Papillon Người Tù Khổ Sai   Henry Charrière Pages  1  2  3  4  5  Next   

1. Con đường của sự thối nát

Phiên ṭa đại h́nh

Cái tát mạnh đến nỗi măi mười ba năm sau tôi mới gượng dậy được. Quả nhiên đó không phải là một cái bớp b́nh thường, và để dáng nó vào mặt tôi, họ đă xúm lại khá đông.

Hôm ấy là ngày 26 tháng Mười năm 1931. Từ tám giờ sáng tôi đă được đưa ra khỏi căn buồng giam dành cho tôi ở nhà lao Conciergerie từ một năm nay. Tôi đă cạo mặt nhẵn nhụi, ăn mặc chỉnh tề: bộ com-lê này ở một hiệu may có hạng làm cho dáng dấp tôi thêm phần trang nhă. Sơ~mi trắng, thắt một chiếc nơ bươm bướm màu xanh nhạt điểm thêm một nét cuối cùng làm cho trang phục của tôi càng hoàn chỉnh.


Tôi đă hai mươi lăm tuổi, nhưng trông chỉ độ hai mươi. Bọn cảnh sát hơi chững lại trước cái dáng dấp “gentlemen” của tôi, nên cư xử với tôi khá lịch thiệp. Họ c̣n cởi khóa tay cho tôi nữa là khác. Họ với tôi cả thảy sáu người đang ngồi trên hai chiếc ghế dài đặt trong căn pḥng trống trải. Bên ngoài trời u ám. Trước mặt chúng tôi có một cánh cửa chắc hẳn là dẫn sang pḥng xử án, v́ nơi này là Ṭa án quận Seine ở Paris.

Lát nữa tôi sẽ bị tố cáo về tội giết người. Trạng sư của tôi ông Raymond Hubert, có đến chào tôi. “Không có lấy một bằng chứng đích đáng nào chống lại anh, tôi tin chắc là chúng ta sẽ được trắng án”. Tôi nghe hai chữ “chúng ta” mà không khỏi mỉm cười. Cứ như thể chính ông ta; luật sư Hubert, cũng sắp ra trước ṭa án đại h́nh với tư cách bị cáo, và nếu có h́nh án ǵ th́ ông ta cũng sẽ cùng chịu với tôi.

Một viên lục sự mở cửa mời chúng tôi vào. Qua hai cánh cửa mở rộng, có bốn viên cảnh sát đi hai bên cùng với viên chuẩn úy chỉ huy họ, tôi bước vào một gian pḥng rộng mênh mông. Để dáng cho tôi cái tát kia, họ đă trang hoàng cho gian pḥng toàn bằng màu đỏ thẫm như máu: những tấm thảm, những tấm rèm trên các cửa sổ lớn, cho đến cả những bộ áo dài của các quan ṭa lát nữa sẽ xét xử tôi.

- Thưa các vị, Ṭa đă ra?

Từ một cánh cửa ở bên phải lần lượt bước ra sáu người. Quan Chánh án, rồi đến năm vị quan ṭa, đều đội mũ vải đỏ. Quan Chánh án đứng lại trước cái ghế đặt ớ giữa, và hai bên các vị quan ṭa khác cũng đứng vào chỗ. Một cơi im lặng trang nghiêm trùm lên gian pḥng: ai mấy đều đứng yên, kể cả tôi, cho đến khi Ṭa ngồi xuống mọi người mới ngồi theo.

Viên chánh án, có đôi má phính ửng hồng trên hai lưỡng quyền, vẻ mặt khắc nghiệt, nh́n thẳng vào mắt tôi mà không để lộ một cảm xúc nào. Ông ta tên là Bévin. Sau này ông ta sẽ chủ tŕ những cuộc tranh luận một cách không thiên vị, và thái độ của ông sẽ làm cho mọi người hiểu rằng, là một quan ṭa chuyên nghiệp, ông ta không lấy ǵ làm tin tưởng vào sự thành thật của các nhân chứng và các nhân viên cảnh sát. Không, ông ta sẽ không có phần trách nhiệm nào trong cái tát, ông ta chỉ làm cái việc dọn nó lên cho tôi ăn mà thôi.

Công tố viên là luật sư Pradel. Tất cả các trạng sư đều rất sợ ông ta. Ông ta nổi tiếng là người cung cấp đắc lực nhất cho máy chém và cho các nhà lao trong nước cũng như hải ngoại.

Pradel là biểu trưng của bàn tay trừng phạt của công lư. Đó là người buộc tội chính thức của xă hội, một sức mạnh không có chút nhân tính. Ông đại diện cho PHáP LUậT, cho Cán cân Công lư, chính ông cầm cái cân ấy và ông sẽ đem hết sức ḿnh ra để làm cho nó nghiêng về phía ông. Đôi mắt kền kền của ông hơi cụp mi xuống nh́n tôi chằm chằm từ trên cao. Trước hết đó là chiều cao của cái bệ ông ta đứng, thứ đến là chiều cao của vóc người ông, ít ra cũng phải một thước tám, nó làm tăng cái vẻ hách dịch của ông ta lên rất nhiều. Ông ta không bỏ tấm áo khoác màu đỏ, mà chỉ đặt cái mũ xuống trước mặt. Ông ta chống hai tay lên bàn, hai bàn tay to như hai cái bồ cào. Một chiếc nhẫn vàng cho biết rằng ông ta đă có vợ, và ở ngón tay út ông đeo một cái đinh móng ngựa nhẵn bóng thay cho nhẫn.

Ông hơi nghiêng về phía tôi để tăng thêm sức áp đảo ông có vẻ như đang nói với tôi: này anh bạn trẻ, nếu anh nghĩ rằng anh có thể thoát khỏi tay tôi th́ anh nhầm đấy. Người ta không thấy tay tôi có vuốt nhọn, nhưng bộ vuốt này luôn luôn có mặt trong tâm hồn tôi, và nó sẽ xé tan anh ra không có cách ǵ thoát nổi. Và sở dĩ tất cả các trạng sư đều sợ tôi, sở dĩ trong giới quan ṭa tôi nổi tiếng là một công tố viên nguy hiểm, chính là v́ không bao giờ tôi để sổng mất mồi.

“Tôi không cần biết anh có tội hay không, nhiệm vụ duy nhất của tôi là sử dụng tất cả những ǵ có thể sử dụng được để hại anh: cuộc sống phóng đăng của anh ở khu Montmartre, những lời khai mà cảnh sát đă mớm cho các nhân chứng và những báo cáo của chính bọn cảnh sát. Với mớ tài liệu ghê tởm mà viên dự thẩm đă thu thập được, tôi phải t́m hết cách để làm cho anh trở thành xấu xa đến mức bọn bồi thẩm phải quyết định gạt anh ra ngoài xă hội”.

Tôi có cảm giác là nghe thấy những câu nói này rất rơ, trừ phi tôi nằm mơ, v́ quả t́nh “kẻ ăn người” này đă gây được cho tôi một ấn tượng rất mạnh.

“Bị cáo nhân, anh hăy để mặc cho ta làm, và nhất là đừng t́m cách tự vệ: ta sẽ dẫn anh lên con đường của sự thối nát”!

“Và ta mong rằng anh đừng trông mong ǵ vào bọn bồi thẩm: chớ có ảo tưởng. Mười hai con người này chẳng hiểu ǵ về cuộc sống đâu”.

“Anh cứ thử nh́n họ mà xem. Họ đang ngồi trước mặt anh thành một dăy: rơ ràng là mười hai miếng pho-mát từ một tỉnh lẻ nào đó mới chở về Paris. Đó là những anh chàng tiểu thị dân, những anh công chức về hưu, những gă lái buôn. Chẳng hơi đâu mà nói kỹ về họ. Dù sao th́ chắc anh cũng không khờ khạo đến nỗi tưởng rằng những con người như thế có thể hiểu được quăng đời hai mươi lăm năm mà anh đă sống và cách sinh hoạt của anh ở Montmartre. Đối với họ, quảng trường Pigalle và quăng trường Trắng chính là Địa ngục, và tất cả những người sống về đêm đều là những kẻ thù của xă hội. Tất cả bọn họ đều vô cùng hănh diện với cái chân bồi thẩm ở Ṭa Đại h́nh. Ngoài ra anh cũng nên biết rằng họ rất đau khổ v́ cái thân phận tiểu thị dân nhỏ bé của họ”.

“Thế mà anh, anh bước ra trước mặt họ, trẻ trung, tuấn tú. Chắc anh hiểu thừa rằng ta sẽ chẳng nể nang ǵ mà không miêu tả anh thành một tên sở khanh của những đêm Montmartre, cho nên ngay từ đầu ta sẽ biến bọn bồi thẩm này thành những kẻ thù của anh. Anh ăn mặc sang trọng quá: đến đây lẽ ra anh phải ăn mặc thật khiêm nhường. ở chỗ này anh đă phạm một lỗi nghiêm trọng về chiến thuật. Anh không thấy là họ ganh tị với cách ăn mặc của anh sao? Họ th́ toàn mua đồ may sẵn ở cửa hàng Samaritaine, và dù có nằm mơ họ cũng không dám nghĩ rằng ḿnh có bao giờ đi may đo lấy được một bộ”.

Bây giờ đă mười giờ, Ṭa đă sẵn sàng mở đầu cuộc tranh luận. Trước mắt tôi là sáu viên quan ṭa trong đó có ông công tố viên hung hăn sẽ đưa hết uy quyền ma quái của ḿnh, đưa hết trí thông minh của ḿnh ra để thuyết phục mười hai gă tiểu thị dân kia rằng tôi là kẻ có tội và bản tuyên án ngày hôm nay chỉ có thể là tội lưu đày hay máy chém.

Người ta sắp xử tôi về cái tội giết một tên ma-cô, một tên dắt gái của giới ăn mày chơi Montmartre. Không có lấy một bằng chứng nào. Nhưng bọn cớm cứ mỗi lần t́m được thủ phạm là một lần thêm lon, cho nên sẽ một mực khẳng định rằng tôi là thủ phạm. Thiếu bằng chứng, chúng nó sẽ nói là nắm được những sự kiện “bí mật” từ một nguồn riêng, cho chúng nó biết một cách chắc chắn, không c̣n hồ nghi ǵ nữa. Một nhân chứng do chúng chuẩn bị, một cái đĩa hát sống chế tạo tại số nhà 36 quai des Orfevres, tên là Polein, sẽ là chỗ dựa hữu hiệu nhất của lời buộc tội. V́ tôi một mực quả quyết rằng tôi không quen biết hắn ta, đến một lúc nào đó ông chánh án hỏi tôi một cách rất vô tư: “Anh nói rằng người làm chứng này nói dối. Được. Nhưng tại sao người ấy lại đi nói dối? Dể làm ǵ?

- Thưa ngài Chánh án, sở dĩ từ khi bị bắt cho đến nay đêm nào tôi cũng không sao chợp mắt được, điều đó không phải v́ hối hận: có phải tôi giết Roland le Petit đâu? Chẳng qua v́ tôi cứ nghĩ măi không biết tại sao, cái ǵ đă thúc đẩy người làm chứng này hằn học đối với tôi như vậy và luôn luôn t́m cách hại tôi, cứ mỗi lần lư lẽ của bên nguyên xem chừng yếu đi th́ lại cố nghĩ thêm những lời khai mới để củng cố cho nó.

Rốt cục, thưa ông Chánh án, tôi phải đi đến kết luận là cảnh sát đă bắt quả tang hắn đang làm điều ǵ phạm pháp nghiêm trọng và đă thương lượng với hắn: sẽ làm ngơ cho, với điều kiện là phải buộc tội thằng Bươm bướm. Lúc bấy giờ tôi cũng không ngờ là tôi đă nói đúng sự thật đến như thế. Tên Polein hôm ấy được giới thiệu ở phiên ṭa là một người lương thiện chưa hề can án, th́ mấy năm sau đă bị bắt và bị xử về tội buôn lậu bạch phiến.

Trạng sư Hubert ra sức bào chữa cho tôi, nhưng ông ta không có được cái tầm cỡ của ông Công tố viên. Chỉ có trạng sư Bouffay, nhờ sự công phân sôi sục của ông ta, đă gây khó khăn cho ông Công tố viên trong một thời gian nào đó. Tiếc thay cũng chẳng được bao lâu và trong cuộc đấu khẩu tay đôi này sự khôn khéo của Pradel đă thắng một cách khá nhanh chóng. Hơn nữa ông ta đă biết cách làm cho bọn bồi thẩm hài ḷng: họ hết sức hănh diện được một nhân vật đầy uy thế như ông ta coi như những người bằng vai phải lứa và như những người đồng sự.

Đến mười một giờ tối hôm ấy, ván cờ đă văn. Các trạng sư bào chữa cho tôi bị chiếu bí. Và tôi, người vô tội, đă bị lên án.

Cái xă hội Pháp do Công tố viên Pradel đại diện đă loại bỏ vĩnh viễn một thanh niên hai mươi lăm tuổi. Và không có hy vọng ǵ giảm án hết! Món ăn sang trọng này đă được quan Chánh án Bévin dọn ra trước mặt tôi bằng cái giọng không có âm sắc của ngài.

- Bị cáo nhân, đứng dậy.

Tôi đứng dậy. Một bầu không khí hoàn toàn im lặng bao trùm lấy căn pḥng, mọi người nín thở, tim tôi đập nhanh hơn. Bọn bồi thẩm kẻ th́ nh́n tôi, kẻ th́ cúi đầu. Họ đều có vẻ xấu hổ.

- Bị cáo nhân, hội đồng bồi thẩm đă trả lời khẳng định cho tất cả các câu hỏi của Ṭa trừ câu hỏi về khoản có chủ mưu từ trước hay không, cho nên Ṭa xử anh tội khổ sai chung thân. Anh có điều ǵ cần nói không?

Tôi đă không choáng váng, thái độ của tôi vẫn giữ được b́nh thường, chỉ có hai bàn tay tôi xiết hơi mạnh vành móng ngựa.

- Thưa ngài Chánh án, có, tôi cần nói rằng tôi thực sự vô tội và là nạn nhân của một âm mưu của cảnh sát.

Từ cái góc dành cho những quư khách phụ nữ ăn mặc sang trọng ở phía sau Ṭa, một tiếng ŕ rầm vẳng đến tai tôi. Tôi nói với họ, dơng dạc nhưng không quát tháo:

- Thôi im đi, các bà đeo chuỗi ngọc đến đây thưởng thức những cảm giác không lành mạnh. Màn kịch đă diễn xong. Một án mạng đă được cảnh sát và tư pháp của các bà giải quyết ổn thỏa, vậy các bà phải lấy làm thỏa măn chứ!

- Đưa phạm nhân đi - quan Chánh án nói.

Trước khi ra khỏi pḥng, tôi nghe một tiếng nói rơ to: “Anh đừng buồn phiền, em sẽ đến tận đấy t́m anh”. Đó là Nénette, nàng Nénette trung thực và cao thượng của tôi, đang gửi đến tôi những t́nh cảm đằm thắm của nàng. Những người thuộc giới giang hồ có mặt trong pḥng đều vỗ tay. Họ th́ họ biết thực chất vụ án mạng này, và làm như vậy họ muốn tỏ ra cho tôi biết rằng họ tự hào về tôi, v́ tôi dă không đầu hàng bọn cảnh sát và đă không tố giác một người nào.

Khi đă đi sang căn pḥng nhỏ mà tôi ngồi trước khi xử án, bọn cảnh sát khóa tay tôi lại. Cổ tay bên phải của tôi có một sợi xích ngắn nối với cổ tay bên trái của một viên cảnh sát. Không ai nói với ai một lời. Tôi xin một điếu thuốc. Viên quản đưa cho tôi một điếu và châm lửa cho tôi. Cứ mỗi lần tôi đưa tay lên điếu thuốc hay bỏ tay xuống, viên cảnh sát đứng bên phải tôi lại phải đưa tay lên hay đưa xuống theo tôi.

Tôi đứng hút hết khoảng ba phần tư điếu thuốc lá.

Chẳng ai nói một câu nào. Người đầu tiên mở miệng là tôi. Tôi nói với viên quản: “Đi thôi”.

Xuống mấy lượt cầu thang với khoảng mười hai viên cảnh sát đi áp tải, tôi bước ra sân sau của ṭa án.

Chiếc xe hơi chở tù đă đợi sẵn chúng tôi ở đây. Đó không phải là loại xe chở tù có ngăn ra nhiều xà lim. Trong thùng xe có xếp khoảng mười cái ghế dài.

Viên quản nói: “Conciergerie”.

Nhà lao Conciergerie

Đi đến ṭa lâu đài cuối cùng của hoàng hậu Marie-Antoinette, bọn cảnh sát giao tôi cho viên quản tù. Hắn kư giấy nhận tù xong, họ ra đi im lặng, nhưng trước đấy viên quản xiết chặt hai tay bị khóa của tôi, khiến cho tôi rất ngạc nhiên.

Viên quản tù hỏi tôi:

- Chúng nó xử anh mấy năm?

- Chung thân.

- Vô lư? - Viên quản tù đưa mắt nh́n bọn cảnh sát và hiểu rằng đó là sự thực. Viên quản tù đă ngũ tuần: ông ta đă chứng kiến khá nhiều chuyện đời và biết rất rơ vụ án của tôi. Ông ta đă có ḷng nhân hậu nói với tôi câu sau đây:

- Chà, cái quân đểu cáng! Chúng nó điên hết rồi hay sao?

Ông ta nhẹ nhàng cởi khóa cho tôi và thân hành đưa tôi đến tận căn xà-lim dành riêng cho tử tù, cho người điên; cho tù khổ sai, cho những người đặc biệt nguy hiểm: tường, sàn và cửa đều có đệm da dày. Trước khi đóng cửa lại, ông nói:

- Can đảm lên, Bươm bướm ạ. Sẽ chuyển lại cho anh một số đồ đạc và thức ăn. Can đảm lên nhé!

- Cám ơn sếp. Ông cứ yên chí, tôi sẽ có đủ can đảm, và tôi hy vọng rằng họ sẽ không nuốt trôi được cái án chung thân này đâu.

Mấy phút sau, có tiếng cào cửa. “Cái ǵ thế?”

Một tiếng người trả lời: “Không có ǵ đâu. Tôi chỉ đến treo cái biển thôi”.

- Biển ǵ thế?

- “Khổ sai chung thân. Cần theo dơi sát sao.”

Tôi nghĩ bụng: họ điên thật. Chẳng lẽ họ nghĩ rằng cái vố mà họ giáng lên đầu tôi có thể làm cho tôi mất trí đến mức tự tử? Tôi là người gan dạ, và tôi sẽ đủ can đảm. Tôi sẽ đấu tranh chống lại tất cả bọn họ, chống lại cả thiên hạ nếu cần. Ngay từ ngày mai tôi sẽ hành động.

Sáng hôm sau, trong khi uống cà phê, tôi đă tự hỏi: liệu có nên chống án không? Để làm ǵ? Liệu ra trước một toà án khác tôi có được may mắn hơn không? Và sẽ mất bao nhiêu th́ giờ vào việc ấy? Một năm, có thể là mười tám tháng... và để làm ǵ: để được đi đày khổ sai hai mươi năm chứ không phải chung thân nữa?

V́ tôi đă nhất quyết vượt ngục, thời gian lâu mau không c̣n nghĩa lư ǵ. Và tôi bất giác nhớ lại câu của một phạm nhân hỏi chánh án: “Thưa ngài ở Pháp án khổ sai chung thân phải bao nhiêu năm mới măn hạn ạ?”

Tôi đi quanh quẩn trong buồng giam. Tôi đă đánh điện cho vợ tôi để an ủi nàng, và cho em gái tôi, đă một ḿnh bênh vực tôi trước tất cả mọi người. Màn kịch đă hết, tấm màn đă khép lại. Những người thân của tôi chắc phải đau khổ hơn tôi, nhất là ông bố già tội nghiệp của tôi ở tận vùng quê hẻo lánh: phải mang cây thập tự nặng nề này chắc ông cụ khổ lắm.

Tôi giật ḿnh: nhưng tôi vô tội kia mà! Quả tôi vô tội nhưng đối với ai? Phải, tôi vô tội đối với ai? Tôi tự nhủ: điều phải nhớ kỹ nhất là đừng bao giờ bày tṛ nói với ai rằng ḿnh vô tội, người ta sẽ cười cho. Chịu án chung thân chỉ v́ một thằng ma cô, rồi lại c̣n nói rằng kẻ khác đă giết hắn, th́ thật quá lố. Câm mồm đi là hơn cả.

V́ trong thời gian ở nhà tù Santé cũng như Conciergerie tôi chưa bao giờ nghĩ đến cái khả năng bị xử nặng như vậy, cho nên tôi không lúc nào bận tâm h́nh dung thử xem “con đường của sự thối nát” là cái ǵ.

Thôi được. Điều trước tiên cần phải làm là bắt mối với những người đă có án mà sau này có thể cùng vượt ngục.

Tôi chọn một người Marseille tên là Dega. Người này thế nào tôi cũng sẽ gặp ở pḥng cắt tóc: ngày nào hắn cũng đến đó cạo râu. Tôi xin đến pḥng cắt tóc. Quả nhiên, khi đến tôi trông thấy hắn đang đứng quay mặt vào tường. Tôi trông thấy hắn đúng vào lúc hắn lén lút để cho một người khác vượt lên trước để hắn có thể kéo dài thời gian xếp hàng. Tôi đến đứng sát cạnh hắn sau khi gạt một người khác ra. Tôi nói th́ thầm rất nhanh:

- Thế nào bác Dega, khỏe không?

- ổn cả, Papi ạ. Tớ mười lăm năm, thế c̣n cậu? Nghe nói chúng nó “muối” cậu rồi phải không?

- Phải tôi bị chung thân.

- Chống án chứ?

- Không. Cần nhất là phải ăn cho no và tập thể dục. Phải cố giừ sức khoẻ Dega ạ, v́ chắc chắn là sẽ cần đến gân cốt.

- Cậu có bím không?

- Có tớ có mười bị *(*tức mười ngàn francs) bảng Anh. Thế cậu?

- Không có.

- Tớ khuyên cậu nhé: phải nạp ngay đi. Trạng sư của cậu là Hubert phải không? Thằng cha ấy tồi lắm, nó không chuyển cho cậu đâu. Cậu báo vợ cậu đem plan nạp sẵn đến Dante, bảo cô ta giao lại cho Dominique le Riche: tớ cam đoan là nó sẽ đến tận tay cậu.

- Suỵt, thằng cớm đang nh́n chúng ḿnh. Lợi dụng lúc này để nói chuyện đấy phỏng?

- ồ? Không có chuyện ǵ quan trọng đâu ạ, - Dega đáp - Hắn nói là hắn ốm.

- Bệnh ǵ thế? Bệnh táo bón đại b́nh à? - Đoạn tên cớm ngu xuẩn cười phá lên.

Đời nó là thế. “Con đường của sự thối nát”, tôi đă bước vào rồi. Người ta cười ha hả trong khi giễu cợt một thằng nhóc hai mươi lăm tuổi bị xử đày cho đến chết.

Tôi đă nhận được plan. Đó là một cái ống bằng nhôm, mài nhẵn thín, có thể tháo ra bằng cách vặn ở giữa. Nửa này xoắn ốc vào nửa kia. Nó đựng năm ngàn sáu trăm francs bằng giấy bạc mới. Khi nhận được nó, tôi đưa lên môi hôn cái ống dài sáu phân, to bằng ngón tay cái này; vâng, tôi đă hôn nó trước khi nhét vào hậu môn. Tôi thở thật mạnh để hút nó vào sâu trong đại tràng. Nó là cái tủ két của tôi. Họ có thể bắt tôi cởi hết ra, chạng hai chân, bắt tôi ho, bắt tôi cúi gập người xuống: tha hồ; không thể nào biết là tôi có giấu một cái ǵ. Nó nằm ở một vị trí rất cao trong đại tràng. Nó là một bộ phận của thân thể tôi. Nó là cuộc sống của tôi, là tự do của tôi mang ở trong ḿnh đó là con đường đưa tôi đến phục thù. V́ tôi nhất định sẽ trả thù! Thậm chí đó là ư nghĩa duy nhất của tôi lúc này.

Bên ngoài, đêm đă khuya. Trong xà-lim chỉ có một ḿnh tôi. Một ngọn đèn lớn gắn trên trần cho phép tên lính canh nh́n thấy tôi qua cái lỗ nhỏ trên cửa. ánh sáng gay gắt của nó làm cho tôi lóa mắt. Tôi đặt chiếc khăn mù-soa gấp tư trên mắt, cho đỡ chói. Tôi nằm trên một cái đệm đặt trên chiếc giường sắt, không có gối, và ôn lại từng chi tiết một trong cái phiên ṭa kinh tởm vừa qua.

Đến đây, để người đọc hiểu được tŕnh tự của câu chuyện, hiểu thấu hết những cơ sở sẽ làm chỗ dựa cho tôi trong cuộc vật lộn dai dẳng này, có lẽ tôi cần nói ḍng dài một chút, nhưng dù sao tôi cũng phải kể hết tất cả những ǵ đă xảy ra với tôi, tất cả những ǵ tôi đă thấy diễn ra trong trí tôi trong những ngày đầu bị chôn sống:

Khi đă vượt ngục tôi sẽ làm ǵ? V́ bây giờ, khi đă có plan, tôi không c̣n mảy may do dự trong ư đồ vượt ngục.

Trước hết tôi sẽ về Paris ngay, càng nhanh càng tốt. Kẻ phải giết trước tiên là Polein, tên làm chứng điêu. Kế đến là hai kẻ chủ mưu trong vụ án. Nhưng chỉ hai tên thôi th́ chưa đủ, phải là tất cả những kẻ tham gia vào âm mưu này. Hoặc giả càng nhiều càng tốt. à! Phải rồi. Thoát được ra ngoài một cái là tôi sẽ về Paris. Tôi sẽ có một cái rương đựng đầy chất nổ, càng nhiều càng tốt. Tôi cũng không biết rơ là sẽ cần bao nhiêu: mười, mười lăm, hay hai mươi ki-lô? Thế là tôi cứ ngồi tính nhẩm xem cần bao nhiêu thuốc nổ để giết cho được nhiều người.

Dùng ḿn dynamit chăng? Không, cheddit th́ hơn. Mà tại sao không dùng nitroglycerin?. Thôi được, sang bên kia tôi sẽ hỏi ư kiến những người thông thạo về khoản này. Nhưng về phần bọn cớm th́ cứ yên chí: tôi sẽ thanh toán ṣng phẳng, và chúng nó không lo bị thiệt tḥi.

Hai mắt tôi vẫn nhắm và chiếc khăn mùi-soa vẫn áp lên mi mắt. Tôi trông thấy rất rơ cái rương, bề ngoài th́ hiền lành vô hại, nhưng bên trong chất đầy thuốc nổ và cái đồng hồ báo thức, được điều chỉnh rất chính xác, sẽ làm cho ng̣i nổ hoạt động. Chú ư; phải tính sao cho nó nổ đúng mười giờ sáng trong pḥng báo cáo của sở Cảnh sát h́nh sự, số 36 Quai des Orfevres lầu một. Vào giờ này có ít nhất là năm trăm thằng cớm tập hợp ở đây để nhận lệnh hoặc nghe báo cáo. Có bao nhiêu bậc trên cầu thang? Tôi không được nhầm lẫn.

Phải canh giờ thật chính xác sao cho cái rương được đưa từ ngoài phố vào đến mục tiêu đúng vào giây lát cần nổ. Và ai sẽ khiêng cái rương? Được rồi, tôi sẽ hành động thật táo bạo. Tôi sẽ đi tắc-xi đến đỗ ngay trước cửa sở cảnh sát h́nh sự và sẽ lấy giọng hách dịch nói với hai tên cớm đứng gác: đưa ngay cái rương này lên pḥng báo cáo, nói với ông cẩm Dupont là cảnh sát trưởng Dunois gửi cái này và sẽ lên gặp ông ta ngay”.

Nhưng liệu họ có tuân lệnh không? Nhỡ ra, trong cái đám người đần độn ấy tôi lại rơi đúng vào hai phần tử thông minh duy nhất của cái tập đoàn này th́ sao? Lúc bấy giờ sẽ hỏng hết. Phải nghĩ ra cách khác. Thế là tôi lại t́m, t́m nữa. Trong thâm tâm tôi không chịu chấp nhận rằng ḿnh sẽ không t́m được một cách ǵ ăn chắc một trăm phần trăm.

Tôi ngồi dậy để uống chút nước. Nghĩ nhiều đau cả đầu.

Rồi tôi lại nằm xuống, mắt không đắp khăn mù-soa nữa. Giờ phút trôi qua chậm răi. Và cái ánh sáng kia, cái ánh đèn chói chang kia, trời ơi là trời? Tôi thấm nước chiếc khăn mùi-soa và lại đắp lên mặt. Nước mát làm cho tôi thấy dễ chịu, và chiếc khăn ướt đè lên mi mắt sát hơn. Từ nay tôi sẽ dùng măi cách này.

Những giờ dài dằng dặc mà tôi hoạch định cách phục thù sau này, óc tôi làm việc khẩn trương đến nỗi tôi như trông thấy ḿnh đang thực hiện ư đồ trong hiện tại. Mỗi đêm, và thậm chí cả một phần của thời gian ban ngày nữa, tôi đi lại trong thành phố Paris như thể việc vượt ngục đă xong xuôi. Đó là điều chắc chắn mười phần: tôi sẽ vượt ngục và sẽ về Paris. Và dĩ nhiên việc đầu tiên là tôi sẽ đưa giấy thanh toán nợ nần, thứ nhất là cho Polein và sau đó là cho bọn cảnh sát. Thế c̣n bọn bồi thẩm th́ sao? Cái bọn ma bùn ấy sẽ tiếp tục sống yên ổn sao? Chắc là về nhà, chúng nó rất hài ḷng là đă làm tṛn bổn phận với một chữ B viết hoa. Tràn đầy vẻ quan trọng, chúng nó sẽ tha hồ vênh váo với hàng xóm láng giềng và với người vợ đầu tóc bờm xờm đang đợi chồng vệ ăn bữa tối.

Thôi được. Bọn bồi thẩm th́ sao nhỉ, phải làm ǵ cho chúng nó? Không làm ǵ hết. Đó chỉ là thứ người thảm hại đáng thương. Chúng nó có được đào tạo huấn luyện ǵ đâu để mà làm quan ṭa? Nếu là một viên cảnh sát hay hải quan về hưu, hắn sẽ xử sự như một viên cảnh sát hay hải quan. Nếu là một gă đưa sữa hay đưa than hằng ngày, th́ thái độ của hắn sẽ là thái độ của thằng đưa sữa đưa than. Chẳng qua chúng nó chỉ theo đuôi công tố viên: tên này chẳng khó ǵ mà không bỏ được chúng nó vào túi. Chúng nó không phải là những kẻ chịu trách nhiệm thật sự. Cho nên tôi quyết định sẽ không làm ǵ chúng nó: thế là tuyên án xong.

Trong khi viết lại những ư nghĩ này, những điều mà tôi đă thực sự nghĩ đến cách đây bao nhiêu năm và giờ đây đang ùn ùn kéo về trước mắt tôi một cách minh xác kinh khủng, tôi tự nhủ: thế mới biết cảnh im lặng hoàn toàn, cô đơn tuyệt đối mà một người c̣n trẻ trung bị nhốt xà-lim phải chịu đựng, có thể làm nảy sinh cả một cuộc sống tưởng tượng rơ nét đến chừng nào trước khi chuyển sang t́nh trạng điên rồ. Nó mạnh mẽ và sinh động đến nỗi con người bị phân đôi thực sự. Hắn bay bổng lên và lang thang khắp những nơi nào hắn thích. Hắn về nhà, gặp cha, gặp mẹ, gặp gia đ́nh, hắn bay ngược về thời thơ ấu, bay qua các giai đoạn của cuộc đời. Nhất là sau đó hắn dựng lên những ṭa lâu đài mộng tưởng mà hắn phát minh ra với một sức tưởng tượng vô cùng nhạy bén, đến nỗi trong sự phân thân khủng khiếp này, rốt cục hắn tin rằng ḿnh đang thực sự sống qua tất cả những cảnh đang mơ ước.

Ba mươi sáu năm đă trôi qua, thế mà ng̣i bút của tôi không phải cố gắng một mảy may khi viết lại những điều tôi đă nghĩ trong thời đoạn ấy của đời tôi.

Không, tôi sẽ không làm hại bọn bồi thẩm một mảy may. Nhưng c̣n viên công tố th́ sao? à! Tên này th́ không thể để cho nó thoát đ̣n. Vả chăng đối với hắn tôi đă có sẵn một phương án trọn vẹn do Alexandre Dumas vạch rơ từ đầu chí cuối. Tôi sẽ hành động đúng phóc như trong truyện bá tước Monte-Christo, như nhân vật chính của truyện đă xử lư cái thằng cha bị anh ta bỏ xuống hầm cho chết đói.

Tên quan ṭa này phải chịu trách nhiệm. Con kền kền mặc áo đỏ này hoàn toàn xứng đáng để cho tôi hành quyết nó dưới h́nh thức khủng khiếp nhất có thể tưởng tượng được. Phải đấy, đúng rồi, sau Polein và bọn cớm, tôi sẽ dành hết cho con cú vọ này. Tôi sẽ thuê một cái villa. Nó phải có một cái hầm sâu, có tường dày, có một cánh cửa thật nặng. Nếu cửa không đủ dày th́ tôi sẽ lót thêm một cái đệm và chêm thêm vỏ bào. Khi đă có được cái villa rồi, tôi sẽ lần ra chỗ ở của hắn và bắt cóc hắn. Trước đó tôi đă gắn mấy cái ṿng sắt vào tường, cho nên đưa hắn về là tôi xích hắn vào tường ngay. Và bây giờ th́ tôi tha hồ!

Tôi đang đứng trước mặt hắn, tôi nh́n thấy hắn một cách rơ nét lạ lùng dưới đôi mi mắt đang nhắm nghiền. Phải, tôi nh́n hắn cũng đúng như khi hắn nh́n tôi trong phiên ṭa đại h́nh. Cảnh này rơ nét đến mức tôi cảm thấy hơi thở của hắn tỏ lên mặt tôi âm ấm, v́ tôi đứng sát vào hắn, mặt đối mặt, gần như chạm vào nhau.

Đôi mắt diều hâu của hắn bị chói v́ tôi đă chĩa vào mặt hắn một ngọn đèn pha rất mạnh. Đôi mắt ấy điên loạn lên v́ sợ hăi. Nhưng giọt mồ hôi lớn chảy ṛng ṛng trên gương mặt đỏ bừng của hắn. Phải, tôi nghe thấy những câu hỏi của tôi, và lắng nghe những câu trả lời của hắn. Lúc này tôi đang sống mănh liệt.

- Thằng khốn nạn, mày nhận ra tao chứ? Chính ta đây, Bươm bướm đây, người mà mày đă xử khổ sai chung nhân một cách ngon lành. Mày tưởng đă bỏ công dùi mài kinh sử bấy nhiêu năm để trở thành một người có học thức, đă trải qua bao nhiêu đêm trường học luật La-mă và các pho luật khác; đă học tiếng La-tinh và tiếng Hy-lạp, đă hy sinh những năm tuổi trẻ để trở thành một nhà hùng biện lớn? Thế rồi để đi đến đâu nữa, hở quân chó má? Đi đến chỗ xây dựng nên một pháp luật mới, tốt hơn cho xă hội chăng? Đến chỗ thuyết phục cho đám đông hiểu rằng ḥa b́nh là điều tốt đẹp nhất trên thế giới chăng? Để truyền bá một triết lư mới của một tôn giáo tuyệt vời chăng? Hay chỉ là để ảnh hưởng đến những người khác, dựa vào ưu thế của học thức đại học để làm cho người ta tốt hơn lên và từ bỏ cái ác chăng? Hăy nói đi, mày đă dùng học thức của mày để cứu vớt những con người hay để d́m chết họ? Không hề có một cái ǵ tương tự như vậy, chỉ có một động cơ duy nhất thúc đẩy mày hành động mà thôi: lên, lên măi, lên thêm thật nhiều bậc trên cái thang chức nghiệp đáng ghê tởm của mày. Đối với mày vinh quang có nghĩa là cung cấp được thật nhiều người cho nhà tù khổ sai và cho máy chém.

