Đẹp Và Buồn   Yasunari Kawabata Pages  1  2  3  Next   
Lời Người Dịch

Yasunari Kawabata sinh năm 1899 và mất năm 1972. Ông sinh vào một gia đ́nh sung túc có truyền thống văn hóa cao. Cuộc đời ông nhiều tang tóc, sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ. Lên bảy, ông mất bà nội. Người chị độc nhất cũng qua đời khi ông mới lên chín. Tang tóc làm tuổi thơ ông bất thường, và phải chăng đă tạo ra nét mất mát bơ vơ trong văn chương ông.
Lấy vợ năm 32 tuổi, Kawabata cư ngụ tại

Dịch giả: Mai Kim Ngọc

Kamakura, một thành phố phía bắc Tokyo có nhiều di tích lịch sử liên hệ đến giới quư tộc Nhật bản. Ông không tham dự thế chiến thứ II, mà cũng không phê phán chính sách xâm lăng bành trướng của nước ông bấy giờ. Thời gian đó, ông bỏ sang Măn Châu du lịch cũng như nghiên cứu cổ văn. Thái độ «dấn thân» của ông bắt đầu khoảng 1960. Ông du hành Mỹ quốc, thuyết tŕnh tại các đại học. Tại quốc nội, ông giúp những chính khách bảo thủ tranh cử. Cùng với Yukio Mishima và nhiều nhà văn khác, ông kư tuyên ngôn lên án cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông tại Trung quốc. Ông nhận làm chủ tịch Văn Bút Nhật, và để tâm nâng đỡ các nhà văn trẻ.
Học tŕnh ông xuất sắc. Xong trung học sớm, ông đỗ vào khoa văn của Tô Đai (Đông Kinh Đế Quốc Đại Học), một trong những trường lớn và nổi tiếng nhất của Nhật.
Tốt nghiệp năm 1924, ông cùng nhóm bạn cùng chí hướng cho ra tờ Bungei Jidai (Văn Học Hiện Đại), chủ trương thoát ly ra khỏi lối viết cổ điển bấy giờ c̣n thịnh hành tại Nhật. Văn ông phản ánh rơ rệt sự tiếp thu ảnh hưởng của văn học cấp tiến Âu châu cùng thời. Truyện đầu tay xuất bản 1925 là một tự truyện về ḷng si mê một vũ sinh trẻ mới 14 tuổi có cặp gị tuyệt vời. Đàn bà trẻ (trẻ như con nít) xuất hiện nhiều trong tác phẩm ông, như trong truyện Đẹp và Buồn này. Ngoài những tác phẩm lớn, ông thích viết những truyện thật ngắn chỉ hai ba trang (vừa ḷng bàn tay), và ông đă viết cả thảy hơn ngàn truyện như vậy.
Trong bài diễn văn đọc khi nhận giải Nobel văn chương, ông lên án truyền thống tự vẫn, cách sống hay đúng hơn cách chết rất Nhật đă cướp đi nhiều bạn văn thân mến của ông. Tuy nhiên, như những nhân vật của truyện ông với những u uẩn trăn trở và mâu thuẫn của họ, chính ông lại tự vẫn bằng hơi độc tại Zushi ngày 16 tháng 4 năm 1972. Ông chết bốn năm sau giải Nobel, và ba năm sau khi người bạn vong niên Mishima mổ bụng tự sát. Ông hưởng thọ 73 tuổi. Ông ra đi trong lúc sức khỏe đă suy sụp, và không để lại thư tuyệt mệnh.
Truyện ông thường không mở đầu, không kết luận. Những sự cố không bắt đầu bằng chương một, mà cũng không giải quyết bằng chương cuối. Vạn sự vô thủy vô chung, và không chỉ v́ nhà văn cầm bút viết mà cuộc đời trở nên giới hạn trong một tác phẩm. Ông không phê phán cái xấu mà cũng không suy tôn cái tốt. Với ông xấu tốt có trong mọi cuộc sống, mà có khi thật ra cũng không phân biệt rơ ràng với nhau. Quan niệm tiểu thuyết như vậy làm ta nhớ tới Anton Chekhov. Thật ra ta nhớ đến Thiền, cái tôn giáo hay triết lư v́ gốc Á đông tất nhiên ảnh hưởng đến cách nh́n cuộc sống cũng như cách nh́n thế gian của những nhà văn lớn Á đông, ít nhất những nhà văn biết thưởng lăm tiếng chuông chùa cuối năm ông ghi lại trong Đẹp và Buồn...
Ông xuất bản Đẹp và Buồn năm 1965. Như Tiếng núi (Yama No Oto, 1954, tác phẩm được coi là thượng đỉnh của văn nghiệp Kawabata), tác phẩm phản ánh sự quan tâm truyền thống của người Nhật và của chính ông, với liên hệ giữa người và người, giữa người và thiên nhiên... Đây quả là một ḥa tấu tuyệt vời của thơ, của t́nh dục thường và bất thường, của t́nh yêu thường và bất thường, của thiên nhiên, của người, của cảnh, của mộng và ác mộng...
Đẹp và Buồn là câu chuyện cuối đời của một nhà văn nổi tiếng về thăm lại cố đô để nghe chuông giao thừa. Chuyến đi thơ mộng lẽ ra êm ả lại khơi lại một mối hận t́nh hai mươi năm trước. Cái mầm của bất an tiềm tàng hai thập niên bỗng trở thành một loài cây độc. Cây độc cho hoa độc, đem sự hôn mê đến đa mê tang tóc cho những nhân vật chính cũng như phụ.
Quả thật chuyến đi lư là để nghe chuông, nhưng thâm sâu là mong gặp lại cố nhân của cuộc t́nh bất hạnh cũ. Cố nhân Otoko bấy giờ mới mười sáu, trong khi ông đă ba mươi mốt và có gia đ́nh. Cuộc t́nh tan vỡ, và khi đứa con sanh thiếu tháng qua đời, cô gái đă toan tự vận. Mất trí một thời gian, sau cùng cô cũng b́nh phục, theo mẹ về Kyoto và biệt tăm cho đến gần đây. Oki ở lại Tokyo, tiếp tục sống với vợ con sau những sóng gió tất nhiên phải có. Ông trở thành nhà văn lớn, một phần nhờ tác phẩm Cô gái mười sáu kể lại mối t́nh bất hạnh với Otoko. Tác phẩm là niềm thống khổ cho vợ ông. Ngồi đánh máy bản thảo, Fumiko đă sảy thai trong một cơn xúc động mănh liệt. Tác phẩm mang theo hồn ma hai đứa con của nhà văn, một với t́nh nhân, một với vợ. Oki cất bản thảo đi và không nhắc đến nó nữa. Phải nhờ Fumiko giục, ông mới cho xuất bản Cô gái mười sáu. Tác phẩm thành công tức th́, hai mươi năm sau vẫn c̣n tái bản, và trở thành một nguồn lợi nhuận lâu dài cho gia đ́nh Oki.
Phần Otoko, nàng theo mẹ về Kyoto, tốt nghiệp trung học chậm mất một năm, ghi tên vào trường mỹ thuật, và trở thành danh họa.
Văn nghệ sĩ nổi danh là người của quần chúng, và dư luận tinh ranh sau cùng khám phá ra Otoko chính là cô gái 16 trong truyện. Khi cả hai nhân vật của cuộc t́nh cùng nổi tiếng, th́ chuyện riêng tư khó giữ được riêng tư. Hơn 20 năm sau khi xa cách, Oki t́m lại được tung tích người xưa nhờ những báo chí về hội họa đăng tải h́nh ảnh cũng như đời sống của nữ nghệ nhân.
Tới Kyoto, sau nhiều đắn đo, Oki sau cùng cũng đánh bạo gọi điện rủ Otoko nghe chuông chùa cuối năm với ông. Nàng nhận lời, đặt tiệc tại nhà hàng gần một tu viện để nghe chuông. Nhưng nàng cũng cho Keiko tham dự. Otoko lại thuê luôn hai cô ca kỹ để mua vui cho bữa tiệc nghe chuông. Keiko phụ trách đón ông ở khách sạn và đưa ông tại ga khi ông trở về Tokyo.
Oki cho rằng cố nhân vẫn chưa quên ông. Tránh gặp ông một ḿnh trong dịp tái ngộ, chẳng qua là nàng sợ không tự kiềm chế được khi t́nh xưa trở lại. Oki không ngờ là tuy không lấy chồng và không có bạn trai, Otoko đă chấp nhận mối t́nh đồng tính với cô học tṛ trẻ có sắc đẹp và cách sống bất thường.
Hai người đàn bà khác nhau, một đam mê đến chỗ vô kỷ luật, một thùy mị dịu dàng và cung cách. Họ cũng giống nhau, ở chỗ cùng là họa sĩ, cùng yêu và bắt được cái đẹp, dù là cảnh mưa xuân trên núi, cảnh trăng rằm phản chiếu trong bát rượu hay trên mặt hồ, cảnh phong lưu khu trà đ́nh tửu quán ven sông, cảnh nương chè, cảnh vườn đá...
Sự cố phát xuất từ Keiko, cô học tṛ trẻ của Otoko. Người con gái này vô cùng xinh đẹp, đam mê, bướng bỉnh ngang ngược và nặng nết chiếm hữu. Thấy cuộc sống hạnh phúc với cô giáo bị đe dọa v́ Oki trở lại, Keiko quyết tâm ra tay, và sóng gió vẫn xảy ra.
Keiko thương yêu cô giáo, nên căm thù Oki đă bạc t́nh với Otoko. Cô gái lại ghen với mối t́nh xưa nghĩa cũ c̣n nặng trong tâm can cô giáo và người đàn ông. Và Keiko lập tâm hại Oki, dùng tất cả thủ đoạn để thi hành mưu lược, kể cả việc cùng một lúc chinh phục Oki và người con trai của ông... Lấy cớ mang tranh của ḿnh cho Oki coi, Keiko đă thi hành bước đầu của kế hoạch bằng cách ngủ đêm với Oki tại khách sạn rồi kể cho cô giáo nghe cái suy nhược và hư hỏng của người đàn ông. Ra ǵ đâu cái thứ đàn ông 50 ngoài, thèm khát gái chanh cốm mà cái hôn dài một chút cũng không đủ hơi, Keiko nói với cô giáo.
Sóng gió xảy ra trong liên hệ hai người đàn bà, nhưng Keiko tự tín, vẫn tiếp tục thi hành thủ đoạn. V́ t́nh yêu, Keiko mỗi ngày mỗi sa đọa sâu hơn vào tội lỗi và tội ác... Sự sa đọa này mang lại tai họa cho tất cả mọi người trong cái thế giới đẹp và buồn Kawabata dựng ra.

Dịch giả: Mai Kim Ngọc
Nguồn: Dịch từ bản tiếng Pháp Tristesse et Beauté của Amina Okada, Albin Michel, 1961.

Chương 1
Chuông chùa cuối năm

Chiếc ghế cuối hàng kê dọc cửa sổ bỗng quay nhẹ theo đà con tầu lắc lư làm Oki Toshio chú ư. Hàng ghế bành có tay dựa bên phía ông th́ thấp, cố định, và tất nhiên không quay.
Oki một ḿnh trong toa văn cảnh trên chuyến tốc hành đi Kyoto. Ngồi lún xuống đệm, ông ngắm chiếc ghế quay trước mặt. Nó không quay theo một chiều mà vận tốc cũng không đều. Nó quay lúc nhanh lúc chậm, có lúc dừng hẳn rồi quay ngược lại. Ngắm chiếc ghế quay trong toa vắng, ông cảm thấy cô đơn, và những vọng niệm ào ạt trở về.
Hôm nay 29 tháng chạp. Ông đi Kyoto để nghe chuông chùa tất niên. Lâu nay, phải chăng từ khi có chương tŕnh truyền thanh này, Oki có lệ cứ giao thừa là mở đài nghe chuông chùa báo hiệu thời điểm năm cũ bước sang năm mới. Có lẽ ông chưa bao giờ lỡ dịp nghe chuông cũng như thưởng thức lời b́nh luận khi các xướng ngôn viên lần lượt giới thiệu những đại hồng chung nổi tiếng đang được thỉnh từ những cổ tự của đất nước.
Thời điểm thiêng liêng khi năm cũ đang qua và năm mới sắp tới, các xướng ngôn viên thường dùng ngôn từ hoa mỹ và cách phát âm trang trọng. Ông nhớ những tiếng chuông cách quăng của một đại hồng chung cổ, âm ba lướt thướt như tiếng thời gian, gợi lại linh hồn nước Nhật xa xưa.
Bắt đầu là chuông chùa miền bắc, tiếp đến là chuông chùa vùng Kyushu, nhưng đúng giao thừa th́ bao giờ cũng là chuông chùa cố đô. Kyoto nhiều chùa và tu viện đến nỗi có lúc trên đài là một ḥa tấu sôi động của vô vàn chiếc chuông lớn nhỏ đón mừng năm mới.
Ông thường ngồi pḥng khách nghe chuông trên đài, trong lúc vợ và con gái bận rộn nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, sửa soạn xống áo, hay cắm hoa. Ôn lại năm cũ trong tiếng chuông ngân, ông thường nhớ lại một vài sự việc làm ông xúc động. Có năm, chuyện cũ có thể đau đớn hay tàn bạo, và nuối tiếc hay muộn phiền cắn xé tâm hồn, nhưng bao giờ tiếng chuông cũng t́m được đồng vọng trong tim ông, ngay cả những lúc ông đă chán từ nội dung đến giọng nói của xướng ngôn viên phụ trách chương tŕnh.
Đă lâu, ông vẫn muốn đi Kyoto để trực tiếp nghe chuông giao thừa thay v́ nghe qua đài. Năm nay nhất định thực hiện ước muốn, ông lên đường. Ông cũng thầm mong gặp lại Ueno Otoko bấy lâu xa cách, để cùng nghe chuông với nàng. Từ khi nàng dọn về Kyoto và trở thành một danh họa của trường phái cổ điển, ông kể như đă mất liên lạc. Ông không nghĩ nàng đă lấy chồng.
Ông hành động đột ngột theo cảm hứng. Không có thói quen kế hoạch trước chuyện ǵ, ông không giữ vé mà ra thẳng ga Yokohama leo lên chuyến tốc hành đi Kyoto. Dịp lễ cuối năm, tuyến đường Tokaido có thể đông nghẹt, nhưng ông hy vọng nhân viên hỏa xa là chỗ quen biết đă lâu, chắc thế nào cũng kiếm được cho ông một ghế.
Tính ưa ngủ trễ, ông rất thích chuyến tầu v́ xế trưa nó mới rời Tokyo để xế chiều th́ tới Kyoto. Lúc trở về, cũng đến chiều tầu mới chuyển bánh. Ông bao giờ cũng lấy chuyến này mỗi khi đi Kyoto, và các cô chiêu đăi đă quen mặt ông.
Lên tầu, ông ngạc nhiên thấy toa vắng khách. Ông nghĩ có lẽ v́ mới 29 tết, và 30 hay 31 tàu mới đông. Ông đang mải ngắm chiếc ghế quay, miên man ngẫm nghĩ chuyện số mệnh con người, th́ ông già nhân viên hỏa xa mang trà đến.
Oki nói:
«Tầu vắng quá bác nhỉ?»
«Thưa đúng. Cả tầu chỉ có năm sáu hành khách.»
«Chắc mùng một tầu sẽ đông?»
«Thưa không, tôi nghĩ tầu mùng một cũng sẽ vắng. Ông về lại Tokyo mùng một sao?»
«Tôi tính vậy.»
«Mùng một th́ tôi nghỉ. Nhưng tôi sẽ thu xếp chu đáo cho ông.»
«Cảm ơn bác...»
Nhân viên hỏa xa đi rồi, Oki đảo mắt nh́n quanh, thấy hai chiếc va-li kiểu mới đặt dưới chân ghế bành cuối dăy. Hai chiếc va-li vuông mỏng bằng da trắng điểm những vệt nâu nhạt thuộc hạng sang ít thấy bán tại Nhật. Một cái xách lớn bằng da báo đặt trên ghế bên cạnh. Chủ nhân mấy món hành lư có lẽ người Mỹ và chắc đang ăn uống tại toa nhà hàng.
Ngoài cửa sổ, cánh rừng sương phủ dày như khói vùn vụt trôi qua. Trên cao, những đám mây trắng tắm trong làn ánh sáng nhẹ như từ đất chiếu lên. Trời sáng dần và nắng từ cửa sổ rọi xéo vào toa. Tầu qua một đồi thông, Oki thấy rác thông phủ đầy mặt đất. Rồi ông thấy một lùm tre vàng úa. Xa xa ngoài biển, từng làn sóng bạc chạy vào bờ, tan thành bọt trắng trên một mỏm đá màu thẫm.
Hai cặp người Mỹ trung niên từ toa nhà hàng trở về. Tàu qua Numazu và núi Phú sĩ c̣n xa, họ tới cửa sổ chụp ảnh không ngừng. Khi núi ngang tầm hiện ra sừng sững trên cánh đồng, th́ chụp ảnh đă chán, họ ngồi xuống quay lưng ra ngoài và không để ư đến cảnh nữa.
Ngày sắp tàn. Ông ngắm con sông cong như dải bạc đă ngả màu, rồi ngẩng lên nh́n lại phía hoàng hôn. Những tia nắng trắng lạnh cuối ngày len lỏi trong kẽ mây đen, vương vấn thêm ít lâu rồi tắt hẳn. Đèn trong toa bật sáng. Con tầu bỗng lắc mạnh làm những chiếc ghế cao cùng nhau xoay nửa ṿng rồi dừng lại, trừ chiếc ghế cuối vẫn tiếp tục quay.
Tới Kyoto, ông lấy khách sạn Miyako. Ông chọn một pḥng tĩnh mặc, nghĩ thầm Ueno có thể đến thăm. Ông lên sáu bẩy tầng, nhưng khách sạn xây trên sườn đồi nên khi ra khỏi thang máy đi hết hành lang dài, ông lại thấy ḿnh vẫn ở tầng trệt.
Khách sạn yên tĩnh nên ông đoán là vắng khách. Nhưng hơn mười giờ, pḥng bên có tiếng ngoại quốc lao xao. Ông hỏi thăm người bồi pḥng. Anh ta nói:
«Đó là hai gia đ́nh đông con. Họ cả thẩy có đến mười hai đứa.»
Đám trẻ không những ồn ào mà c̣n chạy từ pḥng này sang pḥng kia, hay đuổi nhau ngoài hành lang. Ông nghĩ khách sạn vắng, không biết sao ông lại không may rơi vào giữa đám con nít rắn mắt này. Ông lấy chuyện bực ḿnh làm nhẹ, nghĩ đám trẻ rồi cũng phải đi ngủ. Nhưng như bị kích thích v́ được đi chơi xa, chúng chẳng chịu ngủ cho. Tiếng chân chúng chạy ngoài hành lang thật là quá đáng. Sau cùng ông ra khỏi giường.
Tiếng ngoại quốc vọng lại làm ông càng cảm thấy lẻ loi. H́nh ảnh chiếc ghế quay trên toa trở lại trong đầu, và ông nghe nỗi cô đơn đang lặng lẽ quay trong tim.
Ông đi Kyoto để nghe chuông chùa cuối năm và để t́m gặp lại Ueno Otoko, nhưng ông tự hỏi chuyện nào là chính. Nghe chuông th́ nhất định là sẽ được toại ư, nhưng gặp lại Ueno th́ ông không chắc. Phải chăng nghe chuông chỉ là cái cớ, c̣n trong ḷng, ông đă muốn gặp lại Ueno từ lâu. Được nghe chuông giao thừa với nàng ở Kyoto không hẳn là vô vọng, nhưng hai người đă bao nhiêu năm cách biệt. Xa nhau đă lâu mà c̣n ở vậy, nàng vẫn có thể không muốn gặp lại cố nhân. Ông tự trấn an là nàng không đến nỗi tệ bạc thế, nhưng thật t́nh ông không biết nàng đă thay đổi bao nhiêu.
H́nh như Otoko đă thuê ngôi nhà khách của một tu viện cũ, và sống ở đấy với cô học tṛ. Ông thấy ảnh nàng trong một tập san hội họa. Nơi nàng ở không phải là một căn phố một hai pḥng, mà là một biệt thự. Xưởng vẽ rộng, trang trí kiểu Nhật. Vườn rất đẹp.
Ảnh chụp nàng tay cầm cọ, mặt cúi xuống, nhưng vầng trán và sống mũi người đàn bà không lẫn được với ai. Bao nhiêu năm qua, nàng không mập ra, dáng người vẫn mảnh mai thanh tú.
Ngắm tấm h́nh, ông nghe ân hận trong ḷng. Ông đă cướp đi hạnh phúc lứa đôi và khả năng làm mẹ của nàng. Tất nhiên là độc giả tờ nguyệt san khi ngắm ảnh không suy nghĩ và phản ứng như ông. Người ngoài cuộc chắc chỉ thấy chân dung một nữ nghệ nhân đă tới Kyoto sinh sống và trở thành một nhan sắc diễm kiều của cố đô.
Tới Kyoto chiều 29, ông phân vân không biết nên gọi điện thoại trước, hay thẳng đến thăm nàng. Sáng sau thức giấc khá sớm v́ đám trẻ pḥng bên huyên náo, ông vẫn c̣n ngần ngại. Ngồi trước bàn giấy, ông tính gửi cho nàng lá thư hỏa tốc. Nh́n tờ giấy trắng lạnh khách sạn để sẵn cho khách dùng, ông lại đổi ư. Ông nghĩ thật ra không cần phải gặp lại Otoko, và nghe chuông giao thừa xong ông sẽ lên tầu về nhà. Ông lên giường ngủ lại, khi thức giấc th́ đă gần mười một giờ trưa.

