, Mary và các con được một thanh niên tại Bộ Ngoại giao ra đón.
- Chúc mừng bà đă đến Washington, bà Ashley. Tên tôi là John Burns. Ông Rogers yêu cầu tôi đón và đưa bà đến khách sạn của bà an toàn. Tôi đă giữ chỗ cho bà tại Riverdale Towers. Tôi nghĩ rằng bà và các cháu đều được thoải mái ở đấy.
- Cám ơn ông.
Mary giới thiệu Beth và Tim.
- Xin bà trao cho tôi vé hành lư của bà, bà Ashley, tôi sẽ lo liệu mọi việc cho.
Hai mươi phút sau, tất cả đều ngồi trong một chiếc xe ḥm hướng về trung tâm Washington.
Tim nh́n ra cửa xe, bàng hoàng.
- Nh́n ḱa, - nó la lên - Kia là đài kỷ niệm Lincoln.
Beth nh́n ra cửa sổ bên kia.
- Đài kỷ niệm Washington mà.
Mary nh́n John Burns bối rối.
- Tôi chắc rằng bọn trẻ không rành mấy, - nàng lên tiếng xin lỗi. - Ông thấy đấy, chúng nó chưa bao giờ đi xa… nàng liếc ra cửa sổ và mắt nàng mở to.
- Nh́n ḱa! Toà Bạch Ốc đấy?
Chiếc xe ḥm di chuyển lên Đại lộ Pennsylvania, được bao bọc bằng một số mốc giới hạn rắc rối nhất thế giới. Mary phấn khởi nghĩ: "Đây là thành phố cai trị thế giới. Đây là nơi của quyền lực. Và ở một khía cạnh nhỏ, ḿnh sẽ là một phần của nó.
Khi chiếc xe ḥm tiến dần đến khách sạn, Mary lên tiếng hỏi:
- Khi nào tôi được gặp ông Rogers nhỉ?
- Ông ấy sẽ tiếp xúc với bà ngay sáng nay.

o0o

Peter Connors, trưởng Kudesk, ban phản gián của CIA, làm việc khuya và ngày làm việc của ông đă chấm dứt từ lâu rồi, mỗi buổi sáng, lúc ba giờ, đều có một toán báo cáo để chuẩn bị danh sách kiểm tra tin báo hằng ngày cho Tổng thống đă được thu nhập qua các công điện trong đêm. Bản báo cáo mật danh là "pickles" phải chuẩn bị xong lúc 6 giờ sáng để đưa lên bàn giấy của Tổng thống vào lúc khởi sự ngày làm việc của ngài. Một người văn thư vơ trang mang danh sách đến Toà Bạch Ốc vào bằng cổng phía Tây. Peter Connors thích thú trở lại việc nghe trộm các điện đài đánh đi từ Đông Âu, bởi v́ đa số liên quan đến việc bổ nhiệm Mary Ashley làm Đại sứ Mỹ tại Rumani.
Liên Xô lo rằng kế hoạch của Tổng thống Ellison là một thủ đoạn để xâm nhập vào các quốc gia anh em trong khối, để theo dơi hoặc dụ dỗ họ.
- Bọn cộng sản không lo lắng như ta, - Peter Connors suy nghĩ một cách giận dữ. - Nếu ư kiến của Tổng thống thành công, cả quốc gia này sẽ là một cái nhà trống cho những tên gián điệp quái quỷ của họ.
Peter Connors đă được thông báo lúc Mary Ashley đáp xuống Washington. Ông đă nh́n thấy ảnh của nàng và hai đứa con.
- Họ sẽ tuyệt đấy, - Connors vui vẻ nghĩ thế.
Riverdale Tower, cách khu nhà máy nước Liên Hợp một dăy nhà, là một khách sạn gia đ́nh nhỏ có những dăy pḥng tiện nghi trang trí đẹp.
Một người trực tầng mang hành lư đến và trong lúc Mary bắt đầu mở ra, chuông điện thoại reo. Mary nhấc ống nghe.
- A-lô.
Một giọng nam lên tiếng:
- Bà Ashley đấy à?
- Vâng!
- Tên tôi là Ben Cohn. Tôi là phóng viên của tờ Washington Post. Không biết tôi có thể nói chuyện vài phút không?
Mary ngần ngại.
- Chúng tôi vừa đăng kư xong và tôi…
- Sẽ chỉ mất 5 phút thôi. Thật ra tôi chỉ muốn chào bà!
- À, tôi cho rằng…
- Tôi đang lên đây.
Ben Cohn lùn và chắc nịch, có thân h́nh vạm vỡ và khuôn mặt méo mó của một vơ sĩ đoạt giải. Ông ta trông giống một phóng viên thể thao, - Mary nghĩ.
Ông ngồi trên một chiếc ghế có tay đối diện với Mary.
- Bà đến Washington lần đầu chứ, bà Ashley? Ben Cohn hỏi.
- Vâng! - Nàng nhận thấy ông chẳng có sổ sách hoặc máy ghi âm nào cả.
- Tôi sẽ không hỏi bà câu hỏi ngốc nghếch nào đâu?
Nàng cau mày.
- Thế nào là câu hỏi ngốc nghếch?
- Bà thích Washington như thế nào? Mỗi khi một nhân vật nổi danh bước ra khỏi một chiếc phi cơ ở đâu đấy, việc đầu tiên họ được hỏi là, ngài thích địa điểm này như thế nào?
Mary cười.
- Tôi không phải là một nhân vật nổi danh, nhưng tôi nghĩ tôi sẽ rất thích Washington.
- Bà là một giáo sư tại Trường đại học tiểu bang Kansas phải không?
- Vâng. Tôi dạy một lớp có tên là Đông Âu: Chính sách ngày nay.
- Tôi hiểu rằng Tổng thống lần đầu tiên được biết đến bà khi ngài đọc một quyển sách của bà về Đông Âu. Và các bài viết ở tạp chí.
- Vâng!
- Và phần c̣n lại, như họ nói, là lịch sử.
- Tôi cho rằng đấy là một cách bất thường để…
- Không phải bất thường đâu. Jeane Kirpatrick được Tổng thống Reagan chú ư cũng bằng cách ấy và ngài đă bổ nhiệm bà ta làm đại sứ tại Liên Hiệp Quốc. - Ông ta mỉm cười với nàng. - Vậy bà thấy đấy đấy là tiền lệ. Đấy là một trong những lời đồn đại lớn tại Washington. Tiền lệ. Ông bà của bà là người Rumani à?
- Ông tôi. Đúng đấy!
Ben Cohn ở lại thêm 15 phút nữa lấy tin về gốc gác của Mary.
Mary hỏi:
- Khi nào cuộc phỏng vấn này sẽ đưa lên báo? - Nàng muốn biết chắc để gửi các phó bản về cho Florence và Douglas và những bạn bè khác của nàng tại quê nhà.
Ben Cohn đứng dậy và nói mơ hồ:
- Lúc này th́ tôi giữ nó lại. - Có một cái ǵ đấy về t́nh h́nh làm ông bối rối. Vấn đề là ông không hiểu đấy là cái ǵ. - Chúng ta sẽ nói chuyện sau.
Sau khi ông đi, Beth và Tim vào pḥng khách.
- Ông ta tử tế không mẹ?
- Ừ, - nàng ngần ngại, không xác nhận. - Mẹ nghĩ thế.
Sáng hôm sau, Stanton Rogers gọi điện.
- Chào bà Ashley. Stanton Rogers đây.
Giống như nghe giọng nói của một người bạn cũ. Có lẽ v́ ông là người duy nhất trong thành phố mà ḿnh biết, Mary nghĩ thế. - Chào ông Rogers. - Cám ơn ông đă cho ông Burns đón chúng tôi tại sân bay và thu xếp khách sạn cho chúng tôi!
- Tôi tin là bà hài ḷng! Thật đáng yêu!
- Tôi nghĩ rằng sẽ là một ư kiến hay nếu chúng ta gặp nhau để thảo luận một số thủ tục mà bà sẽ phải trải qua.
- Tôi muốn thế đấy.
- Tại sao chúng ta hôm nay không dùng cơm trưa tại Grand nhỉ? Không xa khách sạn của bà đâu! Một giờ nhé?
- Tốt thôi!
- Tôi sẽ gặp bà ở pḥng ăn dưới lầu nhé!
Bắt đầu đấy.

o0o

Mary thu xếp cho con nàng ăn trong pḥng vào lúc một giờ, một chiếc taxi đưa nàng đến khách sạn Grand. Mary nh́n nó sợ hăi. Khách sạn Grand là trung tâm quyền lực của thành phố. Các Bộ trưởng Ngoại giao và các nhà ngoại giao khắp thế giới ở đấy và lư do thật dễ thấy: Đấy là một toà nhà thanh nhă có một hành lang uy nghi và những tầng lầu bằng đá cẩm thạch ư, những cây cột duyên dáng đứng dưới trần nhà h́nh ṿng cung.
Có một sân cây cảnh, một ṿi phun và một hồ bơi lộ thiên. Cầu thang đá cẩm thạch đưa xuống nhà hàng dạo mát, nơi Stanton Rogers đang đợi nàng.
- Chào bà Ashley!
- Chào ông Rogers!
Ông cười.
- Nghe trịnh trọng quá. Bà nghĩ thế nào về việc ta gọi nhau là Stan và Mary nhỉ?
Nàng hài ḷng.
- Hay đấy!
Stanton Rogers có vẻ khác khác thế nào ấy và Mary khó mô tả sự thay đổi ấy. Tại thị trấn Junction, ông có vẻ xa cách, hầu như là một sự căm ghét đối với nàng. Bây giờ điều ấy h́nh như đă tan biển hoàn toàn. Ông nồng nhiệt và thân mật. Sự khác biệt là ông ấy đă chấp nhận ḿnh! - Mary nghĩ một cách sung sướng.
- Bà muốn dùng một ly rượu chứ?
- Không, cám ơn.
Họ gọi bữa ăn trưa. Những món khai vị h́nh như quá đắt đối với nàng. - Không như giá cả tại thị trấn Junction đâu. - Giá pḥng khách sạn của nàng là 250 đô-la một ngày.
- Dù thế nào, tiền của ḿnh sẽ không kéo dài được mấy, - Mary nghĩ thế.
- Stan, tôi không muốn có vẻ thô lỗ, nhưng ông có thể cho tôi biết lương đại sứ được bao nhiêu không?
- Ông bật cười. - Đấy là một câu hỏi thú vị.
Lương của bà sẽ là 65.000 đô-la một năm cộng với phụ cấp nhà cửa.
- Khi nào th́ bắt đầu?
- Lúc bà tuyên thệ.
- Và từ bây giờ đến lúc ấy!
- Bà sẽ được trả 75 đô-la một ngày.
Tim nàng chùng xuống. Số tiền ấy sẽ không lo được ngay cả phiếu thanh toán tiền khách sạn của nàng, chưa kể đến những khoản chi tiêu khác nữa.
- Tôi sẽ ở lại Washington có lâu không? - Mary hỏi.
- Độ một tháng. Chúng tôi sẽ làm mọi việc theo khả năng để xúc tiến công việc của bà. Bộ trưởng Ngoại giao đă gửi điện đến chính phủ Rumani để xin chấp thuận sự bổ nhiệm của bà. Nói riêng với bà nhé, đă có những cuộc thảo luận riêng tư giữa hai chính phủ. Sẽ chẳng có vấn đề ǵ với người Rumani cả, nhưng bà vẫn c̣n phải được Thượng nghị viện thông qua!
Vậy là chính phủ Rumani sẽ chấp nhận ḿnh - Mary ngạc nhiên suy nghĩ. Có lẽ ḿnh có đủ điều kiện hơn là ḿnh nhận thức được.
- Tôi đă hội ư không chính thức về việc bà với chủ tịch Uỷ ban liên hệ ngoại giao của Thượng viện. Bước kế tiếp sau đấy sẽ là một cuộc tường tŕnh công khai của toàn thể Uỷ ban. Họ sẽ hỏi bà về gốc gác của bà, về sự trung thành của bà với quốc gia này, nhận thức của bà về công việc, và bà hy vọng hoàn thành những ǵ.
- Sau đấy thế nào?
- Uỷ ban bỏ phiếu và khi họ nộp báo cáo, toàn thể Thượng viện sẽ bỏ phiếu.
Mary chậm răi nói:
- Các việc bổ nhiệm đă được bổ nhiệm từ trước phải không?
- Uy tín của Tổng thống c̣n chưa rơ với điều này. Bà sẽ được sự ủng hộ hoàn toàn của Toà Bạch Ốc. Tổng thống tha thiết tiến hành việc bổ nhiệm bà càng nhanh càng tốt. Bỗng nhiên tôi nghĩ rằng bà và các cháu có thể thích đi xem phong cảnh trong ít ngày tới, nên tôi đă thu xếp một chiếc xe và một tài xế cho bà và một chuyến tham quan riêng tại Toà Bạch ổc.
- Ồ, cám ơn ông nhiều.
Stanton Rogers mỉm cười.
- Rất hân hạnh.

o0o

Chuyến tham quan riêng tại Toà Bạch Ốc được thu xếp vào sáng hôm sau. Một người hướng dẫn đi theo họ. Họ được đưa qua vườn hồng Jacqueline Kennedy và khu vườn Mỹ kiểu thế kỷ 16 gồm một cái ao, cây cối và rau cỏ dùng cho nhà bếp của Toà Bạch Ốc.
- Trước mặt! - người hướng dẫn thông báo, - là cánh Đông: Đấy là các văn pḥng quân sự, các liên lạc viên của Quốc hội với Tổng thống, một pḥng khách và văn pḥng của Đệ nhất phu nhân.
Họ đi qua cánh Tây và nh́n vào Văn pḥng Bầu dục của Tổng thống.
- Họ có bao nhiêu pḥng ở đây? - Tim lên tiếng hỏi.
- Có 132 pḥng, 69 chiếc tủ, 29 ḷ sưởi và 17 pḥng tắm.
- Chắc họ phải đến pḥng tắm nhiều đấy!
- Tổng thống Washington đă coi sóc việc xây cất Toà Bạch Ốc. Ngài là vị Tổng thống duy nhất không bao giờ ở đây.
- Tôi chẳng trách người đâu! - Tim lẩm bẩm. - Nó quá lớn.
Mary thúc khuỷu tay và nó đỏ mặt.
Chuyến tham quan mất gần hai giờ và lúc chấm dứt, gia đ́nh Ashley mệt lừ và xúc động.
Đây là nơi tất cả đă khởi đầu. - Mary nghĩ thế. - Và giờ đây ḿnh là một thành phần của nó.
- Mẹ à!
- Ǵ đó Beth?
- Mặt mẹ có vẻ buồn cười đấy.

o0o

Cú điện thoại từ văn pḥng Tổng thống đến vào sáng hôm sau.
- Chào bà Ashley. Tổng thống Ellison không biết liệu bà có thể có mặt chiều nay để gặp ngài không?
Mary nhẫn nại.
- Vâng. Tôi… dĩ nhiên.
- Ba giờ thích hợp chứ?
- Tốt đấy!
- Một chiếc xe ḥm sẽ đợi bà dưới lầu lúc 2 giờ 45.
Paul Elhson đứng lên trong lúc Mary được đưa vào Văn pḥng Bầu dục. Ông tiến đến bắt tay nàng, cười cởi mở và nói:
- Gotcha.
Mary cười:
- Thưa Tổng thống, tôi hài ḷng. Đây là một đặc ân lớn cho tôi đấy!
- Ngồi xuống đi, bà Ashley. Cho phép tôi gọi bà là Mary chứ?
- Xin ngài tự nhiên!
Họ ngồi xuống trường kỷ.
Tổng thống Ellison lên tiếng.
- Bà sẽ là doppelganger của tôi đấy. Bà biết đấy là ǵ không?
- Đấy là một loại tinh thần tương đồng của một con người sống!
- Đúng. Và đấy là chúng ta. Mary, tôi không thể nói cho bà biết tôi đă phấn khởi như thế nào khi tôi đọc bài báo mới nhất của bà. Dường như tôi đang đọc lại điều tôi đă viết vậy. Có nhiều người không tin rằng kế hoạch giữa các dân tộc của chúng ta có thể thực hiện được, và tôi sẽ đùa họ đấy.
Chương tŕnh giữa các dân tộc của "chúng ta". Chúng ta sẽ đùa họ. Ông ta là một "người phù phép" - Mary nghĩ thế. Nàng nói to:
- Thưa Tổng thống, tôi muốn làm tất cả theo khả năng của ḿnh.
- Tổng thống đang trông cậy vào bà. Rất nhiều. Rumani là vùng đất thử nghiệm. Từ khi Groza bị ám sát, công việc của bà sẽ khó hơn. Nếu chúng ta có thể thành công ở đấy, chúng ta sẽ có thể thực hiện tại các quốc gia cộng sản khác.
Họ bỏ ra thêm 30 phút nữa đe thảo luận một số vấn đề trước mắt, và rồi Paul Ellison nói:
- Stanton Rogers sẽ sát cánh với bà. Ông ấy đă trở thành một người rất hâm mộ bà! - Ông ch́a tay ra. - Chúc may mắn, doppelganger ạ!

o0o

Chiều hôm sau, Stanton Rogers điện thoại cho Mary.
- Bà có hẹn lúc 9 giờ sáng mai với chủ tịch Uỷ ban liên hệ ngoại giao của Thượng Viện.
Uỷ ban liên hệ ngoại giao đặt văn pḥng tại toà nhà Russell, toà nhà chính phủ cổ nhất tại Washington. Một tấm biển trong hành lang bên phải của ghi: Uỷ ban liên hệ ngoại giao SD-419.
Vị chủ tịch là một người đàn ông tóc muối tiêu, mập mạp với đôi mắt xanh sắc sảo và cử chỉ thoải mái của một chính trị gia chuyên nghiệp.
Ông đón Mary ở cửa.
- Charlie Campbell. Hân hạnh được gặp bà, bà Ashley ạ. Chắc chắn là tôi đă nghe nhiều về bà.
Tốt hay xấu? - Mary tự hỏi.
Ông đưa nàng đến một chiếc ghế.
- Cà phê nhé?
- Không. Cám ơn ngài Thượng nghị sĩ. - Nàng quá lo âu để cầm một cái tách trong tay.
Vậy th́, chúng ta hăy đi thẳng vào công việc. Tổng thống nôn nóng để bà đại diện cho chúng ta tại Rumani. Đương nhiên, tất cả chúng tôi đều muốn ủng hộ ngài hoàn toàn bằng mọi cách có thể được. Câu hỏi là… bà có nghĩ rằng bà có đủ điều kiện để thi hành chức vụ ấy không, bà Ashley?
- Không, thưa ngài.
Câu trả lời của nàng làm ông sững sờ.
- Xin lỗi bà?
- Nếu ngài muốn hỏi rằng liệu tôi có kinh nghiệm ngoại giao nào không để đương đầu với các nước, th́ tôi không đủ tư cách. Tuy nhiên, tôi đă được cho biết rằng một phần ba các vị đại sứ của quốc gia cũng là những người không có kinh nghiệm trước. Điều mà tôi sẽ mang lại cho công việc của tôi là một kiến thức về Rumani. Tôi quen thuộc với những vấn đề kinh tế, xă hội của họ và nền tảng chính trị của họ. Tôi tin rằng tôi có thể phản ánh một bức tranh tích cực của quốc gia chúng ta cho người Rumani.
À - Charlie Campbell ngạc nhiên suy nghĩ.
Ḿnh đă hy vọng một cái đầu rỗng tuếch. Thực sự, Campbell ghét Mary Ashley c̣n hơn trước khi gặp nàng nữa. Ông đă được cấp trên ra lệnh phải lo cho Mary Ashley được Uỷ ban của ông chấp thuận, dù họ có nghĩ ǵ về nàng đi chăng nữa. Có nhiều tiếng cười khúc khích đang tiếp tục trong hệ thống quyền lực về điều rất sai lầm mà Tổng thống đă làm, bằng cách chọn một người quê mùa với danh từ một địa điểm gọi là thị trấn Junction, Texas. Nhưng… Trời ơi, ḿnh nghĩ có lẽ mấy tên ấy sẽ kinh ngạc một chút đấy.
Ông nói to:
- Cuộc tường tŕnh trước toàn thể Uỷ ban sẽ tổ chức lúc 9 giờ sáng thứ tư!
Đêm trước buổi tường tŕnh, Mary hoảng sợ.
"Anh yêu, khi họ chất vấn em về kinh nghiệm của em. Em sẽ nói ǵ với họ nhỉ? Rằng tại thị trấn Junction, em là nữ hoàng về việc nhà và rằng em đă thắng cuộc thi trượt tuyết ba năm liền ư? Em sợ đấy. Ồ em ước ǵ có anh ở đây với em.
Nhưng một lần nữa, sự mỉa mai chạm đến nàng. Nếu Edward c̣n sống, nàng sẽ không có mặt ở đây. Ḿnh sẽ an toàn và ấm cúng ở nhà với chồng con, nơi mà ḿnh thuộc về nó.
Nàng nằm thức trắng đêm.

o0o

Cuộc tường tŕnh được tổ chức tại pḥng Uỷ ban liên hệ ngoại giao của Thượng Viện, với đầy đủ 15 uỷ viên hiện diện, ngồi trên một chiếc bục trước mặt một bức tường có treo bốn chiếc bản đồ thế giới rộng. Dọc phía trái của căn pḥng là bàn báo chí đầy các phóng viên và ở trung tâm, là những chiếc ghế cho 200 thích giả. Các góc nhà sáng loá cho máy quay phim, truyền h́nh. Căn pḥng đông nghẹt người. Peter Connors ngồi ở hàng sau. Đột nhiên có tiếng suỵt khi Mary bước vào với Beth và Tim.
Mary mặc chiếc váy đen và áo cánh trắng. Con nàng đă bị buộc phải bỏ những chiếc quần Jeans và áo pull để mặc những bộ áo quần lịch sự đẹp đẽ nhất của chúng.
Ben Cohn, ngồi ở bàn báo chí, nh́n họ đi vào.
Chúa ơi, - Ông ta nghĩ - Họ trông như một miếng b́a Normal Rockwell.
Một người phục vụ cho con nàng ngồi tại một hàng ghế trước, và Mary được đưa đến chiếc ghế nhân chứng đối diện với Uỷ ban. Nàng ngồi dưới ṿng ánh sáng của những chiếc đèn nóng, cố gắng che đậy sự lo âu của ḿnh.
Cuộc tường tŕnh bắt đầu. Charlie Campbell mỉm cười với Mary.
- Chào bà Ashley. Chúng tôi cám ơn bà đă ra trước Uỷ ban này. Chúng tôi sẽ tiến hành với những câu hỏi.
Họ bắt đầu khá ngây thơ.
- Quả phụ…?
- Con cái…?
Các câu hỏi nhẹ nhàng và có vẻ khích lệ.
- Theo lư lịch mà chúng tôi đă được cung cấp, bà Ashley, trong nhiều năm qua, bà đă dạy khoa chính trị tại Trường đại học Tiểu bang Kansas. Việc ấy có đúng không?
- Thưa ngài, vâng.
- Bà sinh trưởng tại Kansas à?
- Vâng, thưa Thượng nghị sĩ.
- Ông bà của bà là người Rumani à?
- Ông tôi. Vâng, thưa ngài.
- Bà đă viết một cuốn sách và những bài viết về việc nối lại t́nh hữu nghị giữa Hoa Kỳ và các quốc gia thuộc khối Xô viết phải không?
- Vâng, thưa ngài.
- Bài viết cuối cùng được in trên tạp chí "Những vấn đề ngoại giao" và được Tổng thống chú ư phải không?
- Theo sự hiểu biết của tôi là như thế.
- Bà Ashley, xin bà vui ḷng cho Uỷ ban này biết tiền đề căn bản của bài viết của bà là ǵ?
Sự lo âu của nàng tan biến nhanh chóng. Giờ đây, nàng đang đứng trên vùng đất vững chắc v́ thảo luận về một đề tài mà nàng nắm rất vững. Nàng cảm thấy như nàng đang hướng dẫn một cuộc hội thảo chuyên đề ở trường.
- Nhiều hiệp ước kinh tế cấp vùng vừa xuất hiện trên thế giới và bởi v́ các hiệp ước ấy đều riêng biệt với nhau nên được dùng để phân chia thế giới thành những khối cạnh tranh và tương phản nhau, thay v́ đoàn kết lại. Tây Âu có Thị Trường Chung, Khối Đông Âu có COMECON và rồi c̣n có OECD gồm các quốc gia thị trường tự do và phong trào không liên kết của các nước thế giới thứ ba. Tiền đề của tôi rất đơn giản. Tôi muốn thấy tất cả những tổ chức khác nhau và khép kín này liên kết lại với nhau bằng những sự ràng buộc về kinh tế. Những cá nhân tham gia vào một cổ phần có lợi không giết nhau. Tôi tin rằng cũng nguyên tắc ấy được áp dụng cho các quốc gia. Tôi muốn thấy rằng các quốc gia chúng ta phát động một phong trào để thành lập một thị trường chung bao gồm cả đồng minh và đối lập. Hiện nay, ví dụ chúng ta đang trả hàng tỉ đô-la để trữ ngũ cốc thặng dư trong các kho ngũ cốc trong lúc dân chúng trong hàng chục quốc gia đang chết đói.
Thị trường chung của một thế giới duy nhất có thể giải quyết được vấn đề ấy. Nó có thể chữa được những sự bất b́nh đẳng trong phân phối với những giá thị trường phải chăng cho mỗi người. Tôi muốn t́m cách cho việc ấy xảy ra.
Thượng nghị sĩ Harold Turkel, một uỷ viên kỳ cựu của Uỷ ban liên hệ ngoại giao và là một đảng viên của đảng đối lập, lên tiếng.
- Tôi muốn hỏi người được bổ nhiệm ít câu hỏi.
Ben Cohn chồm tới trên chiếc ghế.
- Nào chúng ta bắt đầu. - Thượng nghị sĩ Turkel độ 70 tuổi, nghị lực và góc cạnh, là một người thô lỗ có tiếng. - Bà Ashley, đây là lần đầu tiên bà đến Washington phải không?
- Vâng, thưa ngài. Tôi nghĩ rằng đây là một trong…
- Tôi cho rằng bà đă đi lại nhiều chứ?
- À, không. Chồng tôi và tôi đă định đi, nhưng…
- Có bao giờ bà đến New York chưa?
- Không, thưa ngài.
- California?
- Không, thưa ngài!
- Đi châu Âu?
- Không. Như tôi đă nói, chúng tôi đă dự định…
- Thực sự có bao giờ bà đă ở ngoài tiểu bang Kansas chưa, bà Ashley?
- Có. Tôi đă thuyết tŕnh tại Trường đại học Chicago và hàng loạt cuộc nói chuyện tại Denver và Atlanta.
Turkel lạnh lùng nói:
- Bà Ashley, điều ấy có lẽ rất thú vị cho bà đấy. Tôi không thể nhắc lại khi nào Uỷ ban này đă được yêu cầu chấp thuận cho một ứng viên kém khả năng đối với một chức vụ đại sứ cả. Bà hy vọng đại diện Hoa Kỳ trong một quốc gia nhạy bén Đông Âu và bà bảo chúng tôi rằng toàn bộ kiến thức của bà về thế giới xuất phát từ cuộc sống tại thị trấn Junction, Kansas, và trải qua một ít ngày tại Chicago, Denver và Atlanta. Đúng không?
Mary ư thức được các máy quay phim truyền h́nh đang tập trung vào ḿnh nên nàng nén giận.
- Không, thưa ngài. Kiến thức về thế giới của tôi xuất phát từ sự nghiên cứu nó. Tôi có bằng tiến sĩ về khoa học chính trị và tôi đă giảng dạy tại Trường đại học Kansas năm năm với trọng tâm là các quốc gia Đông Âu. Tôi quen thuộc với các vấn đề hiện nay của dân tộc Rumani và việc chính phủ của họ nghĩ ǵ về Hoa Kỳ và tại sao. - Giọng của nàng giờ đây mạnh hơn. - Tất cả những ǵ họ biết về đất nước ta là do các bộ máy tuyên truyền của họ bảo họ. Tôi muốn đến đấy và thuyết phục họ rằng Hoa Kỳ không phải là một quốc gia tham lam, hiếu chiến. Tôi muốn chỉ cho họ thấy một gia đ́nh Mỹ đặc thù như thế nào. Tôi…
Nàng bỗng dừng lại, sợ ḿnh đă đi quá xa trong cơn nóng giận. Và rồi, thật bất ngờ cho nàng, các uỷ viên của Uỷ ban bắt đầu vỗ tay. Tất cả trừ Turkel.
Cuộc chất vấn tiếp tục.
Một giờ sau, Charlie Campbell hỏi:
- C̣n câu hỏi nào nữa không?
- Tôi nghĩ rằng người được bổ nhiệm đă tŕnh bày rất rơ ràng, - một thượng nghị sĩ lên tiếng nhận xét.
- Tôi đồng ư. Cám ơn bà Ashley. Khoá họp này được hoăn lại.
Peter Connors quan sát Mary, với vẻ suy tư trong một lúc, rồi lặng lẽ bỏ đi trong lúc các thành viên báo chí đổ xô quanh nàng.
- Việc bổ nhiệm của Tổng thống có phải là một việc bất ngờ đối với bà không?
- Bà có nghĩ rằng họ sẽ chấp nhận việc bổ nhiệm bà không, bà Ashley?
- Bà có thực sự tin rằng việc giảng dạy về một quốc gia tạo cho bà đầy đủ tư cách để…
- Quay hướng này, bà Ashley. Xin vui ḷng mỉm cười. Một lần nữa.
- Bà Ashley…
Ben Cohn đứng xa những người khác, quan sát và lắng nghe.
- Bà ấy tốt, - ông nghĩ. - Bà ấy có tất cả những câu trả lời hợp lư. Ḿnh mong có được những câu hỏi hợp lư vô cùng.