Giá Deibler *(*tên một đao phủ thủ ở Paris) là kẻ uống nước nhớ nguồn, cứ đến cuối năm hắn phải gửi cho mày một két sâm-banh thượng hạng mới phải. Chẳng phải nhờ mày mà năm nay hắn đă chém thêm được năm sáu cái đầu đấy sao? Dù sao th́ bây giờ chính tao đang nắm vững tính mạng mày trong tay, dây xích sắt của tao đang trói chặt mày vào tường. Tao c̣n nhớ như in cái nụ cười của mày, cái vẻ đắc thắng của mày khi nghe đọc bản tuyên án xác nhận sức thuyết phục của bản cáo trạng mày đă đưa ra. Đă bao nhiêu năm rồi mà tao cứ tưởng chừng như mới hôm qua. Bao nhiêu năm? Mười năm? Hay hai mươi năm?

Nhưng ḿnh làm sao thế này? Tại sao lại mười năm? Tại sao lại hai mươi năm? Bươm bướm, ngươi hăy trấn tĩnh lại; ngươi khỏe mạnh, ngươi trẻ trung và trong bụng ngươi có năm ngàn sáu trăm francs. Hai năm thôi, phải, ta chỉ ở tù chung thân hai năm thôi, không hơn - tôi tự thề với ḿnh như vậy.

Thôi? Mày đâm ra ngớ ngẩn rồi đấy, Bươm bướm ạ! Căn xà-lim này, sự im lặng này đang làm cho mày hóa điên. Tôi không có thuốc lá. Tôi đă hút hết điếu cuối cùng từ hôm qua. Tôi sẽ đi bách bộ. Xét cho cùng, tôi không cần phải nhắm mắt, cũng không cần lấy khăn mùi soa đặt lên mắt cũng vẫn thấy rơ những ǵ sẽ diễn ra. Đúng đấy. Tôi đứng dậy. Căn xà~lim có bốn mét chiều dài, nghĩa là năm bước ngắn từ cửa đến tường. Tôi bắt đầu đi, hai tay chắp sau lưng. Và tôi nói tiếp:

- Đấy. Tao vừa nói là tao c̣n nhớ rất rơ nụ cười đắc thắng của mày. Thế th́ bây giờ tao sẽ biến nó thành một cái mếu ghê sợ. Mày có một ưu thế so với tao: hôm ấy tao không được phép, chứ mày th́ bây giờ cứ tha hồ mà hét, hét to bao nhiêu cũng được. Tao sẽ làm ǵ mày bây giờ nhỉ? Dùng cách của Dumas chăng?

Để mặc cho mày chết đói chăng? Không, như thế chưa đủ. Trước hết tao phải chọc thủng mắt mày. Hả? Mày lại có vẻ đắc chí một lần nữa: mày nghĩ rằng nếu tao chọc mắt mày, ít nhất mày cũng sẽ có được cái lợi là không trông thấy tao nữa, và mặt khác bản thân tao sẽ không được hưởng cái lạc thú được theo dơi những phản ứng trong đôi con ngươi của mày. Phải mày nghĩ đúng, tao không nên chọc thủng mắt mày, ít nhất là không nên chọc thủng ngay bây giờ. Để sau hẵng hay. Tao sẽ cắt lưỡi mày, cái lưỡi đáng ghê sợ, sắc như một con dao. Không phải là dao thường: nó sắc như một con dao cạo? Cái lưỡi mà mày sử dụng, như một con điếm sử dụng cái ấy của nó, để thực hiện sự nghiệp vinh quang của mày. Chính cái lưỡi mà mày dùng để nói những lời lẽ ngọt ngào với vợ mày, con mày và t́nh nhân của mày. Mày mà có t́nh nhân ư? mày th́ làm sao có nổi một người đàn bà làm t́nh nhân? Có chăng, t́nh nhân của mày phải là một gă đàn ông. V́ mày chỉ có thể đóng vai tṛ bị động hèn hạ trong một cuộc kê giao bỉ ổi. Đúng thế, ta phải mở đầu bằng việc cắt bỏ cái lưỡi của mày, v́ sau cái óc của mày là đến nó, nó là cái công cụ thi hành mệnh lệnh của cái óc ấy. Mày đă sử dụng cái công cụ ấy một cách tài t́nh để thuyết phục cho hội đồng bồi thẩm trả lời “có” cho những câu hỏi đặt ra.

“Mày đă sử dụng nó để tô vẽ cho bọn cảnh sát thành những con người lành mạnh, tận tụy v́ bổn phận; nhờ nó, câu chuyện bịa đặt của thằng làm chứng mới đứng vững được. Nhờ nó mà trước mắt mười hai miếng pho-mát kia tao mới hiện ra như là con người nguy hiểm nhất của thành Paris. Giả sử mày không có cái lưỡi ấy, cái lưỡi gian xảo, tài t́nh, đầy sức thuyết phục, cái lưỡi đă được tập dượt công phu để bóp méo những sự việc và những con người như vậy, th́ tao vẫn được ngồi yên trên sân thượng của tiệm Grand Café ở quảng trường Trắng, không phải đi đâu cả. Vậy th́ đồng ư nhé, tao sẽ cắt cái lưỡi mày. Nhưng dùng khí cụ ǵ để cắt?

Tôi đi đi lại lại trong xà-lim, đi đến chóng mặt, nhưng tôi vẫn diện đối diện với hắn... th́ đột nhiên đèn tắt và một ánh sáng rất yếu ớt lọt qua những khe hở trên tấm cửa sổ chiếu vào xà-lim.

-Sao? Sáng rồi ư? Tôi đă thức thâu đêm để trả thù sao? Tôi đă trải qua những giờ phút đẹp đẽ biết bao!

Cái đêm trường vừa qua nó mới ngắn làm sao?

Tôi ngồi trên giường, nghe ngóng. Không nghe thấy ǵ hết. Một cơi im lặng tuyệt đối. Chỉ thỉnh thoảng mới nghe một tiếng “tíc” khe khẽ ở ngoài cửa. Đó là người canh ngục đi giày vải cho khỏi có tiếng động đến nâng cái nắp nhỏ che cái lỗ tṛn đục trên cánh cửa để ghé mắt vào xem tôi đang làm ǵ.

Bộ máy trừng phạt do nền Cộng ḥa Pháp sáng chế ra đă đến giai đoạn thứ hai. Nó hoạt động một cách tuyệt diệu. ở giai đoạn thứ nhất, người nào có thể gây phiền phức cho nó th́ nó tiêu diệt đi. Nhưng như thế chưa đủ. Không thể để cho người ấy chết quá nhanh, cũng không thể để cho người ấy thoát thân bằng cách tự tử. Người ấy rất cần cho bộ máy. Cục Quản lư các cơ quan cải huấn c̣n có việc ǵ mà làm nếu không có tù nhân? Lúc bấy giờ th́ thật là đẹp mặt, cho nên phải giám sát nó. Phải đưa nó đi làm khổ sai: nhiều công chức của nhà nước sẽ nhờ nó mà có kế sinh nhai. Ngoài cửa lại vừa có tiếng “tíc”, điều đó làm cho tôi phải mỉm cười

Cái gă vô tích sự kia khỏi phải lo, ta không trốn mất đi đâu. ít nhất là không trốn bằng cái cách mà mày đang sợ: tự tử.

Ta chỉ mong muốn có một điều, là tiếp tục sống thật khỏe mạnh và lên đường càng sớm càng tốt đến cái xứ Guyane thuộc Pháp mà các ngươi đày ta đến một cách bỉ ổi.

Gă canh ngục chuyên phát ra tiếng “tíc” kia, ta biết rằng các bạn đồng nghiệp của ngươi chẳng phải hiền lành ǵ. So với chúng nó, ngươi c̣n hiền hơn nhiều.

Ta biết điều đó từ lâu, v́ Napoléon, người sáng lập ra chế độ khổ sai, khi có người hỏi: “Những tên trộm cướp ấy ngài sẽ giao cho ai canh giữ?” đă trả lời: “Cho những kẻ c̣n trộm cướp hơn chúng nó”. Về sau tôi đă có dịp thấy rơ rằng kẻ sáng lập ra chế độ khổ sai đă không nói dối.

Chắc chắc một cái ghi-sê vuông mỗi chiều hai tấc mở ra ở giữa cánh cửa xà-lim. Người ta chuồi vào cho tôi một tách cà phê và một ổ bánh ḿ bảy trăm năm mươi gam. Là phạm nhân, tôi không c̣n có quyền ra nhà ăn mua thức ăn nữa, nhưng nếu trả tiền, tôi có thể mua thuốc lá và một ít món ăn ở cái căng-tin nhỏ bé của nhà lao. Vài ngày nữa th́ sẽ không c̣n được mua ǵ hết. Nhà lao Conciergerie là căn pḥng đợi của nhà lao cấm cố. Tôi khoái trá hút một điếu Lucky Strike, giá mỗi bao 6,60 francs. Tôi đă mua hai bao như vậy. Tôi cố tiêu cho hết số tiền lẻ, v́ người ta sẽ tịch thu tất cả số tiền túi của tôi để thanh toán chi phí của ṭa án. Dega có gửi cho tôi một mánh giấy nhỏ nhét trong bánh ḿ: “Trong hộp diêm có ba con rận”. ư đồ của bác ta là muốn nhắn tôi đến pḥng tẩy uế. Tôi lấy bao diêm vừa nhận được, nhặt hết que diêm ra, liền thấy ba con rận, đều béo tốt khỏe mạnh. Tôi hiểu ngay như thế có nghĩa là thế nào. Tôi sẽ đưa ba con rận cho viên giám thị xem, và ngày mai hắn ta sẽ cho tôi, cùng với tất cả các đồ đạc tôi đang dùng, kể cả đệm giường, đến một pḥng phun hơi nóng để giết kư sinh trùng (trong số kư sinh trùng này dĩ nhiên không kể bọn tù nhân tù tội): Quả nhiên hôm sau tôi đă gặp Dega ở đấy. Trong pḥng hơi không có giám thị. Chỉ có hai chúng tôi, tha hồ nói chuyện.

- Cám ơn Dega. Nhờ bác tôi đă nhận được plan.

- Có thấy vướng lắm không

- Không.

- Mỗi lần đi ngoài, phải rửa cho kỹ rồi hẵng đút vào.

- Vâng. Nó kín lắm, v́ mấy tờ giấy bạc đều khô ráo. Thế mà tôi đă mang plan trong bụng đến bảy ngày nay rồi chứ có ít đâu.

- Thế th́ plan tốt đấy.

- Dega ạ, bác định sao đây?

- Tớ sẽ làm tṛ thằng khùng đây. Tớ không muốn đi đày ở lại Pháp, có lẽ tớ sẽ ngồi từ tám hay mười năm. Tớ có quen với một số người thân thế, cho nên hạn tù có thể giảm ít nhất là năm năm.

- Bác bao nhiêu tuổi?

- Bốn mươi hai.

- Bác điên à! Nếu ngồi tù mười năm, khi ra bác đă già mất rồi c̣n ǵ. Bác sợ khổ sai lắm à?

- ừ! tớ sợ lắm. Nói với cậu như vậy tớ không xấu hổ đâu, Papi ạ. ở Guyane kinh lắm cậu ạ. Mỗi năm tù chết tám mươi phần trăm. Các chuyến tàu chở tù cứ kế tiếp nhau bù vào đấy, mỗi chuyến từ một ngàn tám trăm cho đến hai ngàn người. Nếu cậu không nhiễm bệnh hủi th́ cũng mắc bệnh sốt vàng hay kiết lỵ, hai bệnh này không tha ai đâu. Hoặc nếu không th́ cũng là ho lao, sốt rét, malaria ác tính. Nếu cậu thoát được tất cả các thứ ấy, cậu sẽ có đầy đủ khả năng bị ám sát để lấy plan hay là chết trong khi vượt ngục. Cậu hăy tin tớ Papi ạ, tớ nói thế không phải để cho cậu nản ḷng, nhưng tớ có quen mấy người tù khổ sai trở về Pháp sau năm bảy năm ở tù, cho nên tớ biết. Họ chỉ c̣n là những đống giẻ rách. Năm nào cũng phải chín tháng nằm ở bệnh viện. C̣n vượt ngục th́ họ đều nói là nó không bở như nhiều người vẫn tưởng đâu.

- Tôi tin bác chứ, nhưng tôi cũng tin tưởng tôi, và tôi biết chắc là tôi sẽ không ngồi yên ở bên ấy lâu đâu. Tôi là thủy thủ, tôi biết rơ nghề đi biển, và bác cứ tin chắc là tôi sẽ chuẩn bị rất nhanh để vượt ngục. C̣n bác, bác có h́nh dung được cái cảnh ngồi tù cấm cố mười năm hay không? Nếu họ giảm cho bác năm năm (điều chẳng chắc chắn ǵ) liệu bác có thể chịu đựng được mười cái năm c̣n lại hay không, hay là lại hóa điên v́ cảnh biệt lập hoàn toàn? Như tôi đây, vào giờ này, trong căn xà-lim mà tôi ở một ḿnh, không có sách báo, không được ra ngoài, không được nói với ai, th́ hai mươi bốn giờ mỗi ngày cần phải nhân lên không phải là sáu mươi phút mà là sáu trăm! Mà nói thế vẫn c̣n xa sự thực đấy.

- Có thể như thế, nhưng cậu, cậu c̣n trẻ chứ tôi đă bốn mươi hai tuổi đầu rồi.

- Này Dega ạ, nói thật, bác sợ cái ǵ nhất. Sợ bọn tù khổ sai khác chứ ǵ?

Thật thế đấy Papi ạ. Ai cũng biết tớ là triệu phú, và từ chỗ đó đến chỗ ám sát tớ v́ tin rằng tớ mang trong người năm mươi hoặc một trăm ngàn quan chẳng xa xôi ǵ cả.

- Bác ạ, bây giờ chúng ḿnh làm giao kèo với nhau nhé? Bác hứa với tôi là đừng giả vờ điên c̣n tôi, tôi hứa với bác là sẽ luôn luôn ở bên cạnh bác. Chúng ḿnh sẽ dựa vào nhau. Tôi khỏe và nhanh, tôi đă học đánh nhau từ hồi rất trẻ và tôi biết dùng dao rất thành thạo. Vậy th́ về phía bọn tù khổ sai bác cứ yên tâm: họ sẽ không những nể chúng ḿnh mà c̣n sợ nữa. Khi vượt ngục, chúng ḿnh sẽ không cần đến ai hết. Bác có tiền, tôi cũng có tiền, tôi biết sử dụng địa bàn và điều khiển thuyền đi biển. Bác c̣n muốn ǵ hơn nữa?

Dega nh́n thẳng vào mắt tôi hồi lâu... Chúng tôi ôm lấy nhau. Thế là bản giao kèo đă được kư kết.

Một lát sau, cửa mở ra. Dega vác bạc-đà đi về phía bác, c̣n tôi đằng tôi. Pḥng giam của chúng tôi không xa nhau lắm. Vả lại thỉnh thoảng chúng tôi có thể gặp nhau ở pḥng cắt tóc, ở pḥng bác sĩ, hay ở nhà nguyện của khám nếu là ngày chủ nhật.

Dega bị sa lưới trong vụ giá mạo phiếu Đảm phụ Quốc pḥng. Có một gă chuyên làm bạc giả đă chế tạo ra các phiếu Đảm phụ này một cách khá độc đáo. Hắn tẩy những tập phiếu năm trăm francs và in lên đấy những con số mười ngh́n francs một cách cực kỳ khéo léo. V́ giấy phiếu như nhau, cho nên các nhà ngân hàng và các thương gia khi nhận những tờ phiếu này không hề nghi ngờ ǵ hết. T́nh h́nh này kéo dài nhiều năm và Pḥng tài chính của Bộ tư pháp không c̣n biết đằng nào mà lần nữa, cho đến ngày người ta bắt được quả tang một người trong bọn tên là Brioulet. Lúc bấy giờ Louis Dega làm chủ một tiệm rượu ở Marseille, nơi tụ hợp những phần tử tinh hoa trong giới giang hồ miền Nam, và là nơi hẹn ḥ quốc tế của những tay du lịch giàu có một cách khả nghi của khắp thế giới. Kể đến năm 1929, Dega đă có vốn bạc triệu. Bác ta rất yên tâm.

Một đêm nọ, có một người đàn bà trẻ, đẹp, ăn mặc trang nhă đến t́m ông Louis Dega ở tiệm rượu.

- Thưa bà chính tôi đây, bà cần ǵ ạ? Xin mời bà sang pḥng bên.

Ông ạ, tôi là vợ của Brioulet. Nhà tôi đang ở tù ở Paris, v́ tội bán phiếu giả. Tôi đă đến thăm ông ấy ở nhà lao Santé, ông ấy có cho tôi địa chỉ tiệm này và dặn tôi đến xin ông hai mươi ngàn francs để trả tiền trạng sư.

Thế là Dega, một trong những tay bợm lớn nhất của nước Pháp, trước cơn hoạn nạn của một người đàn bà biết rơ vai tṛ của bác ta trong vụ phiếu giả, đă đưa ra câu trả lời duy nhất không nên có trong hoàn cảnh này.

- Thưa bà, tôi tuyệt nhiên không biết chồng bà và nếu bà cần tiền, bà nên bán một ít phấn son là đủ. Bà xinh đẹp thế kia, làm chi mà chẳng kiếm được thừa xài?, Người đàn bà đáng thương kia ức quá, vừa bỏ chạy vừa khóc. Bà ta vào nhà lao gặp chồng kể lại câu chuyện vừa xảy ra. Hôm sau Brioulet công phẫn tố cáo tất cả những ǵ hắn biết cho viên dự thẩm nghe, chính thức buộc tội Dega là kẻ cung cấp phiếu Đảm phụ cho cả bọn. Lập tức một đội gồm những cảnh sát viên tinh nhuệ nhất của nước Pháp được thành lập để điều tra, theo dơi Dega. Một tháng sau, Dega, hai người chuyên tẩy khắc và in phiếu giả cùng với mười một người đồng lơa bị bắt vào cùng với một giờ ở những nơi khác nhau, và bị tống giam. Họ bị đưa ra ṭa Đại h́nh quận sông Seine, và phiên ṭa đă xử mười bốn ngày liền. Mỗi bị cáo nhận đều được trạng sư cỡ lớn bào chữa cho. Brioulet không một lần nào phản cung. Rốt cục, chỉ v́ hai mươi ngàn francs khốn nạn và một câu trả lời ngu xuẩn mà tên bợm già giặn nhất của nước Pháp đă phá sản với mười lăm năm tù khổ sai. Và đó chính là người vừa mới cùng tôi kư kết một bản giao kèo cùng sống cùng chết.

Trạng sư Raymond Hubert có đến thăm tôi. Ông ta dĩ nhiên chẳng lấy ǵ làm phấn khởi, cho nên trong khi nói chuyện với tôi ông lộ vẻ lúng túng rơ ràng. Tôi không trách móc ông ta một câu nào.

...Một, hai, ba, bốn, năm, quay đằng sau... Một, hai, ba, bốn, năm, quay đằng sau. Tôi đi đi lại lại như thế từ cửa sổ đến cửa lớn của pḥng giam suốt mấy tiếng đồng hồ. Tôi hút thuốc lá, tôi cảm thấy ḿnh tỉnh táo, cân bằng và đủ sức chịu đựng bất cứ điều ǵ. Tôi tự hứa với ḿnh là giờ đây sẽ không nghĩ đến chuyện trả thù vội.

Cái tên công tố viên kia th́ ta hăy tạm bỏ hắn đứng ở nơi mà tôi đă trói hắn vào mấy cái ṿng đóng trên tường, cứ để mặt hắn ở đấy: tôi vẫn chưa quyết định được là ḿnh sẽ làm cho hắn chết bằng cách nào. Bỗng một tiếng hét chói chang, một tiếng hét tuyệt vọng, năo nuột một cách khủng khiếp, đă lọt vào cửa pḥng giam, không biết từ đâu vang đến. Cái ǵ thế nhỉ? Nghe như tiếng kêu gào của một người đang bị tra tấn Nhưng ở đây đâu có phải là nơi hỏi cung của cảnh sát h́nh sự? Không có cách nào biết được việc ǵ đang xảy ra. Những tiếng hét trong đêm khuya đă làm cho tôi gan ruột rối bời. Và tiếng hét ấy không biết nó mạnh đến mức nào mà có thể xuyên qua được tấm cửa có. đệm da dày này. Có lẽ đó là một người điên. Bị giam một ḿnh trong những căn xà-lim như thế này, không có một chút ǵ từ bên ngoài vào, th́ phát điên cũng chẳng khó khăn ǵ. Tôi nói to lên một ḿnh, tự chất vấn bản thân: “Những tiếng hét ấy th́ có liên quan ǵ đến mày? Mày hăy nghĩ đến bản thân mày, chỉ nghĩ đến bản thân mày và đến người cộng sự mới của mày là Dega”. Tôi cúi xuống, thẳng người dậy, rồi đấm một phát vào ngực ḿnh. Đau lắm. Và như thế có nghĩa là mọi sự vẫn c̣n ổn: các bắp thịt trên tay tôi vẫn hoạt động một cách hoàn hảo. Thế c̣n chân? Hăy khen ngợi đôi chân ấy đi, v́ đi đi lại lại hơn mười sáu tiếng đồng hồ rồi mà vẫn chưa thấy mỏi.

Người Tàu đă phát minh ra cái giọt nước nhỏ đều đều xuống đầu tội nhân. C̣n người Pháp th́ đă phát minh ra sự im lặng. Họ loại trừ mọi phương tiện khuây khỏa. Không có sách, không có giấy, không có bút, khung cửa sổ có song sắt lớn bị bịt kín bằng những tấm ván, chỉ khoét mấy cái lỗ nhỏ đủ để lọt một ít ánh sáng mờ mờ.

Người nôn nao v́ tiếng hét năo nùng kia, tôi quay cuồng trong xà lim như một con thú bị nhốt trong chuồng. Tôi thật sự có cái cảm giác là bị mọi người ruồng bỏ và bị chôn sống theo nghĩa đen. Phải, đúng là tôi hoàn toàn chỉ có một ḿnh, và tất cả những ǵ ở thế giới bên ngoài có thể thấu được đến tôi trước sau cũng chỉ là tiếng hét ấy.

Có ai mở cửa. Một ông linh mục già bước vào. à, bây giờ th́ mày không phải chỉ có một ḿnh nữa, trước mặt mày đă có một ông linh mục.

- Chào con. Con hăy tha thứ cho cha v́ măi đến hôm nay cha mới vào được. Mấy hôm trước cha về quê nên không biết. Con có khỏe không?

Và ông linh mục già xuề x̣a bước thẳng vào xà-lim, ngồi bệt xuống cái giường tồi tàn và thấp lè tè của tôi.

- Con người xứ nào?

- Vùng Ardèche.

- Bố mẹ ra sao?

- Mẹ con mất hồi con mới mười một tuổi. Hồi trước bố con thương con lắm.

- Ông ấy làm nghề ǵ?

- Dạy học.

- Bố con c̣n sống chứ?

- Vâng ạ.

- Bố con c̣n sống, th́ sao con lại nói là “trước kia”?

- Bởi v́ bố con th́ c̣n sống nhưng con th́ chết rồi.

- Ôi! Con đừng nói thế. Con đă làm ǵ mà bị án?

Trong một khoảnh khắc tôi nghĩ đến cái ấn tượng lố bịch mà tôi sẽ gây nên nếu tôi nói rằng ḿnh vô tội.

Và tôi trả lời thật nhanh:

- Cảnh sát nói là con đă giết người; mà cảnh sát đă nói thế th́ hẳn là phải đúng như thế:

- Đấy là một thương gia à?

- Không, hắn làm ma cô.

- Và v́ một chuyện lôi thôi ǵ đấy trong giới du đăng mà người ta xử con tội khổ sai chung thân à? Cha không hiểu. Đây là một vụ giết người có chủ đích à?

- Không ạ, chỉ là một vụ giết người thường thôi.

- Tội nghiệp, thật khó mà tin được. Liệu cha có thể làm ǵ giúp con không? Ta cùng cầu nguyện nhé?

- Thưa cha, xin cha tha thứ, con không biết cầu nguyện, v́ con không hề được giáo dục về tôn giáo.

- Không sao đâu con ạ, cha sẽ cầu nguyện cho con. Đức Chúa ḷng lành thương yêu tất cả những đứa con của Người, đù đă rửa tội hay chưa cũng vậy thôi. Bây giờ cha nói ǵ con cứ thế mà nhắc lại nhé, được không?

Đôi mắt ông linh mục dịu hiền quá, gương mặt bầu bĩnh của ông toát ra ḷng nhân từ trong sáng quá, đến nỗi tôi không nỡ từ chối, và khi thấy ông quỳ xuống, tôi cũng quỳ theo. “Lạy Cha chúng con ở trên Trời...”

Tôi ứa nước mắt, và ông linh mục thấy thế liền đưa ngón tay múp míp hứng lấy một giọt lệ lớn đang lăn trên má tôi và đưa lên môi uống.

- Con ơi, những giọt nước mắt của con đối với cha là phần thưởng lớn nhất mà Chúa có thể gửi cho cha ngày hôm nay qua tâm hồn con. Cảm ơn con nhiều lắm.

Ông linh mục hôn lên trán tôi.

Hai chúng tôi lại ngồi cạnh nhau trên cái giường tù.

- Đă bao lâu con không khóc?

- Mười bốn năm.

- Mười bốn năm, tại sao?

- Ngày mẹ con mất.

Ông già cầm tay tôi và nói:

- Con hăy tha thứ cho những kẻ đă làm con đau khổ đến như vậy.

Tôi giật phắt bàn tay tôi ra khỏi bàn tay ông linh mục và bất giác vùng dậy, lùi ra phía giữa pḥng giam.

- ồ không, cái đó th́ không đời nào! Con sẽ không bao giờ tha thứ cho chúng nó. Cha có muốn nghe một lời tâm sự của con không, thưa cha? Vậy th́ đây: hàng ngày, hàng đêm, hàng giờ, hàng phút con chỉ làm có mỗi một việc là nghĩ cho ra cách ǵ và bao giờ con sẽ giết hết được tất cả, những kẻ đă giam con vào đây.

- Con nói thế, và con tin là như thế, v́ con hăy c̣n trẻ, c̣n trẻ lắm. Rồi sau này khi đă có tuổi, con sẽ từ bỏ ư định trừng phạt và trả thù.

Ba mươi bốn năm sau, tôi đă nghĩ đúng như ông linh mục nói.

- Cha có thể làm ǵ để giúp con? - ông linh mục nhắc lại.

- Cha có thể làm một việc phạm pháp không?

- Việc ǵ?

Đến xà-lim số 37 nói với Dega là phải nhắn trạng sư xin cho được chuyển sang nhà lao trung tâm Caen, và báo cho Dega biết là con cũng vừa làm đơn như thế xong. Cần phải rời nhà lao Conciergerie thật nhanh để chuyển sang một nhà lao trung tâm nơi tập hợp những đoàn tù gửi sang Guyane. V́ nếu lỡ mất chuyến tàu thứ nhất th́ phải đợi thêm hai năm nữa trong nhà lao cấm cố mới có một chuyến khác. Khi cha đă gặp Dega rồi th́ xin cha quay trở lại đây cho con biết t́nh h́nh ra sao.

- Cha sẽ lấy lư do ǵ để trở lại đây?

- Chẳng hạn cha cứ nói là bỏ quên quyển kinh. Con đợi câu trả lời của Dega.

- Nhưng tại sao con lại vội đi? Mà lại vội đi đến một nơi khủng khiếp như cái nhà tù khổ sai ấy?

Tôi nh́n lên gương mặt của ông linh mục, người tín sứ của Thượng đế ḷng lành, và tin chắc rằng ông sẽ không phản bội tôi, tôi nói:

- Thưa cha, để vượt ngục cho thật nhanh.

- Chúa sẽ giúp con, con ạ, cha tin chắc như vậy, và con sẽ làm lại cuộc đời của con, cha cảm thấy thế. V́ con có đôi mắt của một chàng trai trung hậu, và v́ tâm hồn con cao thượng. Cha đến pḥng 37 đây. Con hăy ngồi đợi câu trả lời.

Ông linh mục quay trở lại pḥng tôi rất nhanh.

Dega đồng ư. Ông linh mục để lại cuốn kinh cho tôi mượn đến mai.

Ngày hôm nay một tia nắng của Trời đă lọt vào đây làm cho pḥng giam của tôi sáng rực lên, nhờ ḷng nhân hậu của con người thánh thiện ấy.

Nếu Thượng đế có thật, tại sao Người lại cho phép có những con người khác nhau đến như vậy sống trên trái đất? Lăo công tố viên, bọn cảnh sát, bọn Polein, rồi lạ i có ông linh mục, ông cha xứ của nhà lao Conciergerie?

Chuyến đến thăm của con người thánh thiện ấy vừa an ủi tôi lại vừa được việc cho tôi.

Hai lá đơn của chúng tôi đă sớm có kết quả. Chỉ một tuần sau, hai chúng tôi đă ở trong số một tốp bảy người đứng xếp hàng trong hành lang nhà lao Conceiergene lúc bốn giờ sáng. Toàn thể đội cảnh sát đă có mặt ở đấy.

- Cởi hết ra!

Ai nấy đều chậm răi cởi áo quần. Trời lạnh, tôi nổi cả da gà lên.

- Để đồ đạc ngay trước mặt. Đằng sau, quay! Lui một bước, bước! - Trước mặt mỗi người đă có một xáp áo quần.

- Mặc vào!

Chiếc áo sơ-mi vải phin mịn mà tôi mặc ban năy được thay thế bằng một cái áo vải thô cứng, và bộ com-lê trang nhă của tôi nhường chỗ cho một cái blouson và một cái quần bằng dạ thô. Đôi giày của tôi đă biến đâu mất, và tôi phải xỏ chân vào một đôi guốc sabot*(*một thứ giày đẽo bằng gỗ, có mu, thường dùng ở vùng nông thôn)

Kể cho đến ngày hôm nay, chúng tôi c̣n có cái vẻ của người b́nh thường. Tôi đưa mắt nh́n sang sáu người kia: thật kinh khủng! Không c̣n lấy một dấu vết nào của bản sắc riêng: trong hai phút đồng hồ ai náy đều đă hóa thành tù khổ sai.

“Bên phải, quay? Nh́n trước, thẳng! Đi đều, bước”

Được khoảng hai mươi tên cảnh sát áp giải hai bên, chúng tôi ra sân và lần lượt được đưa lên xe, mỗi người nhốt kín trong một cái ngăn hẹp trên thùng xe. Thế là chúng tôi lên đường đến khám Beaulieu, tên gọi của nhà lao trung tâm ở thành phố Caen.

Nhà lao trung tâm Caen

Vừa đến nơi, chúng tôi đă được đưa vào pḥng giấy của ông giám đốc. Ông ta ngồi sau một cái bàn giấy đồ sộ đóng theo kiểu thời Đế chính, đặt trên một cái bệ cao đến một mét.

- Nghiêm! Quan giám đốc sẽ nói chuyện với các người.

- Các phạm nhân! Các người sẽ được tạm giam ở đây trong khi chờ đợi lên đường đến trại khổ sai. Nơi này là một nhà giam tuyệt đối nghiêm ngặt. Bất kỳ giờ nào cũng phải hoàn toàn im lặng; không có thăm viếng; không nhận thư từ. Một là khuất phục, hai là diệt vong. ở đây chỉ có hai cửa ra: một đưa đến nơi khổ sai, nếu hạnh kiểm các người tốt; một đưa ra nghĩa địa. Nếu có trường hợp hạnh kiểm chưa tốt, th́ nhẹ nhất sẽ là sáu mươi ngày xà-lim ăn bánh ḿ không, uống nước lă. Xưa nay chưa ai sống qua hai lần phạt xà-lim như vậy. Hễ lơ mơ th́ đừng có trách!

Ông ta quay sang Pierrot le Fou, một tù nhân người Tây-ban-nha đă bị chính phủ nước này trao cho ṭa án Pháp.

- Nghề nghiệp của anh ngoài đời là ǵ?

Thưa ông giám đốc đấu ḅ.

Nghe câu trả lời, ông giám đốc quát lớn: “Tống khứ tên này đi, theo tác phong quân sự!” Trong nháy mắt, người đấu ḅ đă bị bốn năm tên cảnh sát dùng dùi cui và quả đấm đánh túi bụi rồi lôi nhanh ra khỏi pḥng. Tôi nghe tiếng anh ta gào: “Đồ khốn k.., đă năm thằng đánh một mà c̣n phải dùng dùi cui, lũ hèn hạ!” Một tiếng “ah!” của loài dă thú bị tử thương, rồi không nghe thấy ǵ nữa. Sau đó chỉ có tiếng lệt xệt của một vật ǵ nặng bị kéo lê trên sàn xi-măng.

Sau cảnh này mà c̣n chưa hiểu th́ sẽ không bao giờ hiểu được cái ǵ hết. Dega đứng cạnh tôi. Bác ta đưa một ngón tay một ngón thôi, chạm vào quần tôi. Tôi hiểu như thế có nghĩa là ǵ: Dega muốn khuyên tôi cố nhịn nhục để c̣n sống mà đến nơi tù đày. Mười phút sau, mỗi người trong chúng tôi (trừ Pierrot le Fou đă bị đưa xuống tầng hầm nhốt vào một căn xà-lim nhơ bẩn) đều có vị trí trong một căn xà-lim của khu trừng giới trong nhà lao trung tâm Caen.

Vận may đă làm cho căn xà-lim của Dega đặt ngay cạnh căn của tôi. Trước đó người ta đă giới thiệu với chúng tôi một con quái vật tóc hung cao một mét chín mươi là ít, chột mắt, tay phải cầm một cây roi cặc ḅ mới toanh. Đó là tên trưởng tù, nghĩa là một tù nhân giữ chức năng trấn áp các tù nhân khác theo lệnh của bọn cai tù. Hắn là nỗi kinh hoàng của các phạm nhân. Nhờ hắn, bọn cai ngục có được cái lợi là có thể đánh đập người ta mà không phải động tay động chân, và mặt khác, nếu có ai chết th́ ban quản trị nhà lao không phải chịu trách nhiệm.

Về sau, nhờ mấy hôm ở bệnh xá, tôi đă được biết lư lịch của con thú có h́nh người này. Ta hăy lấy làm mừng cho ông giám đốc nhà lao trung tâm đă chọn được một đao phủ thủ đắc lực đến như vậy. Tên này trước kia vốn làm nghề đập đá. Một hôm, trong cái thị trấn miền bắc là nơi gia đ́nh hắn sinh sống, hắn quyết định tự sát và đồng thời giết luôn cả vợ hắn. Hắn sử dụng vào mục đích ấy một thỏi ḿn dynamit khá to. Hắn nằm xuống bên cạnh người vợ đang ngủ say (căn hộ của hai vợ chồng ở vào tầng thứ ba của một ngôi nhà bảy tầng). Hắn châm một điếu thuốc lá dùng để châm ng̣i vào thỏi ḿn mà hắn cầm trong tay trái, đặt vào giữa đầu hắn và đầu vợ hắn. Một tiếng nổ kinh hoàng. Kết quả: người ta phải dùng th́a múc từng mảnh vụn của vợ hắn. Ṭa nhà sập hắn một bên, ba đứa trẻ bị vôi gạch đè nát, cùng với một bà già bảy mươi tuổi, những người khác ở trong ṭa nhà đều bị thương, kẻ nặng người nhẹ.

Riêng hắn, Tribouillard, mất một phần bàn tay trái, chỉ c̣n ngón tay út và nửa ngón tay cái, ngoài ra mắt trái và tai trái của hắn cũng không c̣n. Dầu hắn bị một vết thương nặng, bệnh viện đă phải khoan sọ mới cứu được. Từ khi bị xử, hắn được làm trưởng tù ở các xà lim trừng giới ở trung tâm Caen. Thằng người giở điên giở dại này có quyền tự ư xử sự với những con người khốn khổ chẳng may lọt vào địa phận của hắn. Một, hai, ba, bốn, năm, quay đằng sau... một, hai, ba, bốn, năm... cuộc di chuyển vô tận từ tường đến cửa xà lim lại bắt đầu.