o0o

Lúc thắt cà vạt, ông sực nhớ một sự việc cũ. Hôm ấy Otoko nói với ông:
«Để em thắt cho anh. Để em thắt cho...»
Nàng bấy giờ mười sáu tuổi, và v́ ông, nàng đă trở thành đàn bà. C̣n ông lúc đó chưa biết nói ǵ, chưa t́m ra câu ǵ để nói. Ông kéo cô bé vào ḷng vuốt ve mái tóc mà đầu óc vẫn trống không. Otoko gỡ khỏi tay ông và mặc quần áo lại. Ông cũng ngồi dậy mặc lại sơ-mi. Lúc thắt cà-vạt th́ ông bất chợt Otoko đang nh́n ông. Cô bé không khóc, nhưng mắt ướt. Ông nh́n đi chỗ khác. Ông nhớ khi hôn cô bé vẫn mở mắt, cho đến khi ông hôn lên mí mới nhắm lại.
Có chút ǵ êm mềm và bé thơ khi cô bé đ̣i thắt cà-vạt cho ông. Ông thấy nhẹ nhơm. Câu nói thật bất ngờ, có ư nghĩa của sự tha thứ. Hơn nữa nó như báo hiệu cô bé đă thoát ly ra khỏi cái bản thân bé bỏng, trong khi tay cô loay hoay với chiếc cà-vạt nút thắt c̣n vụng về. Ông hỏi:
«Em biết thắt không?»
«Chắc biết. Em đă thấy ba em thắt.»
Otoko mồ côi cha từ năm mười một.
Ông ngồi xuống ghế, kéo Otoko lên đùi và ngẩng cầm lên cho cô bé khỏi vướng tay. Otoko ngả người tới, mấy lần thắt rồi lại cởi cái nút cà-vạt v́ chưa bằng ḷng. Sau cùng thắt xong, cô tụt xuống đất. Nghiêng đầu ngắm nghía, cô nói:
«Cậu bé vừa ư chưa?»
Ông đứng dậy bước tới gương. Nút cà-vạt thắt đẹp không chê vào được đâu. Thấy trán và má ḿnh bóng nhẫy mồ hôi, ông đưa tay lên xoa. Ông kể như đă hiếp cô bé và ông không chịu nổi cái bản mặt của chính ḿnh. Trong gương cô bé kề má lại với ông. Ông xúc động v́ cái trẻ cái đẹp của người con gái nhỏ. Sững sờ v́ nét dung nhan mỹ miều quá sức tưởng tượng, ông quay lại. Otoko đặt tay lên vai ông. Ép đầu vào ngực ông, cô bé nói:
«Em yêu anh.»

o0o

Nghĩ lại, ông thấy thật là ngộ nghĩnh khi cô gái nhỏ mới mười sáu gọi người đàn ông ba mươi mốt là «cậu bé». Vậy mà đă hơn hai mươi năm rồi. Ông đă năm mươi lăm, c̣n Otoko chắc phải bốn mươi.
Tắm xong, ông mở chiếc đài có sẵn trong pḥng, được tin sáng nay Kyoto có chút băng đóng. Đài cũng cho hay: mùa đông năm nay vào dịp cuối cũng không lạnh lắm.
Ông điểm tâm bằng cà phê và bánh ḿ nướng rồi thuê xe ra đi. Không dứt khoát đến thăm Otoko, lại cũng không biết làm ǵ, ông bèn lên núi Arashi ngoạn cảnh. Từ xe, ông thấy mấy rặng đồi phía bắc và phía tây đă lác đác nắng, nhưng vẫn như c̣n toát ra cái lạnh của mùa đông Kyoto. Mới sáng mà tưởng ngày sắp tàn. Ngang cầu Togetsu, ông xuống xe. Ông không qua cầu mà theo bờ sông bước về phía lâm viên Kameyama.
Núi Arashi từ xuân đến thu thường đầy du khách, vậy mà vào dịp cuối năm xem ra cũng vắng vẻ. Quả núi già đứng lặng, câm nín. Dưới chân núi, sông rộng ra thành một cái hồ màu lục trong vắt. Xa xa vẳng lại tiếng gỗ súc từ đám bè ven sông được bốc lên xe tải. Cảnh triền núi chạy thoai thoải xuống sông nổi tiếng đẹp giờ đây c̣n ch́m trong bóng tối, trừ một dải nắng vắt ngang vai núi trên phía thượng nguồn.
Oki định ở lại ăn trưa một ḿnh. Ngày xưa ông đă biết hai quán ăn tại vùng này. Một quán không xa cầu lắm nhưng cổng đóng kín. Chắc lúc năm cùng tháng tận, chẳng ai c̣n buồn tới đây để ngắm ngọn núi cô đơn. Ông nhẩn nha tản bộ dọc sông, thắc mắc không biết quán ăn phía thượng nguồn có đóng cửa nốt không. Ông nghĩ cùng lắm về phố ăn trưa cũng không sao.
Ông leo mấy bậc thềm đá lên tiệm. Cô người làm chận ông lại, cho hay nhân viên đă về Kyoto hết, và tiệm đóng cửa. Ông nhớ một hôm đă lâu giữa mùa măng, ông đă ăn những khoanh măng lớn nấu với cá thu muối tại đây.
Ông trở lại bờ sông, chợt thấy bà già đang quét lá phong khô trên những bực thềm thoai thoải dẫn lên quán ăn bên cạnh. Bà cho biết quán vẫn c̣n mở.
Ông nói:
«Ở đây yên tĩnh quá.»
Bà bảo:
«Đúng vậy, yên tĩnh đến nỗi tiếng người nói bên kia sông nghe cũng rơ.»
Tiệm ăn náu ḿnh dưới một lùm cây, mái rạ cũ dầy và sũng nước. Cổng vào tối và khuất, khó có ai nghĩ đây là một tiệm ăn. Sau mái rạ, ba bốn cây thông tía thân thẳng mọc dựng lên sừng sững.
Ông được dẫn vào căn pḥng trang hoàng theo lối Nhật. Tiệm vắng khách. Nh́n qua ô cửa, ông thấy những trái dâu đỏ hoe ngoài vườn. Không phải mùa, nhưng ông vẫn nhận ra một bụi đỗ quyên. Mấy cây dâu, mấy gốc tre và mấy cây thông tía ngăn tầm mắt, nhưng qua kẽ lá, ông thấy hồ nước tĩnh lặng màu ngọc thạch. Ông nảy ư niệm so sánh, thấy ngọn núi cũng tĩnh lặng như hồ nước.
Than hồng âm ỉ trong ḷ sưởi hầm dưới chân. Tựa tay lên bàn, ông ngồi nghe vẳng lại tiếng chim hót và tiếng gỗ súc đang được bốc lên.
Có tiếng c̣i tầu chạy ra từ hầm núi phía tây, âm thanh sầu năo như tiếng trẻ sơ sinh khóc... Ông chạnh ḷng nhớ hồi ấy Otoko mới mười bảy tuổi, mang thai mới tám tháng th́ đẻ non. Người ta không cứu được em bé và Otoko không thấy mặt con gái.

o0o

Hôm ấy bác sĩ bảo Oki:
«Tốt hơn là đợi cô ấy lại người một chút rồi hẵng cho hay.»
Mẹ Otoko nói với ông:
«Ông Oki, làm ơn nói với con tôi rằng tôi đă không cầm được nước mắt khi nghĩ nó c̣n măng sữa mà đă phải gánh chịu bao nhiêu khốn khổ.»
Câu nói đầy trách móc, nhưng rồi bà cũng dằn được oán hận xuống. Bà chỉ có cô là con độc nhất. Cô đă có mang với ông, nên dù ông vợ con đùm đề, thương con, bà cũng không dám làm nhục ông. Người đàn bà c̣n cứng đầu hơn Otoko đă nhượng bộ. Vả lại, bà cũng cần ông để giữ bí mật cho con gái ḿnh, cũng như lo liệu cho đứa bé khi nó ra đời. Sau hết, Otoko có bầu nên tính t́nh nóng nẩy, dọa sẽ tự vận nếu mẹ lăng mạ Oki.
Khi ông tới bên giường, Otoko quay lại nh́n ông, cặp mắt ướt và đầy t́nh mẫu tử của người con gái bắt đầu làm mẹ. Rồi bất thần từ khóe mắt, giọt lệ lớn dần và lăn xuống gối. Ông nghĩ nàng đă biết.
Otoko nghẹn ngào, nước mắt chảy thành ḍng xuống thái dương. Khi ông lau má nàng, cô gái nắm lấy bàn tay ông và ̣a lên khóc. Nước mắt và tiếng nức nở trào ra như đê vỡ.
«Nó chết rồi? Con nó chết rồi phải không anh? Con chết rồi con ơi!»
Cô gái vật vă, dung nhan dị dạng v́ đau thương. Ôm lấy cô gái để trấn an, Oki nghe cánh tay ḿnh chạm vào cặp vú trẻ con căng sữa. Bà mẹ chắc vẫn để mắt theo dơi, từ ngoài cửa pḥng bước vào. Mặc bà, ông vẫn ôm chặt Otoko.
«Anh làm em nghẹt thở. Anh buông em ra...»
«Nhưng em hứa phải nằm yên... Em không được vật vă nữa...»
«Em hứa.»
Oki buông tay. Cô gái thư giăn trở lại. Nước mắt lại ứa ra dưới mi, cô nói:
«Mẹ ơi, chắc người ta hỏa táng nó?»
Bà mẹ không trả lời.
«Bé tí tẹo mà cũng phải hỏa táng hở mẹ?»
Bà mẹ vẫn yên lặng.
«Mẹ ơi, mẹ vẫn nói khi mẹ sanh con ra, tóc con đen lắm phải không?»
«Đúng, tóc con sanh ra đă thật là đen.»
«Con gái của con, tóc nó cũng đen lắm phải không mẹ? Mẹ ơi, mẹ cắt một món tóc của nó cho con mẹ nhé?»
Bà mẹ lúng túng:
«Mẹ không biết có được không, Otoko.»
Rồi như quá xúc động mà thành vô ư thức, bà nói:
«Nhưng mà con vẫn c̣n có thể đẻ đứa khác.»
Nói xong đă thấy ân hận, bà cau mày quay đi. Ông nghĩ mẹ Otoko cũng như ông phải chăng đă thầm mong đứa bé chẳng bao giờ chào đời. Nhớ lại cái nhà bảo sanh ngoại ô tồi tàn, ông ân hận nghĩ nếu đă tới y viện tử tế, biết đâu đă chẳng giữ được đứa bé. Chính Oki là người đưa cô gái đi sanh. Bà mẹ lúng túng không biết xử trí làm sao nên đă ở nhà. Ông bác sĩ già, mặt đỏ ngầu v́ rượu. Cô y tá nh́n Oki với đôi mắt nặng chê trách. Hôm ấy Otoko mặc chiếc kimono lụa màu đỏ tươi, cắt giản dị theo kiểu con nít.
Hai mươi ba năm sau, trên đỉnh Arashi, Oki như thấy lại h́nh ảnh đứa hài nhi thiếu tháng tóc đen nhánh, ẩn hiện trong những lùm cây trụi lá hay ch́m dần xuống làn nước xanh.