o0o

Khi Mary trở về lại khách sạn, cảm xúc tê liệt, Stanton Rogers đang nắm điện thoại.
- A lô, bà Đại sứ.
Nàng cảm thấy choáng váng v́ nhẹ nhơm.
- Ông muốn nói rằng tôi đă thành công à, ông Stan? Cám ơn ông thật nhiều. Tôi không thể nói với ông rằng tôi phấn khởi như thế nào đâu?
- Tôi cũng vậy, Mary! - Giọng nói của ông đầy vẻ tự hào.

o0o

Khi Mary nói với con nàng, chúng nó ôm chầm lấy nàng.
- Con biết mẹ phải thànhh công! - Tim reo lên.
Beth điềm tĩnh hỏi:
- Mẹ có nghĩ rằng bố biết không?
- Mẹ chắc chắn rằng bố biết đấy, con yêu. - Mary mỉm cười. - Mẹ sẽ không ngạc nhiên nếu bố thúc cho Uỷ ban một cái khuỷu tay nhẹ nhẹ!
Mary điện thoại cho Florence, và khi Florence nghe tin, nàng bắt đầu khóc:
- Kỳ quái thật! Hăy đợi cho đến lúc tôi loan tin này khắp thành phố đă.
Mary cười.
- Tôi sẽ dành sẵn một pḥng cho chị và Douglas tại Toà đại sứ đấy.
- Khi nào chị đi Rumani?
- À, đầu tiên toàn thể Thượng nghị viện phải bỏ phiếu đă, nhưng Stan nói rằng việc ấy chỉ là thủ tục thôi.
- Sau đấy thế nào?
- Tôi phải qua ít tuần tại các buổi thuyết tŕnh tại Washington, và rồi tôi và các cháu sẽ lên đường đi Rumani.
- Tôi không thể đợi để gọi đến toà báo Daily Union, - Florence thét lên. - Thành phố có lẽ sẽ dựng một bức tượng cho chị đấy. Bây giờ tôi phải đi đây.
- Tôi quá xúc động để nói chuyện. Tôi sẽ gọi điện cho chị vào ngày mai.
Ben Cohn nghe kết quả cuộc tường tŕnh thừa nhận khi ông trở về văn pḥng. Ông vẫn c̣n băn khoăn. Và ông không biết tại sao.


Chương 14

Như Stanton Rogers tiên đoán cuộc bỏ phiếu của toàn thể Thượng nghị viện chỏ là thủ tục.
Mary được đa số đông đủ bỏ phiếu thuận: Khi Tổng thống Ellison nghe tin, bảo ngay Stanton Rogers:
- Chương tŕnh của chúng ta đang tiến hành, Stan ạ. Bây giờ chẳng có ǵ có thể ngăn cản chúng ta được.
Stanton Rogers gật đầu đồng ư:
- Chẳng có ǵ cả.

o0o

Peter Connors đang ở văn pḥng khi ông nhận được tin. Ông thảo ngay một công điện và mă hoá nó. Một trong những nhân viên của ông đang trực tại pḥng truyền tin CIA.
- Tôi muốn dùng hệ thống Rogers, - Connors nói, - Hăy đợi bên ngoài.
Hệ thống Rogers là một hệ thống truyền tin tối mật của CIA, chỉ có những uỷ viên chấp hành cao cấp nhất mới được phép dùng. Các công điện được chuyển đi bằng một máy phát bằng tia lazer, trên một tần số cực cao trong một phần giây. Connors c̣n lại một ḿnh, ông chuyển bức điện. Nó được gửi cho Sigmund.
Suốt tuần lễ tiếp theo, Mary ghé đến thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng ngành CIA, Bộ trưởng thương mại, các Giám đốc Ngân hàng dịch vụ Manhattan tại New York và nhiều tổ chức Do Thái quan trọng. Mỗi người đều cho những lời cảnh cáo, khuyên răn và yêu cầu.
Ned Tillngast tại CIA rất phấn khởi.
- Đưa người của chúng ta trở lại hoạt động ở đấy thật là việc làm lớn lao đấy, bà Đại sứ ạ. Rumani đă trở thành điểm mù của chúng ta từ khi chúng ta trở thành những người thất sủng. Tôi sẽ bổ nhiệm cho Toà đại sứ của bà một người với tư cách là tuỳ viên của bà. - Ông đưa mắt nh́n nàng đầy ư nghĩa. - Tôi chắc bà sẽ hợp tác hoàn toàn với ông ấy.
Mary không hiểu chính xác điều ấy có nghĩa là ǵ "Đừng hỏi" - nàng quyết định.
Buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của các tân đại sứ theo thông lệ được Bộ trưởng Ngoại giao chủ toạ và thường hay có từ 25 đến 30 ứng viên tuyên thệ cùng một lúc. Sáng hôm buổi lễ được tổ chức, Stanton điện thoại cho Mary.
- Mary, Tổng thống yêu cầu bà có mặt tại Toà Bạch Ốc vào trưa nay. Tổng thống sẽ đích thân cho bà tuyên thệ. Hăy mang Tim và Beth theo.
Văn pḥng bầu dục đầy các nhân viên báo chí.
Khi Tổng thống Ellison bước vào với Mary và các con nàng, các máy quay phim truyền h́nh bắt đầu quay và các máy quay phim cố định bắt đầu nháy.
Mary đă ở nửa giờ trước cùng với Tổng thống và ngài đón tiếp nồng hậu và trấn an nàng.
- Bà thật tuyệt cho việc bổ nhiệm này! – Ông bảo nàng, - như thể tôi không hề chọn bà vậy. Bà và tôi sẽ biến giấc mơ này thành sự thật đấy.
Và quả thật có có vẻ giống như một giấc mơ đấy - Mary nghĩ thế trong lúc nàng đối diện với dàn máy quay phim.
- Nào, đưa tay phải lên!
Mary làm theo Tổng thống. - Tôi, Mary Elizabeth Ashley, xin long trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp của Hoa Kỳ chống lại tất cả những kẻ thù trong và ngoài nước, rằng tôi sẽ thực sự tin tưởng và trung thành với Hiến pháp, rằng tôi nhận nhiệm vụ này một cách tự do và không hề ngầm hạn chế tán thành đẩy đủ và trung thành nào cả, rằng tôi sẽ hoàn thành đầy đủ và trung thành các nghĩa vụ của văn pḥng mà tôi sắp bước vào, xin Thượng Đế giúp tôi.
Và thế là xong. Nàng trở thành vị đại sứ tại cộng hoà xă hội chủ nghĩa Rumani.

o0o

Công việc buồn tẻ bắt đầu. Mary được lệnh đến tŕnh diện tại Ban Vụ châu Âu và Nam Tư của Bộ Ngoại giao, toạ lạc tại Toà Nhà Nhỏ trông ra các Đài kỷ niệm Washington và Lincoln. Ở đấy nàng được giao cho một văn pḥng nhỏ, tạm thời, như cái hộp cạnh tổ công tác Rumani.
James Stickley, sĩ quan tổ công tác Rumani, là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp có 25 năm trong nghề. Ông ta trạc cuối ngũ tuần, tầm vóc trung b́nh, với một khuôn mặt xảo quyệt và đôi môi mỏng, nhỏ. Đôi mắt ông ta màu nâu nhạt lạnh lẽo. Ông ta nh́n khinh bỉ những chính trị gia được bổ nhiệm nào xâm nhập vào thế giới của ông.
Ông ta được xem là chuyên viên xuất sắc nhất về tổ công tác Rumani, và khi Tổng thống Ellison loan báo kế hoạch của ông nhằm hỗ trợ một vị đại sứ tại Rumani, Stiekley đă bàng hoàng v́ ông ta hoàn toàn hy vọng rằng chức vụ ấy sẽ được trao cho ông ta. Tin tức về Mary Ashley là một đ̣n cay đắng. Thực khá tệ v́ đă bị bỏ qua, nhưng bị mất mặt với một chính trị gia được bổ nhiệm - một người không tên tuổi từ Kansas - là một điều thật xúc phạm.
- Cậu có thể tin được không? - ông ta lên tiếng hỏi Bruce, người bạn thân nhất của ông ta. - Phân nửa những vị đại sứ của chúng ta đều là loại quái quỷ ǵ ấy. Việc ấy không bao giờ có thể xảy ra tại Anh hoặc Pháp đâu nhé. Họ dùng các sĩ quan tại ngũ rành nghề. Quân đội có gọi một tay tài tử làm tướng không nhỉ? Mà thôi, ở hải ngoại, những tay đại sứ tài tử quái quỷ của chúng ta làm tướng cả đấy.
- Cậu say rồi, Jimbo ạ.
- Tôi sẽ c̣n say hơn nữa.
Bây giờ ông ta ḍ xét Mary Ashley trong lúc nàng ngồi đối diện bàn làm việc của ông ta.
Mary cũng ḍ xét ông ta. Có một điều ǵ đấy trông bần tiện ở ông ta. - Ḿnh sẽ không muốn biến ông ta thành kẻ thù, Mary nghĩ thế.
- Bà có nhận thức rằng bà sắp được đưa đến một chức vụ cực kỳ bén nhạy không, bà Ashley?
- Vâng, dĩ nhiên. Tôi…
- Vị đại sứ tiền nhiệm của chúng ta đă bước sai một bước và toàn bộ mối liên hệ đă nổ tung vào mặt chúng ta. Chúng ta phải mất ba năm để bước lại vào cái cửa ấy. Tổng thống sẽ điên lên nếu chúng ta cho nó nổ trở lại đấy.
- Nếu ta cho nó nổ, ông ta muốn nói như thế.
- Chúng tôi sẽ phải biến bà thành một chuyên viên tức khắc. Chúng tôi không có nhiều th́ giờ.
Ông ta trao cho nàng một ôm hồ sơ.
- Bà có thể bắt đầu bằng cách đọc những báo cáo này.
- Tôi sẽ bỏ cả buổi sáng của tôi cho nó!
- Không. Trong ṿng 30 phút nữa, theo chương tŕnh bà sẽ bắt đầu học tiếng Rumani. Lớp học thường mất hàng tháng, nhưng tôi được lệnh phải dạy bà thật căng.
Thời gian đă biến thành một vết lem, một cơn lốc hoạt động làm Mary kiệt sức. Mỗi buổi sáng, nàng và Stickley phải cùng nhau xem qua các hồ sơ hàng ngày của tổ công tác Rumani.
- Tôi sẽ đọc những công điện bà gửi đến Stickley cho nàng biết. - Những bản màu vàng là về hoạt động, những bản màu trắng là tin tức. Những bản sao các công điện của bà sẽ được gửi đến Bộ quốc pḥng, CIA, USIA, Bộ văn khố và hàng chục các bộ khác. Một trong những vấn đề đầu tiên mong đợi bà giải quyết là những người Mỹ đang bị giữ trong các nhà tù Rumani. Chúng ta muốn họ được thả ra.
- Họ bị kết tội ǵ!
- Gián điệp, ma tuư, trộm cắp, bất cứ thứ ǵ người Rumani muốn kết tội.
Mary không biết phải xoay sở cách nào để được một lệnh tha cho một tội phạm gián điệp cả. Ḿnh sẽ t́m ra cách!
- Đúng - nàng nói cộc lốc.
- Hăy nhớ Rumani là một trong những quốc gia Đông Âu độc lập hơn cả. Chúng ta sẽ phải khuyến khích thái độ ấy.
- Đúng như thế.
Stickley nói.
- Tôi sẽ cho bà một cái gói. Đừng để nó rời khỏi tay bà. Chỉ bà được xem thôi. Khi bà đă đọc và tiêu thụ nó xong, tôi muốn bà đích thân giao cho tôi vào sáng mai. C̣n câu hỏi nào nữa không?
- Không, thưa ngài!
Ông ta trao cho nàng một phong b́ dày dán bằng băng keo đỏ.
- Xin mời, kư vào đây.
Nàng thở dài.

o0o

Suốt chuyến đi trở về khách sạn, Mary kẹp nó chặt vào đùi, cảm thấy ḿnh như nhân vật trong một phim James Bond.
Con nàng đă mặc quần áo chỉnh tề đợi nàng.
- Ồ! - Mary nhớ lại. - Ḿnh đă hứa đưa chúng đi ăn cơm Tàu và xem phim.
- Các con, - nàng nói. - Có một sự thay đổi kế hoạch. Chúng ta sẽ đi ngắm cảnh vào một buổi chiều khác. Tối nay, chúng ta sẽ ở nhà và ăn tối trong pḥng. Mẹ có việc khẩn cấp phải làm.
- Được thôi, mẹ ạ.
- Đồng ư.
Và Mary nghĩ: "Trước khi Edward mất, có lẽ chúng đă thét lên như giặc. Nhưng chúng đă phải trưởng thành. Tất cả chúng ta đều phải trưởng thành".
Nàng ôm cả hai đứa vào ḷng.
- Mẹ sẽ đền cho các con, - nàng hứa.
Vậy mà James Stickley trao cho nàng không tin được. - Chẳng lạ ǵ khi ông ta muốn đ̣i lại ngay, - Mary nghĩ thế. Đó là những báo cáo chi tiết về mọi viên chức quan trọng của Rumani, từ chủ tịch xuống đến bộ trưởng thương mại. Đó là hồ sơ về những thói quen t́nh dục, sử dụng tài chánh, bạn bè, những nét cá biệt và thành kiến của họ.
Một số tài liệu thật trắng trợn. Bộ trưởng thương mại, ví dụ, hay ngủ với t́nh nhân và người tài xế trong lúc vợ ông ta quan hệ với người hầu.
Mary thức đến nửa đêm để học thuộc tên và những lỗi nhỏ của những người nàng sẽ phải đương đầu. - Ḿnh không biết liệu ḿnh sẽ có thể giữ được một khuôn mặt chân thật khi gặp họ không?
Buổi sáng, nàng trả lại các tài liệu mật.
Stickley nói:
- Được rồi, bây giờ th́ bà đă biết mọi việc cần biết về các lănh tụ Rumani rồi!
- Xong một số đấy, - Mary nói nhỏ.
- Có một điều bà nên ghi nhớ: lúc này bọn Rumani đă biết mọi việc cần phải biết về bà đấy.
- Họ sẽ không làm được ǵ nhiều đâu. - Mary nói.
- Không à? - Stiekley dựa vào thành ghế. - Bà là một người phụ nữ và bà cô đơn. Bà có thể chắc chắn rằng họ đă ghi nhận bà là một mục tiêu dễ dàng đấy. Họ sẽ tấn công vào sự cô đơn của bà. Mọi hành vi của bà sẽ được quan sát và ghi hồ sơ. Toà đại sứ và dinh của bà sẽ bị soi mói. Tại các quốc gia cộng sản, chúng ta bị buộc phải dùng các "ban tham mưu địa phương", nên mọi kẻ giúp việc trong dinh sẽ là nhân viên của công an Rumani đấy.
Ông ta định làm cho ḿnh hoảng sợ, - Mary nghĩ thế. - Mà thôi, chẳng ăn nhằm ǵ đâu.
Mỗi giờ trong ngày của Mary h́nh như đều được trưng dụng và hầu hết các buổi chiều cũng thế. Ngoài các bài học ngôn ngữ Rumani, chương tŕnh của nàng c̣n bao gồm một lớp tại Viện Ngoại giao tại Rosslyn, các cuộc thuyết minh tại cơ quan t́nh báo quốc pḥng, các buổi họp với Bộ trưởng ISA - Các vấn đề an ninh quốc tế - và với các Uỷ ban thượng viện. Tất cả đều có những yêu cầu, các lời khuyên, các câu hỏi.
Mary cảm thấy có tội đối với Beth và Tim. Nhờ sự giúp đỡ của Stanton Rogers, nàng đă t́m được một người giám hộ cho con nàng. Thêm vào đấy, Beth và Tim đă gặp được một số trẻ con khác sống trong khách sạn, nên ít ra chúng cũng có được một số bạn để chơi; tuy nhiên, nàng vẫn không thích bỏ bê chúng quá nhiều.
Mary coi là quan trọng việc ăn điểm tâm với con mỗi buổi sáng trước khi nàng đi tham dự lớp ngoại ngữ lúc 8 giờ tại viện. Môn ngoại ngừ thật khó tin được.
Ḿnh c̣n kinh ngạc tại sao người Rumani có thể nói thứ tiếng ấy được nhỉ. - Nàng học to những câu - Chào - Bumă Dimineata - Cám ơn - Multamésc - Không sao - Cu Plăcére - Tôi không hiểu. - Nu Inteleg - Thưa ngài - Domnule - Thưa cô – Domniscara. Và chẳng có từ nào được đọc theo vần của nó cả.
Beth và Tim ngồi nh́n nàng vất vả với bài làm ở nhà của nàng và Beth cười toe toét.
- Đây là sự trả thù của chúng con về việc mẹ bắt chúng con học các bản cửu chương đấy.

o0o

James Stickley nói:
- Bà Đại sứ, tôi muốn bà gặp tuỳ viên quân sự của bà, đại tá William Mc Kinney.
Bill Mc Kinney mặc thường phục nhưng với tư cách quân sự của ông, nó lại trông giống một bộ quân phục. Ông ta là một người trung niên cao lớn có một khuôn mặt phong trần chằng chịt những vết sẹo.
- Thưa bà Đại sứ, - giọng ông chói tai và nặng nề như có một vết thương ở cổ.
- Tôi hài ḷng được gặp ông, - Mary nói.
Đại tá Mc Kinney là nhân viên tham mưu đầu tiên của nàng và việc gặp ông làm nàng có một ư thức phấn khởi. Nó có vẻ như đưa vị trí mới của nàng đến gần hơn.
- Tôi mong được làm việc với bà tại Rumani.
Đại tá Mc Kinney lên tiếng.
- Trước đây ông đă đến Rumani chưa?
Vị đại tá và James Stickley trao đổi nhau một cái nh́n.
- Ông ấy đă đến đấy trước kia, - Stickley đáp.

o0o

Mọi buổi chiều thứ hai, các phiên họp ngoại giao dành cho các tân đại sứ được tổ chức trong một pḥng họp trên tầng tám của Bộ Ngoại giao.
"Trong công tác ngoại giao, chúng ta có một hệ thống chỉ huy chặt chẽ, - lớp học được cho biết như thế. - Trên cùng là đại sứ. Dưới ông ta (dưới nàng, Mary tự động nghĩ thê) - là DCM - Phó trưởng phái đoàn. Dưới ông ta (dưới nàng) - có lănh sự chính trị, lănh sự kinh tế, lănh sự hành chánh và lănh sự các vấn đề công cộng. Rồi quí vị có các tuỳ viên nông nghiệp, thương mại và quân sự. - Đấy là đại tá Mc Kinney, - Mary nghĩ thế. - Khi quư vị đến nhiệm sở mới, quư vị sẽ được quyền bất khả xâm phạm về ngoại giao. Quư vị không bị bắt v́ lái xe nhanh, lái xe lúc say rượu, đốt nhà hoặc ngay cả việc sát hại. Khi quư vị chết, chẳng ai được chạm đến xác quư vị, hoặc khám xét bất cứ giấy tờ ǵ quư vị có thể bỏ lại. Quư vị sẽ không phải trả các phiếu mua - các cửa hiệu không thể kiện quư vị.
Có ai đất trong lớp la to, "Đừng để vợ tôi nghe điều ấy"
Giảng viên liếc đồng hồ.
- Trước buổi học tới, tôi đề nghị quư vị nghiên cứu Sách hướng dẫn các vấn đề ngoại giao, chương 2. Đoạn 300, đề cập đến các quan hệ xă hội. Cám ơn quư vị.

o0o

Mary và Stanton Rogers dùng bữa trưa tại khách sạn Watergate.
- Tổng thống Ellison muốn bà làm một số việc truyền thông đại chúng cho ngài - Rogers nói.
- Loại việc truyền thông đại chúng nào vậy?
- Chúng ta sẽ thiết lập một số việc mang tính chất quốc gia. Họp báo, radio, truyền h́nh chẳng hạn.
- Tôi chưa bao giờ, mà thôi, nếu điều ấy quan trọng, tôi sẽ cố gắng.
- Tốt. Chúng tôi sẽ phải cho bà một tủ quần áo mới. Bà không thể ngồi chụp ảnh hai lần với bộ quần áo cũ.
- Stan, việc ấy sẽ mất cả một gia tài đấy. Ngoài ra, tôi không có th́ giờ để đi phố. Tôi bận từ sáng sớm cho đến khuya. Nếu…
- Chẳng có ǵ đáng lo cả. Helen Moody.
- Ǵ thế?
- Bà ấy là một trong những người đi mua hàng chuyên nghiệp hàng đầu tại Washington. Chỉ việc giao mọi việc cho bà ấy.

o0o

Helen Moody là một phụ nữ da đen duyên dáng đă thôi việc. Chị đă từng là một người mẫu thành công trước khi bắt đầu công việc đi mua hàng riêng. Chị xuất hiện tại pḥng khách sạn của Mary vào một buổi sáng sớm và bỏ ra một giờ để xem qua tủ áo của nàng.
- Rất tốt cho thị trấn Junction, - chị nói thẳng. - Nhưng chúng ta phải diện thật đẹp tại Washington DC chứ, đúng không nào?
- Tôi không có nhiều tiền để…
Helen Moody cười to.
- Tôi biết cách trả giá. Và chúng ta sẽ nhanh thôi. Bà sẽ cần một chiếc áo dạ hội dài chấm đất, một chiếc áo cho các bữa tiệc cốc tai và các cuộc tiếp tân buổi chiều, một chiếc áo buổi xế cho các bữa tiệc trà và các bữa tiệc trưa, một bộ đồ mặc dạo phố hoặc mặc trong văn pḥng, một chiếc áo đen, và một khăn quàng đầu thích hợp cho các tang lễ chính thức.
Việc mua hàng mất ba ngày. Khi xong việc, Helen Moody ngắm Mary Ashley.
- Bà vốn đẹp, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta c̣n có thể làm cho bà đẹp hơn nữa. Tôi muốn bà đến gặp Susan tại Rainbow để làm mặt và rồi tôi sẽ đưa bà đến Billy tại Sushine để làm tóc.
Vào buổi chiều sau, Mary t́nh cờ gặp Stanton Rogers tại một bữa ăn chiều thân mật tổ chức tại CorcoLan Gallery. Ông ta nh́n Mary mỉm cười.
- Bà trông đẹp mê hồn đấy.
Cuộc tấn công chớp nhoáng của đám truyền thống báo chí bắt đầu. Đạo diễn là Ian Villlers, Trưởng Ban liên lạc báo chí của Bộ Ngoại giao.
Villiers trạc cuối tứ tuần, một cựu nhà báo hiếu động, có vẻ như quen biết tất cả mọi người trong đám báo chí.
Mary bỗng thấy ḿnh đứng trước ống kính của đài Good Morning America, Meet The Press, và Firing Line. Nàng bị tờ Washington Post, tờ New York Times và nửa chục các nhật báo quan trọng khác phỏng vấn. Nàng trả lời phỏng vấn của tờ Times của London, Der Spiegel, Oggi và Le Monde. Tạp chí Time viết các bài đặc biệt về nàng và con nàng. Ảnh của Mary Ashley h́nh như có khắp nơi và bất cứ nơi nào có loan tin về một biến cố tại một góc xa xăm nào đấy của thế giới, nàng đều bị yêu cầu cho lời b́nh phẩm. Tối đến, Mary và con nàng trở thành những nhân vật nổi danh.
Tim nói:
- Mẹ ơi, thật như có ma quỷ ấy, khi trông thấy ảnh của ḿnh trên b́a của tất cả các tạp chí.
- Đúng là ma quy thật đấy, - Mary đồng ư.
Dù sao nàng cũng cảm thấy khó chịu về tất cả những việc đăng tải ấy. Nàng nói với Stanton Rogers về việc ấy.
- Hăy nh́n vào đấy như là một phần việc của bà. Tổng thống đang t́m cách tạo nên một h́nh ảnh. Lúc bà đến châu Âu, mọi người ở đấy sẽ biết bà là ai.

o0o

Ben Cohn và Akiko đang nằm trên giường, khoả thân, Akiko là một cô gái Nhật đáng yêu, trẻ hơn chàng phóng viên 10 tuổi. Họ đă gặp nhau ít năm trước khi chàng viết một chuyện về các người mẫu và họ đă sống chung với nhau kể từ đấy. Cohn đang có điều ǵ đấy.
- Có vấn đề ǵ đấy, anh? - Akiko dịu dàng hỏi. - Anh có muốn em tiếp tục với anh thêm nữa không?
Tâm trí chàng đang để măi tận đâu đâu.
- Không. Anh đang có điều bực ḿnh.
- Em không thấy, nàng ghẹo.
- Nó ở trong đầu anh, Akiko ạ. Anh bực ḿnh về một Connors. Có điều ǵ đấy kỳ lạ, xảy ra trong thành phố này.
- Có điều ǵ mới lạ đâu nào?
- Điều này khác hẳn. Anh không thể h́nh dung ra được.
- Anh muốn nói về chuyện ấy không?
- Đấy là Mary Ashley. Anh đă trông thấy bà ấy trên b́a của sáu tạp chí trong hai tuần lễ qua và bà ấy vẫn chưa nhận nhiệm sở? Akiko à, có ai đấy đang quảng cáo cho bà Ashley như một minh tinh điện ảnh. Bà ấy và hai đứa con được đăng loạn xạ khắp các tờ báo và tạp chí. Tại sao vậy nhỉ?
- Em được cho là người duy nhất có đầu óc Đông Phương ma mănh. Em nghĩ rằng người ta đang làm cho phức tạp một việc rất đơn giản.
Ben Cohn đốt một điếu thuốc và giận dữ bập mạnh:
- Em có thể đúng đấy, - chàng lẩm bẩm.
Nàng lần tay xuống và bắt đầu mơn trớn chàng.
- Anh thấy thế nào về việc tắt điếu thuốc ấy đi và đốt em lên?