Ban ngày tù nhân không được nằm. Đúng năm giờ sáng một tiếng c̣i lảnh lói đánh thức cả cái đám người tù tội ấy Họ phải vùng dậy, thu dọn chăn đệm, rửa mặt, sau đó, phải đi đi lại lại hoặc ngồi yên trên chiếc ghế đẩu gắn chặt vào góc pḥng. Không được nằm trên giường. Điểm tinh vi nhất trong hệ thống trừng giới ở nhà tù là cái giường của tù nhân ban ngày được nâng lên áp vào tường cho đến tối. Như vậy tù nhân không nằm được và người ta có thể giám thị hắn kỹ hơn. Một, hai, ba, bốn, năm... mười bốn giờ đi đi lại lại. Muốn cho cái thao tác liên tục này có được tính chất hoàn toàn tự động hóa, phải tập cách cúi đầu, chắp hai tay sau lưng, đi sao cho vừa phải, đừng nhanh quá mà cũng đừng chậm quá, bước cho đều, bước nào cũng dài bằng nhau, đến cuối pḥng th́ quay lại một cách máy móc, đến cửa xà-lim th́ quay chân trái, đến tường đối diện th́ quay chân phải.

Một, hai, ba, bốn, năm... Các xà-lim sáng sủa hơn ở nhà lao Conciergerie, và người ta nghe được những tiếng động ở bên ngoài, như những tiếng động ở khu trừng giới đưa sang, nhưng cũng có cả những tiếng động từ phía đồng ruộng vẳng tới. Ban đêm có thể nghe thấy tiếng huưt sáo hay tiếng hát của những người công nhân nông nghiệp đang trở về nhà sau một ngày lao động, hài ḷng v́ đă uống được mấy cốc rượu cidre ngon lành.

Tôi cũng đă có được món quà Noel: qua một khe hở giữa những tấm ván bịt cửa sổ, tôi nh́n thấy cánh đồng tuyết phủ trắng xóa và mấy lùm cây đen viền bạc dưới ánh trăng. Trông như một tấm bưu ảnh thuộc các loại điển h́nh mà người ta vẫn gửi tặng nhau vào dịp Noel. Bị gió lay mạnh, những lùm cây ấy đă trút bỏ tấm áo khoác bằng tuyết, cho nên nh́n thấy rất rơ. Nó làm thành những vệt sẫm lớn nổi bật lên trên nền tuyết trắng. Đây là một lễ Noél cho mọi người, thậm chí cho cả một phần của nhà lao. Đối với các tù nhân khổ sai đang tạm giam ở đây, ban quản trị nhà lao đă có một cố gắng đáng kể: chúng tôi được quyền mua hai thỏi sô-cô-la. Xin nói là hai thỏi chứ không phải là hai tấm đâu nhé. Hai thỏi sô-cô-la Aiguebelle chính là bữa tiệc réveillon của tôi năm 1931.

Một, hai, ba, bốn, năm... sự trấn áp của Công lư đă biến tôi thành một thứ quả lắc đồng hồ, cái thao tác đi đi lại lại trong xà-lim là tất cả vũ trụ của tôi. Điều này đă được tính toán một cách chính xác. Trong pḥng giam không được để lại một cái ǵ, tuyệt đối không có một chút ǵ để phạm nhân có thể dùng làm cách giải trí. Nếu có ai bắt gặp tôi nh́n qua khe hở trên cửa sổ, chắc chắn tôi sẽ phải chịu một sự trừng phạt nghiêm khắc. Thật ra họ làm như vậy là rất có lư v́ đối với họ tôi chỉ là một người đă chết. Tôi có quyền ǵ mà tự cho phép ḿnh hưởng cái thú được ngắm cảnh thiên nhiên?

Cạnh cửa sổ có một con bướm đang bay lượn, cánh nó màu xanh nhạt, có một đường chỉ đen mảnh, và cách đấy không xa lại có một con ong đang bay vù vù. Hai con vật này đến đây để t́m cái ǵ vậy? Có thể nghĩ là chứng nó phát điên v́ ánh nắng mùa đông này, nếu không phải là chúng nó lạnh quá muốn vào tù cho ấm. Mùa đông mà có bướm nhỉ! làm sao nó lại không chết, cái ǵ làm cho nó sống lại? C̣n con ong kia nữa, tại sao nó rời tố đến chỗ này? Nó không biết rằng đến chỗ tù tội này là một việc liều lĩnh. May mà tên trưởng tù không có cánh, chứ không th́ hai con này chằng c̣n sống được bao lâu.

Cái tên Tribouillard là một kẻ xa-đích* đáng ghê tởm, (*một chứng bệnh tâm thần (Sadisme) trong đó bệnh nhân t́m thấy khoái lạc khi được chứng kiến hay được làm cho kẻ khác đau đớn cùng cực) và tôi có linh cảm là thế nào cũng xảy ra một chuyện ǵ giữa tôi với hắn. Tiếc thay, tôi đă không nhầm. Hai con vật đáng yêu kia đến thăm tôi bên cửa sổ được một hôm, th́ hôm sau tôi báo cáo là bị ốm. Số là tôi không chịu được nữa, tôi ngột ngạt v́ cảnh cô đơn, tôi cần được trông thấy một gương mặt, nghe thấy một tiếng nói, dù là một tiếng nói rất khó chịu cũng được, v́ đó là vẫn là một tiếng nói, tôi cần nghe bất cứ một âm thanh nào.

Trần truồng trong cái không khí lạnh buốt của hành lang, mặt quay vào tường, mũi chỉ cách tường bốn ngón tay, tôi là người áp chót của một dăy gồm tám tù nhân đang đợi đến lượt khám. Tôi đang muốn trông thấy người: thế th́ tôi đă toại nguyện? Tên trưởng tù đă bắt gặp được tôi đang nói th́ thầm với Julot, vốn có biệt hiệu là người cầm búa. Phản ứng cửa tên mọi tóc đỏ này thật là khủng khiếp. Hắn giáng một quả đấm thôi sơn từ phía sau đầu tôi, và v́ bất ngờ, tôi bị giập mũi vào tường. Máu ộc ra, tôi gục xuống, rồi cố gượng dậy, lắc đầu thật mạnh cho tỉnh và cố định thần để hiểu cho được việc ǵ vừa mới xảy ra. Tôi phác một cử chỉ phản đối. Con đười ươi ấy chỉ đợi có thể: hắn giơ chân đá vào bụng tôi làm tôi lại ngă lăn ra đất, và dùng roi cặc ḅ quất túi bị vào người tôi. Julot không chịu nổi cảnh này. Anh ta chồm lên người hắn, một cuộc ẩu đả khủng khiếp nổ ra, và v́ Julot ở vào thế yếu cho nên bọn canh tù thản nhiên đứng nh́n. Không ai chú ư đến tôi lúc bấy giờ vừa mới lồm cồm đứng dậy. Tôi nh́n quanh xem có cái ǵ dùng làm vơ khí được không. Bỗng tôi nh́n thấy ông bác sĩ nghiêng người trên ghế bành để từ pḥng khám ḍm ra hành lang xem việc ǵ đang xảy ra ở đấy, và đồng thời tôi cũng nh́n thấy một cái vung lớn đậy trên một cái nồi sắt tráng men đầy nước sôi đang bập bồng nâng lên hạ xuống do sức đẩy của hơi nước. Cái nồi lớn này đang sôi sùng sục trên chiếc ḷ than dùng để sưởi pḥng làm việc của bác sĩ.

Tôi phản xạ rất nhanh: nắm lấy hai quai nồi cố chịu bỏng tay, tôi hắt hết chỗ nước sôi vào mặt tên trưởng tù đang mải đối phó với Julot. Từ họng hắn phát ra một tiếng gào khủng khiếp. Hắn đă lănh đủ. Hắn lăn lộn dưới đất, và v́ ḿnh hắn mặc ba chiếc áo len dệt, hắn cởi áo rất khó khăn. Khi hắn cởi đến chiếc thứ ba th́ da của hắn cũng ra theo. Cổ áo vốn chật, nên khi hắn cố kéo áo lên th́ đa ngực, một phần đa cổ và da mặt dính chặt vào áo dệt kim. Cả con mắt duy nhất c̣n lại của hắn cũng bị luộc chín: từ nay hắn sẽ mù. Cuối cùng hắn đứng dậy, nhầy nhụa, thịt chín từng mảng, trông thật gớm ghiếc, và Julot thừa cơ đă cho hắn một cú trời giáng vào đúng hạ bộ. Cả cái thân h́nh hộ pháp của hắn đổ xuống, hắn bắt đầu nôn ọe, rải rớt chảy ṛng ṛng. Đáng đời cho hắn. C̣n chúng tôi th́ cứ đợi đấy, chẳng mất ǵ.

Hai tên giám thị đă chứng kiến cảnh này không đủ can đảm để tấn công chúng tôi. Chúng bấm c̣i báo động để xin viện trợ. Viện binh của chúng từ khắp nơi ùa tới, và những phát dùi cui giáng tới tấp lên chúng tôi như một trận mưa đá. Tôi được cái may mắn là ngất đi rất nhanh cho nên cũng đỡ đau.

Khi tỉnh dậy, tôi thấy ḿnh đă được đưa xuống tầng dưới, ḿnh trần như nhộng, nằm trong một căn xà-lim ngập nước. Các giác quan của tôi từ từ hoạt động trở lại. Tôi đưa tay sờ khắp cái thân h́nh đau đớn của tôi. Trên đầu tôi có ít nhất mười hai đến mười lăm chỗ sưng vù. Bây giờ là mấy giờ? Tôi không biết. ở đây không có đêm mà cũng không có ngày. Không hề có ánh sáng. Tôi nghe có tiếng ai gơ gơ vào tường, những tiếng gơ h́nh như từ xa lắm.

Cộc, cộc cộc cộc, cộc, cộc Những tiếng gơ này là những tiếng gọi “điện thoại”. Nếu tôi muốn nhận thông điệp th́ bản thân tôi phải gơ vào tường hai tiếng để trả lời ừ th́ gơ, nhưng gơ bằng cái ǵ? Trong bóng tối tôi không trông thấy một vật ǵ có thể dùng để gơ cả. Gơ bằng tay th́ không được, v́ tiếng không truyền đi xa. Tôi lần về phía mà tôi đoán là phía cửa, v́ ở đấy đỡ tối hơn một chút. Tôi vấp phải hàng chấn song mà tôi không hề trông thấy. Sờ soạng một lúc, tôi nhận thấy rằng trong pḥng giam có một cánh cửa cách tôi hơn một mét. Tôi không thể động đến cánh cửa này v́ đă có hàng chấn song chặn tôi lại. Như vậy khi có ai vào căn xà-lim giam loại tù nguy hiểm, tù nhân không thể với tới người đó được v́ hắn bị nhốt trong một cái chuồng. Người ta có thể nói với hắn, đổ nước vào hắn, ném thức ăn cho hắn và lăng mạ hắn một cách an toàn tuyệt đối. Nhưng cũng được một cái là người ta không thể đánh đập tù nhân một cách không có ǵ nguy hiểm cho bản thân, v́ muốn đánh hắn th́ phải mở chuồng ra.

Những tiếng gơ chốc chốc lại được nhắc lại. Ai gọi tôi thế nhỉ? Dù là ai th́ hắn cũng xứng đáng được tôi trả lời, v́ nếu hắn bị bắt gặp th́ khốn to cho hắn. Trong khi ṃ mẫm đi trong bóng tối, tôi suưt ngă vỡ mặt. Chân tôi vừa giẫm phải một vật ǵ cứng và tṛn. Tôi sờ th́ thấy đó là một cái muôi bằng gỗ. Tôi lập tức cầm nó lên và chuẩn bị trả lời “điện thoại”. Tai áp vào tường, tôi chờ đợi. Cộc, cộc, cộc, cộc, cộc - stop, cộc cộc - Tôi trả lời: cạch, cạch. Hai tiếng này báo cho người gọi điện biết là bên kia sẵn sàng nhận điện, cứ đánh đi. Những tiếng gơ của người kia bắt đầu: Cộc, cộc cộc những chữ cái lần lượt diễu qua rất nhanh... a, b, c, d, e, f, g, li, i, j, k, l, m, n, o, p, stop. Người kia dừng lại ở chữ p. Tôi gơ một tiếng lớn: “cạch”, như thế là người kia biết rằng tôi đă ghi nhận chữ p: Sau đó là một chữ a, một chữ p, một chữ i, và cứ thế. Người kia nói với tôi: “Papi thế nào rồi? Cậu bị khá nặng c̣n tớ găy một tay”: Đó là Julot. Chúng tôi “gọi điện thoại” cho nhau như thế trong hơn hai tiếng đồng hồ mà không hề bận tâm lo bị bắt gặp: Chúng tôi say sưa trao đổi những từ ngữ, những câu cú đến mức như đă hóa dại.

Tôi nói cho Julot biết rằng tôi không có chỗ nào bị găy, không có vết thương, tuy đầu tôi đầy u.

Julot đă trông thấy người ta cầm chân tôi kéo xuống thang gác, anh ta nói rằng cứ mỗi lần bậc thang th́ đầu tôi lại nện xuống đánh cộc một cái. C̣n anh ta th́ không lúc nào bị ngất cả. Anh ta cho rằng tên Tribouillard bị bỏng rất nặng, và do mấy chiếc áo len, những vết thương của hắn rất sâu hắn đă lănh dủ chỉ v́ một lúc ra oai.

Ba tiếng gơ rất nhanh, và được lặp lại mấy lần, cho tôi biết rằng có động. Tôi ngừng gơ. Quả nhiên, một lát sau cánh cửa xà-lim mở ra. Có tiếng quát:

- Lùi vào, thằng khốn kiếp! Lùi vào sát trong kia và đứng nghiêm! - Đây là tên trưởng tù mới. - Tao tên là Batton, tên thật của tao đấy. Một cái tên rất hợp với chức vụ của tao* (*Batton gần đồng âm với báton, có nghĩa là “cái gậy”).

Hắn cầm một cái đèn lồng lớn của hải quân soi căn pḥng giam, chiếu vào cái thân thể trần truồng của tôi.

- Đây cầm lấy mà mặc. Đứng yên đấy. Đây là nước và bánh ḿ. Chớ ăn hết ngay một lúc, v́ hai mươi bốn tiếng nữa mới lại phát thức ăn* (*Bốn trăm năm mươi gam bánh ḿ và nửa lít nước -chú thích của tác giả).

Hắn quát tháo một cách man rợ, rồi đưa cái đèn lên ngang mặt. Tôi thấy rơ hắn đang cười, một nụ cười không có ǵ ác độc. Hắn đặt một ngón tay lên môi rồi chỉ cho thấy những thứ hắn mang đến. Chắc hẳn ngoài hành lang có một tên cảnh sát, và hắn muốn làm cho tôi hiểu rằng hắn không phải là một kẻ thù.

Quả nhiên trong ổ bánh ḿ tôi thấy có một miếng thịt luộc rất to, và trong túi quần, quư hóa thay, một bao thuốc lá và một cái bật lửa kèm thêm một dúm bùi nhùi. ở đây, những món quà này quư như cả triệu bạc. Hai chiếc áo sơ-mi chứ không phải một, và một ái quần len, gọi là quần đùi nhưng dài đến mắt cá. Tôi sẽ nhớ hắn măi, cái thằng Batton. Tất cả những thứ đó có nghĩa là hắn đă thưởng tôi v́ đă diệt trừ được thằng Tribouillard. Trước khi xảy ra vụ này, Batton chỉ là phó trưởng tù, bây giờ nhờ tôi hắn đă chính thức lên chức trưởng. Nói chung, tôi đă làm cho hắn được thăng chức, và hắn đă tỏ ḷng biết ơn tôi bằng những món quà ấy.

V́ phải có được tính kiên nhẫn của người Sioux* (*Tên một bộ tộc thổ dân Anh-điêng (“Da đỏ”) ở Bắc và Trung Mỹ, nổi tiếng là mưu trí) mới xác định được những tiếng gơ “điện thoại” từ đâu đến và chỉ có người trưởng tù có thể làm được việc đó (bọn gác vốn lười, không đứa nào buồn bỏ công theo dơi) tôi và Julot cứ tha hồi nói chuyện với nhau, hoàn toàn yên tâm về phía Batton. Chúng tôi đánh điện cho nhau suốt ngày. Nhờ Julot, tôi được biết rằng ngày xuất phát không c̣n lâu nữa: chỉ ba bốn tháng là lên đường. Hai ngày sau người ta đưa chúng tôi ra khỏi xà-lim, và chúng tôi được dẫn đến pḥng giấy của ông giám đốc, mỗi người có hai tên cảnh sát kèm hai bên. Đối diện với cửa vào có ba người ngồi sau một cái bàn lớn. Dó là một thứ ṭa án. Ông giám đốc làm chánh án, ông phó giám đốc và ông tổng giám thị làm quan ṭa.

- à, à? Hai anh bạn trẻ, đă đến đấy à? Hai anh có thể nói ǵ đây?

Julot mặt tái nhợt, hai mắt sưng húp: chắc chắn là anh ta đang sốt. Với cánh tay bị găy từ ba hôm nay, chắc anh ta phải đau khủng khiếp.

Julot trả lời khe khẽ: “tôi bị gẫy tay”.

- Th́ chính v́ anh muốn người ta làm găy tay anh chứ c̣n ai. Có thế anh mới chừa cái thói xông vào đánh người ta. Bao giờ bác sĩ đến đây, anh sẽ được khám. Tôi hy vọng rằng chỉ một tuần nữa thôi bác sĩ sẽ đến. Thời gian chờ đợi này sẽ có tác dụng tốt đối với anh v́ có lẽ cái đau sẽ dạy khôn cho anh. Tôi thiết tưởng anh cũng chẳng hy vọng rằng tôi gọi bác sĩ đến đây để chữa riêng cho một thứ người như anh? Vậy anh hăy đợi bác sĩ ở nhà lao trung tâm có đủ th́ giờ đến chữa cho anh. Tuy vậy tôi vẫn xử hai anh phải ở lại xà-lim cho đến khi có lệnh mới.

Julot nh́n thẳng vào mắt tôi, như muốn nói: “Cái ông lớn ăn mặc chỉnh tề kia có một thái độ thật là dễ dăi đối với sinh mạng của một con người”. Tôi lại quay đầu về phía ông giám đốc và nh́n vào mặt ông. Ông ta tưởng tôi muốn nói ǵ. Ông nói: “C̣n anh, quyết định này không làm cho anh hài ḷng ư? Anh có ư kiến ǵ?”

Tôi đáp: “Tuyệt nhiên không có ư kiến ǵ, thưa ông giám đốc. Tôi chỉ cảm thấy có nhu cầu nhổ vào mặt ông, nhưng tôi không nhổ v́ sợ bẩn mất nước miếng của tôi”.

Ông ta kinh ngạc đến nỗi đỏ bừng cả mặt và thoạt tiên h́nh như không hiểu. Nhưng ông tổng giám thị th́ lại hiểu ngay. Ông ta quát bảo bọn giám thị:

- Lôi nó ra ngay và chăm sóc nó cho kỹ! Phải làm sao một tiếng nữa hắn phải ḅ lê ḅ càng đến xin lỗi.

Sẽ có cách làm cho nó biết tay! Ta sẽ bắt nó liếm giày của ta cho sạch, hết liếm trên lại liếm dưới. Các anh không được ghê tay, tôi giao nó cho các anh đấy.

Hai tên gác vặn trẹo tay phải tôi, hai tên khác vặn cánh tay trái. Tôi bị dí sấp xuống đất, hai bàn tay kéo giật lên ngang xương bả vai. Họ c̣ng tay tôi lại bằng một bộ khóa có ḱm gắn chặt ngón tay trỏ bên trái với ngón tay cái bên phải, và viên tổng giám thị túm tóc tôi nhấc bổng lên như người ta nhấc một con vật.

Không cần phải kể lại cho các bạn nghe tất cả những ǵ họ đă làm để hành hạ tôi. Chỉ cần biết rằng tôi bị khóa tay sau lưng suốt mười một ngày. Tôi c̣n sống được là nhờ Batton. Cứ mỗi ngày hắn lại ném vào buồng giam của tôi ổ bánh ḿ thường lệ, nhưng v́ không sử dụng được đôi tay, tôi không ăn được ổn bánh ḿ đó Tôi thử dùng đầu ép ổ bánh ḿ vào chấn song sắt để ngoạm, nhưng không được. Thấy vậy, Batton ném thêm cho tôi những mẩu bánh ḿ nhỏ vừa bỏ vào miệng, đủ để cho tôi khỏi chết đói. Tôi dùng chân gom những mẩu bánh ḿ ấy lại thành từng mớ nhỏ, rồi nằm sấp xuống ăn như con chó. Mỗi miếng bánh ḿ tôi đều nhai thật kỹ, để đừng bỏ phí mất chút nào.

Đến ngày thứ mười hai, khi họ mở khóa cho tôi, chất thép đă ăn sâu vào thịt tôi, và cái khóa số tám có nhiều chỗ dính đầy thịt thối. Viên cai ngục phát hoảng khi thấy tôi ngất đi v́ quá đau. Sau khi đổ nước cho tôi tỉnh lại, người ta dẫn tôi đến bệnh xá. Mấy người y tá dùng nước ô-xy rửa chỗ thối cho tôi. Một người y tá nhất định đ̣i tiêm cho tôi một liều huyết thanh chống uốn ván. Hai cánh tay tôi bị tê dại không sao trở lại được tư thế b́nh thường. Họ phải dùng dầu long năo xoa bóp hơn nửa tiếng đồng hồ tôi mới hạ được hai cánh tay xuống song song với nhân h́nh.

Tôi lại trở về xà-lim, và viên tổng giám thị khi thấy mười một ổ bánh ḿ c̣n nguyên liền nói với tôi:

“Thế là mày có được một bữa tiệc ra tṛ? Kể cũng lạ, mày nhịn đói mười một ngày mà trông cũng không đến nỗi gầy lắm...”

- Thưa sếp tôi uống nhiều nước lắm ạ.

- À! Đúng thật, tao hiểu rồi. Bây giờ phải ăn thật nhiều cho lại sức. Nói đoạn hắn bỏ đi.

Rơ nguy. Hắn nói như vậy v́ yên trí rằng tôi không ăn ǵ suốt mười một ngày, và nếu bây giờ tôi ăn nhiều th́ sẽ chết ngay v́ bội thực. Hắn sẽ được một mẻ tẽn ṭ. Đến chiều tối Batton ngầm chuyển cho tôi một ít thuốc lá rồi kèm theo lá cuốn thuốc. Tôi hút lấy hút để, phun khói vào cái lỗ khoét trên ống truyền hơi nóng (đây là hệ thống sưởi của nhà tù - dĩ nhiên cái hệ thống này chẳng mấy khi hoạt động). ít nhất bây giờ nó cũng có được một công dụng.

Sau đó tôi “đánh điện” gọi Julot. Cậu ta tưởng tôi nhịn đói mười một ngày vừa qua cho nên vội khuyên tôi phải ăn từ từ. Tôi không dám nói sự thật cho cậu ấy biết, sợ rằng một tên khốn kiếp nào đó ŕnh đọc “bức điện”. Cánh tay Julot đă được bó bột, tinh thần anh ta khá vững, anh ta chúc mừng tôi v́ đă chịu đựng được cơn thử thách vừa qua.

Theo Julot th́ chuyến tàu đă sắp khởi hành. Người y tá có nói với anh ta rằng nhà lao đă nhận được những ống thuốc tiêm chủng dành cho tù khổ sai trước khi lên đường. Thường thường những ống thuốc này được gửi đến nhà lao trước ngày khởi hành một tháng. Julot là một anh chàng thiếu thận trọng, v́ anh ta dám hỏi xem tôi có giữ được plan không.

Có tôi vẫn giữ được, nhưng tôi đă phải làm ǵ để giữ được món tài sản ấy th́ tôi không thể nói ra được. Hậu môn của tôi bị những vết thương rất đau đớn. Ba tuần sau người ta lùa chúng tôi ra khỏi xà-lim. Có chuyện ǵ thế này? Hóa ra họ cho chúng tôi một bừa tắm nước nóng tuyệt vời có cả xà-bông. Tôi cảm thấy như ḿnh sống lại. Julot cười sằng sặc như thằng con nít; Pierrot le Fou th́ mặt mày rạng rỡ niềm vui sống. V́ vừa ở xà-lim ra, chúng tôi không biết chút ǵ về những việc đang diễn ra. Tôi th́ thầm hỏi anh thợ cắt tóc: “Có chuyện ǵ thế?” Nhưng anh ta không chịu trả lời.

Một người tù không quen biết có bộ mặt rất khó ưa nói với tôi: “Chắc bọn ta được miễn chế độ xà-lim. Có lẽ chúng nó sợ một ông thanh tra nào đó sắp ghé qua. Điều cốt yếu là phải sống”. Mỗi đứa chúng tôi được đưa vào một căn buồng giam thường. Đến trưa, trong bát xúp nóng đầu tiên tôi được ăn kể từ bốn mươi ba ngày nay, tôi nhặt được một mảnh gỗ nhỏ. Trên mảnh gỗ có viết: “Tám ngày nữa xuất phát Mai tiêm chủng”. Ai đă gửi cho tôi bức thông điệp này?

Măi cho đến nay tôi vẫn không được biết. Chắc chắn đó là một người tù cấm cố đă có nhă ư báo cho chúng tôi. Người ấy biết rằng chỉ cần một đứa trong bọn chúng tôi biết là ai nấy đều sẽ biết cả. Sở dĩ bức thông điệp đến tay tôi chứ không phải ai khác, chắc chắn là do sự t́nh cờ.

Lập tức tôi gọi điện cho Julot, dặn anh ta truyền đi cho người khác biết.

Suốt đêm hôm ấy tôi nghe thấy tiếng gơ “điện thoại” lộc cộc. C̣n tôi th́ khi đă chuyển bức thông điệp xong, tôi im lặng.

Tôi thấy quá dễ chịu trên cái giường ấm áp của tôi. Tôi không muốn rắc rối, và nhất là không muốn trở lại xà lim. Và bây giờ càng hơn bao giờ hết.

2. Lên đường

Saint Martin De Re

Tối hôm ấy, Batton gửi cho tôi ba điếu Gauloises và một mảnh giấy viết: “Bươm bướm ơi, tớ biết rằng khi ra đi cậu sẽ mang theo một kỷ niệm tốt về tôi. Tôi là trưởng tù thật, nhưng tôi cố sao càng ít làm hại các bạn tù càng tốt. Sở dĩ tôi nhận cái chức vụ này là v́ tôi có chín đứa con và tôi rất cần được ân xá thật sớm. Tôi sẽ cố gắng làm sao đừng đối xử quá tệ đối với anh em mà vẫn được tha sớm. Từ biệt nhé. Chúc cậu may mắn. Ngày kia cậu sẽ lên đường rồi”.

Quả nhiên ngày hôm sau họ tập hợp chúng tôi lại thành từng tốp ba chục người trong hành lang của khu trừng giới. Mấy người y xá ở Caen đến tiêm chủng cho chúng tôi để đề pḥng các bệnh nhiệt đới. Mỗi người được ba mũi tiêm và hai lít sữa. Dega đứng gần tôi. Bác ta có vẻ đăm chiêu tư lự. Bây giờ tù không tuân thủ quy tắc im lặng nữa, v́ ai nấy đều biết rằng vừa mới tiêm chủng xong họ không thể nhốt tù vào xà-lim được. Chúng tôi nói chuyện khe khẽ với nhau ngay trước mũi bọn cảnh sát. Bọn này không dám nói ǵ v́ ngại các y tá ở thành phố về. Dega nói với tôi:

- Không biết họ có đủ xe xà-lim để chở cả bọn đi một chuyến không?

- Chắc là không.

Saint-Martin-de-Ré xa lắm, nếu cứ mỗi ngày chở sáu chục th́ phải mất mười ngày mới chở hết, v́ chỉ riêng ở đây thôi cũng đă có gần sáu trăm. tù rồi. Đă tiêm chủng rồi th́ cứ yên chí. V́ như thế có nghĩa là ḿnh đă có tên trong danh sách, thế nào cũng được đưa ngay đến nơi khổ sai. Can đảm lên Dega ạ, một giai đoạn mới sắp bắt đầu. Bác hăy tin cậy tôi như tôi tin cậy bác.

Dega nh́n tôi, hai mắt sáng long lanh. Bác ta đặt bàn tay lên cánh tay tôi và nhắc lại: “Sống chết có nhau Papi nhé”.

Cuộc hành tŕnh trên xe chở tù không có ǵ đáng kể lại. Họa chăng cũng chỉ có một điều là mỗi người bị nhốt trong cái ngăn chật chội của ḿnh trên thùng xe, rất ngột ngạt. Bọn áp giải không chịu mở hé mấy cánh cửa để cho chúng tôi thêm một ít không khí. Khi đến La Rochelle, trên chiếc xe chở chúng tôi có hai người đă chết ngạt từ bao giờ.

Saint-Martin-de-Ré là một ḥn đảo, muốn ra đó phải chuyển sang tàu thủy để đi qua lạch biển. Những người vô công rồi nghề tụ tập trên bến để xem tù đă chứng kiến việc phát hiện hai cái xác người thảm hại kia. Họ không bày tỏ một cảm xúc nào trước cảnh ấy. V́ bọn cảnh sát phải bàn giao đầy đủ số tù do chúng áp giải cho khám Citadeue ở trên đảo, dù c̣n sống hay đă chết, cho nên chúng đưa cả hai cái xác chết cùng lên tàu với chúng tôi. Cuộc vượt biển không dài, nhưng dù sao chúng tôi cũng được thở không khí trong lành của biển một lát. Tôi nói với Dega: “Chưa chi đă phảng phất hương vị của một chuyến vượt ngục”. Dega mỉm cười. Julot, lúc bấy giờ đứng cạnh chúng tôi, nói:

- Đúng. Có mùi vượt ngục thật. Bản thân tôi đây, tôi đang trở lại nơi mà tôi đă trốn khỏi cách đây năm năm. Tôi đă bị bắt một cách ngu xuẩn đúng vào lúc tôi sắp giết cái thằng cha chứa chấp tôi đă đi báo cảnh sát cách đây mười năm. Chúng ḿnh hăy cố đứng sát nhau, v́ đến Saint-Martin-de-Ré họ sẽ phân đám tù thành từng tốp mười người, mỗi tốp nhốt vào một pḥng giam, trên tàu đứng như thế nào th́ họ cứ thế mà phân bừa.

Cái anh chàng Julot ấy nhầm. Đến nơi, họ gọi tên Julot và hai người khác nữa bắt đứng riêng ra. Đó là ba người khổ sai đă vượt ngục, đă bị bắt lại ở Pháp, nay đang trở lại nơi khổ sai lần thứ hai.

Bị nhốt mười người một buồng, chúng tôi bắt đầu sống trong cảnh chờ đợi. Chúng tôi có quyền nói chuyện, hút thuốc, và họ cho chúng tôi ăn rất khá. Thời kỳ này chỉ nguy hiểm đối với cái plan mà thôi. Thỉnh thoảng, người ta bỗng dưng gọi anh ra, bắt cởi truồng và khám rất kỹ. Trước hết là khám cái ngóc ngách ở trên người cho đến tận gan bàn chân, rồi sau đó là khám áo quần, đồ đạc. Xong đâu đấy mới được mặc áo quần trở lại và về pḥng giam.

Hết pḥng giam lại đến nhà ăn và khoảng sân trong đó chúng tôi nối đuôi nhau đi ṿng quanh suốt mấy giờ liền. Một, hai! Một, hai! Một, hai. Chúng tôi đi thành từng đội, mỗi đội một trăm năm mươi tù nhân. Đoàn diễu hành khá dài, tiếng guốc gỗ kêu lốc cốc. Khi đi như vậy phải im lặng tuyệt đối. Rồi đến lệnh “giải tán!” Chúng tôi ngồi xuống đất thành từng tốp chia theo phạm trù xă hội. Trước hết là những người thuộc giới giang hồ chính danh. Đối với hạng người này quê quán không có ǵ quan trọng: người Corse, người Marseille, người Toulouse, người Bretagne, người Paris, v v Lại có cả một người Ardèche nữa: ấy là tôi. Và cũng cần phải nói rơ một điều đáng lấy làm tự hào cho cái tỉnh Ardèche là trong đoàn tù gồm một ngàn chín trăm người này chỉ có hai người quê ở Ardèche: một anh cảnh sát canh nông giết vợ và tôi. Kết luận: dân Ardèche là người lương thiện. Các nhóm khác th́ h́nh thành một cách bất kỳ, v́ số người “tử tế” đi khổ sai vốn nhiều hơn số người “lôm côm”. Những ngày chờ đợi này được gọi là những ngày quan sát. Thật vậy, ở đây người ta quan sát chúng tôi dưới đủ mọi góc độ.

Một buổi chiều tôi đang ngồi phơi nắng th́ có một người đến cạnh tôi. Hắn ta đeo kính trắng, người nhỏ và gầy. Tôi cố đoán xem hắn là hạng người nào, nhưng v́ tù mặc đồng phục, ai cũng như ai, cho nên rất khó đoán.

- Anh là Papillon phải không? hắn nói giọng Corse rất nặng.

- Vâng, chính tôi. Anh muốn ǵ tôi?

- Ra nhà xí đi - hắn nói xong bỏ đi ngay.

- Thằng cha này người Corse - Dega nói với tôi - Chắc chắn là một tên kẻ cướp vùng núi. Không biết nắn muốn ǵ ở cậu thế?

- Rồi sẽ biết.

Tôi đi về phía dăy nhà xí ở giữa sân, và giả vờ đi đái. Người kia cũng đang đứng đái ngay bên cạnh tôi.

Hắn không nh́n tôi, nói:

- Tôi là em rể của Pascal Matra. Hôm đến thăm tôi ở nhà tù, anh ấy có nói là nếu tôi cần sự giúp đỡ th́ nhờ anh.

- Đúng, Pascal là bạn tôi. Anh cần ǵ?

- Tôi không mang plan được nữa: tôi bị kiết lỵ. Tôi không biết nhờ ai giừ hộ, chỉ sợ người ta lấy mất hoặc bị bọn cớm phát hiện. Tôi van anh, anh mang hộ tôi mấy hôm. - Đoạn hắn cho tôi xem một cái plan to hơn của tôi nhiều. Tôi sợ hắn giăng bẫy, và hắn yêu cầu tôi giúp chẳng qua chỉ để biết rơ bản thân tôi có mang plan hay không: nếu tôi nói rằng tôi không chắc có thể mang hai plan một lúc, hắn sẽ biết ngay. Cho nên tôi nói tỉnh khô:

- Có bao nhiêu trong ấy?

- Hai mươi lăm ngàn francs.

Không hỏi thêm ǵ nữa, tôi cầm lấy cái plan (nó rất sạch), và trước mặt hắn, tôi đút nó vào hậu môn, trong ḷng băn khoăn không biết liệu một người có mang nổi hai cái hay không. Về điều này tôi hoàn toàn chưa có kinh nghiệm. Tôi đứng dậy, mặc quần... H́nh như ổn cả, chẳng thấy vướng ǵ.

- Tôi tên là Ignace Galgani, - hắn nói với tôi trước khi bỏ đi. - Cám ơn Papillon.

Tôi trở lại chỗ Dega và kể lại việc vừa qua.

- Không nặng quá chứ?

- Không.

- Thế th́ được. Không nói chuyện này nữa.

Chúng tôi t́m cách bắt liên lạc với những người đă từng ở tù khổ sai về, nhất là Julot hay là le Guittou.

Chúng tôi đang khao khát tài liệu: ở bên ấy ra sao, chế độ ở đấy đối với tù nhân như thế nào; làm cách nào để có thể nói chuyện riêng với một người bạn, v.v... Sự t́nh cờ đă xui khiến cho chúng tôi gặp được một mẫu người kỳ thú, một trường hợp đặc biệt. Đó là một người Corse ra đời trong nhà tù khổ sai. Bố hắn làm giám thị ở đấy và cùng với mẹ hắn ở Quần đảo Salut. Hắn sinh ra ở đảo Royale là một trong ba cái đảo làm thành Quần đảo này (hai đảo c̣n lại là đảo Saint Joseph và đảo Quỷ). Và giờ đây, số phận đă xoay vần như thế nào mà hắn đang trở lại nơi chôn nhau cắt rốn không phải với tư cách con ông giám thị mà với tư cách tù khổ sai.