o0o

Ông vỗ tay gọi chiêu đăi viên. Ông biết tiệm ăn không đợi khách nên sẽ chậm v́ không sẵn sàng. Có lẽ để ông bớt sốt ruột, cô chiêu đăi tới rót cho ông tách trà nóng và ngồi xuống bên. Trong câu chuyện vặt, cô bảo vùng này có người bị chồn tinh mê hoặc. Một sáng tinh sương, người làng thấy anh ta lội dưới sông miệng lảm nhảm, «Ai cứu tôi với, tôi chết mất.» Anh ta vùng vẫy dưới chân cầu Togetsu chỗ nước nông sờ, có leo lên bờ một ḿnh cũng chẳng khó ǵ. Khi được cứu, anh ta kể lại là đă lang thang trong núi suốt đêm như người mộng du và sau cùng thấy ḿnh đang lội dưới sông mà không hiểu tại sao.
Nhà bếp bưng mâm cơm lên. Ông khai vị bằng món cá chép sống thái lát. Ông nhấm nháp chút sa-kê...
Khi rời tiệm ăn, ông nh́n lại mái nhà rạ. Ông thấy nó phủ rêu, và bắt đầu mục. Nó có cái đẹp riêng của nó, nhưng bà chủ lại chống chế là mái nhà này không bao giờ khô được v́ bị cớm bóng cây. Mới lợp lại mười năm trước, mà tám năm nay đă như thế này.
Chênh chếch phía trái mái nhà, vừng trăng non mọc sớm trắng nhạt trên bầu trời. Đă ba giờ rưỡi chiều. Ông đi xuống con đường ven bờ sông, thấy mấy con chim bói cá bay là là mặt nước, màu lông sặc sỡ nổi bật lên trên cảnh. Gần cầu Tosetgu, ông lên xe tính trở lại nghĩa địa Asashino. Ông nghĩ chiều đông ngồi suy ngẫm cái phù du của kiếp người trước hằng hà những tấm mộ bia và tượng thần Jizo chắc cũng thú vị. Nhưng thấy bóng tối đă bao phủ những lùm tre của tu viện Giô, ông lại đổi ư cho tài quay xe ngược trở lại.
Ông quyết định dừng lại một tu viện khác trước khi trở về khách sạn. Vườn tu viện vắng tanh trừ một cặp vợ chồng mới cưới dường như đang hưởng tuần trăng mật. Lá thông khô vương văi trên sân rêu, và bóng những lùm cây in trên mặt ao di chuyển theo bước chân ông. Oki trở về khách sạn theo ngả tây, nơi mấy ngọn đồi đang nhuộm ánh hoàng hôn.
Tắm nước nóng xong cho ấm người, ông mở niên giám t́m số điện thoại Otoko. Có giọng con gái trả lời, chắc là cô học tṛ ở trọ. Rồi máy được chuyển cho Otoko.
«A-lô.»
«Oki đây.»
«...»
«Anh là Oki, Oki Toshio.»
«Dạ. Lâu quá rồi nhỉ...»
Oki nghe giọng cố đô của nàng trên máy. Ông không biết nên nói như thế nào, để tránh lỡ lời mà cũng để cho Otoko tưởng rằng ông ngẫu hứng mà gọi nàng. Ông nói nhanh:
«Anh đến Kyoto để nghe chuông giao thừa...»
«Chuông ấy à...»
«Nghe chuông với anh nhé?»
«...»
Otoko lặng yên. Ông nhắc lại câu hỏi. Ông nghĩ nàng không nói được ǵ chắc tại quá ngạc nhiên.
«A-lô, A-lô,» ông nói tiếp.
Sau cùng nàng hỏi:
«Anh tới một ḿnh?»
«Đúng, đúng, anh tới một ḿnh.»
Otoko lại yên lặng.
«Nghe chuông xong, mùng một anh về sớm. Anh đến v́ muốn nghe chuông giao thừa với em. Em, anh không c̣n trẻ nữa. Bao nhiêu năm rồi chúng ḿnh không gặp lại nhau. Lâu quá rồi, nếu không có dịp như thế này anh chắc đă không dám rủ em...»
«...»
«Mai anh tới đón em được không?»
«Không, đừng» Otoko vội vă nói. «Em sẽ tới đón anh. Tám giờ tối nhé... Ô chắc sớm quá nhỉ. Chín giờ vậy, tại khách sạn anh. Vụ nghe chuông, em sẽ t́m chỗ cho.»
Oki đă tính t́m chỗ nào tĩnh mạc ăn tối với Otoko, nhưng chín giờ th́ chắc nàng đă ăn rồi. Thôi th́ ít nhất nàng đă chịu gặp lại ông. Cô gái nhỏ từ kư ức xa xôi dần dần sống lại.
Hôm sau, ông ở ĺ trong khách sạn suốt ngày chờ đến giờ hẹn. Thời gian đợi trông thường đă chậm lại càng chậm hơn vào ngày cuối năm. Oki không có ǵ làm. Ông có mấy người bạn ở Kyoto, nhưng mải đợi Otoko ông không muốn gặp ai. Ông cũng không muốn ai biết ông đang ở cố đô.
Tất nhiên ngoài phố không thiếu ǵ nhà hàng chuyên trị các món đặc sản, nhưng ông ăn bữa tối ngay trong khách sạn. Thế là suốt ngày cuối năm ông không đi đâu, một ḿnh sống với kỷ niệm người xưa. Kư ức càng trở về lại càng tươi mát linh động. Sự việc hai mươi năm trước c̣n rành mạch hơn là mới xảy ra hôm qua.
Oki ngồi xa cửa sổ nên không thấy phố xá trước khách sạn, nhưng dẫy núi phía tây sau mấy mái nhà trông thật là gần. So với Tokyo, Kyoto quả là một tỉnh nhỏ an b́nh. Ông đang ngắm núi th́ một dải mây vàng trong vắt bỗng trở màu xám lạnh, và chiều xuống đột ngột.
Khi Otoko theo mẹ dọn đi Kyoto, Oki đă nghĩ ông và nàng chia cách từ đấy. Ông không khỏi cảm thấy hổ thẹn và tội lỗi v́ đă xáo trộn đời nàng, đă cản trở không cho nàng măn khai thành người vợ, người mẹ. Nhưng ông tự hỏi có thực sự là nàng và ông đă vĩnh biệt nhau không. Nàng nghĩ ǵ về ông mà bao năm qua vẫn không lấy chồng. C̣n ông, hôm nay ông c̣n nhớ tới nàng rành rọt và tha thiết như vậy, phải chăng hai người thật ra chưa từng chia tay.
Tuy không phải dân Kyoto, nhưng ông thấy ánh đèn đêm của thành phố này sao thân thuộc. Cố đô là cái nôi của mọi người Nhật đă đành, nhưng lư do quan trọng hơn là nơi đây là tỉnh nhà của Otoko. Bồn chồn, ông đi tắm. Ông thay quần áo, đi lui đi tới trong pḥng, thỉnh thoảng lại ngắm ḿnh trong gương. Sau cùng ông ngồi xuống đợi.
Có điện thoại từ pḥng tiếp tân báo tin cô Ueno đă tới. Ông trả lời:
«Làm ơn mời cô ngồi chơi, tôi sẽ xuống ngay.»
Rồi ông tự hỏi, lẽ ra ông có nên mời nàng lên pḥng không.
Otoko không có mặt ở pḥng tiếp tân, nhưng một thiếu nữ bước lại phía ông.
Cô gái nói:
«Thưa có phải là ông Oki không ạ?»
«Chính tôi.»
«Cô Ueno em sai em tới kiếm ông.»
«Vậy sao?» ông làm bộ b́nh thản. «Cô thật là tử tế...»
Oki đă tưởng Otoko tới gặp ông một ḿnh, nhưng nàng đă lẩn trốn. Những kỷ niệm về nàng tưởng mới sống lại, bỗng nhạt mờ đi.
Vào đến xe, ông yên lặng lúc lâu. Sau cùng ông hỏi:
«Cô có phải là học tṛ của cô Ueno không?»
«Dạ phải.»
«Cô ở chung với cô Ueno?»
«Dạ. Nhưng c̣n có người vú già nữa.»
«Cô người Kyoto?»
«Thưa không, em gốc ở Tokyo. Nhưng mê tranh của cô Ueno, em đă theo cô em về đây. Cô em cho em ở nhờ.»
Oki quay lại nh́n cô gái. Lúc ở khách sạn, ông đă thấy cô đẹp. Giờ đây nh́n lại, bán diện cô mỹ miều làm sao. Cổ cô mảnh cao, và vành tai xinh đẹp tuyệt vời. Dung nhan như cô bé, không ai có thể bỏ qua. Cô ăn nói lại chững chạc, tuy có chút dè dặt. Ông tự hỏi, không biết cô có biết câu chuyện t́nh giữa ông và Otoko ngày xưa, khi cô c̣n chưa ra đời.
Ông hỏi bâng qươ:
«Cô thường mặc kimono?»
«Thưa không. Ở nhà vận động nhiều, em thường mặc quần cho tiện, tuy như vậy không chỉnh tề lắm. Nhưng cô em dặn phải mặc kimono để đón năm mới và nghe chuông chùa hôm nay.»
Hóa ra cô bé không những đến khách sạn đón ông mà c̣n sẽ nghe chuông chung với ông và cô giáo nữa. Otoko rơ ràng không muốn gặp lại ông một ḿnh.
Xe chạy qua công viên Maruyama về hướng tu viện Chion. Tới nơi, ông lại càng ngạc nhiên khi thấy hai cô ca kỹ ngồi với Otoko đợi ông trong pḥng khách lối cổ, xem ra được thuê cho dịp này. Otoko một ḿnh ngồi bên chiếc bàn có ḷ sưởi hầm phía dưới, trên đùi trải tấm chăn. Hai cô ca kỹ ngồi đối diện nhau bên ḷ sưởi gang. Cô gái bước qua ngưỡng cửa tới quỳ xuống chiếu, cúi đầu nói:
«Thưa cô, em đă về.»
Otoko kéo chân ra khỏi chăn. Nàng nói với Oki:
«Lâu lắm không gặp nhau... Em nghĩ anh thích nghe chuông chùa này, nên đă chọn tiệm đây. Nhưng cuối năm nhiều nhân viên về nhà ăn tết nên em không biết sự tiếp đón có được chu đáo không.»
«Anh cảm ơn em. Tha lỗi cho anh đă làm phiền em.»
Oki chỉ nói vỏn vẹn được có thế. Otoko đă cho cô bé học tṛ đi cùng mà lại c̣n mang theo hai cô ca kỹ, cảnh này th́ ông không thể nào nhắc tới chuyện cũ, mà cũng không được lộ cảm xúc ra sắc diện. Hôm qua, khi nhận được điện thoại của ông, chắc Otoko lúng túng lắm nên mới nghĩ tới phương cách tiếp đón ông như thế này.
Ông nghĩ Otoko ngại gặp lại ông một ḿnh đến như vậy, phải chăng nàng chưa hẳn cạn t́nh. Lúc bước vào pḥng vừa thấy mặt nàng, Oki đă cảm thấy t́nh ấy vẫn c̣n. Ngay từ cái nh́n đầu tiên, ông biết ḿnh chưa hẳn đă thành người dưng. Mọi người như không để ư, nhưng có thể cô học tṛ đă thấy điều ông thấy. Hai cô ca kỹ cũng vậy, họ tuy c̣n trẻ nhưng sinh sống ở chốn giang hồ tất phải từng trải. Chỉ có điều thấy mà không ai tỏ ra.
Otoko mời ông ngồi, rồi bảo cô học tṛ tới ngồi đối diện với ông. Nhường ḷ sưởi hầm cho hai người, Otoko sang ngồi với các cô ca kỹ.
Nàng giới thiệu:
«Đây là Keiko Sakami. Cô bé ở trọ nhà em. Cô bé trông thế mà hơi điên đấy.»
«Ô! Cô Ueno, cô lại ghẹo em.»
«Cô bé vẽ tranh trừu tượng theo kiểu riêng. Tranh cô bé đam mê đến nỗi trông như của người tâm bệnh. Nhưng em rất thích, có lúc c̣n thèm vẽ được như vậy. Khi vẽ, cô bé như người lên đồng.»
Nhà bếp bưng sa-kê và đồ nhắm lên. Hai cô ca kỹ rót rượu ra chén.
Oki nói:
«Anh không ngờ được nghe chuông chùa cuối năm trong cảnh đông đúc thế này.»
Mắt nh́n xuống, Otoko nói:
«Em nghĩ có thêm người trẻ nghe chuông th́ chắc vui hơn. Giao thừa, chúng ta mỗi người già đi một tuổi, sợ có buồn chăng? Có lúc em tự hỏi sao ḿnh c̣n sống đến hôm nay...»
Câu nói làm Oki chợt nhớ hai tháng sau khi con chết, Otoko đă uống thuốc ngủ toan tự vận. Phải chăng nàng cũng vừa nhớ lại chuyện cũ. Khi được mẹ Otoko cho hay tin dữ, ông đă vội vă tới bên nàng. Bà đă ép con phải đoạn tuyệt với ông, đẩy con đến chỗ tự vận.
Dù sao th́ bà cũng đă cho gọi ông, và ông ở lại nhà hai mẹ con để săn sóc Otoko. Ông xoa bóp chỗ sưng nơi đùi nàng v́ mũi tiêm. Bà mẹ đi đi lại lại trong bếp, thỉnh thoảng mang lên chiếc khăn nóng. Otoko không mặc đồ lót dưới lớp áo ngủ. Vết tiêm sưng lên làm xấu xí cặp đùi mảnh khảnh của tuổi mười bẩy. Ông nắn bóp chỗ sưng, có lúc quá tay trượt lên trên. Khi bà mẹ không có ở bên, ông lấy tay chùi sạch những vệt nước ứa ra từ thân thể nàng. Nước mắt của xấu hổ và xót thương rơi xuống lẫn với bài tiết của cô gái, ông tự hứa với ḷng là dù sao đi nữa, ông sẽ cứu Otoko và sẽ không bao giờ bỏ nàng. Môi cô gái tím bầm. Nghe tiếng bà mẹ thổn thức, ông nh́n vào bếp thấy bà ngồi co ro trước ḷ sưởi điện. Bà than:
«Con tôi chết mất... Tại tôi mà con tôi chết mất.»
Ông an ủi:
«Bà đă hết tâm hết sức v́ con. Bà không nên quá nghiêm khắc trách ḿnh như vậy.»
Nắm chặt tay ông, bà nói:
«Ông Oki, ông cũng vậy. Ông cũng đă hết sức lo lắng cho con gái tôi. Tôi biết ông yêu nó...»
Ba ngày ba đêm không ăn không ngủ, ông ở bên giường săn sóc Otoko cho đến khi nàng mở mắt. Quằn quại trong cơn đau, Otoko như muốn tự cào nát thân thể mặt mày.
Nh́n thẳng Oki, nàng nói trong mê sảng:
«Không, không đâu. Anh đi đi.»
Hai vị lương y đă nỗ lực chữa trị cho nàng, nhưng Oki biết chính nhờ ông tận tụy mà nàng sống được. Có thể bà mẹ không cho con gái biết Oki đă săn sóc nàng. Nhưng Oki th́ không thể quên. Ông không những nhớ lại rơ ràng tấm thân ông ôm trong tay, mà c̣n nhớ cặp đùi người con gái nửa sống nửa chết, cặp đùi ông đă tận tụy xoa bóp. Ai ngờ hai mươi năm sau ông thấy lại cặp đùi ấy phủ tấm mền bên ḷ sưởi, trong khi nàng ngồi đợi nghe chuông chùa giao thừa với ông.
Otoko cạn chén mỗi khi các cô ca kỹ hay chính ông chuốc rượu. Nàng xem ra tửu lượng khá. Một cô ca kỹ nói phải một giờ đồng hồ, chuông mới thỉnh xong một trăm lẻ tám tiếng. Cũng như cô bạn, cô không trang điểm theo dạ tiệc. Hai người chỉ mặc một chiếc kimono giản dị, trừ thắt lưng bằng loại hàng tốt và nhă. Họ cũng không dùng kẹp, mà chỉ cài lược để giữ mái tóc khỏi tuột. Họ chắc là chỗ thân t́nh với Otoko, nhưng Oki cũng ngạc nhiên v́ chiều tất niên mà ăn mặc xoàng xĩnh như vậy.
Tuy nhiên, nghe hai cô nói chuyện mưa nắng bằng giọng cố đô, Oki thấy ḷng thư giăn. Ông cho rằng Otoko thật là ư tứ. Nàng không muốn ngồi riêng với ông trong cuộc tái ngộ bất ngờ tối nay, chẳng qua là sợ không kiềm chế được xúc động. Như có luồng điện giữa hai người ngồi cùng bàn tiệc với nhau.
Chuông chùa Chion bắt đầu điểm.
Mọi người yên lặng. Chuông hơi rè có lẽ phần nào tại han rỉ v́ thời gian, nhưng tiếng ngân trầm và sâu. Chuông ngưng một lúc rồi lại điểm. Bây giờ th́ chuông nghe sát bên tai.
Otoko nói:
«Chúng ḿnh ở gần chuông quá. Em đă tưởng ngồi đây mà nghe chuông tu viện này th́ nhất. Nhưng nghĩ lại, có lẽ xa hơn một chút th́ thích hơn. Chẳng hạn như từ bờ nam sông Namo.»
Oki đẩy cửa nh́n ra, thấy tháp chuông ngay tại khu vườn nhỏ phía dưới. Ông nói:
«Chuông kia ḱa. Anh thấy cả người thỉnh chuông.»
Otoko nhắc lại:
«Chúng ḿnh ngồi đây quả thật quá gần.»
Oki nói:
«Không sao, gần mới tốt. Sau nhiều năm nghe chuông qua đài, anh phải nghe như thế này mới đă.»
Nhưng Oki không thích cảnh đám đông lố nhố trước sân chùa. Ông đóng cửa và trở lại ngồi bên ḷ sưởi.
Khi không c̣n lắng tai nữa, ông nghe được một tiếng chuông đặc biệt mà chỉ một cái chuông cổ mới có thể phát ra, âm vang cái khí lực siêu h́nh của những thế giới xa xưa.
Họ rời tu viện để tới chùa Gion dự lễ giao thừa. Ông gặp nhiều người mang lửa xin từ chùa về nhà bằng dây bùi nhùi. Ông biết lửa này sẽ dùng để nấu món canh cá bánh dầy đặc biệt của bữa tiệc đầu năm