o0o

- Có một bữa tiệc được tổ chức để chiêu đăi Phó Tổng thống Bradford, - Stanton Rogers báo cho Mary biết, - và tôi đă thu xếp để bà được mời đến. Vào tối thứ sáu tại Câu lạc bộ Pan American.
Câu lạc bộ Pan American là một toà nhà rộng, yên tĩnh có một khoảng sân trong thật rộng và thường xuyên được dùng cho những buổi tiệc họp mặt ngoại giao. Bữa ăn tối chiêu đăi phó Tổng thống là một công việc công phu với những chiếc bàn bày dao mạ bạc cổ xưa bóng loáng và những chiếc cốc Baccarat lấp lánh. Có một ban nhạc nhỏ.
Danh sách thực khách gồm những nhân vật ưu tú của thủ đô. Ngoài ông bà Phó Tổng thống, c̣n có các thượng nghị sĩ, các đại sứ và các nhân vật nổi tiếng thuộc mọi tầng lớp xă hội.
Mary nh́n quanh cuộc họp mặt quyến rũ.
- Ḿnh phải nhớ mọi việc để có thể kể lại cho Beth và Tim nghe, - nàng nghĩ thế.
Khi bữa ăn tối được loan báo, Mary bỗng thấy ḿnh hoà lẫn vào một bàn ăn một cách thú vị với các thượng nghị sĩ, các viên chức và các nhà ngoại giao của Bộ Ngoại giao. Người nào cũng trông hấp dẫn và bữa ăn tuyệt vời.
Lúc 11 giờ, Mary nh́n đồng hồ và nói với vị thượng nghị sĩ bên phải nàng:
- Tôi không hay về khuya đến thế. Tôi đă hứa với con tôi là sẽ về sớm đấy.
Nàng đứng dậy và gật đầu với những người ngồi cùng bàn.
- Thật là thích thú được gặp tất cả các ngài. Chúc ngủ ngon.
Có một sự im lặng đầy kinh ngạc và mọi người trong pḥng tiệc rộng lớn quay lại để nh́n Mary trong lúc nàng bước qua sàn khiêu vũ và đi ra.
- Ồ Chúa ơi! - Stanton Rogers nói nhỏ. - không một ai bảo cho bà ấy biết cả.
Stanton Rogers ăn sáng với Mary sáng hôm sau.
- Mary! - ông nói, - Đây là một thành phố giữ luật lệ nghiêm ngặt. Nhiều người ngu xuẩn, nhưng tất cả chúng ta phải sống nhờ họ đấy.
- Ồ! Tôi đă làm ǵ thế?
Ông thở dài.
- Bà đă huỷ luật số một: Không ai được phép rời bàn tiệc trước người khách danh dự. Đêm qua, người khách danh dự đấy là Phó Tổng thống Hoa Kỳ.
- Ồ, trời ơi!
- Phân nửa số điện thoại tại Washington đều gọi toáng lên cả đấy.
- Tôi xin lỗi, Stan. Tôi không biết. Dù sao, tôi đă hứa với bọn trẻ…
- Chẳng có bọn trẻ nào cả tại Washington, chỉ có cử chỉ trẻ thôi. Thành phố này là của quyền lực. Đừng bao giờ quên điều ấy.
Tiền bạc chứng tỏ là một vấn đề giá sinh hoạt khủng khiếp. Giá cả mọi thứ tại Washington h́nh như đối với Mary đều cao quá. Nàng giao một số đồ cần giặt ủi cho người phục vụ khách sạn và khi nàng nhận được phiếu, nàng sững sờ. - 5 đô-la rưỡi để giặt một cái áo cánh, - nàng nói. - Và một đô-la 95 cho một cái xu chiêng?
- Thôi đi, - nàng thề như thế. - Từ nay ḿnh sẽ tự giặt lấy.
Nàng ngâm bít tất dài của nàng trong nước lạnh và cho vào tủ lạnh. Bằng cách ấy, các thứ giữ ǵn được lâu hơn. Nàng giặt bít tất, khăn tay và quần lót của con nàng cùng với xu chiêng của nàng trong chậu rửa mặt. Nàng trải khăn tay lên gương soi để phơi khô và rồi cẩn thận xếp lại để khỏi phải ủi. Nàng phơi áo của nàng và quần của Tim bằng cách treo lên giá của gương sen, vặn ṿi nước nóng của gương sen thật mạnh và đóng cửa pḥng tắm lại. Một buổi sáng khi Beth mở cửa, nó chạm phải một bức tường hơi nóng.
- Mẹ-mẹ làm ǵ đấy!
- Tiết kiệm tiền, - Mary nói cho nó biết một cách kiêu kỳ. - Đồ giặt ủi tốn cả gia tài đấy.
- Nếu Tổng thống vào nhà th́ sao? Sẽ trông như thế nào? Ngài sẽ nghĩ rằng chúng ta là bọn Okie đấy!
- Tổng thống sẽ không vào đâu. Và con làm ơn đóng cửa pḥng tắm lại. Con phí tiền đấy.
Quả thực là bọn Okie? Nếu Tổng thống bước vào và trông thấy việc nàng đang làm, ngài sẽ hănh diện v́ nàng. Nàng sẽ chỉ cho ngài bảng giá đồ giặt của khách sạn và cho ngài biết nàng đă tiết kiệm được bao nhiêu bằng cách sử dụng việc làm ngây thơ của một người Mỹ b́nh thường. Ngài sẽ xúc động.
- Nếu có nhiều người hơn trong chính phủ có được óc tưởng tượng của bà, bà Đại sứ ạ, nền kinh tế của quốc gia chúng ta sẽ khá hơn nhiều. Chúng ta đă mất tinh thần tiên phong từng làm cho quốc gia này vĩ đại. Dân tộc chúng ta đă uỷ mị. Chúng ta cậy quá nhiều: vào các thiết bị điện tiết kiệm thời gian và ít cậy vào chính sự tiết kiệm của chúng ta. Tôi muốn dùng bà làm một tấm gương sáng cho một số những người ăn tiêu lăng phí tại Washington, những người nghĩ rằng quốc gia này được làm bằng tiền. Bà có thể dạy cho tất cả bọn họ một bài học. Thực sự, tôi có một ư kiến tuyệt vời. Mary Ashley, tôi sẽ bổ nhiệm bà làm bộ trưởng bộ tài chánh.
Hơi nóng len ra từ dưới cửa pḥng tắm. Mary mơ màng mở cửa. Một đám hơi nóng tràn vào pḥng khách.
Có tiếng chuông reo ở cửa, và một lúc sau Beth lên tiếng nói:
- Mẹ ơi, ông James Stickley đến để gặp mẹ đấy.


Chương 15

- Toàn bộ sự việc càng lúc càng lạ, - Ben Cohn nói.
Chàng đang ngồi trên giường, trần truồng. Cô t́nh nhân trẻ của chàng, Akiko Hadaka, ở bên cạnh. Họ đang xem Mary Ashley trên đài Meet The Press.
Nàng đang nói:
- Tôi tin rằng Hoa Lục đang hướng về một xă hội Cộng sản cá nhân chủ nghĩa nhân đạo hơn với sự sáp nhập Hongkong và Ma Cao.
- Bây giờ bà ấy biết cái quái ǵ về Trung Hoa nhỉ? - Ben Cohn lẩm bẩm. Chàng quay sang Akiko. - Em đang nh́n một bà nội trợ ở Kansas đă trở thành một chuyên viên về mọi việc ban đêm đấy.
- Bà ấy trông có vẻ rất rực rỡ, - Akiko nói.
- Rực rỡ là ngoài đề tài. Mỗi lần bà ta cho phỏng vấn, các kư giả đều điên cả. Giống như nuôi dưỡng cả một sự điên cuồng. Làm thế nào mà nàng được lên đài Meet The Press? Anh sẽ giải thích cho em nghe. Có một người đă quyết định rằng Mary Ashley sẽ trở thành một nhân vật nối tiếng. Ai nhỉ? Tại sao thế? Charles Lindbergh chưa bao giờ được quang cáo như thế này cả!
- Charles Linderbergh là ai thế?
Ben Cohn thở dài.
- Đấy là vấn đề lỗ hổng giừa các thế hệ. Chẳng liên lạc ǵ với nhau được cả.
Akiko dịu dàng nói.
- Có nhiều cách khác để liên lạc.
Nàng nhẹ nhàng đẩy chàng nằm lại xuống giường và leo lên ḿnh chàng. Nàng từ từ lần xuống thân thể chàng, quất nhẹ mái tóc mềm như lụa dài ngang ngực chàng, bụng chàng, và háng chàng và nh́n chàng cứng dần lên. Nàng vuốt ve chàng và nói:
- Chào Arthur!
- Arthur muốn đi vào trong em đấy.
- Chưa đâu. Em sẽ về lại với anh chàng.
Nàng đứng dậy và bước xuống bếp. Ben Cohn nh́n nàng đi ra khỏi pḥng. Chàng nh́n vào truyền h́nh và nghĩ: "Người phụ nữ ấy làm ḿnh thật lúng túng. Trong đó ít thấy những việc kinh khủng hơn là nh́n tận mắt và nhất định ḿnh sẽ t́m xem đấy là việc ǵ.
- Akiko! Chàng thét lên. - Em đang làm ǵ đấy? Arthur buồn ngủ rồi.
- Bảo anh chàng chờ đi, - nàng gọi. - Em sẽ đến đấy ngay.
Ít phút sau, nàng trở lại mang theo một chiếc khay đầy kem lạnh, kem bánh và một quả anh đào.
- Trời ơi, - chàng nói. - Anh không đói. Anh cứng ngắc đây!
Khi chàng không c̣n chịu đựng lâu hơn nữa, chàng lật ngửa Akiko và cắm vào người nàng.

o0o

Trên truyền h́nh, Mary Ashley đang nói:
- Một trong những cách hay nhất để ngăn cản chiến tranh với các quốc gia đối lập với lư tưởng Mỹ là tăng cường giao thương với họ…
Khuya hôm ấy, Ben Cohn điện thoại cho Ian Villiers.
- Chào Ian.
- Benjie, em bé của tôi! Tôi có thể làm ǵ cho cậu nhỉ?
- Tôi cần một ân huệ.
- Nói ra đi và cậu sẽ có.
- Tôi hiểu rằng cậu phụ trách liên lạc báo chí cho vị tân đại sứ của chúng ta tại Rum ani.
Một tiếng "vâng" thận trọng.
- Ai ở đàng sau sự quảng cáo của bà ấy thế? Ian? Tôi quan tâm đến…
- Tôi xin lỗi, Ben. Đấy là công việc của Bộ ngoại giao. Tôi chỉ là một tay làm thuê. Cậu có thể gửi thư lên bộ trưởng ngoại giao!
Sau khi gác máy, Ben nói:
- Tại sao hắn không chỉ việc bảo ḿnh cút đi? - Chàng đi đến một quyết định.
- Anh nghĩ rằng anh phải đi khỏi thành phố ít ngày.
- Anh sẽ đi đâu thế, anh?
- Thị trấn Junction, Kansas.
Kết quả, Ben Cohn đến thị trấn Junction, Kansas chỉ có một ngày. Chàng bỏ ra một giờ nói chuyện với Cảnh sát trưởng Munster và một trong những phụ tá của ông, rồi lái một chiếc xe mướn đến Pháo đài Riley và đến văn pḥng CID. Chàng lên một chiếc phi cơ chiều đến Manhattan, Kansas và một chuyến bay liên lạc trở về nhà.
Khi phi cơ của Ben Cohn cất cánh, một cú điện thoại riêng được gọi từ Pháo đài đến một số nơi tại Washington DC.

o0o

Mary Ashley đang đi xuống hành lang dài của Toà Ngoại giao trên đường đến gặp mặt James Stickley, nàng bỗng nghe một giọng trầm của một người đàn ông sau lưng nàng nói:
- Nào, đây là điều mà tôi gọi là con số mười hoàn toàn.
Mary xoay lại. Một người lạ mặt cao lớn đang tựa vào tường, trắng trợn nh́n thẳng vào nàng, một điệu cười láo xược trên khuôn mặt hắn. Hắn trông thô lỗ, mặc quần Jeans, áo áo phông và giày tennis trông lùi xùi và râu ria lởm chởm. Có những đường hằn của tiếng cười chung quanh miệng hắn, và đôi mắt xanh long lanh của hắn có vẻ chế giễu. Hắn có một vẻ cao ngạo chọc giận người ta. Mary xoay lại và giận dữ bỏ đi, ư thức đôi mắt hắn đang theo dơi nàng.
Cuộc họp với James Stickley kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. Khi Mary trở về văn pḥng, kẻ lạ mặt đang ngồi trên ghế của nàng, chân gác lên bàn giấy và xem giấy tờ của nàng. Nàng có thể cảm thấy máu đang dồn lên mặt.
- Ông nghĩ là ông đang làm cái quỷ ǵ thế?
Gă đàn ông ném cho nàng một cái nh́n uể oải thật lâu và từ từ đứng dậy.
- Tôi là Mike Slade. Bạn bè gọi tôi là Michael.
Nàng lạnh lùng nói:
- Ông cần ǵ ở tôi, ong Slade?
- Thực ra, chẳng ǵ cả, - ông ta hời hợt trả lời. - Chúng ta là láng giềng. Tôi làm việc ở đây trong bộ, nên tôi nghĩ rằng tôi nên ghé qua và chào hỏi một chút.
- Ông đă nói rồi đấy. Và nếu thật sự ông là người trong bộ, tôi cho rằng ông có bàn giấy riêng đấy. Vậy, trong tương lai, ông sẽ không phải ngồi vào bàn giấy tôi và ŕnh rập.
- Trời, thế là giận đấy! Tôi nghe người Kansas hoặc bất cứ người ǵ mà bà tự xưng, được xem là bạn bè đấy.
Nàng nghiến răng.
- Ông Slade, tôi cho ông hai giây để ra khỏi văn pḥng tôi trước khi tôi kêu lính gác.
- Có lẽ tôi đă nghe lầm, - Ông ta lẩm bẩm một ḿnh.
- Và nếu ông thực sự làm việc trong bộ, tôi đề nghị ông nên về nhà cạo râu và mặc đồ thích hợp một tí!
- Tôi đă có một bà vợ hay nói như thế, - Mike Slade thở dài. - Tôi không c̣n bà ấy nữa!
Mary cảm thấy mặt ḿnh đỏ hơn.
- Đi ra.
Ông ta vẫy tay với nàng.
- Chào, em yêu. Anh sẽ gặp em lại.
- Ồ, không Mary nghĩ thế - Không, ông sẽ không gặp lại được đâu.
Suốt buổi sáng là một loạt kinh nghiệm khó chịu. James Stickley đối kháng ra mặt. Đến trưa, Mary quá giận nên không ăn được. Nàng quyết định bỏ ăn trưa, đi ṿng quanh Washington để xoa dịu cơn giận của nàng.
Chiếc xe ḥm của nàng đang đậu ở lề đường trước mặt Toà Ngoại giao.
- Chào bà Đại sứ, - người tài xế lên tiếng. - Bà thích đi đâu thế?
- Đâu cũng được, Marvin. Chỉ đi ṿng quanh thôi.
- Vâng, thưa bà. - Chiếc xe nhẹ nhàng ra khỏi lề đường. - Bà thích đi thăm Toà đại sứ Rumani không?
- Tốt. - Bất cứ thứ ǵ để lấy khẩu vị của buổi sáng ra khỏi miệng nàng.
Ông ta rẽ sang tay trái ở góc đường và hướng về Đại lộ Massachusetts.
- Nó bắt đầu ở đây, - Marvin lên tiếng trong lúc ông ta rẽ sang con đường rộng. Ông ta cho xe chậm lại và bắt đầu đưa tay chỉ các Toà đại sứ.
Mary nhận ra Sứ quán Nhật v́ có lá cờ Mặt Trời Mọc phía trước. Toà đại sứ Ấn Độ có một con voi phía trên cửa. Họ đi qua một nhà thờ Hồi giáo đẹp. Có những người đang quỳ cầu nguyện ở sân trước. Họ đến góc đường số 23 và đi qua một toà nhà đá trắng với những chiếc trụ hai bên ba bậc cấp.
- Đấy là Toà đại sứ Rumani, - Marvin nói. - Kế bên là…
- Anh làm ơn dừng lại!
Chiếc xe ḥm rẽ vào lề đường. Mary nh́n ra cửa xe vào một tấm biển bên ngoài toà nhà: Toà đại sứ Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Rumani.
Trong một cơn bốc đồng, Mary nói:
- Xin anh vui ḷng đợi đây. Tôi sẽ vào bên trong.
Tim nàng bắt đầu đập nhanh hơn. Đây sẽ là cuộc tiếp xúc thực sự đầu tiên của nàng với quốc gia mà nàng được giảng dạy quốc gia sẽ là quê hương của nàng trong ít năm tới.
Nàng hít một hơi dài và bấm chuông. Im lặng.
Nàng thử mở cửa. Cửa không khoá. Nàng mở cửa và bước vào. Pḥng tiếp tân tối và lạnh giá. Có một chiếc trường kỷ đỏ ở một góc và kế đấy là hai chiếc ghế đặt trước một chiếc máy truyền h́nh nhỏ.
Nàng nghe những bước chân và quay lại. Một người gầy, cao lớn đang vội vă đi xuống cầu thang.
- Vâng, vâng? - ông ta gọi - Ǵ thế? Ǵ thế?
Mary tươi cười.
- Chào ông. Tôi là Mary Ashley. Tôi là tân Đại sứ tại Rumani.
Người đàn ông đưa tay vả mặt ḿnh.
- Ô, trời ơi!
Nàng giật ḿnh.
- Có ǵ phiền không?
- Điều phiền là chúng tôi không mong bà, bà Đại sứ ạ!
- Ồ, tôi biết. Tôi chỉ lái xe qua và tôi…
- Đại sứ Corbeseue sẽ giận kinh khủng!
- Giận à? Tại sao thế? Tôi chỉ nghĩ là tôi chỉ đến chào thôi và…
- Dĩ nhiên, dĩ nhiên. Hăy thứ lỗi cho tôi. Tên tôi là Gabriel Stoica. Tôi là Phó trưởng phái đoàn. Xin vui ḷng để tôi bật đèn và mở máy sưởi. Chúng tôi không mong khách khứa như bà có thể thấy đấy. Chẳng tí nào cả.
Rơ ràng là ông ta đang thật sự hoảng hốt nên Mary chỉ muốn bỏ đi, nhưng đă quá trễ. Nàng quan sát trong lúc Gabriel chạy quanh bật đèn trên trần cho đến khi pḥng tiếp tân sáng loà.
- Chỉ mất ít phút để có nhiệt, - ông ta lên tiếng xin lỗi, - Chúng tôi cố gắng tiết kiệm xăng đến mức tối đa, Washington rất đắt đỏ.
Nàng ước ǵ nàng có thể độn thổ được.
- Nếu tôi đă ư thức được…
- Không, không. Chẳng có ǵ cả, chẳng có ǵ cả. Ngài đại sứ đang ở trên lầu. Tôi sẽ báo cho ngài rằng bà đến đây.
- Đừng phiền…
Stoica đă chạy lên lầu.
Năm phút sau, Stoica quay lại.
- Xin mời lên. Ngài đại sứ hài ḷng việc bà đến đây. Hài ḷng.
- Ông có chắc…
- Ngài đang đợi bà đấy.
Ông ta đưa Mary lên lầu. Ở đầu cầu thang là một pḥng họp với mười bốn chiếc ghế quanh một chiếc bàn dài. Tựa vào tường là một chiếc tủ đựng đầy các đồ thủ công và các bức tượng điêu khắc của Rumani, và trên tường là một bản đồ nổi của Rumani. Có một ḷ sưởi với một lá cờ Rumani bên trên. Đến đón nàng là Đại sứ Radu Corbescue, khoác vội một chiếc áo khoác ḷi tay áo sơ-mi. Ông ta là một người chắc nịch, cao lớn, nước da ngăm đen. Một người giúp việc đang vội vă bật đèn lên và điều chỉnh nhiệt độ.
- Bà Đại sứ? - Corbescue reo lên. - Thật là một vinh hạnh bất ngờ! Hăy tha thứ cho chúng tôi v́ đă tiếp bà thật không đúng nghi thức. Bộ Ngoại giao của bà không cho chúng tôi biết rằng bà sẽ đến.
- Đấy là lỗi của tôi, - Mary lên tiếng xin lỗi. - Tôi đang ở vùng lân cận và tôi…
- Thật là hài ḷng được gặp bà. Một điều hài ḷng? Chúng tôi đă xem quá nhiều về bà trên truyền h́nh, báo chí và tạp chí, chúng tôi rất ṭ ṃ về vị tân đại sứ tại nước chúng tôi. Bà dùng trà
- À tôi, nếu ngài chắc rằng không phiền phức nhiều quá.
- Phiền à? Dĩ nhiên là không. Tôi xin lỗi v́ chúng tôi đă không chuẩn bị một bữa ăn trưa long trọng cho bà. Hăy tha thứ cho tôi. Tôi thật lúng túng!
- Ḿnh là người duy nhất lúng túng đấy, - Mary nghĩ thế. -Điều ǵ đă khiến ḿnh làm điều điên rồ này thế? Ngu, ngu, ngu. Ḿnh sẽ không thể kể cho các con nghe điều này đâu. Đấy sẽ là bí mật của ḿnh cho đến khi xuống mồ.
Khi trà được mang lên, vị đại sứ Rumani thật căng thẳng đến nỗi ông ta đổ tràn ra.
- Tôi thực vụng về? Hăy thứ lỗi cho tôi!
Mary mong ông ta đừng nói như thế nữa.
Vị đại sứ cố gắng nói chút đỉnh, nhưng chỉ làm cho t́nh h́nh càng thêm tệ hại. Rơ ràng là ông ta bực ḿnh một cách đáng thương hại. Ngay khi nàng có thể kín đáo đứng dậy, nàng nói:
- Thưa ngài, cám ơn ngài thật nhiều. Thật là hay được gặp ngài. Chào ngài!
Và nàng biến đi.
Khi Mary trở về văn pḥng, James Stickley tức khắc cho mời nàng đến.
- Bà Ashley, - Ông ta lạnh lùng nói, - xin bà vui ḷng giải thích cho tôi chính xác bà nghĩ ǵ về việc bà làm?
- Ḿnh đoán việc ấy sẽ không là điều bí mật mà ḿnh sẽ mang theo xuống mồ đâu. - Mary cả quyết như thế.
- Ồ, ông muốn nói về Toà đại sứ Rumani à? Tôi… Tôi chỉ nghĩ rằng tôi ghé vào và chào hỏi và…
- Đây không phải là một cuộc họp mặt nhỏ ấm cúng ở nhà, - Stickley đốp chát lại. - Tại Washington, bà không được ghé vào một Toà đại sứ. Khi một đại sứ đi viếng một đại sứ khác, đấy chỉ là do được mời thôi. Bà đă làm Corbeseue bối rối kinh khủng. Tôi đă phải bảo ông ta đừng làm một kháng thư chính thức gửi cho Bộ Ngoại giao. Ông ta tin rằng bà đă đến đấy, để do thám ông ta và làm ông ta mất cảnh giác đấy.
- Vậy à! Mà thôi, tất cả…
- Chỉ cần cố gắng nhớ lại rằng bà không c̣n là một công dân riêng tư nữa bà là một người đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ. Lần sau đến bà có một cơn bốc đồng ít cá nhân hơn việc đánh răng của bà, bà phải kiểm tra với tôi trước đă. Rơ ràng chứ, ư tôi rất rơ ràng chứ?
Mary nhẫn nhục.
- Tốt thôi.
- Tốt. - Ông ta nhấc điện thoại và quay một số.
- Bây giờ bà Ashley đang ở chỗ tôi. Mời ông đến?
- Phải. - Ông ta gác ống nghe.
Mary ngồi đấy lặng thinh, cảm thấy ḿnh như một đứa bé bị đầy đoạ. Cửa mở ra và Mike Slade bước vào.
Ông ta nh́n Mary cười:
- Chào. Tôi đă nghe theo lời khuyên của bà và cạo râu rồi đấy.
Stickley nh́n lần lượt hết người này đến người kia.
- Hai người đă gặp nhau à?
Mary trừng mắt Slade.
- Thực sự th́ không. Tôi thấy ông ta ŕnh rập ở bàn giấy của tôi đấy.
James Stickley nói:
- Bà Ashley, đây là Mike Slade. Ông Slade sẽ là phó trưởng phái đoàn của bà đấy.
Mary trố mắt nh́n ông ta.
- Ông ấy là ǵ?
- Ông Slade làm việc tại tổ công tác Đông Âu. Ông ấy thường làm việc ngoài Washington nhưng ông ấy đă được quyết định làm phụ tá cho bà tại Rumani.
Mary bỗng bật ra khỏi ghế.
- Không. - Nàng phản đối. - Không thể được.
Mike nói nhẹ:
- Tôi hứa sẽ cạo râu mỗi ngày!
Mary quay sang Stickley.
Tôi nghĩ rằng một đại sứ được phép chọn phó trưởng phái đoàn riêng cho ḿnh.
- Đúng đấy, nhưng…
- Vậy tôi không chọn ông Salde. Tôi không muốn có ông ấy.
- Theo những trường hợp thông thường, bà có quyền đấy, nhưng trong trường hợp này, tôi e rằng bà không c̣n cách nào cả. Lệnh đă đến từ Toà Bạch Ốc đấy!
Mary h́nh như không thể nào tránh được Mike Slade. Người đàn ông ấy có mặt khắp nơi. Nàng bất ngờ gặp ông ta tại Ngũ giác đài, trong pḥng ăn của Thượng viện, trong hành lang của Bộ Ngoại giao. Ông ta thường mặc đồ vải bông chéo, áo phông hoặc đồ thể thao. Mary thắc mắc không biết làm sao ông ta có thể thành công được trong một môi trường thật nghi thức.
Một hôm, Mary trông thấy ông ta ăn trưa với đại tá Mc Kinney. Họ đang thảo luận sôi nổi và Mary thắc mắc không biết những người này thân mật với nhau như thế nào. Có thể nào họ là bạn cữ? Và có thể nào họ dự định hiệp lực để chống lại ḿnh? Ḿnh chỉ hoang tưởng thôi, - Mary tự nhủ - Ḿnh c̣n chưa đến Rumani mà!

