att broadband internet
att broadband cable HCHSTTH Đa Minh Sông Mao



 
HCHSTTH Đa Minh Sông Mao
 

HCHSTTH Đa Minh Sông Mao

Thư Ngỏ  |  Bóng Ngày Xanh  |  Áo Trắng Một Đời  |  Chia Ly  |  Hương Vị Học Đường 1  |
 
Hương Vị Học Đường 2  |  Lời Thương Muộn

HƯƠNG VỊ HỌC ĐƯỜNG (I)
Châu Cẩm Sáng

          So với lịch sử của một dân tộc, 50 năm không là bao, nhưng đối với thế hệ chúng ta th́ là cả một chuỗi ngày dài với nhiều biến cố đau thương. Di cư vào Nam năm 1954, tôi đă lớn lên ở mảnh đất quê hương thứ hai Sông Mao, một thị trấn c̣n non trẻ, tuy nghèo nàn về đất đai, nhưng rất giàu về t́nh người.Ở đó, tôi đă từng ôm ấp nhiều ước mơ của tuổi thơ và chính mảnh đất đó đă chứng kiến bao thành bại của từng con dân địa phương cùng những bước thăng trầm nhục vinh của một đất nước nhiều bất hạnh. Ngôi trường Đa Minh của chúng tôi đă trải qua 45 năm thu hè, bao lần sân trường im vắng khi hè về rồi lại nhộn nhịp vang tiếng ḥ reo để đón nhận năm học mới vào mùa chớm thu.Hè đến thu sang – quy luật tuần hoàn khách quan của giới tự nhiên đă diễn ra một cách lặng lẽ và lạnh lùng: nó nhanh chóng cướp đi tuổi thanh xuân của ta và nhuộm trắng cả mái đầu xanh!

          Hè về, mùa chia tay lại đến ….. nhưng mùa hè năm 2005 lại là kỳ họp mặt lần thứ 8 của các bạn cựu học sinh trường trung học Đa Minh Sông Mao. Về dự đại hội liên hoan, chúng tôi không khỏi liên tưởng đến những h́nh ảnh sôi nổi, náo nức với tâm trạng phấn khởi,hồi hộp của những mùa tựu trường xa xưa.Trong niềm hân hoan và đầy xúc động của đêm họp mặt, chúng tôi cùng khơi dậy biết bao kỷ niệm êm đềm đă chất chứa trong tầng sâu kín của kho tàng kư ức. Ôi, kể sao cho xiết, nói sao cho vừa ….!

        Đến với đại hội, không chỉ là các thầy cô, các bạn học, mà có cả đại diện của hội Quân Cán Chính Hải Ninh và hội Qin Lian Ling Fang, trong đó nhiều vị đă dẫn theo gia đ́nh và bạn bè thân thuộc. Đến với đại hội là chúng ta mang theo niềm mong nỗi nhớ về t́nh quê hương, t́nh thầy tṛ, t́nh đồng môn và cả kư ức tuổi thơ của ḿnh. Đến với đại hội là chúng ta đến với đại gia đ́nh Đa Minh, đến với Sông Mao, đến với quê hương vô vàn yêu dấu. Chúng ta đến để nhớ, để thương, để nhắc nhở và để t́m kiếm lại thời kỳ vàng son nhất của đời người đă mất đi bởi sự vô t́nh và cay nghiệt của thời gian. Mới ngày nào chúng ta c̣n tung tăng, chạy nhảy, vui nhộn trong giờ ra chơi, vào lớp lắng nghe thầy giảng dạy, cắm trại trong sân trường ….. thế mà đă nửa thế kỷ trôi qua ! Tôi quên sao được những ngày rủ nhau đi tắm truồng và giặt giũ ở những con suối được đặt bằng những tên gọi chẳng nên thơ tí nào : Suối Một, Suối Hai,Suối Ba, Chuồng Trâu …… nhưng chính những tên gọi không nên thơ ấy đă gắn liền với những năm tháng đầy thơ mộng của chúng tôi.