Chương 2
Mùa xuân sớm

Oki đứng trên đỉnh đồi ngắm ráng chiều đỏ rực. Hôm nay, ông đă ngồi bàn giấy đến một giờ trưa. Viết xong đoạn truyện nhiều kỳ cho nhật báo chiều, ông đứng dậy đi ra khỏi nhà.
Phía tây, trời mỗi lúc một rực đỏ. Màu tía nhiều cung bực đến nỗi ông nghĩ phải có lớp mây mỏng hay sương khuếch xạ mới ra như vậy. Ráng trời hừng hực làm ḷng ông thao thức. Rồi màu nhạt tối dần chuyển sang màu đậm, nḥe nhoẹt như ai cầm cây cọ lướt trên mặt giấy ướt. Ông nghe mùa xuân sắp tới.
Có chút hồng tại một khoảng chân trời, có lẽ chính nơi mặt trời vừa lặn. Oki nhớ đến chuyến tầu đầu năm đi thăm Kyoto, mặt trời lặn làm đường rày đỏ như son suốt một khoảng dài. Tầu chạy ven biển, khi rẽ vào bóng râm của núi, màu đỏ của đường rày tắt đi. Khi tầu vào đến trong khe th́ chiều đổ xuống.
Oki nhớ đến cuộc tái ngộ với Otoko chuyến đi ấy. Ông lại cảm thấy ḿnh chưa thành người dưng, dù nàng có đem học tṛ và hai cô ca kỹ theo để tránh gặp lại ông một ḿnh. Ông nhớ trên đường từ tu viện Chion ngang qua đại lộ số bốn, mấy người đàn ông say rượu làm bộ muốn sờ búi tóc cao của hai cô ca kỹ. Thường thường ở Kyoto đàn ông không bờm xơm như vậy. Để che chở cho đám phụ nữ, Oki bước sát bên các cô, dành cho Otoko và Keiko đi sát đằng sau.
Ông nhớ hôm Tết khi sắp lên tầu, ông đang tự nhủ Otoko chắc bận sẽ không tiễn ông, th́ Sakami Keiko bước tới.
«Chúc mừng năm mới! Cô Ueno em cũng muốn đi tiễn ông lắm, nhưng như mọi năm, sáng mồng một, cô em phải đi thăm người nọ người kia. Lại c̣n phải đón tiếp khách khứa tại nhà. Em được thay mặt cô em ra ga tiễn ông.»
«Vậy sao? Em thật là ngoan.»
Nhan sắc của cô gái làm đám hành khách thưa thớt của ngày đầu năm chú ư. Ông lại nói:
«Đây là lần thứ hai mà tôi phiền em. Bữa trước đă đến khách sạn đón, hôm nay lại ra ga đưa.»
«Không, ông không có ǵ phiền em cả.»
Keiko mặc nguyên chiếc kimono xa-tanh xanh hôm qua có minh họa mấy con choi choi chơi đùa trong tuyết. Màu lông chim tươi vui, nhưng với tuổi cô bé, y phục như vậy th́ hơi kín đáo và tẻ cho ngày Tết. Ông khen:
«Áo em đẹp quá! Cô Ueno vẽ cho em phải không?»
Thoáng đỏ mặt, Keiko nói:
«Dạ thưa không. Chính tay em vẽ đấy, nhưng em biết em vẽ cũng c̣n xoành xĩnh lắm...»
Thật ra màu áo hơi nhũn lại làm khuôn mặt cô gái đẹp hơn. Có ǵ rất trẻ trung trong sự ḥa hợp các màu, trong h́nh thể những con chim, và ngay trong những bông tuyết như đang nhảy múa.
Keiko trao ông gói đồ ăn Otoko biếu, cùng ít dưa muối đặc sản của Kyoto.
«Cô em gửi để ông dùng trên tầu.»
Trong mấy phút tầu chưa chạy, Keiko đứng nán lại dưới sân ga. Ngắm bán thân Keiko qua khung cửa sổ, ông thấy người con gái như trái cây chín tới. Ông chạnh nghĩ ông chưa bao giờ được thấy Otoko khi nàng vừa măn khai. Xa nhau, nàng mới mười bảy, gặp lại hôm rồi nàng đă bốn mươi.
Ông mở gói đồ ăn khi trời c̣n sáng, lúc mới bốn rưỡi chiều. Trong gói có mấy món ăn ngày Tết, và những nắm cơm nhỏ mà ông đoán nàng đă tự tay nắm với tất cả ân cần. Otoko đă sửa soạn bữa tối này cho con người năm xưa đă hủy hoại tuổi xuân của nàng. Nhai từng miếng cơm nhỏ, ông cảm thấy trong miệng cái vị ngọt ngào của tha thứ. Rồi ông nghĩ đây không phải là tha thứ mà là t́nh yêu, cái t́nh yêu c̣n sống trong tim Otoko.
Từ ngày Otoko theo mẹ về Kyoto, ông chỉ biết là nàng đă thành một danh họa. Có thể nàng đă có những mối t́nh khác, những liên hệ khác. Tuy nhiên, mối t́nh tuyệt vọng đam mê tha thiết của cô gái nhỏ, mối t́nh ấy nàng đă dành cho ông. C̣n đời ông, sau Otoko đă có nhiều người đàn bà khác. Nhưng ông chưa yêu ai bằng một tấm t́nh nặng thương đau như yêu nàng. Cơm nắm của Otoko rất ngon, chắc phải nấu bằng gạo Kansai. Ông ăn hết nắm này đến nắm khác, cơm thật vừa miệng, không mặn mà cũng không nhạt.
Ông lại nhớ mới mười bảy tuổi, hai tháng sau khi đẻ non và toan tự vận, Otoko đă phải vào nhà thương điên và bị nhốt trong căn pḥng cửa sổ có chấn song sắt. Bà mẹ cho ông hay tin nhưng không cho ông tới thăm. Bà nói:
«Ông có thể nh́n nó từ hành lang, nhưng tôi mong ông không nên thấy con bé trong hoàn cảnh này... Nếu nhận ra ông, tâm thần nó lại dao động mà bệnh t́nh nặng ra.»
«Bà nghĩ em c̣n nhận được ra tôi?»
«Tất nhiên. Không phải v́ ông mà nó ra nông nỗi này sao?»
Oki không trả lời. Bà mẹ lại nói:
«Nhưng họ bảo con tôi chưa điên hẳn. Bác sĩ trấn an tôi rằng ông ta sẽ không giữ nó lại lâu... Nó hay làm như thế này này. «Bà cong cánh tay làm bộ như đang bế một hài nhi.» Tội nghiệp, nó vẫn nhớ con nó.»
Ba tháng sau, Otoko xuất viện. Bà mẹ tới gặp ông.
Bà nói:
«Ông Oki, tôi biết ông đă có vợ con, và con Okoto khi làm bạn với ông cũng không phải không biết điều này. C̣n nữa, chắc ông nghĩ là tôi điên, v́ chừng này tuổi đầu mà dám xin ông một chuyện vô lư, nhưng mà...»
Bà lắp bắp nói tiếp:
«Có thể nào ông lấy con gái tôi được không?»
Nói xong bà cắn chặt môi, cúi đầu, nước mắt ứa ra. Oki đau khổ nói:
«Tôi cũng vẫn nghĩ chuyện này.»
Tất nhiên là đời sống vợ chồng Oki đă sóng gió v́ chuyện Otoko. Fumiko vợ ông hồi đó mới hai mươi tư tuổi...
«Chao ôi, đă bao lần tôi đă nghĩ đến chuyện này...» ông nhắc lại.
Bà mẹ nói:
«Ông hoàn toàn có quyền bỏ ngoài tai điều tôi vừa xin ông, và nghĩ như con tôi, là tôi điên mất rồi. Tôi hứa sẽ không bao giờ nhắc lại lần nữa thỉnh cầu này... Nhưng tôi không muốn nói là tôi xin ông cưới con Otoko ngay bây giờ. Nó có thể đợi ông hai năm, ba năm, năm năm, hay bảy năm cũng vậy. Nó là loại con gái biết đợi. Nó mới mười bảy...»
Nghe bà nói, ông nghĩ Otoko đă thừa hưởng được cái đam mê của mẹ.
Chưa đầy năm sau, bà mẹ bán nhà ở Tokyo để dọn về Kyoto với con gái. Otoko theo học một trường trung học nữ, trễ mất một lớp. Tốt nghiệp, nàng ghi tên vào trường Mỹ thuật.
Hai mươi năm sau, ông mới có dịp ngồi với Otoko nghe chuông giao thừa tu viện Chion, và nàng mới có dịp gởi ông mấy món ăn nguội mang theo lên tầu. Gắp đồ ăn lên miệng, ông nghĩ món nào Otoko nấu cũng đúng theo truyền thống Kyoto. Ông đă ăn bữa điểm tâm gọi là tết tại khách sạn Miyako, nhưng món canh bánh dày nóng của họ chỉ tết cho có lệ. Phải nói hương vị tết của ông nằm cả trong bữa ăn nguội nàng gửi cho ông mang theo lên tầu. C̣n những bữa cơm ngày tết tân thời người ta dọn cho ăn ở Kamakura th́ không c̣n ǵ là Nhật nữa, mà làm cho ông liên tưởng đến những tấm ảnh màu của mấy tập san phụ nữ.
Otoko tuy bận rộn như Keiko đă cho hay, vẫn có thể dành mươi mười lăm phút ra ga tiễn ông. Nhưng nàng đă không làm. Cũng như hôm qua trước mặt mọi người, nàng đă không nhắc được chuyện cũ, nhưng rơ ràng là có luồng điện giữa ông với nàng. Bữa ăn nguội hôm nay cũng cùng một ư nghĩa...
Tầu sắp chuyển bánh, ông vỗ nhẹ vào cửa kính. Sợ Keiko không nghe thấy, ông hạ kính xuống vài phân. Ông nói với cô gái:
«Cảm ơn em lần nữa. Có gia đ́nh ở đấy, chắc em thường đi Tokyo phải không? Vậy th́ bao giờ có dịp, em ghé thăm ta nhé. Em t́m nhà ta chắc cũng dễ thôi. Kamakura là tỉnh nhỏ, ra khỏi ga, em chỉ cần hỏi đường là tới. À mà em cho ta xem tranh của em nhé. Những tấm tranh mà cô Ueno gọi là tranh điên ấy.»
«Ôi, cô em làm em ngượng quá.»
Ánh mắt cô gái thoáng vẻ khác thường.
Oki nói:
«Nhưng cô Ueno có muốn vẽ điên như em, chắc ǵ đă vẽ được, phải không?»
Tầu ngừng không lâu, và câu chuyện hai người cũng phải ngắn gọn.