o0o

Charlie Campbell, trưởng Uỷ ban liên lạc Ngoại giao của Thượng viện chiêu đăi một bữa tiệc cho Mary tại Pḥng Corcoran. Khi Mary bước vào pḥng và trông thấy tất cả phụ nữ đều mặc áo dài trang nhă, nàng nghĩ "Ḿnh c̣n chưa thuộc về nơi đây Họ có vẻ như được sinh ra từ nơi đài các cả".
Nàng không có khái niệm ǵ về chuyện nàng trông đáng yêu như thế nào.
Có hơn một chục nhiếp ảnh viên hiện diện, và Mary được chụp ảnh nhiều nhất trong buổi chiều hôm ấy. Nàng khiêu vũ với nửa chục đàn ông, một số đă có gia đ́nh và một số c̣n độc thân, và được hầu hết tất cả những người ấy hỏi số điện thoại.
Nàng chẳng hề phật ư hoặc quan tâm đến.
- Tôi xin lỗi, - nàng nói với một người trong nhóm, - Công việc và gia đ́nh tôi làm tôi quá bận để nghĩ đến chuyện đi chơi.
Ư tưởng không chịu đi với ai cả ngoài Edward là điều không thể không nghĩ ra được. Sẽ chẳng bao giờ có thể có người đàn ông khác cho nàng.
Nàng ngồi cùng bàn với Charlie Campbell, vợ ông và nửa chục người của Bộ Ngoại giao. Câu chuyện chuyển sang giai thoại về các vị đại sứ
"Ít năm trước tại Madrid - một người khách kể chuyện, - hàng trăm sinh viên xuống đường đ̣i trả lại Gibraltar trước mặt sứ quán Anh. Trong lúc họ sắp sửa xông vào sứ quán, một bộ trưởng của tướng Franco điện thoại đến.
- Tôi thật lo lắng khi nghe sự việc xảy ra tại sứ quán của ông! - Ông ta nói. - Có cần tôi gửi thêm cảnh sát không?
"Không, - vị đại sứ nói, chỉ cần gởi đến ít sinh viên hơn".
Có người hỏi:
- Có phải Hermes, là vị thần được những người cổ Hy Lạp xem như thần bảo hộ của các vị đại sứ không?
- Vâng! - có tiếng đáp. - Vị thần ấy c̣n là thần bảo hộ cho những kẻ lang thang, trộm cắp và nói dối nữa.
Mary thật vui buổi chiều hôm ấy. Mọi người đều rực rỡ, khôn ngoan và thú vị. Nàng đă có thể ở lại suốt đêm.
Người đàn ông cạnh nàng nói.
- Ngày mai bà không phải dậy sớm cho các cuộc hẹn à?
- Không! - Mary nói. - Chủ nhật rồi. Tôi có thể ngủ trưa được!
Một lúc sau một phụ nữ ngáp. - Thứ lỗi cho tôi, tôi đă trải qua một ngày dài.
- Tôi cũng thế - Mary tươi cười nói.
Nàng thấy h́nh như căn pḥng im lặng bất thường. Nàng nh́n quanh và h́nh như mọi người đều nh́n nàng đăm đăm.
- Khỉ ǵ thế? - Nàng liếc đồng hồ. 2g30 sáng. Nàng bỗng kinh hăi nhớ lại điều Stanton Rogers đă bảo nàng: "Tại một bữa tiệc tối, người khách danh dự luôn luôn về trước".
Và, nàng - là người khách danh dự! Ối trời ơi! - Mary nghĩ thế. - Ḿnh đă bắt mọi người thức khuya đấy.
Nàng đứng dậy nói bàng một giọng nghẹn ngào:
- Chúc mọi người ngủ ngon. Thật là một buổi tối đáng yêu.
Nàng xoay lại và đi vội ra cửa và sau lưng nàng, nàng có thể nghe những người khách khác tranh nhau ra về.
Sáng hôm sau, nàng bỗng chạm mặt với Mike Slade trong hành lang. Ông ta cười nói:
- Tôi nghe bà đă bắt nửa thành phố Washington phải thức khuya tối thứ bảy đấy.
Vẻ mặt khinh khỉnh của ông ta làm nàng nổi sùng. Nàng lướt qua ông ta và vào căn pḥng James Stickley.
- Ông Stickley, tôi thực sự không nghĩ ràng việc ông Slade và tôi cố gắng làm việc với nhau sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho toà đại sứ chúng ta tại Rumani.
Ông ta ngừng đọc một tờ giấy và ngẩng lên.
- Thực thế ư? Có vấn đề ǵ thế?
- Đấy là thái độ của ông ta. Tôi thấy ông Slade thô lỗ và ngạo mạn. Nói trắng ra, tôi không thích ông Slade.
- Ồ, tôi biết Mike có một số cá tính, nhưng…
- Cá tính à? Ông ta là một viên thạch anh chưa mài giũa. Tôi chính thức yêu cầu ông đưa một người khác thay cho ông ta.
- Bà xong chưa?
- Vâng!
- Bà Ashley, Mike Slade là chuyên viên hàng đầu của chúng tôi về vụ Đông Âu đấy. Công việc của bà là kết bạn với người bản xứ. Công việc của tôi là lo cho bà có được tất cả những sự trợ giúp theo khả năng của tôi. Và tên ông ấy là Mike Slade. Tôi thực sự không muốn nghe đến điều lạ nữa? Tôi diễn đạt rơ không?
- Vô ích - Mary nghĩ thế. - Hoàn toàn vô ích.
Nàng quay trở về văn pḥng ḿnh, thất bại và giận dữ. - Ḿnh có thể nói chuyện với Stan - nàng nghĩ thế. - Ông ấy sẽ hiểu. Nhưng điều ấy sẽ là một dấu hiệu yếu ớt. Ḿnh sẽ phải tự ḿnh giải quyết vụ Mike Slade.
- Mơ mộng à?
Mary nh́n lên, giật ḿnh. Mike Slade đang đứng trước bàn giấy của nàng, tay cầm một chồng bị vong lục.
- Lần sau nếu ông muốn vào văn pḥng tôi phải gơ cửa.
Đôi mắt ông ta nh́n nàng chế giễu. - Tại sao tôi có cảm giác rằng bà không say mê tôi nhỉ?
Nàng cảm thấy cơn giận của nàng bùng lên.
- Tôi sẽ cho ông biết tại sao, ông Slade. Bởi v́ tôi nghĩ rằng ông là một người ngạo mạn, bẩn thỉu, tự phụ.
Ông ta đưa một ngón tay lên.
- Bà nói thừa rồi.
- Đừng có đùa với tôi - nàng cảm thấy như đang thét lên.
Giọng ông ta hạ xuống đến một mức nguy hiểm.
- Bà muốn nói rằng tôi không thể theo đuổi các người khác à? Bà nghĩ ǵ về điều mọi người tại Washington đang nói về bà?
- Tôi không thực sự quan tâm đến điều họ nói.
- Có, nhưng bà nên quan tâm, - Ông ta chồm qua bàn giấy của nàng. - Mọi người đang hỏi bà có quyền ǵ để ngồi vào bàn giấy của một đại sứ. Thưa bà, tôi đă ở bốn năm tại Rumani. Đấy là một miếng dynamit sẵn sàng nổ, và chính phủ đang gửi đến một đứa bé ngu xuẩn nhà quê để đùa với nó.
Mary ngồi đấy lắng nghe và nghiến răng.
- Bà là một người không chuyên, bà Ashley ạ. Nếu có ai đấy muốn trả thù bà, có lẽ họ sẽ cho bà làm đại sứ tại Iceland đấy.
Mary không c̣n b́nh tĩnh. Nàng đứng bật dậy và tát mạnh vào mặt ông ta.
Mike Slade thở dài.
- Bà không bao giờ lúng túng trước một câu trả lời chứ?


Chương 16

Thiệp mời ghi: "Đại sứ cộng hoà xă hội chủ nghĩa Rumani mong bà có mặt để dự buổi tiệc cốc tai và ăn tối tại Toà đại sứ, 1607 Đường số 23, vào lúc 7 giờ 30 chiều. Cà vạt đen, RSVP 232-6593".

Mary nghĩ đến lần trước nàng đến viếng Toà đại sứ ấy và nàng đă cư xử ngốc nghếch như thế nào. Mà thôi, việc ấy sẽ không tái diễn. Ḿnh đă quà khỏi tất cả những điều ấy. Bây giờ ḿnh là một phần của sân khấu Washington rồi.
Nàng mạc bộ đồ mới mua, một chiếc áo cho buổi chiều bằng nhung đen với tay áo dài. Nàng mang đôi giày cao cổ lụa đen và một xâu chuỗi ngọc trai.
Beth lên tiếng nói:
- Mẹ trông xinh hơn Madonna đấy!
Mary ôm lấy nó.
- Mẹ lo lắm. Hai con ăn tối trong pḥng ăn dưới lầu rồi có thể lên xem truyền h́nh. Mẹ sẽ về sớm. Ngày mai tất cả chúng ta sẽ đi thăm nhà của Tổng thống Washington tại núi Vernon!
- Chúc mẹ vui vẻ.
Điện thoại reo. Đó là thư kư tổ công tác.
- Thưa bà đại sứ. Ông Stickley đang đợi bà ở hành lang.
- Ḿnh ước ǵ được đi một ḿnh, - Mary nghĩ thế. - Ḿnh không cần ông ta hoặc ai khác để ḿnh khỏi phiền phức.
Toà đại sứ Rumani trông hoàn toàn khác hẳn lần trước như Mary đă trông thấy. Có một bầu không khí tiệc tùng đă thiếu vắng trong chuyến đi thăm lần trước của nàng. Họ được Gabriel Stoica, phó trưởng phái bộ tiếp đón ở cửa.
- Chào ông Stickley. Thật là thú vị được gặp ông.
James Stickley gật đầu về phía Mary.
- Cho phép tôi được giới thiệu đại sứ của nước chúng tôi.
Chẳng có dấu hiệu nào to vẻ nhận ra nàng trên nét mặt của Stoica.
- Hân hạnh được gặp bà, bà Đại sứ. Xin theo tôi!
Trong khi họ bước xuống hành lang, Mary nhận thấy tất cả các pḥng đều sáng rực và thật ấm áp. Từ trên lầu nàng có thể nghe những giai điệu của một ban nhạc nhỏ. Khắp nơi đều có các chậu hoa.
Đại sứ Corbescue đang nói chuyện với một nhóm người khi ông ta trông thấy James Stickley và Mary Ashley đến gần.
- À, chào ông Stickley!
- Chào ngài đại sứ. Cho phép tôi được giới thiệu đại sứ Hoa Kỳ tại Rumani!
Corbescue nh́n Mary và nói một cách b́nh thản:
- Tôi hân hạnh được gặp bà.
Mary mong đợi một tia lấp lánh trong mắt ông ta. Nó không bao giờ có cả.

o0o

Có một trăm người tại bữa ăn tối. Đàn ông mặc véttông dạ tiệc và phụ nữ phục sức đẹp đẽ trong những chiếc áo kiểu Luis Estévez và Osear de la Renta. Chiếc bàn lớn mà Mary đă trông thấy trên lầu trong chuyến viếng thăm trước đă được tăng cường thêm nửa chục chiếc bàn nhỏ hơn chung quanh. Các người hầu mặc chế phục đi quanh căn pḥng với những khay champagne.
- Bà thích uống không? - Stickley hỏi.
- Không, cám ơn ông, - Mary nói. - Tôi không uống.
- Thật à? Thực là khốn khổ.
Nàng nh́n ông ta bối rối.
- Tại sao?
- Bởi v́ đấy là một phần công việc. Tại mỗi bữa tiệc ngoại giao mà bà tham dự, sẽ có những ly rượu chúc mừng. Nếu bà không uống, bà sẽ làm phật ư chủ nhân. Thỉnh thoảng bà phải hớp một ngụm.
- Tôi sẽ nhớ, - Mary nói.
Nàng nh́n qua căn pḥng và kia là Mike Slade. Nàng không nhận ra ông ta trong một lúc.
Ông ta đang mặc một chiếc véttông dạ tiệc và nàng phải công nhận rằng ông ta không phải không hấp dẫn trong bộ đồ buổi chiều. Cánh tay ông ta đang quàng qua một cô tóc hoe khêu gợi sắp ngă v́ chiếc áo của ả. "Rẻ mạt" - Mary nghĩ thế. - Đúng là năng khiếu của ông ta: Ḿnh không biết ông ta đang đợi bao nhiêu cô gái cho ông ta tại Bucarest nhỉ.
Mary nhớ lại lời của Mike: "Bà là một người không chuyên, bà Ashley ạ. Nếu có ai muốn trả thù bà, có lẽ họ sẽ đưa bà làm Đại sứ tại Iceland đấy" - "Thằng đểu".
Trong lúc Mary nh́n ông ta, đại tá Mc Kinney, trong bộ đại lễ, bước đến bên Mike. Mike tạm biệt cô gái tóc hoe và bước đến một góc pḥng với vị đại tá "Ḿnh sẽ phải quan sát cả hai, - Mary nghĩ thế".
Một người hầu đi ngang qua với rượu champagne.
- Tôi nghĩ rằng tôi sẽ uống một ly, - Mary lên tiếng.
James Stickley nh́n nàng uống cạn.
- Được rồi. Đă đến lúc bắt đầu khai thác căn pḥng.
- Khai thác căn pḥng à?
- Nhiều công việc được hoàn thành ở những bữa tiệc này. Đấy là lư do các Toà đại sứ tổ chức tiệc tùng.
Mary trải qua một giờ nữa để được giới thiệu với các vị đại sứ, thượng nghị sĩ, thống đốc và một số nhân vạt chính trị có thế lực nhất cả Washington. Rumani đă trở thành một nhăn hiệu nóng bỏng và hầu hết mọi người quan trọng đều cố gắng nhận được giấy mời đến dự buổi tiệc của Toà đại sứ. Mike Slade đến gần James Stickley, tay ôm cô gái tóc hoe.
- Chào ông, - Mike vui vẻ nói, - Tôi muốn ông gặp Debbie Dennison. Đây là James Stickley và Mary Ashley.
Thực là một cú tát cố ư. Mary nói mát, - Đại sứ Ashley đấy.
Mike đưa tay vỗ trán.
- Xin lỗi, Đại sứ Ashley.
Bố của cô Dennison cũng là đại sứ nữa. Ông ấy là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, dĩ nhiên. Ông ấy đă phục vụ nửa chục quốc gia trong ṿng 25 năm qua.
Debbie Dennison nói:
- Đấy là một cách tuyệt vời để trưởng thành đấy.
Mike nói:
- Debbie đă đi nhiều!
- Vâng, - Mary điềm đạm nói. - Tôi chắc vậy.
Mary khẩn cầu khỏi phải ngồi cạnh Mike trong bữa ăn tối và những lời khẩn cầu của nàng đă được chấp thuận. Ông ta ở một bàn khác, cạnh cô gái tóc hoe gần như bán khoả thân. Có một chục người ở bàn Mary. Một số là những khuôn mặt quen thuộc nàng đă trông thấy ở b́a các tạp chí và trên truyền h́nh, James Stickley ngồi đối diện với Mary. Ngưởi đàn ông bên trái Mary nói một thứ ngôn ngữ thần bí mà Mary không thể nào hiểu được. Bên phải nàng là một người đàn ông tóc hoe, trung niên gầy và cao, với khuôn mặt hấp dẫn, nhạy cảm.
- Tôi hân hạnh được ngồi cạnh bà, - Ông ta bảo Mary. - Tôi là một người nồng nhiệt hâm mộ bà. - Ông ta nói bằng một giọng Bắc Âu nhẹ nhàng.
- Cám ơn ông. - Một kẻ hâm mộ điều ǵ nơi ḿnh? - Mary tự hỏi."Ḿnh chưa làm ǵ cả".
- Tôi là Olaf Peterson, tuỳ viên văn hoá Thuỵ Điển!
- Tôi rất sung sướng được gặp ông, ông Peterson.
- Bà đă đến Thuỵ Điển chưa?
- Chưa. Nói thật với ông, thực sự tôi chưa đi đâu cả!
Olaf Peterson mỉm cười.
- Vậy th́ có thật nhiều nơi có cách chiêu đăi riêng cho họ.
- Có lẽ có ngày con tôi và tôi sẽ đi thăm đất nước của ông đấy.
- A, bà có con à? Chúng nó bao nhiêu tuổi rồi?
- Tim mười tuổi và Beth mười hai. Tôi sẽ cho ông xem!
Mary mở ví và lấy ra những bức ảnh chụp nhanh của con nàng. Phía đối diện, James Stickley lắc đầu không chấp nhận.
Olaf Peterson xem các bức ảnh chụp nhanh.
- Những đứa trẻ đẹp đấy! - Ông ta reo lên, trông giống mẹ đấy. - Chúng có đỏi mắt của bố đấy!
Nàng và Edward thường hay có luận điệu chế giễu về chuyện mấy đứa con giống ai.
- Beth sẽ là một trang tuyệt sắc như em đấy! - Edward sẽ nói như thế. - Anh không biết Tim trông giống ai. Em có chắc nó là của anh không? Và cuộc tranh luận để đùa của họ sẽ chấm dứt bàng việc làm t́nh.
Olaf Peterson đang nói điều ǵ đấy với nàng.
- Xin lỗi, ông nói ǵ?
- Tôi nói rằng tôi có đọc về việc chồng bà tử nạn ôtô. Tôi lấy làm tiếc. Có lẽ rất khó khăn cho một người phụ nữ cô đơn không có người đàn ông.
Giọng ông ta đầy vẻ thương cảm.
Mary đưa ly rượu trước mặt nàng lên và hớp một ngụm. Nó lạnh và làm nàng dịu lại. Nàng uống cạn ly. Nó được một người hầu bàn mang găng trắng đi qua lại sau lưng thực khách rót đầy lại ngay.
- Khi nào bà nhận nhiệm sở tại Rumani? - Peterson hỏi.
- Tôi được cho biết rằng chúng tôi sẽ đến đấy trong vài tuần nữa. - Mary nhặt ly rượu lên. - Đến Bucarest. - Nàng uống. Rượu thật ngon và mọi người đều biết rằng nồng độ của rượu thấp.
Khi người hầu bàn đề nghị rót đầy lại, nàng sung sướng gật đầu. Nàng nh́n quanh căn pḥng, tất cả những vị khách đều ăn mặc đẹp đẽ đang nói hàng chục thứ tiếng khác nhau và nàng nghĩ: "Họ không tổ chức tiệc tùng như thế này tại thị trấn Junction cổ kính. Không? thưa ngài. Kansas khô như một khúc xương. Washington ướt át như một… Washington ướt át như ǵ nhỉ? Nàng cau mày cố gắng suy nghĩ.
- Bà có xạo không? - Olaf Peterson lên tiếng hỏi.
Nàng đập lên cánh tay ông ta.
- Vĩ đại. Tôi thật vĩ đại! Tôi muốn một ly rượu nữa, Olaf.
- Chắc chắn rồi.
Ông ta vẫy người hầu bàn, và ly rượu của Mary được rót đầy lại.
- Ở nhà, - Mary thổ lộ, - Tôi chưa bao giờ uống rượu cả. - Nàng nâng ly và uống. - Thật sự, tôi chưa bao giờ uống ǵ cả - Nàng bắt đầu líu lưỡi. - Không kể nước, dĩ nhiên.
Olaf Peterson quan sát nàng và mỉm cười.
Tại bàn giữa, Đại sứ Rumani Corbescue đứng dậy.
- Thưa các ông, các bà, những vị khách đặc biệt, tôi muốn đề nghị một ly rượu mừng.
Nghi thức bắt đầu. Có những ly rượu chúc mừng Alexandros Ionescu, Chủ tịch Rumani. Có những ly rượu chúc cho bà Alexandros Ionescu. Có những ly rượu chúc cho Tổng thống Hoa Kỳ và cho Phó Tổng thống, cho quốc kỳ Rumani và cho quốc kỳ Mỹ. Mary thấy h́nh như có cả ngh́n ly rượu chúc. Nàng uống tất cả mọi ly.
Ḿnh là đại sứ, - nàng tự nhủ - Đấy là nhiệm vụ cùa ḿnh.
Giữa các ly rượu chúc, vị đại sứ Rumani lên tiếng:
- Tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều muốn nghe vài lời của tân đại sứ xinh đẹp của Hoa Kỳ tại Rumani.
Mary nâng ly và bắt đầu uống một ly rượu mừng khi nàng chợt nhận ra rằng được yêu cầu.
Nàng ngồi đấy một lúc rồi cố gắng đứng dậy. Nàng đứng lên bám chặt vào bàn để đứng vững. Nàng nh́n đám đông và vẫy tay.
- Chào mọi người. Chúc mọi người vui vẻ.
Nàng chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc hơn trong đời. Mọi người trong pḥng đều thật thân hữu. Họ đều mỉm cười với nàng. Một số c̣n cười to nữa. Nàng nh́n sang James Stickley và cười toe toét.
- Thật là một bữa tiệc lớn - Mary nói, - Tôi hân hạnh v́ mọi người đều đến cả. - Nàng ngồi xuống nặng nề và quay sang Olaf Peterson.
- Họ bỏ ǵ đấy vào ly rượu của tôi, ông ta bóp tay nàng. - Tôi nghĩ rằng điều bà cần là một ít không khí mát. Ở đây rất ngột ngạt.
- Vâng. Ngột ngạt. Nói thực với ông nhé, tôi cảm thấy hơi choáng váng.
- Để tôi đưa bà ra ngoài.
Ông ta đỡ Mary đứng dậy và nàng rất ngạc nhiên thấy bước đi khó khăn. James Stickley đang nói chuyện sôi nổi với một người bạn cùng bàn và không thấy Mary bỏ đi. Mary và Olaf Peterson đi ngang qua bàn Mike Slade và ông này cau mày nh́n nàng bất b́nh.
- Hắn ghen tị đấy! - Mary nghĩ thế. - Họ không mời hắn đọc diễn văn.
Nàng nói với Peterson.
- Ông biết chuyện của ông ấy chứ? Ông ta muốn làm đại sứ. Ông ta không chịu nổi việc tôi nhận chức vụ ấy.
- Bà đang nói về ai thế? – Olaf Peterson hỏi.
- Không quan trọng. Ông ta không quan trọng.
Họ ra ngoài, không khí ban đêm lạnh mát.
Mary cảm kích v́ sự nâng đỡ của cánh tay Peterson. Mọi sự h́nh như mờ đi.
- Tôi có một chiếc xe ḥm ở đâu đấy - Mary nói.
- Ta bảo nó đi đi! - Olaf Peterson đề nghị.
- Chúng ta sẽ đến chỗ tôi để uống một ly rượu ngủ nhỏ.
- Không uống rượu nữa.
- Không, không. Chỉ là một ly rượu nhỏ để ổn định lại dạ dày của bà thôi!
Rượu mạnh. Trong sách vở, tất cả những người sành sỏi đều uống rượu mạnh. Rượu mạnh và sôđa. Đấy là loại rượu Cary Grant.
- Với sôđa à?
- Dĩ nhiên!
Olaf Peterson đỡ Mary lên một chiếc xe taxi và cho tài xế một địa chỉ. Khi họ dừng lại trước một chung cư rộng, Mary nh́n Peterson, bối rối.
- Chúng ta ở đâu đây?
- Chúng ta cứ tự nhiên đi, - Olaf Peterson nói.
Ông ta đỡ Mary bước ra taxi và giữ nàng lại trong lúc nàng bắt đầu ngă.
- Tôi say à? - Mary hỏi.
- Tất nhiên là không, - Ông ta dịu dàng nói.
- Tôi cảm thấy buồn cười.
Peterson đưa nàng vào một hành lang và bấm chuông gọi thang máy.
- Một chút rượu mạnh sẽ làm bà ổn lại thôi!
Họ bước vàe thang máy và ông ta bấm nút.
- Ông có biết tôi là một người kiêng rượu không?
- Không. Tôi không biết điều ấy.
- Thực tế là vậy đấy.
Peterson vuốt ve cánh tay trần của nàng.
Cửa thang máy mở ra và Peterson giúp nàng bước ra khỏi thang máy.
Có bao giờ ai đó bảo ông rằng sàn nhà không bằng phẳng không?
- Tôi sẽ lo điều ấy, - Olaf lên tiếng hứa.
Ông ta xốc nàng bằng một tay trong lúc ông ta lục t́m ch́a khoá pḥng và mở khoá. Họ bước vào bên trong.
Căn pḥng sáng mờ mờ.
- Ở đây tối quá - Mary nói.
Olaf Peterson ôm nàng trong tay.
- Tôi thích bóng tối, bà thấy thế nào?
Nàng thích không à? Nàng không rơ.
- Bà là một phụ nữ rất đẹp, bà biết không?
- Cám ơn ông. Ông là một người đàn ông đẹp.
- Ông ta đưa nàng vào trường kỷ và đặt nàng ngồi xuống. Nàng cảm thấy choáng váng. Môi ông ta ép vào môi nàng và nàng cảm thấy bàn tay ông ta lần lên đùi nàng.
- Ông đang làm ǵ đấy?
- Nghỉ đi, em yêu. Sẽ cảm thấy đáng yêu!
Nó cảm thấy đáng yêu thật. Tay ông ta rất nhẹ nhàng, như tay Edward. Anh ấy là một bác sĩ tuyệt vời - Mary nói.
- Anh chắc ông ấy như thế. - Ông ta ép người vào người nàng.
- Ồ vâng. Bất cứ khi nào có ai cần giải phẫu, họ luôn luôn yêu cầu Edward.
Nàng ngă lưng trên trường kỷ và đôi tay mềm mại vén áo nàng lên và nhẹ nhàng mơn trớn nàng.
Đôi tay của Edward. Mary nhắm mắt lại và cảm thấy môi chàng di chuyển xuống thân thể nàng, đôi môi mềm mại và một cái lưỡi dịu dàng. Edward có một cái lưỡi thật dịu dàng. Và nàng muốn nó không bao giờ dừng lại.
- Tuyệt thật đấy, anh yêu! - nàng nói. - Yêu em đi. Nào yêu em đi!
- Anh sẽ làm ngay bây giờ. - Giọng ông ta khàn khàn, bỗng thô bỉ. Chẳng giống giọng Edward tí nào cả.
Mary mở mắt và nh́n chằm chằm vào khuôn mặt của người lạ. Trong lúc nàng cảm thấy ông ta bắt đầu cho vào người nàng, nàng bỗng thét lên.
- Không, dừng lại đi!
Olaf Peterson trố mắt nh́n nàng.
- Nhưng…
- Không?
Nàng ngây dại nh́n quanh căn pḥng.
- Xin lỗi! - nàng nói. - Tôi đă lầm. Tôi không muốn ông nghĩ rằng tôi…
Nàng lăn qua và chạy lại cửa.
- Đợi đă! Ít nhất hăy để tôi đưa bà về nhà.
Nàng đă biến mất.
Nàng bước xuống những con đường hoang vắng, cố gắng chống chọi với cơn gió lạnh lẽo và tràn ngập một sự xấu hổ sâu xa, đau đớn. Chẳng thể nào giải thích được điều nàng đă làm. Và chẳng có lư do nào cả. Nàng đă làm nhục địa vị của nàng. Và bằng một cách thật là ngu xuẩn! Nàng đă say sưa trước phân nửa đoàn ngoại giao tại Washington, đă đi vào pḥng của một người lạ và hầu như đă để ông ta dụ dỗ nàng. Sáng ra, nàng sẽ là mục tiêu cho mọi mục bàn tán tại Washington.

