Cổ Học Tinh Hoa Pages   1, 2, 3, 4  Next 

BA CON RẬN KIỆN NHAU

Ba con rận hút máu một con lợn, tranh nhau ăn, đem nhau đi kiện. Một con rận khác gặp, hỏi: "Ba anh kiện nhau về việc ǵ thế?"

Ba con rận đáp: "Chúng tôi kiện nhau, v́ tranh nhau một chỗ đất màu mỡ".

Con rận kia nói: "Tôi tưởng các anh chẳng nên tranh lẫn nhau thế làm ǵ. Các anh chỉ nên lo đến con dao của người đồ tể giết lợn, ngọn lửa của bó rơm thui lợn mà thôi".


Ba con rận nghe ra, biết là dại, thôi không đi kiện nữa, cùng nhau quần tụ, làm ăn với nhau, dù no, dù đói, cũng không bỏ nhaụ Con lợn thành ra mỗi ngày một gầy, người ta không làm thịt, cứ để nuôi, ba con rận nhờ thế mà no đủ măi.

(Hàn Phi Tử)

GIẢI NGHĨA:

Đồ tể: Người làm thịt các giống vật để bán.
Quần tụ: Quây quần ăn ở bao bọc lấy nhaụ

LỜI BÀN:

Nhân dân một xứ mà cứ tranh giành lẫn nhau cái lợi trước mắt, không nghĩ ǵ đến cái việc lâu dài cho cả toàn thể, th́ trí khôn thật không bằng mấy con rận nói trong truyện này.

Tranh nhau, căi nhau, đánh nhau, kiện nhau, th́ oan oan tương kết, lợi chẳng thấy đâu, chỉ thấy hại, hại cho ḿnh lại hại cho cả đàn, cả lũ nữa. Sao không biết: Sâu đục cây, cây đổ th́ sâu cũng chẳng c̣n; trùng hại vật, vật chết th́ trùng cũng hết kiếp.
 



ĐÁNH DẤU THUYỀN T̀M GƯƠM

Có người nước Sở đi đ̣ qua sông. Khi ngồi đ̣, vô ư đánh rơi thanh gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng: "Gươm ta rơi ở chỗ nầy đâỵ"

Lúc thuyền đỗ vào bến, anh ta cứ theo chỗ đánh dấu, lặn xuống nước t́m gươm. Thuyền đă đi đến bến, chớ gươm rơi đâu th́ vẫn ở đấy, có theo thuyền mà đi đâủ T́m gươm như thế, chẳng khờ dại lắm ư!

(Lă Thị Xuân Thu)

GIẢI NGHĨA:

Sở: Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.

Thanh gươm: Tục xưa người ta đi đâu hay đeo theo gươm để thủ thân mà lại giữ lễ nữa.

Lă Thị Xuân Thu: Sách của Lă Bất Vi làm. Lă Bất Vi người đời nhà Tần thời Chiến quốc, trước là lái buôn to, sau làm tướng, chính là cha đẻ Tần Thủy Hoàng. Khi làm quyển "Lă Thị Xuân Thu" xong, Bất Vi treo ở cửa Hàm Dương, nói rằng: "Ai bớt được, hay thêm được một chữ, th́ thưởng cho ngàn vàng."

LỜI BÀN:

Thanh gươm rơi xuống sông, th́ ở ngay chỗ rơị Nếu muốn t́m thấy gươm, tất phải lặn ngay xuống chỗ rơi mà t́m. Chớ sao lại đánh dấu vào thuyền, đợi đến khi thuyền đỗ vào bến mới lặn xuống t́m? Người t́m gươm này có khác nào như người đánh đàn sắt đem gắn cả ngựa lại, tưởng ngựa không di dịch được là các âm vận tự nhiên điều hoà được đúng! Than ôi! người cố chấp bất thông, chỉ câu nệ biết giờ chặt một cái đă nắm chặt trong tay, chớ không hiểu nghĩa chờ "thời" là ǵ.
 



ÔM CÂY ĐỢI THỎ

Một người nước Tống đang cày ruộng. Giữa ruộng có một cây tọ Có con thỏ đồng ở đâu chạy lại, đâm vào gốc cây đập đầu chết.

Người cày ruộng thấy thế, bỏ cày, vội chạy đi bắt thỏ. Đoạn, cứ ngồi khư khư ôm gốc cây mong lại được thỏ nữa. Nhưng đợi măi chẳng thấy thỏ đâu, lại mất một buổi cày. Thiện hạ thấy vậy, ai cũng chê cười.

(Hàn Phi Tử)

GIẢI NGHĨA: 

Nước Tống: Một nước chư hầu thời Xuân thu, sau bị nước Tề lấy mất, ở vào huyện Thượng Khương, tỉnh Hà Nam bây giờ.

Đoạn: Nghĩa đen là đứt, việc nầy đứt đến việc khác.

Thiên hạ: Đây là nói những người ngoài.

Hàn Phi Tử: Công tử nước Hàn, học tṛ Tuân Tử chuyên về b́nh danh pháp luật, nước Hàn không dùng, sang ở nước Tần, được đại dụng, nhưng sau bị kẻ gièm pha, rồi tự tử. Sách của Hàn Phi Tử có 50 thiên. Đặt tên là "Hàn Tử". Nhà Tống sau thêm chữ Phi để khỏi lẫn với Hàn Dũ.

LỜI BÀN:

Thấy mùi, quen mui làm măi. ở đời những kẻ ngẫu nhiên gặp may mà ước ao được gặp may luôn như thế nữa, không biết sự may là t́nh cờ mới có, th́ có khác ǵ người nước Tống ôm cây đợi thỏ nầy. Anh ôm cây đợi thỏ nầy lại c̣n là người cố chấp bất thông, không hiểu thời thế, không thấu t́nh cảnh, khư khư đười ươi giữ ống, cũng một phường với loại chơi đàn gắn chặt phím, khắc mạn thuyền để nhớ chỗ gươm rơị



TU THÂN

Thấy người hay th́ phải cố mà bắt chước; thấy người dở th́ phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi.

Chính ḿnh có điều hay, th́ phải cố mà giữ lấy; chính ḿnh có điều dở th́ phải cố mà trừ đị

Người chê ta, mà chê phải, tức là thày ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; c̣n người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy.