o0o

Oki đă viết nhiều truyện, khai triển cái đặc biệt cái bất thường, nhưng cho đến bây giờ, ông chưa sáng tác những tác phẩm gọi là «trừu tượng». Chỉ v́ một số từ ông dùng khác với ngôn ngữ hàng ngày mà người ta gọi mấy tác phẩm của ông là «ấn tượng» hay «trừu tượng». Thủa trẻ, Oki đă để tâm chế ngự xu hướng văn học gọi là trừu tượng hay ấn tượng này trong văn ông. Chẳng qua là tại ông thích thơ ấn tượng Pháp, thơ Shin-Kokin-Shu, thơ hài cú, và ông đă tập dùng những từ ấn tượng hay trừu tượng để diễn tả chuyện cụ thể hay hiện thực.
Ông tự hỏi là Otoko bằng da bằng thịt liên hệ thế nào với Otoko nhân vật tiểu thuyết của ông? Sự việc thật ra không giản dị. Trong cả văn nghiệp của ông, tác phẩm sống lâu nhất và vẫn c̣n nhiều người đọc bây giờ là cuốn tiểu thuyết kể lại mối t́nh của ông với nàng hồi nàng mới mười sáu mười bảy. Từ khi xuất bản, cuốn tiểu thuyết đă làm Otoko thiệt tḥi v́ người đời soi mói. Nó đă cản trở không ít những cơ hội hôn nhân của nàng.
Nhưng vấn đề là bây giờ, sau hơn hai mươi năm, nhân vật Otoko vẫn c̣n quyến rũ độc giả. Nhân vật có lẽ quyến rũ hơn là người mẫu. Nó không hiện thực là chân dung Otoko mà hoàn toàn do ông tạo ra. Là tác giả, ông đă thêm thắt, đă hư cấu, đă lư tưởng hóa nhân vật.
Bỏ sang bên chuyện ai quyến rũ hơn ai, ông không biết cô Otoko nào thật hơn, cái cô ông tạo ra hay cái cô mà chính Otoko sẽ tạo ra nếu nàng tự kể chuyện ḿnh.
Tuy nhiên nhân vật truyện ông vẫn là Otoko. Không có nàng th́ cuốn tiểu thuyết này đă chẳng bao giờ ra đời. Chính nhờ nàng, mà tiểu thuyết của ông sau hai mươi năm vẫn tiếp tục được đọc. Nếu không gặp Otoko, Oki đă không được sống với một mối t́nh như vậy.
Ông không biết gặp nàng, yêu nàng khi ông ba mươi mốt tuổi là may mắn hay tai họa cho đời ông, nhưng phải công nhận rằng cuộc t́nh đă cho ông những bước đầu thuận lợi trên con đường văn nghiệp.
Ông đă đặt cho cuốn truyện cái tựa «Cô gái mười sáu». Cái tựa b́nh thường, không chút cầu kỳ, nhưng hai mươi năm trước, mọi người đă kinh ngạc v́ chuyện một nữ sinh mười sáu có nhân t́nh, sanh con thiếu tháng, rồi mất trí một thời gian. Về phần Oki, ông không thấy có ǵ đáng kinh ngạc. Tất nhiên ông không viết cuốn truyện để làm kinh ngạc mọi người, và ông cũng không dùng Otoko để khêu gợi trí ṭ ṃ của độc giả.
Truyện ông dựng một cách b́nh thường như cái tựa b́nh thường, với nhân vật Otoko như một cô gái trong trắng và đam mê. Ông đă ráng sức tả khuôn mặt nàng, bóng dáng nàng, cử chỉ nàng. Ông đă đưa vào truyện tất cả cái tươi mát của tấm t́nh yêu đương son trẻ của ông, và có lẽ v́ vậy mà tác phẩm đă thành công đến thế. Truyện ông là mối t́nh của cô gái nhỏ với người đàn ông trẻ đă có vợ con. Oki chú tâm đến cái đẹp và không đặt vấn đề đạo lư hay không đạo lư.
Thời gian hai người thường lén lút hẹn ḥ, Otoko có lần bảo ông:
«Anh lúc nào cũng lo người ta nghĩ ǵ về ḿnh. Anh phải bạo dạn lên thôi.»
Ông thành thực trả lời:
«Anh nghĩ thật ra anh là người vô liêm sỉ. Như bây giờ với em, em nghĩ anh chưa đủ vô liêm sỉ sao?»
«Không, em không muốn nói chuyện chúng ḿnh. Em muốn nói anh phải bạo dạn với mọi việc trên đời.»
Oki không biết trả lời sao. Bao nhiêu năm qua, ông không quên được câu nói. Ông nghĩ v́ yêu ông mà cô bé mười sáu đă thấy rơ ruột gan cũng như đời sống của ông.
Sau khi xa nhau, ông đă xử lư mọi chuyện theo ư ḿnh. Mỗi lần bắt đầu e ngại ư kiến người khác, ông lại nhớ lời cô bé dặn, và thấy lại rành mạch trong đầu nét mặt Otoko khi nàng khuyên ông. Hôm ấy Oki đang vuốt ve Otoko, câu nói làm ông khựng lại. Nghĩ ḿnh lỡ lời, cô bé úp mặt vào cánh tay ông và cắn ông ngang chỗ khuỷu tay. Cô bé cắn mỗi lúc một mạnh. Oki cắn răng chịu, không giằng tay ra. Ông nghe nơi cánh tay những giọt nước mắt nóng hổi của cô gái.
«Em làm anh đau!»
Sau cùng, Oki kéo tay ḿnh ra. Những vết răng Otoko cắn sâu vào da lấm tấm rướm máu. Otoko liếm vết thương cho ông. Cô nói:
«Anh cắn lại em đi.»
Oki ngắm cánh tay cô bé, nhẹ vuốt từ vai xuống mút bàn tay. Cánh tay ông ngắm là cánh tay trẻ con. Ông ôm vai cô hôn, cô gái vặn ḿnh khoái cảm.
Không phải v́ Otoko chê ông câu nệ miệng tiếng và khuyên ông phải bạo dạn mà ông khởi sự viết «Cô gái mười sáu». Nhưng khi đă viết th́ ông thường nghĩ đến lời cô nói. Cuốn truyện ra đời hai năm sau khi hai người xa nhau. Otoko bấy giờ đang ở Kyoto với mẹ. Bà mẹ đă rời Tokyo có lẽ v́ không thấy ông trả lời dứt khoát chuyện hôn nhân với con bà. Mà có lẽ cũng v́ bà không chịu nổi cái đắng cay của hai mẹ con tại thành phố quá nhiều ưu phiền này.
Ở Kyoto, hai mẹ con nghĩ ǵ khi đọc cuốn truyện với Otoko là nhân vật chính, cuốn truyện đă làm ông nổi tiếng, càng ngày càng đông độc giả. Lúc đó, không ai tọc mạch t́m hiểu người mẫu của truyện là ai. Măi cho đến khi ông năm mươi và thành danh, người ta mới đào sâu vào đời tư của ông và xác định Otoko là nhân vật chính của «Cô Gái Mười Sáu». Lúc ấy bà mẹ đă qua đời.
Bây giờ th́ sự liên hệ giữa người và truyện lại càng rơ rệt khi chính Otoko cũng đă trở nên một họa sĩ tiếng tăm. Người ta đăng h́nh nàng trong các tập san, với thuyết minh đây là nhân vật nữ của «Cô gái mười sáu». Oki nghĩ Otoko có thể từ chối nếu nhà báo chụp nàng như người mẫu của truyện ông, nhưng nàng không thể làm ǵ khác hơn là chịu trận nếu họ chụp nàng như một danh họa. Tất nhiên nàng đă không tiết lộ cảm nghĩ của nàng về cuốn truyện. Ngay cả lúc sách mới ra, ông không nghe hai mẹ con phản ứng ǵ.
Phần ông, ưu phiền v́ cuốn sách bắt đầu ngay tại gia là chuyện dễ hiểu. Trước khi lấy ông, Fumiko làm thư kư đánh máy cho một hăng thông tấn, nên ông dành ngay cho cô vợ trẻ việc đánh máy bản thảo của ḿnh. Sự việc tưởng như tṛ chơi yêu đương của đôi vợ chồng, hóa ra phức tạp hơn nhiều. Lần đầu thấy tác phẩm của ḿnh xuất hiện trên tạp chí, Oki đă ngạc nhiên v́ sự khác nhau giữa bản thảo viết tay và tác phẩm đă in. Có những đoạn khi c̣n trong thủ bút tưởng như tầm thường, trở nên khác hẳn khi in ra sách. Về sau nhiều kinh nghiệm viết lách hơn, ông tự nhiên đoán được khi đọc bản thảo viết tay, truyện sẽ như thế nào một khi in ra. Không phải khi viết ông cố gắng hay cố ư, mà ông cũng không mảy may để tâm, sự cách biệt giữa thủ bút và bản in không c̣n nữa. Ông đă biết cách viết như thể thấy trang truyện đă in đặt ngay trước mắt. Phải chăng ông đă nắm được kỹ thuật nghề văn.
Ông thường nói với những nhà văn trẻ, «Các cậu nên cho in vài trang bản thảo của ḿnh mà xem. Bản in sẽ khác bản thảo hoàn toàn, và các cậu sẽ không ngờ sự khác nhau giữa chữ in và thủ bút lại dạy cho ta nhiều điều hay như vậy...»
Sách vở thời nay in bằng mẫu tự khổ nhỏ li ti. Nhưng Oki đă t́m được thú vui ngược lại. Chẳng hạn như ông đă đọc nhiều lần Truyện Gengi, loại sách bỏ túi in chữ nhỏ, nhưng khi t́nh cờ t́m được một ấn bản xưa chữ lớn khắc gỗ th́ sự thưởng lăm hoàn toàn khác hẳn. Ông ṭ ṃ nghĩ những người đọc tác phẩm này vào thời Heian qua một ấn bản tuyệt vời bằng mẫu tự Kana th́ đă thưởng lăm như thế nào. Thơ phú thời Heian cũng vậy. Với các tác phẩm về sau, Oki đă gắng t́m đọc những thạch bản của Saikaku, không phải v́ hoài cổ mà v́ muốn thật gần với bối cảnh hiện thực của văn bản. Nhưng bây giờ mà đọc thủ bút của những tác giả đương thời viết nguệch ngoạc ra để in máy, th́ quả thật là t́m cái tinh tế không phải chỗ.
Khi cưới Fumiko th́ ông không c̣n thấy khác biệt giữa bản thảo của ḿnh và sách đă in ra. Chẳng qua là Fumiko có nghề đánh máy th́ ông giao cho vợ đánh máy tác phẩm của ông. Chỉ có mỗi lợi điểm là dù sao bản đánh máy lạnh, nên giúp cho ông khách quan để bắt được những khuyết điểm cần hiệu đính. V́ vậy mà ông giao tất cả bản thảo của ḿnh cho vợ.
Nhưng lẽ nào ông để vợ đánh máy «Cô Gái Mười Sáu»? Giao cho vợ bản thảo, ông có thể làm nàng mất thể diện và đau buồn. Như vậy th́ tàn nhẫn quá. Khi ông gặp Otoko, vợ ông mới hai mươi hai và vừa sanh con trai đầu ḷng. Tất nhiên nàng nghi ngờ và ghen. Có khi ban đêm nàng địu con lên vai đi lang thang dọc con đường hỏa xa gần nhà. Một hôm nàng vắng mặt suốt hai giờ đồng hồ, Oki đi t́m th́ thấy vợ ngồi tựa cây mận già ngoài vườn nức nở khóc. Nàng nhất định không chịu vào nhà.
Ông la vợ:
«Em làm ǵ ngoài này. Con nó cảm hàn mất thôi.»
Tiết trời giữa tháng ba c̣n lạnh giá. Thằng bé sưng phổi phải nhập viện. Fumiko ở luôn nhà thương chăm con. Nàng nói với chồng, «Nó có chết th́ càng tiện cho anh. Như vậy, anh có bỏ em cũng dễ.» Ngay cả trong lúc gia cảnh bối rối như vậy, Oki cũng không bỏ lỡ dịp đi gặp Otoko. Vậy mà sau cùng, đứa con cũng được cứu sống.
Năm sau khi Otoko sanh thiếu tháng, Fumiko biết chuyện nhờ t́nh cờ bắt được lá thơ bà mẹ Otoko gửi cho Oki. Một cô gái mười bẩy sanh con, sự việc tự nó thật ra không có ǵ ghê gớm, nhưng Fumiko không thể chấp nhận được dù trong chiêm bao. Tràn đầy giận dữ, Fumiko đay nghiến ông thậm tệ rồi cắn lưỡi toan tự tử. Máu trào ra mép. Oki cậy vội miệng vợ đút tay ḿnh vào, cho đến khi Fumiko nghẹn thở, buồn nôn, rồi nhũn người khuỵu xuống. Tay ông đầy vết răng vợ, máu chảy có giọt. Thấy Oki bị thương, Fumiko tỉnh giận. Nàng rửa vết thương cho chồng, đắp thuốc cầm máu, và băng lại. Khi ông viết xong cuốn truyện, Fumiko cũng đă nguôi ngoai v́ biết chồng đă bỏ Otoko, và cô gái đă theo mẹ đi Kyoto.
Ông nghĩ để vợ đánh máy bản thảo phải chăng như quậy mũi dao trong vết thương, khơi lại ḷng ghen tuông cũng như đau khổ của nàng. Nhưng không để vợ dự phần vào tác phẩm, Oki cảm thấy như c̣n giấu diếm và không thành thực với vợ.
Làm cũng dở mà không làm cũng dở. Sau cùng ông đưa bản thảo cho vợ v́ thiện ư muốn thú thật mọi chuyện. Fumiko đọc tác phẩm một hơi từ đầu đến cuối trước khi đánh máy. Đọc xong, mặt mày tái ngắt, nàng nói:
«Lẽ ra em phải buông cho anh đi. Ai đọc những hàng chữ này tất sẽ xót thương Okoto.»
«Anh công nhận anh đă không viết nhiều về em...»
«Em biết em không thể so sánh được với người đàn bà lư tưởng.»
«Anh không muốn nói như vậy.»
«Hồi ấy em ghen đến mất khôn.»
«Dù sao th́ Otoko đă bỏ đi. Và sự thật là anh với em sẽ sống với nhau những năm dài trước mặt. Vả lại phần lớn tác phẩm là hư cấu của nghề văn, và nhân vật không giống với Otoko ngoài đời. Chẳng hạn đoạn Otoko vào nhà thương điên, anh viết mà nào có tư liệu ǵ...»
«Anh hư cấu được v́ anh yêu quư người ta.»
Oki gắng thành thật:
«Anh thú nhận là anh đă không viết được tác phẩm nếu hồi ấy anh đă không yêu cô ta... Em có giúp anh đánh máy không? Anh rất khốn khổ khi nhờ em...»
«Em sẽ giúp anh. Dù sao th́ máy chữ cũng chỉ là một công cụ. Em cũng chỉ là một thứ công cụ khác.»
Nói vậy mà Fumiko cũng không sinh hoạt được như một cái máy. Nàng đánh nhiều lỗi, và nhiều lần Oki nghe tiếng vợ xé giấy vứt vào sọt rác. Lúc nàng ngưng tay, Oki có khi nghe nàng nghẹn ngào hay nôn ọe. Nhà chật chội, bàn máy đặt góc pḥng khách bốn chiếu rưỡi, sát kề pḥng làm việc sáu chiếu của Oki. Ông cảm thấy rơ ràng sự hiện diện của vợ, và ông không c̣n có thể thoải mái ngồi trước bàn giấy làm việc.
Rồi Fumiko không bàn một lời về tác phẩm. Có lẽ nàng nghĩ đă nhận làm một công cụ th́ nàng không có ư kiến. Cuốn truyện ba trăm năm mươi trang, ngay cả một đả tự viên lành nghề cũng phải nhiều ngày mới mong đánh xong. Fumiko trở nên xanh xao, má nàng trũng xuống. Nhiều khi nàng ôm lấy máy chữ, ngồi thẫn thờ nh́n vào hư không như bị ma làm. Một hôm, trước buổi cơm chiều, nàng mửa ra mật vàng và ngất đi. Oki chạy lại xoa bóp cho vợ.
«Cho em ly nước. Làm ơn cho em ly nước», Fumiko hổn hển, lệ ứa ra từ đôi mắt đỏ hoe.
Oki nói:
«Anh thật là có lỗi. Lẽ ra anh không nên nhờ em đánh máy cuốn truyện. Nhưng giấu em, gạt em ra một bên...»
Ông muốn nói giấu nàng cuốn truyện tuy gia đ́nh không đến nỗi tan vỡ, nhưng vết thương sẽ âm ỉ khó lành. Gắng nụ cười nhợt nhạt, Fumiko nói:
«Dù có khó khăn, em vẫn sung sướng khi anh đă giao phó nó cho em. Đây là lần đầu tiên em đánh máy một cuốn truyện dài như vậy nên mới đuối sức.»
«Truyện càng dài, thử thách càng lớn cho em. Có lẽ số phận vợ nhà văn là như vậy.»
«Nhờ cuốn truyện, em hiểu Otoko hơn. Mặc dầu những đau khổ và thiệt tḥi em đă phải gánh chịu, em hiểu được cái tốt lành cái thuận lợi cho anh khi gặp được cô ta.»
«Chẳng phải anh đă nói với em là anh lư tưởng hóa nhân vật sao?»
«Em biết điều đó. Trong thực tế, không có cô gái nào dễ yêu như nhân vật của anh. Nhưng nếu anh viết thêm về em th́ em sẽ sung sướng hơn. Dù anh có tả em như một con đàn bà chỉ biết ghen tuông dữ dằn, em cũng sẽ không giận.»
Khó khăn lắm, Oki mới nói nên lời:
«Anh chưa bao giờ thấy em như hôm nay.»
«Những điều trong tim em, thật ra có bao giờ anh biết.»
«Anh không viết về em nhiều là tại không muốn phơi bầy chuyện riêng tư của vợ chồng ḿnh cho công chúng.»
«Anh nói không đúng. Anh si mê cô Otoko của anh đến nỗi anh chỉ muốn viết về cô ta. Có phải anh sợ viết về em sẽ làm cho cô bé bớt đẹp và tác phẩm của anh ô nhiễm đi. Nhưng mà một cuốn truyện hay phải đẹp đến thế hay sao?»
Không ghi lại những cơn ghen lồng lộn cũ của vợ, Oki lại tạo ra cơn ghen mới. Thật ra Oki có đề cập vắn tắt đến chuyện vợ ghen. Có lẽ vắn tắt như vậy mới hay. Nhưng Fumiko lại tủi thân là chồng đă không đi vào chi tiết. Oki không hiểu được tâm lư đàn bà. Phải chăng nàng nghĩ ḿnh bị sao nhăng, bị coi rẻ để cho Otoko nổi bật hơn. Nàng không hiểu trọng tâm cuốn truyện là cuộc t́nh bi thương của ông với cô gái, nên nhân vật Fumiko phải nhẹ hơn nhân vật Otoko.
Oki đă thêm những t́nh tiết mà cho đến bấy giờ vẫn giấu vợ và vẫn sợ bị vợ xét nét, nhưng xem ra điều làm nàng thương tổn nặng nhất là phần dành cho nàng trong tác phẩm quá ít oi. Oki phân trần:
«Anh không muốn lấy sự ghen tuông của em làm chất liệu. Tất cả chỉ có vậy.»
«Thật ra anh không viết nhiều về em, chẳng qua là tại anh không thể viết về một người đàn bà anh đă không c̣n yêu... mà thậm chí cũng không c̣n ghét. Khi đánh máy bản thảo cho anh, em cứ tự hỏi tại sao em đă không để anh bỏ em...»
«Chà, em lại bắt đầu nói nhảm.»
«Em không nói nhảm đâu. Em thật là có tội đă không để cho anh đi. Em sẽ tự trách em cho đến chết.»
«Em nói cái ǵ?»
Oki vừa nói vừa lắc vai vợ. Fumiko rùng ḿnh từ đầu đến chân, lại nôn ra một vũng nước vàng.
Oki buông vợ ra. Fumiko nói:
«Không sao đâu. Em nghĩ... Em nghi em có bầu.»
Oki giật ḿnh. Fumiko ôm mặt nức nở.
«Vậy th́ em phải giữ ǵn sức khỏe. Phải ngưng đánh máy đi thôi...»
«Không, em muốn đánh cho xong. Để cho em đánh tiếp, em xin anh. Em đánh cũng gần xong rồi, vả lại làm việc với mấy đầu ngón tay nào có mệt nhọc ǵ.»
Fumiko không chịu nghe lời Oki. Đánh xong bản thảo ít lâu, nàng sảy thai. Hiển nhiên là tại cuốn truyện, cái mệt thể xác nào có thấm ǵ.
Nàng nằm nghỉ ngơi vài ngày. Tóc nàng khi khỏe dầy mịn và đánh thành bím, có thưa đi đôi chút, nhưng gương mặt không trang điểm vẫn xinh xắn mềm mại. Nhờ sinh lực của tuổi trẻ, nàng phục hồi dễ dàng.
Oki cất xấp bản thảo đi. Ông không xé nó, không đốt nó, nhưng cũng không muốn đọc lại. Hai sinh mạng đă bị chôn theo tác phẩm trong tăm tối. Nghĩ đến đứa con chết thiếu tháng của Otoko và cái bào thai bị sảy của Fumiko, ông không khỏi nghĩ rằng những trang truyện của ông chứa đựng quá nhiều điều gở. Một thời gian khá lâu, hai vợ chồng tránh không đề cập đến bản thảo.
Fumiko là người đầu tiên gợi lại câu chuyện:
«Sao anh không cho xuất bản? Anh sợ làm khổ em phải không? Làm vợ nhà văn th́ không sao tránh được những chuyện như vậy. Nếu anh sợ có người bị tổn thương, th́ em nghĩ người đó phải là Otoko.»
Fumiko đă phục hồi. Nước da nàng lại bóng bẩy mượt mà như xưa. Phải chăng đây là phép mầu của tuổi trẻ. Nàng cũng say đắm hơn trong chuyện chăn gối với chồng. Khi «Cô Gái Mười Sáu» được xuất bản, Fumiko có thai.
Các nhà phê b́nh hết lời khen ngợi tác phẩm. Cuốn truyện lại được quần chúng độc giả đông đảo ưa chuộng. Fumiko vẫn c̣n ghen, vẫn c̣n đau, nhưng giấu kín cái ghen cái đau trong ḷng. Nàng chỉ lộ ra bên ngoài cái vui v́ chồng thành công. Cuốn sách kể như tinh hoa văn nghiệp thời trẻ của Oki, lại bán chạy hơn tất cả những tác phẩm khác của ông. Với Fumiko, sự thành công có nghĩa là nàng được sắm thêm quần áo nữ trang, và có thể gửi hai đứa con đi học những trường đắt tiền. Không biết Fumiko có quên được mối t́nh ngang trái của một cô gái nhỏ với chồng ḿnh, nguồn gốc của tất cả phúc lợi ấy? Nàng có tự thuyết phục được rằng tiền bạc này đơn giản là lợi tức b́nh thường của chồng? Và sau cùng, mối t́nh thê thảm của Otoko và Oki chấm dứt đă lâu trong quá khứ, nàng có c̣n thấy nó thê thảm nữa không?
Oki không có ǵ than phiền hoàn cảnh mới sung túc và thành công, nhưng đôi khi ông suy nghĩ. Otoko người mẫu cho tác phẩm ông đă chẳng được chung hưởng chút ǵ. Nàng không trách ông một lời và mẹ nàng cũng vậy.
Khác với họa sĩ hay điêu khắc gia sản xuất ra những chân dung hiện thực, Oki với tư cách nhà văn đă dùng chữ nghĩa đi thẳng vào tư tưởng và cảm nghĩ của Otoko để thay đổi chân dung nàng theo ư ḿnh, cũng như để hư cấu và lư tưởng hóa nhân vật.
Vậy mà cô gái trong truyện vẫn giống Otoko. Chan ḥa cái đam mê trẻ trung của ḿnh vào tác phẩm, ông không bận tâm về những phiền toái khó khăn có thể xảy ra cho người đàn bà trẻ chưa chồng. Có lẽ cái đam mê này quyến rũ độc giả, nhưng cũng v́ vậy mà lỡ làng những cơ hội nhân duyên về sau của nàng.
Tác phẩm đă đem lại tiền tài danh vọng cho Oki. Fumiko sau cùng như quên chuyện hờn ghen, và vết thương trong ḷng nàng kể như khép miệng. Chuyện nàng sảy thai cũng không nặng bằng chuyện Otoko đẻ non. Dù sao th́ Fumiko vẫn là vợ. Sau khi tĩnh dưỡng b́nh phục, nàng lại có bầu và sanh hạ được bé gái, mẹ tṛn con vuông. Năm tháng trôi qua, chỉ có cô gái mười sáu trong truyện là vẫn nguyên vẹn như xưa. Oki v́ một câu nệ tầm thường của đời sống vợ chồng mà không mô tả kỹ càng sự ghen tuông dữ dội của vợ, có làm cho tác phẩm kém hay. Nhưng có lẽ cũng v́ vậy mà truyện dễ đọc và nhân vật nữ hoàn toàn dễ thương.
Ngay cả bây giờ, đă hai mươi năm rồi, người ta vẫn kể «Cô Gái Mười Sáu» là tác phẩm hay nhất của ông. Oki với tư cách nhà văn, không thích được khen như vậy. Nhưng khó mà thay đổi sự thưởng lăm của quần chúng, một khi thưởng lăm ấy lại được các nhà bỉnh bút danh tiếng yểm trợ. Chính tác giả có phản đối cũng không hiệu nghiệm ǵ. Tác phẩm tự nó có đời sống riêng, không c̣n ràng buộc ǵ với kẻ sinh thành ra nó.
Nhưng c̣n đời sống của cô gái nhỏ Otoko về sau ra sao, ông thỉnh thoảng tự hỏi. Ông chỉ biết cô đă theo mẹ về Kyoto. Oki c̣n thắc mắc về đời sống riêng tư của cô gái người mẫu phải chăng chỉ v́ đời sống của tác phẩm đă bền bỉ trên văn đàn.
Chỉ mấy năm gần đây, Otoko thành họa sĩ nổi danh, ông mới có tin tức của nàng. Thủa chưa t́m lại được, Oki có lúc nghĩ Otoko rồi cũng lấy chồng như thường t́nh, để lại đổi ư cho rằng chuyện đó khó xảy ra với một người như nàng. Và ông ghi nhận khi không muốn nàng lấy chồng, ông vẫn c̣n nhiều lưu luyến trong tim.
Ông ngạc nhiên nhiều khi hay tin Otoko đă trở thành họa sĩ. Ông không rơ nàng phải khuất phục những thử thách hay buồn phiền nào để đến được địa vị bây giờ, nhưng ông mừng khôn xiết khi biết nàng đă thành công. Một hôm thấy tranh nàng trong pḥng triển lăm, tim ông thót lên trong ngực. Cuộc triển lăm chung cho nhiều họa sĩ, và nàng chỉ góp một tấm tranh lụa độc nhất vẽ hoa mẫu đơn. Nơi phần trên tấm lụa, bông hoa đỏ vẽ trực diện lớn hơn hoa thật rất nhiều. Vài chiếc lá hiếm hoi, và một nụ trắng điểm trên nhánh non phía dưới.
Oki nhận ra nét đài các của Otoko trong bông hoa chủ tâm phóng đại. Ông mua ngay tấm tranh nhưng không đem về nhà, v́ họa phẩm mang dấu triện và chữ kư của nàng. Ông đem tranh đi tặng hội nhà văn. Treo cao trên tường, bức tranh tạo ra một ấn tượng khác với khi treo tại pḥng triển lăm đông người. Bông hoa mẫu đơn đỏ quá khổ trông như một thực thể siêu h́nh, và cô đơn như tỏa ra từ nội tâm sâu kín của hoa. Cũng vào thời này, ông thấy ảnh nàng trên tạp chí phụ nữ.

