Những Người Thích Đùa  -    Aziz Nesin Pages Previous  1  2  3  Next   

Xin mời bác cứ đến chơi...

Một ông văn sĩ rất có tiếng nọ vừa kỷ niệm ngày sinh thứ 60 của ḿnh xong, ấy thế mà không hiểu tại sao lắm độc giả cứ khăng khăng căi là ông phải nhiều tuổi hơn thế nhiều. Hay có chuyện lạ đời như vậy có lẽ là v́ những cái nổi tiếng nói chung dễ được người ta gán thêm cho tuổi tác, để tăng thêm phần danh giá, mà cũng có thể là v́ chính bản thân sự vinh quanh làm cho người ta già đi, v́ nó luyện cho người ta phải biết sống dựa vào chút tiếng tăm c̣n dư lại của ngày xưa.


Quả thật, không hiểu tại sao người ta cứ hay nghĩ là các văn sĩ nổi tiếng th́ không những phải già hơn, mà c̣n phải giàu có hơn cái thực tế của họ nhiều. Chứ lại không à! Tiếng tăm lừng lẫy như thế mà bảo không giàu th́ ai mà tin được! Cứ gọi là trong nhà phải có một ḥm vàng, phải không c̣n thiếu thứ ǵ nữa! Đồ đạc th́ chả phải nói, tất nhiên là phải toàn sập gụ tủ chè rồi!

Vậy th́ ông văn sĩ mà chúng ta vừa nói bị người ta cho rằng già hơn tuổi là cũng đúng thôi. Bởi lẽ là giống như tất cả những người trải đời, trông ông sớm già và sớm có một vẻ ǵ tiều tuỵ, hom hem. C̣n chuyện bảo ông giàu, th́ tất nhiên cũng không phải không có lư. Th́ cứ xem ngay cách ăn mặc của ông th́ biết, chả lúc nào là không nuột nà chải chuốt. Tủ quần áo của ông tuy chưa đến mức chật ních, nhưng lúc nào cũng treo dăm sáu bộ, may cách đây tuy đă chục năm, nhưng bộ nào bộ nấy trông hăy c̣n mới nguyên. Mà bộ nào ông mặc trông cũng nền lắm! 2 nữa, tuy có lúc trong túi chỉ vẻn vẹn c̣n có chục bạc, nhưng ông ăn tiêu vẫn rộng răi và sang lắm, nên người ta cứ ngỡ ông phải có đến chục ngh́n. ấy thế nhưng thực ra th́ ông rất túng, và túng đă lâu rồi. Có cái là ông hết sức giấu không để ai biết chuyện đó mà thôi.

Bởi đă đến lúc tiếng tăm của ông không c̣n đem lại cho ông nhiều tiền bạc nữa. Không biết v́ thị hiếu bây giờ đă thay đổi, hay v́ một nguyên nhân già khác, nhưng ách của ông người ta không in nữa. Đến các báo cũng không tờ nào buồn đặt ông viết bài. Các nhà xuất bản cũng chả nhà nào hỏi han ǵ đến ông. Thử hỏi thế th́ ông, một người chỉ biết sống bằng ng̣i bút, và suốt đời hy sinh cho sự nghiệp văn chương c̣n biết làm ǵ nữa?

Nhưng ông lại cứ tưởng rằng tiếng tăm của ông hăy c̣n lững lẫy lắm. Hay ông tưởng nhầm? Nếu tưởng nhầm, th́ tại sao độc giả vẫn nhớ đến ông, khi đi đường ta vẫn chào hỏi ông và lúc chuyện tṛ người ta vẫn nhắc đến tên ông?...

Trước đây, có một thời gian ông làm cho các báo. Nhưng khổ nỗi là các ông bạn làm báo quen biết hồi xưa nay chẳng c̣n ai. Giá như họ vẫn c̣n làm ở các toà soạn th́ hẳn ông đă đến gặp để xin việc rồi. C̣n những đồng nghiệp mới th́ ông lại không quen, tuy rằng nếu có đến gặp th́ chắc họ vẫn biết ông, v́ ông là một văn sĩ nổi tiếng, và vẫn tiếp đăi ông một cách niềm nở, thậm chí vẫn thưa gửi với ông một cách kính cẩn nữa là khác.

Nhớ lại hồi xưa, đến tờ báo nào, ông cũng được người ta đón tiếp thật là niềm nở, và ngược lại ông cũng hết sức vui vẻ thân mật với họ, v́ thế họ lại càng mến ông và đặt ông viết lúc th́ một bài báo, lúc th́ một bài dịch, lúc th́ một bài châm biếm.

Sáng hôm nay, ông ăn mặc cẩn thận hơn mọi ngày: ông quyết định đến thăm tờ báo mà ngày xưa ông thường lai tới và đă có lần đăng truyện của ông. Khi bước đến cửa toà soạn, cái cửa mà mọi khi ông vẫn quen ra vào tự do, ông bị người gác cửa giữ lại:

- Ông hỏi ai?

Ông trả lời là muốn gặp ông chủ bút.

- Ông tên là ǵ để tôi vào thưa?

Ông xưng tên. Người gác cổng chừng cũng biết tiếng ông, nên khi nghe ông xưng danh, y bông sốt sắng đứng dậy.

- Xin ông chờ cho một phút!

Nói đoạn y gọi dây nói báo cho viên chủ bút biết rồi bảo:

- Xin mời ông vào.

Nhà văn bước vào buồng ông chủ bút. Khách và chủ chưa quen biết nhau mấy, nhưng chủ đă nhanh nhẹn đứng lên đón, lễ phép bắt tay, rồi niềm nở kéo ghế mời khách ngồi. Sau đó, lại ân cần hỏi khách quư muốn dùng ǵ.

- Xin ông một tách cà phê vừa ngọt thôi ạ!

Bây giờ chắc thế nào viên chủ bút cũng sắp hỏi: "Ngài có mang ǵ đến cho chúng tôi không ạ?" à mà không, cứ xem cái dáng điệu quá lễ phép của ông ta như thế th́ chưa chắc ông ta đă dám hỏi thẳng câu ấy, mà phải hỏi một câu ǵ khác, đại khái như "Ngài có điều ǵ cần dạy không ạ?" kia! Không biết nên trả lời ông ta thế nào đây? Chả lẽ lại nói thẳng là ḿnh đến xin việc? V́ thế, để tránh trước câu hỏi ấy, nhà văn ta mới vào đề bằng câu:

- Tôi rất thích những bài báo của ông viết, nhất là cái bút pháp độc đáo của ông.

- Dạ, ngài quá khen!

- Không hôm nào tôi bỏ được các bài xă luận của ông.

- Dạ, cảm ơn ngài đă quan tâm...

- Hôm nay nhân tiện đi ngang qua đây tôi muốn rẽ vào thăm...

- Dạ, thật là quư hoá quá!...

- à mà tôi không làm phiền ǵ ông đấy chứ?...

- ấy chết, sao ngài lại nói thế ạ! Được ngài đến thăm thật là hân hạnh cho chúng tôi...

Nhưng rồi cà phê đă cạn và những câu trao đổi xă giao cũng đă hết. Biết nói ǵ nữa đây?

Viên chủ bút chắc sắp phải hỏi về mục đích cuộc viếng thăm của ông, v́ đă lâu nhà văn không đến thăm toà báo, mà hôm nay bỗng lại đến... Tất nhiên lúc đó ông sẽ nói rơ mục đích ông đến thăm và viên chủ bút chắc sẽ hỏi: "Ngài có cuốn tiểu thuyết nào viết xong rồi không ạ? Giá ngài cho phép bảo chúng tôi được đăng th́ thật là hân hạnh quá..." Và ông sẽ bảo: "Rất tiếc là tôi không đem theo cuốn nào. Nhưng hiện nay tôi đang viết 2 cuốn tiểu thuyết và 1 cuốn sắp viết xong..."

Khốn nỗi câu chuyện cứ loanh quanh măi mà vẫn không chịu vào đề. Nhà văn đành phải hỏi lái sang chuyện khác:

- Các ông làm chính trị, chắc phải theo dơi tất cả các sự kiện. Vậy các ông có ư kiến thế nào về bài diễn văn gần đây của ngài thủ tướng?

Hỏi xong câu ấy nhà văn mới thấy ân hận, v́ khi viên chủ bút trả lời, ông có nghe và có hiểu ǵ đâu.

Câu chuyện vẫn rôm rả, nhưng viên chủ bút vẫn chẳng hề ngỏ ư nhờ ông viết cho cái ǵ: tiểu thuyết, báo hay truyện ngắn...

- Thôi xin phép ông, kẻo làm ông mất thời gian.

- ấy chết, ngài cứ nói thế!... Mấy khi chúng tôi hân hạnh được ngài đến chơi... lúc nào có dịp, xin mời ngài cứ đến ạ!

Vừa xuống cầu thang, nhà văn vừa nghĩ: Không hiểu câu ông ta nói: Xin ngài cứ đến chúng tôi rất hân hạnh" là có ư ǵ? Chỉ là một câu nói xă giao hay là một lời mời thành thực? Có thể, lần này ông ta chưa dám để nghị ḿnh viết cho cái ǵ, chỉ v́ sợ hơi đường đột chăng? Nếu vậy lần sau đến, chắc thế nào ông ta cũng phải mời ḿnh viết cho một bài báo... Mà cũng có thể quả thật hôm nay ông ta chưa có việc ǵ cần nhờ đến ḿnh...

Nhà văn nổi tiếng nghĩ vậy rồi đi đến tờ báo khác. Ông quyết định phải gặp viên giám đốc tờ báo này, v́ hồi xưa ông có quen biết cố thân sinh ra ông ta. Lúc đầu, ông có thể gợi chuyện về bố ông ta, tỏ ư thương tiếc ông cụ, rồi dần dần sẽ lái sang chuyện làm ăn.

- Ông cần gặp ai? -  người gác cổng hỏi.

Ông trả lời là muốn gặp ông giám đốc. Nhưng người ta cho ông biết ông giám đốc đi Châu Âu mất rồi. Đă định quay về, nhưng ra đến cửa, đứng tần ngần một lúc, nghĩ thế nào ông lại quay lại bảo người gác cửa:

- Nếu vậy bác cho tôi gặp ông phụ trách mục văn nghệ.

- Ông cho tôi biết tên để tôi vào báo.

Ông xưng tên và người ta cho ông vào.

Câu chuyện giữa ông và ông phụ trách mục văn nghệ mở đầu cũng na ná như câu chuyện giữa ông với viên chủ bút tờ báo trước. Có điều lần này ông phải t́m cách nói khéo ngay cho chủ nhân biết là ông sẵn sàng viết một cái ǵ đó, thậm chí ông c̣n nói thẳng là từ lâu ông vẫn viết truyện ngắn cho các báo. Đoạn ông nói thêm:

- Chỉ tiếc là có lẽ ông không c̣n nhớ cái hồi đó...

- ồ, sao bác lại nói thế! Tôi nhớ lắm chứ! Truyện nào của bác tôi cũng đều đọc cả. Bác viết truyện hay lắm, quên thế nào được.

- Các nhà văn trẻ bây giờ kể ra cũng có viết -  nhà văn lại nói tiếp -  nhưng... không biết diễn đạt thế nào cho đúng... chứ thật ra th́ truyện của họ chưa thể gọi là truyện được. V́ viết được 1 truyện hay có phải dễ đâu!

- Vâng, tất nhiên rồi, bác bảo bây giờ t́m đâu ra những người viết hay như hồi các bác được!

"Th́ hắn đang ngồi lù lù trước mặt anh đây mà anh mù hay sao!" Nhà văn suưt buột mồm kêu lên như vậy, nhưng may lại ḱm được.

Khi chia tay, viên phụ trách mục văn nghệ cũng lại bảo:

- Xin mời bác có dịp cứ ghé lại chơi. Chúng tôi thật lấy làm hân hạnh.

Suốt 1 tuần liền, nhà văn cứ đi hết toà báo này đến toà báo khác, nói chuyện với đủ mọi người, từ giám đốc đến chủ bút, thư kư... Lúc th́ nói về các bài xă luận, lúc th́ bàn về tiểu thuyết. Nhưng lNếu tôi là đàn bà là đàn bàu tôi là đàn bàlà đàn bà nào cũng vậy, ông đều được người ta trả lời bằng một câu giống nhau "Xin mời bác cứ đến, chúng tôi rất hân hạnh". Có vài toà soạn ông đến hàng hai, ba lần, nhưng chẳng lần nào có ai thuê ông viết lấy một chữ, hay đề nghị ông làm cho việc ǵ. Có lẽ họ không dám nói với ông v́ sợ thiếu tế nhị chăng? Nhưng cũng có thể họ cho rằng một nhà văn tên tuổi như ông th́ chắc phải sống ung dung lắm rồi, việc ǵ c̣n phải làm việc nữa.

Thế cho nên ông mới phải nói thẳng với họ rằng ông cần việc làm, hay thậm chí một chân ǵ trong toà soạn cũng được. Kinh nghiệm lâu năm cho ông biết rằng những chức vụ như trưởng ban, biên tập viên, b́nh luận viên, hay tầm thường như một phóng viên thôi, cũng chả đời nào họ dành cho ông cả. Với lại, ông cũng chả màng đến các chức ấy. Ông sẵn sàng làm bất cứ việc ǵ, miễn là có miếng ăn là được rồi.

Ông đi hết toà soạn này đến toà soạn khác. Nhưng cái sách mời chào quá trịnh trọng của những người đón tiếp ông, những câu "Dạ, thưa bác" quá lễ độ của họ khiến ông đâm lúng túng, không dám thú nhận cái cảnh nghèo túng của ḿnh. Đă có lần ông t́m cách nói thẳng với họ rằng cứ ngồi nhà măi không có việc ǵ làm th́ cũng buồn, rằng tuy thế ông cũng chưa phải già đến mức không thể làm việc được nữa, không thể giúp ích ǵ cho mọi người được nữa, rằng ông đă chán ngấy cái cảnh ăn không ngồi rồi, rằng ông rất sung sướng nếu có bất cứ việc ǵ để làm.

Nhưng người ta th́ bảo ông: "Dạ, bác cứ nói thế, chứ ở toà báo đâu có việc ǵ đáng cho bác làm... Bác bảo muốn làm bất cứ việc ǵ, nhưng cũng phải là việc quan trọng to tát chứ như các công việc ở toà soạn này th́ đâu có đáng để bác bận tâm. Nói thế mong bác cũng bỏ quá cho..."

Rồi lúc tiễn ông ra về, người ta c̣n nói thêm: Dạ xin mời bác cứ đến chơi với chúng tôi, thế là hân hạnh lắm rồi ạ!"

Từ đó, ông quyết định không có quanh co úp mở ǵ nữa, mà cứ nói toạc ra là ông đang cần tiền và sẵn sàng làm cả chân sửa bài.

Nhưng người ta lại bảo:

- ấy chết, sao lại thế ạ. Ngài mà lại phải đi làm cái việc sửa bài th́ có hoạ là...

Nhưng nhà văn không chịu thua. Ông bảo nếu không có việc sửa bài, th́ có thể cho ông bất cứ việc ǵ khác cũng được.

Người ta lại tưởng ông đùa và bảo:

- Dạ ngài cứ nói đùa vậy chứ ạ...

Đă thế, ông tự nhủ, phải nói thẳng hơn nữa! Đến một toà soạn khác, ông đă kể cho họ biết rằng đă 3 tháng nay ông không có tiền trả tiền nhà, rằng ông đang mắc nợ như chúa chỏm, và bây giờ nếu có việc ǵ làm th́ thật ông sung sướng biết mấy. Mà chả lẽ bao năm nay ông làm việc cho các báo mà bây giờ lại không xin được việc ǵ làm hay sao?