Cho nên người quân tử trọng thầy, quư bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn... như thế dù muốn không hay cũng không được.

Kẻ tiểu nhân th́ không thế. Cứ bậy mà lại ghét người chê ḿnh; rất dở mà lại thích người khen ḿnh; bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng ḷng; thân với kẻ siểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực th́ cười, thấy người trung tín th́ chệ.. Như thế dù không muốn không dở cũng không được

(Tuân Tử)

GIẢI NGHĨA: 

Quân tử: Người có tài đức hơn người.
Tiểu nhân: Kẻ bất chính, gian ác, tự tư, tự lợi.
Hổ lang: Cọp và chó sói, hai giống tàn bạo.
Cầm thú: Cầm giống có hai chân và hai cánh, thú giống có bốn chân; hai chữ chỉ loài chim và loài muông.
Chính trực: Ngay thẳng.
Trung tín: Hết ḷng, thật bụng.

Tuân Tử: Tên là Huống, tên tự là Khanh, người nước Triệu, thấy đời bấy giờ cứ loạn luân măi và phong hóa suy đồi, làm sách nói về lễ nghĩa, lễ nhạc, cốt ư để chỉnh đức và hành đạo.

LỜI BÀN:

Cái đạo tu thân rút lại chỉ có theo điều hay, biết tránh điều dở. Mà muốn tới cái mục đích ấy, th́ không những là tự ḿnh phải xét ḿnh lại c̣n phải xét cái cách người ở với ḿnh nữa. Đối với người, cần phải biết hai điều: Ai khen chê phải, khuyên răn hay th́ phục, th́ bắt chước; ai chiều ḷng nịnh hót, th́ tránh cho xa, coi như quân cừu địch. "Nên ưa người ta khuyên ḿnh hơn người ta khen ḿnh" có như thế th́ mới tu thân được.



CÁCH CƯ XỬ Ở ĐỜI

Thày Nhan Uyên hỏi Đức Khổng Tử: "Hồi này muốn nghèo mà cũng được như giàu, hèn mà cũng được như saang, không phải khoẻ mà có oai, chơi bời với người ta suốt đời không lo sợ ǵ, muốn như vậy, có nên không?"

Đức Khổng Tử nói: "Người hỏi thế phải lắm. Nghèo mà, muốn cũng như giàu, thế là biết bằng ḷng số phận không ham mê ǵ. Hèn, mà muốn cũng như sang, thế là biết nhún nhường và có lễ độ. Không khoẻ, mà muốn có oai, thế là biết thận trọng, cung kính, không lầm lỗi ǵ. Chơi bời với mọi người mà muốn suốt đời không lo sợ, thế là biết chọn lời rồi mới nói".

(Khổng Tử Tập Ngữ)

GIẢI NGHĨA: 

Nhan Uyên: Tên là Hồi, người nước Lỗ thời Xuân Thu, học tṛ giỏi nhất của Đức Khổng Tử.
Hồi: Theo lễ xưa, hầu chuyện những bậc trên, như vua, cha, thày học, thường hay xưng tên.
Lễ độ: Phép tắc, mực thước.
Thận trọng: Cẩn thận, trọng hậu.
Cung kính: Quư trọng hiện ra mặt gọi là cung, quư trọng tự trong bụng gọi là kính.

LỜI BÀN:

Không cần công danh phú quư thế là biết giữ thiên tước hơn nhân tước, không để ai khinh nhờn được, thế là biết trọng phẩm giá ḿnh, không muốn đeo cái lo vào ḿnh, thế là biết giữ thân không phiền lụy đến aị ở đời mà giữ trọn vẹn được mấy điều như thế, tưởng thật là một cách vui thú rất cao thượng vậy.



KHỔ THÂN LÀM VIỆC NGHĨA

Mặc Tử ở nước Lỗ sang nước Tề, qua nhà người bạn cũ, vào chơị Người bạn nói chuyện với Mặc Tử rằng: "Bây giờ thiên hạ ai c̣n biết đến việc "nghĩa", một ḿnh ông tự khổ thân để làm việc nghĩa, th́ có thấm vào đâu! Chẳng thà thôi đi có hơn không?"

Mặc Tử nói: "Bây giờ có người ở đây, nhà mười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn không, th́ đứa cày chẳng nên càng chăm cày hơn lên ử Tại sao thế? Tại đứa ăn nhiều, đứa đi cày ít. Bây giờ thiên hạ chẳng ai chịu làm việc nghĩa, th́ ông phải biết khuyên tôi càng làm lắm mới phải, có đâu lại ngăn tôi như thế".

(Mặc Tử)

GIẢI NGHĨA:

Lỗ: Một nước chư hầu nhở thời Xuân Thu Chiến quốc, ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến quốc cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Thiên hạ: Đất dưới gầm trời, người Tàu xưa nay cho nước Tàu và mấy nước xung quanh là thiên hạ.
Nghĩa: Việc phải, việc hay mà người ta nên làm.
Tư khổ thân: Tự ḿnh làm cho ḿnh khó nhọc vất vả.
Mặc Tử: Tên sách của Mặc Địch soạn, chủ nghĩa là "kiêm ái" yêu người như yêu ḿnh.

LỜI BÀN:

Trong khi nhân tâm thế đạo suy đồi, ḿnh là người c̣n đứng vững được, th́ sao lại chịu suy đồi với thiên hạ cho cùng trôi một loại. V́ nếu ai cũng như thế cả, th́ c̣n đâu là người cảnh tỉnh được kẻ u mê để duy tŕ lấy nhân tâm thế đạo nữa? Cho nên những người thức thời, có chí, dù ở vào cái đời biến loạn đến đâu, cũng không chịu đắm đuối vào cái bất nghĩa, khác nào như: Cây ṭng, cây bách mùa đông sương tuyết mà vẫn xanh, như con gà trống mưa gió tối tăm mà vẫn gáy. Những bậc ấy chẳng những thế mà thôi, lại c̣n đem bao nhiêu tinh lực tâm trí ra, cố gắng giữ lấy phong hóa mà d́u dắt, mà đưa đường cho những kẻ u mê đắm đuối. Như Mặc Tử đây, cho đời là suy biến, coi sự làm việc "nghĩa", sự cổ động việc nghĩa như cái chức vụ của ḿnh phải làm, thực là người có công với loài người vậy.