o0o

Ở Yamanouchi, phía bắc Kamakura có con đường len lỏi giữa hai rặng đồi trồng nhiều loại cây có hoa. Chẳng mấy chốc bên đường hoa sẽ nở rộ báo hiệu một mùa xuân mới. Oki có thói quen đi tản bộ trên mấy quả đồi phía nam, và hôm nay từ một đỉnh cao ông, đứng ngắm hoàng hôn lai láng sắc tía.
Màu tía của mặt trời lặn bỗng nhường chỗ cho màu xanh lạnh và tối, chẳng mấy chốc chuyển thành màu xám. Mùa xuân vừa chớm như đă vội nhường chỗ cho mùa đông băng giá trở về. Mặt trời trải chút hồng lác đác lên cảnh vật rồi lặn hẳn. Không khí trở lạnh. Oki quay bước xuống lại thung lũng rồi về nhà qua ngả mấy ngọn đồi phía bắc.
«Lúc năy có cô Sakami từ Kyoto tới thăm,» Fumiko cho chồng hay. «Cô ta mang tới hai bức tranh và ít bánh đặc sản.»
«Cô ấy đi rồi à?»
«Taichiro tiễn cô ta ra ga. Mà có lẽ hai người lại dẫn nhau đi t́m anh.»
«Vậy sao?»
«Cô ta đẹp như gái liêu trai. Ai vậy anh?»
Fumiko miệng hỏi mà mắt nh́n mặt chồng như ḍ xét. Oki làm tỉnh, nhưng xem ra, nhờ linh tính phụ nữ, Fumiko đă biết con người này có liên hệ với Ueno Otoko.
Ông hỏi:
«Tranh đâu hở em?»
«Trong pḥng sách của anh. Tranh c̣n bao giấy, em cũng chưa coi đấy.»
«Vậy sao?»
Sakami Keiko xem ra đă giữ lời nàng hứa với ông ở ga Kyoto, và mang tranh tới thăm ông. Oki vào thẳng pḥng sách mở tranh ra coi. Tranh đóng khung giản dị. Một tấm có tên Cây Mận, nhưng chỉ vẽ một bông mận độc nhất to như đầu đứa trẻ, không cành, không thân. C̣n nữa, cánh hoa màu đỏ lẫn với cánh hoa màu trắng. Màu đỏ của những cánh đỏ gồm nhiều cung bực đậm nhạt khác nhau. Bông hoa không bị họa sĩ làm cho biến dạng, nhưng rơ ràng không phải là một bông hoa để trang trí.
Một nguồn sinh lực kỳ lạ như vận chuyển bên trong, và bông hoa như đang lắc lư. Có lẽ tại cái nền tranh mà mới đầu ông tưởng là những tảng nước đá, nhưng nh́n kỹ hóa ra một dẫy núi tuyết. Phải là núi mới tạo được ấn tượng mênh mông như vậy. Tất nhiên là núi thật ngoài thiên nhiên không sắc cạnh, không rách, không thắt cổ bồng đến thế. Tất cả là cách nh́n trừu tượng riêng của Keiko. Cái nền tranh tưởng là núi hay nước đá này có thể là cảnh trí nội tâm của chính cô gái.
Dù ông có cho là một dăy băng sơn trùng điệp, ư niệm lạnh của tuyết phối hợp với cái ấm của những màu Keiko dùng để vẽ tuyết, tạo ra một thứ âm nhạc riêng. Keiko không vẽ tuyết bằng màu trắng đơn thuần mà bằng những màu khác nhau hợp lại như một ḥa tấu, tương phản với hai màu trắng đỏ trên bông mận dị kỳ. Ông có thể cho tấm tranh là nóng hay lạnh nhưng phải ghi nhận bông mận bừng bừng cảm xúc và ăm ắp cái trẻ, cái sức sống của họa sĩ. Có lẽ Keiko chủ tâm vẽ bức tranh để tặng ông, như đồng vọng với mùa xuân xung quanh. Tác phẩm thật ra chỉ bán trừu tượng, v́ bông mận vẫn c̣n là bông mận.
Ngắm tranh, Oki nghĩ đến cây mận già trong vườn ḿnh. Ông chấp nhận giải thích của bác làm vườn là cây mận là một quái dị của thiên nhiên, mà không buồn t́m cách kiểm chứng kiến thức về thảo mộc của bác. Cây mận cho hai thứ hoa trắng và đỏ. Không phải là nhờ ghép, v́ cùng một cành có cả hai thứ hoa. Cũng có cành chỉ có một thứ hoa, hoặc trắng hoặc đỏ, nhưng phần đông những cành nhỏ th́ cả hai sắc hoa nở chung. Cành nào nở hoa nào, th́ mỗi năm lại mỗi khác. Oki rất yêu cây mận già và để ư thấy mấy bữa nay những nhánh non vừa trổ bông.
Thế là Keiko đă tượng trưng cả cây mận kỳ lạ bằng một bông mận độc nhất. Chắc Otoko đă kể cho cô gái nghe về cây mận này. Otoko chưa bao giờ đến nhà ông v́ lúc ấy đă có Fumiko. Có lẽ Otoko đă biết câu chuyện qua ông và kể lại cho học tṛ. Có thể khi kể chuyện cây mận, Otoko cũng kể luôn mối t́nh bất hạnh của nàng.
«Của Otoko vẽ phải không?»
Oki giật ḿnh quay lại. Mải ngắm tranh, Oki không biết vợ đứng bên.
Ông nói:
«Em bảo sao?»
«Tranh của Otoko, phải không?» vợ ông hỏi lại.
«Tất nhiên là không. Otoko không vẽ trẻ như thế này. Cái cô bé lúc năy vẽ đấy. Em không thấy cô ta kư Keiko sao?»
Giọng Fumiko cứng nhắc:
«Tranh sao mà kỳ dị.»
Oki gắng lấy giọng dịu dàng trả lời:
«Quả là dị kỳ như em nói. Các họa sĩ trẻ bây giờ, ngay trong đám thuộc trường phái Nhật...»
«Người ta gọi vẽ như thế này là vẽ trừu tượng sao?»
«Có lẽ cũng chưa hẳn...»
«Tấm kia c̣n kỳ dị hơn. Màu sắc trát bừa lên tranh, em không biết là đám mây hay con cá,» Fumiko vừa nói vừa ngồi xuống bên chồng.
«Hừm. Anh không nghĩ bức tranh ăn nhằm ǵ với cá. Mà cũng không phải là mây đâu.»
«Vậy th́ nó là cái ǵ, anh nhỉ?»
«Em cho nó là cái ǵ cũng được, thật ra chuyện đó không quan trọng.»
Ông cúi xuống nh́n kỹ hơn.
«Tranh vô đề em à.»
Không một h́nh tướng nào phát hiện trong tranh, màu sắc lại c̣n hung bạo và đa dạng hơn bức Cây Mận. Có lẽ chỉ v́ hàng hà những đường ngang mà Fumiko đoán là con cá hay đám mây. Thoáng nh́n, Oki tưởng như chẳng thấy ǵ ḥa hợp giữa các màu. Tuy nhiên một ư niệm đam mê kỳ dị như ứa ra từ tranh. Chi tiết nào cũng có dụng ư. Không đặt tên cho tranh cũng là chủ tâm dành cho người ngắm toàn quyền suy diễn. Vậy mà cảm xúc tưởng như giấu kín của họa sĩ lại hiện ra lộ liễu. Oki đang cố gắng t́m ra cho được cái tâm của bức tranh th́ Fumiko hỏi:
«Cô gái này là thế nào với Otoko?»
«Một cô học tṛ ở chung với cô giáo.»
«Vậy sao? Em muốn xé, muốn đốt mấy cái tranh này.»
«Em đừng nói nhảm! Mà sao lại hung dữ thế?»
«Cô ta đă bỏ cả tâm huyết vào hai bức tranh này để tả Otoko! Tranh này không phải để giữ trong nhà.»
Ngạc nhiên v́ cơn ghen bất thần của vợ, Oki gắng b́nh tĩnh hỏi:
«Tại sao em nghĩ mấy bức tranh tả Otoko.»
«Anh không thấy sao?»
«Tất cả là em tưởng tượng ra. Em bắt đầu thấy ma rồi.»
Nhưng nói xong, Oki thấy lóe lên trong đầu tia sáng và mọi chuyện tỏ tường. Rơ ràng là Cây mận tượng trưng cho mối t́nh Otoko dành cho ông. C̣n bức tranh không tên xem ra cũng một đề tài. Trong tấm này, Keiko trát phẩm khoáng chất lên bên trái dưới khoảng giữa tranh một chút, và nhỏ phẩm nước xuống. Mảng màu sáng như một ô cửa sổ, nh́n vào đấy, ông thấy được linh hồn bức tranh. Linh hồn ấy là t́nh yêu c̣n lửa Otoko đă giữ lại cho ông.
Ông nói:
«Dù sao th́ Otoko không phải tác giả. Tranh là của cô học tṛ.»
Ngay từ đầu, Fumiko đă nghi Oki lấy cớ đi nghe chuông giao thừa ở Kyoto để t́m gặp Otoko, nhưng có lẽ v́ tết nhất nên hôm ấy nàng đă làm ngơ. Mắt chớp nhanh, môi run lên v́ giận, nàng nói:
«Của ai th́ hai bức tranh cũng khó thương. Em không muốn chứa thứ này trong nhà.»
«Em thương hay không thương, tranh không thuộc về em. Chúng thuộc về tác giả, dù tác giả chỉ là một cô bé con. Em nghĩ em có quyền hủy chúng đi ư? Trước nhất, em có chắc là cô ta muốn biếu tranh ḿnh không, hay chỉ đem lại cho coi?»
Yên lặng giây lâu. Rồi như sốt ruột v́ con chưa về, Fumiko nói:
«Taichiro ra cửa tiếp cô ta. Chắc nó lại tiễn ra ga. Nhưng mà sao con nó đi lâu quá.»
Nàng nói tiếp:
«Bây giờ đến lượt thằng Taichiro bị dụ dỗ. Một đứa con gái đẹp như vậy. Ôi, nó đẹp như ma như quỷ.»
Oki đặt hai bức tranh xuống và chậm răi gói lại. Ông nói:
«Cái ǵ mà lúc nào cũng quyến rũ với mê hoặc. Anh không thích nghe em nói như vậy. Nếu cô gái xinh đẹp như em nghĩ, th́ như cái thói đàn bà thích tự ngắm ḿnh, tranh cô ta phản ánh cái sắc đẹp của cô ta...»
«Không, em cho là hai bức tranh phản ánh Otoko...»
«Như vậy th́ cô gái này và Otoko yêu nhau hay sao?»
Fumiko sững sờ hỏi lại:
«Hai người đồng tính luyến ái? Anh nghĩ họ đồng tính luyến ái sao?»
«Anh không biết nữa, nhưng nếu có chuyện đó th́ anh cũng không ngạc nhiên. Họ chung nhà với nhau, và cả hai bản chất đam mê.»
Fumiko tỏ ra rất xúc động v́ chuyện hai người đàn bà đồng tính luyến ái. Lát sau nàng nói:
«Dù sao đi nữa, em nghĩ hai bức tranh biểu lộ t́nh yêu Otoko vẫn c̣n nuôi dưỡng cho anh.»
Nói vậy mà Fumiko giọng đă bớt găng. Oki xấu hổ trong ḷng v́ đă dùng đề tài đồng tính luyến ái để đánh trống lảng. Ông nói:
«Có thể cả anh lẫn em đều sai. Chúng ta đều ngắm tranh với thành kiến.»
«Nhưng mà sao lại đi vẽ những tấm tranh oái oăm vô lư như vậy?»
«Thế đấy...»
Ông nghĩ mọi bức tranh dù hiện thực hay không, đều biểu lộ những tư tưởng thầm kín thâm sâu của tác giả. Nhưng hèn nhát, Oki không muốn tiếp tục thảo luận với vợ.
Có thể ư nghĩ ban đầu của Fumiko với hai bức tranh lại hóa ra rất đúng. Mà có lẽ ông cũng đúng khi nghĩ hai người đàn bà đồng tính luyến ái với nhau. Fumiko ra khỏi pḥng sách, Oki ngồi một ḿnh đợi con trai về.
Taichiro làm giảng nghiệm viên tại một đại học tư. Anh dạy văn chương Nhật. Những ngày không phải giảng bài, anh vào viện đọc sách hay ở nhà làm khảo cứu. Lúc đầu anh tính nghiên cứu văn học Nhật hiện đại, nghĩa là từ thời Minh Trị. V́ cha cản, anh bèn nghiên cứu văn học thời Kamakura và Muromachi. Anh có cái tài hiếm có trong giới chuyên gia văn học Nhật là thông thạo Anh văn, Pháp văn và Đức văn.
Taichiro là một chàng trai có tài, tính trầm lặng có thể đến chỗ trầm buồn. Anh khác hẳn với cô em Kumiko. Cô bé láu lỉnh, lụp chụp, chỉ thạo những chuyện phù phiếm như thời trang, ngọc ngà, quần áo, hay cắm hoa. Cô cho anh là người kỳ quặc. Ngay cả những khi cô rủ đi trượt băng hay đánh quần vợt, không bao giờ Taichiro hăng hái hưởng ứng. Anh không giao du với bạn gái của cô. Khi anh gọi học tṛ về nhà chơi, anh cũng không thèm giới thiệu với em. Kumiko tuy bản tính không hay hờn, cũng ghen tị chút ít khi thấy mẹ ân cần với đám học tṛ của anh.
Mẹ cô có lần mắng:
«Khi anh con có khách, con chỉ việc ra mời trà người ta. Vậy mà con không lục tủ lạnh th́ gọi điện thoại, ồn ào huyên náo quá chừng.»
Kumiko láu lỉnh trả lời:
«Nhưng mà khách của anh con chỉ là mấy đứa học tṛ ấy mà.»
Kumiko bây giờ đă có chồng, c̣n Taichiro chưa độc lập về tài chánh nên không nghĩ đến hôn nhân.
Oki bắt đầu sốt ruột thấy con đi đă lâu mà chưa về. Ông nh́n ra cửa sổ có ô kính nhỏ. Có đống đất ngay chân đồi sau nhà, nơi ngày xưa thời chiến tranh, người ta đă đào hầm trú ẩn. Đụn đất bây giờ cỏ dại mọc kín. Lẫn trong cỏ là những cụm hoa xanh nở rộ. Cỏ thấp và cằn từ xa không thấy, và những bông hoa tuy nhỏ nhưng lại nổi bật lên v́ màu xanh rực rỡ của chúng. Hoa này nở sớm nhất và tàn trễ nhất trong vườn ông. Có thể có nhiều hoa khác nở sớm hơn để báo hiệu mùa xuân, nhưng những bông hoa xanh mọc sát cửa sổ nên có khi Oki muốn ra hái một bông để ngắm cho kỹ. Chưa bao giờ ông thực hiện ư định, và chính v́ vậy mà ông càng thích hoa hơn. Tiếp đến là bồ công anh. Hoa này cũng lâu tàn. Giờ đây trong bóng chiều đă xuống, Oki vẫn c̣n thấy được màu xanh và màu vàng của hai loài hoa dại.
Taichiro con trai ông vẫn chưa về.