Hắn bị xử mười hai năm khổ sai v́ tội ăm trộm có bẻ khóa. Mười chín tuổi, một gương mặt cởi mở, đôi mắt sắc sảo và trong sáng. Tôi và Dega thấy ngay tức khắc rằng đây là một người phạm tội chỉ v́ một lúc lỡ bước. Cậu này không biết ǵ nhiều về giới tội phạm, nhưng đối với chúng tôi cậu ta sẽ có ích bằng cách cho chúng tôi tất cả những điều cần biết về cảnh sống đang chờ chúng tôi. Cậu ta kể lại cuộc sống ở quần đáo, nơi cậu đă sống mười bốn năm. Chẳng hạn cậu ta cho chúng tôi biết rằng người coi sóc cậu ở Quần đảo là một tên tù khổ sai nổi tiếng bị sa cơ trong một cuộc đấu dao trên đồi La Butte v́ đôi mắt kiều diễm của Casque d’Or.

Cậu ta cho chúng tôi những lời khuyên rất quư: muốn vượt ngục th́ phải xuất phát từ đất liền, v́ xuất phát từ Quần đảo Salut là điều không thể được; thứ đến là phải cố sao đừng bị phân vào loại nguy hiểm, v́ nếu thế th́ đến Saint - Laurent một cái là sẽ bị cấm cố ngay trong một thời gian hay suốt đời tùy mức nặng nhẹ được ghi trong sổ nhận xét. Nói chung, không đến năm phần trăm tù khổ sai bị cấm cố ở Quần đảo. Số c̣n lại th́ ở đất liền. ở Quần đảo khí hậu tương đối lành, nhưng ở Đất liền, như Dega đă kể cho tôi nghe, nước rất độc, khiến cho người tù kiệt sức dần v́ đủ các thứ bệnh; ở đây người ta có thể chết rất nhiều cách, v́ bệnh hay v́ bị ám sát, v.v.:.

Dega và tôi cùng hy vọng sẽ không bị cấm cố ở Quần đảo. Nhưng tôi vẫn thấy nghẹn trong cổ: nhỡ ra tôi bị ghi trong sổ là thuộc loại tù nguy hiểm th́ sao? Tôi bị án chung thân, lại thêm chuyện Tribouillard và chuyện chửi viên giám đốc, một bức chân dung tuyệt mỹ rồi c̣n ǵ!

Một hôm có tin đồn: dù có thể nào cũng không được xin vào bệnh xá, v́ những ai quá yếu hay có bệnh xem chừng không chịu nỗi cuộc hành tŕnh đều bị nhân viên bệnh xá đầu độc cho chết. Chắc là tin vịt thôi. Quả nhiên một người Paris tên là Francis la Passe đă xác nhận rằng tin đồn ấy là bịa đặt. Của đáng tội, có một người bị đầu độc thật, nhưng một người anh ruột của Francis la Passe làm việc trong bệnh xá đă nói cho hắn biết đầu đuôi câu chuyện.

Số là có một chuyên gia cỡ lớn về tủ két sắt, nghe nói đă từng ăn trộm tài liệu mật của đại sứ quán Đức ở Genève hay ở Lausanne trong thời kỳ đại chiến lần thứ nhất để trao cho các cơ quan t́nh báo Pháp. Những tài liệu ấy có tầm quan trọng rất lớn, cho nên cảnh sát đă phải giao hắn cho Pḥng nh́ để làm việc này trong khi hắn đang ngồi tù (hắn bị xử năm năm). Và kể từ 1920, mỗi năm làm một hai vụ, hắn sống yên ổn. Cứ mỗi lần bị bắt, hắn lại cầu cứu bên Pḥng nh́ để họ can thiệp hộ. Nhưng đến lần này th́ không ăn thua. Hắn bị xử hai mươi năm và lẽ ra sẽ đi đày cùng một chuyến với chúng tôi. Để tránh đi chuyến này, hắn đă giả vờ ốm để vào bệnh xá. Một viên cyanure - vẫn theo lời người anh của Francis la Passe - đă kết thúc mọi sự Bây giờ th́ các tủ két sắt và Pḥng nh́ có thể ngủ yên.

Cái sân tù này đầy ắp những câu chuyện ly kỳ, đúng sự thật cũng có mà bịa đặt cũng có. Dù sao th́ chúng tôi cũng vểnh tai lên mà nghe: ít nhất cũng giết được th́ giờ.

Mỗi lần tôi đi ngoài, dù là khi đang ở trong sân hay trong xà-lim, Dega phải đi theo tôi, v́ có hai cái plan: Dega đứng che cho tôi trong khi tôi hành động, để ngăn chặn những con mắt quá ṭ ṃ. Một cái plan đă là rầy rà, thế mà tôi mang những hai cái trong khi đó th́ Galgani ốm càng ngày càng nặng. Và ở đây có một hiện tượng bí ẩn không hiểu sao được: cái plan mà tôi đút vào sau bao giờ cũng ra sau, và cái đút vào trước bao giờ cũng ra trước. Chúng nó đổi chỗ cho nhau trong bụng tôi như thế nào th́ tôi không biết, nhưng kết quả là như thế đấy!

Hôm qua ở pḥng cắt tóc người ta đă t́m cách giết Clousiot trong khi người thợ cạo đang cạo mặt cho anh ba. Hai nhát dao ở gần tim. Phúc bảy mươi đời, anh không chết. Qua một người bạn của anh ta tôi biết được chuyện này. Đó là một câu chuyện kỳ lạ, và có ngày tôi sẽ kể lại chuyện này. Vụ giết người này là một cuộc thanh toán nợ nần. Kẻ mưu sát sẽ chết sáu năm sau ở Cayenne v́ ăn phải bichromat calium trộn vào món rong biển. Hắn đă chết trong những cơn đau khủng khiếp Người y tá phụ mổ cho bác sĩ mổ tử thi có đưa cho chúng tôi xem một khúc ruột dài khoảng mười phân. Trên khúc ruột thấy thủng mười bảy lỗ. Hai tháng sau, kẻ đă bỏ thuốc độc cho hắn đă bị bóp cổ chết trên giường bệnh. Cho đến bây giờ người ta vẫn không biết ai đă bóp cổ hắn.

Chúng tôi ở Saint-Martin-de-Ré đă được mười hai ngày. Nhà tù chật ních. Ngày đêm lính canh thường xuyên đi tuần quanh thành.

Một cuộc ẩu đả đă nổ ra trong pḥng tắm, giữa hai anh em ruột. Hai đứa đă đánh nhau dữ dội như hai con thú, và một trong hai đứa đă được đưa vào pḥng giam của chúng tôi. Hắn tên là André Baillard. Họ không thể trừng phạt hắn được, hắn nói thế, v́ cuộc ẩu đả này xảy ra là do lỗi của ban quản trị nhà tù: họ đă được lệnh không để cho hai anh em gặp nhau v́ bất kỳ lư do nào. Khi đă biết chuyện, người ta sẽ hiểu tại sao. André đă giết một bà già sống bằng lợi tức cho vay lăi và anh hắn là Emile cất giấu món tiền lấy được. Emile bị bắt v́ một vụ trộm và bị xử ba năm tù. Một hôm trong pḥng giam, có cả mấy người tù khác, v́ ức thằng em không chịu gửi tiền cho hắn mua thuốc lá, hắn nói toẹt ra và cam đoan rằng thế nào thằng André cũng đi đời v́ chính nó giết cụ già, c̣n như hắn, tức Emile, chỉ cất giấu tiền mà thôi. Cho nên khi ra tù hắn sẽ không cho thằng André một xu nào. Một tù nhân liền đem kể chuyện này cho viên giám đốc nhà tù nghe.

Chẳng bao lâu André bị bắt và hai anh em bị xử tử.

Trong khu vực tử tù ở nhà lao Santé, hai đứa bị giam vào hai xà-lim kế cận. Mỗi đứa đều làm đơn xin ân xá Đến ngày thứ bốn mươi ba, đơn của Emile được chấp thuận, nhưng đơn của André bị bác bỏ. Tuy vậy, do một biện pháp nhân đạo để nương nhẹ André, Emile vẫn bị giữ ở khu tử tù, và hai anh em mỗi ngày vẫn lần lượt được đi dạo trong sân, chân mang xiềng xích.

Đến ngày thứ bốn mươi sáu, người ta mở cửa pḥng giam André vào lúc bốn giờ rưỡi. Mọi người đều có mặt đông đủ: viên giám đốc nhà tù, viên biện lư, và ủy viên công tố đă đ̣i xử tử André. Giờ hành quyết đă đến. Nhưng vừa đúng lúc viên giám đốc bước tới để báo tin này cho tội nhân, viên trạng sư của hắn chạy vào, theo sau là một người khác nữa trao một tờ giấy của công tố viên. Mọi người lui ra hành lang. Họng André tắc nghẹn đến nỗi không nuốt nước miệng được nữa. Chẳng lẽ! Người ta không bao giờ chặn ngang một cuộc hành quyết đang được tiến hành. Thế mà lần này lại khác.

Măi đến hôm sau, sau bao nhiêu giờ lo âu khắc khoải, André mới được ông trạng sư cho biết rằng trước ngày hành quyết một ngày, tổng thống Doumer đă bị một người tên là Gorguloff ám sát. Nhưng ông Doumer không chết ngay. Suốt đêm hôm ấy viên trạng sư đă túc trực trước bệnh viện sau khi báo cho Bộ trưởng Bộ tư pháp rằng nếu ngày tổng thống chết trước giờ hành quyết (từ bốn giờ rưỡi sáng đến năm giờ), ông ta yêu cầu băi bỏ việc hành quyết v́ lư do khuyết diện người chịu trách nhiệm tối cao về án tử h́nh. Doumer chết vào lúc bốn giờ hai phút. Viên trạng sư vội vàng báo tin cho Bộ tư pháp rồi nhảy ngay lên xe tắc-xi cùng với người cầm lệnh băi án: ông ta đă đến muộn mất ba phút, không kịp ngăn chặn người ra mở cửa pḥng giam André. Như vậy hai anh em được được giảm án thành khổ sai chung thân. Ngày bầu tổng thống mới, viên trạng sư đă đến tận Versailles, và Albert Lebrun vừa được bầu xong một cái là ông ta tŕnh đơn xin ân xá ngay. Chưa bao giờ một vị tổng thống bác bỏ đơn xin ân xá đầu tiên được tŕnh lên cho ḿnh xét: ông Lebrun đă kư, thế là tôi yên lành lên đường đi Guyane”. André kết thúc câu chuyện. Tôi nh́n con người vừa thoát khỏi máy chém vào phút cuối và tự nhủ rằng dù sao những nỗi cơ cực của tôi cũng không thể so sánh với những cơn dày ṿ mà hắn đă phải chịu đựng.

Tuy vậy tôi không bao giờ làm thân với hắn. Nghĩ rằng hắn đă giết chết một bà già khốn khổ để lấy tiền, tôi thấy buồn nôn quá. Vả chăng hắn c̣n có đủ những khả năng để trốn thoát. Về sau, ở đảo Saint Joseph hắn sẽ giết anh hắn. Nhiều tù nhân đă chứng kiến việc ày. Hôm ấy Emile đang đứng câu cá trên một tảng đá, bao nhiêu tâm trí đều dồn hết vào công việc này.

Sóng vỗ rất mạnh, át hết mọi tiếng động khác. André đến gần anh hắn từ phía sau, tay cầm một cây tre gộc dài ba mét. Hắn chỉ cần ẩy cây tre vào lưng Emile là đủ làm cho ông anh mất thăng bằng rơi xuống biển. Chỗ này cá mập nhiều vô kể: chẳng bao lâu Emile trở thành món ăn chính trong bữa ăn hàng ngày của chúng. Trong buổi điểm danh tối hôm ấy, hắn vắng mặt và được coi là mất tích trong khi mưu toan vượt ngục. Người ta không nhắc đến hắn nữa. Chỉ có bốn năm người tù đang nhặt dừa trên đảo chứng kiến cảnh này. Dĩ nhiên các tù nhân đều biết chuyện, chỉ có bọn cảnh sát là không hay biết ǵ. André Baillard không bao giờ bị họ hỏi đến. Hắn được miễn cấm cố v́ “hạnh kiểm tốt”, và ở Saint-Laurent-du-Maroni, hắn được hưởng một chế độ ưu đăi. Hắn có cả một pḥng giam riêng.

Một hôm có chuyện với một tù nhân khác, hắn đă xảo quyệt mời người này vào pḥng giam của hắn và dùng dao đâm trúng tim vị quư khách. Được công nhận là ở vào thế tự vệ hợp pháp, hắn được tha bổng. Đến kỳ băi bỏ chế độ tù khổ sai, hắn được trả,tự do, lần này cũng lại là v́ “hạnh kiểm tốt”.

Saint-Martin-de-Ré đầy ấp những tù nhân. ở đây có hai loại người rất khác nhau: tám trăm đến một ngàn tù khổ sai và chín trăm người bị đày biệt xứ. Để trở thành tù khổ sai, phải phạm một tội nặng hoặc ít nhất phải bị buộc tội đă vi phạm luật pháp một cách nghiêm trọng. án nhẹ nhất là bảy năm khổ sai, rồi cứ thế tăng lên từng bậc, cho đến khổ sai chung thân.

Một người bị xử tử mà được ân xá th́ đương nhiên trở thành tù khổ sai chung thân. Đày biệt xứ th́ có khác. Một người bị kết án từ ba đến bảy lần th́ có thể bị đày biệt xứ. Quả t́nh đó đều là những tên trộm cướp thâm căn cố đế, cho nên có một điều dễ hiểu là xă hội phải tự bảo vệ bằng cách cách ly những người như thế. Tuy nhiên, một dân tộc văn minh mà phải dùng đến biện pháp đày biệt xứ cũng thật là đáng xấu hổ. Có những kẻ ăn cắp vặt, rất vụng về v́ luôn luôn bị bắt, phải chịu án đày biệt xứ - thời bấy giờ như vậy chung quy cũng chẳng khác ǵ bị tù chung thân - mà thật ra cả đời chưa ăn cắp được lấy mười ngàn francs. Chính đây là chỗ vô nghĩa lư nhất của nền văn minh Pháp. Một dân tộc không có quyền trả thù hay loại trừ một cách quá nhanh chóng những người gây phiền hà cho xă hội. Những người như thế là những người cần được điều trị nhiều hơn là phải trừng phạt một cách vô nhân đạo đến thế.

Chúng tôi đến Saint-Martin-de-Ré như vậy là đă được mười bảy ngày. Bây giờ chúng tôi đă biết tên chiếc tàu sẽ đưa chúng tôi đến nơi tù đày: người ta gọi nó là chiếc La Martinière. Nó sẽ chở một ngàn tám trăm bảy mươi phạm nhân. Cái số tám chín trăm tù khổ sai sáng hôm nay đều được tập hợp trong sân của cái pháo đài được dùng làm nhà tù. Từ khoảng gần một tiếng đồng hồ, chúng tôi đă đứng xếp hàng mười kín cả khoảng sân h́nh chữ nhật. Một cánh cửa mở ra và chúng tôi thấy bước vào sân mấy người ăn mặc không giống như những tên cai tù mà chúng tôi đă từng biết. Họ mặc một thứ trang phục may theo kiểu quân sự màu xanh da trời, trông khá sang trọng. Không giống đồng phục của cảnh sát mà cũng không giống quân phục của nhà binh. Ai nấy đều thắt một cái nịt rộng bản có đeo bao súng lục. Cán súng lộ rơ ra ngoài. Họ có khoảng chừng tám mươi người. Có mấy người đeo lon. Ai nấy da đều rám nắng, tuổi tác khá chênh lệch, xê xích giữa ba mươi và năm mươi tuổi. Những người già trông dễ ưa hơn những người trẻ: bọn này ưỡn ngực ra vẻ quan trọng và hănh diện. Nhóm chỉ huy của bọn này cùng ra với viên giám đốc nhà lao Saint-Martin-de-Ré, một đại tá hiến binh, ba bốn ông bác sĩ mặc quân phục thuộc địa và hai ông linh mục mặc áo chùng trắng.

Viên đại tá hiến binh cầm một cái loa đưa lên miệng.

Chúng tôi chờ đợi hiệu lệnh “đứng nghiêm”, nhưng không thấy có. Viên đại tá nói lớn:

- Tất cả nghe kỹ dây. Kể từ giây phút này các người được chuyển sang quyền phụ trách của những người quan chức thuộc Bộ Tư pháp đại diện cho ban quản trị trừng giới của xứ Guyane thuộc Pháp mà trung tâm hành chính là thị trấn Caen. Thưa ngài thiếu tá Barrot, tôi xin bàn giao cho ngài tám trăm mười sáu phạm nhân hiện có mặt, được ghi tên trong danh sách này. Xin ngài xác nhận cho rằng họ đều có mặt.

Cuộc điểm danh lập tức bắt đầu: “Jean Mỗ? Có! Paul Mỗ? Có! v.v... Thủ tục này kéo dài hai tiếng đồng hồ: mọi sự đều ổn thỏa. Sau đó đến cuộc trao đổi chữ kư giữa hai ban quản trị được tiến hành trên một cái bàn nhỏ mới bày ra sân v́ mục đích này.

Thiếu tá Barrot đeo một số lon ngang với số lon viên đại tá, nhưng lon màu hoàng kim chứ không phải màu bạc như trong hiến binh. Ông ta cầm cái loa lên:

- Các phạm nhân nghe đây, từ nay về sau danh từ này sẽ được dùng thường xuyên cho các anh: phạm nhân Mỗ hay phạm nhân số bao nhiêu đấy, như người ta sẽ ấn định cho từng người. Ngay từ bây giờ các người được đặt dưới những luật lệ riêng của nhà tù khổ sai, dưới những nội quy và những ṭa án nội bộ, khi cần sẽ có những quyết định cần thiết để xử lư với các người. Các ṭa án tự trị này, trong trường hợp các người vi phạm điều lệ của nhà tù khổ sai, có thể xử các người từ h́nh phạt giam cầm đến tử h́nh. Dĩ nhiên những h́nh phạt có tính chất kỷ luật này, như giam cầm hay cấm cố, sẽ được thi hành trong các trụ sở thuộc quyền ban quản trị. Các nhân viên mà các người trông thấy ở đây được gọi là giám thị. Mỗi khi nói với họ, các người sẽ thưa: “Thưa ông giám thị”. Sau bữa ăn tối mỗi người sẽ được phát một cái bị lính thủy đựng trang phục nhà tù và mấy thứ đồ dùng cá nhân. Trong đó đă có đủ những ǵ cần thiết, các người không được có những thứ đồ đạc khác. Ngày mai các người sẽ lên tàu La Mart́mère. Chúng tôi và các người sẽ cùng đi trên chuyến tàu ấy. Các người không nên lấy làm tuyệt vọng khi phải rời đất nước: ở nơi tù đày các người sẽ thấy dễ chịu hơn là bị cấm cố ở Pháp. Các người có thể nói chuyện, chơi, ca hát và hút thuốc, các người không sợ bị hành hạ nếu hạnh kiểm các người tốt. Tôi yêu cầu các người hăy đợi đến khi tới nhà tù khổ sai rồi hăy thanh toán những chuyện xích mích cá nhân. Trong khi tàu đang vượt biển, kỷ luật cần phải rất nghiêm minh, tôi hy vọng rằng các người sẽ hiểu điều đó. Nếu trong số các người có ai tự cảm thấy không có đủ điều kiện thể chất để trải qua chuyến đi này, tôi yêu cầu họ đến tŕnh diện ở bệnh xá; họ sẽ được các sĩ quan thầy thuốc đi theo trên tàu khám cho. Tôi thúc các người lên đường b́nh an.

Phần nghi lễ thế là xong.

- Này bác Dega, bác thấy thế nào?

- Papillon ạ, bây giờ tôi thấy là tôi có lư khi nói rằng điều nguy hiểm nhất phải khắc phục chính là bọn tù khổ sai khác. Cái câu của ông ta nói: “Hăy đợi đến khi tới nhà tù khổ sai rồi hăy thanh toán những chuyện xích mích” thật là đầy ư nghĩa. Sẽ có bao nhiêu vụ giết người xảy ra!

- Tuy vậy bác đừng lo, bác cứ tin tôi đi. Tôi đi t́m Franeis la Passe và nói với hắn.

- Anh cậu vẫn làm y tá đấy chứ?

- Vẫn làm, anh tớ không phải là tù khổ sai, chỉ là đày biệt xứ thôi.

- Cậu phải bắt liên lạc ngay với anh ta để xin cho được một con dao mổ. Nếu anh cậu cần trả tiền, cậu cứ cho tớ biết là bao nhiêu, tớ sẽ trả đủ.

Hai giờ sau tôi đă có được một con dao mổ cán bằng thép rất cứng. Khuyết điểm duy nhất của nó là hơi to một chút, nhưng đó là một vũ khí rất đáng sợ. Tôi đến ngồi gần dăy nhà xí ở giữa sân. Tôi đă nhờ người đi t́m Galgani để trả lại cái plan cho nó, nhưng chắc khó ḷng t́m nổi một con người trống cái đám luôn luôn di chuyển trên khoảng sân rộng mênh mông chứa đến tám trăm người. Từ khi chúng tôi đến đây, Julot, le Gui~toun, Suzini đều không thấy đâu cả. Ưu thế của sinh hoạt tập thể là ở chỗ người ta được sống, được nói với nhau và cùng thuộc một xă hội chung, nếu có thể gọi đây là một xă hội. Có bao nhiêu những điều cần nói, cần nghe và cần làm, đến mỗi người ta không có th́ giờ suy nghĩ nữa. Khi nhận thấy dĩ văng mờ nhạt hẳn đi và lùi xuống hàng thứ yếu so với cuộc sống hàng ngày, tôi nghĩ rằng khi đă đến nơi rồi chắc người ta sẽ gần như quên bẳn trước kia ḿnh là ai, tại sao ḿnh lại rơi vào cảnh này, và làm thế nào để rơi vào đây để chỉ quan tâm đến một điều duy nhất: vượt ngục. Tôi nghĩ như vậy là lầm, v́ ngay từ đầu, cái điều có sức thu hút nhất và quan trọng nhất trước tiên là phải cố sao để mà sống đă. Vậy th́ bọn cảnh sát, bọn bồi thẩm, những phiên ṭa đại h́nh, những viên chức của ṭa án bây giờ ở đâu? Vợ tôi, cha tôi, các bạn tôi bây giờ ở đâu? Họ vẫn sống sờ sờ ra đấy, và mỗi người có một vị trí riêng trong ḷng tôi, nhưng h́nh như v́ cái trạng thái bừng bừng như lên cơ ĺ sốt của giờ xuất phát, của bước nhảy khổng lồ vào cơi chưa từng biết, của những t́nh bạn mới và những mối liên hệ quen biết khác nhau, tưởng chừng như những con người ấy không c̣n quan trọng như trước. Nhưng đó chỉ là một cám giác. Mỗi khi tôi muốn, vào cái giây phút mà trí óc tôi vui ḷng mở cái ngăn kéo tương ứng với từng người, họ lại sẽ có mặt đâu vào đấy.

Ḱa Galgani đă đến: người ta phải dẫn hắn đến t́m tôi, v́ tuy đă đeo đôi kính dày cộp, hắn chỉ trông thấy lờ mờ. Trông hắn có vẻ đỡ đỡ. Hắn lại gần tôi và im lặng và nắm chặt tay tôi, không nói một lời. Tôi nói với hắn. Tôi muốn trả cái plan cho cậu. Bây giờ cậu đỡ rồi, cậu có thể tự mang lấy. Trong cuộc hành tŕnh dài ngày này, trách nhiệm mà cậu giao cho tôi quá lớn, vả lại làm sao biết được tôi với cậu có được phân chỗ gần nhau hay không, rồi đến nơi, dù có gặp được nhau nữa th́ chưa chắc đă có điều kiện trao tay. Vậy cậu lấy lại ngay từ bây giờ th́ hơn.

Galgani nh́n tôi, vẻ khổ sở. Tôi giục:

- Nào, cậu ra nhà xí để tớ trao plan lại.

Không, tôi không lấy lại đâu, anh cứ giữ lấy, tôi cho anh đấy, nó là của anh.

- Sao cậu lại nói thế

- Tôi không muốn bị chúng nó giết để lấy plan. Tôi thà sống không có tiền c̣n hơn là chết v́ có tiền. Tôi cho anh, v́ xét cho cùng không có lư do ǵ anh lại phải chịu liều cả tính mạng để giữ tiền cho tôi. ít nhất, nếu anh đă chịu hiểm họa th́ điều đó phải có lợi cho anh.

- Cậu sợ à, Galgani? Người ta đă đe dọa cậu à? Có kẻ nghi ngờ là cậu có plan sao?

Vâng, tôi bị ba tên A-rập theo dơi thường xuyên: Chính v́ thế mà tôi không đám đến gặp anh lần nào, để cho chúng nó đừng nghi ngờ là tôi với anh có liên hệ với nhau. Mỗi lần tôi đi ngoài, dù ban. ngày hay ban đêm, một trong ba thằng khốn ấy đều đến ngồi gần tôi. Tôi đă cố gắng làm sao - cho chúng. nó thấy rơ rằng tôi không mang ǵ trong hậu môn (dĩ nhiên tôi cố làm như vậy một cách thật tự nhiên), thế mà chúng nó vẫn không ngừng quan sát tôi. Chúng nó đoán là có một người khác giữ hộ plan cho tôi, chỉ có điều không biết là ai mà thôi, cho nên chúng nó cố ŕnh để biết lúc nào cái plan sẽ trở về với tôi.

Tôi nh́n Galgani và thấy rơ là cậu ta đă lâm vào t́nh trạng khiếp nhược v́ bị đe dọa thực sự. Tôi nói: “Chúng nó hay đến chỗ nào nhiều nhất trong khoảng sân này?” Cậu ta nói: “Phía gần nhà bếp và nhà giặt đồ', “Được, cậu cứ ở đây, tôi đến đó. à, thôi, cậu cứ đi với tôi”

Tôi đi với Galgani về phía bọn A-rập. Tôi đă lấy con dao mổ trong mũ vải ra. Bàn tay tôi cầm cán dao, lười dao đặt ngược lên phía trên, lấp trong tay áo. Quả nhiên đến gần nhà bếp tôi trông thấy chúng. Chúng gồm có bốn tên: ba tên người A-rập và một tên người Corse, tên là Girando. Tôi hiểu ra ngay: chính tên người Corse này bị những người trong giới tẩy chay, đă mách chuyện này cho bọn A-rập. Chắc Girando biết Galgani là em vợ của Pascal Matra cho nên không thể không có plan được.

- Chào Mokrane thế nào, khỏe chứ?

- Khỏe, Bươm bướm ạ. C̣n anh th́ sao?

- C̣n tôi th́ đang gay đây. Tôi đến gặp các cậu để nói cho các cậu biết rằng Galgani là bạn tôi. Hễ có việc ǵ xảy ra với nó là tôi thịt cậu trước Girando ạ; sau đó đến lượt các cậu kia. Tùy các cậu liệu lấy.

Mokrane đứng dậy. Hắn cũng cao bằng tôi, khoảng một mét bảy mươi tư, bề ngang cũng như tôi. Lời thách thức của tôi đă làm cho hắn khó chịu. Hắn phác một cứ chỉ gây hấn, nhưng tôi lập tức ch́a con dao mổ sáng choang ra, mũi dao nhọn hoắt chĩa thẳng vào tim hắn, và nói:

- Hễ mày động dậy là tao giết mày như một con chó.

Bàng hoàng v́ thấy tôi cầm vũ khí ở một nơi mà người ta luôn luôn bị khám xét, lại choáng ngợp trước thái độ của tôi cũng như trước chiều dài của con dao mổ, hắn nói:

- Tôi đứng dậy là để tranh luận với anh, chứ không phải để đánh nhau.

Tôi biết thừa là không phải như thế, nhưng cũng thấy rằng để cho hắn vớt vát sĩ diện trước mặt các bạn hắn là điều có lợi cho tôi. Tôi bèn dành cho hắn một lối thoát danh dự:.

- Tốt. Cậu đă đứng dậy để tranh luận th́...

- Tôi không biết rằng Galgani là bạn anh. Tôi tưởng hắn là dân trưởng giả, và Bươm bướm ạ, anh cũng phải hiểu rằng ai cũng cần có chút bím để vượt ngục.

- Phải, đó là chuyện b́nh thường. Cậu có quyền vật lộn để giành lấy sự sống, Mokrane ạ.. Chỉ có điều là chỗ này cấm. Liệu đi t́m chỗ khác.

Hắn ch́a tay ra, tôi cầm lấy. Tôi dàn xếp ổn thỏa được việc này cũng thật là may mắn, v́ thật ra nếu tôi giết chết thằng này, mai tôi sẽ không lên đường được nứa. Sau đó ít lâu, tôi nhận ra rằng tôi đă phạm một sai lầm. Galgani cùng về chỗ với tôi. Tôi dặn cậu ta đừng nói cho ai biết chuyện này. Tôi chẳng muốn bị bác Dega mắng cho một trận. Tôi cố thuyết phục cho Galgani chịu lấy lại cái plan. Hắn nói: “Thế th́ mai, trước khi xuất phát”. Hôm sau hắn lẩn đi đâu mất không sao t́m được. Và rốt cuộc tôi đành lên tàu với hai cái plan trong bụng.

Đêm hôm ấy trong căn buồng giam nhốt mười một người, chẳng ai nói ǵ với ai. Là v́ ai nấy ít nhiều đều nghĩ rằng đây là đêm cuối cùng ḿnh c̣n được sống trên đất Pháp. Mỗi người trong bọn chúng tôi ít nhiều đều cảm thấy nuối tiếc xót xa khi nghĩ rằng ḿnh sắp vĩnh viễn giă từ quê hương để đến một nơi xa xôi chưa từng biết và sống một cuộc đời đọa đày, chẳng biết số phận sẽ xoay vần ra sao.

Dega cũng không nói ǵ. Bác ta ngồi bên cạnh tôi gần cái cửa có chấn song mở ra hành lang, nơi có nhiều không khí lọt vào hơn những chỗ khác một chút. Tôi cảm thấy mất phương hướng thật sự. Những điều chúng tôi được thông báo về nơi đang chờ đợi chúng tôi nó trái ngược nhau đến nỗi tôi không c̣n biết là ḿnh nên hài ḷng, nên buồn hay nên tuyệt vọng nữa. Những người cùng bị giam với tôi một pḥng đều thuộc giới chúng tôi. Chỉ có anh chàng người Corse nhỏ bé ra đời trong nhà tù khổ sai không hẳn là người cùng giới. Tất cả những con người ấy đều lắng sâu vào nội tâm. Tính chất nghiêm trọng của giờ phút này đă làm cho họ hầu như hóa câm. Khói thuốc lá từ căn pḥng giam bốc ra như một đám mây bị không khí trong hành lang cuốn đi, và nếu không muốn bị cay mắt th́ phải ngồi trệt xuống cho thấp hơn lớp khói ấy. Không có ai ngủ, trừ André Baillard: điều đó cũng dễ hiểu, v́ anh này đă tưởng mất cả cuộc sống. Đối với một người như thế th́ ngoài cái chết ra, tất cả mọi thứ khác đều là một cảnh thiên đường mà dù có nằm mơ cũng không thấy được.

Cả cuộc đời tôi diễn ra trước mắt tôi như một cuốn phim: thời thơ ấu của tôi giữa một gia đ́nh đầy t́nh thương yêu, đầy nền nếp, trong đó mọi người đều quen những cách xử sự phong nhă và cao thượng; những sắc hoa đồng nội, tiếng ŕ rầm của những ḍng suối, hương vị của hạt dẻ và của những trái đào trái mận mà khu vườn của chúng tôi cung cấp ê hề cho cả nhà; mùi thơm của hoa mimosa cứ đến mùa xuân lại nở rộ trước cửa; ngôi nhà ấm cúng của chúng tôi, vẻ ngoài cũng như cảnh bên trong, lần lượt hiện ra rất nhanh trước mắt tôi. Cả một cuốn phim có âm thanh trong đó tôi nghe thấy tiếng nói của người mẹ đă yêu thương tôi hết mức, rồi tiếng nói của cha tôi, bao giờ cũng ôn tồn và hiền dịu, và những tiếng sủa của Clara, con chó săn của cha tôi đang gọi tôi ra vườn để đùa nghịch; những đứa con trai và con gái đă từng chơi đùa với tôi trong những giờ phút tốt đẹp nhất của đời tôi, cuốn phim mà tôi xem lại mặc dầu không cố ư gợi lên, chiếu ra từ cơi tiềm thức, đưa vào cái đêm chờ đợi này một cảm xúc dịu dàng để chuẩn bị cho tôi lao vào chiều sâu thăm thẳm của tương lai.

Đây là giờ phút phải làm một cuộc sơ kết. Thử coi: tôi hai mươi sáu tuổi, khỏe mạnh, trong bụng có năm ngàn sáu trăm francs thuộc quyền sở hữu của tôi, cộng thêm hai mươi lăm ngàn của Galgani, Dega bên cạnh tôi cũng có mười ngàn. Như vậy là tôi có thể coi như ḿnh được sử dụng bốn mươi ngàn francs khi cần, v́ nếu cái anh chàng Galgani ấy đă không đủ sức bảo vệ số tiền này ở đây th́ c̣n mong ǵ giữ được nó khi đă xuống tàu và khi sang đến Guyane. Vả chăng cậu ta cũng biết thế, cho nên mới không lấy lại cái plan. Vậy th́ tôi có thể trông mong vào số tiền ấy, dĩ nhiên là khi dùng đến nó để vượt ngục, tôi nhất định phải đem Galgani đi theo; nhất thiết Galgani phải được hưởng cái quyền lợi đó, v́ số tiền là của cậu ta chứ đâu phải của tôi Tôi sẽ dùng nó để đem lại tự do cho Galgani nhưng chính tôi cũng trực tiếp được lợi trong đó. Bốn mươi ngàn francs là một số tiền lớn, dùng nó tôi sẽ dễ dàng mua được những người đồng lơa, tù nhân đang bị giam, tù nhân đă măn hạn, cũng như bọn giám thị.

Cuộc sơ kết này đă đưa đến một kết quả khả quan. Hễ đến nơi, tôi phải vượt ngục ngay cùng với Dega và Galgani: đó là đề tài duy nhất mà tôi phải chú tâm vào Tôi sờ con dao mổ và thấy hài ḷng khi chạm phải lưỡi dao thép lạnh ngắt. Có được trong tay một vũ khí đáng sợ như vậy, tôi cảm thấy thêm tự tin. Công dụng của nó đă được thử thách trong khi tôi cảnh cáo bọn A-rập.

Vào khoảng ba giờ sáng, mấy người tù cấm cố đă xếp trước chấn song sắt của căn pḥng giam mười một cái bị lính thủy bằng vải thô đầy ắp đồ đạc, mỗi cái đính một cái nhăn rơ to. Tôi có thể nh́n rơ một cái nhăn như vậy lọt vào phía trong dăy chấn song. Trên nhăn có đề: C Pierre, ba mươi tuổi, một mét bảy mươi ba, khổ người bốn mươi hai, cỡ giày bốn mươi mốt, số điểm danh X... Cái anh Pierre C... chính là Pierrot le Fou, một người Bordeaux đă bị ṭa án Paris xử hai mươi năm tù khổ sai v́ tội giết người.

Đó là một anh chàng rất đáng mến, một người của giới giang hồ, thẳng thắn và chững chạc, tôi biết rất rơ. Cái nhăn kia cho tôi biết tổ chức quản trị nhà tù khổ sai làm việc tỉ mỉ và có quy cũ đến nhường nào. So với quân đội th́ hơn hẳn, v́ ở đây người ta phát áo quần cho lính bằng cách áng chừng, cứ mặc thử không vừa lại đổi bộ khác. Chứ ở đây mọi thứ đều được ghi tỉ mỉ và mỗi tù nhân đều được phát áo quần đúng khổ người ḿnh. Nh́n qua tấm lưới bịt trên bề mặt cái bị, tôi có thể thấy rằng trang phục của tù nhân bằng vải trắng có sọc kẻ dọc màu đỏ. Mặc bộ đồ này đi đâu người ta cũng nh́n ra ngay.