- Trời ơi, ngài có ư định giễu cợt chúng tôi hay sao mà cứ nói những chuyện như thế ạ! Chả lẽ ngài lại muốn làm bất cứ việc ǵ thật hay sao?

Ông lại đến một toà soạn khác. Và lần này th́ ông không c̣n giấu giếm chuyện ǵ nữa, mà bảo thẳng với họ rằng ông đang sống dở chết dở đây, rằng bao nhiêu quần áo ông đă phải bán hết, chỉ c̣n độc một bộ đang mặc trên người đây thôi. Thử hỏi thành thực đến mức ấy th́ thôi chứ c̣n ǵ nữa? Cuối cùng, ông xin người ta cho ông làm cái việc sửa bài hay bất cứ công việc ǵ ban đêm cũng được.

- ấy chết, ngài cứ dạy thế, chứ một nhà văn có tiếng như ngài mà phải đi làm những việc như thế th́ c̣n ra làm sao ạ!

Lúc đầu, nghe người ta nói: "ấy chết, ngài cứ dạy thế!" ông cũng cảm thấy hănh diện, nhưng sau ông mới hiểu rằng người ta nói thế chẳng qua chỉ cốt để chối khéo ông mà thôi...

Thế nhưng ông vẫn cứ đi lạy lục hết toà soạn này đến toà soạn khác để xin việc. Để rồi lại được nghe những lời rất tử tế:

"ấy chết... Xin mời ngài cứ đến chơi ạ. Thật là quư hoá!"

Khốn nỗi, chỉ nghe những lời tử tế suông thôi, người ta đâu có thể no bụng được!


Những điều trớ trêu của kỹ thuật


"International Hister Corporation" -  1 công ty lớn nhất ở Mỹ, xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ đủ mọi thứ đồ điện, máy móc, động cơ, tủ ướp lạnh, máy thu thanh, máy kéo, xe vận tải, soong đun có c̣i báo, tóm lại là tất cả những mặt hàng tối tân nhất của thế kỷ 20. Nhưng "International Hister Corporation" không phải chỉ hoạt động trong phạm vi như vậy là hết. Công ty đă kư hợp đồng xây dựng 1 kênh đào và tiến hành thăm ḍ địa chất ở miền Trung Anatoli.

Nhưng mọi điều đó vẫn không ngăn trở đại diện công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày ngày gửi các đơn khiếu nại về nhà máy ở Milwork. Các loại hàng hoá đưa vào Thổ Nhĩ Kỳ, kể từ dao cao râu chạy điện cho đến ô tô buưt và xe vận tải, chỉ qua 1 thời gian là hỏng, là không tài nào chữa được nữa. "International Hister Corporation" có 105 đại lư, chi nhánh và cửa hàng ở khắp 5 châu, nhưng đơn khiếu nại gửi về hăng nhiều nhất vẫn là từ Thổ Nhĩ Kỳ. Để đáp lại các đơn khiếu nại ấy, việc kiểm tra những mặt hàng xuất sang Thổ đă được tăng cường, số lượng phụ tùng kèm theo cũng tăng lên nhưng đơn khiếu nại vẫn cứ gửi đến măi.

Lúc này công ty bèn đặt vấn đề nghi ngờ các hăng cạnh tranh với ḿnh đă mưu hại, mà cạnh tranh với công ty này là những hăng lớn: "Jo Chalmers Co" và "Truck company". Người của "International Hister Corporation" đă được đưa vào những hăng này để phá hoại. Thế là những đơn khiếu nại cũng lại gửi tới tấp đến chỗ họ.

Sau khi kư hợp đồng về các công tŕnh xây dựng, "International Hister Corporation" bèn bắt tay vào việc điều tra nguyên nhân thực sự đă gây ra những vụ khiếu nại. Người ta quyết định là viên tổng giám đốc công ty sẽ sang Thổ c̣n trưởng ban kỹ thuật là kỹ sư Harry Scott sẽ đảm nhiệm việc nghiên cứu các đơn khiếu nại nhận được các khách hàng. 3 xưởng đi Anatôli để nghiên cứu các vụ khiếu nại. Họ dựng lều ở 1 thung lũng lớn, nơi định tiến hành các công tŕnh thăm ḍ địa chất. Làng gần nhất ở cách chỗ họ 18 cây số. Sau khi sang Thổ được 1 hôm, mixtơ Harry Scott cũng 2 kỹ sư, 2 kỹ thuật viên và 1 phiên dịch lên xe hơi đi đến từng làng.

Tại làng thứ nhất, người phiên dịch nói với xă trưởng và khách hàng trong quán cà phê những lời như sau:

- Các ông các bà có thể mang đến đây những thứ hàng của công ty "International Hister Corporation" bị hỏng. Chúng tôi sẽ chữa không lấy tiền. Những ông này sang đây chính là để làm việc đó.

Thoạt tiên những người nông dân không hiểu ǵ cả, và tay phiên dịch lại giải thích:

- Chả lẽ trong làng này không ai có máy kéo, máy liên hợp, rađiô, máy khâu à?

- Có! Có! -  những người nông dân kêu lên.

- Nếu các ông bà có đồ dùng của công ty này làm ra bị hỏng th́ các kỹ sư đây sẽ chữa cho không mất tiền!

- Các ông xem giúp tôi cái rađiô -  1 nông dân rụt rè nói .

Ông ta bảo con trai về lấy chiếc máy thu thanh bị hỏng. Khi thằng con mang lại, các kỹ sư và kỹ thuật viên bắt đầu xem xét. Nhưng họ cố công t́m măi mà vẫn không thấy nhăn hiệu chiếc máy thu thanh đâu cả: Nó đă bị xoá đi mất và trên vỏ máy đầy các h́nh vẽ và những ḍng chữ vạch bằng dao nhíp. Trên mảnh vải thô cũng ở vỏ máy có gài những chữ cái bằng đồng làm thành chữ "mashallah", và bên cạnh đó không biết v́ sao lại treo 1 hạt cườm xanh. Từ bên trong hộp máy tḥ ra những cái đinh, trong số đinh có 3 cái bị bẻ cong. Giữa các bộ phận trong máy có buộc các dây thừng và dây gai thậm chí cả những giẻ rách mầu sặc sơ nữa.

Xem xong sơ đồ máy, các kỹ thuật viên ngơ ngẩn nh́n nhau. Harry Scott hỏi người phiên dịch:

- Đây là cái ǵ?

Phiên dịch hỏi những người nông dân:

- Họ hỏi đây là cái ǵ?

- Lăo ta mù hay sao? Rađiô chứ c̣n cái ǵ nữa! -  tức th́ có tiếng trả lời.

Harry Scott trợn ngược mắt lên v́ ngạc nhiên:

- Đây là máy thu thanh? -  lăo hỏi lại -  Chắc là hàng sản xuất ở địa phương. Máy đă chạy bao giờ chưa?

- Chạy rồi chứ -  người nông dân đáp -  chúng tôi đă nghe được mấy tuần lễ.

- Thế cái đinh to tướng này để làm ǵ? -  Harry Scott hỏi qua phiên dịch.

- Chỗ núm vặn bị găy mất, tôi bèn lôi cái đinh ở chiếc gậy vẫn dùng để đuổi ḅ ra và cắm vào máy.

- C̣n những sợi dây thép này? -  Harry Scott chỉ vào những sợi dây điện thoại to tướng tḥ ra ḷng tḥng từ trong máy.

- Những dây cũ mảnh lắm, lúc chúng bị đứt tôi bèn cho những dây này vào.

Các kỹ sư và kỹ thuật viên lại ngắm nghía cái hộp nằm trước mặt họ lần nữa, những vẫn chịu không dám gọi nó là chiếc máy thu thanh. ở đây họ đă trở nên bất lực, và do đó cảm thấy ḿnh hết sức lúng túng.

- Tôi cũng có chiếc máy thu thanh như thế -  một nông dân khác nói xen vào -  Nhưng tôi đă t́m được cách trị nó. Chạy suốt 1 năm nay rồi.

Và người nông dân bắt đầu biểu diễn cách "trị" của ḿnh. Ông ta nối những dây thép và các dây rợ ḷng tḥng vào các bộ phận máy, vặn cái đinh thay cho tay vặn và... đèn cháy lên. Nhưng chiếc máy thu thanh vẫn yên lặng. Người nông dân bèn đập vào vỏ mấy lần và bằng tiếng nhạc tự nhiên từ trong máy bật ra. Những người kỹ sư ngơ ngác kinh ngạc. Mấy phút sau chiếc máy lại nín bặt. Người nông dân bèn nhấc bổng nó lên và lắc mạnh. Chiếc rađiô bắt đầu chạy nhưng lại im ngay. Khi ấy, chẳng cần suy nghĩ lâu la ǵ, người nông dân bèn giáng luôn một quả đấm thật mạnh vào máy. Và kỳ lạ chưa ḱa! Kính trong các cửa sổ quán cà phê cũng phải rung lên v́ tiếng hát.

- Chỉ có thế là nó mới hiểu được -  người nông dân giải thích hành động của ḿnh -  Nếu thôi không chạy th́ cứ mang nện xuống đất là lại kêu ngay!

Những người kỹ sư há hốc mồm v́ kinh ngạc, kéo ra khỏi quán cà phê, lên xe hơi đi đến một thị trấn, nơi họ phải xem xét những máy móc hỏng mang nhăn hiệu "International Hister Corporation" gồm 2 ô tô buưt, 1 xe vận tải, 1 máy kéo và 1 xe du lịch. Đến thị trấn, họ đi xem chiếc xe hơi của lăo chủ khách sạn. Chiếc xe đậu ở 1 ngơ quặt chật hẹp. Từ cửa ô tô tḥ ra ống khói của 1 bếp ḷ bằng sắt. Làn khói nhẹn toả ra từ chiếc ống khói. Trên các cửa sổ có treo những rèm cửa bằng vải hoa sặc sỡ, chiếc kính hậu vỡ được thay bằng 1 tờ báo căng ra. 1 cánh cửa bằng gỗ dán và đeo trên 2 chiếc nẹp da. 1 bánh xe không có lốp. Tại chỗ 1 bánh xe khác có chèn kích. Những cánh chén bùn bánh sau không có. Các đèn pha đều vỡ, ḷ sưởi điện giống như cục bột nhăo rúm ró. Chỉ có con mắt thật tinh tường mới nh́n ra được màu sơn xanh ban đầu của chiế xe dưới những vệt bẩn đủ màu sắc phủ bên trên. Số xe được viết bằng keo màu.

- Đây la cái ǵ? -  Harry Scott sửng sốt hỏi phiên dịch.

- Mắt ông không nh́n thấy à? Chả nhẽ ông ta chưa trông thấy chiếc xe hơi bao giờ hay sao? -  có tiếng đáp lại.

Harry Scott và những người đi theo choáng váng v́ kinh ngạc.

Những người dân trong thị trấn xúm lại quanh chiếc xe hơi. Con trai lăo chủ khách sạn nói rơ thêm:

- Chúng tôi mua chiếc xe này nửa năm trước đây. Được 4 tháng th́ hỏng mất! Thế là đành phải đem cho thuê làm chổ ở vậy.

- Chiếc ô tô buưt của tôi cũng y như thế -  có tiếng nói từ trong đám đông -  nhưng tôi đă t́m được lối thoát: mọi ngày tôi chạy không quá 100 cây số! Nó dừng th́ tôi lại sửa. Nói chung th́ tôi đă biết cách điều khiển nó thế nào rồi.

Họ rót xăng vào chiếc xe hơi của lăo chủ khách sạn, nhưng thùng chứa xăng bị chảy. Lỗ thủng được bít lại bằng nhựa cây. Người con trai lăo chủ ngồi vào sau chiếc tay lái gẫy.

- Nào, lạy đức Ala! -  tay chủ ô tô buưt thốt ra, chạy lấy đà và đẩy mạnh chiếc xe hơi.

Động cơ bắt đầu nổ lạch bạch.

Những người kỹ sư tỏ vẻ ngỡ ngàng giang 2 tay ra.

Bây giờ họ phải xem chiếc máy kéo hỏng. Trên máy béo có treo những túm hanh, tôi, chiếc giày cũ, cái móng ngựa, những giăi vải; trên mui xe ngổn ngang các túi và bọc chằng dây thừng.

Thật khó ḷng tin nổi rằng đây là chiếc máy kéo! V́ thế nên những người kỹ sư lại đành chịu không hiểu nổi nó hỏng ở chỗ nào.

Thấy vậy, một người nông dân đứng dấy bèn lấy búa giáng mấy cái vào chiếc máy kéo, và động cơ bắt đầu nổ.

- Ông đă biết cách làm cho máy chạy rồi c̣n khiếu nại ǵ nữa? -  Harry Scott hỏi.

- Cứ nện vào đầu th́ ai mà chẳng phải làm! -  chủ nhân máy kéo đáp.

Những người kỹ sư tiến lại chiếc xe ô tô buưt. Thùng xe được ghép bằng các khung cũ có lắp các bảng ghi những đoạn trích trong sách kinh thánh Côran. Trên chiếc gương dán tờ lời cầu nguyện "giúp cho thoát khỏi mọi tai hoạ"; các ghế đệm êm có trải chiếc chiếu giống như những chiếu trải trong quán cà phê. Trên thành xe kẻ các ḍng chữ lớn: "lên đường b́nh an", "trở về mạnh giỏi", "Ala phù hộ cho tôi", "phượng hoàng của tôi!".

Những người kỹ sư không sao tin được rằng chiếc ô tô buưt, này đă làm ở Mỹ. Người ta đẩy chiếc ô tô buưt, lấy búa gơ, nhưng xe vẫn không chạy.

- Hượm tư đă! -  người dân địa phương kêu lên.

Quay lưng lại mọi người, anh ta nhấp nắp che máy lên và đái vào môtơ.

- Bây giờ th́ thế nào cũng chạy, tôi đă hăm cho nó nóng lên một tư rồi.

Và động cơ bắt đầu nổ thật.

Ngay chiều hôm ấy, Harry Scott một nhọc trở về lều, đă viết một bức thư cho viên tổng giám đốc công ty "International Hister Corporation".

"Về phương diện kỹ thuật -  ông ta báo tin -  th́ người Thổ đă vượt xa chúng ta và các nước khác rất nhiều. Họ ngấm ngầm chế tạo tại các xưởng máy của họ những chiếc ô tô, máy thu thanh, máy kéo và xe vận tải theo các sơ đồ và bản vẽ bí mật. Họ che dấu toàn thế giới việc sản xuất của họ. Người Thổ, những kẻ có sức mạnh xưa nay ai cũng biết, đă dùng quả búa nện để trị máy kéo, dùng nước tiểu đối với ô tô buưt. Điều bí mật về kỹ thuật ấy c̣n cao hơn bí mật nguyên tử. Để khám phá ra bí mật đó đề nghị phái ngay sang đây các đặc vụ chuyên về lănh vực này. Quyền lợi của công ty đ̣i hỏi phải làm như vậy."


Những người thích đùa

Cuộc đời thật là cay đắng. Cuộc đời thật là chông gai. Cuộc đời thật là... Tôi có hẳn 3 quyển vở dày cộp chép toàn những câu triết lư về cuộc đời như thế. Tổng cộng khoảng gần 16 ngh́n câu mà tôi cho là hay nhất.

Đời là bể khổ. Đời là bờ dốc dứng. Đời là một ghềnh thác. Đời là một cái sân khấu, vân vân...