o0o

Ben Cohn nghe câu chuyện từ ba người đă dự bữa ăn tối tại Toà đại sứ Rumani. Chàng lục qua các cột báo Washington và New York. Chẳng có một lời nào cả về biến cố đă xảy ra. Có ai đấy đă bưng bít câu chuyện này. Phải là ai đấy rất quan trọng.
Cohn ngồi trong một pḥng ngủ nhỏ mà báo chí gọi là văn pḥng, suy nghĩ. Chàng quay số điện thoại của Ian Villiers.
- Alô, ông Villiers có đấy không?
- Vâng. Ai gọi đấy?
- Ben Cohn!
- Xin vui ḷng chờ một chút. - Nàng trở lại điện thoại một phút sau. - Rất tiếc, ông Cohn ạ. Ông Villiers h́nh như đă đi ra ngoài.
- Khi nào tôi có thể gặp được ông ấy?
- Tôi e rằng ông ấy sẽ bị giữ lại cả ngày đấy.
- Rơ.
Chàng gác ống nghe và quay số của một người viết cột b́nh luận làm việc cho một tờ báo khác. Chẳng có ǵ xảy ra tại Washington mà nàng không biết cả.
- Linđa, - chàng bảo - trận đánh hằng ngày thế nào rồi?
- Cũng vậy thôi.
- Chẳng có ǵ hấp dẫn xảy ra quanh lỗ nước mạ vàng này à?
- Thực sự chẳng có ǵ cả, Ben ạ. Yên tĩnh chết người đấy.
Chàng bỗng nói:
- Tôi biết rằng Toà đại sứ Rumani đêm qua có một chuỷện động trời đấy.
- Có à! - Giọng nàng bỗng trở nên thận trọng.
- Ờ hờ. Cô có nghe ǵ về vị tân đại sứ của chúng ta tại Rumani không?
- Không. Bây giờ tôi phải đi, Ben ạ. Có ai gọi điện thoại cho tôi từ xa đấy.
Đường dây im bặt.
Chàng quay số của một người bạn tại Bộ Ngoại giao. Khi nhân viên tổng đài thông đường dây cho chàng, chàng lên tiếng:
- Alô, Alfred?
- Benjie? Nấu nướng ǵ đấy?
- Lâu thật. Tôi nghĩ rằng ḿnh có thể cùng nhau ăn trưa đấy!
- Tốt. Bạn có đề tài ǵ đấy?
- Tại sao không để đến lúc gặp anh hăy nói?
- Khá hay. Lịch của tôi hôm nay khá nhẹ đấy. Anh có muốn gặp tôi tại Watergate không?
Ben Cohn lưỡng lự.
- Tại sao chúng ta không đề cập chuyện ấy ở Regina tại Silver Spirings nhỉ?
- Chỗ ấy hơi hẻo lánh một tí, phải không?
- Ừ,- Ben nói, dừng lại một tí. - Tôi biết rồi.
- Một giờ chứ?
- Tốt!
Ben Cohn ngồi ở chiếc bàn trong góc khi người khách của chàng, Alfred Shuttleworth, đến chủ nhà, Tony Sergio, mời chàng ngồi.
- Các bạn thích uống rượu không?
Shuttleworth gọi một ly Martini.
- Tôi chẳng uống ǵ cả, - Ben Cohn nói.
Alfred Shuttleworth là một người trung niên trông vàng bủng làm việc tại Vụ châu Âu của Bộ Ngoại giao. Ít năm trước, chàng đă dính líu vào một tai nạn lái xe trong lúc say nên Ben Cohn phải đảm nhiệm tờ báo của chàng. Nghề nghiệp của chàng bị đe doạ. Cohn đă bưng bít câu chuyện và Shuttleworth đă cảm kích chàng bằng cách thỉnh thoảng cho chàng những mẩu tin.
- Tôi cần sự giúp đỡ của bạn, Al ạ.
- Nói ra đi và bạn sẽ được.
- Tôi muốn có tin tức nội bộ về tân đại sứ của chúng ta tại Rumani?
Alfred Shuttleworth cau mày.
- Bạn muốn nói ǵ?
- Có ba người gọi tôi bảo rằng đêm qua tại Toà đại sứ Rumani, bà ấy thực chai đá đến nỗi đă làm tṛ bỉ ổi trước mặt những nhân vật danh tiếng của Washington đấy. Bạn có đọc báo sáng nay hoặc những ấn phẩm trước của báo buổi chiều không?
- Có. Họ đề cập đến bữa tiệc tại toà đại sứ, nhưng chẳng đề cập ǵ đến Mary Ashley cả.
- Đúng đấy. Tin bạc đấy.
- Xin lỗi.
- Sherloek Holmes: Con chó ấy không chịu sủa. Nó im lặng. Báo chí cũng vậy. Tại sao những tay viết cột lượm lặt lại bỏ qua một câu chuyện hay ho như thế nhỉ? Có ai đấy đă bưng bít câu chuyện. Một người nào đấy quan trọng. Nếu có một nhân vật quan trọng nào khác công khai tự làm nhục ḿnh, có lẽ báo chí sẽ được một ngày lễ hội của La Mă đấy.
- Việc ấy không cần thiết phải làm theo, Ben ạ.
- A, có một cô bé Lọ Lem đến từ đâu không biết, được chiếc đũa thần của Tổng thống chạm đến và bỗng biến thành Grace Kelly. Công chúa Di Jacqueline Kennedy cuộn lại thành một. Bây giờ tôi phải công nhận bà ấy đẹp, nhưng bà ấy không đến nỗi xinh đẹp như thế. Bà ấy xuất sắc, nhưng không đến nỗi xuất sắc như thế. Theo ư kiến thô thiển của tôi, việc giảng dạy một lớp ở khoa chính trị tại Trường đại học tiểu bang Kansas không hẳn tạo đủ điều kiện cho bất cứ ai làm đại sứ, tại một trong những điểm nóng hổi của thế giới như thế.
- Tôi sẽ cho bạn biết một điều vô trật tự khác. Tôi đă bay đến thị trấn Junction và nói chuyện với vị cảnh sát trưởng ở đấy.
Alfred Shuttleworth nốc cạn ly Martini c̣n lại.
- Tôi nghĩ rằng tôi muốn uống một ly Martini nữa. Bạn làm cho tôi lo âu đấy.
- Hăy đến câu lạc bộ. - Ben Cohn gọi một ly Martini.
- Tiếp tục đi, - Shuttleworth nói.
- Bà Ashley không nhận lời Tổng thống v́ chồng bà ấy không thể bỏ công việc thực nghiệm y khoa của ông ấy. Rồi ông ta bị giết trong một tai nạn ôtô thích hợp. Thế là người phụ nữ có mặt tại Washington trên đường đi Bucarest. Đúng là có ai đấy đă xếp đặt kế hoạch ngay từ đầu.
- Một người nào đấy à? Ai thế?
- Đấy là một câu hỏi lớn!
- Ben à, anh đề nghị ǵ đấy?
- Tôi chẳng đề nghị ǵ cả. Để tôi cho anh biết Cảnh sát trưởng Munster đă đề nghị ǵ. Ông ta nghĩ rằng thật là đặc biệt v́ có nửa chục nhân chứng lộ diện từ đâu không rơ giữa đêm đông giá lạnh, chỉ đúng lúc để chứng kiến tai nạn. Và anh c̣n muốn nghe một điều c̣n đặc biệt hơn không?
Tất cả bọn họ đều biến mất cả. Từng người một.
- Tiếp tục đi.
- Tôi đă đến pháo đài Riley để nói chuyện với tài xế xe tải quân đội đă giết chết bác sĩ Ashley.
- Và ông ta có ǵ để nói?
- Không nhiều đâu. Ông ta đă chết. Lên cơn đau tim. Hai mươi bảy tuổi.
Shuttleworth đang nghịch với đế ly của ḿnh.
- Tôi cho rằng c̣n nữa phải không?
- Ồ vâng. C̣n nữa. Tôi đến văn pḥng CID tại pháo đài Riley để phỏng vấn đại tá Jenkins, vị sĩ quan phụ trách điều tra quân đội cũng là một trong những nhân chứng của tai nạn. Vị đại tá không c̣n ở đấy. Ông ta đă được thăng cấp và thuyên chuyển đi. Bây giờ ông ta là thiếu tướng ở đâu đấy tại hải ngoại. H́nh như chẳng ai biết ở đâu cả!
Alfred Shuttleworth lắc đầu.
- Ben, tôi biết bạn là một phóng viên đại tài, nhưng tôi thực tâm nghĩ rằng lần này bạn mất dấu rồi đấy. Bạn đang xây dựng một ít sự kiện trùng hợp vào một phim truyện Hitcock đấy. Người ta vẫn bị chết v́ các tai nạn ô tô. Người ta vẫn bị lên cơn đau tim và các sĩ quan vẫn được thăng cấp. Bạn đang t́m một loại âm mưu nào đấy ở nơi mà chẳng có ǵ cả.
- Al, bạn có nghe đến một tổ chức gọi là "Các nhà yêu nước v́ tự do" không?
- Không. Cái ǵ đấy giống như DAR à?
Ben Cohn điềm tĩnh nói:
- Chẳng giống DAR chút nào cả. Tôi vẫn nghe tin đồn đại, nhưng tôi chẳng xác định được ǵ cả.
- Loại tin đồn nào thế?
- Nó được xem là một phe đảng của cánh hữu cấp cao và những người cuồng tín cánh tả từ hàng chục quốc gia phương Đông và phương Tây. Lư tưởng của họ đối lập hoàn toàn, nhưng điều đă đưa họ lại gần với nhau là sự sợ hăi. Các phần tử Cộng sản nghĩ rằng kế hoạch của Tổng thống Ellison là một tṛ của khối tư bản nhằm tiêu diệt khối Đông Âu Những người cánh hữu tin rằng kế hoạch của ngài sẽ là một cánh cửa mở để cho cộng sản tiêu diệt chúng ta. Do đó, họ đă thành lập cái liên minh xấu xa này.
- Chúa ơi! Tôi không tin!
- C̣n nữa. Ngoài những nhân vật quan trọng người ta bảo rằng nhiều nhóm nhỏ của các cơ quan an ninh của các quốc gia khác nhau cũng dính líu vào. Bạn có nghĩ rằng bạn có thể phối kiểm lại giùm tôi được không?
- Tôi không biết. Tôi sẽ cố gắng.
- Tôi đề nghị bạn làm việc ấy một cách kín đáo nhé. Nếu tổ chức ấy có thực, họ sẽ không mừng run để cho bất cứ ai chơ mũi vào đâu!
- Tôi sẽ bàn lại với bạn sau, Ben.
- Cám ơn. Hăy gọi bữa ăn trưa nhé.
Món mỳ ống chiên gịn ngon tuyệt.

o0o

Alfred Shuttleworth hoài nghi về lư thuyết của Ben Cohn. Các phóng viên hay t́m những khía cạnh giật gân; Shuttleworth nghĩ thế. Chàng thích Ben Cohn, nhưng Shuttleworth chẳng có ư kiến ǵ về cách ḍ la về một tổ chức thần bí khả dĩ có được cả. Nếu nó có thực sự, nó sẽ có trong một chiếc máy điện toán nào đấy của chính phủ. Bản thân chàng không thể đến gần các máy điện toán được "Nhưng ḿnh biết có người", Alfred Shuttleworth nhớ lại. - Ḿnh sẽ gọi ông ta.
Alfred Shutt́eworth đang uống ly Martini thứ hai th́ Peter Connors bước vào quán rượu.
- Xin lỗi tôi đến trễ, - Connors bảo: "Một vấn đề nhỏ tại hăng nước chấm!"
Peter Connors gọi một ly Scoth và Shuttleworth một ly Martini khác.
Hai người đă gặp nhau v́ bạn gái của Connors và vợ của Shuttleworth đă làm việc cùng hăng và kết bạn với nhau. Connors và Shuttleworth hoàn toàn đối nghịch, một người can dự vào những tṛ chơi điệp báo chết người và người kia làm việc như một quan lại bàn giấy. Tính cách khác biệt nhau ấy đă làm họ thích thú khi kết bạn với nhau, và thỉnh thoảng họ trao đổi cho nhau những tin tức hữu ích. Lần đầu tiên khi Shuttleworth gặp ông ta, Peter Connors là một người bạn vui tính và hấp dẫn. Ở đâu đấy suốt chặng đường, có một điều ǵ đấy đă làm ông ta trở nên gắt gỏng. Ông ta đă trở thành một người phản động cay cú hơn.
Shuttleworth hớp ly Martini của chàng.
- Peter. Tôi nhờ bạn một việc đặc biệt. Bạn có thể xem giùm tôi một điều trong máy điện toán của CIA không? Có lẽ không có ở đấy, nhưng tôi đă hứa với một người bạn rằng tôi sẽ cố gắng.
Connors cười thầm.
- Tên khốn khổ này có lẽ muốn t́m xem có ai đấy nện vợ hắn không.
- Được. Tôi có nợ bạn một ít. Bạn muốn biết về ai?
- Đấy không phải là ai, đấy là cái ǵ đấy. Và có lẽ nó cũng không có. Đấy là một tổ chức gọi là "Các nhà yêu nước v́ tự do". Bạn đă nghe đến chỗ nó chưa?
Peter Connors cẩn thận đặt ly rượu xuống.
- Tôi không thể nói rằng tôi biết, Al ạ. Bạn của bạn tên ǵ?
- Ben Cohn. Anh ấy là một phóng viên của tờ Post.

o0o

Sáng hôm sau, Ben Cohn đi đến quyết định.
Chàng bảo Akiko.
- Hoặc là anh nắm được câu chuyện của thế kỷ, hoặc anh chẳng có ǵ cả. Đây là lúc anh đă t́m ra!
- Cám ơn Chúa! - Akiko reo lên. - Arthur sẽ rất sung sướng đấy?
Ben Cohn gọi Mary Ashley tại văn pḥng nàng.
- Chào Đại sứ. Ben Cohn. Bà nhớ tôi không?
- Vâng, ông Cohn. Ông đă viết câu chuyện ấy chưa?
- Thưa bà Đại sứ, đấy là điều tôi đến thăm bà đấy Tôi đă đến thị trấn Junction và nhặt được một số tin mà tôi nghĩ rằng bà sẽ quan tâm đến.
- Loại tin tức nào thế?
- Tôi không thích nói chuyện ấy qua điện thoại.
- Tôi không biết liệu chúng ta có thể gặp nhau đâu đấy không?
- Tôi có cả một thời khoá biểu thực khôi hài. Để tôi xem. Tôi rảnh được nửa giờ sáng thứ sáu, được không?
- Qua ba ngày! Tôi đoán là có thể đợi đến lúc đó.
- Ông có muốn đến văn pḥng tôi không?
- Có một quầy cà phê tầng dưới trong toà nhà của bà. Tại sao chúng ta không gặp nhau ở đấy?
- Được rồi, tôi sẽ gặp ông vào thứ sáu.
Họ chào nhau và gác máy. Một lúc sau, có tiếng clic thứ ba trên đường dây.

o0o

Chẳng có cách nào để tiếp xúc trực tiếp vớỉ ngài chủ sự cả. Ông ta đă tổ chức và hỗ trợ cho tổ chức "Các nhà yêu nước v́ tự do", nhưng ông ta không bao giờ dự các buổi họp và ông ta hoàn toàn nặc danh. Ông ta là một số điện thoại - không thể t́m ra được (Connors đă cố gắng) - và một máy ghi bảo rằng, - Bạn có sáu mươi giây để chuyển công điện. - Số ấy chỉ được dùng trong những trường hợp khẩn cấp. Connors dừng lại tại một pḥng điện thoại công cộng để gọi. Ông ta dùng đến máy ghi. Bức điện được nhận lúc 6 giờ tối. Tại Buenos Aires lúc ấy 8 giờ tối.
- Vị chủ sự nghe bức điện hai lần, rồi quay một số ông đợi đến ba phút mới nghe giọng của Neusa Munez trên máy.
- Vâng! Vị chủ sự lên tiếng, - Đây là người đă dàn xếp với cô trước kia về Angel. Tôi có một hợp đồng khác với ông ấy. Cô có thể tiếp xúc ngay với ông ấy không?
- Tôi không biết. - Nàng có vẻ say.
Ông cố ḱm lại sự sốt ruột trong giọng nói của ḿnh.
- Khi nào cô hy vọng được tin anh ấy?
- Tôi không biết.
- Con mụ quỷ quái thật. - Hăy nghe tôi đây.
Ông nói từ từ và thận trọng, dường như đang nói với một đứa bé. - Hăy bảo Angel rằng tôi cần làm ngay việc này. Tôi muốn ông ấy…
- Chờ một phút. Tôi phải đi cầu…
Ông nghe nàng bỏ điện thoại xuống. Vị chủ sự ngồi đấy, đầy thất vọng.
Ba phút sau, nàng trở lại đường dây.
- Uống nhiều bia làm mắc tiểu đấy. - Nàng lên tiếng.
Ông nghiến răng.
- Điều này rất quan trọng.
Ông ngại nàng sẽ chẳng c̣n nhớ ǵ cả.
- Tôi muốn cô lấy bút ch́ viết lại. Tôi sẽ nói từ từ.

o0o

Tối hôm ấy, Mary tham dự một bữa tiệc do Toà đại sứ Canada tổ chức. Lúc nàng rời văn pḥng về nhà thay đồ, James Stickley nói:
- Tôi muốn đề nghị lần này bà sẽ nhấm các ly rượu chúc mừng!
Ông ta và Mike Slade là một cặp bài trùng tuyệt vời.
Bây giờ nàng đến dự tiệc và nàng mong được thoải mái với Beth và Tim. Những khuôn mặt ở bàn, nàng đều không quen. Bên phải nàng là một tay trùm tàu bè Hy Lạp. Bên trái nàng là một nhà ngoại giao Anh.
Một nhà tai mắt Philadelphia đeo đầy kim cương; bảo Mary.
- Thưa bà Đại sứ, bà thích Washington chứ?
- Rất nhiều, cám ơn bà.
- Có lẽ bà sung sướng run v́ đă thoát khỏi Kansas của bà đấy!
Mary nh́n bà ta không hiểu.
- Thoát khỏi Kansas à?
Người phụ nữ tiếp tục nói:
- Tôi chưa bao giờ đến Trung Mỹ cả, nhưng tôi tưởng tượng có lẽ nó kinh khủng đấy. Tất cả những nông gia ấy và chẳng có ǵ cả ngoài những cánh đồng bắp và lúa ḿ ảm đạm. Thật là ngạc nhiên v́ bà có thể chịu đựng lâu thật đấy.
Mary cảm thấy một cơn giận đang dâng lên, nhưng nàng tự chủ được giọng nói. - Bắp và lúa ḿ mà bà đang đề cập đến - nàng lịch sự bảo "Nuôi thế giới đấy".
Người phụ nữ lên giọng kẻ cả.
- Xe cộ chúng ta chạy bằng xăng, nhưng tôi không muốn sống trong những vùng có dầu. Nói một cách văn chương, người ta phải sống tại Phương Đông, phải không? Bây giờ hoàn toàn đúng đắn - tại Kansas, trừ phi người ta phải ra đồng gặt hái cả ngày, thực sự chẳng có ǵ để làm cả phải không?
Những người khác ở bàn đều lắng nghe kỹ.

Thực sự chẳng có ǵ để làm cả, phải không?

Mary nghĩ đến những chuyến xe chở cỏ khô tháng 8, những phiên chợ trong thành phố, và những bi kịch cổ điển thú vị tại rạp hát của Trường đại học. Những buổi cắm trại Chủ Nhật tại công viên Milford, các cuộc thi đấu banh mềm và những cuộc câu cá trong hồ trong vắt. Ban nhạc chơi trên sân cỏ, các cuộc họp mặt trong sảnh đường thành phố, các bữa tiệc tập thể, các cuộc khiêu vũ đồng quê và niềm phấn khởi lúc gặt hái… những chuyến xe trượt tuyết và những đợt pháo bông ngày 4 tháng 7 sáng rực bầu trời Kansas êm ả.
Mary bảo người phụ nữ.
- Nếu bà thực sự chưa bao giờ đến Trung Mỹ bà thực sự không biết điều bà đang nói! V́ đấy là điều cả đất nước này cần đến. Nước Mỹ không phải là Washington, Los Angeles hoặc New York. Chính hàng ngh́n những thành phố nhỏ mà bà chưa từng thấy hoặc nghe đến đă làm cho đất nước này vĩ đại. Đấy là những người thợ mỏ, những nông dân và những công nhân quần áo bẩn thỉu. Và vâng, tại Kansas chúng tôi có vũ kịch, nhạc giao hưởng và sân khấu. Và, để bà mở kiến thức, chúng tôi c̣n trồng nhiều thứ hơn cả bắp và lúa ḿ - chúng tôi trồng những con người trung tín với Thượng Đế.

o0o

- Bà biết rằng, dĩ nhiên, bà đă làm nhục em gái của một thượng nghị sĩ rất quan trọng đấy! – James Stickley cho Mary biết sáng hôm sau.
- Chưa đủ đâu. - Mary thách thức nói. - Chưa đủ đâu.

o0o

Sáng thứ năm Angel khó ở, chuyến bay từ Buenos Aires đến Washington DC phải hoăn lại v́ một cú điện thoại đe doạ như bom nổ.
Cuộc đời không c̣n an toàn nữa, - Angel suy nghĩ một cách giạn dữ. Pḥng khách sạn đă đăng kư trước tại Washington cũng quá hiện đại nữa - từ ấy là ǵ nhỉ "Plastic. Đúng là nó". Tại Buenos Aires, mọi việc đều là "Autentico" cả.
Ḿnh sẽ hoàn tất hợp đồng này và trở về nhà. Công việc đơn giản hầu như là một điều nhục mạ cho tài năng của ḿnh. Nhưng tiền bạc tuyệt vời.
Đêm nay ḿnh sẽ được bù khú. Ḿnh không biết tại sao sự giết chóc làm ḿnh cứ cương cứng lên. Lần dừng lại đầu tiên của Angel là ở một cửa hàng phụ tùng điện, rồi một tiệm sơn và cuối cùng là một siêu thị, nơi Angel chỉ mua sáu bóng đèn.
Thiết bị c̣n lại đang đợi trong pḥng khách sạn hai thùng dán kín ghi "Dễ vỡ - Nhẹ tay". Bên trong chiếc thùng thứ nhất là bốn quả lựu đạn tay sơn màu xanh quân đội. Trong thùng thứ hai là dụng cụ hàn.
Bằng cách làm việc thật chậm chạp, thật thận trọng, Angel cắt phần trên của quả lựu đạn thứ nhất ra rồi sơn phần đáy cùng màu với bóng đèn.
Bước kế tiếp là lấy thuốc nổ ra và thay bằng một loại chất nổ cực mạnh. Khi nó được nhét chặt vào, Angel thêm vào đấy những mảnh ch́ và kim loại.
Angel đập một bóng đèn vào bàn, giữ lại dây tóc và đế tim đèn. Chỉ mất không đầy một phút để hàn dây tóc của bóng đèn vào một ng̣i nổ điện. Bước cuối cùng là nhét sợi dây tóc vào một chất đệm để giữ cho nó vững và rồi đặt nhẹ nó vào bên trong quả lựu đạn đă sơn. Khi Angel hoàn tất, nó trông y như một bóng đèn b́nh thường.
Angel bắt đầu làm đến các bóng đèn c̣n lại. Sau đấy, chẳng c̣n ǵ khác để làm ngoài việc chờ đợi một cú điện thoại.
Điện thoại reo lúc 8 giờ buổi chiều ấy. Angel nhấc điện thoại lên và lắng nghe, không nói ǵ cả.
Sau một lúc, một giọng bảo
- Hắn di rồi.
Angel gác ống nghe. Cẩn thận, thật cẩn thận bỏ cái bóng đèn vào một chiếc hộp nhồi vỏ bào và đặt vào một chiếc vali cùng với tất cả những mảnh vật liệu phế thải.
Chuyến taxi đến chung cư mất 17 phút.
Chẳng có người giữ cửa nào ở hành lang cả, nhưng nếu có, Angel đă chuẩn bị sẵn để đối phó.
Mục tiêu ở tầng năm. Pḥng cuối của hành lang. Cái khoá là một cái Schlage kiểu xưa, rất đơn giản để sử dụng. Angel vào bên trong căn pḥng chỉ trong vài giây, đứng im làng tai nghe. Chẳng có ai ở đấy cả Việc thay sáu cái bóng đèn trong pḥng khách chỉ mất ít phút. Sau đấy, Angel hướng về sân bay Dulles để đáp chuyến bay nửa đêm về lại Buenos Aires.

o0o

Thật là một ngày dài cho Ben Cohn. Chàng đă theo dơi một cuộc họp báo vào buổi sáng do Bộ Trưởng Ngoại giao tổ chức, một bữa ăn trưa cho Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ về hưu, và đă được tường tŕnh ngoài chương tŕnh do một người bạn tại Bộ quốc pḥng. Chàng đă về nhà tắm và thay đồ rồi lại đi ăn tối với một chủ bút lăo thành của tờ Post. Khi chàng trở về toà chung cư cửa chàng trời đă gần nửa đêm.
- Ḿnh phải chuẩn bị giấy tờ cho cuộc họp mặt với Đại sứ Ashley, ngày mai, - Ben nghĩ thế.
Akiko đă ra ngoài thành phố và chỉ trở về vào ngày mai. - Cũng thật đúng lúc. Ḿnh có thể dùng phần th́ giờ c̣n lại. Nhưng lạy Chúa - chàng bật cười nghĩ thế. - Người phụ nữ ấy chắc biết cách ăn một quả chuối nứt nẻ.
Chàng tra ch́a vào ổ khoá và mở cửa. Căn pḥng tối như mực. Chàng với tay lên công tắc đèn và ấn vào. Đột nhiên ánh sáng chớp loá và căn pḥng nổ như một quả bom nguyên tử, tung toé những mảnh vụn của thân thể chàng vào bốn bức tường.
Ngày hôm sau, vợ của Alfred Shuttleworth báo cáo chàng mất tích. Không ai bao giờ t́m thấy chàng nữa.


Chương 17

- Chúng tôi vừa nhận được lời thông báo chính thức - Stanton Rogers nói. - Chính phủ Rumani đă chấp thuận cho bà làm tân Đại sứ của Hoa Kỳ!
Đây là một trong những lúc hồi hộp nhất trong cuộc đời của Mary Ashley. Có lẽ ông nội ḿnh sẽ rất tự hào đấy.
- Tôi muốn đích thân mang cho bà tin tức tốt đẹp Mary ạ. Tổng thống muốn gặp bà. Tôi sẽ đưa bà đến Toà Bạch Ốc.
- Tôi không biết phải cám ơn ông như thế nào về mọi việc ông đă làm, Stan ạ.
- Tôi chưa làm ǵ cả, - Rogers phản đối. - Chính Tổng thống đă chọn bà. - Ông cười. - Và tôi phải nói rằng ông ấy đă chọn lựa thật tuyệt đấy.
Mary nghĩ đến Mike Slade.
- Có một số người không đồng ư.
- Họ nhầm đấy. Bà có thể làm nhiều hơn ở đấy cho quốc gia chúng ta hơn bất cứ người nào mà tôi có thể nghĩ đến.
- Cám ơn ông - nàng khiêm tốn nói. - Tôi sẽ cố gắng sống cho điều ấy.
Nàng định nói về chuyện của Mike Slade.
Stanton Rogers có nhiều quyền lực. Có lẽ ông có thể thu xếp cho Slade ở lại Washington.
Không, Mary nghĩ thế, ḿnh không nên đặt lên người Stan. Ông ấy đă làm đủ rồi.
- Tôi có một đề nghị. Thay v́ bay thẳng sang Bucarest, tại sao bà và các cháu không dừng chân trước tiên tại Paris và Rome ít ngày. Các chuyến bay của Hàng không Tarom sẽ bay trực tiếp từ Rome đến Bucarest đấy.
Nàng nh́n ông nói:
- Ồ, Stan, sẽ là thiên đường đấy? Nhưng tôi có th́ giờ không?
- Ông nháy mắt. - Tôi có bạn bè ở địa vị cao. Để tôi thu xếp cho bà!
Nàng cao hứng ôm chầm lấy ông. Ông đă trở nên một người bạn thực thân thiết. Những giấc mơ mà nàng và Edward thường đề cập đến sắp biến thành sự thật. Nhưng không có Edward. Đấy là một ư nghĩ vừa ngọt ngào, vừa cay đắng.

o0o

Mary và Stanton Rogers được đưa vào Pḥng Xanh bởi Tổng thống Elhson đang đợi họ.
- Tôi muốn xin lỗi bà về sự chậm trễ trong vấn đề tiến hành công việc, Mary ạ. Stanton đă bảo cho bà biết rằng bà đă được chính phủ Rumani chấp thuận. Đây là uỷ nhiệm thư của bà. Ông trao cho nàng một bức thư. Nàng chậm răi đọc:


"Bà Mary Ashley theo đây được bổ nhiệm làm Trưởng Đại diện cho Tổng thống Hoa Kỳ tại Rumani và mọi nhân viên của chính phủ Hoa Kỳ đi theo đều thuộc thẩm quyền của bà".