Tôi chú ư cố làm sao cho trí óc tôi tạo ra những h́nh ảnh của phiên ṭa đại h́nh, của bọn bồi thẩm, của lăo công tố viên, v.v... Nhưng nó dứt khoát không chịu tuân theo và chỉ đưa ra những h́nh ảnh b́nh thường. Tôi hiểu rằng muốn sống lại những cảnh ở nhà lao Conciergerie hay Beaulieu với một cường độ như tôi đă từng sống qua, th́ phải chỉ có một ḿnh, hoàn toàn cô độc mới được. Tôi cảm thấy nhẹ nhơm khi nhận chân ra điều đó, và hiểu rằng cuộc sống tập thể đang chờ đợi tôi sẽ làm nảy sinh những nhu cầu khác, những phản ứng khác, những ư đồ khác. Pierre le Fou đến gần chấn song, bảo tôi: “ổn cả chứ Papi”.

- C̣n cậu?

- Tớ th́ xưa nay vẫn mơ ước đi Châu Mỹ một chuyến, nhưng v́ là tay cờ bạc, tớ không sao dành dụm được một món tiền đủ để thực hiện chuyến du lịch đó. Thế mà nay bọn cớm lại đứng ra cho tớ đi Mỹ không mất tiền. Bở thật Bươm bướm nhỉ? - Hắn nói rất tự nhiên không hề có giọng huênh hoang. Có thể cảm thấy rơ hẳn thực sự tự tin - Chuyến đi du lịch không mất tiền do bọn cớm đăi tớ quả nhiên có những ưu thế của nó. Tớ thà đi đày khổ sai c̣n hơn ngồi tù cấm cố mười lăm năm ở Pháp.

- C̣n phải xem xem kết quả cuối cùng ra sao đă, Pierrot ạ. Cậu không tin à? Phát điên trong xà-lim, hay chết v́ kiệt sức trong một nhà tù cấm cố nào đó ở Pháp c̣n tệ hơn là mắc bệnh hủi hay bỏ mạng v́ sốt rét vàng, tớ nghĩ như vậy.

- Tớ cũng thế.

- Cậu xem này, cái nhăn này là nhăn của cậu.

Pierrot cúi xuống xem kỹ cái nhăn như để đọc, rồi giả vờ đánh vần, đoạn nói:

- Tôi nóng ḷng mặc bộ quần áo này, tôi muốn mở bị ra và thắng bộ vào, họ chẳng nói ǵ đâu. Dù sao th́ áo quần này cũng dành cho tôi.

- Thôi đi Pierrot, hăy đợi đă. Bây giờ không phải là lúc sinh sự lôi thôi. Tôi cần yên tĩnh.

Pierre le Fou hiểu ư, rời chấn song ra chỗ khác. Louis Dega nh́n tôi rồi nói: “Cậu bé ơi, đêm nay là đêm cuối cùng. Ngày mai chúng ta sẽ rời bỏ nước Pháp xinh đẹp của chúng ta”. – “Cái đất nước xinh đẹp của chúng ta có một hệ thống pháp luật chẳng xinh đẹp chút nào Dega ạ. Có thế chúng ta sẽ được biết những đất nước khác không được đẹp như nước ta, nhưng có một cách xử sự nhân đạo hơn đối với những người phạm lỗi”. Lúc ấy tôi không biết là ḿnh đă nói đứng đến mức nào: tương lai sẽ cho tôi thấy rằng ḿnh hoàn toàn có lư. Xung quanh lại im lặng.

Xuất phát

Đến sáu giờ sáng có lệnh chuẩn bị xuất phát. Mấy người tù cấm cố đến đưa cà-phê cho chúng tôi, rồi bốn viên giám thị đến gặp chúng tôi với những chỉ thị cuối cùng. Hôm nay họ mặc đồ trắng, súng lục vẫn đeo bên hông. Hàng khuy trên cái áo trắng muốt của họ óng ánh vàng. Một người trong bọn họ có ba cái lon vàng h́nh chữ V trên ống tay áo bên trái, trên vai không thấy phù hiệu ǵ.'

- Các phạm nhân, các người sẽ ra hành lang từng hai người một. Mỗi người sẽ t́m lấy bị đồ đạc của ḿnh, tên có đề trên nhăn. Hăy cầm lấy bị và lùi sát tường, mặt quay ra hành lang, bị để ngay trước mặt.

Phải mất đến hai mươi phút chúng tôi mới xếp hàng xong dọc hành lang, bị để trước mặt.

- Cởi áo quần ra, gấp lại cho gọn và lấy hai ống tay áo ngoài buộc lại thành bó.. Được rồi. Thằng kia nhặt mấy bó áo quần để vào trong pḥng giam... Bây giờ mặc áo quần mới vào, quần đùi mặc trước, rồi đến áo lót dệt kim, rồi quần sọc, áo blouson, đi tất và đi giày... Xong chưa?

- Thưa ông giám thị xong rồi.

- Tốt. Để cái áo va-rơi len ở ngoài bị pḥng khi trời mưa hoặc khi nào lạnh th́ mặc vào. Vác bị lên vai bên trái. Từng hai người một, nối đuôi nhau theo tôi. Viên giám thị đeo lon đi trước, hai người kia đi hai bên, người thứ tư đi sau cùng, cứ thế đoàn người bước ra phía sân. Không đầy hai tiếng đồng hồ, tám trăm mười người tù khổ sai đă hàng lối chỉnh tề. Họ gọi tên bốn mươi người trong đó có tôi và Louis Dega cùng với ba người vượt ngục bị bắt lại là Julot, Galgani và Santini. Bốn mươi người này được xếp thành hàng mười. Mỗi hàng có một viên giám thị đi kèm bên cạnh người đứng đầu hàng. Không có xiềng, không có khóa. ở phía trước, cách chúng tôi ba thước, có mười viên cảnh binh xếp hàng thẳng quay mặt về phía chúng tôi. Họ cầm súng trường lăm lăm trong tay, đi giật lùi trước mặt chúng tôi trên suốt chặng đường, mỗi người được một viên cảnh binh khác dẫn đường bằng cách kéo dây nịt vai.

Cổng lớn của pháo đài mở ra và đoàn người từ từ xuất phát. Trong khi chúng tôi ra khỏi pháo đài, có nhiều cảnh binh cầm súng trường hay tiểu liên đi theo cách đoàn người khoảng hai mét. Một đám người ṭ ṃ đông như kiến được bọn cảnh binh ngăn ra hai bên: họ biết có chuyến tàu đi đày, nên kéo nhau ra xem. Đi được khoảng nửa đường tôi nghe có tiếng huưt sáo khe khẽ qua kẽ răng từ trên cửa sổ một ngôi nhà lầu đưa xuống. Tôi ngẩng đầu lên th́ trông thấy Nénette vợ tôi và một người bạn của tôi là Antoine D. đứng ở một khung cứa sổ; ở một khung cứa sổ khác tôi lại trông thấy Paula, bà vợ của Dega và bạn của bác ta là Antoine Giletti. Dega cũng đă nh́n thấy họ, và thế là chúng tôi vừa di vừa dán mắt vào hai khung cửa sổ ấy cho đến lúc không c̣n nh́n được nữa mới thôi. Đó là lần cuối cùng tôi nh́n thấy vợ tôi, và cả Antoine bạn tôi nữa: về sau anh ta sẽ chết trong một trận oanh tạc ở Marseille. Đoàn người đi hoàn toàn im lặng, không có ai nói ǵ. Dù là tù nhân, là giám thị, là cảnh binh hay là công chúng hiếu kỳ, ai nấy đều không dám làm kinh động cái giờ phút thực sự bi đát ấy, khi mà mọi người đều hiểu rằng đoàn tù một ngàn tám trăm người này sắp vĩnh viễn từ giă cuộc sống b́nh thường.

Chúng tôi lên tàu. Tốp bốn mười người đầu tiên được đưa xuống hầm tàu, nhốt vào một cái chuồng xung quanh có bốn hàng chấn song sắt rất lớn. Trên chấn song có một cái biển bằng các-tông. Tôi đọc thấy: “pḥng số 1, 40 người thuộc loạt rất đặc biệt. Cần cảnh giác thường xuyên và nghiêm ngặt”. Mỗi người được nhận một cái vơng cuốn chặt lại. Xung quanh có rất nhiều ṿng dính vào chấn song để treo vơng. Có ai ôm hôn tôi: đó là Julot. Cậu ta th́ biết rơ cảnh này lắm, v́ cách đây mười năm cậu ta cũng đă đi một chuyến như thế này. Không ai có thể hiểu t́nh h́nh hơn nữa. Julot nói với tôi:

- Đến đây nhanh lên. Treo bị lên cái ṿng mà cậu định dành để treo vơng. Chỗ này gần hai cái cửa thông hơi kia, bây giờ th́ đang đóng, nhưng ra khơi họ sẽ mở, cho nên chỗ này dễ thở hơn bất cứ nơi nào khác trong chuồng.

Tôi giới thiệu Dega với anh ta. Chúng tôi đang nói chuyện th́ thấy một người bước tới, Julot liền giơ tay ra chặn lại và nói: “Nếu cậu muốn sống cho đến lúc cặp bến th́ đừng bao giờ đến gần chỗ này. Hiểu chưa?” – “Hiểu rồi”, người kia nói. - “Cậu có biết tại sao không?” “Có” - “Thế th́ xéo đi”. Hắn bỏ đi, Dega rất mừng khi được chứng kiến cuộc biểu dương sức mạnh này, và cũng không giấu giếm điều đó: “Có hai cậu, tôi sẽ có thể ngủ yên”. Julot đáp: “Có hai đứa chúng tôi, bác ở đây c̣n an toàn hơn ở trong một cái villa trên bờ biển có một khung cửa sổ mở”.

Chuyến vượt Đại tây dương đă kéo dài được mười tám ngày. Chỉ có một sự cố duy nhất: đêm nọ, một tiếng kêu lớn làm mọi người thức giấc. Một người tù đă chết, một con dao lớn cắm vào giữa hai vai. Con dao đâm từ phía dưới lên, xuyên qua vơng trước khi đâm xuống lồng ngực. Đó là một vũ khí đáng kinh sợ, dài hơn hai mươi phân. Lập tức, hai mươi lăm hay ba mươi viên giám thị chĩa súng lục hay súng trường vào chúng tôi, quát:

- Tất cả, cởi hết ra, nhanh lên!

Mọi người hối hả cởi áo quần. Tôi hiểu rằng họ sắp khám xét chúng tôi. Tôi để con dao mổ dưới bàn chân phải (lúc bấy giờ tôi không đi giày đi tất ǵ cả), đứng nặng về chân trái nhiều hơn v́ lười dao tuy đặt ngửa vẫn làm cho gan bàn chân phải của tôi đau. Tuy vậy bàn chân phải của tôi cũng lấp hết chiều dài của con dao mổ. Bốn viên giám thị đi vào chuồng và bắt đầu lục soát giày và áo quần của tù nhân. Trước khi vào họ đă để vũ khí ở bên ngoài, và người ta đă đóng cửa chuồng lại sau lưng họ, nhưng từ bên ngoài người ta vẫn quan sát chúng tôi, các họng súng chĩa thẳng vào chúng tôi. Có tiếng một viên chỉ huy nói: “Hễ đứa nào nhúc nhích là chết ngay”. Trong cuộc lục soát họ phát hiện được ba con dao, hai cái đinh đóng sàn nhà mài nhọn, một cái dùi xoáy ốc mở nút chai và một cái plan bằng vàng. Sáu người được lệnh ra khỏi chuồng, ḿnh vẫn trần truồng. Viên chỉ huy trương của đoàn áp giải là thiếu tá Barrot cùng đến với hai bác sĩ quân - y và viên thuyền trưởng. Khi mấy người cảnh binh đă ra khỏi chuồng, mọi người đều mặc áo quần trở lại, không cần đợi lệnh. Tôi đă giấu được con dao mổ vào chỗ cũ.

Bọn giám thị đă lùi về phía cuối gian hầm tàu. Đứng giữa là Barrot, c̣n mấy người khác đứng cạnh cầu thang. Trước mặt họ, sáu người tù trần truồng xếp hàng ngang đứng nghiêm.

- Cái này là của tên này, viên cảnh binh đă chỉ huy cuộc lục soát vừa nói vừa cầm lấy con dao, tay chỉ vào chủ nhân của nó.

- Đúng, của tôi đấy.

- Tốt, - Barrot nói. - Người này sẽ tiếp tục chuyến đi trong xà-lim gần hầm máy.

Chủ nhân của mấy cái đinh mài nhọn, của cái dùi xoắn, của mấy con dao, lần lượt được chỉ ra và mỗi người đều thừa nhận sở hữu của ḿnh. Vẫn trần truồng, họ bước lên thang gác, mỗi người có hai viên cảnh binh kèm hai bên. ở giữa sàn tàu chỉ c̣n lại một con dao và cái plan bằng vàng; đứng trước hai vật này chỉ c̣n lại một tù nhân. Hắn c̣n trẻ, hai mươi ba hay hai mươi lăm tuổi là cùng, người to cao, một mét tám mươi là ít thân h́nh cân đối như một lực sĩ điền kinh, đôi mắt màu xanh lơ. Viên cảnh binh cầm cái plan bằng vàng đưa ra trước mặt hắn, nói:

- Cái này của mày phải không?

- Vâng, của tôi.

- ở trong có những ǵ? - Thiếu tá Barrot cầm lấy cái plan nói.

- Ba trăm bảng Anh, hai trăm dollars và hai viên kim cương năm carats.

- Được để xem. - ông ta mở cái plan ra. V́ đứng quanh ông ta có nhiều người cho nên chúng tôi không trông thấy ǵ mà chỉ nghe ông ta nói: “Đúng. Tên mày?”

- Salvidia Romeo.

- Mày là người ư?

- Thưa ông vâng.

- Mày sẽ không bị phạt v́ cái plan, nhưng sĩ bị phạt v́ con dao.

- Xin lỗi, con dao không phải của tôi.

Đừng nói thế, tao đă t́m thấy con dao này trong giày của mày, - viên cảnh binh nói.

- Con dao không phải của tôi, xin nhắc lại.

- Thế th́ tao nói dối phải không?

- Không, chẳng qua ông nhầm.

- Thế th́ con dao của ai? - Thiếu tá Barrot nói. Nếu không phải của mày th́ phải là của một người nào chứ?

- Nó không phải của tôi, chỉ có thế thôi.

- Nếu mày không muốn bị luộc trong căn xà-lim đặt trên nồi súp-de, th́ nói đi: con dao của ai?

- Tôi không biết.

- Mày giỡn mặt tao đấy à? Con dao dấu trong giày của mày mà mày không biết là của ai? Mày cho tao là thằng ngốc sao? Một là của mày, hai là mày biết ai để nó vào đấy. Trả lời đi.

- Nó không phải là của tôi và tôi không có bổn phận nói ra cho các ông biết nó là của ai. Tôi không phải là mật thám. Mặt mũi tôi thế này mà các ông nh́n ra thành một thằng canh tù hay sao?

- Giám thị, khóa tay thằng này lại. Mày sẽ phải trả một giá đắt cho cái thái độ vô kỷ luật hỗn láo của mày.

Viên chỉ huy đoàn áp giải và viên thuyền trưởng bàn bạc ǵ với nhau một lúc. Viên thuyền trưởng ra một mệnh lệnh ǵ đó cho một viên thủy thủ trưởng, hắn liền đi lên boong. Một lát sau một thấy thủ người Bretagne to như ông hộ pháp bước xuống, tay xách một cái xô bằng gỗ đựng đầy nước biển và một sợi dây thừng to bằng cổ tay. Họ trói người tù vào bậc cuối cùng của cầu thang, ở tư thế quỳ Người thuỷ thủ nhúng sợi thừng vào xô rồi từ từ dùng hết sức mạnh đánh lên mông, lên sườn và lên lưng người tù đáng thương. Không một tiếng kêu nào buột ra khỏi miệng anh ta, trong khi máu chảy đỏ ḷm từ đôi mông và từ bên sườn anh ta. Không khí đang im phăng phắc, th́ từ chuồng giam bỗng phát ra một tiếng hét phản đối:

- Quân khốn nạn!

Thế là mọi người lập tức la ó: “Quân giết người Thật bỉ ổi? Rơ thối tha!” Bọn cảnh binh quát: “Im ngay! Nếu không sẽ bắn xả vào cả lũ chúng mày?” Nhưng chúng càng dọa, chúng tôi càng hét to hơn. Bỗng viên chỉ huy trưởng hô:

- Phun hơi vào?

Mấy người thủy thủ vặn hai cái bánh xe ǵ đó, và những tia hơi nóng phụt vào chuồng chúng tôi mạnh đến nỗi trong khoảnh khắc mọi người đều phải nằm rạp xuống. Những tia hơi nóng đều được phun ngang tầm ngực bọn tôi. Một nỗi kinh hoàng ghê gớm bao trùm lên cả cái tập thể của chúng tôi. Những người bị bỏng không đám kêu. Họ phun hơi trước sau cũng không đến một phút mà cũng đă làm cho mọi người khiếp đảm.

- Ta hy vọng rằng những kẻ cứng đầu đă hiểu ra chứ? Hễ lôi thôi một chút là sẽ nếm mùi hơi nóng. Hiểu chưa? Đứng dậy!.

Chỉ có hai người bị bỏng thật sự. Họ được đưa ra bệnh xá. Người bị đánh bằng thừng được đưa vào chuồng trở lại với chúng tôi. Sáu năm sau anh ta sẽ chết trong một chuyến cùng vượt ngục với tôi.

Trong mười tám ngày vượt biển, chúng tôi có đủ th́ giờ hỏi han để biết ít nhiều về cảnh sống ở nhà tù khổ sai. Sau này chúng tôi mới biết là không có ǵ giống với những điều chúng tôi đă h́nh dung, mặc dầu Julot đă cố gắng hết sức để cung cấp tài liệu cho chúng tôi Chẳng hạn, chúng tôi biết rằng Saint-Laurent- du-Maroni là một cái làng ở cách biển một trăm hai mươi cây số, nằm trên bờ con sông Maroni. Julot giảng giải cho chúng tôi:

- Làng này là nơi đặt nhà trừng giới, trung tâm của trại tù khổ sai. Việc phân loại tù được tiến hành ở trung tâm này. Những người bị đày biệt xứ được đưa thẳng đến một nhà trừng giới gọi là Saint-Jean cách đấy mốt trăm mươi cây số. Những người tù khổ sai được phân loại ngay ra thành ba khối:

“Khối thứ nhất gồm loại rất nguy hiểm; sẽ được gọi tên ngay khi mới đến và nhốt vào các pḥng giam của khu trừng giới trong khi chờ đợi được đưa đến Quần đảo Salut. Họ bị giam ở đấy đến khi măn hạn hoặc đến khi chết. Quần đảo này ở cách Saint-Laurent năm trăm cây số và cách Cayenne một trăm cây số. Quần đảo gồm có ba đảo, một là Royale; đảo lớn nhất là Saint- Joseph, nơi đặt nhà tù cấm cố của trại khổ sai; cuối cùng là đảo Quỷ, đảo nhỏ nhất. Tù khổ sai không đến đảo Quỷ, trừ một vài trường hợp ngoại lệ rất hiếm hoi. Những người được đưa đến đảo Quỷ đều là tù khổ sai chính trị

“Kế đến là loại nguy hiểm bậc hai: họ sẽ ở lại trại Saint-Laurent và sẽ được đưa đi làm những công việc canh tác và trồng vườn. Mỗi khi cần, người ta lại phái họ đến những trại khổ sai đặc biệt gay go: Trại Forestier, Trại Charvin, Trại Cascade, Vịnh Đỏ, Cây số 42 được mệnh danh là trại Tử thần;

“Cuối cùng là loại b́nh thường; họ được phân việc ở ban quản trị, ở các nhà bếp, được giao làm công việc quét dọn trong làng hay trong trại, hoặc được dùng vào những công việc của xưởng máy, xường mộc, xưởng may, hay làm thợ sơn, thợ rèn, thợ điện, thợ nhồi đệm, thợ giặt, v.v...

“Vậy giờ G là giờ cặp bến: nếu tù nhân được gọi tên và dẫn vào pḥng giam riêng, th́ như thế có nghĩa là sẽ bị giam ở Quần đảo, không c̣n chút hy vọng nào có thể vượt ngục. Chỉ c̣n lại một cách duy nhất là mau mau tự gây thương tích, xẻ đầu gối hay rạch bụng ra để vào bệnh viện và tính chuyện vượt ngục từ đấy. Bằng bất cứ giá nào cũng phải tránh cho được cái cơ mau bị đưa ra Quần đảo. Cũng c̣n có một cơ hội nữa, là nếu chiếc tàu có nhiệm vụ đưa tù nhân ra đảo bị trục trặc, th́ phải đút tiền cho người y tá. Người này sẽ tiêm một mũi tinh chất terebenthin vào một khớp xương, hoặc luồn một sợi tóc tẩm nước đái vào thịt để cho chỗ ấy nhiễm trùng sưng tấy lên. Hoặc giả người y tá sẽ đưa lưu huỳnh cho anh hít, rồi nói với bác sĩ là anh “sốt 40”. Trong mấy ngày chờ đợi ấy, phải t́m cách vào bệnh viện bằng bất cứ giá nào.

“Nếu anh không bị gọi riêng ra, mà được xếp chung với những người khác trong các lán của trại, th́ anh có th́ giờ để hành động: Trong trường hợp đó, không nên t́m một công việc ở bên trong trại. Phải đút tiền cho viên kế toán để có được một chân đổ rác hay quét dọn trong làng, hoặc được phái đến làm ở xưởng cưa của một thường dân làm thầu khoán ở đấy. Những khi đi ra khỏi trại để đến nơi làm việc và mỗi tối trở về trại, người ta có th́ giờ bắt liên lạc với những người tù măn hạn hiện c̣n ở trong làng hay với những người Tàu, để họ chuẩn bị cho anh vượt ngục. Phải tránh những trạm ở quanh làng: ở đấy rất chóng chết; có những trại trong đó không một người nào sống được quá ba tháng. Đi làm trong rừng rậm th́ phải chặt đủ mỗi ngày một mét khối gỗ.

Tất cả những tài liệu quư báu này, chúng tôi đă được Julot truyền đạt dần dần trong suốt cuộc hành tŕnh. Riêng cậu ta th́ đă sẵn sàng. Cậu ta biết rằng với tư cách tù nhân vượt ngục bị bắt lại, cậu ta sẽ được đưa thẳng vào xà-lim khi tàu cặp bến. Cho nên cậu ta thủ sẵn một con dao rất nhỏ, dao nhíp th́ đúng hơn, dấu trong plan. Khi tàu cặp bến, cậu ta sẽ lấy dao ra rạch đầu gối. Khi xuống tàu cặp ta sẽ vờ vấp ngă trên thang trước mặt mọi người. Cậu ta dự tính là sẽ được khiêng thẳng từ bến vào nhà thương. Mọi việc sẽ diễn ra đúng phắp như vậy.

Saint-Laurent Du Maroni

Bọn giám thị đổi phiên cho nhau để đi thay áo quần. Họ lần lượt quay trở lại, mặc toàn đồ trắng và đội mũ thuộc địa thay cho kepi. Julot nói: “Sắp đến nơi rồi”. Trong hầm tàu nóng kinh khủng v́ các cửa sổ đều bị đóng hết. Qua tấm kính tṛn có thể trông thấy cảnh rừng rậm. Vậy là tàu đă đi vào sông Maroni. Nước sông đục ngầu, cánh rừng trinh xanh tươi và sâu thẳm. Mấy con chim cất cánh bay vút lên, hoảng sợ v́ tiếng c̣i tàu. Tàu đi rất chậm, cho nên chúng tôi tha hồ ngắm kỹ cái thế giới thực vật màu xanh thăm thẳm, dày đặc và phồn vinh. Đă nh́n thấy những nếp nhà đầu tiên bằng gỗ, mái lợp tôn kẽm. Mấy người da đen, đàn ông có đàn bà có, đứng trước cửa nh́n chiếc tàu đi qua. Họ đă quen nh́n cảnh chiếc tàu này đổ xuống bến món hàng bằng thịt người của nó, cho nên không hề có một cử chỉ chào đón ǵ. Ba hồi c̣i và những tiếng chân vịt cho chúng tôi biết là đă đến nơi, rồi mọi tiếng máy dừng hẳn. Bây giờ th́ một con ruồi bay ngang cũng có thể nghe thấy tiếng.

Không ai nói với nhau một lời. Julot đă mở con dao nhíp ra, rạch một đường trên ống quần ngang chỗ đầu gối rồi xé cho mấy đường khâu bung ra. Phải lát nữa, khi đi trên cầu cậu ta mới rạch đầu gối, để trước đó đừng có vết máu. Bọn giám thị mở cửa chuồng và bắt chúng tôi xếp hàng ba. Julot ở hàng thứ tư, một bên là Dega c̣n bên kia là tôi: Chúng tôi lên boong tàu. Lúc bấy giờ đă hai giờ trưa, và một vầng thái dương bằng lửa dọi thẳng vào cái đầu húi trọc và vào hai mắt tôi. Chúng tôi xếp hàng trên boong và được hướng dẫn ra cầu. Đến khi đoàn người hơi chững lại v́ những người đi đầu bắt đầu bước lên cầu, tôi giữ cho cái bị của Julot đừng rơi khỏi vai, c̣n anh ta th́ một tay cầm da đầu gối kéo căng ra, một tay cầm dao ấn lưỡi vào chỗ da ấy, chỉ một nhát cắt ngọt bảy tám phân thịt. Anh ta chuyền cái dao cho tôi và một ḿnh giữ lấy bị. Khi chúng tôi bước lên cầu anh ta ngă khụy và lăn lông lốc xuống đến cuối cầu. Người ta vực Julot dậy, và thấy anh bị thương, liền gọi những người khiêng cáng. Sự việc đă diễn ra đúng theo kịch bản của Julot: cậu ta được đưa vào bệnh viện trên một cái cáng hai người khiêng. Một đám đông pha tạp ṭ ṃ đứng nh́n chúng tôi. Những người da đen, lai da đen, những người thổ dân Anh-điêng, những người Tàu, những người da trắng tiều tụy trông không c̣n ra hồn người (chắc là tù khổ sai măn hạn) chăm chú nh́n từng tù nhân đặt chân lên đất liền và đến xếp hàng sau lưng những người xuống trước. Bên phía đối diện, những viên giám thị, những người Âu mặc thường phục sang trọng, những bà đầm mặc áo mùa hè, những đứa trẻ con da trắng, ai nấy đều đội mũ cối thuộc địa trên đầu. Họ cũng đứng nh́n những người tù mới đến. Khi đă lên bờ được hai trăm người, đoàn tù đầu tiên này cất bước. Chúng tôi đi khoảng mười phút th́ đến trước một cái cổng rất cao bằng gỗ súc, phía trên có đề: “Trạm trừng giới Saint- Lau rent du-Maroni. Sức chứa 3000 người”. Hai cánh cổng mở rộng ra và chúng tôi xếp hàng mười bước vào. “Đi đều, bước, một hai, một hai?” Một đám tù khá đông nh́n chúng tôi kéo vào. Có những người đứng trên cửa sổ hay leo lên những tảng đá lớn để nh́n cho rơ.

Vào đến giữa sân, có lệnh: đứng lại! Đặt bị xuống trước mặt. Bọn kia, phát mũ đi!” Họ phát cho chúng tôi mỗi người một cái mũ rơm. Quả thật chúng tôi đang rất cần mũ: chưa chi đă có hai ba người ngă xuống v́ say nắng. Dega và tôi nh́n nhau, v́ có một tên cảnh binh đeo lon đă cầm lên một cái danh sách ở trong tay. Chúng tôi nghĩ đến những điều Julot đă nói. Chắc họ sắp gọi le Guitou đứng riêng ra. Quả nhiên, le Guitou lập tức được hai viên giám thị kèm hai bên. Hắn rời hàng đi lại. Suzini cũng vậy, Girasol cũng y trang.

- Jules Pignard! (tức là Julot đấy)

- Jules Pignard nó bị thương, đi bệnh viện rồi.

- Được - Đó là những người bị cấm cố ở quần đảo.

Viên giám thị nói tiếp:

- Các người hăy nghe kỹ đây. Người nào tôi gọi tên th́ vác bị ra khỏi hàng, đến xếp hàng trước mặt cái lán quét vôi vàng kia, lán số 1 ấy.

Dage, Carrier và tôi ở trong số những người được gọi ra xếp hàng trước lán. Cửa lán mở ra, và chúng tôi bước vào một gian pḥng h́nh chữ nhật dài khoảng hai mươi mét. ờ giữa có để một lối đi rộng hai mét; bên phải và bên trái đều có một thanh sắt chạy suốt từ đầu đến cuối pḥng. Những tấm vải toan dùng làm vơng được căng giữa thanh sắt và bức tường, trên mỗi tấm có một cái chăn. Ai muốn chọn chỗ nào th́ cứ đến đấy. Dega; Pierrot le Fou, Santori, Grandet và tôi chọn chỗ nằm gần nhau, và lập tức các “xóm ở chung” h́nh thành. Tôi đi ra cuối pḥng: bên phải là dăy buồng tắm, bên trái là dăy cầu tiêu. Không có nước máy. Bám vào chấn song các cửa sổ, chúng tôi chứng kiến thủ tục phân phối chỗ ở cho những người tù đến sau chúng tôi. Louis Dega, Pierrot le Fou và tôi mừng rơn lên: chúng tôi được xếp vào một cái lán chung như thế tức là không bị cấm cố. Chứ không th́ giờ này đă vào xà-lim cả rồi, như Julot đă giải thích. Mọi người đều hài ḷng, măi cho đến lúc năm giờ chiều, khi mọi việc đă xong xuôi. Lúc bấy giờ Grandet nói:

- Ngộ thật, trong đoàn tù này chưa thấy gọi tên một người nào bị cấm cố. Kỳ quặc thật. Thôi th́ như thế càng hay!: Grandet là người đă lấy sạch tiền trong tủ két sắt của một nhà tù trung tâm, một vụ trộm đă làm cho cả nước Pháp cười vỡ bụng.

ở vùng nhiệt đới, đêm và ngày ập tới không có hoàng hôn mà cũng chẳng có b́nh minh. Ngày chuyển sang đêm và đêm chuyển sang ngày ngay tức khắc, quanh năm lúc nào cũng đúng vào giờ ấy. Đến sáu giờ rười chiều, đêm sập xuống một cách đột ngột. Và cũng đúng sáu giờ rưỡi, hai người tù khổ sai già xách vào hai cái đèn dầu lửa treo lên một cái móc ở trên trần, tỏa ra một ánh sáng yếu ớt. Ba phần tư gian pḥng ch́m trong bóng tối. Đến chín giờ, mọi người đă ngủ say, v́ sau những giờ phút khích động lúc mới đến, ai nấy đều mệt nhoài v́ nóng bức. Không có một hơi gió thoảng, mọi người đều mặc quần đùi mà ngủ. Vơng của tôi ở vào giữa Dega và Pierrto le Fou, chúng tôi nói chuyện th́ thầm một lát rồi ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau, trời hăy c̣n tối th́ tiếng kèn đă vang lên. Ai nấy vùng dậy, đi rửa mặt và mặc áo quần. Họ phát cà-phê, và mỗi người được một ổ bánh ḿ tṛn. Cạnh chỗ nằm, mỗi người có một tấm ván gắn vào tường để đặt ổ bánh ḿ, cái cà-mèn và những đồ lặt vặt khác. Đến chín giờ thấy hai viên giám thị và một người tù khổ sai trẻ tuổi mặc đồ trắng không có sọc, bước vào lán. Hai gă cảnh sát là người Corse, họ nói tiếng Corse với những người tù đồng hương. Trong khi đó người y tá đi đi lại lại trong pḥng. Đi qua chỗ tôi, anh ta nói:

- Khỏe không Papi? Cậu không nhận ra tớ à?

- Không.

- Tớ là Sierra l’Algérois, tớ đă làm quen với cậu ở nhà Dante ở Paris.

à phải, bây giờ th́ tôi nhận ra rồi. Nhưng cậu đi năm hăm chín, năm nay đă là ba mươi ba mà cậu vẫn ở đấy à?

ừ cũng chẳng nhanh được đâu. Cậu khai ốm ngay đi. C̣n anh này là ai?

- Dega, bạn tôi đấy!

- Tôi cũng ghi tên cho anh khám bệnh. Papi th́ bị kiết lỵ. C̣n anh bạn già kia th́ lên cơn suyễn. Tớ sẽ gặp lại các cậu ở Pḥng khám bệnh lúc mười một giờ, tớ có chuyện cần nói với các cậu.

Anh ta tiếp tục đi vừa đi vừa nói to: “ở đây có ai ốm đau ǵ không?” Hễ có ai giơ tay là anh ta đến hỏi và ghi tên, Khi quay trở lại ngang chỗ chúng tôi, cùng đi với anh ta có một người giám thị già nua, nước da sạm:

- Papillon, tôi giới thiệu với cậu ông thủ trưởng của tôi, y tá trưởng kiêm giám thị Bartiloni. Thưa ông Bartiloni, anh này và anh này là hai bạn của tôi, như tôi đă thưa chuyện lúc năy.

- Được rồi Sierra ạ, đến buổi khám ta sẽ dàn xếp với nhau, cậu cứ tin tôi. Đến mười một giờ, người ta vào gọi mấy người khai ốm. Chúng tôi có chín người cả thảy. Chúng tôi đi qua trại giữa các đám tù. Khi đến trước một cái lán mới hơn và là cái lán duy nhất được sơn trắng có vẽ chữ thập đỏ, chúng tôi dừng lai và bước vào một gian pḥng đợi trong đó có khoảng sáu mươi người. ở mỗi góc pḥng có hai viên giám thị. Sierra hiện ra, ḿnh mặc một chiếc blouse trắng muốt. Anh ta nói: “'Anh này, anh này và anh này, vào đi”. Chúng tôi bước vào một căn pḥng có thể nhận ra ngay là pḥng làm việc của bác sĩ. Anh ta nói với ba người bạn bằng tiếng Tây-ban-nha. Cái anh Tây ban-nha này th́ tôi nhận ra ngay lập tức: đó là Fernandez, kẻ đă giết ba người Argentina ở hiệu cà-phê Madrid ở Paris. Khi hai người đă trao đổi với nhau mấy câu, Sierra đưa hắn vào một cái buồng kín ăn thông với gian pḥng, rồi ra gặp chúng tôi:

- Papi, cậu để tớ hôn cái. Tớ rất hài ḷng được dịp giúp cậu và bạn cậu một việc quan trọng như thế này. Cả hai đều bị cấm cố... ồ! cậu cứ để tớ nói? Cậu th́ chung thân, c̣n Dega th́ năm năm. Các cậu có tiền không?

Vậy th́ mỗi cậu đưa đây năm trăm francs, sáng mai hai cậu sẽ được nhập viện. Cậu th́ bị kiết lỵ. C̣n bác Dega th́ thế này: đang đêm bác hăy ra đấm cửa, hay tốt hơn là một cậu nào khác gọi tên gác và đ̣i y tá nói rằng Dega đang chết ngạt. Phần c̣n lại tôi sẽ lo Pappilon ạ, tôi chỉ xin cậu một điều: nếu cậu chuồn, cậu phải báo trước cho tôi biết kịp thời, tôi sẽ đúng hẹn. ở bệnh viện, mỗi người trả một trăm francs một tuần th́ họ có thể giữ cho nằm một tháng, làm nhanh lên.

Fernandez từ trong buồng kín đi ra và đưa năm trăm francs cho Sierra ngay trước mặt chúng tôi. Tôi liền đi vào buồng và khi trở ra tôi đưa cho anh ta không phải là một ngàn francs mà là ngàn rưởi. Sierra từ chối cái số năm trăm francs kia. Tôi không muốn nài thêm.

Anh ta nói với tôi:

- Số bím cậu đưa cho tớ là để đút cho viên cảnh binh. C̣n tớ th́ tớ không lấy ǵ đâu. Chúng ḿnh là bạn kia mà?