Nhưng rồi ở trang cuối, tôi lại ghi mấy chữ: "Vậy th́ đời là cái cóc khô ǵ?"

ồ, thưa quí vị, đời cay đắng và chua xót lắm! Không tin, xin quí vị cứ nghe câu chuyện tôi kể đây rồi tự xét đoán xem tôi nói có đúng hay không.

Hồi ấy tôi không làm ăn ǵ cả. Chẳng phải v́ tôi giàu có hay v́ được thừa hưởng 1 gia tài kếch sù ǵ, mà chẳng qua v́ tôi không sao t́m nổi việc làm. Đă 2 ngày tôi sống chỉ bằng không khí và nước lă.

1 hôm, tôi đến ngồi trên 1 chiếc ghế đá vườn hoa để suy nghĩ về bản chất cuộc đời. Bên cạnh tôi, có 1 ông ngồi xem báo. Lúc ông ta nhét tờ báo vào trong túi, tôi hỏi:

- Ông có thể cho tôi ngó qua tờ báo một chút được không ạ?

Ông bạn ngồi cùng ghế đưa cho tôi tờ báo. Tôi vội lướt nhanh các mục rao vặt. Có 1 mâu tin khiến tôi thoáng hy vọng: "Cần tuyển người làm, bất kể đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ." Thế là không để lỡ một phút, tôi trả lại tờ báo cho chủ nhân, rồi 3 chân 4 cẳng phóng ngay đến cái địa chỉ ghi trong mẩu rao vặt. Đó là 1 ngồi nhà 5 tầng, nằm ngay giữa khu vực đông đúc nhất của thành phố. Sợ đến chậm, nên chẳng cần chờ thang máy, tôi cứ thế bước mấy bậc 1 lên thẳng tầng thứ 5. Cánh cửa treo biển số 18 đây rồi! Tôi thấy người ta bước vào đó, lần lượt từng người 1. Người nào lúc vào trông mặt cũng đầy hy vọng. Nhưng khi bước ra th́ trông ai cũng hầm hầm tức giận.

Để cho hơi thở đă trả lại b́nh thường, tôi mới tiến lại phía cửa:

- Tôi xem báo thấy nói ở đây...

Không đợi tôi nói hết câu, người gác cửa khoát tay ra hiệu cho tôi vào. Tôi bước vào 1 căn buồng có kê rất nhiều ghế băng và ghế bành. Đă có 6 người đàn bà và 8 người đàn ông ngồi chờ ở đó. C̣n 5 người khác, trong đó có tôi, th́ đứng.

- Công việc ǵ đấy hả ông? -  Tôi hỏi người đứng cạnh. Người này cũng có số phận hẩm hiu như tôi. Ông ta đáp:

- Tôi cũng không biết. Chỉ thấy người ta gọi từng người 1 vào. Nhưng vào được độ 10', hay cùng lắm là nửa tiếng, th́ thấy ai cũng chạy bổ ra như ma đuổi, chửi ầm cả lên.

Đúng lúc đó cửa sịch mở và 1 người đàn ông mặt đỏ gay lao ra pḥng chúng tôi, chửi rủa om ṣm:

- Đồ đểu, đồ khốn nạn!

- Đến lượt ai? -  người gác cửa kêu to.

- Tôi ạ! -  1 phụ nữ c̣n trẻ, phấn son loè loẹt nói, đoạn bước vào buồng trong. Tôi hỏi 1 người đang ngồi đợi:

- Họ làm ǵ trong ấy thế hả ông?

- Chắc họ thử tŕnh độ!

Thế là tôi hối hả ôn lại trong trí nhớ tất cả những ǵ người ta dạy tôi ở trường học. Cứ dựa vào các dấu hiệu bên ngoài mà xét, th́ đây là 1 cơ quan thương mại, như vậy ắt họ phải kiểm tra tŕnh độ toán học. Tôi vội vàng nhẩm lại bảng cửu chương, rồi ôn lại cách tính phần trăm, tính hạ giá...

Bỗng cửa mở tung và người phụ nữ mang đồ trang sức rẻ tiền ban năy bước ra, mặt đỏ như gấc:

- Quân khốn nạn, đồ vô lương tâm!

Chị ta kêu ầm lên và từ phía trong vọng ra 1 giọng cười đàn ông khả ố.

- Chả lẽ họ làm nhục chị ấy? -  Tôi chợt rùng ḿnh.

- Không phải đâu! -  người bên cạnh tôi đáp -  Tôi chắc người ta ra 1 câu hỏi ǵ hóc búa quá và chị ta không trả lời được đấy thôi!

- Đến lượt ai nào? -  người gác cửa lại kêu to. Lần này người vào là 1 anh thanh niên, chính cái anh chàng vừa năy nói rằng chị phụ nữ không trả lời được câu hỏi. Trong lúc tôi đang loay hoat ôn lại cách tính phần trăm rắc rối, th́ thấy anh ta đă lao vọt ra như 1 mũi tên, miệng gào lên:

- Mẹ kiếp! Thế mà cũng gọi là công việc!

- Anh chàng này hoá ra lại kém cả đàn bà! -  người ngồi cạnh tôi nói với giọng chế giễu.

Lúc này sau lưng tôi đă có cả 1 dăy người. Người gác cửa vẫn tiếp tục gọi từng người 1 vào.

Tôi túm lấy áo ông ta, rụt rè hỏi:

- Họ làm ǵ trong ấy thế hả bác?

- Sát hạch! -  ông ta cười khẩy đáp.

Cứ mỗi lần thấy có người từ bên trong lao ra và lớn tiếng chửi rủa, là tôi lại thấy mừng thầm. V́ như thế tôi càng có nhiều hy vọng có công ăn việc làm. Nhưng mừng mà vẫn lo. V́ không biết công việc ǵ mà họ kiểm tra 1 cách kỳ lạ như vậy? Giá như chưa đến nỗi đói lắm, th́ tôi đă nhổ toẹt vào công việc và bỏ đi quách cho rồi! Hàng người cứ tiến lên rất nhanh. Trước mặt tôi là 1 ông già xanh rớt như tàu lá. ở trong pḥng bước ra, ông ta mệt lả người, đến nỗi không c̣n sức mà chửi rủa nữa.

- Họ làm ǵ trong ấy thế hả bố? -  tôi ṭ ṃ hỏi. Ông ta khoát tay bảo:

- Không phải hỏi. Cứ vào trong ấy khắc biết.

Người gác cửa hỏi to đến lượt ai? Tôi im lặng. Người xếp hàng sau tôi bảo:

- Đến lượt anh đấy!

- Ông vào trước đi. Tôi không vội lắm -  tôi nói vậy, nhưng bị ông ta phản đối:

- Không được! Phải có thứ tự chứ! Tôi chưa đến lượt tôi không vào!

Đồ con lợn! Giá đây là xếp hàng đi xe điện hay xe buưt, th́ có lẽ hắn đă chả tử tế như vậy, mà huưch bật tôi ra khỏi hàng từ lâu rồi!

- Mời ông cứ vào trước đi!

- Không, không! Anh phải vào trước chứ!

Người gác cổng huưch vào lưng tôi đẩy vào. Tôi nghe thấy cửa đóng sập lại sau lưng.

- Ôi, lạy chúa! -  tôi thầm khấn -  Xin ngài che chở cho con. Nếu đúng là sát hạch hay kiểm tra ǵ th́ xin ngài hăy giúp con vượt qua tất cả, để con có thể kiếm được việc làm.

Không hiểu v́ đói hay v́ sợ, tôi bỗng thấy mặt mày sa sầm.

Căn buồng mà tôi bước vào bày biện như 1 văn pḥng. Những người ngồi ở đó đang cười ha hả. Trông người nào cũng to béo, bụng chảy sệ, cằm th́ 2 ngấn. Thế th́ làm ǵ mà không hay cười?

Tôi tiến lại gần 1 ông ngồi sau chiếc bàn lớn có mặt kính. Ông này chắc hẳn là chủ tịch hội đồng giám khảo.

- Anh có thích đùa không? -  ông ta hỏi.

Tôi đưa mắt quan sát tất cả mọi người có mặt trong pḥng. Có chừng 10 người tất cả. Nhưng không người nào ăn mặc tồi tàn và trông ốm đói như tôi. Vậy ắt hẳn họ phải là những người thích đùa. V́ thế tôi vội nở ngay 1 nụ cười đáp:

- Tất nhiên là thích chứ ạ! Chả nhẽ trên đời này lại có người không thích đùa hay sao!

- Tốt lắm. Thế nghĩa là anh rất thích đùa? -  ông ta kéo dài giọng -  Vậy th́ anh hăy ngồi xuống chiếc ghế salông này!

Chân tôi lúc bấy giờ đă mỏi lắm, chỉ muốn khuỵu ngay xuống, nhưng v́ sợ thất lễ nên tôi không dám ngồi.

- Dạ, thưa ngài, tôi đứng cũng được ạ.

- Không, không được! Anh vừa nói là thích đùa cơ mà! Thế th́ cứ ngồi xuống!

Từ chối nữa e không tiện, tôi đành cám ơn và rón rén ngồi xuống ghế.

- Không, ngồi vào đây, vào chiếc salông này cơ!

Tôi lại đứng dậy và ngồi sang chiếc salông.

- Thế, phải rồi! Tất cả những người mà anh thấy đang ngồi đây đều là những người rất thích đùa -  viên chủ tịch giám khảo nói.

- Thưa ngài, thế th́ hay quá! Ǵ chứ đùa th́ tôi mê lắm ạ!

Thế là họ bắt đầu hỏi tôi đủ mọi chuyện. Tôi đáp lại họ bằng những câu ngắn gọn và lễ phép. Bỗng tôi cảm thấy cái ghế ngồi bắt đầu nóng lên, rồi mỗi lúc 1 nóng hơn. Tôi thấy ḿnh như 1 cái hạt dẻ bị rang trên chảo nóng. Lạy thánh Ala!... Hay là tôi lên cơn sốt chăng? Nhưng nếu sốt, th́ cái nóng phải tập trung ở đầu, chứ không thể ở chỗ nào khác. Tôi bắt đầu nhăn nhó, oằn oại trên ghế. Thấy vậy mọi người phá lên cười. Th́ họ là những người thích đùa mà lại, và điệu bộ tôi lúc ấy chắc phải tức cười lắm. Tôi cảm thấy như ngọn lửa đă cháy vào tận ruột gan nhưng nh́n thấy họ cười, tôi cũng bất đắc dĩ phải nở 1 nụ cười gượng gạo.

- Anh làm sao thế? Trong người khó chịu à? -  họ hỏi tôi.

Nếu tôi trả lời là bị ốm, th́ tất nhiên đời nào họ c̣n lấy tôi vào làm nữa. V́ thế tôi phải nói:

- Đâu có ạ! Tôi khoẻ như trâu ấy chứ ạ!

- Thế tại sao anh cứ oằn oại thế?

Rồi họ lại nh́n tôi cười rũ ra.

- Xin lỗi, tôi bị bệnh ṛ hậu môn -  tôi t́m cách nói dối như vậy -  xin các ngài cho phép tôi được đứng!

Nói đoạn tôi đứng dậy, lau mồ hôi trán. Tôi đă toan hét to vào mặt họ: "Làm ǵ mà các ông cười rống lên như vậy?" nhưng chợt nhớ ra họ là những người thích đùa, nói thế chỉ tổ bị đuổi thẳng ra ngoài, nên tôi lại thôi.

Vị ngồi sau bàn rung chuông gọi người gác cửa và bảo:

- Mang nước chè vào cho ông này!

Tôi nghe nói mà mát cả ruột. Như vậy là họ đă thích tôi. Nhưng cơn đói làm bụng tôi cồn cào. Chà, cái lũ giun chết tiệt ấy nó hành hạ tôi! Người gác cửa mang vào cho tôi 1 tách nước trà. Nhưng tôi chưa kịp thả 2 miếng đường vào, th́ nước trong cốc bỗng nhiên sủi bọt và trào ra ướt hết cả tay. Mọi người lại được 1 trận cười no bụng. Mà kể ra nh́n cái bộ dạng ngây độn của tôi lúc ấy th́ ai mà nhịn cười cho được!

1 vị trong ban giám khảo cố nhịn cười bảo tôi:

- Anh hăy mở cánh cửa kia ra. ở trên cái bàn phía sau cửa ấy có 1 cái gậy. Anh hăy cầm cái gậy ấy lại đây!

Tôi làm theo lệnh của ông ta, nhưng không thấy cái gậy nào cả.

- Thưa ngài, trên bàn không có ǵ cả ạ! -  tôi bối rối nói.

- à, đây rồi -  người ta lại gọi tôi lại. Rồi viên giám khảo tiếp tục thẩm vấn tôi. Nhưng thật là tai hại, tôi bỗng lên cơn hắt x́ hơi và không tài nào trả lời được. Đúng là hoạ vô đơn chí!

- Anh tên là ǵ?

- Tôi... hắt... hắt... hắt x́ hơi! Tôi... tôi... tôi... hắt... hắt... x́. Tôi tên là... Ac... mét, x́ hơi!

"Ḿnh bị làm sao thế này?" Tôi lo lắng ưự hỏi. Lần đầu tiên trong suốt 40 năm, hy vọng có được việc làm vừa chợt loé lên, th́ ác hại thay, cái ghế ngồi bỗng nóng rực lên, rồi nước chè tràn ra khỏi cốc, rồi lại hắt x́ hơi!

- Bốn... bốn... bốn... hắt x́... hơi. Bốn mươi... hắt... x́ hơi... mốt...

Mọi người lại cười rộ lên. Cuối cùng, 1 vịt rong ban giám khảo nói:

- Đằng kia có cái ṿi nước kia ḱa! Anh ra rửa mặt đi!

Tôi ra rửa mặt và cảm thấy dễ chịu hơn, không hắt x́ hơi nữa, nhưng không hiểu sao nước mắt bỗng chảy ràn rụa như suối. Hay là tại đói chăng? Tôi bắt đầu khóc nức nở như 1 thằng hề vậy. Thôi, thế là đi tong! Chưa hết hắt x́ hơi đă lại bắt đầu chảy nước mắt thế này, th́ c̣n ai người ta nhận vào làm nữa!

- Tại sao anh lại khóc?

- Ai? Tôi ấy ạ? Dạ, tôi cũng không biết tại sao nữa! Chắc tại tôi nhớ đến bà mẹ tôi đă mất...

Thế là mọi người lại lăn ra mà cười. C̣n tôi th́ cứ thút tha thút thít như đứa trẻ. 1 vị giám khảo khác lấy trong tủ ra 1 lọ nước hoa đưa cho tôi và bảo:

- Anh hít 1 tư nước hoa này cho nó dễ chịu!

Tôi nhỏ mấy giọt nước hoa vào ḷng bàn tay rồi đưa lên mũi hít. Thứ nước hoa đúng là đặc biệt thật. Vừa hít vào đă thấy dễ chịu ngay. Nhưng... ơ ḱa! Tôi lại bị làm sao nữa thế này? ấc... ấc. Chết cha rồi! Tôi lên cơn nấc! Thôi, lần này th́ mới thật là hết nhé! Này... người ta sắp tống cổ tôi đi này!

- Trước đây anh làm nghề ǵ?

- Dạ... ấc... ấc! Trước đây... ấc! Tôi làm... ấc! Nghề đánh... ấc! Giầy... ấc!...

- Thôi, lạy chúa, xin anh đừng nói nữa! Anh hăy mở cái tủ này ra!