Chương 3
Hội trăng rằm


Otoko tính dẫn Keiko lên ngôi chùa trên núi Kuramar để dự hội trăng. Hội tổ chức vào tháng năm dương lịch, đúng hôm rằm. Đêm mười bốn, trời trong vắt và trăng mọc sớm trên trên mấy ngọn đồi phía đông. Otoko ngồi ngoài hiên ngắm trăng, nói vọng vào trong nhà:
«Keiko ơi, mai chắc trăng đẹp lắm.»
Nàng nghĩ khách trẩy hội được uống nước múc từ bát rượu sa-kê và ngắm h́nh ông trăng phản chiếu trong bát, nên chi một đêm mây phủ sẽ làm hội không c̣n như ư. Keiko theo ra hiên, đặt nhẹ tay lên lưng cô giáo.
Otoko nói:
«Trăng tháng năm.»
Keiko nói:
«Cô có muốn lấy xe đi chơi mấy khu đồi phía đông với em không? Hay là ta đi Otsu ngắm trăng trong hồ Biwa?»
«Trăng trong hồ Biwa th́ có ǵ mà ngắm.»
«Cô không nghĩ như vậy c̣n hơn trăng trong bát rượu sao?»
Keiko vừa căi vừa ngồi xuống bên cô giáo. Keiko lại nói:
«Nhưng mà màu sắc trong vườn đêm nay đẹp quá.»
«Vậy sao?»
Otoko nh́n ra vườn. Nàng bảo Keiko:
«Em mang gối ra ta ngồi nhé. Mà tắt đèn trong ấy đi.»
Tầm nh́n từ hàng hiên bị chánh điện choáng mất, hai thầy tṛ chỉ thấy được khoảng vườn phía sau. Vườn h́nh bầu dục và không mỹ thuật cho lắm, nhưng tối nay gần nửa vườn dăi trăng và những bậc đá ngoài sáng hay khuất trong tối cũng đổi màu rất đẹp. Một bụi đỗ quyên, hoa trắng như nổi trên vũng đêm. Cây phong tía gần thềm dù bóng tối làm cho xẫm màu, vẫn c̣n phô được lá non. Loại phong này mùa xuân nẩy lộc đỏ tươi, nhiều người lầm không biết là loài hoa ǵ. Vườn trồng nhiều rêu tóc tiên. Keiko hỏi:
«Cô có muốn em pha trà mới người ta vừa biếu không?
Otoko mê mải nh́n cảnh quen thuộc như chưa thấy bao giờ. Nàng cúi đầu trầm tư ngắm mảnh vườn dăi trăng. Keiko bưng trà ra. Cô gái kể đă đọc ở đâu rằng người đàn bà trẻ đẹp ngồi làm người mẫu cho điêu khắc gia Rodin trong tượng Nụ hôn vẫn c̣n sống. Bà ta bây giờ già lắm, tuổi đă tám mươi.
«Thật là khó tin, cô nhỉ.»
«Khó tin là tại em c̣n trẻ. Bộ em muốn người mẫu cho các tác phẩm bất tử đều phải chết trẻ hết để khỏi già đi hay sao? Cô nghĩ em cứ đi truy lùng họ như vậy là ác lắm.»
Otoko bực ḿnh v́ nhớ đến bản thân ḿnh là người mẫu cho cuốn truyện của Oki. May mà nàng mới ba mươi chín và vẫn c̣n đẹp.
Keiko b́nh thản nói tiếp:
«Em nói chuyện người mẫu già đi chỉ v́ em muốn được cô vẽ chân dung em một lần khi em c̣n trẻ.»
«Nếu vẽ được, cô sẽ vẽ cho em. Nhưng sao em không tự vẽ lấy?»
«Em vẽ lấy ấy ư? Thứ nhất là em sẽ không vẽ cho giống được. Và dù có vẽ được, mọi thứ xấu xí trong em sẽ hiện ra, làm em sẽ ghét cái bản mặt em. Vả lại ai biết em tự vẽ ḿnh có thể nghĩ là em tự đắc, tự cho ḿnh là có nhan sắc mỹ miều. Trừ khi em vẽ trừu tượng th́ không ai nhận ra em vẽ ǵ cả.»
«Em muốn tranh giống hệt như em ở ngoài đời ấy ư?»
«Em muốn chính cô vẽ em.»
Otoko nhắc lại câu trả lời lúc năy:
«Nếu vẽ được, cô vẽ cho em liền.»
Keiko ráo riết:
«Cô không thương em nữa, hay là cô ngại em? Đàn ông sẽ sung sướng mà vẽ em, nhất là vẽ khỏa thân.»
Otoko vẫn trầm tĩnh:
«Nếu em muốn như vậy, cô sẽ thử.»
«Cô mà vẽ th́ em mừng lắm.»
«Nhưng nếu em muốn cô vẽ em khỏa thân th́ không được đâu. Đàn bà vẽ khỏa thân đàn bà thường khó coi. Ít nhất là với kiểu vẽ truyền thống của cô.»
Keiko úp mở:
«Nếu vậy em sẽ tự vẽ, và em sẽ vẽ luôn cô vào trong tranh.»
Otoko vặn lại:
«Em vẽ tranh kiểu ǵ vậy?»
Keiko cười bí mật:
«Cô đừng lo. Tranh em trừu tượng. Ai có thấy cũng không hiểu ǵ đâu.»
«Cô không lo điều ấy,» Otoko nhắp chút trà nóng, khẽ nói.
Trà mới pha là trà đầu mùa, quà biếu của một đồn điền vùng Uji nơi nàng đă đến vẽ nhiều lần. Otoko không vẽ mấy cô hái trà mà chú ư đến cảnh gió gợn sóng trong đám lá chè xanh. Otoko đă trở lại nhiều lần để phác họa cảnh này trong những ánh sáng khác nhau. Keiko luôn đi theo cô giáo. Có hôm Keiko đă hỏi nàng, «Cô vẽ tranh trừu tượng phải không cô?» Và nàng trả lời, «Em mới là hay vẽ trừu tượng. Tuy nhiên cô kể ra hơi bạo, đi dùng toàn một màu lục. Nhưng cô muốn thử hài ḥa màu nhạt của lá non với màu đậm của lá già, cũng như với cái mềm mại của gió đang dậy sóng trong đám lá chè.»
Otoko đă vẽ thử một tấm từ những phác họa của ḿnh. Không phải chỉ v́ thích cảnh lá chè xanh gợn sóng mà Otoko vẽ đồn điền Uji. Chuyến theo mẹ trốn về Kyoto sau khi đoạn giao với Oki cũng như mấy lần về thăm lại Tokyo sau này, nàng đă nhiều lần thấy những đồi chè Shizuoka từ cửa sổ toa tầu. Có hôm buổi trưa, có hôm xế chiều. Hồi ấy nàng c̣n là một nữ sinh, và không có ư niệm ǵ về nghề họa. Đáng ghi nhớ là lần đầu khi nàng ngang qua đồi chè, th́ cái sầu chia ly bỗng thấm vào ḷng.
Nghĩ lại nàng không hiểu tại sao những đồi chè xanh tầm thường lại có thể tạo ra ấn tượng mạnh như vậy, thay v́ những cảnh đáng ghi nhận hơn như núi, hồ, sông, biển... Ngay cả thời ấy, những đồi chè đă không có cái đẹp thiên nhiên hoang dă, và những bụi chè trồng theo hàng lối trông như một bày cừu màu lục. Có lẽ cái buồn của màu lục cũng như cái buồn của bóng tối trên những rặng đồi xung quanh đă gợi lên cái đau chia ly hôm xưa nàng qua đó lần đầu. Hoặc giả hôm ấy nàng đă buồn từ khi c̣n ở Tokyo, và t́nh cờ nỗi buồn lên đến thượng đỉnh vừa khi tầu ngang qua đồn điền.
Keiko không biết liên hệ của đồn điền với cuộc t́nh đau khổ của cô giáo. Đồi chè mùa xuân bây giờ lá non xanh tươi, tự nó nhất định không có nỗi buồn năm xưa khi Otoko qua qua đấy lần đầu. Tuy đă đọc truyện của Oki và nghe Otoko kể về ông những đêm nằm nói chuyện với cô giáo tới khuya, Keiko không ngờ được cố sự u sầu ẩn trong những phác họa đồi chè của cô giáo.
Otoko thích dáng tṛn trịa mềm mại của các bụi chè, nhưng càng phác họa th́ tranh càng xa cảnh thực. Otoko thấy sự việc ngộ nghĩnh. Keiko hỏi, «Cô sẽ dùng chỉ một màu lục để vẽ tranh này phải không?» Otoko trả lời, «Đúng. Đồi chè mùa hái lá có cả một quang phổ từ lục nhạt đến lục đậm.» Keiko nói, «C̣n em, em đang lưỡng lự không biết dùng màu đỏ, hay tím, hay màu ǵ khác. Em không cần ai nhận ra là em vẽ đồi chè.» Phác họa của Keiko đặt bên phác họa của Otoko trong xưởng vẽ.
Otoko mỉm cười:
«Trà ngon, nhưng em pha b́nh khác đi...»
«Em pha đắng cô không uống nổi sao?»
«Đúng là trà trừu tượng.»
Tiếng cười trẻ trung của Keiko từ pḥng bên vọng sang. Otoko nói tiếp, giọng cứng hơn một chút:
«Chuyến đi Tokyo vừa rồi, em có ghé Kamakura phải không?»
«Dạ phải.»
«Tại sao?»
«Hôm Tết, ông Oki có tỏ ư muốn xem tranh của em.»
Rồi cũng cứng giọng lại, Keiko nói:
«Cô, em muốn trả thù cho cô.»
«Trả thù? Trả thù cho cô?»
«Đúng vậy cô.»
«Keiko, em lại đây. Lại uống cái trà trừu tượng của em, để cô nói chuyện này cho ra nhẽ.»
Keiko lẳng lặng tới quỳ bên Otoko, gối chạm vào gối cô giáo. Cô gái nâng chén trà lên nhắp, nhăn mặt nói:
«Chao ơi là đắng. Để em pha b́nh khác vậy.»
«Thôi, khỏi cần em ạ. Nhưng tại sao em lại nói chuyện trả thù?»
«Cô biết tại sao mà. «
«Cô không bao giờ nghĩ chuyện trả thù. Cô không bao giờ muốn chuyện ấy.»
Nghẹn ngào, Keiko nói:
«Tại v́ cô c̣n yêu ông ta. Tại v́ c̣n sống ở trên đời này th́ cô vẫn không thể ngừng yêu ông ta. Thành thử em phải trả thù.»
«Nhưng tại sao người đi trả thù lại là em?»
«Em có quyền ghen của em.»
«Vậy sao?»
Otoko đặt tay lên vai Keiko, thấy cô gái run lên v́ xúc động.
«Phải không cô, phải vậy không cô? Ô, em biết cô hiểu em. Mà chao ôi sao mà em ghen đến thế này.»
Otoko dịu dàng:
«Con bé này thật là nông nổi. Nhưng em muốn trả thù bằng cách nào? Em tính làm chuyện ǵ?»
Keiko mắt nh́n xuống, ngồi yên bất động. Bên ngoài, khoảng vườn dăi trăng rộng hơn. Otoko lại hỏi:
«Tại sao em không cho cô hay là em đi Kamakura?»
«Em muốn thấy tận mắt nhà cửa thân nhân của con người đă làm khổ cô.»
«Em có gặp họ không?»
«Em chỉ có gặp thằng Taichiro. Em nghĩ nó là giống cha nó khi ông ta c̣n trẻ. H́nh như nó nghiên cứu văn chương cổ điển. Dù sao nó rất dễ thương với em. Nó đưa em đi thăm mấy ngôi đền ở Kamakura, rồi sau dẫn xuống vùng biển Enoshima chơi.»
«Em chính gốc Tokyo, em c̣n lạ ǵ những chỗ ấy?»
«Đúng. Nhưng chưa bao giờ em được ngắm cảnh kỹ lưỡng như vậy. Enoshima đă thay đổi quá nhiều. Mà cô, sự tích tu viện cho những người đàn bà muốn trốn chồng thật là tức cười, cô nhỉ.»
«Nhưng em trả thù như vậy ấy à? Bằng cách quyến rũ thằng bé, hay là bị thằng bé nó quyến rũ?»
Otoko buông tay khỏi vai Keiko, nàng nói tiếp:
«Xem ra cô mới là người có quyền ghen.»
«Cô Otoko, cô ghen thật ấy à. Ô, cô làm em sung sướng quá.»
Keiko ôm cổ Otoko, ngả người vào cô giáo. Cô gái nói tiếp:
«Cô xem. Em có thể là con quỷ dữ với mọi người. Nhưng với cô lại khác...»
«Nhưng mà tại sao em mang theo hai tấm tranh đắc ư nhất của em.»
«Ô, dù là đứa con gái hung dữ, em cũng muốn người ta nghĩ tốt về ḿnh chứ cô. Taichiro viết cho em rằng hắn đă treo tranh của em trong pḥng học của hắn.»
Otoko b́nh thản hỏi:
«Như thế là trả thù cho cô đấy à?»
«Dạ.»
«Hồi ấy, thằng bé c̣n bế ngửa. Nó không biết ǵ về chuyện cha nó với cô. Chuyện cô đau ḷng là về sau nghe tin nó có em gái. Bây giờ nghĩ lại, quả là hồi đó cô quá khốn khổ. Chắc bây giờ con bé cũng có chồng rồi.»
«Cô có muốn em phá nát gia cang nhà nó ra không?»
«Ghê quá, Keiko ơi. Em phải tự cho ḿnh là đẹp lắm, dù là nói chơi như vậy. Em sẽ tạo vấn đề rất nhiều cho em và cho mọi người. Không phải chuyện đùa vô hại đâu em.»
«Ngày nào em c̣n có cô, em không sợ ǵ trên đời. Em mà mất cô là hết. Mất cô làm sao em c̣n vẽ được nữa. Cô ơi, mất cô có thể em sẽ bỏ vẽ... Có thể em sẽ bỏ luôn cuộc sống này.»
«Đừng nói nhảm.»
«Em nhiều khi thắc mắc là ngày xưa, nếu chủ tâm, cô có phá nổi gia cang nhà ông ta không cô nhỉ?»
«Hồi ấy cô mới là con bé nữ sinh... Và họ đă một con rồi.»
«Nếu là cô, em đă chiếm đoạt lấy ông ta.»
«Em chưa biết được sức bền vững của gia đ́nh đâu.»
«Bền vững hơn cả nghệ thuật?»
Otoko nghiêng đầu, thoáng nét buồn. Nàng nói:
«Ô... Ngày ấy cô chưa nghĩ đến nghệ thuật.»
Keiko quay lại. Cầm nhẹ cổ tay Otoko, cô gái hỏi:
«Cô. Tại sao cô sai em đưa đón ông ta?»
«V́ em trẻ đẹp. V́ cô kiêu hănh muốn khoe học tṛ của ḿnh.»
«Cô, em ghét cô không nói thật với em dù là chuyện ǵ. Cô đừng dối em. Cô biết em ŕnh cô rất kỹ mà. Ŕnh bằng con mắt ghen tuông của em.»
«Em ŕnh cô sao?» Otoko nh́n thẳng vào đôi mắt cô bé đang lấp lánh ánh trăng. Nàng nói tiếp:
«Cô không có ǵ giấu em. Sự thật là hồi chia tay, cô mới mười sáu. Bây giờ cô đă trung niên, thân h́nh không c̣n như xưa. Cô không muốn gặp lại người ta chỉ v́ sợ người ta vỡ mộng.»
«Ông ta mới là người phải sợ làm cô vỡ mộng. Em ngưỡng mộ cô, em thấy cô đẹp hơn hết mọi người em đă gặp. C̣n ông ta, chính ông ta làm em vỡ mộng...»
«Từ ngày đến sống với cô, em thấy thanh niên tuổi em nhạt nhẽo. Em đă hy vọng ông Oki có ǵ đặc biệt. Khi gặp th́ hỡi ôi. Qua lời cô kể cho em, em đă chờ đợi một con người bảnh bao, lịch thiệp, tế nhị...»
«Sơ giao, em biết ǵ về người ta.»
«Em biết chứ.»
«Biết làm sao?»
«Em có thể quyến rũ ông ta hay con trai ông ta dễ như trở bàn tay.»
Otoko tái mặt:
«Em làm cô sợ. Cái tự kiêu tự đắc của em nguy hiểm lắm, em biết không?»
Không chút lung lạc, cô bé căi:
«Em không thấy nguy hiểm chút nào.»
Otoko không chịu thua:
«Nguy hiểm đấy em ạ, dù em trẻ em có đẹp đến đâu. Mà em nặng tính chiếm hữu quá.»
«Em nghĩ đă là đàn bà, ai không nặng tính chiếm hữu.»
«Có thể. Nhưng v́ thích chiếm hữu mà em mang tấm tranh em đắc ư nhất đi cho ông Oki?»
«Không. Em không cần phải cho tranh mới quyến rũ được ông ta.»
Otoko sững sờ.
Keiko lại nói:
«V́ em là học tṛ của cô nên em muốn cho ông ta xem tác phẩm thành công nhất của em.»
«Cám ơn em. Nhưng em bảo em chỉ trao đổi mấy câu với ông ấy ở ga. Có vậy mà cũng cho tranh người ta sao?»
«Tại em hứa. Vả lại, em muốn biết ông ta b́nh tranh của em thế nào. Em cũng muốn có cớ đề tới tận nơi xem gia đ́nh nhà cửa ông ta.»
«Ông không có nhà cũng là điều hay.»
«Em nghĩ ông ta sẽ xem tranh. Nhưng không chắc ông ta có hiểu nổi không.»
«Em không công b́nh.»
«Em nói thật đấy. Ngay trong nghề tiểu thuyết sở trường, ông ta không viết được ǵ hay sau «Cô Gái Mười Sáu».»
«Không đúng. Em tây vị cuốn truyện v́ ông đă lư tưởng hóa cô. Truyện ấy văn phong trẻ nên người trẻ thích. Có lẽ v́ lối thưởng lăm trẻ già khác nhau mà em không thích những tác phẩm về sau của ông.»
«Dù sao nếu ông ta lăn ra chết hôm nay, th́ người ta chỉ nhớ văn nghiệp của ông ta qua cuốn này.»
Giằng tay ra khỏi tay Keiko, Otoko nghiêm giọng:
«Em im đi. Cô không muốn em nói như vậy.»
Keiko cũng nghiêm giọng:
«Em đă nói em sẽ trả thù cho cô, mà cô vẫn c̣n nặng t́nh ông ta như vậy sao?»
«Không phải chuyện nặng t́nh.»
«Vậy là chuyện yêu đương?»
«Đúng.»
Otoko đứng dậy bỏ đi. Keiko ngồi lại một ḿnh ngoài hiên, úp mặt vào hai bàn tay. Rồi Keiko nói:
«Cô Otoko, em hiểu cô. V́ chính em cũng v́ yêu mà sống cho người khác!»
Giọng run run, Keiko nói tiếp:
«Nhưng mà đàn ông như ông Oki này...»
«Em đừng phê phán. Chuyện xảy ra khi cô mới mười sáu.»
«Em sẽ trả thù.»
«Dù em có làm vậy, em cũng không diệt được t́nh yêu của cô.»
Keiko vẫn hai tay ôm mặt ngồi khóc ngoài hiên. Cô gái rền rỉ:
«Em xin cô, cô vẽ em đi... Cô vẽ em trước khi em trở thành người đàn bà đáng sợ như cô nói. Em sẽ ngồi khỏa thân làm người mẫu cho cô.»
«Em đă muốn, th́ cô vẽ.»