LẤY CỦA BAN NGÀY

Nước Tấn có kẻ hiếu lợi, một hôm ra chợ gặp cái ǵ cũng lấy. Anh ta nói rằng: "Cái này tôi ăn được, cái này tôi mặc được, cái này tôi tiêu được, cái này tôi dùng được." Lấy rồi đem đị Người ta theo đ̣i tiền. Anh ta nói: "Lửa tham nó bốc lên mờ cả hai con mắt. Bao nhiêu hàng hóa trong chợ tôi cứ tưởng của tôi cả, không c̣n trông thấy ai nữa. Thôi, các người cứ cho tôi, sau này tôi giàu có, tôi sẽ đem tiền trả lại".

Người coi chợ thấy càn dỡ, đánh cho mấy roi, bắt của ai phải trả lại người ấy. Cả chợ cười ồ. Anh ta mắng: "Thế gian c̣n nhiều kẻ hiếu lợi hơn ta, thường dụng thiên phương, bách kế ngấm ngầm lấy của của người. Ta đây tuy thế, song lấy giữa ban ngày so với kẻ ấy th́ lại chẳng hơn ử Các ngươi cười ta là các người chưa nghĩ kỹ!"

(Long Môn Tử)

GIẢI NGHĨA: 

Hiếu lợi: Ham tiền của quên cả phải trái.
Lửa tham: Ḷng tham muốn bốc lên làm ngốt người.
Mờ cả hai con mắt: Chỉ để cả vào của muốn lấy, ngoài ra không trông thấy ǵ nữa.
Thế gian: Cơi đời người ta ở.
Thiên phương bách kế: Mưu này, chước khác xoay đủ trăm ngh́n cách.
Ngấm ngầm: ư nói làm hại một cách bưng bịt không để ai biết.
Ban ngày: Lúc sáng sủa dễ trông thấy.
Long Môn Tử: Tức là Tư Mă Thiên làm quan Thái sư nhà Hán, là một sử kư có danh.

LỜI BÀN:

Đă là kẻ thấy của tối mắt, tham vàng bỏ nghĩa, th́ dù ít, dù nhiều cũng là đáng khinh cả, song đem những kẻ mặt to tai lớn v́ ham mê phú quư mà lừa thày, phản bạn, hai ngầm đồng bào so với những quân ăn cắp đường, cắp chợ giữa ban ngày để nuôi miệng th́ tội nặng hơn đến biết bao nhiêụ Thế mà trách đời chỉ biết chê cười những quân trộm cướp vặt chớ không biết trừng trị những kẻ đại gian đại ác.



LỢI MÊ L̉NG NGƯỜI

Nước Tống có kẻ mất cái áo thâm. Anh ta ra đường t́m. Thấy người đàn bà mặc áo thâm, níu lại đ̣i rằng: "Tôi vừa mất cái áo thâm, chị phải đền trả tôi cái này". Rồi cứ giữ chặt cái áo không buông ra nữa.

Người đàn bà căi: "Ông mất cái áo thâm, tôi biết đấy là đâu, áo tôi mặc đây là áo của tôi, chính tay tôi may ra".

Anh kia nói: "Chị cứ phải đền trả áo cho tôị Cái áo thâm tôi mất dày, cái áo thâm chị mặc mỏng. Lấy áo thâm mỏng của chị đền cái áo thâm dày cho tôi, c̣n phải nói lôi thôi ǵ nữa!"

(Tử Hoa Tử)

GIẢI NGHĨA: 

Nước Tống: Một nước chư hầu thời Xuân Thu, sau bị nước Tề lấy mất,
                   ở vào huyện Thượng Khưu tỉnh Hà Nam bây giờ.
Thâm: Sắc đen.
Níu: Giằng dai giữ lại không cho đị

LỜI BÀN:

Mất áo trong nhà mà ra đường t́m, đă là chuyện bật cười. Mất áo đàn ông mà đ̣i áo đàn bà lại là chuyện bật cười. Mất áo thâm dày bắt đền áo thâm mỏng mà cho là phải, lại là chuyện bật cười nữa. Ôi cái lợi nó làm cho ḷng người mê muội, chỉ biết có ḿnh không biết có ai, chỉ vụ lợi cho ḿnh mà quên cả phải trái. Kẻ nào đă vụ lợi như thế, th́ cái ǵ mà chẳng dám làm, cái ǵ mà chả dám nói! Than ôi! Cái đời kim tiền bây giờ biết bao nhiêu phường đ̣i áo như người nói trong truyện này.



LÚC ĐI TRẮNG, LÚC VỀ ĐEN

Một hôm trời nắng, Dương Bố đi chơị Khi ở nhà ra, th́ mặc áo trắng, đi được nửa đu8ờng, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa ở nhà bà con. Người ấy thấy Dương Bố ướt cả cho mượn cái áo thâm.

Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua đuổi. Dương Bố giận toan cầm gậy đánh.

Anh là Dương Chu chạy ra bảo: "Đừng đánh nó làm ǵ! Nó đuổi như thế cũng phải. Giả sử con chó trắng nhà ta, lúc đi th́ trắng, lúc về th́ đen, phỏng em có không lấy làm lạ mà không ngờ được không?"

(Liệt Tử)

GIẢI NGHĨA:

áo thâm: áo sắc đen.
ẩn mưa: Núp một chỗ để tránh mưạ.
Giả sử: Ví bằng.
Dương Chu: Người đời chiến quốc xướng lên các học thuyết vị kỷ.

Liệt tử: Sách của Liệt ngữ Khấu hay người truyền học thuyết của Liệt-ngữ-khấu soạn ra, có tám quyển, sau nhà Đường, nhà Tống đặt tên là "Sung hư chân kinh", hay "Sung hư chí đức chân kinh".

LỜI BÀN:

Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo thâm, chính ḿnh không biết ḿnh thay đổi, con chó thấy khác th́ xua đuổi. Ḿnh đánh nó chẳng hóa ra lầm lắm ru! Lỗi tại ḿnh thay đổi không tại con chó cắn xằng. Vậy nên ở đời khi ḿnh làm điều ǵ khác thường, mà người ta không rơ, th́ tất nhiên người ta bàn trái bàn phải. Nếu ḿnh không tự xét ḿnh thay đổi hay hay dở, chỉ biết trách người nghị luận nọ kia, th́ chẳng khác nào như Dương Bố đánh chó trong truyện nầy.