Tôi vừa mở cánh cửa tủ th́ bỗng... ầm 1 cái như tiếng đại bác. Hết hồn, tôi ngă bệt ngay xuống đất. Thôi đến nước này th́ c̣n hy vọng ǵ công việc nữa, tôi nghĩ thầm, không khéo ḿnh c̣n phạm tội giết người nữa là đằng khác! V́ có khi họ bị vỡ bụng ra v́ cười.

Bỗng tôi thấy 1 ông to béo thổi tung bụi ở bàn. Rồi 1 lát sau tôi cảm thấy ngứa không chịu được.

- Tại sao anh cứ phải găi thế?

- Dạ, tôi cũng không hiểu tại sao nữa ạ! Tôi mới tắm hôm qua...

Hay là tôi bị bọ mẹt đốt chăng? Nhưng nếu bọ đốt th́ chỉ ngứa 1 chỗ thôi chứ! Đằng này khắp người tôi chỗ nào cũng ngứa ran.

- Tŕnh độ văn hoá của anh thế nào? -  1 ông nhiều tuổi nhất trong ban giám khảo hỏi.

- Dạ, thưa, tôi đă tốt nghiệp khoa Văn ĐH Tổng hợp ạ!

Ông ta dí sát tai vào mặt tôi bảo:

- Anh nói to lên, tôi bị nặng tai.

Quả thật tôi thấy 1 lỗ tai của ông ta có đeo 1 cái ống nghe. Tôi hét to, trong khi vẫn ra sức găi:

- Khoa Văn!

- Cái ǵ?

Tôi lại hét rơ to 1 lần nữa vào lỗ tai ông ta: "Khoa văn!" Thế là từ cái ống nghe ở lỗ tai ông ta có 1 tia nước bỗng bắn vọt vào mặt tôi. Quá bất ngờ, tôi lại ngă phịch xuống sàn. Không biết đây là cái chỗ ǵ vậy nhỉ? Văn pḥng quái ǵ mà lại thế! Hay là tôi rơi vào một cái hang quỷ sứ?

Xung quanh tôi, các vị giám khảo cứ ôm bụng lăn ra mà cười. Họ cười giật từng cơn như bị động kinh. Nhưng rồi cuối cùng, cơn cười cũng chấm dứt. Mọi người nghiêm trang dứng cả dậy.

- Khá lắm! -  1 ông trong ban giám khảo khen tôi -  Anh đă chịu được tất cả các cuộc thí nghiệm. Chúng tôi đă thử đến 40 người, nhưng không ai chịu được đến phút cuối cùng. Thậm chí có người mới vừa sau thí nghiệm thứ 1 đă bỏ chạy.

- Thưa ngài, tôi chưa hiểu. Ngài bảo tôi chịu được những cuộc thí nghiệm ǵ cơ ạ?

- à, chả là thế này: ở Mỹ có 1 hăng chuyên sản xuất các thứ hàng đặc biệt. Họ gọi đó là những món hàng "biết đùa", v́ chúng có thể làm cho người ta cười. Hăng này có gửi cho chúng tôi 1 số mặt hàng mẫu và để nghị chúng tôi cùng kinh doanh.

- Vâng, thế th́ sao ạ?

- à, nhưng v́ 1 số thứ hàng có thể gây ra những hậu quả nguy hiể, nên chúng tôi quyết định phải thử trước...

Rồi họ quay sang bàn bạc với nhau:

- Nghe đâu ở bên Mỹ có đến hơn 1 vạn cửa hàng bán các thứ hàng này...

- Phải đấy! Riêng tiền xuất khẩu các thứ hàng này nghe nói cũng đă tới trên 20 triệu đôla cơ đấy!

- Họ có giới thiệu cho ta hơn 50 mặt hàng.

- Ta phải kư hợp đồng với họ ngay đi. Cái món này hời đấy! V́ dân ta cũng ham đùa lắm. Ǵ chứ món hàng này của người Mỹ dứt khoát là họ phải đổ xô vào mua.

Vị nhiều tuổi nhất trong đám nói với viên thư kư:

- Ông viết đi: 2000 đệm ghế phát nhiệt, 2 vạn hộp bột ngứa, 500 ḥm nước hoa nấc, 5000 tá máy điếc bắn nước, 2 vạn chai nước làm chảy nước mắt, 5 tấn đường gây cười, 3 vạn hộp phát tiếng nổ. Ông nhớ bảo họ gửi ngay cho ta tất cả các thứ đó nhé!

Tôi hiểu rằng như thế là tôi đă được nhận vào làm, nhưng không hiểu là sẽ phải làm ǵ? Mọi người vẫn say sưa thảo luận nên chẳng ai c̣n nhớ đến tôi. Thấy vậy, tôi mới lên tiếng hỏi vị chủ tịch giám khảo:

- Thưa ngài, tôi có được nhận vào làm không ạ?

- Được -  ông ta đáp -  anh tỏ ra là người có sức chịu đựng khá nhất trong số những người mà chúng tôi đă thử.

Đoạn ông ta quay sang bảo viên thư kư:

- Ông nói với ông thủ quỹ trả cho ông này 2 lia rưỡi!

Rồi lại quay sang phía tôi nói tiếp:

- Công ty của chúng tôi mỗi tháng sẽ nhận được các hăng sản xuất hàng gây cười ở bên Mỹ tất cả những mặt hàng mới. Vậy cứ ngày mồng 5 mỗi tháng anh hăy đến đây để chúng tôi thử các mặt hàng mới nhận được. Anh sẽ được lĩnh 2 lia rưỡi 1 tháng. Anh nhớ là cứ vào ngày mồng 5 đầu tháng nhé!

- Ha ha ha!... Ha ha ha!... Đột nhiên tôi ôm bụng cười vang. Vị chủ tịch ban giám khảo cũng mỉm cười nh́n tôi:

- ồ, té ra anh cũng là người biết đùa đấy nhỉ!

Tuy đă lả người đi v́ đói, nhưng tôi vẫn cố thu nốt chút sức tàn, thoi 1 quả vào giữa mũi lăo chủ tịch. Lăo ta bị 1 cú đấm trời giáng, ngă quay xuống đất.

- Xin các vị cứ coi như là tôi đùa -  tôi bảo họ thế.

- Đùa kiểu du côn thế à?

- Các vị thứ lỗi cho, nhưng có 2 lia rưỡi 1 tháng th́ bọn dân đen chúng tôi đâu có thể mua nổi những thứ hàng biết đùa của các ngài được! Nên chúng tôi phải đùa theo kiểu của chúng tôi vậy!

Nói đoạn, tôi đóng sập cửa, bỏ về.


Secmenđi sinh ngày nào?


- Người ấy là một nhà đại bác học.

- Thế ông ta có phát minh ǵ không?

- Rơ thật cái anh này! Dĩ nhiên là phải có chứ! Đúng là thời buổi bây giờ, không nói ǵ đến hạng dân thường, mà ngay cả những người có học cũng chẳng anh nào quan tâm ǵ đến khoa học cả! Nhà bác học này có cống hiến rất lớn cho nền lịch sử văn học nước ta đấy, v́ ông ta đă t́m ra 1 ngày quan trọng.

- Ngày ǵ thế vậy?

- Chắc anh có nghe nói đến 1 nhà thơ ở thế kỷ 15 tên là Secmenđi chứ?

- Không, tôi chưa nghe nói bao giờ.

- Sécmenđi để lại cho hậu thế 1 tập thơ lớn. Tên tuổi của ông được nhắc đến trong nhiều tập thi tuyển.

- Vậy th́ sao?

- Chả là thế này: tất cả các tài liệu về văn học sử đâu như đều nói Sécmenđi sinh ngày mồng 4 tháng 5. Nhưng vị giáo sư nọ đă bác bỏ hoàn toàn ư kiến đó.

- Bác bỏ bằng cách nào?

- Bằng cách viết hẳn 1 cuốn sách dày 600 trang.

- Và trong 600 trang ấy ông ta đă chứng minh được quan điểm của ḿnh?

- ồ, đâu có! Giải quyết 1 vấn đề phức tạp như vậy anh tưởng dễ lắm đấy! Đó mới chỉ là tập mở đầu thôi. Trong tập này giáo sư mới chỉ khẳng định rằng Secmenđi không phải sinh ngày mồng 4 tháng 5.

- Rồi sau đó?

- Sau đó, sang tập 2, tập 3, mà có khi cả tập 4 nữa cũng nên, giáo sư mới dùng mọi lư lẽ để chứng minh rằng, cái ngày mồng 4 tháng 5 ấy là sai. Tiếp đến, sang tập 5 và tập 6, ông mới cho biết ngày sinh chính xác của Secmenđi.

- Thế sẽ có bao nhiêu tập tất cả?

- Hiện giờ cũng chưa biết sẽ có bao nhiêu tập tất cả. Chỉ biết giáo sư mới viết xong tập thứ nhất, mà như thế cũng đă mất 15 năm rồi!

- Anh bảo ǵ? 15 năm?

- Chứ sao! Anh thật chẳng hiểu ǵ về khoa học cả.

- Thế đến bao giờ giáo sư mới viết xong các tập kia?

- Nếu thánh Ala cho giáo sư sống thêm 15, 20 năm nữa, th́ ông sẽ hoàn thành tập 2. Năm nay giáo sư đă hơn 60 tuổi rồi.

- Nói dại mồm, thế nhỡ chẳng may giáo sư... tịch đi.

- Th́ các nhà bác học khác sẽ tiếp tục công tŕnh của giáo sư, ngay từ chỗ mà ông dừng lại.

- Anh cho phép tôi hỏi 1 câu: Quả thật anh bắt đầu làm cho tôi thấy ṭ ṃ. Lúc năy, h́nh như anh có nói Secmenđi không phải sinh ngày mồng 4 tháng 5. Thế th́ ông ta sinh ngày nào?

- Đó chính là vấn đề mấu chốt cần phải xác minh để làm sáng tỏ lịch sử văn học nước nhà. Secmenđi sinh không phải ngày mồng 4 tháng 5, mà là đêm mồng 3 rạng ngày mồng 4. Nhưng sự kiện này xảy ra trước 12h đêm, nên ngày sinh của ông tất phải coi là ngày mồng 3, chứ không phải mồng 4. Tất cả các nhà nghiên cứu văn học sử đă bị nhầm chính là ở chỗ này.

- Và toàn bộ công tŕnh phát minh của giáo sư cũng chỉ là ở chỗ đó?

- Thế theo anh, t́m ra được ngày sinh của 1 nhà thơ cổ hăy c̣n là ít hay sao?

- Không phải, nhưng tôi không hiểu tại sao giáo sư không thể nói vắn tắt điều đó trong vài ḍng, mà phải tốn công viết hàng mấy trăm trang giấy?

- Anh nói chán quá! Nếu viết vài ḍng, th́ 1 bác học như giáo sư, c̣n ǵ là bác học nữa? C̣n có ǵ là khác người thường nữa? Những nhà bác học, sở dĩ là bác học, bởi v́ họ biết cách tŕnh bày thế nào để những điều hết sức dễ hiểu cũng trở thành những cái rất khó hiểu, như kiểu đánh đố vậy. Chỉ có vài ḍng thôi, nhưng họ biết cách kéo ra thành vài trăm trang. Cái khác nhau giữa những nhà bác học và những người không phải bác học chính là ở chỗ đó.

- Nếu vậy th́ làm sao anh biết được nhà thơ Secmenđi không phải sinh ngày mồng 4, mà vào ngày mồng 3 tháng 5? Anh đọc cuốn sách ấy rồi ư?

- Anh hỏi kỳ quá! Ai mà hiểu nổi những cái viết trong sách của các nhà bác học được! Khoc học nó thâm thuư lắm, chứ đâu phải...

- Tôi biết. Nhưng chính v́ thế tôi mới muốn hỏi, tại sao anh lại biết được ngày sinh của Secmenđi?

- Thực ra tôi biết không phải là v́ tôi đọc sách của giáo sư, mà v́ chính giáo sư nói với tôi... Với lại, nói chung những tác phẩm như vậy người ta viết ra không phải để cho mọi người đọc...

- Thế th́ người ta in làm ǵ?

- Anh thật chả hiểu cóc khô ǵ về khoa học cả! Này nhé, tôi giả dụ có 1 tác phẩm nào đó được in ra, được người ta tranh nhau mua, tranh nhau đọc, ai đọc cũng đều hiểu cả, th́ thử hỏi như thế nó c̣n quái ǵ là giá trị nữa? ấy thế cho nên các nhà khoa học mới mong cho tác phẩm của họ in ra thà cứ nằm mốc trên giá sách cho bụi bặm c̣n hơn là được mọi người tranh nhau đọc. Anh nên nhớ rằng chỉ có cuốn sách nào ít người đọc, hay thậm chí không có ai đọc cả, hoặc chỉ có cuốn sách nào viết rất khó hiểu, hay thậm chí không ai hiểu nổi, mới làm tăng uy tín của tác giả mà thôi.

- Thú thật anh làm tôi rất ngạc nhiên.

- Có ǵ mà ngạc nhiên! Anh tưởng viết để không ai hiểu được dễ lắm đấy phỏng? Anh có thấy từ năy đến giờ tôi với anh nói chuyện với nhau đă hơn 1 tiếng đồng hồ rồi, mà chúng ḿnh vẫn cứ hiểu nhau 1 cách rất dễ dàng không? Bây giờ tôi với anh hăy thử nói chuyện với nhau thế nào để không ai hiểu ai cả độ

dăm phút thôi, xem có dễ không nào?

- úi, thế th́ khó lắm!

- Không phải là khó, mà nói thẳng ra là không thể được. Hơn nữa, đây lại không phải là chuyện ngồi tán phét với nhau dăm ba phút, mà là viết hàng trăm trang sách, mà lại viết thế nào để vẫn có đầu có đuôi hẳn hoi, chứ không phải viết nhăng viết cuội. Nếu không th́ lại giống như cái anh loạn trí, thích nói lảm nhảm hàng mấy giờ, có khi mấy ngày liền, những chuyện chẳng ra đâu vào đâu cả. Nhưng những người này th́ chẳng bao giờ trở thành bác học được! Vậy th́ cái khác nhau giữa nhà bác học và anh mất trí là ở chỗ nào? Nhà bác học có thể viết 1 cuốn sách hàng mấy trăm trang mà người đọc chẳng hiểu ǵ hết, chỉ thấy như bị lạc vào 1 khu rừng rậm ấy. Nhưng có điều là trong sách của họ, không thể t́m được lấy 1 lối ngữ pháp hay đặt câu nào cả, hay cảm thấy có câu nào gọi là lủng củng hay thiếu logic cả. C̣n như anh mất trí th́ nói câu trước câu sau là đă lẫn lộn rồi. Dễ hiểu thôi: v́ anh ta mất trí mà lại!

- Tôi muốn hỏi anh 1 điều: nhưng làm thế nào giáo sư chứng minh được là Secmenđi sinh không phải ngày mồng 4 tháng 5, mà vào đêm mồng 3 rạng ngày mồng 4?

- Nhưng giáo sư có chứng minh điều ǵ như vậy đâu! Trong 1 bài thơ đăng trong 1 tuyển tập thơ của ḿnh, Secmenđi có viết:

"Tôi chào đời

Là chào cả hôm qua và cả hôm nay."

Như thế là rơ quá rồi c̣n ǵ? Chào cả hôm qua và cả hôm nay là lúc nào? Là nửa đêm. Dạng thức của động từ "chào" ở đây chỉ 1 hành động chưa kết thúc, mà c̣n tiếp tục kéo dài sang cả thời tương lai. Nghĩa là Secmenđi sinh ra trước lúc nửa đêm 1 chút, vào khoảng kém 5 hay kém 3 phtú ǵ đó th́ đến nửa đêm. Như vậy có thể suy ra ngày sinh của ông không phải là mồng 4, mà là mồng 3.