          Một anh bạn đă thổ lộ ước mơ thầm kín với tôi :“ Khi có dịp về thăm Sông Mao, ta hăy dừng xe lại trước cổng nam thị trấn. Ta xuống xe, tháo giầy dép rồi quỳ xuống và cúi đầu hôn lên đất mẹ. Khi ngước đầu nh́n lên, mái ngói đỏ của trường Đa Minh sẽ ẩn hiện giữa những hàng cây điệp sum sê, đâu đó văng vẳng dư âm tiếng cười hồn nhiên của những năm tháng xa xưa …..” Vâng, ngôi trường Đa Minh đó – ngôi trường mẹ, người chính là cái nôi văn hóa đă ấp ủ, vỗ về và d́u dắt chúng tôi lớn lên trong vốn liếng tri thức và đạo đức làm người.

         Nhiều người khen ngợi học sinh Đa Minh c̣n thể hiện và phát huy được truyền thống tôn sư trọng đạo ở một xă hội rất thực dụng. Thực ra quư thầy đă đối xử với chúng tôi, ngoài t́nh thầy tṛ c̣n hàm chứa cả t́nh bạn bè và anh em ruột thịt: ấy là một thứ t́nh cảm vừa tôn kính vừa gần gũi thân thương. Trong tác phẩm “ Đôi Ḍng Hoài Niệm Về Sông Mao ”, thầy Từ Đức Tài đă kể lại nhiều kỷ niệm về thầy tṛ, như chuyện thầy tṛ lạc vào rừng mai, những chuyến nghỉ phép thầy trở về Sông Mao t́m kiếm học tṛ cũ ….. nhưng thiết nghĩ kỷ niệm đáng nhớ nhất vẫn là thầy cám ơn tṛ Vọng Nhặt Sáng đă chia sớt phần quà cho thầy trong lần thăm nuôi đầu tiên ở trạo tù. Cách đây hơn 40 năm, kẻ viết bài này cũng được quư thầy cám ơn khi giúp thầy những việc lặt vặt. Đối với một học tṛ tuổi 13, tôi cảm thấy trân trọng và quư hóa làm sao khi nhận được hai tiếng “ cám ơn ” phát xuất từ đáy ḷng của những vị thầy ḿnh hằng tôn kính ! Tôi tin rằng các bạn cũng có những kỷ niệm về thầy tṛ trân quư như thế, dù ở vào những hoàn cảnh hoặc trường hợp khác nhau. V́ vậy, món quà kỷ niệm biếu quư thầy trong đêm liên hoan chỉ là một biểu tượng nho nhỏ cho ḷng tri ân so với những t́nh cảm nồng nàn, những tấm ḷng ưu ái mà quư thầy đă dành cho chúng tôi.
          Trong cuộc sống xô bồ hàng ngày, chúng ta dễ dàng quên đi những chuyện buồn vui trong dĩ văng, nhưng ngược lại có nhiều kỷ niệm sẽ không bao giờ phai nḥa trong tâm trí cho dù tuổi đời chồng chất, thời gian phôi pha: đó chính là những kỷ niệm về quê hương, về mái trường, về thầy tṛ và bạn đồng môn. Trước đại hội liên hoan vài ngày, một niên trưởng đă nói chuyện với tôi rằng :“ chúng ta không chỉ là bạn học mà c̣n là đồng hương, bà con xa gần; chúng ta đến với cả tấm ḷng hoài hương và những kỷ niệm khó quên trong thời vàng son của tuổi học tṛ ”. Vâng, đúng thế ! nếu không có dịp cùng ôn lại những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của đời người, kư ức ta sẽ vơi cạn, tâm hồn ta sẽ rơi vào trống vắng và hư không. Thuở ấy, chúng tôi lớn lên theo từng niên học nối tiếp, sáng chiều quây quần, gắn bó với nhau ….. Sau cùng chúng tôi phải xa nhau khi bốn năm học kết thúc, thậm chí có bạn chỉ học một, hai năm đă phải rời trường để vào đời kiếm sống. V́ thời cuộc loạn ly, có bạn vài năm sau tái ngộ, địa điểm không hẹn mà gặp thường là nơi chiến trường nóng bỏng hoặc những trại tù hẻo lánh; có bạn phải chờ đến vài chục năm sau mới gặp lại ở quê người đất khách, trong giây phút ngỡ ngàng ban đầu, chúng tôi ôm choàng lấy nhau mà không thể thốt ra lời !