o0o

Otoko c̣n giữ một số phác họa đứa con chết thiếu tháng. Nhiều năm đă qua, Otoko vẫn muốn vẽ bức «Em Bé Lên Trời». Để t́m mẫu, nàng đă xem những tranh tiên đồng hay h́nh chúa sơ sinh, nhưng sự bụ bẫm mập mạp của những chân dung ấy không phù hợp với nỗi buồn của nàng.
Có nhiều tranh Nhật xưa vẽ bồ tát Kobo thủa niên thiếu mà nét dung nhan duyên dáng và trầm tĩnh làm nàng xúc động. Nhưng đức bồ tát không c̣n là một hài nhi mà cũng không bay lên trời. Không biết bao giờ nàng mới vẽ xong tranh con.
Bây giờ Keiko đ̣i nàng vẽ chân dung, Otoko nhớ lại những tấm phác họa con. Có thể nàng sẽ vẽ Keiko theo kiểu bồ tát Kobo. Có lẽ tranh sẽ có phong vị cổ điển như bức Đức Mẹ Đồng Trinh. Nàng nói:
«Keiko, cô sẽ vẽ em. Cô vừa nghĩ ra sẽ vẽ theo kiểu nào. Cô sẽ dùng kiểu truyền thống của tranh Phật. Nên chi không có chuyện khỏa thân.»
Keiko xoay sở trên chiếu:
«Theo kiểu tranh đạo ư? Em nghĩ em không thích ư kiến này lắm.»
«Cứ để cô vẽ thử. Tranh Phật thường rất đẹp. Và cô sẽ đặt tên tranh là Cô Họa Sĩ Trừu Tượng.»
«Cô trêu em.»
«Cô không giỡn đâu. Cô sẽ khởi sự sau khi hoàn tất Đồi Chè.»
Otoko nh́n lên vách, tầm mắt dừng lại nơi chân dung mẹ treo phía trên những phác họa đồn điền Uji. Trong tranh, mẹ nàng rất trẻ và đẹp, c̣n trẻ hơn chính nàng bây giờ. Có lẽ trẻ như tuổi ba mươi mốt ba mươi hai của nàng khi đó. Nàng đă tự vẽ cái trẻ trung của ḿnh khi vẽ mẹ, hay là bà mẹ đă trẻ lại qua cây cọ của con gái. Khi Keiko thấy tranh lần đầu, cô gái hỏi, «Cô tự vẽ ḿnh phải không?»
Otoko đă suy nghĩ về chuyện này. Nàng rất giống mẹ. Có thể v́ nhớ mẹ mà sự giống nhau của hai mẹ con hiện ra trong tranh. Sự thể là mới đầu nàng chép lại một tấm ảnh cũ, nhưng các tấm phác họa không có thần. Nàng bỏ ảnh sang bên, và mẹ nàng hiện ra trong trí nhớ như lúc c̣n sống và ngồi ngay trước mặt làm mẫu cho nàng. Otoko phác họa lại, hết tấm này đến tấm khác, ḷng tràn trề cảm xúc. Nhiều lúc nàng phải ngưng tay, mắt mờ v́ nḥa lệ. Tranh mẹ đang trở thành tranh của chính nàng.
Bức tranh hoàn tất bây giờ treo phía trên những tấm phác họa đồi chè. Otoko đốt hết những bản c̣n lại. Mỗi khi nh́n tranh, bao giờ nàng cũng thoáng buồn. Bức tranh như thở theo nàng. Bao nhiêu công lao vẽ mẹ đă đưa chính nàng vào tranh.
Về sau Otoko không vẽ chân dung nữa. Thỉnh thoảng nàng vẽ người, nhưng chỉ là một vài nhân vật đặt trong phong cảnh. Otoko chưa bao giờ nghĩ nàng sẽ vẽ bức «Em Bé Lên Trời» như một chân dung.
Vậy mà tối nay v́ Keiko nài nỉ, nàng bỗng cảm thấy muốn vẽ chân dung lại. Nhớ lại ư muốn vẽ con và những mẫu tranh các bậc thánh thủa sơ sinh hay niên thiếu, nàng định vẽ Keiko theo kiểu tranh Phật. Mẹ nàng, con nàng, và Keiko là ba người nàng yêu quư nhất đời. Dù họ khác nhau, nàng nên vẽ cả ba.
Keiko trở ra ngồi cạnh nàng:
«Ngắm chân dung bà ngoại như thế, chắc cô đang suy tính sẽ vẽ em như thế nào phải không. Nhưng mà cô không thương em bằng thương ngoại đâu.»
Otoko nói:
«Con bé lúc nào cũng nghi người ta không thương ḿnh... Nhưng mà nh́n lại tấm tranh, cô thấy có điều không ưng, v́ tay nghề cô bây giờ đă khá hơn hồi ấy. Tuy nhiên cô vẫn quư bức tranh. Dù c̣n nhiều chỗ non yếu, nhưng cô đă gắng hết tâm sức ḿnh.»
«Vẽ em, cô khỏi nhọc công như vậy. Chỉ cần cô phóng bút vài nét là xong thôi.»
«Không, vậy không được.»
Otoko nói mà đầu óc ở măi đâu đâu. Nh́n tranh, những kỷ niệm về mẹ dồn dập hiện về. Khi Keiko gọi, nàng lại nhớ đến những bức tranh cổ vẽ tiên đồng. Các tiên đồng tướng mạo con gái, nên ngoài cái xinh đẹp tôn quư của tranh đạo, lại có cái ǵ tha thướt mượt mà. Những tranh ấy chắc phản ánh xu hướng đồng tính luyến ái trong các tu viện thời trung cổ. Một khi phụ nữ tuyệt đối không được lai văng, những chú tiểu mà đẹp như con gái trở thành đối tượng cho những ước muốn cấm kỵ của đám thiền sinh.
Có lẽ v́ các tiên đồng giống gái mà Otoko nghĩ sẽ dùng họ làm mẫu khi vẽ Keiko. Tóc tiên đồng cũng chải bồng và cắt ngang phía trước như tóc con gái thời nay. Chỉ có điều những kimono gấm lộng lẫy tiên đồng mặc th́ bây giờ chỉ c̣n thấy trong tuồng Nô mà thôi. Đàn bà tân thời ăn mặc như vậy th́ cổ hủ quá.
Nàng lại nhớ đến những tranh Kishida Ryusei vẽ Reiko, con gái ḿnh. Vẽ bằng sơn dầu hay phẩm nước, tranh thường giống tranh tôn giáo. Trừ một tấm rất hiếm Otoko đă được coi, màu nhạt trên giấy tầu vẽ cô gái Reiko cởi trần mặc quần lót đỏ. Tấm tranh không hẳn là một kiệt tác của Ryusei, và nàng thắc mắc không biết tại sao họa sĩ lại vẽ con gái theo kiểu cổ điển. Ông ta đă vẽ những bức tranh tương tự theo lối tây phương.
Nàng nghĩ tại sao lại không vẽ Keiko khỏa thân. Nàng có thể vẽ theo mẫu đức bồ tát thủa niên thiếu, và nhiều tranh Phật cũng cho phép phô bày nhũ hoa phái nữ. Nhưng tóc th́ sao? Nàng nhớ một tấm tranh rất đẹp của Kobayashi Kokei, tinh khiết trong sạch, nhưng kiểu tóc lại không hợp. Nghĩ lui nghĩ tới, nàng thấy dự tính thật quá khó khăn. Nàng gọi cô gái:
«Keiko ơi, ta đi ngủ thôi.»
«Sớm thế cô? Trăng đẹp như thế này.»
Keiko nh́n đồng hồ và nói:
«Mới hơn mười giờ.»
«Cô hơi mệt, ta vào giường nói chuyện đi.»
«Cũng được.»
Trong khi Otoko ra bàn phấn sửa soạn, Keiko đi làm giường. Cô gái làm giường rất lẹ. Otoko ra khỏi bàn phấn, Keiko tới gương rửa mặt. Ngả tới trước, nghiêng cái cổ dài xinh đẹp, Keiko ngắm ḿnh trong gương.
«Cô, em không nghĩ em là người mẫu thích hợp cho một bức tranh Phật.»
«Hợp hay không là tùy người vẽ.»
Keiko tháo kẹp và lắc đầu cho tóc xơa xuống.
«Em gỡ đầu ra ư?» Otoko hỏi.
«Dạ.»
Otoko ngồi ngắm Keiko chải mái tóc dài mượt.
«Đêm nay em thả tóc ra sao?»
Ngửi lọn tóc ḿnh, Keiko nói:
«Đầu em hôi rồi, lẽ ra phải gội.»
Cô bé lại hỏi:
«Cô, khi ba cô mất, cô bao nhiêu tuổi?»
«Mười một. Em hỏi cô câu này mấy lần rồi nhỉ?»
Keiko không trả lời, đóng mấy tấm cửa gỗ phất giấy ngăn phía hành lang và xưởng vẽ rồi nằm xuống bên Otoko, trên hai chiếc giường đă kê lại làm một. Mấy đêm nay hai người không khép mành khi ngủ, và ánh trăng lờ mờ chiếu sáng mấy ô cửa giấy.

o0o

Bà mẹ của Otoko đă qua đời v́ ung thư phổi. Khi đi, bà không cho hay rằng nàng có em gái khác mẹ. Cho đến bây giờ Otoko cũng không biết ḿnh có em. Cha nàng nhập cảng lụa và len. Đám ma rất đông. Mẹ Otoko để ư trong đám phúng viếng một thiếu phụ trẻ lạ mặt trông như lai. Khi dự tang lễ, đôi mắt thiếu phụ đỏ hoe và sưng húp. Bà giật ḿnh, vời thư kư riêng của chồng ra một góc, sai anh ta đi điều tra lư lịch thiếu phụ lạ mặt. Anh thư kư truy ra là thiếu phụ có bà ngoại nguyên gốc Gia Nă Đại lấy chồng Nhật, c̣n chính thiếu phụ th́ đă học trường trung học Mỹ và đang làm nghề thông dịch. Thiếu phụ sống trong một căn nhà nhỏ khu Azabu.
«Chắc không con cái ǵ?» mẹ nàng hỏi.
«Họ bảo cô ta có một đứa con gái.»
«Anh có thấy nó không?»
«Dạ không. Tôi chỉ nghe người hàng xóm kể lại.»
Mẹ Otoko chắc chắn đứa con gái nhỏ là con chồng ḿnh. Kiểm tra th́ cũng dễ, nhưng bà nghĩ người đàn bà kia thế nào cũng sẽ tự t́m đến. Cô ta không đến. Hơn nửa năm sau, anh thư kư cho hay cô ta đă lập gia đ́nh và mang con theo chồng. Anh ta cũng cho hay người đàn bà đích thị là nhân t́nh của chồng bà. Thời gian qua, ḷng ghen nguội đi, bà nghĩ lẽ ra bà đă có thể nuôi đứa con rơi của chồng. Con bé đă phải lớn lên không biết cha là ai. Bà cảm thấy như đă mất đi chuyện ǵ quư lắm, tuy không phải là v́ hiếm hoi chỉ có ḿnh Otoko mà nghĩ như vậy.
Có điều chắc chắn là bà không thể cho Otoko lúc ấy mới mười một biết chuyện cha có con rơi. B́nh thường mà đoán, bây giờ chắc đứa con gái đă lớn và có chồng con. Nhưng Otoko không bao giờ biết ḿnh có em gái cùng cha khác mẹ.

o0o

«Otoko, cô Otoko, cô dậy đi cô...»
Keiko lay cô giáo.
«Cô nằm mơ à cô? Cô đau hay sao mà cô la dữ vậy.»
Otoko ngáp liên tiếp mấy cái như hụt hơi. Keiko ngả sang vỗ nhẹ vào lưng cô giáo, như giúp cho cô thở. Thức hẳn, Otoko hỏi:
«Em ngồi ngắm cô nằm mê đấy à?»
«Dạ.»
«Thế mà không đánh thức cô dậy, con bé này ác lắm. Cô nằm mê sợ quá.»
«Cô nằm mê thấy ǵ?»
«Thấy một đứa xanh ngắt như lá cây.»
«Nó mặc quần áo mầu xanh?»
«Không, không phải quần áo. Mà nó hoàn toàn xanh. Tay chân nó cũng xanh lè.»
«Ô, Lục Quan Âm đấy.» Keiko nói giỡn.
«Đừng có đùa. Đứa này coi ghê lắm. Nó xanh lè mà cứ nhảy múa xung quanh cô.»
«Đàn bà phải không?»
Otoko không trả lời.
Keiko đưa tay khép mí mắt Otoko lại, rồi cầm ngón tay cô giáo bỏ vào miệng cắn.
«Ái đau quá.»
Otoko mở to mắt. Keiko giải mộng cho cô giáo:
«Cô nhớ cô đă nhận vẽ tranh em phải không? Nên chi em trở thành màu lục của đồn điền chè cô đang vẽ.»
«Em nghĩ vậy à? Nghĩa là trong lúc cô mê ngủ, em xuất hồn ra nhảy múa xung quanh cô. Ghê quá.»
Keiko cười rúc rích, bàn tay đang sờ mặt bây giờ luồn xuống ngực cô giáo. Cô gái nói:
«Nhưng mà cô nằm mơ, chứ có phải em nằm mơ đâu...»

o0o

Ngày hôm sau, hai người leo núi Kurama thăm ngôi đền. Đến tối họ tới nơi. Đền đông kín. Hoàng hôn trễ tháng năm đă buông xuống mấy ngọn đồi và cánh rừng xung quanh. Bên cồn phía đông, trăng rằm đă mọc. Người ta đă đốt những đống củi xếp dọc lối đi. Tăng đoàn tụng kinh theo vị sư trụ tŕ. Thiện nam tín nữ thắp nến dâng lên Phật.
Ngay trước chánh điện, một chiếc bát đựng rượu khổng lồ bằng bạc được đổ đầy nước. Ông trăng soi h́nh vào trong bát. Thiện nam tín nữ khum hai bàn tay hứng nước múc từ trong bát. Từng người một họ kính cẩn cúi đầu rồi đưa nước lên miệng uống. Otoko và Keiko cũng làm theo.
Keiko nói đùa:
«Về nhà, có thể cô thấy vết chân xanh giẫm đầy nhà ḿnh đấy.»
Cô gái có vẻ rất hứng chí v́ hội trăng rằm trên núi tối nay.


o0o

 

Pages  1  2  3  Next