- Cứ cho là đúng như thế đi, nhưng tôi vẫn không hiểu tất cả nưững cái đó cuối cùng để làm ǵ?

- Để làm ǵ ư? Này nhé, nói ví thử bây giờ có 1 nhà bác học nào đó viết 1 cuốn sách 3 tập và nói rằng Secmenđi sinh vào lúc 23h30' ngày mồng 3 tháng 5. Nhưng 1 nhà bác học khác lại bác bỏ ư kiến của ông ta và bảo rằng: "Không đúng, Secmenđi sinh vào hồi 23h35', chứ không phải 23h30." và lại viết 1 cuốn sách dày những 5 tập để chứng minh cho điều đó. Thế là cuối cùng người ta xác minh, được chính xác cả ngày sinh lẫn nơi sinh của nhà thơ Secmenđi.

- Nói anh tha lỗi, chứ thật t́nh tôi vẫn chưa hiểu ǵ cả. ừ th́ cứ cho là Secmenđi sinh không phải ngày mồng 4 tháng 5, mà là mồng 3, không phải vào hồi 23h30', mà là 23h35' đi. Nhưng biết được như thế để rồi cuối cùng rút ra cái ǵ?

- Anh nên nhớ rằng người ta soạn ra được lịch sử vào học cũng chính là từ những cái chi tiết ấy đấy. 1 người bảo "Mồng 3 tháng 5", người kia bảo "Không phải, mồng 4 chứ!" Thế là nổ ra tranh căi. Và người nào viết được cuốn sách dày hơn và khó hiểu hơn là chứng tỏ người đó uyên bác hơn.

- Tôi không hiểu vậy th́ lợi ích thực sự của cuộc tranh căi ấy là ở chỗ nào?

- Trời ơi, cái anh này mới thật tối dạ! Anh không biết rằng chính nhờ những cuộc căi vă ấy mà nhiều người mới trở thành giáo sư và bác học hay sao? Đó là cách không tốn mấy công sức mà vẫn có danh vọng, sống êm thấm mà vẫn được mọi người kính nể. Tên tuổi lại c̣n được lưu truyền hậu thế nữa chứ! Nói của đáng tội, chứ ví thử không có họ th́ làm sao chúng ta biết được 1 sự thật như Secmenđi sinh vào ngày nào giờ nào? Hay làm sao ta hiểu dược nhiều chân lư vĩ đại khác nữa! Cứ gọi là suốt đời ta cứ sống trong cảnh y mê tăm tối thôi! Loài người ta có tiến bộ được cũng chính là theo cách đó cả. Nghĩa là có 1 nhà bác học khác lắc đầu phê phán, ư nói "Không đúng, không đúng". Thế là nổ ra 1 cuộc tranh căi sôi nổi. Vị thứ 3 bỗng xen vào và bảo "Cả 2 ông đều sai tuốt." Và khoa học cứ thế mà ngày càng tiến lên măi.

- Trời ơi, anh nói chí lư quá! Đúng là chỉ cần chịu khó suy nghĩ 1 chút là hiểu được ngay rằng, nếu không có các nhà bác học th́ làm sao chúng ta phát hiện ra được chân lư. Té ra bấy lâu nay chúng ta vẫn sống trong cảnh u mê tăm tối mà không biết. Phải rồi, giá không có các nhà bác học th́ có lẽ chúng ta chẳng biết cái cóc khô ǵ hết. Thậm chí đến nhà thơ Secmenđi sinh ngày nào có lẽ chúng ta cũng chẳng biết nữa, mà cứ tưởng ông sinh ngày mồng 4 tháng 5 mất! Đúng là không thể sống măi trong sự ngu dốt như vậy được. Tôi không thể h́nh dung nổi chúng ta sẽ làm được cái ǵ nếu không có các nhà bác học?!


Chuyện vợ chồng

Lẽ ra tôi phải viết xong và nộp bản thảo từ tháng trước, nhưng tôi không hoàn thành hợp đồng.

- Viết đi anh! Nào có ai quấy rầy anh đâu?

- Đâu có, em yêu của anh. Đáng ra anh đă phải đánh dấu chấm hết cuốn sách, thế mà không xong... Chẳng hiểu sao anh lại không tập trung được tư tưởng em ạ... Đầu óc cứ để đi đâu...

- Làm sao đầu óc anh lại để đi đâu?

- Chính anh cũng không biết nữa... Hôm nay anh sẽ ngồi nghiêm chỉnh. Trời mát mẻ và đầu óc anh cũng đang thư thái... May ra cũng xong đề cương...

- Thế th́ anh ngồi viết đi... Có khi em quấy rầy anh cũng nên.

- Có ǵ đâu, em yêu dấu!

- Thế anh viết đi... Anh đại lăn thật!

- Hả?! Lạy trời hôm nay tôi không bị chuyện ǵ quấy quả!

- ủa! Anh nói thế nghĩa là thế nào?

- Chả thế nào cả... Anh không có ư ǵ đặc biệt... Anh chỉ cầu trời cho anh hôm nay làm được nhiều việc...

- Thế nhỡ đột nhiên hôm nay em chết th́ sao?

- Sao em lại sang chuyện ấy?

- Th́ sao!... Em chết thật đấy...

- Nói thế làm ǵ, vợ yêu của anh?

- Anh ơi, ngộ như em chết... Anh có lấy vợ khác không?

- Em yêu dấu! Đừng nói với anh những điều như thế...

- Nhưng, anh thấy đấy, anh có trả lời được đâu. Mà từ lâu em đă biết tỏng bụng dạ anh, biết anh nghĩ ǵ về em rồi.

- Em gái nhơng nhẽo của anh, tính nết em kỳ thật đấy.

- Mọi sự chỉ v́ anh...

- Th́ anh có làm ǵ em đâu, hả người ngọc? Anh chẳng bao giờ muốn em buồn cả!

- Thế anh trả lời em đi: sau khi em chết anh có đi lấy vợ khác không nào?

- Lạy thánh Ala!

- ái chà, thấy chưa! Em biết rồi mà... Anh vừa mới tự thú đấy nhé!...

- Tự thú? Tự thú cái ǵ kia chứ?

- Anh chả vừa nói cái câu "Lạy thánh Ala" là ǵ?

- Th́ anh nói đấy... Nhưng làm sao nào?

- Em chết rồi tất nhiên anh không lấy ai được nữa... Bọn đàn bà nó ghê tởm anh, anh chả căm ghét cuộc sống gia đ́nh là ǵ... Tưởng em không biết đấy hả! Em chết rồi dù anh có sống đến ngh́n tuổi anh cũng không lấy được vợ... Nhưng chả lẽ anh ghê tởm cuộc sống gia đ́nh là tại em à?

- Nàng tiên của anh, tại sao em lại cứ kiếm chuyện thế nhỉ? Ngay cả trong ư nghĩ, anh cũng chẳng bao giờ có những chuyện ấy... Em lau nước mắt đi, b́nh tâm mà nghe anh đây... Em chẳng thương em tí nào mà cứ làm ḿnh làm mẩy vô ích... Em quả là không hiểu những lời anh nói...

- à à à! Nghĩa là anh không định nói những điều như thế chứ ǵ?

- Phải ạ!

- Nghĩa là nếu em chết anh sẽ tục huyền chứ ǵ?

- Trời ơi là trời, tôi biết nói thế nào đây... Có thể...

- Anh cứ nói toạc ra xem nào...

- Bây giờ anh không thể đoán chắc điều ǵ... Nhưng có thể anh sẽ lấy vợ cũng nên!

- Tất nhiên là lấy vợ rồi... Làm như em không biết bụng dạ anh ấy!

- Trời đất ơi! Thánh Ala ơi! Cầu trời cho tôi được b́nh tĩnh. Em làm anh rối cả ruột, em yêu ạ, chính anh cũng không biết anh nói ǵ nữa...

- Lấy vợ, đằng nào rồi anh cũng lấy vợ...

- Anh nói thế làm vui ḷng em đấy thôi...

- Làm vui ḷng em?! Đầu tiên anh bảo không lấy, rồi sau lại bảo có lấy. Như thế mà bảo làm vui ḷng em!

- Thánh Ala ơi! Con phải làm thế nào đây... Xin Thánh rủ ḷng ân ưu. Thôi, nín đi em... lúc anh bảo anh không lấy vợ th́ em cáu. Đến lúc anh bảo anh có lấy vợ em cũng lại cáu. Thế em lệnh cho anh nói ǵ có phải hơn không?

- Thôi, em đă đoán từ lâu là anh chán em rồi.

- Thiên thần của anh, tại sao em lại quyết đoán rằng anh đă chán em.

- Th́ anh bảo rằng anh không biết sau này có lấy vợ hay không chứ ǵ?

- Vâng, th́ tôi có nói!

- Thế là thế nào? Tức là anh bảo em rằng: Thôi cô có chết th́ chết mau lên, cho tôi c̣n liệu! Thế mà anh lại c̣n chối phắt đi được!

- Thôi thôi... Tôi im. Tôi không nói một lời nào nữa. Tôi xin rút lui mọi ư kiến. Tôi chỉ xin cô đừng khóc nữa, tôi van cô. Chúng ta ngồi im nhé. Thôi, nín đi, em yêu của anh!

- Ôi! Tôi khó thở quá, tôi ngất đây... Tôi chết đây!


Hội cứu vớt gia đ́nh


Khoảng nay mai ở Mỹ sẽ phải xuất bản 1 cuốn sách mà tôi cam đoan là sẽ bán hết ngay lập tức. Tác giả của nó vốn là người tôi quen biết từ lâu. Trong những lần gặp nhau... hay qua thư từ, ông đă kể cho tôi nghe nhiều về nội dung cuốn sách. Cách đây chừng 2 tháng, ông c̣n gởi cho tôi cả tập bản thảo đánh máy để tôi xem và cho ư kiến. Tôi đă trả lời ông rằng, tác phẩm của ông tất nhiên sẽ rất được hâm mộ, và được dịch sang tất cả thứ tiếng. Bởi cái chính là trong toàn bộ cuốn sách không hề có 1 chút ǵ gọi là bịa đặt của tác giả, mà hoàn toàn là những sự việc và tư liệu có thật. Tác giả chỉ thay đổi đi 1 số tên người, v́ câu chuyện có liên quan đến nhiều nhân vật tai to mặt lớn thuộc giới kinh doanh và chính trị của Mỹ.

Nếu các bạn muốn biết, th́ đây, tôi xin tóm tắt lại nội dung cuốn sách:

Cách đây mấy năm, 6 thanh niên ở bang California có lập ra 1 cái hội bí mật. Họ muốn làm giàu, nhưng tất nhiên là phải nhanh chóng, chắc chắn và ít nguy hiểm. V́ thế họ bèn nghĩ ra cách bắt cóc vợ các nhà triệu phú và tỉ phú để đ̣i 1 khoản tiền chuộc kếch sù. Không, họ hoàn toàn không phải hạng côn đồ hay du đăng ǵ, mà đều là những thanh niên tử tế hẳn hoi cả! 3 người th́ tốt nghiệp đại học tổng hợp ra, người thứ 4 th́ hăy c̣n là sinh viên, người thứ 5 làm nghề bán hàng, c̣n người thứ 6 làm nhân viên thư kư. Không những thế, họ lại c̣n tốt bụng và nhân đạo lắm: tuy chẳng ai bảo ai, nhưng cái ư định bắt cóc trẻ con là cả bọn không ai bàn đến! Họ chỉ bắt cóc người lớn thôi!

Nhưng họ hiểu rằng muốn bắt đầu 1 sự nghiệp ǵ cũng vậy, trước hết, hội phải có 1 số vốn. V́ thế họ quyết định ai có bao nhiêu tiền th́ đem góp hết vào cho hội. Tuy vậy, họ vẫn phải đi vay thêm, v́ biết trước là sẽ rất phải tốn kém với các vị khách hàng tương lai của ḿnh. Với lại, chỉ ở những nước lạc hậu người ta mới có thể đi ăn trộm nhà băng hay bắt cóc người mà không cần có tiền bạc ǵ cả. Chứ ở 1 nước văn minh và giàu có như nước Mỹ mà không có tiền, th́ đừng ḥng làm được tṛ trống ǵ.

Theo kế hoạch của họ, người đầu tiên bị bắt cóc là vợ 1 ông trùm tài chính, giám đốc nhà băng ở San Francisco. Họ đến bắt bà này, đưa về 1 biệt thự tại 1 vùng thôn quê hẻo lánh, rồi cho công bố trên báo chí, đài phát thanh và vô tuyến truyền h́nh rằng, trong thời hạn 3 ngày, nếu nhà triệu phú nọ không nộp đủ 80000 đôla tiền chuộc, th́ vợ ông ta sẽ bị giết. Báo chí, phát thanh và vô tuyến truyền h́nh tất nhiên đă loan báo ngay điều kiện đó. Nhưng v́ chuyện bắt cóc người bây giờ xảy ra như cơm bữa, nên tin ấy cũng chẳng làm ai sửng sốt hay thương cảm nữa. Thời hạn ấn định đă hết, mà nhà triệu phú vẫn im hơi lặng tiếng. Mấy anh chàng đi bắt người đâm ra khó xử: món hàng bán không trôi, quăng đi không được, mà giữ lại th́ cũng dở. V́ tiền nuôi mụ qúa tốn kém. Không những thế, mụ lại là 1 người đàn bà kênh kiệu đỏng đảnh hết chỗ nói. Mụ đ̣i hỏi đủ mọi thứ: nào gương lược, phấn sáp, nào son, thuốc móng tay, nào thuốc xoa bóp, thuốc ngủ... Thần kinh của mụ đúng là không b́nh thường. Bây giờ, tự nhiên thả mụ ra th́ không được. Chỉ có cách là phải giết đi. Nhưng giết th́ đúng là mấy chàng thanh niên này không có gan. Mà thả mụ ra bây giờ th́ mọi chuyện sẽ vỡ lở và cảnh sát sẽ đến tóm cổ họ ngay. Chồng mụ th́ vẫn cứ lặng thinh, không thấy đem tiền đến chuộc.

Họ bằng quyết định phải đến gặp người chồng để điều đ́nh. Sau khi suy nghĩ 1 lát, người chồng nói với họ: "Các ông đ̣i nhiều tiền quá. Bà ấy không đáng giá như thế đâu!" Họ bằng ḷng hạ giá xuống c̣n 50000 đôla "Không! Bà ấy vẫn không đáng giá đến thế!" Bọn người bắt cóc bảo ông ta: "Thôi được, giá cuối cùng là 40000". "Giá như các ông bắt vợ tôi cách đây 20 năm lúc tôi vừa cưới bà ấy th́ tôi sẵn sàng chấp thuận ngay." "Thôi, 30000. không kém 1 xu". Người chồng vẫn chỉ nh́n họ lắc đầu. Giá 80000 hạ dần xuống c̣n 20000, rồi 15000... Nhà triệu phú vẫn lặng thinh. Những người đi điều đ́nh nhắc cho ông ta nhớ rằng, vừa năm ngoái, ông c̣n dám bỏ ra 15000 cho "Hội bảo vệ những con mèo không nhà cửa". Nhưng nhà triệu phú giải thích rằng, thứ nhất, là v́ ông rất thích mèo, thứ hai, là vị hội ấy là 1 hội đứng đắn và hoàn toàn hợp pháp, nên số tiền có thể góp dần hàng năm, và chuyển từ số lăi nhà băng sang. C̣n như mấy cái hội bất hợp pháp th́ phải bỏ tiền túi ra mà đóng.