         Ở tuổi xuân th́, một vài mối t́nh trong trắng, thầm lặng và vu vơ đă nẩy mầm trong lớp, nhưng thường bị … “ chết yểu ” v́ thiếu yếu tố “ mưa thuận gió ḥa ” ! Thực vậy, trong môi trường học đường với tuổi đời c̣n non nớt, người ta thường có lắm điều muốn bộc lộ cùng đối tượng của ḿnh mà chưa có dịp nói, không dám nói hoặc nói không trọn lời ….. Như tâm sự của một anh chàng lớp đệ ngũ năm nào : phải chờ vài năm sau chàng mới viết lên được điều ấy ….. tiếc thay lúc đó cô bạn học cùng lớp đă rời trường, rời khỏi Sông Mao rồi ! Không ngờ trước đại hội liên hoan khoảng một tháng, anh chàng bỗng nhận được một cú điện thoại từ bên kia Thái B́nh Dương : A lô, anh Đầu Đinh ? có phải anh Đầu Đinh đó không ?  Chỉ có bạn cùng lớp và một số ít bạn Đa Minh mới biết rơ biệt danh này. Anh chàng sững sờ một hồi lâu rồi đọc cho nàng nghe :

          Em như mai sớm tựa chiều hôm,
          Như trái mơ trong mộng của ḷng,
          Dấu yêu muốn ngỏ sao lần nữa …..
          Cái thuở mười lăm lắm ngại ngùng !

          Sau đó ít tuần, anh chàng nhận được nét chữ mền mại của nàng “ Mai sớm chiều hôm ”:

         “ Khung cửa sổ căn nhà cuối phố,
          Mắt nh́n qua chẳng nói lời ǵ.
          Đôi bạn ngày xưa chung một lớp,
          Rồi thương thầm nhớ măi người đi ! “

          Gớm nhỉ ?! Chuyện t́nh già của Phan Khôi chỉ có 24 năm, c̣n anh chàng Đầu Đinh của chúng tôi phải chờ măi đến 42 năm tṛn ! Lâu thật, nhưng anh chàng mừng hết lớn. Anh chàng phải cám ơn cái thiệp mời liên hoan của đại hội, nếu không, cô bạn làm sao biết được anh đang lưu lạc ở bên bờ đại dương này ? Giá như có được bộ máy ngược thời gian, tôi tin rằng sẽ có nhiều bạn t́nh nguyện trở về và ở lại măi với cái thời ngây ngô độ nào !

          Trên đây, tôi chỉ ghi lại một chút hương vị học đường c̣n vương măi trong kư ức của những ai đă một thời cắp sách đến trường trung học Đa Minh Sông Mao.

          Sau cùng, kẻ viết bài này xin chân thành cảm tạ quư Thầy Cô, quư Hội Đoàn, quư Đồng Hương thân hữu và tất cả các bạn thân mến đă đến chung vui và nối ṿng tay lớn với đại gia đ́nh Đa Minh. Đồng thời ban tổ chức ước mong được đón nhận mọi ư kiến xây dựng của quư vị và hứa sẽ chấn chỉnh những khuyết điểm đă vấp váp để hoàn thiện cho đại hội liên hoan kỳ sau.

          Trân trọng kính chào.

          San Gabriel ngày 05 tháng 09 năm 2005.

 

 

HCHSTTH Đa Minh Sông Mao

Thư Ngỏ  |  Bóng Ngày Xanh  |  Áo Trắng Một Đời  |  Chia Ly  |  Hương Vị Học Đường 1  |
 
Hương Vị Học Đường 2  |  Lời Thương Muộn