- Cái này kèm theo nó, - Tổng thống trao cho Mary một hộ chiếu. Nó mang b́a đen thay v́ b́a xanh thường lệ. Mặt trước in bằng chữ mạ vàng: "Hộ chiếu ngoại giao!
Mary đă tiên liệu điều này hàng tuần trước, nhưng bây giờ, khi việc ấy đă đến, nàng hầu như không thể tin được điều ǵ đă xảy ra.
Paris!
Rome!
Bucarest!
H́nh như nó có vẻ quá đẹp để thành sự thật, và không biết từ đâu, một điều mà mẹ của Mary thường bảo nàng chợt thoáng hiện trong óc nàng: "Nếu có điều ǵ có vẻ như quá đẹp để trở thành sự thật, Mary ạ, có lẽ có đấy".

o0o

Có một mục ngắn ngủi trong báo buổi chiều rằng phóng viên Ben Cohn của tờ Washington Post đă bị giết bằng hơi nổ trong pḥng của chàng. Vụ nổ được xem như do một cái bếp ga bị hở.
Mary không nh́n thấy bản tin. Khi Ben Cohn không tới chỗ hẹn của họ, Mary khẳng định rằng hoặc là chàng phóng viên đă quên hoặc không c̣n quan tâm nữa. Nàng trở lại văn pḥng với công việc của nàng.
Sự liên hệ giữa Mary và Mike Slade càng lúc càng khiến nàng giận dữ hơn.
- Hắn là người đàn ông ngạo mạn nhất mà ḿnh chưa hề gặp - Mary nghĩ thế. - Ḿnh sẽ phải nói chuyện với Stan về hắn.
Stanton Rogers đi theo Mary và bọn trẻ đến sân bay Dulles trong một chiếc xe ḥm của Bộ Ngoại giao. Trong chuyến đi, Stanton bảo rằng:
- Các Toà đại sứ tại Paris và Rome đă được báo trước về việc bà đến đấy. Họ sẽ lo săn sóc chu đáo cho ba người.
- Cám ơn Stan. Ông rất tuyệt.
Ông mỉm cười.
- Tôi không thể cho bà biết tôi hài ḷng như thế nào.
- Con có thể đi thăm khu hầm mộ ở Rome không?
Stanton cảnh cáo:
- Dưới đấy khá dễ sợ đấy! Tim!
- Đấy là điều khiến cháu muốn đi thăm đấy.

o0o

Tại sân bay, Ian Villers đang đợi với hàng chục nhiếp ảnh viên và phóng viên. Họ vây quanh Mary, Beth và Tim và gọi to các câu hỏi thông thường.
Cuối cùng, Stanton Rogers nói:
- Đủ rồi đấy.
Hai người thuộc Bộ Ngoại giao và một đại diện của hăng hàng không đưa phái đoàn vào trong một pḥng riêng. Hai đứa bé đi tới giá để tạp chí.
Mary nói:
- Stan, tôi không thích trút gánh nặng này cho ông, nhưng James Stickley bảo tôi rằng Mike Slade sẽ là phó trưởng phái đoàn của tôi. Có cách nào để thay đổi việc ấy không?
Ông nh́n nàng ngạc nhiên.
- Bà đang có vấn đề ǵ với Slade à?
- Nói thật nghiêm chỉnh, tôi không thích ông ta tôi không thể cho ông biết lư do. Có ai có thể thay ông ta không?
Stanton Rogers nói với vẻ suy tư:
- Tôi không rơ Mike Slade mấy nhưng tôi biết ông ta có một hồ sơ thật tuyệt vời. Ông ta đă phục vụ xuất sắc trong các nhiệm sở tại Trung Đông và châu Âu. Ông ta có thể cho bà biết chính xác loại nghiệp vụ nào bà sẽ cần đến.
Nàng thở dài:
- Ông Stickley cũng đă nói như thế!
- Tôi e rằng tôi phải đồng ư với ông ấy, Mary ạ. Slade có tài giải quyết những việc rắc rối đấy!
- Không phải. Slade chính là rắc rối đấy. Chấm hết!
- Nếu bà có vấn đề ǵ với ông ta, tôi muốn bà hăy cho tôi biết. Thực sự nếu bà có vấn đề ǵ với ai, - tôi muốn bà hăy cho tôi biết. Tôi muốn biết chắc chắn rằng bà có được tất cả mọi sự giúp đỡ mà tôi có thể cho bà được!
- Tôi xin cám ơn về điều ấy.
- Một việc cuối cùng. Bà biết rằng tất cả những sự giao thiệp của bà sẽ được ghi lại và gởi đến các bộ tại Washington chứ?
- Vâng!
- À, nếu bà có bất cứ công điện nào muốn gửi cho tôi mà không có ai khác được đọc, mật mă ở đầu công điện là ba chữ x. Tôi sẽ là người duy nhất nhận công điện ấy!
- Tôi sẽ nhớ!

o0o

Sân bay Charles De Gaulle là một điều ngoài sự tưởng tượng của khoa học, một chiếc kính vạn hoa, những hàng cột bằng đá và điều đáng chú ư đối với Mary h́nh như là hàng trăm chiếc cầu thang tự động chạy loạn xạ. Sân bay đông nghẹt hành khách.
- Hăy đứng gần mẹ nhé, các con, - Mary thúc giục.
Khi họ ra khỏi cầu thang tự động, nàng nh́n quanh tuyệt vọng. Nàng chặn một người Pháp đang đi qua và tập trung nhớ lại vài câu tiếng Pháp mà nàng biết. Nàng hỏi một cách ngập ngừng.
- Xin lỗi, thưa ông, hành lư ở đâu?
Bằng một âm Pháp nặng, ông ta buồn bă nói, - Rất tiếc, thưa bà. Tôi không nói được tiếng Anh.
Ông ta bỏ đi để lại Mary trố mắt nh́n theo.
Vừa lúc ấy, một thanh niên Mỹ ăn mặc lịch sự vội vàng đến với Mary và con nàng.
- Thưa bà Đại sứ, hăy thứ lỗi cho tôi? Tôi được chỉ thị gặp bà ở phi cơ, nhưng tôi bị chậm trễ v́ một tai nạn lưu thông. Tên tôi là Peter Callas. Tôi là việc tại Toà đại sứ Mỹ.
- Tôi thực sự hân hạnh được gặp ông, - Mary nói. - Tôi nghĩ rằng tôi đă bị lạc. - Nàng giới thiệu con nàng. - Chúng tôi t́m hành lư chúng tôi ở đâu?
- Chẳng có ǵ đáng lo cả, - Peter Callas quả quyết với nàng. - Mọi việc sẽ được chu tất cho bà.
Chàng nói đúng. 15 phút sau, trong lúc các hành khách khác bắt đầu đi qua quầy kiểm tra hộ chiếu và quan thuế, Mary, Beth và Tim hướng về cổng ra của sân bay.
Thanh tra Henri Durand thuộc ban Tổng giám đốc an ninh ngoại giao, Cơ quan t́nh báo Pháp, quan sát họ bước vào một chiếc xe ḥm đang đợi sẵn. Khi chiếc xe chuyển bánh, viên thanh tra bước đến một dăy pḥng điện thoại và đi vào một pḥng. Ông đóng cửa, cài then và quay số.
Khi có người trả lời, ông nói:
- Xin vui ḷng nói với Thor rằng kiện hàng của ông ấy đă đến Paris.
Khi chiếc xe ḥm đậu trước Toà đại sứ Mỹ, báo chí Pháp đang đợi đông nghẹt.
Peter Callas nh́n ra cửa xe.
Chúa ơi. Giống như một đám biểu t́nh.
Đợi họ bên trong là Hugh Simon, Đại sứ Mỹ ở Pháp. Ông là người Texas, đứng tuổi, với đôi mắt ṭ ṃ trên một khuôn mặt tṛn, trên đó là mái tóc đỏ nhạt dợn sóng.
- Chắc là mọi người rất nôn nóng được gặp bà, bà Đại sứ ạ. Báo chí đă lẩn quẩn bên chân tôi suốt buổi sáng!
Cuộc họp báo của Mary kéo dài suốt hơn một giờ. Khi xong xuôi, nàng mệt lử. Mary và lũ con được đưa đến văn pḥng của Đại sứ Simon.
- À, - ông nói - Tôi hài ḷng v́ việc ấy đă xong. Khi tôi đến đây để nhận việc này, tôi nghĩ rằng nó chiếm cả một đoạn trong trang cuối của tờ Le Monde đấy. - Ông mỉm cười, - Dĩ nhiên, tôi không xinh như bà. - Ông ta nhớ lại một việc. - Tôi đă nhận được điện thoại của Stanton Rogers. Tôi nhận những chỉ thị vô cùng quan trọng của Toà Bạch Ốc để lo cho bà, Beth và Tim được vui vẻ trong tất cả thời gian gia đ́nh bà c̣n ở tại Paris.
- Thực sự vô cùng quan trọng à? - Tim hỏi.
Đại sứ Simon gật đầu.
- Lời ông ấy đấy. Ông ấy rất mến tất cả mọi người trong gia đ́nh bà!
- Chúng tôi rất mến ông ấy, - Mary quả quyết với ông.
- Tôi đă thu xếp cho bà một dăy pḥng tại Ritz. Đấy là một khách sạn đáng yêu cách xa quảng trường Concorde. Tôi chắc rằng bà sẽ hoàn toàn thoải mái ở đấy!
- Cám ơn ông. - Rồi nàng lo âu hỏi, - Có đắt lắm không?
- Vâng - nhưng bà không phải lo. Stanton Rogers đă thu xếp cho Bộ Ngoại giao chịu tất cả chi phí của bà.
Mary nói:
- Ông ấy tuyệt vời không thể tưởng tượng được!
- Theo ông ấy, bà cũng vậy đấy.
Các tờ báo chiều và tối đăng tải những câu chuyện rực rỡ về chuyến đến của vị đệ nhất Đại sứ Tổng thống trong chương tŕnh giữa các dân tộc của ngài. Sự kiện chiếm toàn bộ chương tŕnh tin tức truyền h́nh tối và báo chí buổi sáng ngày hôm sau.
Thanh tra Durand nh́n chồng báo và mỉm cười.
Mọi việc đều tiến triển theo kế hoạch. Cuộc quảng cáo này c̣n tốt hơn cả điều mong đợi. Ông có lẽ sẽ tiên đoán được lộ tŕnh của gia đ́nh Asley trong ba ngày nữa. - Họ sẽ đi đến tất cả các địa điêm du lịch không đáng lưu tâm để thăm viếng đối với người Mỹ, - Ông nghĩ thế.
Mary và con ăn trưa tại nhà hàng Jules Verne ở tháp Eiffel và sau đấy lên đỉnh cung Chiến thắng.
Sáng hôm sau họ đi xem bảo vật ở điện Louvres, ăn trưa gần Versailles và ăn chiều tại tháp D Argent.
Tim nh́n ra cửa sổ nhà hàng xem nhà thờ Notre-Dame và hỏi:
- Họ giữ "Thằng Gù" ở đâu thế?
Mỗi giây phút tại Paris đều là một niềm vui thú. Mary vẫn cứ nghĩ rằng nàng mong có Edward
Ngày tiếp theo sau khi ăn trưa, họ được đưa đến sân bay. Thanh tra Durand nh́n họ ghi tên vào chuyến bay đến Rome.
- Người phụ nữ trông hấp dẫn, quả thật đáng yêu. Một khuôn mặt thông minh. H́nh dáng đẹp, chân và mông lớn. Ḿnh không biết nàng ta sẽ trông như thế nào trên giường nhỉ? Lũ trẻ, thật là một điều kinh ngạc. Chúng rất đúng đắn so với người Mỹ.
Khi phi cơ cất cánh, Thanh tra Durand đến một pḥng điện thoại:
- Xin vui ḷng nói với Thor rằng kiện hàng của ông ấy đang trên đường đi Rome.
Tại Rome, báo chí đang đợi tại sân bay Michel-Angele. Lúc Mary và con nàng xuống phi cơ, Tim nói:
- Trông ḱa, mẹ, họ theo chúng ta ḱa!
Quả thực, đối với Mary h́nh như sự khác biệt duy nhất là âm điệu Ư.
Câu hỏi đầu tiên của các phóng viên là:
- Bà thích Ư như thế nào?
Đại sứ Oscar Viner cũng bối rối như Đại sứ Simon.
- Frank Sinatra không được tiếp đón lớn như thế này. Có điều ǵ đấy ở bà mà tôi không được biết chăng, bà Đại sứ?
- Tôi nghĩ rằng tôi có thể giải thích, - Mary đáp - Không phải tôi là người báo chí quan tâm đến. Họ quan tâm đến chương tŕnh giữa các dân tộc của Tổng thống đấy. Chẳng bao lâu, chúng ta sẽ có đại diện tại mỗi quốc gia khối XHCN. Đấy sẽ là một bước vĩ đại hướng đến hoà b́nh. Tôi nghĩ rằng đấy là điều đă kích thích giới báo chí.
Sau một lúc, Đại sứ Viner nói:
- Nhiều việc đặt lên người bà, phải không?
Đại tá Caesar Barzini, trưởng ngành cảnh sát mật Ư, cũng có thể tiên đoán chính xác những địa điểm mà Mary và con nàng sẽ thăm viếng trong những ngày ở lại ngắn ngủi của họ.
Vị đại tá cho hai người canh chừng gia đ́nh Ashley và mỗi ngày khi họ báo cáo lại, hầu như đúng những điều ông đă liệu trước.
- Họ uống sôđa pha kem lạnh tại Doney, đi bộ dọc theo đường Veneto và đi thăm điện Colossée!
- Họ đến thăm suối Trevi. Bỏ vào đấy những đồng tiền.
- Thăm Terme đi Caracalla và rồi Hầm mộ. Cậu bé đau và được đưa về lại khách sạn.
- Các đối tượng đi xe ngựa trong công viên Borghese và đi bộ dọc theo Piazza Navona!
- Cứ vui chơi đi - Đại tá Barzini nghĩ một cách mỉa mai.
Đại sứ Viner hộ tống Mary và con nàng đến sân bay.
- Tôi có một túi ngoại giao gửi đến Toà đại sứ ở Rumani. Bà có phiền khi mang nó theo với hành lư của bà không?
- Dĩ nhiên là không. - Mary nói.

o0o

Đại tá Barzini đến sân bay để quan sát gia đ́nh Ashley lên chiếc phi cơ Hăng hàng không Tarom đi Bucarest. Ông ở lại đến lúc phi cơ cất cánh, rồi gọi điện thoại.
- Tôi có một công điện cho Balder. Mọi sự đều hoàn hảo. Báo chí vây kinh khủng thật.

o0o

Chỉ sau khi họ đă ở trên không, sự lớn lao của điều sắp xảy ra mới thực sự làm Mary xúc động.
Thật khó tin đến nỗi Mary đă phải nói lớn.
- Chúng ta đang trên đường đi Rumani, nơi mà ḿnh sẽ nhận chức vụ Đại sứ của Hoa Kỳ.
Beth trố mắt nh́n nàng kỳ lạ.
- Vâng, thưa mẹ. Chúng con biết. Đấy là lư do tại sao chúng ta có mặt ở đây!
Nhưng làm sao Mary giải thích cho chúng được sự phấn khởi của nàng?
Phi cơ càng đến gần Bucarest, sự phấn khởi của nàng càng tăng.
- Ḿnh sẽ là vị Đại sứ giỏi nhất mà họ chưa từng thấy. - Nàng nghĩ thế. - Trước khi ḿnh thôi việc, Hoa Kỳ và Rumani sẽ là đồng minh thân thiết!
Dấu hiệu CẤM HÚT THUỐC sáng lên và những giấc mơ thần tiên làm nhà đại chính khách tan biến đi.
Chúng ta không thể đáp xuống được - Mary nghĩ trong một cơn kinh hoàng.
"Chúng ta vừa mới cất cánh mà. Tại sao chuyến bay ngắn thế nhỉ?"
Nàng cảm thấy áp lực trong tai lúc phi cơ bắt đầu hạ thấp dần, và ít lâu sau bánh phi cơ chạm đất. Điều ấy đă thực sự xảy ra, Mary phân vân.
"Ḿnh không phải là Đại sứ. Ḿnh là giả hiệu. Ḿnh sẽ không đưa nước ḿnh vào một cuộc chiến. Xin Chúa phù hộ tất cả. Có lẽ Dorothy và ḿnh không nên rời Kansas".


Chương 18

Sân bay Otopeni, cách trung tâm Bucarest 25 dặm, là một sân bay hiện đại, được xây dựng để thuận lợi cho việc lưu thông của các hành khách từ các quốc gia Đông Âu láng giềng, cũng như phụ trách một số ít hơn những du khách phương Tây đến thăm Rumani mỗi năm.
Bên trong phi cảng là các binh sĩ mặc quân phục màu nâu, trang bị súng trường, súng ngắn và trong toà nhà có một bầu không khí lạnh lẽo nhưng chẳng liên quan ǵ với nhiệt độ giá lạnh.
Một cách vô thức, Beth và Tim đi sát hơn vào người Mary. Vậy là chúng cũng cảm nhận được điều ấy nữa - Mary nghĩ thế.
Hai người đàn ông tiến đến gần. Một người trong nhóm là một người giống như người Mỹ, gọn gàng và lực lưỡng, người kia lớn tuổi hơn và mặc bộ đồ có vẻ xa lạ, không vừa mấy.
Người Mỹ tự giới thiệu:
- Chúc mừng bà đă đến Rumani, bà Đại sứ ạ. Tôi là Jerry Davis, Lănh sự công vụ của bà. Đây là Tudor Costache, Trưởng ban lễ tân ngoại giao của Rumani!
- Hân hạnh khi bà và con bà đến với chúng tôi! - Costache nói:
- Chào bà đến nước chúng tôi!
Theo một góc độ nào đó - Mary nghĩ - Đây cũng sẽ là quốc gia của ḿnh nữa.
- Multumése, domnule, - Mary lên tiếng.
- Bà nói tiếng Rumani à! - Costache kêu lên. - Cu phăcére?
Mary hy vọng rằng người đàn ông sẽ không mê mải.
- Vài tiếng thôi, - nàng vội đáp.
Tim nói:
- Bunădimineata!
Mary thật sự tự hào đến nỗi nàng có thể nổ tung được.
Nàng giới thiệu Tim và Beth.
Jerry Davis nói.
- Xe ḥm của bà đang đợi bà, thưa bà Đại sứ. Đại tá Mc Kinney ở ngoài đấy!
- Đại tá Mc Kinney và Mike Slade!
Nàng không biết Slade cũng có đây không nhưng nàng không chịu hỏi.
Có một hàng người dài đợi kiểm soát quan thuế, nhưng Mary và con nàng đă ra ngoài toà nhà chỉ trong vài phút. Cũng lại có phóng viên và nhiếp ảnh viên đang đợi, nhưng thay v́ "sự tự do cho tất cả!" - mà Mary đă gặp trước kia, họ đang kiểm soát trật tự. Khi xong việc, họ cám ơn Mary và đi thành một đoàn.
Đại tá Mc Kinney, trong bộ quân phục, đang đợi bên lề đường. Ông ch́a tay ra.
- Chào bà Đại sứ. Bà đi có vui không?
- Vâng, cám ơn ông!
- Mike Slade muốn đến đây, nhưng ông ấy c̣n phải lo vài việc quan trọng!
Mary tự hỏi liệu đấy có phải là một cô tóc đỏ hoặc một cô tóc hoe nào đó không.
Một chiếc xe ḥm đen dài với một lá cờ Mỹ bên cánh phải phía trước dừng lại. Một người đàn ông vẻ mặt vui tươi trong bộ đồng phục tài xế mở cửa.
- Tôi là Florian!
Người tài xế cười toe toét để lộ hàm răng trắng đẹp:
- Chúc mừng bà Đại sứ, cậu Tim, cô Beth. Thật là hân hạnh được phục vụ tất cả!
- Cám ơn ông. - Mary nói.
Florian sẽ được đặt dưới quyền bà 24 giờ mỗi ngày.
- Tôi nghĩ rằng chúng ta nên đi thẳng về Dinh để bà có thể thay đồ và nghỉ ngơi. Sau đấy, có lẽ bà sẽ thích đi ṿng thành phố một tí. Vào buổi sáng, Florian sẽ đưa bà đến Toà Đại sứ Mỹ.
- Nghe hay đấy! - Mary nói.
Nàng lại thắc mắc không hiểu Mike Slade đang ở đâu.
Chuyến xe đi từ sân bay về thành phố thật quyến rũ. Họ đi trên một đại lộ hai chiều, có rất nhiều xe ô tô và xe tải qua lại, nhưng cứ ít dặm lại bị ngừng lại v́ những chiếc xe kéo bước đi nặng nề dọc theo đường. Hai bên đại lộ là những nhà máy hiện đại đứng ngay bên cạnh những túp lều tranh cũ kỹ. Chiếc xe đi qua hết nông trại này đến nông trại khác, có những phụ nữ làm việc trên cánh đồng chít khăn rằn sặc sỡ quanh đầu.
Họ đi qua Baneasa, sân bay nội địa của Bucarest. Ngay bên kia, cách đại lộ chính là một toà nhà hai tầng thấp, xanh xám với một vẻ ghê rợn.
- Ǵ đấy? - Mary hỏi.
Florian nhăn mặt.
- Nhà tù Ivan Stelian đấy. Đấy là nơi họ giam bất cứ ai không đồng ư với chính quyền Rumani đấy!
Trong lúc đi, đại tá Mc Kinney chỉ vào một nút đỏ gần cửa. - Đây là nút bật khẩn cấp, - Ông giải thích. - Nếu có bao giờ bà bị rắc rối - bị những kẻ khủng bố hoặc bất cứ ai tấn công - chỉ cần ấn nút này. Nó khởi động một máy phát trong xe và sẽ được ghi nhận tại Toà đại sứ, và bật ngọn đèn đỏ trên mui xe. Chúng tôi có thể xác định vị trí của bà trong ṿng ít phút thôi!
Mary chân thành nói:
- Tôi hy vọng sẽ không bao giờ dùng đến nó!
- Tôi cũng hy vọng thế, thưa bà Đại sứ!

o0o

Trung tâm thành phố Bucarest đẹp. Có những công viên và đài tưởng niệm và ṿi phun khắp nơi.
Mary nhớ lại lời ông nội của nàng: "Bucarest là một Paris thu nhỏ, Marry à. Họ c̣n có ngay cả một tháp tương tự như tháp Eiffel nữa". Và nó ḱa.
Nàng đang ở quê cha đất tổ.
Các đường phố đông nghẹt người, xe bus và xe điện. Chiếc xe ḥm bóp c̣i dẹp lối đi và các người đi bộ vội vàng tránh lối trong lúc chiếc xe rẽ vào một con phố nhỏ có cây cối mọc hai bên.
- Dinh ở phía trước đấy! - vị đại tá nói, - Con đường được đặt tên theo một vị tướng Nga. Mỉa mai. Hở?

o0o

Nàng hầu như thức trắng đêm ấy, đầy một nỗi cô đơn lạnh lùng, sâu sắc với một cảm giác phấn khởi càng lúc càng tăng về việc bắt đầu công việc mới của nàng.
"Bây giờ tuỳ thuộc ở em, anh yêu. Em không có ai để tựa cả. Em ước ǵ có anh ở đây với em để bảo cho em đừng hoảng sợ, rằng em sẽ không thất bại.
Em không được thất bại!
Cuối cùng khi nàng ngủ thiếp đi, nàng mơ thấy Mike Slade nói.
"Tôi ghét những kẻ không chuyên.
Tại sao bà không về nước đi!