KHÔNG QUÊN ĐƯỢC CÁI CŨ

Đức Khổng Tử ra chơi ngoài đồng, thấy một người đàn bà đứng khóc nỉ non ở chỗ bờ đầm, Đức Khổng Tử lấy làm lạ, bảo học tṛ hỏi v́ cớ ǵ mà khóc.

Người đàn bà nói: "Độ trước tôi cắt cỏ thi, tôi đánh mất cái trâm cài đầu bằng cỏ thi, cho nên tôi khóc."

Đức Khổng Tử hỏi: "Đi cắt cỏ thi, mà mất cái trâm làm bằng cỏ thi th́ việc ǵ phải khóc?"

Người đàn bà nói: "Không phải v́ tôi đánh mất cái trâm cỏ thi mà tôi khóc; tôi sở dĩ khóc là tôi thương tiếc một vật cũ, dùng đă lâu, mà ngày nay không sao thấy được nữa."

(Khổng Tử Tập Ngữ)

GIẢI NGHĨA: 

Đức: Tiếng gọi có ư tôn trọng, hoặc c̣n có nghĩa chỉ bật đức hạnh.

Cỏ thi: một thứ cỏ giống như cỏ le, thân tṛn, ruột vuông, lá nhỏ mà dài, cạnh sắc, hoa tựa như hoa cúc, trắng hay đỏ nhớt. Người ta hay dùng cuống cỏ để bói dịch gọi là bói cỏ thi . ở nước ta,, núi Quyền Sơn (Hà Nam) cũng có cỏ thi .

Sở dĩ: tại sao, v́ cớ ǵ.

Khổng Tử Tập Ngữ: Sách chép những lời nói, những truyện về Đức Khổng Tử. Khổng Tử tên là Khưu, tên tự Trọng Ni, người nước Lỗ, thời Xuân Thu nhà Chu, học về Lễ, Nhạc, Văn chương đời cổ, đi nhiều nước chư hầu không được dụng, trở về làm kinh Xuân Thu, san định các kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc và dạy học tṛ được ba ngh́n người, có 72 người giỏi. Nước Tàu xưng làm Tổ Đạo Nhọ

 

LỜI BÀN:

Cái ǵ đă là của ḿnh, ḿnh có bụng yêu, mà lỡ khi đánh mất, th́ về sau dù có được cái khác giống như thế, hay hơn thế ḿnh cũng không thể nào yêu cho bằng. Thường, lại chỉ v́ thấy cái mới mà hồi nhớ lại cái cũ, sinh ra chạnh ḷng, nên câu ta thán, có khi ngậm ngùi thương khóc nỉ non. Tại sao vậy? Tại đối với ḿnh, cái của mất không chỉ có giá của mà thôi, lại h́nh như c̣n có một phần tâm hồn ḿnh hay tâm hồn người để lại cho ḿnh ngụ ở trong nữa. Sự cảm động đầu tiên bao giờ cũng là sự cảm động hay nhất, bền nhất. Ôi! Cáo chết ba năm quay đầu về núi, con người ta, dù cho lông bông phiêu bạt đến thế nào, c̣n có chút tâm t́nh cũng không quên được gốc tích xứ sở ḿnh. "Hồ mă tê bắc phong, Việt Điểu sào chi nam". Con ngựa rợ Hồ (phía bắc nước Tàu) thấy gió bắc c̣n cất tiếng kêu, con chim đất Việt (phía Nam nước Tàu) chọn cành nam mới chịu làm tổ, huống chi là người mà lại quên được nguồn gốc ư.



HAI PHẢI

Sông Vĩ nước lên tọ Một nhà giàu không may có người chết đuối. Có kẻ vớt được xác.

Người nhà giàu xin chuộc, kẻ ấy đ̣i nhiều tiền. Người nhà giàu đem câu chuyện thưa với Đặng Tích. Đặng Tích bảo: "Cứ để yên. Nó c̣n bán cái xác cho ai được mà sợ?"

Kẻ vớt được xác, thấy nhà kia không hỏi nữa lấy làm lo, cũng đem câu chuyện thưa với Đặng Tích. Đặng Tích bảo: "Cứ để yên. Nó c̣n mua cái xác ấy của ai được mà sợ?"

(Lă Thị Xuân Thu)

GIẢI NGHĨA:

Vĩ: Tên sông, chảy ở địa phận Hà Nam.
Đặng Tích: Quan đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu là một nhà luật pháp giỏi.

LỜI BÀN:

Cứ như người giảng giải việc nói trong bài này cho phải đạo lư, th́ một bên, nên khuyên người nhà giàu liệu trả kẻ vớt được xác thêm ít nhiều tiền, mà lấy ngay cái xác về; c̣n một bên, nên dụ kẻ vớt được xác chớ coi sự chẳng may của người ta làm một món bổng, mà bắt bí người tạ Giữ cái xác, không cho chuộc, chẳng những không được tiền, lại c̣n phải tội nữa. Nhưng khốn thay! lư sự là cái nguồn bắt phải, bắt trái đều được. Cho nên Đặng Tích mới có chốn xúi bày được cả đôi bên kiện tụng lẫn nhau mà ngấm ngầm lấy lợi cho ḿnh. Thế tức là cái chủ nghĩa: "Hai phải" ngụy biện rất hại cho dân - gian ngu dại mà lại hay kiện tụng. Biện bác mà không đáng lư tức là giả dối, khôn ngoan mà không đáng lư tức là gian trá, những kẻ ấy phải trừng phạt th́ mới yên dân, lợi nược được. Người trị dân tưởng phải thấu cái t́nh, để xét cái lư, mới là người trị dân sáng suốt vậy.




TĂNG SÂM GIẾT NGƯỜI

Ông Tăng Sâm ở đất Phị ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người.

Một người hớt hăi chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ nói: "Chẳng khi nào con ta lại giết người". Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi.

Một lúc lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không nói ǵ, cứ điềm nhiên ngồi dệt cửi.

Một lúc nữa lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ sợ cuống, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.

(Quốc Sách)

GIẢI NGHĨA:

Tăng Sâm: Người thời Xuân Thu, tính chất chân thật và có hiếu,
                 học tṛ đức Khổng Tử và mau truyền được đạo của ngài.
Trùng danh: Cùng giống tên nhaụ
Điềm nhiên: Biết mà cứ im lặng như không.