Mấy chàng thanh niên lại quyết định giảm số tiền xuống c̣n 10000 đôla, và cố gắng giải thích cho người chồng hiểu rằng, rút cuộc, họ chỉ yêu cầu ông bù lại cho họ khoản tiền đă mất mà thôi: Họ đă phải tốn kém vào vợ ông gần hết số vốn của họ... Người chồng không nói ǵ, chỉ buông 1 tiếng than và mời họ uống whisky.

Ra về tay không, các thành viên của tổ chức bí mật bàn định lại t́nh h́nh và quyết định hành động táo bạo hơn. Họ thả người vợ ra, nhưng ngay đêm hôm đó, bắt cóc người chồng và tuyên bố số tiền chuộc vẫn như cũ, nghĩa là 80000 đôla. Nhưng thời hạn chuộc đă hết, mà kết quả vẫn như lần trước. Vợ nhà triệu phú tỏ ra c̣n cứng rắn hơn cả chồng. Bà ta tuyên bố nhất định không chịu trả 1 xu nào! Những người bắt cóc đe doạ la nếu vậy, chồng bà ta sẽ bị giết. "Tôi không có quyền can thiệp vào kế hoạch riêng của các ông." Bà ta trả lời như vậy bằng 1 giọng buồn rầu, nhưng mắt th́ ánh lên tia hy vọng.

Trở về biệt thự, những người bắt cóc báo cho nhà triệu phú biết ông ta được tự do và muốn đi đâu th́ đi. Nhưng ông này lại không chịu đi và bảo với họ: "Tôi muốn sống ở biệt thự này, hay thậm chí ở tù cũng được, miễn sao thoát được mụ đàn bà ấy."

Cáu tiết, 6 chàng thanh niên xúm lại, túm lấy ông ta đẩy ra cửa. Nhà triệu phú hết sức chống cự và van vỉ:

"Tôi sẽ cho các ông 10000, 10000! Nhưng xin các ông cho tôi ở lại đây!" Nghe thấy thế, trong đầu những người sáng lập ra tổ chức bí mật bỗng nảy ra 1 ư nghĩ tuyệt diệu. Họ bằng ḷng cho nhà triệu phú được ở lại đại bản doanh của hội, nhưng bắt ông ta phải nộp đủ 80000 đôla! Nhà triệu phú bằng ḷng. Không những thế, ông ta c̣n thú thật với mấy chàng thanh niên tố bụng rằng, giá như tuần trước, họ đến nhà ông để khuyên ông đừng chuộc vợ về, mà nên thoát khỏi bà ta th́ hơn, th́ chắc chắn ông sẽ chẳng đắn đo ǵ mà trả ngay cho họ đủ số tiền như thế.

Ngay tối hôm đó, những hội viên của hội lại đến thăm người vợ có chồng bị bắt cóc. Họ doạ bà ta rằng nếu bà ta không chịu trả 80000 đôla, th́ họ sẽ thả đức ông chồng của bà ta ra ngay lập tức. Quả nhiên họ lại được ngay 1 món tiền nữa. Của đáng tội, mấy hôm trước họ đă phải chịu đựng cái tính khí bất thường của người đàn bà này.

Cái ư định đặt tên hội là "Hội cứu vớt gia đ́nh" nảy sinh ra chính là từ đó, và hoạt động của 6 chàng thanh niên thông minh ở bang California ngày càng phát triển. Hội của họ dần dần có chi nhánh ở tất cả các bang khác, rồi sau bắt đầu có cả cổ phiếu riêng để bán. Đồng thời, cái tên "Hội cứu vớt gia đ́nh" cũng dần dần được thay thế bằng những tên khác nghe kêu hơn và lịch sự hơn, như "Hội t́nh nguyện", "Hội từ thiện"... tuy rằng hoạt động của nó vẫn là bất hợp pháp, v́ hội và khách hàng, tuy không ai bảo ai, nhưng cả 2 đều muốn giữ bí mật tuyệt đối việc làm của ḿnh. Hơn nữa, làm như thế họ c̣n đỡ được khoản thuế. Hoạt động của Hội cứu vớt gia đ́nh cho đến ngày nay vẫn ngày càng phát đạt: trong khi phục vụ cho các ông chồng và các bà vợ, nó lấy được tiền của cả 2.

Cuối cùng, tác giả cuốn sách c̣n cho biết thêm 1 chi tiết đặc biệt của các vị khách đàn ông (kể cả các nhà kinh doanh lẫn các nhà chính trị) là trong khi sẵn sàng trả rất nhiều tiền thuê người bắt cóc vợ ḿnh, th́ đồng thời họ cũng t́nh nguyện bỏ ra những số tiền rất lớn để chuộc lại các cô thư kư bị bắt cóc. Điều này nói chung cũng dễ hiểu: việc mất đi những nhân viên có kinh nghiệm sẽ ảnh hưởng ngay và trước hết đến công việc...


Giá không có ruồi!


Lúc lên 10 tuổi, nó bảo:

- úi dà! Nếu tôi cũng có cặp sách như những đứa khác, cũng có đồ chơi, có những quyển tranh đẹp như chúng, th́ xem tôi học giỏi không nào!... Đây tôi lại chẳng có ǵ cả! Thế th́ làm sao mà học giỏi được!

Đến năm 13, nó cũng có đủ sách, vở, bút, cặp và đồ chơi như những đứa trẻ khác. Nhưng nó học vẫn không được. Nó lại than phiền:

- Quần áo đẹp th́ không có! Nhà cửa th́ chật chội, cả mấy bố, mẹ và anh chị em tôi phải ở chung 1 buồng. Thế th́ học làm sao được! Giá tôi được 1 cái buồng, 1 cái tủ sách và bàn học riêng xem! Tôi không học giỏi bằng mấy chúng nó ấy à!

Năm 18 tuổi, người ta dành cho hắn 1 cái buồng riêng.

- Học giỏi thế quái nào được, nếu đến tuổi tôi mà trong túi chẳng có nổi lấy 10 lia! Muốn mua sách vở nhưng lại không có tiền.

Năm 20 tuổi, trong túi hắn lúc nào cũng đă có ít nhất 10 lia, có khi c̣n nhiều hơn.

- Ôi! Mong sao học chóng xong để ra đi làm! Tốt nghiệp đại học rồi tôi sẽ làm việc cật lực cho mà xem!... Tôi sẽ bắt đầu viết truyện... à không! Viết hẳn tiểu thuyết ấy chứ! Chao ôi! Ước ǵ tôi chóng được ra trường.

Năm 24 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học, hắn than thở:

- Tôi không t́m được việc ǵ hợp ư nguyện cả, v́ đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi chuyện sắp phải ṭng ngũ. Chỉ mong sao cái thời hạn tại ngũ chóng qua đi. Lúc ấy tôi sẽ làm việc ngày đêm để cướp lại thời gian! Thế nào tôi cũng phải viết 1 tác phẩm thật vĩ đại, để mọi người phải nhắc đến tên tôi!... Chà, cái chuyện ṭng ngũ tai ác này!...

Đến năm 26, hắn hết hạn phục vụ trong quân đội.

- Tôi vẫn chưa thể nào bắt tay vào làm việc 1 cách thật sự được. V́ cứ quanh quẩn lo 2 bữa ăn đă hết ngày rồi. Khi nào người ta chưa có được 1 công việc đàng hoàng và 1 khoản thu nhập cố định, th́ chưa thể nói ǵ đến chuyện sáng tác!

Năm 28 tuổi, khi đă có công ăn việc làm tử tế, hắn kêu:

- Điều kiện thiếu thốn thế th́ sáng tác thế quái cho được! ít ra là phải có 2 buồng và có máy thu thanh! Lúc nào làm việc mệt, mở máy ra nghe nhạc cho đỡ mệt, sau đó lại tiếp tục làm việc. Như thế tinh thần mới sảng khoái, làm việc mới có hiệu quả được chứ! Ôi! Giá tôi có 1 chiếc máy thu thanh th́ hay biết chừng nào?

Năm 29 tuổi, hắn tậu được 1 căn nhà 2 buồng và sắm được 1 cái máy thu thanh. Nhưng tác phẩm mà hắn dự định từ bao nhiêu năm nay vẫn đứng nguyên tại chỗ.

- Chao ôi là cô đơn! -  hắn thở dài -  Sự cô đơn làm cho ḷng tôi trống trải như 1 băi sa mạc! Thử hỏi như thế làm sao tôi có thể t́m ra cảm hứng sáng tác được! Ôi! Phải có một tia nắng nào sưởi ấm được ḷng ta! Phải có 1 ngôi sao nào đem lại cho ta nguồn vui và nguồn sức mạnh! Phải có 1 người nào mà v́ nó ta sẵn sàng làm việc quên ăn quên ngủ chứ!... Ai là người có thể làm thần tượng cho ta, có thể làm mục đích của đời ta? Ôi, t́nh yêu của ta! Người ở đâu?

Đến năm 30 hắn gặp được nàng. Hắn yêu nàng và cũng được nàng yêu lại. Cuộc sống của hắn bắt đầu tràn đầy ư nghĩa. Nhưng cuốn tiểu thuyết mà hắn ấp ủ từ hồi c̣n niên thiếu vẫn chẳng nhích thêm được 1 ḍng nào.

- Yêu đúng là 1 hạnh phúc tuyệt vời! -  hắn suy nghĩ -  nhưng nếu cứ yêu măi mà không cưới th́ vẫn chưa thể an tâm làm việc được. Ta phải cưới thôi. Có lấy vợ rồi th́ cuộc sống mới ổn định, mới có thể hoàn toàn yên tâm lao vào sự nghiệp. Chà, mong sao ta sớm cưới được nàng! Bấy giờ ta thề sẽ lao đầu vào sáng tác, không bỏ phí lấy 1' cho mà xem!

Năm 32 tuổi hắn cưới vợ. Cuộc sống vợ chồng của hắn hạnh phúc lắm! Nhưng không hiểu sao hắn vẫn không thể bắt tay vào cái sự nghiệp cả đời của hắn được. ấy là v́ hắn lại t́m thấy những lư do thật là xác đáng -  bây giờ trên vai hắn có cả 1 gánh nặng gia đ́nh. Quanh năm suốt tháng hắn phải lo chạy vạy kiếm miếng ăn. Thế th́ th́ giờ đâu để hắn ngồi sáng tác nữa?

Năm 36 tuổi hắn được tăng lương. Nhưng ta hăy nghe hắn nói:

- Đă đành là ḿnh có nhà riêng đấy! Nhưng nhà cửa chật chội quá! Trẻ con lại suốt ngày nô đùa ầm ĩ, không sao làm việc được. Giá ḿnh kiếm được ngôi nhà độ 4, 5 buồng th́ tuyệt quá! Lúc ấy ḿnh sẽ làm việc phải biết nhé! Phải xắn tay áo lên mà làm mới được!

Năm 38 tuổi hắn dọn đến ở 1 biệt thự 5 buồng. Song tác phẩm của hắn vẫn không tiến thêm được 1 tư nào. Hắn vẫn chưa thể làm việc được. Nhưng phải đâu là lỗi tại hắn?

- Làm sao mà có thể sáng tác trong 1 ngôi nhà ở ngay giữa khu phố đông đúc ồn ào như thế?! Các người có giỏi th́ sáng tác xem nào! Không! Ḿnh cần có 1 nơi yên tĩnh, nếu dọn được đến 1 nơi yên tĩnh th́ nhất định thế nào ḿnh cũng làm việc được, mà làm ra tṛ chứ không phải đùa!

Năm 40 tuổi hắn dọn đến 1 khu phố tĩnh mịch. Ngôi nhà của hắn thật rộng răi và thoáng mát. Từ cửa sổ nh́n ra phong cảnh đẹp tuyện trần. Bây giờ chắc hắn phải bắt tay vào sáng tác thực sự được rồi chứ ǵ nữa? Vẫn chưa à? Tại sao vậy?

- Chà! -  hắn than phiền -  Sáng tác ǵ được khi mà trong nhà không có những đồ vật đẹp! Không có những bức tranh quư, không có những bộ xalông êm, không có 1 cái bàn viết cho ra tṛ, không có những tấm thảm mịn! Muốn sáng tác th́ mắt phải được nh́n những đồ đạc xinh đẹp, tai phải được nghe những điệu nhạc du dương chứ!

Than ôi! Không biết có ngày nào ḿnh thực hiện được cái mơ ước ấy không?... Được thế, ḿnh thề sẽ dốc hết sức ra mà làm việc, cho thiên hạ biết tay!...

Năm 42 tuổi hắn có được tất cả những thứ hắn mơ ước: những đồ đạc quí giá và tiện nghi đầy đủ. Nhưng chẳng hiểu sao hắn không tài nào tập trung tư tưởng vào công việc được. Tác phẩm của hắn vẫn không nhích thêm được chút nào.

- Trời ơi! -  hắn bảo thế -  Các người có hiểu đâu hoàn cảnh của tôi! Các người cứ nh́n bên ngoài nên tưởng tôi sung sướng, măn nguyện lắm, không c̣n điều ǵ phải phàn nàn nữa... Mà kể ra tôi cũng măn nguyện thật, v́ tiền bạc lúc nào cũng rủng rỉnh, không lúc nào thiếu cả, lại được vợ đẹp con khôn, nhà cao cửa rộng nữa. Đồ đạc tronh nhà th́ toàn loại quư và tiện nghi đầy đủ, th́ giờ lại nhiều nữa này... Thế nhưng... phải mỗi cái tội là... ruồi! Ruồi nhiều quá! Ruồi không c̣n làm ăn ǵ được nữa! Nó cứ bâu vào người, cứ vo ve bên tai nghe sốt cả ruột, tư tưởng không sao tập trung được! Ban ngày không chợp mắt nổi v́ ruồi, thành ra ban đêm không c̣n sức để thức mà sáng tác nữa. Giá không có ruồi th́ tôi làm việc phải biết nhé! Cứ gọi là làm như điên ấy chứ không nói chuyện!... Tôi thề như vậy! Nhưng... cái lũ ruồi khốn kiếp!... Tôi không biết làm thế nào với chúng cả. Đóng cửa lại th́ nóng! Mà che rèm th́ mất đẹp.

Các người bảo tôi làm việc về mùa đông ư? Nhưng có thực là mùa đông không có ruồi không? Trời ơi! Không hiểu ai sinh ra giống ruồi làm ǵ không biết? Tôi chịu không hiểu nổi.

Năm nay hắn mới 42 tuổi. V́ thế chúng ta vẫn chưa hết hy vọng. 1 ngày kia, khi giống ruồi bị tiêu diệt hết trên thế gian này, như điều hắn mơ ước, th́ chắc chắn thế nào hắn cũng sẽ làm việc không ngơi tay để tạo ra cho thế giới cái tác phẩm vĩ đại của hắn. Đấy, rồi các bạn xem!


Nhỏ và đẹp

Tôi bắt được 1 cuốn sổ tay dưới gầm bàn trong nhà. Nhưng hỏi người nhà th́ không ai nhận. Ai cũng bảo: "Không phải của tôi!" Cuốn sổ xinh xắn, bọc b́a xanh, có hàng chữ nổi mạ bạc trông rất đẹp. Tôi mở ra xem là của ai. Vừa đọc trang đầu tôi đă thấy kinh ngạc. ở đó có ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của 1 ông to, ông rất to. Lật trang sau cũng lại thấy ghi lần lượt tên, địa chỉ, số điện thoại của 3 nhân vật khác cũng rất có danh tiếng. Cứ thế tôi giở hết trang này đến trang khác và nỗi kinh ngạc của tôi mỗi lúc 1 tăng.