o0o

Toà đại sứ Mỹ tại Bucarest ở số 21 Soseava Kiseieff, là một toà nhà hai tầng màu trắng, kiến trúc kiểu bán Gô-tic, với một cổng sắt ở trước, được canh pḥng bởi một sĩ quan mặc áo veste xám và một chiếc mũ đỏ. Một người gác thứ hai ngồi bên trong một trạm bảo vệ an ninh bên cạnh cổng. Có một lối cho xe ra vào và những bậc tam cấp cẩm thạch hồng dẫn đến hành lang.
Bên trong, tiền sảnh trang hoàng lộng lẫy. Sàn lát cẩm thạch, hai máy truyền h́nh mạch trong tại một bàn giấy do một lính thuỷ quân lục chiến canh gác và một ḷ sưởi với một màn cách nhiệt, trên ấy vẽ một con rồng thở ra khói. Các hành lang được trang trí bằng chân dung các vị Tổng thống. Một cầu thang ngoằn ngoèo đưa đến tầng hai nơi đặt một pḥng họp và các văn pḥng.
Một lính thuỷ quân lục chiến bảo vệ đang đợi Mary.
- Chào bà Đại sứ, - anh ta lên tiếng. - Tôi là trung sĩ Hughes. Họ gọi tôi là Gunny!
- Chào Gunny!
- Họ đang đợi bà trong văn pḥng của bà. Tôi sẽ hộ tống và đến đấy!
- Cám ơn anh!
Nàng theo anh ta lên lầu đến một pḥng tiếp tân, nơi có một phụ nữ trung niên đang ngồi sau một bàn giấy.
Bà ta đứng dậy.
- Chào bà Đại sứ. Tôi là Dorothy Stone, bí thư của bà!
- Bà khoẻ chứ?
Dorothy nói:
- Tôi e rằng bà có cả một đám người đang đợi trong đấy!
Bà mở của văn pḥng và Mary bước vào. Có chín người ngồi quanh một chiếc bàn họp lớn. Họ đứng lên khi Mary bước vào. Tất cả đều trố mắt nh́n nàng và Mary cảm thấy một luồng sáng thù ghét hầu như rơ ràng. Người đầu tiên mà nàng trông thấy là Mike Slade. Nàng nghĩ đến giấc mơ đêm qua của nàng.
- Tôi biết rằng bà đă đến đây an toàn, - Mike lên tiếng. - Tôi xin giới thiệu với bà những người trưởng ban của bà. Đây là Lucas Janklow, Lănh sự Hành chánh; Eddie Malt, Lănh sự Chính trị; Patricia Hatfield, Lănh sự Kinh tế; David Wallace, Trưởng ban Hành chánh; Ted Thompson. Nông nghiệp. Bà đă gặp Jerry Davis rồi, Lănh sự Công vụ; David Victor, Lănh sự Thương mại và bà đă biết đại tá Bill Mc Kinney rồi!
- Xin mời ngồi - Mary nói. Nàng đến ghế đầu bàn và quan sát nhóm người ấy. - Sự thù ghét đến trong mọi lứa tuổi, kích thước và h́nh dáng - Mary nghĩ thế.
Patricia Hatfield có một thân h́nh mập mạp và một khuôn mặt quyến rũ. Lucas Janklow, uỷ viên trẻ tuổi nhất trong nhóm, ăn mặc và trông giống như Ivy League. Những người đàn ông khác lớn tuổi hơn, tóc xám, đầu hói, ốm, mập. Sẽ có thời giờ để phân loại họ hoàn toàn.
Mike Slade lên tiếng.
- Tất cả chúng tôi đều phục vụ bà vô điều kiện. Bà có thể thay thế bất cứ ai trong chúng tôi bất kỳ lúc nào!
- Láo thật. - Mary suy nghĩ một cách giận dữ, - Tôi đă t́m cách thay thế ông đấy!
Cuộc họp kéo dài 15 phút. Cuộc nói chuyện chung chung rời rạc. Cuối cùng Mike Slade nói:
- Dorothy sẽ định ra cuộc họp riêng rẽ cho tất cả mọi người với Đại sứ sau đấy trong vài ngày. Cám ơn!
Mary ghét việc phụ trách của ông ta. Khi nàng và Mike Slade c̣n lại một ḿnh, Mary hỏi:
- Ai trong họ là nhân viên CIA tại Toà đại sứ?
Mike nh́n nàng một lúc và nói:
- Tại sao bà không đến đây với tôi?
Ông ta bước ra văn pḥng. Mary do dự một lúc rồi đi theo ông ta. Nàng theo ông ta dọc theo một hành lang dài, qua các văn pḥng chi chít. Ông ta đến một chiếc cửa rộng có một lính thuỷ quân lục chiến đang đứng gác ở trước.
Người gác bước sang bên trong lúc Mike đẩy cửa ra. Ông ra xoay lại và ra dấu cho Mary bước vào. Nàng bước vào và nh́n quanh. Căn pḥng là một sự pha trộn không tin được giữa kim loại và thuỷ tinh bao phủ khắp sàn nhà, những bức tường và trần nhà.
Mike Slade đóng cánh cửa nặng nề sau lưng:
- Đây là pḥng cách âm. Mỗi Toà đại sứ trong mộ nước Đông Âu đều có một cái. Đấy là căn pḥng duy nhất trong Toà Đại sứ không thể bị nghe trộm.
Ông ta nh́n thấy vẻ mặt không tin của nàng.
- Thưa bà Đại sứ, chẳng những Toà Đại sứ bị
đặt máy nghe trộm, mà bà có thể cả đồng đô la cuối cùng của bà rằng Dinh của bà cũng bị nghe trộm và nếu ta đi ra ngoài để đến nhà hàng ăn chiều, bàn của bà cũng bị đặt máy nghe lén nữa. Bà đang ở trong lănh thổ của kẻ thù đấy"
Mary buông người xuống một cái ghế.
- Làm sao ông đối phó với điều ấy? - nàng hỏi. - Tôi muốn nói rằng ta không bao giờ được nói chuyện tự do cả"
- Mỗi buổi sáng, chúng tôi đều tảo thanh bằng điện tử. Chúng tôi t́m ra máy nghe lén của họ và lấy nó đi. Rồi họ thay và chúng tôi lại lấy đi!
- Tại sao chúng ta cho phép những người Rumani làm việc trong Toà Đại sứ nhỉ?
- Đây là sân nhà của họ. Họ là đội bóng chủ nhà. Chúng ta chơi theo luật của họ hoặc hủy bỏ cuộc thi đấu. Họ không thể đặt máy vi âm vào pḥng này v́ có nhừng người thủy quân lục chiến trực chiến 24/24. Nào, bà hỏi những câu ǵ nào?
- Tôi chỉ thăc mắc nhân viên CIA là những ai?
- Eddie Maltz, Lănh sự chính trị của bà.
Nàng cố gắng nhớ lạỉ xem Eddie Maltz trông như thế nào. Tóc xám và trầm trọng. Không, đấy là Lănh sự nông nghiệp. Eddie Maltz… à, ông ta là người trung niên, rất ốm, một khuôn mặt nham hiểm. Có lẽ do bây giờ nàng nghĩ lại bằng hồi tưởng v́ nàng được cho biết rằng ông ta là CIA?
- Có phải ông ta là người CIA duy nhất trong ban tham mưu không?
- Vâng!
Có phải trong giọng nói của ông ta có một sự do dự không?
Mike Slade nh́n đồng hồ.
- Bà phải tŕnh uỷ nhiệm thư của bà trong ba mươi phút nữa. Florian đang đợi bà bên ngoài. Mang theo uỷ nhiệm thư của bà. Bà sẽ nộp bản chính cho chủ tịch Ionescu và giữ lại một bản sao trong tủ an toàn của bà!
Mary nhận ra nàng đang nghiến răng.
- Tôi biết điều ấy ông Slade!
- Ông ta yêu cầu bà mang con theo bà. Tôi đă cho xe đón các cháu rồi!
Không thèm hỏi ư nàng.
- Cám ơn ông!

o0o

Tổng hành dinh của chính phủ Rumani là một toà nhà cấm nh́n làm bằng những khối sa thạch toạ lạc tại trung tâm Bucarest. Nó được bảo vệ bằng một bức tường thép với các người gác vơ trang đằng trước. C̣n có thêm một người gác nữa ở lối vào toà nhà. Một người phụ tá hộ tống Mary và con nàng lên lầu chủ tịch Alexandros Ionescu tiếp Mary và con nàng trong một căn pḥng chữ nhật dài trên tầng hai. Chủ tịch Rumani có một vẻ mặt uy quyền.
Ông ta ngăm đen với những đường nét như con diều hâu và mái tóc đen quăn. Ông có một trong những chiếc mũi uy quyền nàng chưa từng trông thấy. Đôi mắt ông sáng rực, có sức thôi miên.
Viên phụ tá lên tiếng:
- Thưa ngài, cho tôi được phép giới thiệu bà Đại sứ Hoa Kỳ!
Vị chủ tịch cầm lấy tay Mary và đặt lên đấy một cái hôn dài.
- Bà c̣n đẹp hơn cả những bức ảnh của bà đấy.
- Cám ơn ngài. Đây là con gái tôi Beth, và con trai tôi, Tim!
- Những đứa bé xinh đẹp, - Ionescu nói. Ông ta nh́n nàng chờ đợi. - Bà có ǵ cho tôi không?
Mary hầu như đă quên. Nàng nhanh nhẹn mở ví lấy ra tờ uỷ nhiệm thư của Tổng thống Ellison.
Alexandros Ionnescu liếc sơ qua.
- Cám ơn bà.
Thay mặt cho chính phủ Rumani, tôi nhận nó. Bây giờ bà chính thức là Đại sứ Mỹ tại quốc gia của tôi đấy - ông tươi cười với nàng. - Chiều nay, tôi đă thu xếp một cuộc tiếp tân cho bà. Bà sẽ gặp một số người của chúng tôi sẽ làm việc với bà.
- Ngài thật tử tế. - Mary nói.
Ông ta lại cầm lấy tay nàng và nói:
- Ở đây, chúng tôi có một câu nói: "Một người Đại sứ đến trong nước mắt v́ ông ta biết rằng ông ta sẽ phải sống bao năm tại một nơi ngoại quốc, xa cách bạn bè nhưng khi ông ta đi, ông ta lại đi trong nước mắt v́ ông ta phải bỏ lại những người bạn mới của ḿnh trong một đất nước mà ông ta đă yêu mến. Tôi hy vọng rằng bà sẽ yêu đất nước chúng tôi, bà Đại sứ ạ - ông ta mân mê bàn tay nàng.
- Chắc chắn tôi sẽ yêu.
Ông ta nghĩ rằng ḿnh chỉ là một khuôn mặt đẹp khác thôi, Mary giận dữ nghĩ thế. Ḿnh sẽ phải làm một điều ǵ đấy về việc ấy.
Mary đưa con nàng về nhà và trải qua phần ngày c̣n lại ở Toà đại sứ, trong pḥng họp rộng lớn để hội nghị với các trưởng ban, các lănh sự chính trị, kinh tế, nông nghiệp và hành chánh cũng như lănh sự thương mại. Đại tá Mc Kinney hiện diện với tư cách tuỳ viên quân sự.
Tất cả đều ngồi chung quanh một chiếc bàn chữ nhật dài. Tựa vào những bức tường phía sau là một chục uỷ viên trung cấp thuộc các ban ngành khác nhau.
Lănh sự thương mại, một người đàn ông nhỏ con, vênh váo lên tiếng đọc một dăy các sự kiện và các con số. Mary nh́n quanh pḥng suy nghĩ: "Ḿnh sẽ phải nhớ tất cả tên của họ!
Rồi đến phiên Ted Thompson, lănh sự nông nghiệp.
- Bộ trưởng nông nghiệp Rumani đang gặp rắc rối tệ hại hơn là ông ta chấp nhận. Họ sẽ lâm vào một vụ thu hoạch tệ hại trong năm nay và chúng ta không thể để họ phá sản.
Lănh sự kinh tế, Patricia Hatfeld, phản đối:
- Chúng ta đă hỗ trợ họ đủ rồi, Ted ạ. Rumani đă hoạt động theo một hiệp ước các quốc gia được ưu đăi. Đấy là một quốc gia của GSP. - Bà ta kín đáo nh́n Mary.
Bà ta dứt khoát cố ư như thế, - Mary nghĩ - định làm cho ḿnh bối rối đây.
Patricia Hatfield lên giọng nói:
- Một quốc gia GSP là…
- Là một hệ thống ưu tiên tổng quát, - Mary chen vào. - Chúng tôi đối xử với Rumani như là một quốc gia kém phát triển để họ được lợi ích về xuất nhập khẩu!
Nét mặt Hatfield thay đổi.
- Đúng đấy, - bà ta nói. - Chúng ta đă phân phát kho dự trữ và…
David Victor, Lănh sự Thương mại, ngắt lời:
- Chúng ta sẽ không phân phát - chúng ta chỉ cố gắng mở nó ra để chúng ta có thể mua hàng ở đấy. Họ cần nhiều tín dụng hơn để mua bắp của chúng ta. Nếu chúng ta không bán cho họ, họ sẽ mua của Arhentina. - Ông ta quay sang Mary - Có vẻ như chúng ta thua lỗ về đậu nành. Người Brasil đang t́m cách đưa ra giá hạ hơn chúng ta. Tôi sẽ cảm kích nếu bà nói với Thủ tướng càng sớm càng tốt và t́m cách bán ồ ạt trước khi chúng ta bị đóng cửa.
Mary nh́n qua Mike Slade đang ngồi thườn thượt trong chiếc ghế ở đầu bàn đối diện, viết nguệch ngoạc trên một tập giấy h́nh như không chú ư ǵ cả.
- Tôi sẽ xem thử tôi có thể làm được ǵ! - Mary lên tiếng hứa.
Nàng thảo một lời ghi chú để gửi một công điện đến Bộ trưởng Thương mại tại Washington xin phép được cho chính phủ Rumani vay thêm tín dụng. Tiền sẽ được chuyển từ các ngân hàng Mỹ, nhưng họ chỉ cho vay với sự chấp thuận của chính phủ.
Eddie Maltz, Lănh sự chính trị, cũng là nhân viên CIA, lên tiếng.
- Tôi có một vấn đề hơi khẩn cấp, thưa bà Đại sứ. - Đêm qua một sinh viên Mỹ 19 tuổi bị bắt v́ tội cất giữ ma tuư. Đây là một sự xúc phạm cực kỳ trầm trọng.
- Hắn có loại ma tuư nào trên người thế?
- Cô ta. Đây là một thiếu nữ. Cần sa, chỉ một ít onces thôi!
- Cô gái trông thế nào?
- Rực rỡ, một sinh viên đại học, khá xinh!
- Ông nghĩ rằng họ sẽ đối xử với cô ta như thế nào?
- Án thường lệ là năm năm tù.
Chúa ơi, - Mary nghĩ - Nàng ta sẽ ra sao khi được thả ra?
- Chúng ta có thể làm ǵ được về việc ấy?
Mike Slade uể oải nói:
- Bà có thể dùng nhan sắc của bà để mê hoặc trưởng ngành an ninh. Tên ông là Istrase. Ông ta có nhiều quyền hành!
Eddie Matlz tiếp tục:
- Cô gái bảo rằng cô ta bị chụp mũ và cô ta có thể có lư. Cô ta khá ngu xuẩn khi giao thiệp với một cảnh sát viên. Sau khi hắn đă đưa nàng vào giường, hắn tố cáo cô ta!
Mary ghê tởm.
- Làm sao hắn có thể như thế?
Mike Slade lạnh lùng nói:
- Thưa bà Đại sứ, ở đây chúng ta là kẻ thù chứ không phải họ. Rumani đang chơi tṛ vỗ tay với chúng ta và tất cả chúng ta đều là bạn và họ mỉm cười, ch́a tay qua biển chúng ta để họ bán cho chúng ta và mua của chúng ta với giá thoả thuận thấp nhất v́ chúng ta ve văn họ tách ra khỏi nước Nga. Nhưng khi việc ấy ổn thoả, họ vẫn là cộng sản!
Mary ghi chú thêm.
- Được rồi, tôi sẽ xem thử tôi có thể làm ǵ được. - Nàng quay sang lănh sự công vụ Jerry Davis. - C̣n ông có vấn đề ǵ không?
- Ban của tôi đang gặp rắc rối trong vấn đề xin chấp thuận sửa chữa những căn pḥng mà ban tham mưu sứ quán đang ở. Khu ở của họ đang ở trong một điều kiện nhục nhă!
- Họ không thể ở tiếp tục và tự chữa lấy à?
- Không may là không. Chính phủ Rumani phải nhận sửa chữa tất cả. Một số người chúng ta không có ḷ sưởi và trong nhiều gian pḥng, các pḥng vệ sinh không hoạt động và không có nước máy!
- Ông có than phiền về điều này chưa?
- Có thưa bà. Mọi ngày trong ba tháng vừa qua!
- Vậy th́ tại sao…
- Đó là một sự quấy rối, - Mike Slade giải thích.
- Đấy là cuộc chiến tranh thần kinh mà họ muốn chơi với chúng ta đấy!
Mary lại ghi chú nữa.
- Thưa bà Đại sứ, tôi có một vấn đề cực kỳ khẩn cấp! - Jack Chacelor, trưởng thư viện Mỹ lên tiếng.
- Chỉ mới ngày hôm qua, một số sách tham khảo rất quan trọng đă bị đánh cắp từ…
Đại sứ Ashley bắt đầu đau đầu.

o0o

Buổi chiều trôi qua bằng cách nghe hàng loạt lời than phiền. Mọi người đều có vẻ không được sung sướng. Và rồi đến mục đọc. Trên bàn nàng có cả một đống giấy trắng. Đấy là những bản dịch ra tiếng Anh những mẩu báo đă xuất hiện ngày hôm trước trên báo chí và tạp chí Rumani. Hầu hết các câu chuyện trong tờ báo b́nh dân Scinteia Tineretulni, là về các hoạt động hằng ngày của chủ tịch Ionescu với ba hoặc bốn bức ảnh của ông trên mỗi trang.
Cái tôi không tin được của người đàn ông này - Mary nghĩ thế.
Có những mẩu cô đọng khác để đọc: Tờ Romama Leberă, tuần báo Flăcara và Magafinul.
Và đấy chỉ là phần mở màn. C̣n có hồ sơ điện báo và bản tóm lược của những điều triển khai tin tức được báo cáo tại Hoa Kỳ. Có một hồ sơ gồm bản văn đầy đủ của các bài nói chuyện của các viên chức Mỹ quan trọng. Một báo cáo dày về các cuộc thương thuyết kiểm soát vũ khí và một quyển cập nhật về t́nh trạng nền kinh tế Hoa Kỳ.
- Có đủ tài liệu đọc trong một ngày - Mary nghĩ, - Để bắt ḿnh bận rộn hàng năm và ḿnh sẽ phải làm điều này mỗi buổi sáng.
Nhưng vấn đề gây phiền hà cho Mary nhất là cảm giác đối lập của ban tham mưu của nàng. Việc ấy phải được chấn chỉnh ngay.
Nàng cho mời Harriet Kruger, viên chức lễ tân ngoại giao của nàng.
- Bà đă làm việc tại Toà đại sứ này bao lâu?
- Bốn năm trước khi chúng ta cắt đứt với Rumani và bây giờ, ba tháng vinh dự - Giọng bà có vẻ chua chát.
- Bà không thích ở đây à?
- Tôi là cô gái ở đảo Mc Donald và Coney. Như bài ca "Hăy chỉ cho tôi đường về!"
- Chúng ta có thể mạn đàm mà không bị ghi nhận không?
- Không, thưa bà!
Mary đă quên.
- Tại sao chúng ta không chuyển qua Pḥng cách âm nhỉ? - Nàng đề nghị.
Khi Mary và Harriet Kruger đến ngồi vào bàn của pḥng cách âm và cánh cửa nặng nề đă an toàn đóng lại sau lưng họ, Mary bảo:
- Có một việc vừa xảy ra với tôi. Cuộc họp của chúng ta hôm nay tại pḥng họp. Nó không bị nghe lén à?
- Có lẽ, - Kruger vui vẻ nói. - Nhưng chẳng hề ǵ đâu Mike Slade sẽ không để cho ta thảo luận điều ǵ mà người Rumani chưa sẵn sàng biết đến!
Lại Mike Slade.
- Bà nghĩ ǵ về Slade?
- Ông ta nhất đấy!
Mary quyết định không bày tỏ ư kiến của ḿnh.
- Lư do tôi muốn nói chuyện với bà là v́ hôm nay tôi có cảm giác rằng tinh thần quanh đây không được tốt mấy. Mọi người đều than phiền. Không ai có vẻ sung sướng cả. Tôi muốn biết liệu có phải v́ tôi không hay v́ luôn luôn là như thế!
Harriet Kruger nh́n nàng một lúc.
- Bà muốn một câu trả lời trung thực à?
- Xin mời!
- Đấy là sự pha trộn của cả hai. Những người Mỹ làm việc ở đây như đang ở trong một nồi áp suất vậy Nếu chúng ta phá luật, chúng ta sẽ bị rắc rối lớn. Chúng tôi ngại kết bạn với những người Rumani v́ có lẽ rốt cuộc họ là người của an ninh, do đó chúng tôi bám lấy người Mỹ. Chúng tôi là một nhóm nhỏ, nhỏ đến phát chán và sanh loạn luân - Bà ta nhún vai. - Lương lậu ít ỏi thức ăn ghê tởm và thời tiết xấu! - Bà nh́n Mary đăm đăm. - Điều này chẳng có ǵ là lỗi của bà cả, bà Đại sứ ạ. Bà có hai vấn đề. Thứ nhất, bà là chính trị gia được bổ nhiệm và bà phụ trách một Toà đại sứ trang bị toàn các nhà ngoại giao chuyên nghiệp. - Bà dừng lại. - Có phải tôi nói quá mạnh không?
- Không, xin vui ḷng tiếp tục đi!
- Họ hầu hết đều chống đối bà ngay cả khi bà chưa đến đây. Các công nhân chuyên nghiệp có khuynh hướng không làm cho con tàu lúc lắc. Các nhân vật chính trị thích thay đổi sự việc. Đối với họ, bà là một người không chuyên bảo những kẻ chuyên nghiệp phải lo công việc của họ như thế nào được. Vấn đề thứ nh́, bà là một phụ nữ. Có lẽ Rumani nên có một biểu trưng lớn trên lá cờ của họ: một con heo nọc sô-vanh. Các người đàn ông Mỹ trong Toà đại sứ không thích tuân lệnh một phụ nữ và người Rumani c̣n tệ hơn nhiều.
- Tôi hiểu.
Harriet Kruger mỉm cười.
- Nhưng chắc bà là một nhân viên vĩ đại đấy. Tôi chưa bao giờ trông thấy quá nhiều câu chuyện đầy các tạp chí trong đời tôi Bà làm cách nào thế?
Mary không trả lời được.
Harriet Kruger liếc đồng hồ.
- Ô! Bà sẽ trễ đấy. Florian đang đợi để đưa bà về nhà để thay đồ!
- Thay đồ để làm ǵ? - Mary hỏi.
- Bà đă nh́n thời khoá biểu tôi đặt trên bàn giấy của bà chưa?
- Tôi e rằng tôi chưa có th́ giờ đấy. Đừng bảo tôi rằng tôi được đề nghị đi dự một bữa tiệc nào đấy nhé!
- Tiệc ư! Tối nay có ba bữa tiệc. Bà có tất cả 21 bữa tiệc trong tuần này.
Mary trố mắt nh́n bà.
- Không thể được. Tôi có quá nhiều việc để…
- Việc ấy phù hợp với đất này đấy. Tại Bucarest có 75 Toà đại sứ và vào một đêm nào đấy đă cho biết trước, một trong số họ mừng một cái lễ ǵ đấy.
- Tôi không thể từ chối à?
- Điều ấy sẽ là Hoa Kỳ từ chối với họ đấy. Họ sẽ bị phật ư đấy!
Mary thở dài.
- Tôi đoán rằng tốt hơn là tôi nên đi thay đồ!

o0o

Buổi tiệc cốc-tai được tổ chức tại dinh Ngoại giao Rumani cho một yếu nhân đến thăm từ Đông Đức. Ngay khi Mary đến, chủ tịch Ionnescu bước đến bên nàng. Ông ta hôn tay nàng và nói:
- Tôi đă mong được gặp lại bà.
- Cám ơn ngài. Tôi cũng vậy.
Nàng có cảm giác rằng ông ta đă quá say. Nàng nhớ lại tập hồ sơ của ông ta: "Đă có gia đ́nh, một con trai, 14 tuổi, thừa kế hiển nhiên và ba con gái. Là một người làm phụ nữ xiêu ḷng. Uống rượu nhiều. Một đầu óc nông dân thông minh. Hấp dẫn khi hợp với ông ta. Độ lượng với bạn bè. Nguy hiểm và tàn nhẫn với kẻ thu". - Mary nghĩ - "Một người đàn ông phải cảnh giác".
Ionnescu cầm tay Mary và đưa nàng đến một góc pḥng vắng.
- Bà sẽ thấy những người Rumani chúng tôi rất là thú vị! - Ông ta bóp tay nàng. - Chúng tôi là một dân tộc rất say đắm. - Ông ta nh́n nàng xem phản ứng và khi ông ta không thấy có phản ứng nào cả, ông ta tiếp tục. - Chúng tôi là con cháu của người Dace xưa kia và những kẻ chinh phục họ, người La Mă, măi tận năm 106 trước Công nguyên. Qua bao thế kỷ, chúng tôi là thảm chùi chân cho châu Âu. Đất nước với biên giới cao su. Người Hung-Nô, Gô-tíe, Avar, Slave và Mông Cổ chùi chân trên chúng tôi, nhưng Rumani vẫn sống sót. Và bà biết thế nào không? - Ông ta chồm đến gần người nàng hơn và nàng có thể ngửi được mùi rượu trong hơi thở ông ta. - Bằng cách cho dân tộc chúng tôi một sự lănh đạo mạnh mẽ, kiên quyết đấy. Họ tin tôi và tôi cai trị họ tốt.
Mary nghĩ đến một số câu chuyện nàng đă nghe. Những cuộc bắt bớ giữa đêm tối, toà án h́nh thức, những sự tàn bạo, những sự mất tích.
Trong lúc Ionescu tiếp tục nói, Mary qua vai ông ta, nh́n những người trong căn pḥng đông nghẹt. Ít nhất có khoảng 200 và Mary biết chắc họ đại diện cho một Toà đại sứ đóng tại Rumani. Chẳng bao lâu, Mary sẽ gặp tất cả bọn họ. Nàng đă liếc vào danh sách hẹn của Harriet Kruger và thích thú v́ thấy một trong những nhiệm vụ đầu tiên của nàng sẽ là viếng thăm công vụ chính thức tại mọi Toà đại sứ trong số 75 Toà đại sứ ấy. Thêm vào đấy, có khá nhiều bữa tiệc cốc-tai và ăn tối được dự trù cho sáu đêm trong tuần.
- Khi nào ḿnh có th́ giờ, để làm Đại sứ nhỉ?
Mary tự hỏi. Và ngay lúc nàng đang suy nghĩ nàng nhận ra tất cả điều này là một phần của công việc Đại sứ. Một người đàn ông đến bên Ionescu và th́ thầm vào tai ông ta. Nét mặt Ionescu bỗng trở nên lạnh lùng. Ông ta rít một điều ǵ đấy bằng tiếng Rumani và người đàn ông gật đầu, vội vă ra đi. Nhà độc tài quay lại với Mary, duyên dáng trở lại.
- Bây giờ tôi phải xa bà. Tôi mong được gặp lại bà sớm.
Và Ionescu bỏ đi.