LỜI BÀN:

Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Thốt nhiên có kẻ bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không tin, và người thứ hai bảo, c̣n chưa tin; đến người thứ ba bảo, th́ cuống cuồng chạy trốn. Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh. Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều người đă có cùng một nghị luận đều như thế cả, th́ cũng dễ khiến người ta nghi nghi hoặc hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải, nom đỉa hóa ra con rươi, trong con chó thành con cừu. Đến như giữa chợ, làm ǵ có cọp! Thế mà một người, hai người, đến ba người nói có cọp, thiên hạ cũng tin có cọp thật nữa là! Những bậc ra được ngoài ṿng dư luận, giữ vững được bụng như cây giữa rừng, như kiềng ba chân rất là hiếm, nhưng có thế được mới caọ Một chân lư có chứng minh rơ ràng, mười phần chắc chắn, th́ mới nên công nhận.





BÁN MỘC BÁN GIÁO

Có người nước Sở làm nghề bán mộc, vừa bán giáo.
Ai hỏi mua mộc, th́ anh ta khoe rằng: "Mộc nầy thật chắc, không ǵ đâm thủng."
Ai hỏi mua giáo, th́ anh ta khoe rằng: "Giáo nầy thật sắc, ǵ đâm cũng thủng."
Có người nghe nói, hỏi rằng: "Thế bây giờ lấy giáo của bác đâm vào mộc của bác, th́ thế nào?"
Anh ta không đáp ra làm sao được.
(Hàn Phi Tử)

GIẢI NGHĨA:

Sở: Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.
Mộc: Đồ binh khí bằng gỗ, h́nh bầu dục để đỡ khi mũi nhọn đâm xỉa.
         Cái khiên th́ đan bằng mây và h́nh tṛn.
Giáo: Đồ binh khí, đầu nhọn, cán dài, dùng để đâm.

LỜI BÀN:

Ôi! một cái chắc, đâm không thủng, với một cái sắc, đâm ǵ cũng thủng, hai cái phản đối hẳn nhau th́ cùng đi với nhau sao được! Thế mà người nước Sở dám khoe mộc, lại khoe giáo luôn ngay một lúc. Chẳng qua là chỉ v́ mối lợi mà thành ra nối dối. Nhưng cái tṛ nói dối hay cùng, khi người ta hỏi đến lẽ, là không đối đáp làm sao được nữa. Có khác ǵ kẻ đem tượng gỗ ra chợ bán, khoe rằng: "Ai mua tượng về nhà, th́ được giàu sang." Đến lúc có người bẻ: "Thế sao bác không để ở nhà cho được giàu sang, lại mang ra chợ bán làm ǵ?" th́ tắc khẩu mà đành vác tượng về.





NGỌC Ở TRONG ĐÁ

Một người thợ ngọc qua hàng thợ đá, vào xem các thứ đá, thấy một tảng trong có ngọc, mua về, đẽo ra quả nhiên được ngọc. Ngọc ấy trắng nuốt và có gân đỏ, quư giá vô cùng. Người thợ ngọc nhờ đó mà giàu có.

Thợ đá thấy thế, lấy làm thích lắm, cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩ bụng: "Đá nào trong cũng có ngọc". Rồi ở nhà có bao nhiêu thứ đá, đem cả ra đập để t́m ngọc. Không những không thấy ngọc, mà các đá vỡ tan chẳng dùng được việc ǵ nữa.

Anh ta vừa mất của, vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.

GIẢI NGHĨA:

Cùng quẫn: Túng bần quá không đủ ăn tiêụ

LỜI BÀN:

Ngọc chẳng qua là một thứ đá đẹp, đá quư lẫn với đá thường mà thôị Nhưng phải có con mắt tinh xem ngọc mới nhận ra và t́m được ngọc ở trong đá. Người thợ ngọc biết ngọc nên trông qua đủ biết đá nào có ngọc, chớ người thợ đá chỉ biết đá, lại muốn t́m ngọc, chẳng những không t́m thấy ngọc mà lại c̣n hại cả bao nhiêu đá của ḿnh nữa! Ôi! thực là xôi hỏng bỏng không! tham th́ thâm! Cái thói tham không phải đường nó vẫn hại con người như thế! Cho nên người trí giả phải có kiến thức rơ đích xác rồi mới chịu làm.





BẮT CHƯỚC NHĂN MẶT

Nước Việt có nàng Tây Thi nổi tiếng đẹp một thời. Nàng có chứng đau bụng, mà khi nào đau ôm bụng nhăn mặt, th́ lại càng đẹp lắm.

Có người đàn bà ở cùng làng thấy mặt nhăn mà đẹp, muốn bắt chước, về nhà cũng ôm bụng mà nhăn mặt. Người làng trông thấy, tưởng là ma quỷ; nhà giàu th́ đóng cửa chặt không dám ra, nhà nghèo th́ bồng bế vợ con mà chạy trốn.

(Trang Tử)

GIẢI NGHĨA:

Tây Thi hoặc c̣n gọi là Tây Tử: Người con gái nước Việt ở thôn Trữ La, làm nghề dệt vải, cha th́ bán củi. Nàng nổi tiếng đẹp, sau vua nước Việt là Câu Tiễn v́ thua nước Ngô đem nàng hiến cho vua Ngô là Phù Saị

Trang Tử: Sách của Trang Chu soạn đến đời Đường gọi là Nam Hoa Chân kinh. Trang Tử, học đạo Lăo tử, sau người ta vẫn xưng Lăo tử với Trang tử là tổ của Đạo giạ

LỜI BÀN:

Chỉ biết nhăn mặt là đẹp. Không biết nét mặt phải thế nào th́ nhăn mới đẹp. Thực là đáng tiếc! Kẻ quên phận ḿnh, chỉ muốn bắt chước người th́ có khác ǵ người xấu muốn bắt chước nàng Tây Thi nói trong truyện này không? Ôi! bắt chước là một cái hay, nhưng nếu không chịu suy nghĩ cứ nhắm mắt bắt chước liều như con lừa thổi sáo, con nhái muốn to bằng con ḅ, th́ chỉ làm tṛ cười cho thiên hạ, chẳng những không được lợi ǵ mà lại thiệt đến bản thân.