Hôm sau, Dega, tôi và Fernandez đă nằm trong một gian pḥng rộng thênh thang của bệnh viện. Dega đă được đưa về đây lúc nửa đêm. Người y tá trông nom pḥng này là một người ba mươi lăm tuổi tên là Chatal. Hắn đă được Sierra dặn ḍ đầy đủ về ba chúng tôi. Khi nào bác sĩ qua đây, hắn sẽ cho ông ta xem một kết quả xét nghiệm trong đó ông ta có thể thấy ruột tôi đầy ắp a-míp. Về phần Dega th́ mười phút trước khi bác sĩ đến đến, anh ta cho đốt một ít lưu huỳnh và đưa cho bác ta hít, đầu đội một cái khăn mặt. Fernandez th́ một bên má sưng vù to bằng quả dừa: anh ta đă chích thủng lớp da phía trong má và đă thổi thật mạnh trong một tiếng đồng hồ. Anh ta làm việc này một cách tận t́nh đến nỗi cái má ung to lấp hẳn một mắt. Gian pḥng bệnh nhân đặt ở tầng lầu một của một ṭa nhà khá lớn, có gần bảy mươi bệnh nhân nằm, trong đó có nhiều người bị kiết lỵ. Tôi hỏi người y tá xem Julot ở đâu. Anh ta nói:

- Ở ṭa nhà ngay trước mặt. Cậu có muốn tớ nhắn ǵ không?

- Có. Nhờ cậu nói với Julot là Bươm bướm và Dega đang ở đây, cậu ấy hăy ra đứng ở cửa sổ.

Người y tá muốn ra vào pḥng này lúc nào cũng được. Muốn thế anh ta chỉ cần gơ cửa, sẽ có một người A-rập ra mở ngay. Người A-rập này là một người “giữ th́a khóa”, tức một người tù khổ sai giúp việc cho các giám thị. Hai bên cửa ra vào có đặt ghế tựa cho ba viên giám thị ngồi, súng trường để sẵn một bên. Chấn song cửa sổ đều là những thanh đường ray xe lửa: tôi cứ tự hỏi không biết làm cách nào để cưa đứt những chấn song to và chắc như vậy. Tôi ngồi xuống cạnh cửa sổ.

Khoảng giữa ṭa nhà của chúng tôi và ṭa nhà của Julot có một mảnh vườn đầy hoa đẹp. Julot hiện ra ở cửa sổ, tay cầm một tấm bảng đen nhỏ trên đó có viết bằng phấn một chữ BRAVO (“hoan hô”). Một giờ sau người y tá đem lại cho tôi một cái thư của Julot. Anh ta viết: “tôi đang t́m cách sang pḥng cậu. Nếu tôi thất bại, cậu cố sang pḥng tôi. Lư do là các cậu có những kẻ thù ở bên pḥng ấy. Thế ra các cậu bị phạt cấm cố à? Can đảm lên, ta sẽ thắng chúng nó”. Cái biến cố xảy ra ở nhà lao Beaulieu trong đó hai chúng tôi cùng chịu đau đớn đă gắn chặt chúng tôi lại với nhau. Julot là chuyên gia về môn sử dụng chày vồ, cho nên mới được mệnh danh là “người cầm búa”. Cách hành động của Julot hồi c̣n tự do là như sau: anh ta đi xe hơi đến đỗ trước một cửa hàng bán đồ trang sức vào giữa ban ngày, vào lúc những thứ kim hoàn đẹp nhất được bày ra tủ kính phía trước. Trong khi chiếc xe hơi do một người khác lái vẫn nổ máy đứng đợi, anh ta xuống xe rất nhanh, tay cầm một cái vồ lớn bằng gỗ phang mạnh vào cứa kính, vơ thật nhiều đồ nữ trang rồi nhảy lên xe phóng đi nhanh. Sau khi đă thành công ở Lyon, Angers, Tours, Le Havre, Julo tấn công vào một hiệu kim hoàn lớn ở Paris vào lúc ba giờ chiều, lấy đi một số đồ nữ trang trị giá gần một triệu. Anh ta chưa bao giờ kể cho tôi nghe ḿnh đă bị nhận dạng như thế nào và tại sao. Anh ta bị xử hai mươi năm tù khổ sai, và đến năm thứ tư anh ta đă vượt ngục. Và, như anh ta đă kể với chúng tôi, chính v́ trở về Paris mà anh ta bị bắt lại: anh ta đi t́m cái người trước kia vẫn oa trữ những đồ anh trộm được để giết hắn, v́ hắn măi không chịu giao lại cho em gái Julot một số tiền lớn mà hắn nợ của anh ta. Hắn t́nh cờ trông thầy Julot tha thẩn trước phố hắn ở, liền báo cảnh sát Julot bị bắt và đành trở lại về nhà tù khổ sai với chúng tôi.

Chúng tôi nằm bệnh viện đă được một tuần. Hôm qua tôi đă đưa hai trăm francs cho Chatal, đó là cái giá hàng tuần hai chúng tôi phải trả để được giữ lại ở bệnh viện. Để được kính nể, chúng tôi lấy thuốc lá ra mời tất cả những người không có thuốc lá. Một người tù khổ sai sáu mươi tuổi quê ở Marseille tên là Carora, đă kết bạn với Dega. Ông ta là cố vấn của Dega. Mỗi ngày ông tác nhắc đi nhắc lại với Dega nhiều lần là nếu Dega có nhiều tiền và ở trong làng người ta biết như thế (qua các báo từ Pháp gửi sang, ở đây người ta biết được những vụ lớn), Dega đừng vượt ngục th́ hơn, v́ những người tù măn hạn đă được trả tự do sẽ giết bác ta để lấy plan. Dega nói lại cho tôi biết những buổi nói chuyện này với ông già Carora. Tôi ra sức nói cho Dega hiểu rằng lăo già kia chắc chắn là một người vô tích sự, phải có thể mới đành chịu ngồi lỳ ở đây hai mươi năm nay, nhưng bác ta không chịu nghe. Dega bị những lời lẽ của lăo già tác động rất mạnh và tôi phải khó nhọc lắm mới giữ vững được tinh thần cho bác ta bằng niềm tin mạnh mẽ của tôi.

Tôi gửi cho Sierra một mảnh giấy yêu cầu anh ta đưa Galgani vào nằm bệnh viện. Tôi không phải đợi lâu. Ngay hôm sau Galgani đă vào viện, nhưng lại nằm trong một pḥng không có chấn song. Làm thế nào để trả lại cho Galgani cái plan của cậu ta? Tôi nhắn Chatal rằng tôi hết sức cần gặp Galgani, và để cho anh ta hiểu rằng đây là một cuộc chuẩn bị vượt ngục. Chatal nói với tôi rằng anh ta có thể đưa Galgani đến gặp tôi năm phút vào lúc mười hai giờ trưa. Đến giờ đổi gác, anh ta sẽ cho Galgani ra hiên nói chuyện với tôi ở cửa sổ, và không chịu lấy tiền công ǵ cả. Đúng mười hai giờ trưa, Galgani được đưa đến gặp tôi ở cửa sổ. Tôi trực tiếp đưa cái plan cho cậu ta. Galgani đứng trước mặt tôi cho plan vào bụng. Cậu ta khóc. Hai ngày sau, cậu ta gửi cho tôi một tờ tạp chí trong đó có để năm tờ giấy một ngàn francs và một chữ gọn thon lỏn: merci. Khi trao cho tôi tờ họa báo, Chatal đă trông thấy số tiền. Anh ta không nói ǵ, nhưng bản thân tôi muốn biếu anh ta chút đỉnh. Anh ta từ chối. Tôi nói:

- Chúng tôi ra đi đây. Anh có muốn đi với chúng tôi không?

- Không, Bươm bướm ạ, tôi đă hẹn với một nhóm khác phải năm tháng nữa, khi người cùng nhóm với tôi ra khỏi xà-lim, tôi mới đi được. Lúc bấy giờ cuộc vượt ngục sẽ được chuẩn bị kỹ hơn, và như thế chắc ăn hơn. C̣n anh bị cấm cố, cho nên vội là phải, nhưng ở đây cửa có chấn song thế kia sẽ gay lắm đấy. Anh đừng mong nhờ tôi giúp, v́ tôi không thể để mất chỗ làm này. ở đây tôi có thể yên tâm đợi bạn tôi ra khỏi xà-lim.

- Rất tốt Chatal ạ. ở đời phải trung thực, từ nay tôi sẽ không nói ǵ với cậu về việc ấy nữa.

- Tuy vậy, tôi vẫn sẽ tiếp tục đưa thư cho anh và làm những việc anh nhờ.

- Cám ơn Chatal.

Đêm hôm ấy có tiếng tiểu liên bắn mấy loạt. Sáng hôm sau chúng tôi được biết rằng “người cầm búa” đă vượt ngục. Tôi cầu mong Thượng đế phù hộ cho anh ta; đó là một người bạn tốt. Chắc anh ta gặp được một cơ hội nào đấy và đă thừa cơ bỏ trốn. Thôi cũng mừng cho anh.

Mười lăm năm sau, tức vào năm 1948, tôi đang ở Haiti, cùng đi với một nhà triệu phú người Venezuela đến gặp ông chủ nhiệm Casino để thương lượng kư hợp đồng quản lư ṣng bạc ở Haiti. Một đêm, tôi vừa uống sâm-banh trong một tiệm rượu ra, th́ một trong những cô gái cùng đi với chúng tôi, người đen như than nhưng có giáo dục như một cô gái nhà lành ở một tỉnh lẻ bên Pháp nói với tôi:

- Bà ngoại em làm thầy lễ đạo vaudou, hiện nay sống với một ông già người Pháp. Đó là một người tù Cayenne vượt ngục. Hai ông bà ở với nhau đă được hai mươi năm nay. Ông ta suốt ngày say khướt. Tên ông ta là Jules Marteau.

Tôi lập tức tỉnh rượu:

- Cô bé hăy dẫn tôi đến nhà bà ngoại cô ngay.

Cô ta dùng phương ngữ Haiti nói với người lái tắc-xi đang phóng hết tốc độ. Khi đi qua một hộp đêm sáng trưng, tôi bảo dừng xe lại rồi chạy vào mua một chai Pernod, hai chai sâm-banh, hai chai rhum nội địa. Xe lại lên đường. Chúng tôi đến bờ biển, xe đổ trước một ngôi nhà đỏm dáng tường sơn trắng, mái lợp ngói đỏ, nước biển vào đến gần sát bậc thềm. Cô gái gơ cửa hồi lâu mới thấy một bà già cao lớn, tóc bạc trắng, ra mở. Bà ta mặc một cái áo thụng dài đến tận mắt cá. Hai người đàn bà nói ǵ với nhau bằng tiếng địa phương một lúc, rồi bà già nói: “Mời ông vào trong, ngôi nhà này là của ông”. Một ngọn đèn đất soi sáng một căn pḥng rất sạch, bày những lồng chim và bể cá.

- Ông muốn gặp Julot à? Xin ông đợi cho một chút, ông ấy ra ngay. Jules, Jules? Có người muốn gặp ông đây này.

Ḿnh mặc một bộ pyjama sọc xanh khiến tôi nhớ lại đồng phục của nhà tù khổ sai, một ông già đi chân không bước ra.

- Nào, bà Cục Tuyết nói lại nghe coi, ai lại đến thăm tôi vào giờ này? Bươm bướm! Không, chẳng lẽ? - Julot ôm chầm lấy tôi và nói:

- Đưa cái đèn lại đây, bà Cục Tuyết, để tôi nh́n mặt thằng bạn già chút nào. Thôi đúng rồi, đích thị. Chính cậu đây rồi! Thế là cậu là thượng khách. Ngôi nhà này, món tiền tôi đang có, đứa con gái của vợ tôi, tất cả đều là của cậu. Cậu chỉ cần nói một tiếng.

Chúng tôi đă cùng uống hết chai Pernod, hai chai sâm-banh, hai chai rhum, và thỉnh thoảng Julot lại cất tiếng hát.

Thế là rốt cục cánh ta vẫn thắng chúng nó cậu nhỉ? Cậu thấy chưa, không có ǵ tuyệt bằng phiêu lưu mạo hiểm. Như tớ đây đă đi qua Colombia, Panama, Costa Ria, la Jamaica, để rồi cách đây chừng hai mươi năm, dừng lại ở đây và t́m được hạnh phúc với Cục Tuyết là người đàn bà tốt nhất mà một người đàn ông có thể gặp được trên đời này. Bao giờ cậu đi. Cậu ở đây có lâu không?

- Không, một tuần thôi.

Cậu đến đây có việc ǵ?

- Kư hợp đồng trực tiếp với chủ nghiệm Casino về quyền quản trị ṣng bạc ở đây.

- Cậu ạ tớ cũng muốn rằng cậu ở lại đây suốt đời với tớ trong cái xóm tiều phu đốt than này, nhưng nếu cậu đă bắt liên hệ với thằng cha chủ nhiệm ấy th́ cậu chớ làm ǵ chung lưng với hắn, hắn sẽ cho người ám sát cậu khi thấy công việc của cậu phồn vinh.

- Cám ơn lời khuyên.

- C̣n bà Cục Tuyết, bà hăy chuẩn bị cuộc vũ hội đạo vaudou “không dành cho khách du lịch” đi. Một cuộc vũ hội thứ thiệt cho bạn tôi!

Vào một dịp khác tôi sẽ kể cho các bạn nghe cái buổi vũ hội trứ danh này của đạo vaudou, “không dành cho khách du lịch”.

Vậy là Julot đă vượt ngục, c̣n tôi, Dega, Fernandez vẫn đang chờ đợi. Thỉnh thoảng tôi lại nh́n những chấn song cửa sổ, cố làm ra vẻ vô tư. Đó quả là những khúc đường ray xe lửa thật, không tài nào phá được. Bây giờ chỉ c̣n lại cửa lớn. Ngày đêm lúc nào cũng có ba tên giám thị có súng ngồi canh. Từ khi Julot vượt ngục, việc canh pḥng càng thêm cẩn mật. Những lượt đi tuần dày hơn, ông bác sĩ không đước ân t́nh như trước. Chatal mỗi ngày chỉ đến hai lần để tiêm thuốc và đo nhiệt độ cho bệnh nhân. Lại một tuần nữa trôi qua, tôi lại trả thêm hai trăm francs, Dega th́ nói đủ các thứ chuyện, trừ chuyện vượt ngục. Hôm qua bác ta trông thấy con dao mổ của tôi, hỏi luôn:

- Cậu vẫn giữ con dao ấy đấy à? Để làm ǵ thế?

Tôi bực bội trả lời:

- Để bảo vệ cái thân tôi và cả cái thân bác nữa khi cần.

Fernandez không phải người Tây-ban-nha, cũng không phải người Argentina. Đó là một người khá, một tay giang hồ chân chính, nhưng chính anh ta cũng bị tác động v́ những câu chuyện của lăo già Carora. Một hôm tôi nghe thấy anh ta nói với Dega: “ở Quần đảo h́nh như khí hậu tốt lắm chứ không phải như ở đây, mà không nóng mấy. Nằm trong pḥng này rất dễ lây bệnh kiết lỵ v́ chỉ cần đi ngoài là có thể bị vi trùng dính vào rồi”. Trong căn pḥng dành cho bảy mươi bệnh nhân này ngày nào cũng có một hai người chết v́ bị kiết lỵ.

Có một điều kỳ thú đáng lưu ư là họ đều chết vào lúc triều lên buổi chiều hay buổi tối. Chưa có một người bệnh nào chết vào buổi sáng. Đó là một điều bí ẩn của thiên nhiên.

Đêm hôm ấy tôi có một cuộc thảo luận với Dega. Tôi nói với bác ta rằng thỉnh thoảng ban đêm tên giữ ch́a khóa người A-rập lại vào pḥng đến giở chăn đắp của những người ốm nặng trùm chăn kín mặt. Đó là một hành động rất sơ hở. Chúng tôi có thể đánh vào đầu cho nó ngất xỉu, mặc áo quần của nó vào (chúng tôi đều chỉ mặc sơ-mi dài và đi dép, ngoài ra không có ǵ khác).

Đóng bộ xong, tôi sẽ đi ra và bất th́nh ĺnh giật súng của một tên giác cửa, chĩa súng vào mặt chúng nó, bắt chúng nó vào pḥng rồi khóa trái cửa lại. Sau đó chúng tôi sẽ nhảy qua tường của bệnh viện ở phía sông Maroni, lao xuống nước rồi để cho luồng nước cuốn đi. Sau đó sẽ hay. Sẵn có tiền, chúng tôi sẽ mua một cái thuyền và một ít lương thực để vượt biển. Cả Dega lẫn Fernandez đều dứt khoát bác bỏ kế hoạch này, lại c̣n phê phán tôi nặng lời nữa. Tôi thấy rơ là họ đă nản chí cho nên rất thất vọng. Trong khi đó thời gian cứ trôi qua.

Chúng tôi nằm đây đă được gần ba tuần. Tối đa chỉ c̣n mười, mười lăm ngày để chuẩn bị vượt ngục.

Hôm nay là ngày hai mươi mốt tháng mười một năm 1933, một ngày đáng ghi nhớ. Một bệnh nhân mới bước vào pḥng: đó là Joanes Clousiot, người mà họ đă t́m cách ám sát ở Saint-Martin, trong pḥng cắt tóc của nhà lao. Hai mắt anh ta nhắm nghiền, đầy những mủ, anh ta hầu như đă mù. Khi Chatal đă ra khỏi pḥng, tôi đến cạnh Clousiot. Rất nhanh, anh ta nói với tôi rằng mấy người tù cấm cố kia đă lên đường ra Quần đảo mười lăm hôm nay rồi, nhưng riêng anh ta th́ họ bỏ quên. Cách đây ba hôm, một nhân viên kế toán đă báo cho anh ta biết. Anh ta liền bỏ một hạt thầu dầu vào mắt: mắt anh mưng mủ lên cho nên anh được đưa vào đây. Clousiot rất quyết tâm vượt ngục.

Anh ta nói với tôi rằng anh ta sẵn sàng làm tất, kể cả giết người nếu cần, miễn sao đi được. Anh ta có ba ngh́n francs. Khi đă được rửa mặt bằng nước nóng anh ta liền nh́n rơ ngay. Tôi tŕnh bày dự định vượt ngục cho anh nghe. Anh ta tán thành, nhưng lại nói rằng muốn đánh úp bọn giám thị phải có hai người, nếu được th́ ba càng tốt. Có thể tháo chân giường ra, mỗi người cầm một cái (chân giường làm bằng sắt) để đánh vào đầu bọn gác. Theo anh ta th́ dù có cầm súng chĩa vào chúng nó, chúng nó cũng sẽ không tin rằng ḿnh dám bắn, và chúng nó có thể gọi bọn gác ở ṭa nhà kế cận, nơi Julo đă trốn thoát, chỉ cách chỗ chúng tôi không đầy hai mươi mét.

3. Vượt ngục lần thứ nhất

Trốn khỏi nhà thương

Tối hôm ấy tôi gặp Dega, và sau đó là Fernandez. Dega nói với tôi là bác ta không tin tưởng vào kế hoạch vượt ngục của tôi; bác ta định đủ một số tiền lớn, nếu cần, để được miễn cấm cố. Bác ta yêu cầu tôi viết thư hỏi Sierra xem thử làm như thế liệu có được không. Ngay hôm ấy Chatal đưa thư đi và đem thư trả lời về cho chúng tôi. Sierra viết: “Đừng đút tiền cho bất cứ ai để xin miễn cấm cố. Việc này chỉ có các quan chức bên Pháp giải quyết được, c̣n ở đây th́ không có một ai, kể cả viên giám đốc trại khổ sai, có thể miễn cho tù nhân chế độ cấm cố. Nếu không c̣n hy vọng ǵ vượt ngục từ bệnh viện, các anh có thể t́m cách xin ra viện một ngày sau khi chiếc tàu chuyên chở tù nhân ra Quần đảo (chiếc Mata) đă lên đường”.

Làm như vậy sẽ được nằm lại tám ngày ở khu vực giam thường trước khi có chuyến tàu sau ra đảo, và có lẽ ở đấy đễ vượt ngục hơn là ở gian pḥng chúng tôi hiện đang nằm ở bệnh viện. Cũng trong cái thư ấy, Sierra nói rằng nếu tôi muốn anh ta sẽ cho một người tù khổ sai đă được trả tự do đến gặp tôi để nếu cần tôi có thể nhờ anh ta chuẩn bị cho một chiếc thuyền để sẵn ở phía sau bệnh viện. Người tù măn hạn này là một người quê ở Toulouse, tên là Jésus. Cách đây hai năm, chính hắn đă chuẩn bị cho cuộc vượt ngục của bác sĩ Bougrat. Muốn gặp hắn, tôi sẽ phải đến chiếu điện ở pḥng X-quang. Pḥng này cũng nằm trong phạm vi bệnh viện nhưng muốn đến đó tù nhân phải có giấy gửi đi khám X-quang. Sierra dặn tôi là nếu đi chiếu điện phải bỏ plan ra trước khi đến pḥng X- quang, v́ bác sĩ có thể nh́n thấy nó nếu ông ta soi xuống phía dưới phổi. Tôi gửi giấy cho Sierra bảo anh ta cứ cho Jésus đến pḥng X-quang và nhờ Chatal thu xếp cho tôi được đi chiếu điện. Ngay tối hôm ấy Sierra báo cho tôi biết rằng buổi chiếu điện là vào ngày kia, chín giờ sáng.

Ngày hôm sau, Dega xin ra viện cả Fernandez cũng thế. Chiếc Mata vừa đưa tù cấm cố ra Quần đảo hồi sáng sớm. Hai người hy vọng có thể trốn từ khu vực giam tù thường trong trại. Tôi chúc họ may mắn, c̣n tôi th́ vẫn không thay đổi kế hoạch.

Tôi đă gặp Jésus. Đó là một người tù khổ sai già đă được trả lại tự do, khô như một con mắm, da mặt đen sạm, có hai vết sẹo gớm ghiếc chéo qua mặt. Hắn có một con mắt cứ chảy nước mắt sống khi nh́n người ta. Một gương mặt ghê sợ, một cái nh́n cũng ghê sợ không kém. Tôi không thấy tin hắn cho lắm, và sự thể sau này sẽ chứng minh rằng tôi có lư. Chúng tôi đi vào việc ngay:

- Tôi có thể chuẩn bị cho các anh một chiếu thuyền chở được bốn người, tối đa là năm. Một thùng ton-nô nước ngọt, một ít lương thực, cà-phê, thuốc lá; ba cái chèo kiểu thổ dân, mấy cái bao bột không, một cây kim và mấy sợi chỉ để anh tự khâu lấy buồm chính buồm phụ; một cái la bàn, một cái ŕu, một con dao, năm lít rượu tafia (rượu rhum xứ Guyane) cả thảy hết hai ngàn năm trăm francs. Ba ngày nữa th́ hết tuần trăng. Sau bốn ngày, nếu anh đồng ư, tôi sẽ ngồi trong thuyền đợi các anh từ tám giờ tối đến ba giờ sáng trong tám đêm liền. Khi bắt đầu có trăng non tôi sẽ không đợi nữa. Địa điểm đợi là ở chỗ chiếu thẳng từ góc phía dưới của bức tường bệnh viện. Cứ theo đúng hướng bức tường mà đi xuống phía sông, v́ sẽ không trông thấy thuyền đâu. Cách hai mét cũng chưa trông thấy được”.

Tôi không tin lắm, nhưng tôi vẫn ưng thuận.

- C̣n tiền th́ sao? - Jésus hỏi.

- “Tôi sẽ gửi qua Sierra”. - Tôi với hắn từ giă nhau mà không bắt tay. Công chuyện chẳng có vẻ ǵ lạc quan cho lắm.

Đến ba giờ, Chatal đến trại đưa tiền cho Sierra, hai ngàn năm trăm francs. Tôi tự nhủ: “Ḿnh đánh bạc số tiền này, coi như có mất cũng thôi. Cũng nhờ có Galgani mới chơi sang thế được. Miễn sao hắn không nướng hết cả hai ngàn rưỡi tờ vào rượu tafia”. Clousiot vui mừng khôn xiết. Anh ta tin vào bản thân, tin vào tôi và vào kế hoạch vượt ngục. Anh ta chỉ băn khoăn có một điều: không phải đêm nào cũng thế, nhưng có nhiều đêm tên “giữ ch́a khóa” người A-rập lại đi vào pḥng bệnh nhân, mà lại thường là vào lúc đầu hôm, chưa khuya lắm. C̣n một vấn đề nữa: biết chọn đâu ra một người thứ ba để cùng bàn việc này? ở đây có một cậu người Corse, thuộc giới giang hồ thành phố Nice, tên là Biangi. Cậu ta ở tù khổ sai từ 1929. Cậu bị giam ở pḥng bệnh dành cho tù nhân cần giám sát nghiêm ngặt này là v́ cậu can tội giết người. Clousiot với tôi bàn nhau xem có nên nói với cậu ta không, và nói vào lúc nào. Chúng tôi đang thầm th́ bàn bạc như vậy th́ cậu ta đến: đó là một thư sinh mười tám tuổi, đẹp lộng lẫy như một thiếu nữ. Họ cậu ta là Maturette, cậu bị xử tử rồi được giảm án xuống khổ sai chung thân v́ c̣n quá ít tuổi - mười bảy tuổi - Cậu ta can tội giết chết một người lái tầu. Tham gia vụ này có hai cậu, một cậu mười sáu tuổi, một cậu mười bảy. Ra ṭa đại h́nh, hai cậu bé này không những không buộc tội lẫn nhau mà c̣n khăng khăng chứng minh rằng chính ḿnh, và chỉ có một ḿnh ḿnh thôi, đă giết người lái xe. Thế nhưng trên người nạn nhân chỉ có một vết đạn. Thái độ của hai cậu bé trong phiên ṭa đại h́nh đă làm cho tất cả các phạm nhân khổ sai ở đây yêu mến họ. Vậy th́ Maturette, dáng dấp giống hệt con gái, đến cạnh chúng tôi và cất tiếng thỏ thẻ xin lửa hút thuốc. Chúng tôi liền châm thuốc cho cậu ta, lại cho thêm bốn điếu thuốc và một hộp diêm. Cậu ta mỉm một nụ cười đấy sức quyến rũ cảm ơn chúng tôi rồi lui ra. Bỗng Clousiot nói với tôi: “Papi ạ, thôi ổn rồi. Thằng A-rập sẽ vào pḥng hoàn toàn theo ư chúng ḿnh cho mà xem. Cậu cũng biết bọn A-rập rất thích con trai vào tuổi măng tơ như cậu ấy. Từ đó đến chỗ dụ thằng giữ ch́a khóa kia lẻn vào pḥng ban đêm để tự t́nh với cậu bé xinh trai chẳng có ǵ khó. Cậu ta sẽ uốn éo vờ làm khó dễ, nói là chỉ sợ nhỡ ai người ta trông thấy, để thu xếp sao cho thằng A-rập vào pḥng đúng giờ vào chúng tôi cần.

Để tôi bàn với cậu ấy.

Tôi đi gặp Maturette. Cậu ta tiếp tôi với một nụ cười đầy ư khuyến khích. Cậu ta tưởng tôi đă “cảm” v́ nụ cười lẳng lơ ban năy. Tôi nói ngay: “Cậu lầm rồi. Đi vào nhà xí một lát”. Vào đến nhà xí, tôi bắt đầu thương lượng.

- Những điều tôi sắp nói với cậu, nếu cậu hở ra cho ai lấy một tiếng là cậu toi mạng ngay. Đây: cậu có thể làm thế này, thế này và thế này giúp chúng tôi được không? Chúng tôi sẽ trả tiền; cậu muốn lấy bao nhiêu? Hay cậu muốn đi với chúng tôi?

- Tôi muốn đi với các anh, được không?

- Xong ngay! Cứ thế nhé? Cứ thế? - Chúng tôi xiết chặt tay nhau.

Maturette đi ngủ. Tôi gặp Clousiot nói qua cho cậu ta biết t́nh h́nh xong cũng đi ngủ nốt. Tối hôm sau đến tám giờ Maturette ra ngồi ở cửa sổ. Cậu ta không phải gọi thằng A-rập. Tự nó dẫn xác đến, thế là hai người bắt đầu nói chuyện ŕ rầm với nhau một lúc. Đến mười hai giờ Maturette đi ngủ. Tôi và Clousiot th́ đă đi nằm từ lúc chín giờ, giả vờ ngủ. Thằng A-rập đi vào pḥng, dạo hai ṿng, phát hiện ra một bệnh nhân vừa chết. Hắn ra cửa gơ mấy tiếng, và một lát sau có hai người khiêng cáng vào đem xác chết đi. Người xấu số kia sẽ có ích cho chúng tôi v́ cái chết của anh ta sẽ là một cái cớ để cho tên giữ ch́a khóa A-rập có thể vào pḥng bất cứ giờ nào trong đêm. Theo đúng lời khuyên của chúng tôi, hôm sau Maturette hẹn gặp hắn lúc mười một giờ đêm. Đúng giờ ấy, tên giữ ch́a khóa vào pḥng. Đi ngang giường cậu bé, hắn kéo chân đánh thức cậu ta dậy rồi đi thẳng vào nhà xí. Maturette liền đi theo. Mười lăm phút sau tên giữ ch́a khóa ra và rời pḥng bệnh nhân. Maturette lập tức đi ngủ lại, không phải nói ǵ với chúng tôi nữa. Ngày hôm sau cũng lại như thế, nhưng vào lúc mười hai giờ đêm. Mọi sự đều ổn: thằng A-rập sẽ đến đúng vào giờ cậu bé dặn.

Ngày 27 tháng mười một năm 1933, chúng tôi đă sẵn sàng hành động. Hai cái chân giường bằng sắt đă được mở vít sẵn, muốn tháo ra lúc nào cũng được. Tôi đợi đến bốn giờ chiều sẽ có giấy của Sierra cho biết những tin tức cuối cùng. Đúng giờ, Chatal đến, không cầm giấy má ǵ, chỉ nói với tôi “Francois Sierra bảo tôi nói với anh là Jésus đợi các anh ở địa điểm đă định. Chúc các anh may mắn. “Đến tám giờ tối, Maturette nói với thằng A-rập”

- Hôm nay anh đợi quá nửa đêm hẵng đến: vào quăng ấy có thể gặp nhau lâu hơn.

Thằng A-rập hẹn đến sau mười hai giờ. Đúng nửa đêm, chúng tôi đă chuẩn bị xong mọi thứ. Đến mười hai giờ mười lăm thằng A-rập vào, đi thẳng đến giường Maturette kéo chân cậu ta rồi đi tiếp vào nhà xí. Maturette vào theo hắn. Tôi tháo chân giường của tôi ra, nó rơi xuống sàn, hơi ồn một chút. Bên giường Clousiot th́ không có tiếng động. Theo kế hoạch, tôi phải đứng sẵn bên cửa nhà xí, c̣n Clousiot th́ cứ đi thoải mái đến chỗ nhà xí để thu hút sự chú ư của hắn. Sau một thời gian chờ đợi khoảng hai mươi phút, mọi sự việc diễn ra rất nhanh. Thằng A-rập từ trong nhà xí đi ra. Trông thấy Clousiot, hắn ngạc nhiên hỏi:

- Giờ này anh c̣n đứng giữa pḥng làm cái ǵ thế? Đi ngủ đi.

Ngay tức khắc, hắn bị một đ̣n “con thỏ” đánh vào giữa sọ, im lặng ngă khuỵu xuống. Tôi lập tức mặc áo quần của hắn vào, đi cả giày của hắn. Chúng tôi lôi hắn vào gầm giường, và trước khi đẩy hắn vào phía trong, tôi bồi thêm cho hắn một vố nữa vào gáy. Thế là xong được một việc.

Cả tám mươi bệnh nhân nằm trong pḥng không thấy một người nào động đậy. Tôi đi nhanh về phía cửa ra vào, theo sau có Clousiot và Maturette mặc áo ngủ dài. Tôi gơ cửa. Tên giám thị vừa mở ra là tôi giáng cho một phát chân giường sắt lên đầu. Tên thứ hai để khẩu mousqueton trượt xuống đất. Chắc chắn là hắn ngủ quên. Hắn chưa kịp thức giấc th́ tôi đă đánh hắn gục xuống. Mấy tên của tôi không kịp kêu, c̣n cái thằng bị Clousiot đánh th́ chỉ “A!” lên một tiếng khẽ trước khi gục xuống. Hai tên tôi vừa đánh gục trên ghế, c̣n tên thứ ba th́ nằm dài ra đất. Chúng tôi nín thở. Cái tiếng “A?” kia chúng tôi tường chừng như cả nhân loại đều nghe thấy. Quả t́nh tiếng kêu ấy cũng khá to, nhưng chẳng thấy ai động tĩnh ǵ cả. Chúng tôi không đưa chúng vào phía bên trong pḥng làm ǵ. Chúng tôi cứ thế bỏ đi, cầm theo ba khẩu súng. Clousiot đi đầu, cậu bé đi giữa, c̣n tôi đi sau cùng. Chúng tôi đi xuống cái thang gác sáng mờ mờ dưới ánh đèn dầu. Clousiot đă bỏ cái chân giường sắt, c̣n tôi vẫn cầm nó theo trong tay trái tay phải tôi cầm khẩu súng trường. Xuống đến tầng dưới cùng chẳng thấy ǵ. Xung quanh tối đen như mực. Phải nh́n thật kỹ mới trông thấy bức tường đi về phía bờ sông. Chúng tôi vội ra chân tường. Tôi đứng áp vào tường làm thang cho các bạn leo lên. Clousiot leo lên ngồi cưỡi trên bức tường rồi lôi Maturette lên, sau đó là tôi. Chúng tôi buông người xuống phía bên kia tường, trong bóng tối. Clousiot rơi vào một cái hốc, kêu đau chân. Maturette và tôi xuống ổn hơn. Cả hai chúng tôi đứng dậy. Chúng tôi đều đă buông khẩu mousqueton trước khi nhảy xuống. Clousiot toan đứng dậy nhưng không sao đứng được. Anh ta nói là găy mẹ nó cái chân rồi. Tôi để Maturette đứng lại với Clousiot, lần theo bức tường chạy về phía bờ sông, v́ tối quá nên hai tay tôi cứ phải sờ sờ lên tường. Chạy đến hết tường nào cũng không hay, hai tay bị hụt ngă một cái như trời giáng, tưởng đến vỡ mặt. Từ phía sông có giọng ai nói với lên:

- Các cậu đấy à?

- Ừ! Jésus đấy à?

- Ừ!

Hắn quẹt diêm lên trong khoản nửa giây. Tôi đă xác định được chỗ hắn đứng, liền lội xuống nước đi đến đấy. Cùng đứng với Jésus c̣n có một người nữa.

- Lên trước đi. Ai đấy?

- Papillon đây.

- Tốt.

- Jésus à, phải đi trở lại phía sau, bạn tôi bị găy chân trong khi trèo tường.

- Thế th́ cầm lấy cái này, chèo đi.

Ba cái chèo pagaie vục xuống nước và chẳng bao lâu chiếc xuồng nhẹ đă vượt qua cái khoảng cách chừng một trăm thước từ chỗ xuồng chờ đến chỗ các bạn tôi (tôi đoán chừng chỗ ấy, v́ tối quá chẳng trông thấy ǵ).

Tôi gọi: “Clousiot?”.

- Khẽ chứ, trời đất - Jésus nói. Này l' Enflé, bật đá lửa lên chút nào! Mấy tia lửa xanh xanh lóe ra. Các bạn tôi đă trông thấy. Clousiot khẽ huưt sáo qua kẽ răng theo kiểu dân Lyon: đây là kiểu huưt sáo không ồn nhưng lại nghe rất rơ, hơi giống tiếng huưt của loài rắn. Cậu ta cứ thế huưt liên tục một lúc, cho đến khi chúng tôi đến nơi. l' Enflé bước xuống ôm xốc Clousiot dưa lên xuồng. Maturette lên theo, rồi đến l' Enflé. Trên xuồng như vậy có đến năm người, nước chỉ c̣n cách mạn xuồng có hai lóng tay.