Các bạn cứ nghĩ xem: trong nước có bao nhiêu nhà hoạt động chính trị tai to mặt lớn, bao nhiêu quan chức có thế lực, th́ địa chỉ của tất cả các vị này đều được ghi vào sổ. Người kém vế nhất trong số đó cũng là 1 tổng giám đốc. Tôi lại c̣n để ư thấy thêm 1 điều này nữa: các nhà hoạt động chính trị có tên trong sổ đều là những người hiện đang cầm quyền. Ai ở vào địa vị tôi mà chẳng phải ngạc nhiên? Đối với tôi, cuốn sổ ghi địa chỉ những người có thế lực thật chẳng khác ǵ 1 trái bom nổ chậm. Đúng là có kẻ nào thù hằn đă ném nó vào nhà tôi. Tôi chưa h́nh dung được cuốn sổ ghi địa chỉ những nhân vật tiếng tăm này có thể gây cho tôi điều ǵ rủi ro. Nhưng có điều không nghi ngờ ǵ nữa là nó được ném vào gầm bàn tôi với 1 ư đồ xấu xa. Tôi hoảng sợ vô cùng. Rất có thể, sắp có người bấm chuông gọi cửa ngay bây giờ, rồi bọn cảnh sát mặc thường phục sẽ ập vào nhà tôi và bảo: "Đưa quyển sổ đây!" C̣n tôi th́ sẽ run như cầy sấy, hỏi laị: "Quyển sổ nào ạ?" Họ sẽ lục soát căn pḥng tôi và t́m thấy ngay cuốn sổ dưới gầm bàn, như thể chính tay họ đă đặt vào đấy vậy.

Tôi biết chắc mọi việc sẽ xảy ra đúng như thế. Đứa khốn kiếp nào ném quyển sổ vào nhà tôi, hắn đă đi báo cảnh sát! Rơ ràng la tôi đă sa vào cái bẫy hết sức nham hiểm rồi!

Bọn cảnh sát vớ được cuốn sổ sẽ hỏi ngay: "Nào, nói đi! Anh ghi địa chỉ tất cả những quan chức lớn nhỏ vào đây để làm ǵ? Anh muốn lập hồ sơ theo dơi lư lịch cá nhân của họ à? Anh sửa soạn tống tiền họ chăng? Hay anh định mưu sát?"

Lạy chúa! Lúc ấy tôi biết trả lời họ ra sao? Mà dù tôi có phân trần, thanh minh thế nào chăng nữa, chắc đâu họ đă tin tôi?

Thôi, tôi phải đem đốt ngay cuốn sổ rồi tung đám tan ra cho gió cuốn đi thôi!

Nhưng không biết đứa khốn nạn nào đă giăng bẫy đưa tôi vào tṛng mới được cơ chứ? Tối hôm qua tôi có 3 người bạn đến chơi. Trong bọn họ th́ 1 người là giảng viên trường đại học, 1 người làm việc ở thư viện trường tổng hợp, c̣n người nữa là giáo viên văn học...

Tôi đang đút cuốn sổ vào ḷ sưởi nhà tắm để chuẩn bị đốt th́ có chuông gọi cửa. Anh bạn Halit của tôi đến.

Tôi quen anh đă 20 năm nay, anh làm việc ở thư viện trường đại học tổng hợp, và là một trong 3 người đă ngồi chơi ở nhà tôi tối hôm qua. Halit cũng đang hoảng hốt như tôi. Anh hỏi tôi:

- Sao trông anh tái nhợt đi thế?

Tôi cũng hỏi lại anh:

- Này, nhưng cậu cũng làm sao vậy?

- Lạy chúa, anh có thấy cuốn sổ tay tôi đánh rơi ở đây hôm qua không?

Tôi đưa cho anh quyển sổ:

- Quyển này phải không?

Anh nắm lấy tay tôi, reo lên:

- Giời đất ơi, đúng rồi! Thế mà tôi cứ tưởng đánh mất ở đâu, lo không thể tả được!

Tôi dẫn anh vào pḥng làm việc.

- C̣n tôi th́ cũng được 1 mẻ hết hồn -  tôi thú nhận -  Cậu hăy nói thật cho tôi biết, cậu ghi từng ấy địa chỉ của những người có tai mắt để làm ǵ vậy?

Đến lượt anh ngạc nhiên:

- Ô hay! Thế chả nhẽ anh chưa có quyển sổ ghi địa chỉ những người tên tuổi à?

- Chưa!

- Lạy Chúa, thế th́ anh phải lập tức ghi ngay đi, rồi nhét nó vào túi ấy! Anh muốn biết tôi viết những địa chỉ ấy vào sổ để làm ǵ phải không? Đây này, tôi sẽ nói cho anh nghe. Anh chắc biết tôi vốn thích sưu tầm bút máy. 1 số bút th́ tôi mua, c̣n 1 số th́ người ta cho, trong túi tôi có được đến mươi, 15 chiếc. 1 hôm, tôi đến khách sạn thăm 1 nhà thơ Đức mới sang. Anh ta biết tôi thích chơi bút máy nên tặng tôi 1 chiếc. Vừa ra khỏi khách sạn là tôi rẽ ngay vào 1 góc phố và không nhịn được "Ta phải xem cái bút thế nào đă!" -  tôi tự nhủ. Chắc anh biết trong túi tôi lúc nào cũng có chiếc kính lúp. Tôi lấy kính ra soi cái ng̣i và thấy nó có vẻ hơi thô. Tôi viết thử vào cuốn sổ mấy chữ t́nh cờ hiện trong óc: "Nhỏ và đẹp". Thường tôi vẫn mang theo 1 tờ giấy ráp mịn hạt để mài ng̣i bút. Cái ng̣i này nếu về nhà tôi mài thêm tí nữa th́ nét sẽ nhỏ và đẹp hơn. Tôi cầm lấy kính định xem lại cái ng̣i 1 lần nữa, th́ bỗng có ai nắm lấy 2 vai:

- Anh đang làm ǵ vậy?

- Tôi ấy à? Tôi đang xem chiếc bút máy chứ có làm ǵ đâu!

- Thế đấy! Nghĩa là xem bút máy hả? Vậy chứ anh làm nghề ngỗng ǵ?

- Tôi ở trường đại học... -  tôi không kịp nói hết câu.

- ái chà, nghĩa là giáo sư cơ đấy! Thưa ngài giáo sư, rất hân hạnh!... Chà!...

1 ngươi trong bọn họ thụi cho tôi 1 quả vào sườn bên trái khiến tôi loạng choạng.

- Thôi, alê, đi!

- Các ông xem lại cho. Chắc có sự hiểu nhầm ǵ đây!

- Đi!

Tôi lại bị quả đấm nữa vào sườn bên phải và đành phải bước. Biết làm sao được!

Chúng tôi đi về bóp. Tôi bị đẩy vào 1 căn pḥng. Nhưng chờ măi mà không thấy ai đến. Lát sau có 1 tay bước vào:

- Ngồi xuống đất ấy! -  lăo ta nói.

- Tôi không ngồi thế được! -  tôi đáp.

- Cái ǵ? Không ngồi thế được hả? ái chà, ra cái điều ta đây giáo sư cơ đấy! Ghê chưa? Thôi, có ǵ trong túi bỏ hết ra đây!

Tôi đặt lên bàn tất cả mọi thứ trong người: 14 chiếc bút máy, 2 quyển sách, cuốn sổ tay, 2 tờ giấy ráp mịn hạt. Lăo ta chỉ vào những chiếc bút:

- Đây là cái ǵ?

- Bút máy.

- Ra thế!... nghĩa là bút máy đấy! ái chà, giáo sư mà lại! Oai quá nhỉ?

Tôi không sao nói xen được 1 câu để giải thích cho lăo ta hiểu rằng tôi không phải là giáo sư, mà chỉ là 1 nhân viên trông thư viện ở trường đại học thôi! Lăo ta cầm lấy chiếc kính lúp:

- C̣n đây là cái ǵ?

- Kính lúp!

- Ra kính lúp đấy! Chà, giáo sư! Chà!...

Thêm 3 người nữa đến. Họ cũng xúm vào xem đồ vật của tôi. 1 người cầm tờ giấy ráp lên hỏi:

- Cái ǵ thế này?

- Giấy ráp.

- Giấy ráp ǵ mà lạ thế? Nhẵn như không ấy! Anh định bịp ai vậy hả?

- Đây là loại giấy ráp mịn hạt!

- Ra thế! Giấy ráp mịn hạt cơ đấy! Chà, giáo sư! Này, giáo sư này!

Vừa nói, lăo ta vừa nện vào vai tôi 1 cái. Xem chừng sự việc đâm ra lôi thôi.

- Thưa các ông -  tôi nói -  chắc có sự hiểu lầm thế nào đây. Tôi không rơ tại sao các ông lại đưa tôi về đây, chứ tôi th́ cả trường đại học ai cũng biết, nhà báo nào tôi cũng quen. Tôi không làm ǵ đáng để các ông đối xử như vậy.

1 tay đang giở cuốn sổ của tôi ra xem, quát:

- Im ngay!

Bỗng mắt hắn chợt sáng lên:

- Thế c̣n cái này là cái ǵ?

Hắn chỉ vào mấy chữ "Nhỏ và đẹp" tôi viết trong quyển sổ để thử chiếc bút máy người ta vừa cho.

- "Nhỏ và đẹp" -  tôi nói.

- "Nhỏ và đẹp"? Hay nhỉ!

- Vâng, "nhỏ và đẹp"!

- Thế là cái ǵ?

- Chẳng là cái ǵ cả!

- Chẳng là cái ǵ th́ anh viết vào đây làm ǵ?

- Để tôi thử ng̣i bút...

- Thế đấy! Được, nhưng sao anh không viết chữ ǵ khác mà lại chọn đúng chữ "nhỏ và đẹp"?

Quả t́nh nào tôi có nghĩ ǵ đến chuyện ấy.

- Tôi không biết -  tôi nói -  tự nhiên tôi nghĩ ra mấy chữ ấy, thế là tôi viết luôn vào...

- Thế đấy! "Nhỏ và đẹp"! Chà, giáo sư đấy! Chà... Chúng tôi sẽ cho anh biết thế nào là "nhỏ và đẹp"! Các ông nghe thấy hắn bảo ǵ chưa? Hắn bảo tự nhiên hắn nghĩ ra đấy! Thế sao tự nhiên anh không nghĩ ra chữ khác?

1 người trong bọn họ bước lại chỗ cô thư kư đánh máy. Họ bắt đầu lập biên bản. Tôi sợ vă mồ hôi. Biết đâu những chữ "nhỏ và đẹp" tôi t́nh cờ viết ra lại là mật mă của 1 tổ chức gián điệp th́ nguy to! 14 chiếc bút máy, cuốn sổ tay, chiếc kính lúp, 2 quyển sách, tờ giấy ráp mịn, "nhỏ và đẹp"! Ai mà chẳng phải nghi ngờ! Tôi bối rối không c̣n biết làm ǵ nữa. Trong lúc đang lập biên bản, 1 tay vẫn tiếp tục giở cuốn sổ của tôi ra xem. Bỗng hắn dừng lại ở 1 trang, sau đó đưa trang này cho cả bọn xem. Họ th́ thầm ǵ với nhau 1 lúc, rồi t́nh thế bỗng nhiên thay đổi hẳn. Người vừa xem cuốn sổ của tôi đă chỉ cho cả bọn xem 1 chỗ ghi trong sổ.

- Xin lỗi ngài -  lăo ta quay lại hỏi tôi -  người này đối với ngài là thế nào ạ?

- Đấy là bạn học cũ của tôi -  tôi đáp -  Chúng tôi gặp nhau hôm kia. Anh ta đưa tôi đi ăn hiệu, cho tôi địa chỉ và tôi ghi vào đây.

Những điều tôi nói hoàn toàn đúng sự thật. Quả t́nh tôi có gặp 1 người bạn xa nhau đă lâu. Tôi cũng không biết rằng anh ta là 1 tổng giám đốc.

Gă cảnh sát vẫn đang cầm cuốn sổ của tôi bỗng nở 1 nụ cười, xun xoe bảo:

- Chết chửa! Thế ra ông tổng giám đốc là bạn thân của ngài?

- Đúng thế... Hồi c̣n đi học chúng tôi thường trêu chọc anh ấy.

- Thật hân hạnh quá! ấy ḱa, sao ngài không ngồi xuống? Ghế đây ạ! Xin mời ngài!

Sau đó, gă quay lại bọn kia:

- Ai bảo các anh dẫn ngài về đây hả?

Rồi quay lại phía tôi:

- Xin mời ngài!

Chúng tôi bước vào 1 căn pḥng bày biện sang trọng, tôi đi trước, bọn họ theo sau. Họ mời tôi ngồi vào chiếc ghế bành. 1 tay nói:

- Hôm nay nóng qúa. Ngài dùng 1 chút nước giải khát nhé?

- ấy chết, xin các ông chớ bận tâm làm ǵ!

Tuy vậy nước giải khát vẫn được mang ra. Chúng tôi chỉ c̣n lại 2 người trong pḥng. Bọn kia kéo nhau ra ngoài cả.

Người đang tiếp chuyện hỏi tôi:

- Thưa ngài, ngài đến thăm chúng tôi có việc ǵ không? Ngài có cần ǵ không ạ?

Thánh Ala ơi! Thế là thế nào nhỉ? Tôi có cần ǵ không à? Chả nhẽ không phải chính họ đă vừa tóm cổ tôi mà lôi về đây hay sao?

Nhưng bây giờ, giữa lúc họ đang đối xử lịch sự với ḿnh như thế, mà lại đi bảo rằng ḿnh bị lôi cổ đến và bị đánh thượng cẳng tay hạ cẳng chân, th́ xem ra không tiện.

V́ thế nên tôi đáp:

- Tôi đến... chẳng qua để hỏi thăm sức khoẻ các ông thôi!

- Ôi, thật quư hoá! Chúng tôi rất đội ơn ngài! Chúc ngài cũng được khoẻ mạng! Thật quả là vinh dự cho chúng tôi. Lạy Chúa! Được ngài đến thăm!

T́nh thế không ngờ lại xoay chuyển 1 cách tốt đẹp như vậy. Nhưng dù sao, tôi nghĩ cũng phải chuồn ngay, kẻo nhỡ đâu sự việc trở nên rắc rối.

- Các ông cho phép tôi về! -  tôi nói.

Lăo ta đứng lên tiễn tôi ra tận cửa. Tôi bước thật nhanh để mau mau thoát khỏi chốn này, không dám nghĩ đến chuyện đ̣i lại bút máy, cuốn sổ và chiếc kính, v́ sợ phải nhắc đến chuyện hiểu lầm vừa xảy ra. Thôi! Chả cần!

- Thưa ngài!... thưa giáo sư! Ngài c̣n quên đồ đạc!

1 tên trong bọn bỗng chạy theo tôi, gọi. Hắn mang bút máy, tờ giấy ráp, cuốn sổ và kính lúp lại cho tôi.

- Thưa giáo sư, ngài là bạn của ông tổng giám đốc thật đấy ạ? -  hắn hỏi.

- Đúng thế -  tôi đáp -  Nhưng sao ông lại hỏi vậy?

- à, chả là dạo này đang có "mốt" như thế.

Ai thấy người sang cũng muốn quàng làm họ cả. Ngài hiểu chứ ạ? Để lúc nào có việc cần th́ bảo: "Đây là bạn tôi!" và thế là thoát. Mà chúng tôi th́ làm sao biết được kẻ ấy có đúng là bạn thật hay không? Nhưng ngài th́ đúng là bạn thật chứ ạ?