CÁI ĐƯỢC CÁI MẤT CỦA NGƯỜI LÀM QUAN

Khổng Miệt là cháu đức Khổng Tử. Bật Tử Tiện là học tṛ đức Khổng Tử, hai người cùng làm quan một thời.

Đức Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt, hỏi rằng: "Từ khi ngươi ra làm quan được những điều ǵ, mất những điều ǵ?"

Khổng Miệt thưa: "Từ khi tôi ra làm quan chưa được điều ǵ, mà đă mất ba điều: việc quan bận, không c̣n thời giờ học tập, v́ thế mà học vấn không tấn tới; bổng lộc ít, không đủ chu cấp cho họ hàng, v́ thế mà họ hàng không thân thiết; công việc nhiều không thể đi thăm người đau, viếng người chết, v́ thế mà ăn ở với bầu bạn không được trọn vẹn".

Đức Khổng Tử nghe nói không bằng ḷng.

Sau ngài đến chơi Bật Tử Tiện, lại hỏi như hỏi Khổng Miệt.

Bật Tử Tiện thưa: "Từ khi tôi ra làm quan, chưa mất điều ǵ, mà đă được ba điều: Những điều trước học nay đem ra thực hành v́ thế mà học càng rơ; bổng lộc dù bạc, cũng có thể chu cấp ít nhiều cho họ hàng, v́ thế mà họ hàng càng gần; việc quan tuy bận, song cũng bớt được ít thời giờ đi thăm người đau, viếng người chết, v́ thế mà bầu bạn càng thân".

Đức Khổng Tử nghe nói khen rằng: "Tử Tiện thực là người quân tử".

(Gia Ngữ)

GIẢI NGHĨA:

Chu cấp: Chu - giúp, cấp - cho, giúp đỡ cho người ta những cái mà người cần đến.
Thân thiết: Gần gũi năng đi lại.
Thực hành: Đem ra làm thật sự.
Bạc: Mỏng, đổi lại với hậu, đây là ít ỏi.

LỜI BÀN:

Hai đoạn nầy bày ra hai cái cảnh phản đối lại hẳn với nhaụ Cũng là làm quan, mà một đàng "mất" một đàng "đuợc" khác nhau chẳng qua là chỉ do tự ḿnh cả, chớ không phải nghề làm quan bó buộc ḿnh phải như thế. Đức Khổng Tử khen người "được" là quân tử, th́ tất bỉ người "mất" là tiểu nhân. Ôi! làm quan tuy là bận việc, tuy là ít lương, tuy là hẹp thời giờ, mà vẫn học hành cho rộng thêm trí thức mà vẫn chu cấp được cả cho bà con, mà vẫn ân cần cả với chúng bạn, th́ cũng đáng phục là ông quan quân tử thật.





CAN VUA BỎ RƯỢU

Vua Cảnh Công nước Tề hay uống rượu, có bận say luôn mấy đêm ngày, xao lăng cả việc nước, Huyền Chương can, nói: "Nhà vua uống rượu say sưa như thế, hạ thần xin can, nhà vua không nghe, hạ thần xin tự tận."

Ngay lúc ấy án Tử vào yết kiến vuạ Vua bảo: "Huyền Chương can ta bỏ rượu, không th́ y tự tận. Nếu ta mà nghe, th́ ta hóa ra non, nếu ta không nghe, lỡ Huyền Chương chết th́ cũng đáng tiếc."

án Tử nói: "May lắm! may mà Huyền Chương gặp được nhà vua, chớ như vua Kiệt, vua Trụ, th́ chết mất rồi, c̣n đâu sống được đến bây giờ nữa!"

Cảnh Công nghe nói, tỉnh ngộ, tự hôm đó chừa rượu.

(án Tử Xuân Thu)

GIẢI NGHĨA:

Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân thu Chiến quốc ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Hạ thần: Hạ: dưới, thần: bầy tôị Tiếng bầy tôi xưng với vuạ.
Tự tận: Tự ḿnh làm cho ḿnh chết.
Yết kiến: Vào hầu.
Kiệt, Trụ: Hai vua tàn bạo, độc ác say mê tửu sắc, bỏ cả chính sự đến nỗi mất nước.
Tỉnh ngộ: Đang say mê việc ǵ mà biết hối lại.

án Tử Xuân Thu: Bộ sách ghi chép những công việc cùng lời nói của án Tử. án Tử tức án Anh, tên tự là B́nh Trọng, người nước Tề thời Xuân Thu, làm tướng ba đời vua Linh Công, Trang Công, Cảnh Công, có tính cần kiệm, một bụng trung thành nổi tiếng thời bấy giờ.

LỜI BÀN:

Tính thích uống rượu, nghe người ta can mà chừa được như Cảnh Công, là ông vua hiền; thấy vua say sưa, xao lăng chính sự liều thân mà can vua như Huyền Chương là bầy tôi trung. Đến như án Tử vừa là trung trực, lại vừa có tài phùng gián. Cũng là can ngăn mà không nói thẳng, cùng bức bách quá làm cho người có tật hổ thẹn không muốn nghe, nhưng gợi cái ḷng tự phụ của người, uyển chuyển được bụng người khiến cho phải tỉnh ngộ mà chừa đi ngay th́ mới là giỏi.
 



KHÉO CAN ĐƯỢC VUA

Vua Cảnh Công nước Tề có con ngựa quư, giao cho một người chăn nuôị Con ngựa tự nhiên một hôm lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là giết ngựa, sai ngay quân cầm dao để phanh thây người nuôi ngựa. án Tử đang ngồi chầu, thấy thế, ngăn lại, hỏi vua rằng: "Vua Nghiêu vua Thuấn xưa phanh người th́ bắt đầu từ đâu trước?"

Cảnh Công ngơ ngác nh́n nói: "Thôi hăy buông ra, đem giam xuống ngục để rồi trị tội."

án Tử nói: "Tên phạm này chưa biết rơ tội ǵ mà phải chịu chết, th́ vẫn tưởng là oan. Tôi xin v́ vua kể rơ tội nó, rồi hăy hạ ngục."

Vua nói: "Phải".