- Hễ muốn động đậy phải nói trước nhé, - Jésus nói, - Bươm bướm, đừng chèo nữa, cái chèo đặt nằm ngang trên đùi ấy. Đi thôi l' Enflé!

Lập tức chiếc xuồng theo ḍng lao vào đêm tối. Đi dược chừng một cây số, chúng tôi đă đến ngang tầm khu trại tù sáng mờ mờ dưới ánh điện tồi tàn do một cái máy phát điện hạng bét phát ra. Lúc bấy giờ xuồng đang ở giữa ḍng sông và trôi băng băng theo ḍng, với một tốc dộ khó tưởng tượng nổi. L' Enflé đă nhấc chèo lên. Chỉ có Jésus áp mái chèo sát dùi giữ thăng bằng cho chiếc xuồng. Hắn không chèo mà chỉ giữ cho xuồng đi thẳng. Jésus nói: “Bây giờ th́ có thể nói và hút thuốc được rồi. H́nh như ổn cả. Cậu có chắc là vừa rồi các cậu không làm ai chết không?

- Tôi tin như vậy.

- Trời đất! Thế là cậu bịp tớ rồi đấy Jésus ạ! – l’Enflé nói. - Cậu bảo đây là một chuyến vượt ngục thường thôi chẳng có chuyện ǵ hóa ra là một cuộc vượt ngục của dân cấm cố, theo như tớ hiểu.

- Đúng, đây là dân cấm cố, l’Enflé ạ. Tớ không nói cho cậu biết từ đầu là v́ nói ra cậu đời nào chịu giúp tớ. Thế mà tớ lại đang cần một người giúp. Cậu đừng lo có chuyện ǵ tớ sẽ đứng ra chịu hết.

- Thế mới phải, Jésus ạ. Ăn của cậu có một trăm tờ mà bị xử tử hay bị chung thân th́ ớn quá. (Nếu trong một cuộc vượt ngục mà có một người canh tù bị giết th́ phạm nhân và đồng lơa đều bị xử tử, c̣n nếu có một người bị thương th́ họ sẽ bị khổ sai chung thân). Tôi nói:

- l’Enflé ạ, tớ sẽ biếu thêm hai cậu một ngàn francs.

- Thế th́ được, anh bạn ạ. Như thế là hợp lẽ. Cám ơn cậu, trong làng chúng tớ chết đói đến nơi cả. Được thả c̣n tệ hơn là khi đang ở tù. ít ra khi ở tù c̣n có cái ăn cái mặc hàng ngày.

- Cậu có đau lắm không? - Jésus hỏi Clousiot. Không sao, - Clousiot nói. - Nhưng Papia ạ, với cái chân găy của tôi th́ c̣n làm ăn ǵ?

- Sẽ thu xếp sau. Bây giờ ta đang đi đâu thế này, Jésus?

Tới sẽ đưa các cậu đến nấp trong một cái vịnh cách cửa biển ba mươi cây số. Các cậu sẽ ở lại đấy tám ngày để cho qua giai đoạn căng nhất trong cuộc săn lùng của bọn cảnh sát và bọn đi săn người thuê. Phải làm cho họ tưởng là ngay đêm nay các cậu đă đi hết sông Maroni và ra đến biển rồi. Bọn săn người đi thuyền không gắn máy, đáng sợ hơn cả. Nói chuyện, ho, đốt lửa đều có thể đưa đến kết quả tai hại nếu chúng nó đang ŕnh ở nơi nào gần đấy. C̣n bọn cảnh sát th́ đi xuồng máy không vào vịnh được, v́ sẽ mắc cạn.

Đêm sáng dần. Cả bọn đi t́m măi mới lần ra được chỗ Jésus đặt mốc (chỉ có một ḿnh hắn biết chỗ này), và thuyền chúng tôi bắt đầu đi vào một vùng bụi bờ rậm rạp. Chiếc xuồng làm cho bụi bờ rạp hẳn xuống, và khi xuồng đă đi qua th́ nó lại trỗi dậy ở sau lưng chúng tôi, làm thành một bức màn bảo vệ khá dày. Phải là một tay phù thủy mới biết được rằng chỗ này có đủ nước cho một chiếc thuyền đi qua được. Chúng tôi cứ thế đi sâu vào vùng bụi bờ trong một tiếng đồng hồ, vừa đi vừa gạt những cành cây chắn trước mặt. Bỗng nhiên chúng tôi thấy thuyền đă đi vào một thứ kênh thế là chúng tôi dừng lại. Bờ kênh cỏ mọc xanh rờn, rất sạch sẽ, có những cây đại thụ sum sê, cành lá tỏa rất rộng, ánh sáng ban ngày (lúc bấy giờ đă sáu giờ sáng) không lọt qua được. Dưới ṿm lá uy nghiêm này vang lên tiếng kêu của những lời muôn thú mà tôi chưa hề biết. Jésus nói: “Đây là nơi các cậu phải ở lại chờ tám ngày. Đến ngày thứ bảy tôi sẽ đến đưa lương thực cho các cậu”.

Từ dưới một bụi rậm hắn lôi lên một con thuyền độc mộc nhỏ xíu dài chừng hai mét. Trong thuyền có hai mái chèo. Đây là cái thuyền hắn sẽ dùng để trở về làng khi nước triều lên.

Bây giờ ta hăy lo việc cho Clousiot lúc ấy đang nằm trên bờ kênh. V́ cậu ấy vẫn mặc mỗi chiếc áo ngủ dài, cho nên hai chân cậu vẫn để trần. Chúng tôi dùng ŕu đẽo lại mấy cái cành khô cho thẳng, thành h́nh những thanh gỗ mỏng. L'Enflé cầm chân cậu kéo thật mạnh. Clousiot toát mồ hôi cố chịu đau. Đến một lúc nào đấy cậu nói: “Stop! ở tư thế này tôi thấy đỡ đau hơn cả, chắc xương lắp đúng rồi”. Chúng tôi lấy mấy cành cây đă đẽo thẳng lắp dọc cái chân găy, lấy dây gai mới trong chiếc thuyền buộc lại. Clousiot thấy nhẹ hẳn. Jésus đă mua cho chúng tôi bốn cái quần, bốn cái sơ-mi và bốn cái áo va-rơi bằng len thuộc, bộ đồng phục của những người bị đày biệt xứ. Maturette và Clousiot mặc cái thứ đó vào, c̣n tôi vẫn để nguyên bộ đồ của tên “giữ ch́a khóa” người A-rập. Cả bọn cùng uống rượu rhum. Đây là chai thứ hai được uống cạn kể từ khi lên đường. May thay, cũng ấm người lên thật. Muỗi tấn công chúng tôi không ngớt: đành phải hy sinh một bó thuốc lá. Chúng tôi ngâm thuốc lá trong một cái gáo rồi lấy nước bôi lên mặt, lên tay, lên chân. Nhờ có mấy cái áo va-rơi bằng len cho nên mới giữ được hơi ấm trong cái không khí ẩm thấp cứ thấm sâu vào người chúng tôi.

L’Enflé nói: “Chúng tôi đi đây. Thế cái món một ngàn t́ kia đâu?”.

Tôi đi ra chỗ khác một lát rồi trở về, tay cầm một tờ giấy bạc một ngàn francs mới toanh.

- Thôi ở lại nhé, tám ngày tới cứ ở lỳ chỗ này, - Jésus nói. - Đến ngày mồng bảy chúng tớ sẽ đến. Ngày mồng tám là các cậu ra khơi. Trong thời gian này các cậu khâu buồm, thu dọn trên thuyền cho thật đâu ra đấy. Vặn cho chặt bản lề bánh lái: “Chúng tớ chưa kịp lắp. Nếu đợi đến mười ngày mà không thấy chúng tớ đến th́ tức là chúng tớ đă bị tóm ở trong làng. V́ chuyến này lại có thêm vụ đánh tên giám thị cho nên t́nh h́nh gay lắm”.

Đến đây Clousiot lại cho chúng tôi biết rằng anh ta không để lại khẩu súng trường ở chân tường, mà trước khi trèo anh ta đă ném nó qua tường, không ngờ sông lại gần thế, cho nên khẩu súng bây giờ chắc chắn là nằm dưới nước. Jésus cho rằng như thế rất hay, v́ nếu t́m không thấy khẩu súng đâu, bọn săn người sẽ nghĩ là chúng tôi có súng. Bọn này lại là bọn nguy hiểm hơn cả, v́ chúng sục sạo sâu hơn bọn cảnh sát, nhưng vũ khi của chúng chỉ có một khẩu súng lục và một con dao phát bờ: tưởng chúng tôi mang theo khẩu mousqueton, chúng sẽ không dám sục sạo nữa. Hai bên chào tạm biệt nhau Jésus dặn thêm là trong trường hợp bị lộ chúng tôi phải bỏ xuồng, đi ngược ḍng kênh cho đến khoảng bụi rậm không ngập nước, rồi cứ dùng địa bàn nhắm thẳng hướng bắc mà đi măi. Có rất nhiều khả năng chúng tôi sẽ gặp, sau hai ba ngày đi bộ, khu trại chết người gọi là “Charvein”. Đến đó th́ phải thuê tiền một người nào về báo cho Jésus biết là chúng tồi đang ở đâu..

Hai người tù khổ sai măn hạn đă bỏ đi. Chỉ mấy phút sau, chiếc thuyền độc mộc của họ đă khuất hẳn, không c̣n nghe thấy ǵ, trông thấy ǵ nữa. ánh sáng ban ngày lọt vào rừng rậm theo một cách thức thật là đặc biệt. Người ta có cảm tưởng như ḿnh đang đứng dưới những cái mái ṿm che ánh sáng và không để lọt một tia nào xuống phía dưới. Trời bắt đầu nóng bức. Lúc bấy giờ chúng tôi mới chợt nhận ra rằng chỉ c̣n ba đứa chúng tôi, Maturette, Clousiot và tôi ở lại với nhau mà thôi chứ không c̣n ai khác nữa. Phản xạ trước tiên: chúng tôi nh́n nhau cười lớn - công chuyện vừa qua cứ chạy êm ru như có lắp ổ bi. Chỉ có một chuyện hơi phiền là cái chân của Clousiot. Nhưng bản thân anh ta th́ cứ nói rằng bây giờ đă buộc nẹp rồi th́ mọi sự đều ổn. Có thể đun nước pha cà-phê ngay. Thế là chúng tôi nhen bếp lên, và một lát sau mỗi đứa uống một ca cà phê đen bỏ đường thô. Ngon tuyệt. Từ tối hôm qua chúng tôi đă tiêu phí nhiều năng lượng đến nỗi bây giờ không sao có đủ can đảm soát lại đồ đạc hay xem xét chiếc thuyền. Để sau rồi hẵng hay. Bây giờ chúng tôi đă được tự do, tự do, Tự DO! Kể từ khi chúng tôi đến trại khổ sai cho đến hôm nay là đúng ba mươi bảy ngày. Nếu chuyến vượt ngục này thành công, cái án chung thân của tôi chẳng lấy ǵ làm dài hạn. Tôi nói: “Thưa ngài chánh án, án chung thân ở Pháp chừng bao lâu th́ măn hạn ạ?” Rồi cười phá lên. Maturette cũng vậy, v́ cậu ta cũng bị án chung thân. Clousiot nói: “Chúng ḿnh khoan hẵng ca khúc khải hoàn. Xứ Colombia c̣n xa lắm, mà cái thuyền làm bằng một thân cây thui lửa này tôi trông khó ḷng đi biển được”.

Tôi lặng thinh không đáp, v́ tôi, nói thật ra, măi cho đến phút cuối tôi vẫn cứ tưởng rằng chiếc thuyền này chỉ là một cái xuồng độc mộc dùng để đưa chúng tôi đến nơi dấu chiếc thuyền đi biển thực sự. Khi thấy rơ ḿnh nhầm, tôi không dám nói ǵ, sợ ảnh hưởng đến các bạn ngay từ bước đầu. Mặt khác, v́ thấy Jésus có vẻ như coi việc dùng một chiếc thuyền như thế này để vượt bể là điều hoàn toàn tự nhiên, tôi không muốn làm cho mọi người có cảm giác là ḿnh không thông thạo về những thứ thuyền thường vẫn dùng dể vượt ngục.

Chúng tôi đă qua cái ngày đầu tiên này để nói chuyện và để tiếp xúc với cái môi trường lạ này: rừng rậm. Lũ khỉ và những loài sóc nhỏ nhào lộn trên đầu chúng tôi. Một đàn bakir (một giống heo rừng nhỏ) đến uống nước và ngụp lặn. Dễ đến hai ngàn con là ít. Chúng ùa vào vịnh bơi lội tứ tung, giật đứt những rễ cây rũ ḷng tḥng trên mặt nước. Một con cá sấu cai-man không biết từ đâu xông ra ngoạm chân một con heo bakir: con này ré lên thất thanh, thế là cả bầy heo xông vào con cá sấu, trèo cả lên lưng nó, t́m cách cắn vào mép nó. Mỗi lần con cá sấu quẫy đuôi là một con heo văng ra, quay tít mấy ṿng rồi mới rơi xuống. Một con bị đuôi cá sấu quật vỡ đầu nổi lềnh bềnh, bụng ngửa lên trên. Lũ đồng loại lập tức xúm lại ăn thịt nó.

Cái vịnh đỏ ngầu những máu. Cảnh này diễn ra trong khoảng hai mươi phút. Con cá sấu lặn đi đâu mất, không thấy trở lại nữa. Đêm hôm ấy chúng tôi ngủ rất ngon, và đến sáng lại pha cà-phê: Tôi cởi bỏ cái áo va-rơi để tắm rửa bằng bánh xà-bông Marseille t́m thấy trong thuyền. Maturette dùng con dao mổ của tôi cạo râu cho tôi một cách grosso modo* (*đại khái -tiếng La-tinh thường dùng trong sách vở, ở đây dùng có ư hài hước), rồi cạo cho Clousiot, c̣n bản thân cậu ta th́ không có râu. Khi tôi cầm chiếc va-rơi lên định mặc vào th́ thấy rơi ra một con nhện to tướng, ḿnh mẩy lông lá, màu đen tím, hăy c̣n dính vào áo bằng một sợi tơ. Lông con nhện rất dài, ở đầu mút như có một ḥn bi nhỏ màu bạch kim. Nó nặng đến năm trăm gam là ít, trông nó to đùng. Tôi thấy tởm quá, liền dẫm cho nó chết ngay. Chúng tôi đă lấy tất cả các thứ trong ḷng thuyền ra, kể cả cái thùng ton-nô nhỏ đựng nước. Nước trong thừng màu tím, chắc là Jésus, muốn cho nước khỏi thối, đă cho quá nhiều thuốc tím vào đấy. Trong mấy cái chai đậy nút rất kỹ có đựng diêm và vỏ quẹt. Cái địa bàn chỉ là thứ địa bàn của học tṛ cơn nít; nó chỉ cho Nam, Bắc, Đông, Tây, không có đường ghi độ: Cột buồm chỉ cao được hai mét rưỡi, thành thử chúng tôi lấy mấy cái bao bột khâu buồm thành h́nh thang, bên ŕa có đính một sợi dây cho thêm chắc. Tôi làm một tấm buồm foc h́nh tam giác cân, sẽ lắp ở mũi thuyền cho nó dễ nhấc bổng lên mỗi khi có đợt sóng ngược chiều.

Khi chúng tôi cắm cột buồm, tôi nhận thấy đáy thuyền không chắc: cái lỗ tṛn để đút cột buồm vào ṃn lở hết. Khi vặn mấy cái ṿng có trục xoắn ốc xuống gỗ để lắp bản lề bánh lái, trục sắt cứ lún tuột vào gỗ như thể cắm vào bơ. Chiếc thuyền này mục quá rồi. Cái thằng Jésưs khốn kiếp ấy nó đưa chúng tôi vào chỗ chết. Tôi miễn cưỡng chỉ cho hai bạn thấy rơ điều này: tôi không có quyền giấu họ. Biết làm thế nào bây giờ? Khi nào Jésuss đến chúng tôi sẽ bắt hắn t́m một cái thuyền chắc chắn hơn. Muốn thế, chúng tôi sẽ tước khí giới hắn, và tôi sẽ thủ con dao và cầm cây ŕu cùng đi với hắn vào làng để kiếm một cái thuyền khác. Làm như thế rất nguy hiểm, nhưng vẫn không nguy hiểm bằng ra khơi trên cái thứ quan tài kia. Lương thực th́ như thế cũng đủ: có một bi-đông dầu ăn và mấy hộp bột sắn lớn. Với từng ấy thứ có thể đi xa được. Sáng hôm ấy chúng tôi chứng kiến một cảnh khá ngộ nghĩnh: một bầy khỉ mặt xám đánh nhau với một bầy khỉ mặt đen lông xù. Trong cuộc ấu đả này chúng đă ném xuống một khúc cành cây rơi trúng đầu Maturette, làm nổi lên một cục u to bằng quả ổi. Chúng tôi ở lại chỗ này đă được năm ngày và bốn đêm. Đêm hôm nay mưa như trút. Chúng tôi che thân bằng những tàu lá chuối dại. Nước chảy như suối trên mặt lá trơn, nhưng chúng tôi chẳng bị ướt chỗ nào trừ hai chân. Sáng hôm sau ngồi uống cà-phê tôi nghĩ mà thấy ghê người v́ sự bất lương của thằng Jésus: đây là một tội ác đáng ghê tởm. Hắn đă lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm của chúng tôi để thay cho chúng tôi cái xuồng mục ruỗng này! Để bớt lại năm trăm hay một ngàn quan, hắn đă đành tâm đưa ba con người tới chỗ chết chắc chắn. Tôi cứ tự hỏi xem sau khi đă bắt hắn đổi được chiếc thuyền khác liệu tôi có tự kiềm chế được để đừng giết hắn hay không.

Chợt những tiếng chim ǵ kêu the thé làm náo động cả cái thế giới nhỏ của chúng tôi, nhưng tiếng kêu lảnh lót, chói chang đến nỗi tôi phải bảo Maturette lấy con dao phát đi xem thử. Năm phút sau cậu ta quay về và ra hiệu cho tôi. Tôi liền đi theo. Chúng tôi đi đến một nơi cách chỗ để thuyền khoảng trăm rưỡi mét: tôi nh́n thấy một con chim trĩ hay gà lôi ǵ đấy treo lủng lẳng trên không. Chân nó bị mắc vào một sợi tḥng lọng buộc trên cành cây. Bằng một nhát dao phát, tôi chặt đầu nó để chấm dứt những tiếng kêu ghê người của nó. Tôi nhấc thử trên tay: dễ phải đến năm ki-lô là ít. Chân nó có cựa như chân gà. Chúng tôi quyết định đem nó về làm thịt ăn, nhưng lại chợt nghĩ ra rằng cái dây tḥng lọng ắt phải có người treo lên, và chắc quanh đây c̣n có nhiều dây tḥng lọng khác nữa. Thừ t́m xem đă. Chúng tôi quay trở lại chỗ kia th́ thấy một hiện tượng rất lạ: cách vịnh khoảng mười mét có cả một dăy rào đan bằng lá và dây leo cao ba mươi phân chạy dài song song với bờ vịnh. Cứ cách một quăng lại có một chỗ để ngỏ, và ở mỗi chỗ như thế lại có một sợi dây tḥng lọng bằng thau ngụy trang bằng những nhánh cây, một đầu buộc vào một cái cành cây chĩa đôi. Tôi hiểu ngay ra rằng con chim từ phía vịnh đi vào tất phải vấp vào dăy rào và phải đi dọc rào để t́m lối vào. Gặp chỗ hở, nó liền đi qua, nhưng chân nó vướng vào sợi dây làm cho cành cây bật lên. Thế là con chim bị treo ngược trên cành cho đến khi chủ nhân mấy cái bẫy đến bắt nó về.

Cuộc phát hiện này làm cho chúng tôi rất lo. Dăy rào có vẻ được trông nom khá tốt, hẳn không phải là rào cũ, và nếu thế th́ chúng tôi có nguy cơ bị người làm rào phát hiện. Ban ngày không thể đốt lửa lên được, nhưng ban đêm th́ người kia chắc không đến đây làm ǵ Chúng tôi cắt phiên nhau gác để đề pḥng phía dăy rào có đặt bẫy. Chiếc thuyền được giấu dưới một lớp cành cây và bao nhiêu đồ đạc, lương thực đều được đưa vào rừng rậm giấu hết.

Hôm sau phiên gác của tôi trúng vào khoảng mười giờ. Tối hôm qua chúng tôi vừa ăn com chim trĩ hay con gà lôi ǵ đấy, chúng tôi cũng chẳng biết nữa. Nồi nước suưt thật là béo bổ, và thịt con chim, tuy chỉ luộc lên thôi, mà ngon tuyệt vời. Mỗi đứa ăn đến hai cà-mèn. Tôi đứng gác nhưng v́ mải mê nh́n đàn kiến sắn lớn màu đen đứng tha mỗi con một dúm mảnh lá lớn về một cái tổ kiến khổng lồ, tôi quên cả gác. Mấy con kiến này dài khoảng một phân rưỡi, chân rất cao.

Mỗi con tha mấy mảnh lá rất lớn. Tôi đi theo chúng đến tận chỗ cái cây chúng đang lột lá, và được thấy cả một tổ chức có qui củ. Trước hết có những con kiến chuyên cắt lá thành từng mảnh. Chúng nó xén một tàu lá to thuộc loại chuối rừng thành từng mảnh kích thước rất đều nhau một cách hết sức khéo léo rồi thả rơi xuống đất. ở phía dưới có một hàng kiến cùng giống với bọn kia nhưng hời khác một chút: bên cạnh hàm chúng cớ một cái vạch màu xám. Mấy con kiến này đứng thành h́nh bán nguyệt, giám sát bọn kiến tha lá. Bọn này từ bên phải nối đuôi nhau kéo đến chỗ nhận các mảnh lá rồi đi về phía trái, phía tổ kiến.

Chúng nó nhanh nhẹn lĩnh phần ḿnh rồi đi vào hàng, nhưng thỉnh thoảng có những con hấp tấp trong khi nhận phần hay xếp hàng gây thành t́nh trạng nghẽn lối. Lúc bấy giờ mấy con kiến cảnh sát xông vào can thiệp và đẩy từng con vào đúng chỗ của nó. Có một con kiến thợ, không hiểu đă phạm một lỗi ǵ nặng mà bị lôi ra khỏi hàng, và hai con kiến cảnh binh, con th́ cắt đứt đầu nó ra, con th́ cắt người nó ra làm hai mảnh ở chỗ ngang thắt lưng. Hai con kiến thợ bị bọn kiến cảnh sát chặn lại, chúng đặt chỗ lá đang khiêng xuống, đào một cái lỗ, và ba cái mảnh của con kiến bị xử tử: đầu ngực và bụng, bị vùi xuống lỗ và đắp đất lên.

Đảo bồ câu

Tôi đang mải mê đứng ngắm cái thế giới tí hon này và theo dơi mấy con kiến cảnh binh xem thử sự giám sát của chúng có đến tận sát cửa vào tổ kiến hay không, th́ bỗng có tiếng người nói:

- Không được động đậy. Hễ nhúc nhích là chết ngay... Quay lại!

Đó là một người cởi trần, mặc quần soọc ka ki, chân đi một đôi ủng da màu đỏ, tay cầm một khẩu súng hai ṇng. Người ấy tầm vóc trung b́nh, to ngang, nước da cháy nắng. Đầu hắn hói trán, quanh hai mắt và ở vùng mũi xăm chàm rất đậm, làm thành một cái mặt nạ vẽ. Ngay giữa trán có xăm h́nh con dán.

- Anh có vũ khí không?

- Không.

- Anh có một ḿnh à?

- Không.

- Các anh có mấy người?

- Ba.

- Anh đưa tôi đến chỗ các bạn anh đi.

- Không được, v́ một trong hai người có một khẩu mousqueton, và tôi không muốn anh bị bắn chết trước khi biết ư định của anh.

- à! Vậy th́ anh phải đứng yên và nói khe khẽ một phút. Các anh chính là ba tù nhân vừa trốn khỏi bệnh viện phải không?

- Vâng.

- Ai là Bươm bướm?

- Tôi đây.

- à thế th́ anh có thể coi như anh đă gây ra cả một cuộc cách mạng ở trong làng với cuộc vượt ngục của anh! Một nửa số phạm nhân măn hạn đă bị bắt giải về sở hiến binh.

Hắn bước lại gần tôi, ṇng súng chĩa thấp xuống đất ch́a tay ra cho tôi bắt và nói:

Tôi là Le Breton Mặt nạ. Anh đă từng nghe nói về tôi chưa?

- Chưa, nhưng tôi thấy rơ anh không phải là kẻ săn người.

- Đúng đấy. Tôi đặt bẫy ở đây để bắt chim hocco. Hổ ăn mất cửa tôi một con rồi... nhưng cũng có thể là các anh.

- Chúng tôi ăn đấy.

- Anh uống cà-phê nhá?

Trong cái xắc hắn đeo sau lưng có một cái b́nh thủy. Hắn rót ra cho tôi một ít cà phê, và bản thân cũng uống một ít. Tôi nói:

- Đến gặp các bạn tôi đi.

Hắn đến, và ngồi xuống với chúng tôi. Hắn cười khe khẽ một ḿnh về câu chuyện khẩu mousqueton mà ban năy tôi đă bịa ra để ḷe hắn. Hắn nói:

- Thế mà ban năy tôi tưởng thật, v́ không có một tên săn người nào chịu nhận đi t́m các anh: ai nấy đều biết rằng các anh có mang theo một khẩu mousqueton.

Le Breton Mặt nạ giảng giải cho chúng tôi biết rằng anh ta đă ở Guyane được hai mươi năm và đă ra khỏi tù được năm năm nay. Anh ta bốn mươi lăm tuổi. V́ đă lỡ dại dột xăm h́nh lên mặt, anh ta không nghĩ đến chuyện về Pháp nữa. Anh ta rất mê rừng và toàn sống nhờ vào rừng: da rắn, da hổ, sưu tầm bươm bướm, và nhất là bắt chim hocco - con chim mà chúng tôi vừa ăn. Anh ta kể cho chúng tôi nghe như sau:

- Đây là một giống chim hoang dă thuộc loại gà rừng. Dĩ nhiên nó chưa bao giờ tiếp xúc với gà nhà hay với người. Tôi đặt bẫy bắt sống giống chim này, đem vào làng và bán cho người nào có chuồng gà, v́ đây là giống chim rất được ưa chuộng. C̣n phải nói. Chẳng cần vặt lông cánh, chẳng cần làm ǵ, cứ thế đến sâm sẩm tối cho nó vào chuồng gà, đến sáng mở cứa chuồng là nó ra đứng trước cửa có vẻ như đang đếm số gà trống và gà mái đang ra chuồng. Nó đi theo đàn gà, và cũng ăn như gà, nhưng vừa ăn vừa đưa mắt nh́n kỹ bốn phía mười phương, quan sát cả các bụi rậm ở xung quanh.

Đó là một con chó giữ gia cầm không có ǵ sánh kịp. Đến tối nó về đứng ở cửa chuồng gà, và không thể hiểu nó làm thế nào mà biết được c̣n thiếu con nào, chỉ biết là nó biết, và lập tức đi t́m. Dù gà trống hay gà mái, hễ t́m ra là nó mổ rơ đau vào để dạy cho chú gà kia biết giờ biết giấc. Nó giết chuột đồng, rắn, nhện, rết, bọ cạp, và hễ thoáng có bóng một con diều hâu xuất hiện trên nền trời là nó lùa cả đàn gà vào đám cỏ rậm trong khi bản thân nó đứng ra đối địch với kẻ thù. Đă đem nó về là nó không rời chuồng gà bỏ đi nữa.

Một con chim lạ lùng như thế mà chúng tôi đă luộc ăn như một con gà tầm thường.

Le Breton Mặt nạ cho chúng tôi biết rằng Jésus, l; Enflé và khoảng ba chục cựu phạm nhân hiện đang bị giam ở sở cảnh binh Saint-Laurent; ở đấy họ đến xem các tù nhân măn hạn, xem thử có nhận ra một người nào đă từng ŕnh ṃ xung quanh ṭa nhà mà chúng tôi đă ở trước khi trốn đi không. Thằng “giữ ch́a khóa” người A-rập th́ bị nhốt xà-lim ở sở cảnh binh. Hắn bị giam cách ly, v́ họ nghi là hắn đồng lơa với chúng tôi. Hai cú chân giường sắt đă làm cho hắn ngất đi nhưng không để lại chút thương tích nào, c̣n bọn cảnh sát th́ chỉ bị sưng đầu nhẹ. “C̣n tôi th́ cảnh sát không động đến, v́ ai cũng biết tôi không bao giờ nhúng tay vào các vụ vượt ngục” Le Breton nói với chúng tôi rằng Jésus là một thằng rất khốn nạn. Khi tôi nói tới chiếc xuồng, anh ta đ̣i xem. Vừa trông thấy nó anh ta đă kêu lên:

- Nó thí mạng các anh c̣n ǵ. Cái xuồng này sẽ không bao giờ nổi lấy được một tiếng đồng hồ trên mặt biển. Hễ gặp phải một ngọn sóng hơi mạnh một chút, khi dập xuống nó sẽ vỡ ra làm đôi ngay. Chớ có đi chiếc xuồng này: chẳng khác ǵ tự sát.

- Thế th́ biết làm cách nào bây giờ?

- Anh có tiền không?

- Có

- Bây giờ tôi nói cho anh biết rơ phải làm ǵ, hơn nữa, tôi sẽ giúp anh: anh xứng đáng được giúp đỡ. Tôi sẽ giúp không thôi, sao cho anh và các bạn anh thành công. V́ bất cứ lư do ǵ các anh cũng không được đến gần làng. Muốn có được một cái thuyền tốt, phải đến đảo Bồ câu. Trên đảo này có gần hai trăm người hủi. Ở đây không có giám thị, và không bao giờ có một người nào lành mạnh đến đấy, kể cả thầy thuốc. Cứ mỗi ngày vào lúc tám giờ, một chiếc xuồng đưa lương thực đến cho người trên đảo đủ dùng trong hai mươi bốn tiếng, toàn đồ ăn sống. Viên y tá bệnh viện nhà lao giao một thùng thuốc cho hai viên y tá của đảo (đều mắc bệnh hủi), chuyên chăm sóc bệnh nhân trên đảo. Không có một ai, dù là cảnh sát, linh mục hay bọn săn người, đặt chân lên đảo. Những người hủi sống trong mấy túp nhà tranh nhỏ do chính họ dựng lên. Họ có một căn nhà chung để hội họp. Họ nuôi gà vịt để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Họ không được công khai bán bất cứ thứ ǵ, nhưng họ vẫn bí mật giao dịch mua bán với Saint-Laurent, Saint-Jean và với dân Tàu ở Guyane thuộc Hà-lan, ở Albina. Họ đều là những kẻ sát nhân thuộc loại nguy hiểm. Rất ít khi họ giết lẫn nhau, nhưng họ rất hay bí mật ra khỏi đảo, phạm một tội ác rồi sau đó lại trở về ẩn náu trên đảo. Để thực hiện những chuyến đi ấy, họ có một số thuyền lấy trộm được của dân làng bên. ở đảo này, tội nặng nhất là có một chiếc thuyền. Cảnh sát được lệnh bắn vào bất cứ thuyền nào đi vào đảo Bồ câu hay ra khỏi đảo. V́ vậy bọn hủi nhận ch́m thuyền của họ xuống nước và lấy đá chặn cho thuyền khỏi nổi lên. Mỗi khi cần đến thuyền, họ lặn xuống nước bỏ đá ra, thế là thuyền lại nổi lên. Trên đảo có đủ các giống người, từ khắp các miền của nước Pháp.

Kết luận: cái xuồng của anh chỉ có thể dùng trên sông Maroni mà thôi, mà với điều kiện là không chở nặng quá! Muốn ra biển phải kiếm một chiếc thuyền khác và cách tốt nhất là đến đảo Bồ câu mà t́m.

- Làm thế nào để đến đấy?

- Đây. Tôi sẽ cùng đi với anh trên sông cho đến khi trông thấy đảo. Nếu đi một ḿnh, anh sẽ không t́m ra hoặc có thể nhầm sang đảo khác. Đảo này cách cửa sông một trăm năm mươi cây số. Vậy phải quay trở lại phía sau. Nó ở phía trên Saint - Laurent đến năm mươi cây số. Tôi sẽ đưa anh đến thật gần đảo, sau đó tôi sẽ chuyển sang xuồng của tôi (ta sẽ kéo nó theo) và một ḿnh anh sẽ hành động trên đảo.

- Tại sao anh không lên đảo với chúng tôi?

- Trời ơi, - Le Breton nói. - Tôi đặt chân lên bến ván của họ có một lần (cái bến ván này là nơi ghé chính thức của thuyền Ban quản trị). Hồi đó là giữa ban ngày, thế mà những điều tôi trông thấy đă đủ cho tôi ngán lắm rồi. Anh tha thứ cho tôi, Papi ạ, nhưng cho tới chết tôi sẽ không bao giờ c̣n đặt chân lên đảo này nữa. Vả chăng tôi sẽ không khắc phục nổi cái cảm giác ghê tởm khi đứng gần họ, khi phải nói chuyện, phải thương lượng với họ. Như vậy tôi sẽ có hại hơn là có lợi cho anh.

- Bao giờ th́ đi?

- Sâm sẩm tối th́ đi.

- Thế bây giờ là mấy giờ rồi, Breton?

- Ba giờ.

- Được thế th́ tôi ngủ một lát.

- Không được đâu, anh phải thu xếp chở hết đồ đạc lên xuồng.

- Ồ, không, tôi sẽ đi xuồng không, sau đó sẽ quay về đón Clousiot. Clousiot sẽ ở lại đây trông đồ.

- Không thể được, không bao giờ anh có thể t́m lại chỗ này, ngay giữa ban ngày cũng vậy. Mà ban ngày th́ anh tuyệt nhiên không được có mặt trên sông. Cuộc lùng bắt các anh chưa chấm dứt đâu. Vùng sông vẫn c̣n nguy hiểm lắm.

Chiều xuống. Le Breton đi t́m cái xuồng độc mộc của anh. Chúng tôi buộc nó vào phía sau thuyền của chúng tôi. Clousiot ngồi cạnh Le Breton đang cầm chèo lái Maturette ngồi giữa, tôi ngồi phía trước. Thuyền ra khỏi vịnh một cách khó khăn, và khi ra đến sông th́ trời đă sắp tối. Một vầng thái dương khổng lồ màu đỏ huyết dụ làm bùng lên một đám cháy ở chân trời phía biển. Muôn vàn tia lửa của một trận pháo hoa vĩ đại đang thi nhau bùng lên, như thể những tia đỏ đang cố sao cho đỏ hơn những tia đỏ khác, những tia vàng đang cố sao cho vàng hơn những tia vàng khác, và ở những vùng các màu sắc pha trộn vào nhau th́ cố sao kết hợp được thật nhiều màu sắc. Có thể trông rơ ở phía trước, cách chúng tôi hai mươi cây số, cái cửa bể của con sông oai nghiêm đang đổ ra đại dương trong những đợt sóng màu hồng chen ánh bạc lấp lánh.

Le Breton nói: “Giờ nước ṛng sắp hết. Chỉ một tiếng đồng hồ nữa sẽ thấy nước triều lên: ta sẽ lợi dụng nó để đi ngược sông Maroni, và đi như thế chẳng cần chèo chống ǵ nhiều, rất chóng đến nơi”.

Đêm tối đổ sập xuống một cách đột ngột.

- Đi thôi, - Le Breton nói. - Chèo cho mạnh để ra giữa sông. Đừng hút thuốc nữa. Mấy mái chèo vục xuống nước, và chúng tôi cắt ngang ḍng đi khá nhanh. Tôi và Le Breton phối hợp rất ăn nhịp với nhau, mái chèo cắt nước đều đặn. Maturette đem hết sức b́nh sinh ra chèo. Càng ra giữa ḍng càng cảm thấy rơ thủy triều đang đẩy thuyền lao mạnh về phía trước. Thuyền lướt đi vun vút, cứ nứa giờ một lại cảm thấy thủy triều lên mạnh hơn. Sáu giờ sau, chúng tôi đă đến rất gần đảo. Thuyền lao thẳng vào đấy: một cái vệt lớn gần đúng giữa ḍng sông, chi hơi chếch về bên phải một chút. “Đây rồi” - giọng Le Breton nói khẽ. Đêm không tối lắm, nhưng chắc đứng hơi xa không sao thấy được chúng tôi, v́ làn sương mù bay là là trên mặt sông. Chúng tôi đă đến sát đảo. Khi đă phân biệt được rơ hơn những đường nét của giải bờ đá, Le Breton bước sang chiếc thuyền độc mộc của anh ta, nhanh nhẹn cởi dây buộc và nói khẽ một câu: “Chúc các bạn may mắn!”.