- Đúng, tôi là bạn thật.

Hắn ch́a cho tôi mâu giấy.

- Thưa ngài, tôi đă viết lai lịch của tôi ra đây. Là để pḥng xa như vậy. Nếu ngài có dịp gặp ông tổng giám đốc th́... e hèm...

Kể đến đây, Halit bảo tôi:

- Từ hôm ấy, cứ biết được địa chỉ của ai trong số những bậc tai mắt của ta là tôi ghi ngay vào sổ. Đến lúc tưởng mất quyển sổ, tôi lo quá anh ạ! Có những địa chỉ này chẳng khác ǵ được bảo hiểm tài sản và tính mạng vậy. Anh cũng nên có 1 quyển sổ như thế mới được. Nhưng cần nhớ 1 điều là hễ có ai về hưu do sức khẻo hay bị cách chức th́ phải lập tức xoá ngay tên khỏi sổ, nếu không th́ có khi mang vạ vào thân đấy!... Thế thật anh không biết ǵ về những quyển sổ ghi địa chỉ những bậc có thế lực trên cơi đời này à?

- Không!

- Vậy th́ hỏng to rồi người anh em ạ! Bây giờ ai cũng phải giữ cái của này trong túi áo để pḥng khi bất trắc th́ giở ra. V́ có ai biết được điều ǵ sẽ xảy ra với ḿnh lúc bước chân ra khỏi cửa? Ngày xưa th́ có những tấm bùa hộ mệnh hay câu thần chú giúp người ta thoát khỏi ốm đau, tai hoạ. Bây giờ th́ có sổ ghi địa chỉ thay cho những thứ ấy. Mà lại hiệu nghiệm hơn nhiều!...


Chiếc gương kỳ diệu

Tại nhà Đavút Xêiuva, chủ hăng buôn các đồ nhập khẩu có tổ chức 1 bữa cơm khách. Trong số những người được mời có giám đốc nhà băng "Labát" cùng người vợ trẻ và cô em vợ to béo cảu ông ta; nhà chính kháchh Khanda Iátma, 1 trong những nhân vật "bảo thủ hạng nhất của chúng ta, cùng đức phu nhân không có con của ḿnh; nhà đại điền chủ kiêm thu tô Mêđêni cùng cô thư kư có đôi mắt hạt nhăn là nàng Ipêch; nhà buôn Hátgi Ôxman Barua, 1 thương gia cỡ lớn của tỉnh Ađăng chúng tôi, cùng cô nhân t́nh là nàng Phưxtưca.

Từ chiếc máy thu thanh, tân khách bỗng nghe thấy giọng 1 phát thanh viên nói:

- Thưa quí vị thính giả! Đến đây chúng tôi xin tạm ngừng chương tŕnh nhạc cổ điển Thổ Nhĩ Kỳ tối nay. Bây giờ mới quư vị nghe buổi phát hành thường kỳ "Những phát minh mới" Thuyết tŕnh buổi này là 1 chuyên gia nổi tiếng, kỹ sư Mếchki Makinétgi.

Bà vợ trẻ của ngài giám đốc nhà băng Labát nhăn mặt:

- Sao tôi ghét giọng cái thằng cha này thế!

Nhà buôn Ôxman năn nỉ:

- Van bà! Xin bà cho phép chúng tôi được nghe cái mục này. Tuần trước anh ta đă nói về cách làm bông bằng giấy đấy.

Trên máy thu thanh, kỹ sư Mếchki Makinétgi bắt đầu câu chuyện:

"Thưa quư vị! Trong lúc chúng tôi bắt đầu buổi phát thanh hàng tuần "Những phát minh mới" này, th́ tại thành phố Nguyên tử ở bên Mỹ người ta cũng bắt đầu khánh thành 1 nhà máy nguyên tử mới, hoạt động theo chương tŕnh "Nguyên tử phục vụ con người". Từ nhà máy này, những tia sáng nguyên tử sẽ được phát đi khắp thế giới. Phát minh mới về năng lượng nguyên tử này sẽ là 1 sự kiện kỳ diệu làm chấn động toàn nhân loại. Khi tia sáng nguyên tử chiếu vào các tấm gương soi ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, th́ lập tức tất cả những h́nh ảnh đă được soi vào gương, kể từ lúc nó được chế tạo đến nay, sẽ lần lượt tái hiện trên mặt gương.

Chẳng hạn, nếu ở nhà quư vị có 1 tấm gương mà quư vị đă dùng từ 20 năm nay, th́ khi gặp tia sáng nguyên tử này chiếu vào, h́nh ảnh của tất cả những người đă soi vào gương từ 20 năm nay sẽ nối tiếp nhau xuất hiện lại trên mặt gương.

Các cuộc phát thí nghiệm tới nay đă hoàn tất và đă cho những kết quả mỹ măn. Như vậy, nhờ phát minh mới này, quư vị có thể được sống lại tuổi thơ, được nh́n lại tuổi thiếu niên hay ôn lại những kỷ niệm thời yêu đương của ḿnh.

Từ sau 9h sáng mai, xin quư vị nhớ đứng ra trước gương!"

Bà vợ trẻ của viên giám đốc nhà băng Labát vỗ tay:

- Trời ơi! Tuyệt quá! ở nhà tôi có chiếc gương tôi đă soi từ hồi bé. Vậy là ngày mai tôi sẽ được xem lại cả 1 quăng đời của tôi.

Khách khứa rời pḥng ăn sang pḥng khách, tụm lại thành từng nhóm, bắt đầu bàn tán sôi nổi về cái phát minh mới kỳ diệu.

Khanda Iátma, nhà chính khách bảo thủ hạng nhất, ghé vào tai nhà thu tô Mêđêni th́ thầm:

- Ông bạn ạ! Thế th́ cái phát minh mới này quả là kỳ diệu! Nó sẽ giúp ta nhớ lại nhiều sự kiện đă quên. Có 1 lần ở đồn cảnh sát tôi bị người ta nện cho 1 trạn nhừ tử, ông tha lỗi cho cách nói hơi thô tục của tôi... Lúc chuồn được khỏi đó, tôi lập tức đến ngay pḥng giám định y khoa để xin giấy chứng nhận là bị đánh, rồi mang ra toà kiện. Nhưng các ông ở toà chẳng thèm xem xét kẻ nào đă đánh tôi, mà rồi không hiểu thế nào họ lại kết luận là chính tôi đánh tôi mới tức chứ!

Nhà thu tô bảo:

- Nhưng mà bác Khanda ạ. Chuyện ấy có liên quan ǵ với chuyện cái gương này?

- ấy chết! Liên quan quá đi chứ lại! V́ lúc tôi bị đánh, tôi nh́n thấy trên đường có treo 1 cái gương. Bây giờ th́ mọi việc sẽ được khám phá ra hết.

- ừ phải -  Mêđêni hưởng ứng -  C̣n tôi th́ nhờ những chiếc gương thần kỳ này tôi sẽ phải vớ được ít nhất là 4, 5 vạn bạc.

- Làm thế nào mà vớ được?

- Có ǵ đâu! ở nhà tôi có 1 cái tủ gương. Và chuyện tôi 1 dạo dan díu với con gái lăo Kaliavi là cô ả Antưguyn th́ chắc bác đă biết rồi.

- Chuyện ấy th́ ai mà chả biết!

- Lăo bố nhất định không chịu gả con gái cho tôi, c̣n cô ả th́ cũng quên phắt ngay những t́nh cảm của ḿnh. Nhưng giờ th́ không xong với tôi đâu! Lăo ta sẽ phải gả con gái cho tôi và tôi sẽ trở thành triệu phú cho mà coi!

- Nhưng ông định làm cách nào mới được chứ?

- Tôi và cô ả Antưguyn đă từng ân ái với nhau bao nhiêu lần ở nhà tôi, ngay trước cái tủ gương ấy. Sáng mai tất cả những cảnh yêu đương ấy sẽ diễn lại trong gương. Tôi sẽ mang cái gương đó cho lăo Kaliavi xem, ông hiểu chưa? Thế là lăo ta sẽ phải gả con gái cho tôi, bằng không th́ phải chuộc lại cái gương ấy.

- Thế lăo ta không chịu th́ sao?

- Th́ càng hay! Tôi sẽ mang cái gương ấy cho mọi người xem. Hay không kém ǵ xem hát ấy chứ! Và tôi sẽ thu được ối tiền! Hoan hô những cái gương kỳ diệu!

Vợ nhà buôn hàng nhập khâu to nhỏ với ả nhân t́nh của ngài Hátgi Ôxman là Phưxtưca:

- Tôi vẫn không sao quên chàng được!

- Chị bảo ai? Kaplan ấy à?

- ừ, Kaplan ấy! Thế mà chàng thật chóng thay ḷng đổi dạ. Nhưng thôi, ngày mai tôi sẽ đứng ra trước gương để được sống lại những giây phút êm đềm với chàng.

- Tôi cũng phải trả thù lăo già nhà tôi mới được! Tôi sẽ đưa gương cho hắn xem, để hắn thấy rằng hồi tôi mới quen hắn, tôi c̣n trẻ và xinh đẹp như thế nào! Thế mà bây giờ, chắc chị biết đấy, hắn ta đă chán tôi rồi. Tất cả bọn đàn ông đều thế cả!

Khách khứa ai nấy đều sung sướng khi bàn tán về cái phát minh mới.

Cô nàng Phưxtưca luôn mồm nói:

- Ước ǵ chóng đến ngày mai nhỉ!

Cô em vợ béo nục nịch của viên giám đốc nhà băng phụ hoạ thêm:

- Vâng, ước ǵ chóng đến ngày mai! Em thấy sốt ruột quá! Trời ơi, những kỷ niệm thời quá khứ của em! Tuổi thanh xuân của em!

Người th́ mơ ước được gặp lại trong gương h́nh ảnh người mẹ đă khuất của ḿnh, người th́ muốn được thấy lại thời thơ ấu.

Bỗng ngoài cửa có tiếng chuông, rồi 1 vị khách mới bước vào. Đó là Sakháp Giênabétđia, 1 bác sĩ phụ khoa nổi tiếng. Mặt ông ta tái nhợt như người chết.

- Có chuyện ǵ vậy, bác sĩ? Anh bị ốm hay sao thế? -  vị chủ nhà hỏi.

Viên bác sĩ lắp bắp:

- Các vị không nghe nói ǵ cả à? Các vị không biết tin ǵ hay sao?

- Tin ǵ cơ, anh Sakháp? Có tin không hay à?

- Đài phát thanh vừa nói xong mà! Ngày mai, nhờ việc phát minh ra tia sáng nguyên tử nên tất cả các gương sẽ hiện lại toàn bộ những h́nh ảnh từ trước đến nay! Thế mà các vị không hay biết ǵ cả hay sao?

Mọi người bật cười ngạc nhiên:

- Thế th́ tuyệt quá chứ sao, hả bác sĩ?

Bác sĩ Sakháp kêu lên 1 cách chán ngán:

- Trời ơi! Té ra các vị mất trí cả rồi!

Đoạn ông kéo phái nam giới sang 1 phía.

- Cái phát minh mới này đúng là giết tôi. Trong pḥng mổ của tôi, trước bàn mổ, chắc các vị cũng biết đấy, có 1 tấm gương lớn.

- Thế th́ sao?

- Thế th́ chết tôi chứ c̣n sao nữa! Các vị c̣n chưa hiểu hay sao? Tất cả những vụ phá thai, nạo thai và c̣n nhiều chuyện khác nữa sáng mai thế là vỡ lở hết cả...

Đám các ông lo lắng nh́n nhau.

- ừ nhỉ, bỏ mẹ thật!

- Thế mà ḿnh không nghĩ ra!

- Nếu thế th́ ê mặt quá nhỉ!

- Thậm chí phải nói đó là tội ác mà bọn ḿnh đă... ấy chết, xin lỗi, nghĩa là tôi không có ư nói thế...

Nghe các ông x́ xào to nhỏ, đám các bà cũng đâm nhốn nháo. Bà vợ ông Đavút Xôinva rên rỉ:

- Hạnh phúc gia đ́nh tôi, cuộc sống êm ấm 20 năm nay của vợ chồng tôi thế là hết! Ngày mai chồng tôi sẽ biết hết mọi chuyện. Đầu tiên là chuyện với 1 tài xế của ông ấy, rồi sau là với 1 tài xế khác... Tất cả sẽ diễn ra trước gương...

Cô nàng Phưxtưca than thở:

- Th́ ai mà ngờ được có ngày những cái gương kia lại làm vỡ lở mọi chuyện...

- C̣n tôi th́ sáng nào cũng lục túi, lấy cắp tiền trong ví ông ấy... Sáng nào cũng thế... Lúc ông ấy c̣n đang ngủ... Đến bây giờ ông ấy vẫn chưa hay biết ǵ. Nhưng ngày mai th́ thôi... ông ấy sẽ biết hết.

Ngài Hátgi Ôxman cứ lẩm bẩm 1 ḿnh:

- Lẽ ra ḿnh không nên dan díu với con hầu gái ấy. Mẹ kiếp! Đúng là ma dẫn lối quỷ đưa đường!...

Những tiếng kêu "trời" vang lên mỗi lúc 1 to. Sau đó không khí trong pḥng lại im ĺm như chết.

Bỗng giọng nói ồm ồm của bác sĩ Sakháp phát tan bầu không khí im lặng:

- Thưa các vị, chả lẽ các vị vẫn chưa tin rằng cái phát minh mới này, cái thứ gương kỳ diệu này sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của chúng ta hay sao?

- Không, không... Đúng là những cái gương này sẽ giết tất cả bọn ta!

Viên bác sĩ nói tiếp, dằn từng chữ:

- Thế là rơ rồi! Những chiếc gương bị tia sáng nguyên tử chiếu vào sẽ phá vỡ hết trật tự xă hội.

Khắp pḥng lại nhao nhao cả lên:

- Đúng thế! Nhưng chúng ta biết làm ǵ được!?

- Đối phó cách nào bây giờ?

- Có cách ǵ cứu văn được không nhỉ?

Ông bác sĩ tuyên bố:

- Chỉ có 1 cách thôi, là phải đập vỡ hết các tâm gương đi!

Ngài Mêđêni đế thêm:

- Thế chưa chắc, phải nghiền vụn chúng ra mới được!

Cô thư kư có đôi mắt hạt nhăn, có giọng nói thỏ thẻ, cũng lên tiếng:

- Phải cho vào cối mà giă thành bột ấy!

Rồi khách khứa giải tán ai về nhà nấy.

Suốt đêm hôm đó trong thành phố đâu đâu cũng vang lên tiếng kính vỡ. Người ta thi nhau bỏ gương vào cối mà giă.

Sáng ra những người phu hốt rác sửng sốt trước 1 cảnh tượng chưa từng thấy: khắp nơi chà nào cũng ngổn ngang những đống gương vỡ, phố xá th́ tràn ngập bụi kính.

Đúng 9h sáng, giọng người phát thanh viên vang lên trong tiếng nhạc:

"Xin quư vị lưu ư: Loại gương soi tốt nhất thế giới là gương mang nhăn hiệu "Kỳ diệu". Dùng gương này quư vị có thể nh́n thấy ảnh của ḿnh chỉ những lúc nào quư vị soi vào nó mà thôi! Xin quư vị nhớ cho nhăn hiệu của nó là "kỳ diệu"... Gương "kỳ diệu"..."

Trong ṿng 1 ngày chủ hăng gương "Kỳ diệu" đă trở thành triệu phú!


o0o

 

Pages Previous  1  2  3  Next