án Tử bèn kể tội rằng: "Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết, là một tội đáng chết. Lại để chết con ngựa rất quư của vua, là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng, v́ một con ngựa mà giết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi dân gian đem ḷng oán giận, nước ngoài có bụng ḍm dỏ, là ba tội đáng chết, ngươi đă biết chưả Bây giờ hăy tạm giam ngươi vào ngục...

Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng: "Thôi, tha cho nó! Thôi, tha cho nó! kẻo để ta mang tiếng bất nhân."

(án Tử Xuân Thu)

GIẢI NGHĨA:

Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân thu Chiến quốc ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Phanh thây: Mổ người, róc xương, lấy thịt.

Vua Nghiêu vua Thuấn xưa ...: Câu nầy hỏi thế là có ư làm cho Cảnh Công không có lối mà trả lời. Đời Nghiêu, Thuấn chưa có tội phanh thâỵ

Thôi hăy buông ra: Cứ theo như sách án Tử Xuân thu th́ là "Ṭng quả nhân thủy" (khởi tự ta ra) theo Hàn Thi Ngoại chuyện th́ lại là Túng chi (buông ra). Đây dịch là buông ra để ăn nghĩa với câu trên.

Hạ ngục: Đời xưa bao nhiêu đă hạ ngục tối là phải xử tử cả.

Trăm họ: Chỉ nhân dân trong nước.

Ḍm dỏ: Ngấp nghé xem người ta hở cơ th́ làm hại.

án Tử Xuân Thu: Bộ sách ghi chép những công việc cùng lời nói của án Tử. án Tử tức án Anh, tên tự là B́nh Trọng, người nước Tề thời Xuân Thu, làm tướng ba đời vua Linh Công, Trang Công, Cảnh Công, có tính cần kiệm, một bụng trung thành nổi tiếng thời bấy giờ.

LỜI BÀN:

Vua Cản Công thấy con ngựa yêu của ḿnh chết, mà bắt phanh thây kẻ nuôi ngựa là đang cơn tức giận, không c̣n biết nghĩa lư, pháp luật là ǵ nữa. Thế mà án Tử can ngăn được là v́ tuy gọi chiều ḷng, kể tội người nuôi ngựa, mà kỳ thực lại gợi đến cái ḷng nhân ái của Cảnh Công làm cho Cảnh Công phải tỉnh ngộ và biết hối. Giỏi thay! Mấy lời nói dịu dàng, thảnh thơi mà cảm hóa được quân vương.
 



CHẾT MÀ C̉N RĂN ĐƯỢC VUA

Cừ Bá Ngọc là người hiền mà vua Linh Công nước Vệ không dùng. Di Tử Hà là người dở mà vua lại dùng.

Sử Ngư thấy thế, đă răn nhiều lần, mà vua không nghẹ Lúc ông có bệnh,sa('p mất, dặn con rằng: "Ta làm quan tại triều nước Vệ, không hay tiến được Cừ Bá Ngọc, thoái được Di Tử Hà thế là bầy tôi không khuyên răn nổi vua, th́ khi ta nhắm mắt, không được làm đủ lễ. Cứ để thây ta dưới cửa sổ, thế là xong việc cho tạ"

Lúc ông mất, người con cứ làm theo lời dặn. Vua Linh Công đến viếng thấy vậy, lấy làm ngạc nhiên. Người con đem lời di chúc của cha tâu lại. Vua thất sắc nói rằng: "ấy là cái tội của quả nhân!"

Rồi sai người đem xác ông Sử Ngư vào nhà, bắt khâm liệm và mai táng cho đủ lễ.

Sau quả nhiên vua Linh Công dùng Cừ Bá Ngọc mà băi Di Tử Hà.

Đức Khổng Tử nghe truyện ấy, nói: "Đời cổ những gián quan đến lúc chết là hết cả mọi việc, chưa có ai được như Sử Ngư chết rồi mà c̣n dùng xác để can vua làm cho vua phải cảm động mà nghe ḿnh. Thế chẳng là trung trực lắm ư!"

(Gia ngữ)

GIẢI NGHĨA:

Tiến: Cử lên làm một chức ǵ.
Thoái: Trừ bỏ đị
Ngạc nhiên: Ngơ ngác kinh hăi không rơ đầu đuôi thế nào.
Di chúc: Lời lúc chết dặn lại.
Thất sắc: Mặt tự dưng tái đị
Khâm liệm: Khâm: đồ bổ khuyết xếp trên, dưới bốn bên thây người trong áo quần cho chặt;
                  liệm: vải hay lụa để bó thây người chết.
Mai táng: Chôn, đắp thành mồ.
Gián quan: Chức quan chủ việc cản ngăn vua mà đàn hặc các quan khi có lầm lỗi.
Trung trực: Trung: hết ḷng; trực: ngay thẳng.

LỜI BÀN:

Đời quân chủ chuyên chế, phải có những chức gián quan th́ mới có người chế hạn được quyền vua, can vua bỏ điều xằng, khuyên vua làm điều haỵ Nếu can khuyên vua không được th́ chẳng là không làm hết cái chức trách rất trọng của gián quan ử Nhưng một đàng vua cứ nhất định không nghe, một đàng ḿnh cố sức can măi đến lúc chết chưa thôi, c̣n lấy xác can nữa, th́ thực là đáng khen cái tâm chí sâu xa bền chặt ấy! Xem chuyện Sử Ngư lại nhớ đến chuyện bác sĩ Bergonie' suối đời hết ḷng với khoa học, lúc chết, cũng hiến xác cho người ta mổ xẻ để nghiên cứu về y học. Như thế mới thực là những gương sáng tận tâm với chức vụ để cho thiên hạ soi chung.
 



YÊU NÊN TỐT, GHÉT NÊN XẤU

Trước, vua nước Vệ rất yêu Di Tử Hà. Cái phép nước Vệ, ai đi trộm xe của vua, th́ phải tội chặt chân. Mẹ Di Tử Hà đau nặng. Đêm khuya có người đến gọi, Di Tử Hà vội vàng lấy xe vua ra đị Vua nghe thấy, khen rằng: "Có hiếu thật! V́ hết ḷng với mẹ, mà quên cả tội chặt chân".

Lại một hôm, Di Tử Hà, theo vua đi chơi ở ngoài vườn, đang ăn quả đào thấy ngọt c̣n một nửa, đưa cho vua ăn. Vua nói: "Yêu ta thật! Của đang ngon miệng mà biết để nhường ta".