Chương 19

Để có được một ư thức bắt đầu công việc trong những ngày bề bộn đang đối diện với nàng, Mary bảo Florian đến đưa nàng đi vào lúc 6 giờ 30.
Trong suốt chuyến đi đến Toà đại sứ, nàng đọc các báo cáo và thông cáo của các Toà đại sứ khác đă chuyển đến dinh nàng trong đêm.
Lúc Mary bước xuống hành lang của Toà đại sứ qua văn pḥng của Mike Slade, nàng dừng lại kinh ngạc. Ông ta đang ở bàn giấy làm việc. Ông ta không cạo râu. Nàng tự hỏi có phải ông ta đi đâu suốt đêm không?
- Ông đến sớm đấy, - Mary nói.
Ông ta nh́n lên. - Chào bà. Tôi muốn nói chuyện với bà đây!
- Được rồi, - nàng bắt đầu bước vào.
- Không phải ở đây. Văn pḥng bà đấy.
Ông ta theo Mary qua cửa ăn thông vào văn pḥng nàng và nàng quan sát trong lúc ông ta bước đến một dụng cụ trong góc pḥng.
- Đây là một chiếc máy xé vụn giấy tờ, - Mike cho nàng biết.
- Tôi biết!
- Thật à? Đêm qua khi bà đi ra ngoài, bà đă để lại một số giấy tờ trên mặt bàn đấy. Bây giờ, nó đă được chụp h́nh và gởi đi Moscow rồi đấy!
- Ồ, Chúa ơi! Có lẽ tôi đă quên. Giấy tờ ǵ vậy?
- Một danh sách các thứ phấn sáp, giấy vệ sinh và các đồ phụ nữ cá nhân khác mà bà muốn gửi mua. Nhưng việc ấy ngoài vấn đề. Các người phụ nữ dọn quét làm việc cho an ninh đấy. Bọn Rumani sẽ biết ơn bất cứ mẩu tin nào họ có thể có được và họ rất giỏi trong vấn đề liên kết các dữ kiện lại với nhau. Bài học số một: Ban đêm mọi thứ phải được khoá lại trong tủ an toàn của bà hoặc xé tan đi!
- C̣n bài học thứ hai là ǵ? - Mary lạnh lùng hỏi.
Mike cười toe toét.
- Vị Đại sứ luôn khởi sự ngày làm việc bằng cách uống cà phê với phó trưởng phái đoàn của ḿnh. Bà uống ǵ nào?
Nàng không muốn uống cà phê với tên ngạo mạn này tí nào cả.
- Tôi… đen!
- Tốt. Bà phải chú ư đến thân h́nh của bà ở đây. Thức ăn có nhiều mỡ đấy. - Ông ta đứng dậy và đi về cánh cửa dẫn đến văn pḥng ông ta. - Tôi có làm rượu riêng của tôi. Bà sẽ thích nó.
Nàng ngồi đấy, tức giận với ông ta.
Ḿnh phải thận trọng trong các việc đối phó với ông ta - Mary quyết định. - Ḿnh muốn đẩy ông ta ra khỏi đây càng nhanh càng tốt.
Ông ta quay trở lại với hai tách cà phê bốc hơi và đặt lên bàn giấy của nàng.
- Làm sao tôi có thể thu xếp cho Beth và Tim theo học tại một trường Mỹ ở đây nhỉ? - Mary hỏi.
- Tôi đă thu xếp việc ấy rồi. Florian sẽ đưa đi buổi sáng và đưa về buổi chiều.
Nàng sửng sốt.
- Tôi… cám ơn ông!
- Bà nên nh́n qua trường ấy một chút khi nào bà có dịp. Đấy là một trường học nhỏ, độ một trăm học sinh. Mỗi lớp có từ 8 đến 9 học sinh. Chúng đến từ khắp nơi - Canada, Isarel, Nigeria - bà biết đấy, các thầy giáo đều giỏi.
- Tôi sẽ ghé lại đấy!
Mike hớp một ngụm cà phê.
- Tôi hiểu rằng đêm qua bà mạn đàm thú vị với nhà lănh tụ không biết sợ của chúng ta đấy.
- Chủ tịch Ionescu à? Vâng. H́nh như ông ta rất dễ chịu.
- Ồ, vậy đấy ông ta là một người đáng yêu. Cho đến lúc ông ta bực bội với người nào đấy. Rồi ông ta chẻ đầu bà ra.
Mary nói một cách căng thăng:
- Chúng ta không phải nói về điều này trong pḥng cách âm à?
- Không cần thiết. Sáng nay tôi đă cho kiểm tra các máy nghe lén ở pḥng bà rồi. Dọn sạch hết rồi. Sau khi những người giữ cửa và dọn quét bước vào và canh chừng. Nhân đây, đừng để vẻ đẹp của Ionescu mê hoặc bà đấy. Ông ta là một tên chó đẻ được nhuộm màu len đấy. Dân ông ta khinh bỉ ông ta, nhưng họ chẳng làm ǵ được cả. Cảnh sát mật ở khắp nơi. Đấy là KGB và lực lượng Cảnh sát hợp lại làm một. Luật chơi chung chung ở đây là cứ ba người có một người làm việc cho An ninh hoặc KGB. Các người Rumani được lệnh không được tiếp xúc ǵ với người ngoại quốc cả. Nếu một người ngoại quốc muốn ăn uống tại một căn nhà của một người Rumani, trước tiên việc ấy phải được bộ ngoại giao chấp thuận.
Mary cảm thấy ớn lạnh.
- Một người Rumani có thể bị bắt v́ kư tên vào kiến nghị, chỉ trích chính phủ, viết lên tường…
- Họ có thể xử án ở đây mà, - Mary nói.
- Ồ, thỉnh thoang họ xử án biểu diễn mà các phóng viên của phương Tây được phép xem. Nhưng hầu hết những kẻ bị bắt đều t́m cách có được những tai nạn chết người trong lúc họ c̣n bị cảnh sát giam giữ. Đấy là những người Gulag tại Rumani mà chúng ta không được phép nh́n thấy. Họ ở trong vùng Delta và trong sông Danube gần biển Đen. Tôi đă nói chuyện với những người đă trông thấy họ. Các điều kiện ở đấy thật là khủng khiếp. Và không có nơi nào cho họ tẩu thoát cả!
Mary nói to lên tư tưởng của nàng. Họ có biển Đen về phía Đông, Bulgari về phía Nam và Nam Tư, Hungari, và Tiệp Khắc ở những biên giới khác của họ. Họ ở ngay giữa Đông Âu.
- Bà có nghe đến sắc luật của máy chữ không?
- Không!
- Đấy là sáng kiến hay mới nhất cả Ionescu đấy. Ông ta ra lệnh cho đăng kư mọi máy chữ và máy photocopy trong nước. Ngay khi các máy ấy được đăng kư, ông ta cho tịch thu. Giờ đây Ionescu kiểm soát tất cả tin tức được phân phối. Uống cà phê nữa không?
- Không, cám ơn!
- Ionescu bóp vào những yếu huyệt của dân chúng. Họ sợ đ́nh công v́ họ biết họ sẽ bị bắn. Mức sinh hoạt ở đây là một trong những mức thấp nhất châu Âu. Thiếu tất cả mọi thứ. Nếu người ta thấy có một hàng người trước một cửa hiệu, họ sẽ nhập vào và mua bất cứ thứ ǵ bán ra khi họ có cơ hội.
- Tôi thấy h́nh như, - Mary chậm răi nói, - tất cả các điều này cộng thêm cho chúng ta một cơ hội tuyệt vời để giúp đỡ họ đấy.
Mike Slade nh́n nàng. Đúng, - Ông ta lạnh lùng nói - Tuyệt vời đấy.

o0o

Chiều ấy trong lúc Mary xem qua một số công điện vừa gửi từ Washington đến, nàng nghĩ đến Mike Slade. Ông ta là một con người kỳ lạ. Ngạo mạn và thô lỗ, tuy nhiên, tôi đă thu xếp cho bọn trẻ đi học. Florian sẽ đưa chúng nó đi buổi sáng và đóng chúng buổi chiều. Và ông ta có vẻ quan tâm đến dân tộc Rumani và những vấn đề của họ. Ông ta có lẽ phức tạp hơn là ḿnh nghĩ, - Mary quyết định như thế. Ḿnh vẫn không ưa ông ta.
Hoàn toàn v́ t́nh cờ mà Mary biết được những cuộc họp đang diễn ra sau lưng nàng. Nàng đă rời văn pḥng để đi ăn trưa với Bộ trưởng Nông nghiệp Rumani. Khi nàng đến Bộ, nàng được cho biết rằng ông ta đă bị chủ tịch gọi đi. Mary quyết định trở về Toà đại sứ và vừa ăn, vừa làm việc.
Nàng bảo bí thư của nàng:
- Hăy bảo Lucas Janklow, David Wallace và Eddie Matlz rằng tôi muốn gặp họ!
Dorothy Stone do dự:
- Thưa bà, họ đang họp!
Giọng bà ta có một cái ǵ đó tránh né.
- Họp với ai vậy?
Dorothy hít một hơi dài.
- Với tất cả những lănh sự khác.
Phải mất một lúc để việc ấy thấm nhập vào.
- Có phải bà nói rằng có một cuộc họp tham mưu đang diễn ra mà không có mặt tôi không?
- Vâng, thưa bà Đại sứ!
- Quá mức đấy? Tôi suy ra rằng, đây không phải là lần đầu, đúng không?
- Không, thưa bà.
- Có ǵ khác đang xảy ra ở đây mà tôi phải biết nhưng lại không biết nhỉ?
Dorothy Stone hít một hơi mạnh.
- Họ đều đánh đi những bức điện không cần sự cho phép của bà đấy.
Hăy quên về một cuộc cách mạng đang nhen nhóm tại Rumani đi, - Mary nghĩ thế. - Có một cuộc cách mạng đang nhen nhóm ở đây, ngay trong Toà đại sứ này.
- Dorothy hăy triệu tập một cuộc họp tất cả các trưởng ban lúc ba giờ chiều nay nhé. Có nghĩa là tất cả mọi người đấy.
- Vâng, thưa bà.
Mary ngồi ở đầu bàn quan sát trong lúc ban tham mưu bước vào pḥng họp. Các uỷ viên lớn ngồi vào bàn họp và các uỷ viên nhỏ chiếm những chiếc ghế dựa vào tường.
- Chào quư vị, - Mary lên tiếng cộc lốc. - Tôi sẽ không làm mất nhiều th́ giờ của quư vị. Tôi biết tất cả các vị đều bận rộn như thế nào. Tôi để ư rằng các cuộc họp của các uỷ viên cao cấp đă được tổ chức mà tôi không biết hoặc phê chuẩn. Từ lúc này trở đi, bất kỳ ai tham dự một cuộc họp như thế sẽ bị sa thải ngay. - Nàng liếc mắt trông thấy Dorothy đang ghi chú. - Tôi cũng để ư rằng một số các vị đang giữ công điện mà không cho tôi biết. Theo nghi thức ngoại giao của Bộ Ngoại giao, mỗi Đại sứ có quyền thuê hoặc sa thải bất cứ uỷ viên nào của ban tham mưu Toà đại sứ tuỳ ư ḿnh!
Mary quay sang Ted Thompson, Lănh sự nông nghiệp.
- Ngày hôm qua, ông đă gửi một bức điện không được cho phép về Bộ Ngoại giao. Tôi đă giữ chỗ cho ông trên một chiếc phi cơ đi Washington vào trưa ngày mai. Ông không c̣n là thành viên của Toà đại sứ nữa. - Nàng nh́n quanh pḥng. - Lần sau, bất cứ ai trong pḥng này gửi công điện mà không có tôi biết hoặc không chịu hỗ trợ tôi hoàn toàn, người ấy sẽ lên chiếc phi cơ kế tiếp trở về Hoa Kỳ. Xong rồi, các ông, các bà.
Có một sự im lặng kinh ngạc. Rồi, từ từ, mọi người bắt đầu đứng dậy và nối đuôi nhau ra khỏi pḥng. Có một vẻ mưu mô trên khuôn mặt của Mike Slade trong lúc ông ta bước ra.
Chỉ c̣n Mary và Dorothy trong pḥng. Mary nói:
- Bà nghĩ ǵ thế?
Dorothy cười hớn hở.
- Gọn, nhưng không cầu kỳ. Đây là một cuộc họp tham mưu ngắn nhất và hiệu quả nhất tôi chưa từng thấy.
- Tốt. Bây giờ đă đến lúc làm sáng tỏ pḥng truyền tin.
Tất cả các điện văn gửi đi từ các Toà đại sứ tại Đông Âu đều được gửi bằng mật mă. Chúng được đánh trên một máy chữ đặc biệt, đọc bằng một bộ phận h́nh điện tử trong pḥng mật mă và được tự động mă hoá ở đấy. Mật mă được thay đổi hàng ngày và có năm tên gọi. Tối mật, mật, kín, phổ biến hạn chế, và thường. Bản thân pḥng truyền tin là một căn pḥng phía sau không cửa sổ, cấm lai văng, đầy những thiết bị điện tử mới nhất và được canh gác cẩn mật.
Sandy Palance, sĩ quan phụ trách, ngồi trong pḥng truyền tin sau một buồng nhỏ. Anh ta đứng dậy lúc Mary đến gần.
- Chào bà Đại sứ. Bà cần ǵ không?
- Không. Tôi sẽ giúp ông đây!
Có một vẻ bối rối trên khuôn mặt của Palance.
- Thưa bà?
- Ông đă gửi đi những điện văn không có chữ kư của tôi. Có nghĩa đó là những điện văn không được phép.
- Anh ta bỗng lâm vào thế bị động.
- À, các ngài Lănh sự bảo tôi rằng…
- Từ nay trở đi, nếu có ai nhờ ông gửi một điện văn không có chữ kư của tôi, nó phải được mang ngay đến cho tôi. Rơ không? - Có một vẻ cứng rắn trong giọng nói của nàng.
Palance nghĩ:
- Chúa ơi! Chắc họ đă kềm không chặt người này rồi, - Vâng, thưa bà. Tôi rơ.
Mary quay lại và bỏ đi. Nàng biết rằng pḥng truyền tin được CIA dùng để chuyển điện văn qua một "hệ thống đen". - Nàng tự hỏi liệu có bao nhiêu uỷ viên của Toà đại sứ là thành phần của CIA, và nàng thắc mắc không biết có phải Mike Slade đă cho nàng biết toàn bộ sự thật. Nàng có cảm giác ông ta không nói thật.
Đêm ấy, Mary ghi chú về các biến cố trong ngày ghi nhanh những vấn đề cần thiết phải hành động. Nàng đặt tất cả bên giường nàng, trên một chiếc bàn nhỏ. Lúc sáng nàng đến pḥng tắm để tắm. Trong lúc nàng mặc quần áo, nàng cầm mấy tờ ghi chú lên. Chúng được xếp theo một trật tự khác.
Bà có thể chắc rằng Toà đại sứ và dinh đều bị đặt máy nghe lén.
Mary đứng đấy suy nghĩ một lúc.
Lúc ăn sáng, khi nàng c̣n lại một ḿnh trong pḥng ăn với Tim và Beth, Mary lớn tiếng nói:
- Người Rumani thật là một dân tộc tuyệt vời. Nhưng mẹ có cảm giác rằng họ c̣n kém xa Hoa Kỳ trong một số cách thức. Các con có biết rằng có nhiều gian pḥng mà ban tham mưu Toà đại sứ đang sống không có nhiệt hoặc nước máy và các pḥng vệ sinh bị hỏng không?
Beth và Tim trố mắt nh́n nàng một cách lạ lùng.
- Mẹ cho rằng chúng ta phải dạy người Rumani cách sửa chữa những việc như thế.
Sáng hôm sau, Jerry Davis nói:
- Tôi không biết bà làm cách nào, nhưng có những người làm việc khắp nơi sửa sang lại những gian pḥng của chúng tôi đấy!
Mary cười hớn hở.
- Ông chỉ cần nói tử tế với họ thôi.
Cuối buổi họp tham mưu, Mike Slade bảo:
- Bà có nhiều Toà đại sứ phải đến chào. Tốt hơn bà nên bắt đầu từ hôm nay đi.
Nàng ghét miệng lưỡi ông ta. Ngoài ra, tuyệt nhiên, chẳng có ǵ là công việc của ông ta cả.
Harriet Kruger là sĩ quan nghi thức ngoại giao và bà đă rời Toà đại sứ để đi lo việc trong ngày.
Mike tiếp tục nói:
- Điều quan trọng là bà nên viếng các Toà đại sứ theo thứ tự ưu tiên. Quan trọng nhất…
- Là Toà đại sứ Nga. Tôi biết rồi.
- Tôi muốn khuyên bà…
- Ông Slade - Nếu tôi cần bất cứ lời khuyên nào của ông về nhiệm vụ của ông ở đây, tôi sẽ cho ông biết.
Mike thở dài.
- Đúng! - Ông ta đứng dậy. - Bất cứ ǵ bà nói, thưa bà Đại sứ!
Sau chuyến đi viếng thăm Toà đại sứ Nga, phần ngày c̣n lại của Mary được dùng cho các cuộc phỏng vấn, một thượng sĩ từ New York muốn có tin tức nội bộ về những kẻ bất đồng ư kiến và một cuộc họp với tân lănh sự nông nghiệp.
Lúc Mary sắp rời văn pḥng, Dorothy Stone th́ thầm vào tai nàng.
- Có một cú điện thoại khẩn cấp cho bà, thưa bà Đại sứ. James Stickley từ Washington gọi.
Mary nhấc điện thoại.
- Alô, ông Stickley.
Giọng của Stickley nóng nảy qua đường dây.
- Phiền bà cho tôi biết bà đang làm ǵ thế?
- Tôi… Tôi không hiểu ông muốn nói ǵ?
- Rơ ràng là vậy. Bộ trưởng Ngoại giao vừa nhận được lời phản kháng chính thức của Đại sứ Gabon về tư cách của bà đấy!
- Chờ một chút! - Mary đáp. - Có điều thiếu sót.
- Tôi chưa được nói chuyện với Đại sứ Gabon.
- Đúng vậy, - Stickley đốp chát lại. - Nhưng bà đă nói chuyện với Đại sứ Liên Xô đấy!
- À, vâng. Sáng nay tôi có viếng xă giao.
- Bà không biết rằng các Toà đại sứ ngoại quốc có quyền ưu tiên theo thời gian họ tŕnh uỷ nhiệm thư à?
- Vâng, nhưng…
- Cho bà biết nhé, tại Rumani, Gabon là nước đầu tiên. C̣n câu hỏi nào không?
- Không, thưa ngài. Tôi xin lỗi nếu tôi…
- Yêu cầu bà hăy xem lại để điều ấy không xảy ra nữa.
Khi Mike Slade nghe tin, ông ta vào văn pḥng Mary.
- Tôi đă cố gắng bảo bà!
- Ông Slade…
- Họ xem những việc như thế rất nghiêm trọng trong công việc ngoại giao đấy. Quả vậy, năm 1961 tuỳ tùng của Đại sứ Tây Ban Nha tại London đă tấn công xe ngựa của Đại sứ Pháp, giết người giữ ngựa trạm, đập người đánh xe và cắt nhượng hai con ngựa chỉ cốt để xe ngựa của Đại sứ Tây Ban Nha đến trước. Tôi đề nghị bà nên gửi một bức thư xin lỗi.
Mary biết nàng sẽ phải ăn ǵ trong bữa ăn chiều.
- Nhục nhă.
Mary bị quấy rầy v́ những lời b́nh luận mà nàng tiếp tục nghe về số lượng quảng cáo về nàng và con nàng.
- Có cả một bài tại tờ Pravda về cả ba người đấy.
Lúc nửa đêm, Mary gọi điện đến Stanton Rogers.
Có lẽ ông vừa vào văn pḥng. Ông đến máy ngay.
- Đại sứ đắc ư của tôi khỏe mạnh ra sao đấy?
- Khoẻ thôi. Anh thế nào, Stan?
- Ngoài thời khoá biểu 48 tiếng một ngày, tôi chẳng chê ǵ được cả. Quả vậy, tôi đang tận hưởng mọi phút của nó. Bà làm ăn thế nào đấy? Có vấn đề nào tôi có thể giúp bà được không?
- Thực sự đấy không phải là vấn đề. Chỉ là một điều ṭ ṃ của tôi thôi. - Nàng do dự, cố gắng chỉnh câu văn để ông không hiểu lầm. - Tôi cho rằng anh đă trông thấy ảnh của con tôi và tôi trên tờ Pravda tuần trước chớ?
- Vâng, tuyệt đấy! - Stanton Rogers thốt lên. - Cuối cùng chúng ta đă thành công với họ đấy.
- Những đại sứ khác có được đăng báo nhiều như tôi không?
- Thẳng thắn mà nói th́ không. Nhưng ông chủ quyết định phải dốc toàn lực với bà, Mary ạ. Bà là tủ bày hàng của chúng tôi. Tổng thống Ellison đă muốn nói điều ấy khi ngài đang t́m một kẻ đối lập với người Mỹ xấu xí. Chúng tôi đă được bà và chúng tôi định phô trương bà đấy. Chúng tôi muốn cả thế giới có một cái nh́n đẹp về người tốt nhất của quốc gia chúng ta đấy.
- Tôi thật sự, tôi rất thích!
- Cố gắng làm tốt công việc nhé.
Họ trao đổi với nhau vài mẩu chuyện vui thêm ít phút nữa và tạm biệt.
Vậy là Tổng thống đứng sau lưng cuộc quảng cáo này, - Mary nghĩ thế. - Chẳng lạ ǵ ngài có thể thu xếp được quá nhiều việc đăng tải trên báo.

o0o

Bên trong nhà ngục Ivan Stelian c̣n nghiêm ngặt cả bên ngoài nữa. Các hành lang chật hẹp với một lớp sơn xám buồn tẻ. Ở tầng dưới là cả một loạt các pḥng giam cài thanh sắt đen đông nghịt người và tầng trên cũng thế với các binh sĩ mặc quân phục trang bị súng liên thanh tuần tra. Mùi hôi thối trong khu vực các pḥng giam đông người chịu không nổi.
Một người gác đưa Mary đến một pḥng khách nhỏ ở phía sau nhà ngục.
- Cô ta ở đấy. Bà có mười phút.
- Cám ơn ông. - Mạry bước vào trong pḥng và cánh cửa đóng lại sau lưng nàng.
Hannah Murphy đang ngồi tại một chiếc bàn nhỏ đầy vết chiến tranh. Cô bị c̣ng tay và mặc áo tù. Eddie Maltz đă đề cập về cô như là một sinh viên 19 tuổi xinh đẹp. Cô trông lớn hơn 20 tuổi. Khuôn mặt xanh xao, hốc hác và đôi mắt mọng đỏ. Tóc th́ rối.
- Chào cô, - Mary bảo - Tôi là Đại sứ Mỹ.
Hannah Murphy nh́n nàng và bắt đầu khóc sướt mướt.
Mary ṿng tay qua người cô dỗ dành:
- Suỵt. Sẽ ổn thôi.
- Không, không ổn đâu! - cô gái rên rỉ - Tuần sau tôi sẽ bị xử án. Tôi sẽ chết nếu tôi phải ở lại nơi này năm năm. Tôi sẽ chết!
Mary đỡ nàng một lúc.
- Được rồi, cho tôi biết sự việc xảy ra đi.
Hannah Murphy hít một hơi mạnh và sau một lúc, lên tiếng:
- Tôi đă gặp người đàn ông này - hắn là một người Rumani - và tôi cô đơn. Hắn tốt với tôi và chúng tôi - chúng tôi làm t́nh với nhau. Một người bạn gái của tôi đă cho tôi hai thỏi cần sa. Tôi cũng chia xẻ với hắn một thỏi. Chúng tôi lại làm t́nh và tôi ngủ. Khi tôi thức dậy buổi sáng, hắn đi mất, nhưng cảnh sát đă ở đấy. Tôi trần truồng. Họ họ đứng xung quanh xem tôi mặc quần áo và đưa tôi đến cái chỗ địa ngục này. - Nàng lắc đầu tuyệt vọng. - Họ bảo tôi năm năm.
- Không, nếu tôi có thể giúp được.
Mary nghĩ đến điều Lucas Janklow đă nói với nàng khi nàng đi đến nhà giam. Bà chẳng có thể làm ǵ được cho cô ta cả, bà Đại sứ ạ. Trước đây chúng tôi đă thử rồi. Án năm năm đối với một người ngoại quốc là tiêu chuẩn đấy. Nếu cô ta là người Rumani, có lẽ họ sẽ lấy mạng cô đấy.
Mary nh́n Hannah Murphy nói:
- Tôi sẽ làm tất cả theo khả năng của tôi để giúp đỡ cô.
Mary đă xem báo cáo chính thức của Cảnh sát về việc bắt giữ Hannah Murphy. Nó được đại uư Aurel Istrase, trưởng ngành an ninh, kư tên. Nó ngắn gọn và không có thể giúp ǵ được, nhưng chẳng nghi ngờ ǵ về tội trạng của cô gái cả. Ḿnh sẽ phải t́m cách khác, - Mary nghĩ thế. Aurel Istrase. Tên nghe quen thuộc. Nàng nhớ lại hồ sơ mật mà James Stickley đă cho nàng xem tại Washington. Trong đó có một điều ǵ đấy về đại uư Istrase. Một điều ǵ đấy về… nàng nhớ lại.
Mary thu xếp để họp với vị đại uư sáng hôm sau.
- Bà mất thời giờ thôi! - Mike Slade trắng trợn bảo nàng. - Istrase là một quả núi. Không thể lay chuyển ông ta được đâu.
Aurel Istrase là một người đàn ông lùn, nước da ngăm đen với một khuôn mặt đầy sẹo, đầu láng bóng và những chiếc răng biến màu. Trước kia trong nghề nghiệp của ông ta, có người đă làm găy mũi ông ta và nó không chịu lành lặn một cách thích hợp. Istrase đă đến Toà đại sứ dự hội nghị.
Ông ta ṭ ṃ về tân Đại sứ Hoa Kỳ.
- Bà muốn nói chuyện với tôi à, thưa bà Đại sứ?
- Vâng, cám ơn ông đă đến đây. Tôi muốn thảo luận về trường hợp của Hannah Murphy!
- À, vâng. Người bán rong ma tuư. Tại Rumani, chúng tôi có những luật lệ nghiêm ngặt về những người bán ma tuư. Họ bị tù!
- Tuyệt đấy, - Mary bảo - Tôi hài ḷng được biết điều ấy. Tôi mong rằng chúng tôi có được những luật lệ nghiêm ngặt hơn tại Hoa Kỳ.
Istrase trố mắt nh́n nàng, hoang mang.
- Vậy là bà đồng ư với tôi à?
- Tuyệt đối. Bất cứ ai bán ma tuư đều bị giam. Tuy nhiên, Hannah Murphy không bán ma tuư. Cô ta đưa cho t́nh nhân của cô ta một ít cần sa thôi!
- Cũng vậy thôi. Nếu…
- Không hoàn toàn, thưa đại uư. T́nh nhân của cô ta là một trung uư trong lực lượng cảnh sát của ngài. Ông ta cũng hút cần sa nữa. Ông ta có bị phạt không?
- Tại sao ông ấy phải bị phạt? Ông ấy chỉ đơn thuần thu thập bằng chứng về một hành động tội phạm.
- Trung uư của ngài có một vợ, ba con phải không?
Đại uư Istrase cau mày.
- Vâng. Cô gái Mỹ dụ ông ta vào giường!
- Thưa đại uư - Hannah Murphy là một cô gái 19 tuổi. Trung uư của ngài 45. Thế th́ ai dụ dỗ ai?
- Tuổi tác không liên quan đến việc này, - vị đại uư ngoan cố nói.
- Vợ của vị trung uư có biết về việc gian díu của chồng bà ấy không?
Đại uư Istrase trố mắt nh́n nàng:
- Tại sao bà ta biết được?
- Bởi v́ tôi nghe việc đó như là một trường hợp gài bẫy rơ ràng. Tôi nghĩ tốt hơn là chúng ta nên công bố cả sự việc này. Báo chí quốc tế sẽ bị mê hoặc đấy.
- Sẽ không có vấn đề ấy đâu. - Ông ta nói.
Nàng tấn công đối thủ:
- Bởi sự kiện là ông trung uư là con rể của ngài phải không?
- Chắc chắn là không, - vị đại uư giận dữ nói. - Tôi chỉ muốn thi hành công lư.
- Tôi cũng thế, - Mary quả quyết với ông ta.
Theo hồ sơ nàng đă xem, người con rể có biệt tài làm quen với các du khách trẻ - đàn ông hoặc phụ nữ - để ngủ với họ và đề nghị những địa điểm mà họ có thể buôn bán chợ đen hoặc mua ma tuư rồi tố cáo họ.
Mary nói bằng một giọng hoà giải:
- Tôi thấy không cần cho con gái ngài biết về cách cư xử của chồng bà ấy. Tôi nghĩ rằng điều tốt hơn nhiều cho tất cả những người liên can là ông nên lặng lẽ thả Hannah Murphy ra và tôi đưa cô ta về lại Hoa Kỳ. Ngài có ư kiến ǵ không, đại uư?
Ông ta ngồi đấy, cáu kỉnh và suy nghĩ kỹ:
- Bà là một phụ nữ rất hay đấy! - cuối cùng ông ta nói.
- Cám ơn ngài. Ngài là một người đàn ông rất hay đấy. Chiều nay tôi mong có được cô Murphy tại văn pḥng tôi. Tôi sẽ lo cho cô ta lên chuyến phi cơ đầu tiên rời Bucarest.
Ông ta nhún vai:
- Tôi sẽ sử dụng ảnh hưởng nhỏ nào mà tôi có được.
- Tôi chắc ngài sẽ làm được đấy, đại uư Istrase ạ. Cám ơn ngài.
Sáng hôm sau, một cô Hannah Murphy biết ơn lên đường về xứ.
- Bà đă làm thế nào vậy? - Mike Slade hỏi, có vẻ không tin.
- Tôi đă nghe theo lời khuyên của ông. Tôi đă mê hoặc ông ta.



o0o

 

Pages Previous  1  2  3  Next