Về sau, vua không có ḷng yêu Di Tử Hà như trước nữa. Một hôm phạm lỗi, vua giận nói rằng: "Di Tử Hà trước dám thiện tiện lấy xe của ta đị Lại một bận dám cho ta ăn quả đào thừa. Thực mang tôi với ta đă lâu ngày, nói xong bắt đem trị tội. Ôi! Di Tử Hà ăn ở với vua trước sau cũng như vậy, thế mà trước vua khen, sau vua bắt tội, là chỗ tại khi yêu khi ghét khác nhau mà thôị Lúc được vua yêu, chính đáng tội th́ lại hóa công thần; lúc phải vua ghét, chính không đáng tội th́ lại hóa ra sơ cho nên người muốn can ngăn, đàm luận với vua điều ǵ, th́ trước phải xem xét cái ḷng vua yêu hay vua ghét tính thế nào rồi hăy nói.

(Hàn Phi Tử)

GIẢI NGHĨA:

Di Tử Hà: Người thời Xuân Thu, làm quan đại phu nước Vệ.
Chặt chân: Một thứ h́nh trong năm hạng trọng h́nh đời cổ.
Thiện tiện: Chính ḿnh không được làm như vậy mà cứ làm liều.
Trị tội: Đem luật h́nh ra mà trừng trị kẻ phạm phép.
Thân: Gần, đằm thắm, quư hóa.
Sơ: Xa, hững hờ, ghét bỏ.
Đàm luận: Nói năng, bàn bạc.

LỜI BÀN:

Sự yêu, ghét thường làm cho người ta mờ đi không rơ hẳn được cái giá trị của người được yêu hay bị ghét ra thế nào. Không nói ǵ yêu người này, ghét người nọ, cũng chỉ là một người ấy, lúc yêu cho ra thế này, lúc ghét cho ra thế kiạ Cái thói thường: yêu th́ nên tốt, ghét th́ nên xấu, khen chanh th́ chanh ngọt, chê hồng th́ hồng chuạ Trong bụng đă thế, th́ cư xử chắc cũng theo như thế, lúc yêu hậu bao nhiêu, th́ đến lúc ghét lại bạc bấy nhiêu, yêu nhau cau bảy bổ ba, ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười. Lại chẳng những yêu ghét riêng một người ấy, thường yêu ghét đến cả những sự hay những người có can thiệp đến người ấy, yêu nhau yêu cả tông chi, ghét nhau ghét cả đường đi lối về. Sự yêu, ghét làm cho ta thiên và nhẩm như thế, cho nên ta muốn cho công b́nh, khi yêu khi ghét phải nên rơ cái giá trị của người được yêu hay bị ghét, biết chỗ phải cũng phải biết chỗ trái, biết chỗ trái cũng phải biết chỗ phải cho người ta mới được.
 



HÀ BÁ LẤY VỢ

Dân đất Nghiệp có tục cứ mỗi năm góp tiền mua một người con gái ném xuống sông để làm vợ cho Hà Bá. Sự mê tín ấy có đă lâu ngày, không ai phá nổi.

Lúc ông Tây Môn Báo, đến làm quan ở đấy, ông thân hành ra đứng làm chủ lễ cưới cho Hà Bá. Trước mặt đông đủ cả bô lăo, hào trưởng, ông đồng bà cốt, ông cho gọi người con gái đến. Ông xem mặt xong, chê rằng: "Người con gái này không được đẹp! Ta nhờ bọn ông đồng xuống nói với Hà bá xin hoăn lại hôm khác, để t́m người đẹp hơn". Ông lập tức sai lính khiêng một ông đồng quăng xuống sông.

Một lúc, ông nói: "Sao lâu thế này!" Rồi ông bảo đám bà cốt xuống nói hộ. Lập tức sai lính bắt một bà cốt ném xuống sông.

Một lúc, ông nói: "Sao không thấy tin tức ǵ cả! Chừng lũ đồng cốt xuống nói không nên lời. Dám phiền các cụ bô lăo đi giúp chọ Lại lập tức sai lính lôi một cụ vứt xuống sông.

Một lúc, ông nói: "Sao măi không thấy về thế này! Bọn đồng cốt, bô lăo dễ đi cũng không được việc, phải nhờ đến bậc hào trưởng mới xong".

Lúc bấy giờ bao nhiêu người đều xám xanh mặt lại van lạy xin thôị Tây Môn Báo nói: "Để thong thả ta xem đă..." Mọi người run như cầy sấy. Một chốc ông mới bảo: "Thôi tha chọ Thế là Hà bá không lấy vợ nữa rồi".

Thành thử từ đây dân đất Nghiệp không ai dám nhắc đến truyện Hà bá lấy vợ nữa.

(Sử Kư)

GIẢI NGHĨA:

Nghiệp: Tên một huyện đời nhà Hán tức là huyện Lâm Chương tỉnh Hà Nam bây giờ.
Tục: Thói quen lưu truyền lâu ngày đă thành nếp.
Hà bá: Thần ở dưới nước.
Mê tín: Tin một cách mê muội không biết lẽ phải là thế nào nữa.
Tây Môn Báo: Người nước Ngụy thời Chiến Quốc làm quan rất giỏi,
                        trừ được hại, hưng được lợi cho dân.
Thân hành: Chính ḿnh đi làm lấy một việc ǵ.
Bô lăo: Các cụ già.
Hào trưởng: Kẻ có quyền thế, làm bực trên trong dân làng.

LỜI BÀN:

Sự mê tín thường làm hư người, tốn của, nát nhà, có khi mất cả mạng, thật là tai hại. Khi mê tín đă thành tục, th́ khó ḷng mà phá nổi. Muốn phá, tất phải dụng tâm khéo làm sao mới được. Ông Tây Môn Báo sở dĩ mà phá nổi cái tục cưới vợ cho Hà bá là v́ ông biết trừ tự cái gốc rễ; tức là đám đồng cốt quàng xiên, bọn cường ha`o ngoan cố, xưa nay quen thói cổ hoặc nhũng nhiễu người ta để kiếm ăn, để cầu lợi. Trừ hai hạng ấy để cứu vớt lương dân, chỉnh đốn phong tục thật là công minh và cương quyết vậy.

 


 

Pages   1, 2, 3, 4  Next