- Cám ơn nhé.

- Không có ǵ.

Chiếc thuyền của chúng tôi, không được Le Breton điều khiển nữa, bị ḍng nước đẩy ngang vào bờ đảo. Tôi cố lái cho nó đi thẳng trở lại, nhưng không có kết quả cho lắm, và vẫn bị ḍng nước đẩy mạnh, chiếc thuyền đâm cheo chéo vào những khóm lá rũ trên mặt nước. Thuyền xô vào bờ rất mạnh, mặc dầu tôi đă dùng chèo cố hăm lại, đến nỗi giá đây không phải là một lùm cây mà là một tảng đá, th́ chiếc thuyền đă vỡ tan ra rồi, và thế là đi tong các thứ đồ dùng và lương thực, v. v. Maturette nhảy xuống nước, kéo chiếc thuyền vào, thế là chúng tôi chui vào phía dưới một lùm cây rất to. Cậu ta lại kéo nữa, và chúng tôi đă buộc được thuyền vào một cành cây. Chúng tôi uống mỗi người mấy ngụm rượu rhum, và tôi leo lên bờ một ḿnh, để hai bạn tôi ngồi lại dưới thuyền..

Tay cầm địa bàn, tôi bước đi sau khi đă làm găy mấy cành cây và móc vào nơi này nơi nọ những miếng vải bao bột mà tôi đă xé sẵn ra trước khi lên đường. Đi được một lát, tôi thấy có ánh đèn lập ḷe phía trước và chợt nghe thấy những tiếng người nói. Trước mặt tôi có ba nếp nhà tranh. Tôi bước về phía đó. V́ tôi không biết ḿnh sẽ tŕnh diện với những người ở trên đảo ra sao, tôi quyết định để cho họ phát hiện tôi trước. Tôi đánh một que diêm. Khi ánh lửa lóe lên, một con chó nhỏ vừa sủa vừa xông vào tôi. Nó cứ chồm chồm chỉ chực cắn vào chân tôi. Mong sao nó đừng mắc bệnh hủi” - tôi thoáng nghĩ. Ngu quá, chó có bao giờ lại mắc bệnh hủi!

- Ai đấy? Ai? Cậu đấy hả Marcel?

- Tôi là một người vượt ngục.

- Anh đến đây làm cái ǵ? Để ăn trộm hẳn? Anh tưởng chúng tôi có của thừa chắc?

- Tôi cần được giúp đỡ.

- Giúp không hay có trả tiền?

- Mày có câm mồm đi không, thằng Chouette kia?

Bốn bóng người từ trong mấy nếp nhà tranh đi ra.

- Đi tới từ từ anh bạn! Tôi cuộc rằng anh chính là người có khẩu mousqueton. Nếu anh có mang theo, anh cứ để xuống đất đi, ở đây anh không sợ ǵ hết.

- Vâng, chính tôi, nhưng khẩu mousqueton th́ tôi không mang theo.

Tôi bước tới sát họ. Trời tối quá tôi không phân biệt được nét mặt mấy người ấy. Tôi giơ tay ra một cách ngu xuẩn. Không ai bắt lấy bàn tay tôi. Tôi hiểu ra, một cách hơi muộn màng, rằng bắt tay là một cử chỉ không bao giờ có ở đây: họ không muốn làm cho tôi nhiễm bệnh.

- Vào nhà đi, - La Chouette nói.

Túp lều tranh sáng mờ mờ dưới ánh một cây đèn dầu đặt trên bàn.

- Ngồi xuống đi.

Tôi ngồi xuống một chiếc ghế rơm không có lưng tựa. La Chouette thắp thêm ba cây đèn dầu nữa và đem một cây đặt lên cái bàn ngay trước mặt tôi. Ngọn khói bốc lên từ cái bấc đèn dầu dừa tỏa ra một thứ mùi ngửi mà buồn nôn. Tôi ngồi, c̣n năm người kia đứng, tôi không trông rơ mặt họ. c̣n mặt tôi th́ vừa ngang tầm ánh đèn, chắc họ trông rất rơ: hẳn là họ có chủ ư để ánh sáng như vậy. Giọng nói ban năy đă mắng bảo La Chouette câm mồm bây giờ lại nói:

- L'anguille, cậu sang bên nhà chung hỏi xem bên ấy có muốn chúng ta đưa anh này sang không. Toussaint trả lời ra sao về đây báo ngay, nhất là trong trường hợp Toussaint đồng ư. ở đây chúng tôi không có ǵ để mời anh uống đâu anh bạn ạ, trừ khi anh vui ḷng nuốt trứng sống.

Hắn đặt trước mặt tôi một cái giỏ đan đựng đầy trứng.

- Cám ơn, tôi không cần đâu.

Bên tay phải, rất gần chỗ tôi, một người trong bọn họ ngồi xuống, và lần đầu tiên tôi trông thấy bộ mặt của một người hủi. Thật là gớm ghiếc. Tôi phải cố gắng lắm mới không ngoảnh mặt đi và không để lộ cái cảm giác ghê tởm ra ngoài. Cái mũi đă bị ăn ṃn hết cả thịt lẫn xương, ở chính giữa mặt chỉ thấy một cái lỗ lớn. Tôi nói là một cái lỗ, chứ không phải hai đâu, nó to bằng một đồng tiền hai francs. Cái môi dưới về phía bên phải cũng bị ăn sứt, để lộ ba cái răng tróc nếu, rất dài đều vàng khè, cắm thẳng vào xương hàm trên đă tróc hết thịt. Hắn chỉ c̣n một tai. Hắn đặt một bàn tay băng bó lên bàn: đó là bàn tay phải. Bằng hai ngón tay cuối cùng c̣n lại trên bàn tay phải, hắn cầm một điếu x́ gà to và dài, chắc chắn là do hắn quấn lấy bằng một tấm lá thuốc chưa khô hẳn, v́ điếu x́-gà có màu tai tái. Chỉ c̣n con mắt bên trái của hắn là con mi, mắt bên phải không nhắm lại được, và một vết loét dài và sâu từ mắt phải chạy lên trán rồi mất hút trong mớ tóc hoa râm bù xù.

Bằng một giọng khản đặc, hắn nói với tôi:

- Chúng tôi sẽ giúp anh, anh bạn ạ. Chứ không th́ rồi dần dà anh sẽ có đủ th́ giờ để trở thành như tôi: điều đó tôi chẳng muốn.

- Cám ơn.

Tôi tên là Jean sans Peur, tôi là dân ngoại ô. Khi tôi bước chân đến trại khổ sai, tôi c̣n đẹp hơn, lành mạnh hơn, khỏe hơn anh. Trong mười năm, tôi đă hóa ra thế này.

- Họ không chữa cho anh sao?

- Có chứ. Từ khi tôi tiêm dầu choumogra cho đến nay th́ thấy có đỡ. “Đây anh xem”. Hắn quay nghiêng đầu cho tôi xem mé bên trái: - Bên này đang khô dần. Một niềm thương xót vô hạn tràn ngập ḷng tôi, và tôi giơ tay ra toan sờ vào má bên trái của hắn để bày tỏ niềm thông cảm. Nhưng hắn đă né người ra phía sau, nói:

- Cám ơn anh đă có ḷng muốn chạm vào tôi. Nhưng tôi phải khuyên anh là đừng bao giờ chạm vào một người bệnh, mà cũng đừng bao giờ ăn hay uống vào một cái cà-mèn của họ.

Trước sau tôi chỉ một lần trông thấy mặt một người hủi - người duy nhất đă có đủ can đảm chịu để cho tôi nh́n thẳng vào mặt.

- Hắn ta đâu? - Trên ngưỡng cửa hiện ra một bóng người thấp tịt, gần như một người lùn.

- Toussaint và mấy tay kia muốn gặp hắn. Đưa hắn tới trung tâm đi.

Jean sans Peur đứng dậy, nói với tôi:

- Đi theo tôi.

Chúng tôi cùng đi cả ra ngoài trong đêm tối, bốn năm người đi phía trước, Jean sans Peur đi bên cạnh tôi, mấy người nữa đi phía sau. Ba phút sau, khi chúng tôi đi đến một cái nền rộng đắp cao lên, ánh trăng mờ mờ soi lên cái thứ quảng trường này. Đó là chỗ cao nhất trên đảo. ở chính giữa có một ngôi nhà. Một ít ánh sáng lọt qua hai khung cửa sổ. Khoảng hai mươi người đứng trước cửa chờ chúng tôi. Chúng tôi bước tới. Vào đến cửa, họ xê ra hai bên cho chúng tôi vào nhà. Đó là mọt gian pḥng h́nh chữ nhật chiều dài khoảng mười mét, chiều rộng bốn mét, có một thứ ḷ sưởi củi gỗ đang cháy, bốn góc có đặt bốn tảng đá lớn cao ngang nhau. Gian pḥng được chiếu sáng bằng hai cây đèn băo lớn thắp dầu hỏa. Ngồi trên một chiếc ghế đẩu là một người không có tuổi, mặt trắng bệch, mắt đen. Sau lưng hắn có năm sáu người ngồi trên một chiếc ghế dài.

Hắn nói với tôi:

- Tôi là Toussaint le Corse, c̣n anh là Papillon?

- Vâng.

- ở trại khổ sai tin tức đi rất nhanh, cũng nhanh ngang những hành động của anh. Khẩu mousqueton của anh để đâu?

- Chúng tôi ném xuống sông rồi.

- Ở chỗ nào?

Ngay trước bức tường bệnh viện, đúng ở chỗ chúng tôi leo qua tường.

- Thế th́ có thể t́m lại được chứ?

- Tôi nghĩ là có thể, v́ nước chỗ ấy không sâu.

Sao anh biết?

- V́ chúng tôi phải lội xuống nước để khiêng anh bạn của chúng tôi bị thương đưa lên thuyền.

- Hắn ta bị thương thế nào?

- Găy một chân.

- Anh đă làm ǵ cho hắn chưa?

- Tôi đă buộc nẹp cho anh ta.

- Hắn có đau không?

- Có

- Bây giờ hắn đâu?

- Dưới xuồng ấy.

- Anh bảo là anh đến đây v́ cần được giúp đỡ: vậy anh cần thứ ǵ?

- Một chiếc thuyền.

- Anh cần chúng tôi giúp anh một chiếc thuyền?

- Vâng. Chúng tôi có tiền để trả.

- Được Tôi sẽ bán cho anh chiếc thuyền của tôi. Nó là thứ tuyệt hảo, và hăy c̣n mới toanh. Tôi vừa mới lấy trộm được tuần trước ở Albina. Đó không phải là một cái thuyền, đó là một chiếc tàu viễn dương. Chỉ thiếu có một cái: đó là cái trụ đáy. Trong hai tiếng đồng hồ bọn tôi sẽ lắp cho anh một cái trụ đáy tươm tất. C̣n th́ cái ǵ cũng có sẵn: bánh lái có cả tay lái đầy đủ, cột buồm cao bốn mét bằng gỗ lim và một lá buồm bằng vải lanh mới tinh khôi. Anh trả tôi bao nhiêu?

- Anh cứ nói giá đi! Tôi không biết giá cả ở đây.

- Ba ngàn francs nếu anh có đủ tiền trả, c̣n nếu không đủ th́ anh quay về t́m khẩu mousqueton đi rồi tối mai đem đến đây mà đổi lấy thuyền.

- Không, tôi sẽ trả tiền.

- Được rồi. Xong phắt. La Puce, dọn cà-phê!

La Puce tức là cái người lùn tịt ban nay đă sang bên kia t́m tôi. Hắn đến cạnh một tấm ván đóng vào tường phía trên ḷ sưởi, lấy một cái cà-mèn mới tinh đă được lau chùi bóng lộn lên, rồi lấy một cái chai đựng cà phê rót vào đấy và bắc bên bếp lửa. Một lát sau hắn bỏ cà-mèn xuống, rót cà-phê ra mấy cái ca đề cạnh bốn tảng đá. Toussaint cúi người cầm lấy và chuyển cho mấy người ngồi sau lưng hắn. La Puce cầm cái cà-mèn đưa cho tôi, nói: “Uống đi, đừng sợ, cái cà-mèn này chỉ dùng cho khách văng lai. Không có người bệnh nào uống vào đây đâu”.

Tôi cầm lấy cái cà-mèn uống rồi đặt lên đùi. Lúc bấy giờ tôi mới nhận thấy có một đốt ngón tay người dính vào cái cà-mèn. Tôi đang ngỡ ngàng th́ La Puce nói:

- Chà, ḿnh lại rơi đâu mất một ngón tay nữa rồi! Đi đi đàng nào thế không biết?

- Nó đây - Tôi vừa nói vừa chỉ cái cà-mèn. La Puce gỡ cái ngón tay ra, ném vào lửa. Hắn lại đưa cà-mèn cho tôi, nói:.

- Anh cứ uống đi, v́ tôi là loại hủi khô. Tôi cứ rụng dần từng bộ phận một, nhưng tôi không bị rữa, chứng này không lây đâu.

Một mùi thịt nướng thoang thoảng trên không. Tôi nghĩ bụng chắc đó là mùi cái ngón tay bị ném vào ḷ sưởi

Toussaint nói: “Anh sẽ phải ở lại đây cả ngày cho đến tối để chờ nước ṛng. Bây giờ anh phải ra bảo cho các bạn anh biết. Các anh hăy khiêng anh bạn bị găy chân lên một căn lều mà nằm, xuống thuyền lấy hết các thứ lên rồi nhận ch́m nó đi. ở đây không có ai đỡ được cho các anh một tay đâu. Chắc anh cũng hiểu tại sao rồi.

Tôi lập tức ra chỗ hai bạn tôi đang đợi ở dưới thuyền. Tôi và Maturette khiêng Clousiot lên, đặt cho anh ta nầm trong một căn lều. Một giờ sau dưới thuyền không c̣n thứ ǵ nữa, và các đồ đạc, thực phẩm của chúng tôi đều được xếp lại ngăn nắp. La Puce xin chúng tôi cái xuồng và một mái chèo. Tôi cho ngay. Hắn liền đem xuồng đi d́m ở một nơi hắn biết. Đêm đă qua rất nhanh.

Cả ba chúng tôi cùng nằm trong căn lều tranh, trên những tấm chăn mới do Toussaint gửi tới. Mỗi tấm đều được trao cho chúng tôi trong một cái túi bọc bằng giấy gói hàng loại cứng. Tôi nằm dài trên chăn kể lại cho Clousiot và Maturette nghe những sự việc đă diễn ra từ khi tôi lên đảo và kết quả cuộc thương lượng giữa tôi với Toussaint. Clousiot nói ra một câu rất ngốc, chẳng qua v́ không kịp suy nghĩ:

- Vậy là chuyến vượt ngục này tốn sáu ngàn năm trăm francs. Tớ sẽ đưa cậu một nửa số tiền ấy, tức là cái món ba ngàn francs của tớ.

- Tụi ḿnh đến đây không phải để ngồi làm những con tính kiểu Armêni như vậy. Chừng nào tôi hăy c̣n xu là tôi cứ trả. Rồi sau hẵng hay.

Không một người hủi nào vào căn lều của chúng tôi. Trời sáng th́ thấy Toussaint đến.

- Chào các anh. Các anh có thể ra ngoài chơi. Cứ yên tâm: ở đây không có ai đến quấy rầy các anh đâu.

Trên ngọn cây dừa ở đàng kia có một tay của chúng tôi gác. Xem có thuyền của cảnh sát đi trên sông không. Bây giờ không có. Chừng nào vẫn thấy miếng vải trắng kia bay trên ngọn dừa tức là không có ǵ. Nếu trông thấy ǵ, tay gác trên ngọn dừa sẽ xuống báo ngay. Các anh có thể tự đi hái đu đủ lấy mà ăn nếu thấy thích.

Tôi nói:

- Toussaint này, thế cái trụ đáy th́ thế nào đây?

- Sẽ lấy cánh cửa bệnh xá mà làm. Đó là loại “gỗ rắn”, rất nặng. Xẻ đôi cánh cửa ra thành hai tấm gỗ ghép lại là xong. Anh em ở đây đă đưa thuyền lên băi cao từ hồi đêm. Anh đến mà xem.

Chúng tôi cùng đến xem. Đó là một chiến thuyền tuyệt đẹp dài năm mét hăy c̣n mới tinh. Trên thuyền có hai tấm ván bắc ngang trong đó một tấm có khoét lỗ để đút cột buồm. Thuyền rất nặng. Tôi và Maturette phải khó nhọc lắm mới lật sấp nó xuống được. Cánh buồm và dây lèo đều mới. Hai bên mạn thuyền có gắn những cái ṿng để buộc các thứ chở theo, trong đó có thùng nước ngọt. Chúng tôi bắt tay vào việc. Đến trưa, một cái trụ đáy chắc chắn, càng về phía trước càng thon lại, đă được gắn chặt vào đáy thuyền bằng những cái đinh xoắn ốc rất dài và bằng bốn cái đinh chốt có lắp ṿng mà tôi đă mang theo.

Đứng thành ṿng tṛn xung quanh chúng tôi, đám người hủi im lặng xem chúng tôi làm. Toussaint chỉ vẽ cho chúng tôi rơ cần làm những ǵ, và chúng tôi cứ thế mà làm theo. Mặt Toussaint thoạt trông có vẻ như b́nh thường: không có chỗ nào lở loét hay sứt sẹo; chỉ khi nào hắn nói mới thấy là chỉ có một nửa mặt bên trái nhúc nhích. Hắn cũng nói rơ cho tôi biết là nửa bên phải bị liệt hẳn, và cũng nói thêm rằng hắn bị bệnh hủi khô. Ngực bên phải và cánh tay phải của hắn cũng bi liệt và hắn dự tính là chỉ ít lâu nữa cái chân phải cũng sẽ liệt nốt: Con mắt phải của hắn im ĺm bất động như mắt giả. Nó vẫn thấy, nhưng không cử động được. Tên những người hủi trên mấy trang giấy này đều không phải là tên thật của họ. Để đừng bao giờ những ai đă từng yêu đương hay quen biết những con người khốn khổ này biết được họ đă bị thối rữa ngay khi c̣n sống một cách ghê sợ như thế nào.

Tôi vừa làm việc vừa nói chuyện với Toussaint. Nhưng người khác chẳng ai nói ǵ. Chỉ trừ có một lần: lúc ấy tôi toan cầm lấy mấy cái bản lề họ đă tháo ra từ một cái tủ trong bệnh xá để đóng thêm vào trụ đáy cho chắc, th́ một người hủi nói: “Khoan đă, cứ để đấy. Trong khi tháo tôi bị đứt tay nên máu dính vào đấy. Tôi đă chùi di nhưng chưa sạch hẳn”. Một người hủi khác lấy rượu rhum rót lên chiếc bản lề rồi châm lửa đốt hai lần, xong mới nói: “Bây giờ th́ được rồi, anh lấy đi”.

Trong khi chúng tôi làm việc, Toussaint nói với một người hủi: “Cậu đă mấy lần đi, cậu phải nói kỹ cho Bươm bướm hiểu rơ cung cách, v́ ba cậu này đều chưa đi lần nào”. Người kia lập tức giảng giải:

- Chiều nay sẽ có nước ṛng rất sớm, ba giờ đă bắt đầu rồi. Chập tối khoảng sáu giờ, sẽ có một ḍng nước thủy triều xuống rất mạnh, trong khoảng chưa đến ba tiếng đồng hồ sẽ đưa các anh xuống chỉ cách cửa bể chừng một trăm cây số. Đến chín giờ là phải dừng lại. Anh phải buộc kỹ thuyền vào một thân cây trong rừng mà đợi cho qua sáu tiếng đồng hồ nước thủy triều lên: tức là đến ba giờ sáng. Anh đừng ra đi vào giờ này, v́ nước xuống chưa mạnh. Đến bốn giờ rưỡi sáng anh hăy cho thuyền ra giữa sông. Anh có được một tiếng rười để đi năm mươi cây số trước khi mặt trời lên. Cái thời gian một tiếng rưỡi này là thời cơ độc nhất vô nhị của anh đấy. Đến sáu giờ, khi trời sáng, anh phải ra biển rồi. Dù bọn cảnh sát có trông thấy anh, chúng cũng không đuổi theo anh được, v́ chúng sẽ đến chỗ giáp triều ở cửa biển đúng vào lúc thủy triều bắt đầu lên. Chúng sẽ gặp phải ngọn triều dữ dội không tài nào vượt qua được trong khi anh đă ra khơi rồi. Cái khoảng cách một cây số ngăn chia bọn cảnh sát với anh khi chúng trông thấy anh, bằng bất cứ giá nào anh cũng phải có được nó: v́ đó chính là sinh mệnh của anh. ở đây chỉ có một lá buồm, trước đây anh đă sắm được những ǵ cho cái xuồng kia?

- Một lá buồm chính và một lá buồm foc.

- Chiếc thuyền này nặng, có thể chịu được hai foc, một lá căng đứng dọc cột buồm, đáy h́nh tam giác chạy từ mũi thuyền đến chân cột buồm, một lá buộc lỏng cho nó phồng lên ở phía trước mũi thuyền, để nó nâng mũi thuyền lên khi có sóng ngược chiều. Khi vượt cửa biển anh cho căng hết buồm lên, đâm thẳng vào các đợt sóng: ở cửa biển sóng bao giờ cũng rất to. Anh cho hai bạn anh nằm sát đáy thuyền để cho nó có thăng bằng hơn, c̣n anh, anh phải cầm tay lái thật vững. Đừng buộc lèo vào chân, phải luồn nó vào cái ṿng bên mạn thuyền và giữ nó bằng cách quấn một ṿng quanh cổ tay (chỉ một ṿng thôi đấy). Nếu anh thấy sức gió thổi cùng chiều với một ngọn sóng lớn làm cho nó mạnh thêm gấp bội, và anh phải nằm rạp xuống nước với nguy cơ lật thuyền, anh hăy buông hết ra, sẽ thấy thuyền tức khắc lấy lại thăng bằng. Khi đó anh đừng hăm lại, cứ thả lỏng cho buồm chính vật qua vật lại mặc sức, chỉ dùng hai lá foc cho thuyền tiến thẳng vào luồng gió. Măi đến khi nào ra đến chỗ nước xanh anh mới đủ th́ giờ để bảo cậu bé hạ buồm xuống, thu gọn nó vào ḷng thuyền, rồi sau đó cho kéo nó lên và lại chuyển sang hướng mới. Anh biết đường đi trên biển chứ?

- Không. Tôi chỉ biết rằng xứ Venezuela và xứ Colombia ở về phía tây-bắc.

Đúng đấy, nhưng anh phải coi chừng đừng để gió thổi dạt vào bờ. Xứ Guyane thuộc Hà Lan họ giao trả tù vượt ngục đấy, xứ Guyane thuộc Anh cũng vậy. Đảo Trinidad th́ không giao trả tù nhưng lai bắt anh phải lên đường sau mười lăm ngày cho tạm trú. Xứ Venezuela th́ trao trả tù vượt ngục sau khi đă bắt anh làm phu sửa đường một hai năm.

Tôi vểnh hết tai lên nghe thật kỹ. Toussaint nói là thỉnh thoảng anh ta vẫn đi, nhưng v́ anh ta mắc bệnh hủi cho nên cũng bị họ trả về một cách dứt khoát. Anh ta thú thật là chưa bao giờ đi quá được Georgetown ở Guyane thuộc Anh. Bệnh hủi của Toussaint chỉ có thể thấy rơ khi nào anh ta đi chân không: bao nhiêu ngón chân đều đă rụng hết. Anh ta bắt tôi nhắc lại những điều anh ta vừa dặn ḍ tôi. Tôi nhắc lại không sai một chữ. Đến đây Jean sans Peur nói: “Anh ta phải đi ra khơi trong bao nhiêu lâu?” Tôi trả lời trước:

- Tôi sẽ đi hướng bắc - đông - bắc trong ba ngày. Với ảnh hưởng của hải lưu, hướng thực tế sẽ thành bắc bắc; đến ngày thứ tư tôi sẽ chuyển sang hướng tây bắc, và kết quả sẽ là chính tây.

- Khá lắm, - Toussaint nói. - Tôi th́ lần vừa rồi tôi chỉ đi hai ngày theo hướng đông - bắc, thành thử tôi rơi đúng vào Guyane thuộc Anh. Với ba ngày theo hướng bắc, anh sẽ ṿng qua phía bắc Trinidad hay Barbados, và băng một phát qua Venezuela mà không hay, để rơi trúng vào Curacao hay Colombia.

Jean sans Peur nói:

- Toussaintnày, cậu vừa bán chiếc thuyền bao nhiêu?

- Ba ngàn, - Toussaint nói. - Đắt quá hay sao?

- Không. Tôi hỏi không phải có ư như thế. Chẳng qua để biết thôi. Anh có đủ sức trả không, Papillon?

- Có

Trả xong có c̣n được ít nhiều ǵ không? Không. Chúng tôi chỉ có ngần ấy: đúng ba ngàn francs trong plan của cậu Clousiot.

- Toussaint ạ, tôi đưa khẩu súng lục của tôi cho cậu - Jean sans Peur nói. - Tôi muốn giúp các cậu này. Cậu trả tôi bao nhiêu?

- Một ngàn francs, - Clousiot nói. - Tớ cũng muốn giúp các cậu ấy.

- Cám ơn các anh nhiều quá, - Maturette nh́n Jean sans Peur nói.

- Cảm ơn, - Clousiot cũng nói.

C̣n tôi, lúc ấy tôi thấy xấu hổ v́ đă nói dối họ. Tôi nói:

- Không được, tôi không thể nhận của anh một món quà như vậy: không có lư do ǵ cho phép tôi nhận như thế.

Jean sans Peur nh́n tôi, nói:

- Có chứ, có lư do đấy. Ba ngàn francs là một món tiền lớn, thế nhưng với cái giá ấy Toussaint thiệt ít nhất là hai ngàn, v́ chiếc thuyền tốt cực kỳ. Không có lư ǵ tôi lại không góp phần giúp các anh.

Lúc bấy giờ đă xảy ra một điều rất cảm động: La Chouette ném một cái mũ xuống đất, thế là đám người hủi ném vào đấy người th́ tiền đúc, người th́ tiền giấy. Từ khắp mọi nơi đều có những người hủi kéo tới, và ai ai cũng có ít nhiều bỏ vào cái mũ. Tôi thấy xấu hổ quá Nhưng bây giờ tôi không thể nói rằng tôi c̣n tiền? Trời ơi, biết làm thế nào bây giờ? Tôi đă xử sự một cách thật đốn mạt trước nghĩa cử cao đẹp của họ. Tôi nói: “Tôi van các anh, các anh đừng hy sinh như vậy!”. Một người da đen Tombouetou, hai tay cùi hết chỉ c̣n là hai cục thịt, không sót lấy được một ngón, nói: tiền của chúng tôi không phải để sống. Anh cứ nhận đi, đừng ngượng ngập. Tiền chúng tôi dùng để đánh bạc hay để hôn hít mấy con mẹ hủi vẫn thỉnh thoảng từ Albina tới”. Những lời này làm cho tôi thấy đỡ nặng ḷng, và đến đây tôi mới từ bỏ ư định thừa nhận là ḿnh hăy c̣n tiền.

Họ đă cho luộc hai trăm quả trứng khiêng tới cho chúng tôi trong một cái thùng mang dấu chữ thập đỏ. Đó là cái thùng đựng các thứ thuốc họ vừa nhận được sáng nay. Họ c̣n mang đến hai con rùa sống mỗi con ít ra cũng phái đến ba chục cân, sau khi đă trói nó lại rất kỹ, một mớ thuốc lá chưa thái, hai chai đầy diêm que và b́a quẹt, một bị gạo chừng năm mươi cân, hai bị than củi, một cái bếp cồn (cái bếp của bệnh xá), và một bi-đông xăng. Cả cái tập thể khốn khổ này đều xúc động v́ t́nh cảnh của chúng tôi, và ai cũng muốn góp phần vào sự thành công của chuyến vượt ngục. Tưởng chừng như chính họ đang vượt ngục vậy. Chúng tôi đă kéo chiếc thuyền đến một cái bến gần chỗ chúng tôi ghé xuồng đêm trước. Họ đă đếm số tiền quyên góp trong cái mũ: tám trăm mười francs. Tôi chỉ phải đưa một ngàn hai trăm francs cho Toussaint là đủ. Clousiot đưa cái plan của cậu ta cho tôi, tôi mở nó ra trước mặt mọi người. Nó đựng một tờ giấy bạc một ngàn francs và bốn tờ năm trăm. Tôi trao cho Toussaint một ngàn rưởi francs, anh ta thối lại ba trăm rồi nói:

- Anh cầm lấy khẩu súng này, tôi tặng anh đấy. Các anh đă chơi xả láng với số kiếp, phải làm sao đừng để xảy ra cái t́nh trạng là đến phút cuối chỉ v́ không có vũ khí mà đi tong hết cả bấy nhiêu công sức. Tôi hy vọng rằng anh sẽ không có dịp nào cần phải dùng đến nó.

Tôi không c̣n biết nói thế nào để cảm ơn anh ta - trước hết là anh ta, và sau đó là tất cả cái khối cộng đồng của họ. Người y tá của đảo đă xếp sẵn một cái hộp đựng bông thấm nước, cồn, aspirin, băng, i-ốt, một cái kéo và một cuộn băng dính. Một người hủi mang đến hai tấm ván mỏng bào rất kỹ và hai giải băng Velpeau mới tinh c̣n để nguyên trong hộp. Anh ta tặng chúng tôi mấy thứ đó chẳng qua để chúng tôi thay bộ nẹp chân cho Clousiot.

Đến khoảng năm giờ trời bắt đầu đổ mưa. Jean sans Peur nói với tôi.

- Các anh gặp may đấy. Trời này th́ không sợ bị chúng nó nh́n thấy. Các anh có thể lên đường ngay và như thế là lợi được cả nửa giờ. Khi phải dừng lại đợi, các anh sẽ ở gần cửa biển hơn để lại lên đường lúc bốn giờ rưỡi sáng.

Tôi nói:

- Tôi sẽ làm thế nào để biết giờ giấc đây?

Thủy triều sẽ cho anh biết giờ, tùy theo lúc nó lên hay xuống.

Chúng tôi hạ thủy chiếc thuyền. Nó chẳng phải như cái xuồng kia đâu: mạn thuyền nhô cao lên trên mặt nước đến hơn bốn tấc trong khi chở cả ba chúng tôi lẫn toàn bộ đồ lề và lương thực. Cột buồm được quấn trong mấy lá buồm và đặt nằm trong ḷng thuyền, v́ đến khi xuất phát để ra biển mới dùng đến buồm. Chúng tôi lắp bánh lái, tay lái đâu vào đấy, đặt thêm một cái đệm bằng dây leo để tôi ngồi lái thuyền cho êm. Chúng tôi lại dùng mấy tấm chăn lót thành một chỗ nằm cho Clousiot ở đáy thuyền (cậu ta không chịu thay băng). Clousiot nằm ngay dưới chân tôi: cậu ta nằm giữa ḷng thuyền, một bên là tôi, bên kia là cái thùng đựng nước ngọt. Maturette cũng ngồi giữa ḷng thuyền, nhưng ở phía trước. Tôi lập tức có được một cảm giác an toàn mà tôi không hề thấy có khi ngồi lên cái xuồng trước kia.

Trời vẫn mưa. Tôi sẽ phải đi xuôi ḍng ở khoảng giữa sông, nhưng hơi chếch sang bên trái, phía bờ thuộc địa phận Hà Lan. Jean sang Peur nói:

- Lên đường mạnh giỏi nhé! Thôi đi ngay đi cho sớm sủa.

- Chúc các anh may mắn! - Toussaint nói đoạn đạp mạnh chiếc thuyền ra khỏi bờ.

“Cảm ơn Toussaint, cảm ơn Jean, cảm ơn tất cả các bạn một ngàn lần”. - Và chúng tôi rời khỏi đảo rất nhanh dưới sức đẩy của ḍng nước thủy triều xuống đă bắt đầu từ cách đây hai tiếng rưỡi và bây giờ đang chảy băng băng như ḍng thác.

Trời vẫn mưa, nh́n ra phía trước cách mười thước đă không trông thấy ǵ rồi. V́ ở phía xuôi có hai ḥn đảo nhỏ nữa, cho nên Maturette cứ phải chồm người lên, mắt đăm đăm nh́n trước mặt, để cho thuyền khỏi đâm vào những tảng đá ven bờ đảo. Đêm đă xuống. Một cái cây đại thụ cùng trôi xuôi ḍng với chúng tôi đă có lúc làm cho chúng tôi phải lúng túng với những cành lá xum xuê của nó. May thay nó trôi chậm hơn, cho nên chúng tôi cũng nhanh chóng gạt nó ra xa chiếc thuyền, và tiếp tục lao tới với tốc độ ba mươi cây số một giờ là ít. Chúng tôi hút thuốc lá, uống rượu rhum.

Người trong làng hủi đă cho chúng tôi sáu chai đầy. Có điều lạ là trong chúng tôi không có ai nhắc tới những vết loét khủng khiếp mà chúng tôi đă nh́n thấy trên thân thể những người hủi. Câu chuyện chỉ xoay quanh một đề tài duy nhất: ḷng tốt của họ, sự hào phóng của họ, tính ngay thẳng của họ, và cái hên của chúng tôi đă gặp được Le Breton Mặt nạ đưa chúng tôi đến Đảo Bồ Câu.

Trời mưa mỗi lúc một to, tôi ướt như chuột lột, nhưng mấy cái áo va-rơi len tốt đến nỗi mặc dầu ướt sũng nó vẫn giữ được hơi ấm như thường. Chúng tôi không thấy lạnh. Chỉ có bàn tay toi cầm lái bị nước mưa làm cho tê dại đi. Maturette nói:

- Bây giờ chúng ḿnh trôi phải đến bốn mươi cây số một giờ. Đă đi được bao nhiêu lâu rồi nhỉ?

- Để yên tớ nói cho mà nghe, - Clousiot nói. - Đợi tí nhé: ba tiếng mười lăm phút.

- Cậu này điên! Cậu làm thế nào mà biết được?

- Từ khi bắt đầu đi tớ đă đếm từng ba trăm giây một, cứ mỗi lần tớ lại cắt một miếng các-tông. Tớ đă có được ba mươi chín miếng. Mỗi miếng là năm phút, vị chi là ba giờ mười lăm phút. Nếu tớ không nhầm, chỉ mười lăm hay hai mươi phút nữa chúng ḿnh sẽ không đi xuôi nữa, mà sẽ trôi ngược về điểm xuất phát.

Tôi đẩy tay lái sang phải để cho thuyền đi chéo góc vào bờ, phía Guyane thuộc Hà Lan. Chưa vào đến bờ đă thấy ḍng nước đứng lại, không chảy xuôi mà cũng chẳng chảy ngược. Trời vẫn cứ mưa. Bây giờ chúng tôi không hút thuốc, không nói chuyện nữa, chỉ bảo nhau thầm th́: “Cầm lấy chèo mà chèo vào đi”. Tôi cũng chèo, c̣n tay lái th́ kẹp vào đùi cho bánh lái khỏi đảo. Thuyền từ từ ghé vào dải bờ rậm rạp. Chúng tôi vít cành cho thuyền chui vào dưới một lùm cây, và nấp vào đấy Xung quanh cây lá dày đặc, tối như bưng. Ḍng sông phủ một lớp sương mù xám xịt. Nếu không căn cứ vào nước thủy triều lên xuống th́ không thể nào biết được phía nào là biển, phía nào là nguồn sông.

Giờ hoàng đạo

Thủy triều lên sẽ kéo dài sáu giờ. Thêm một tiếng rưỡi đợi nước ṛng nữa: như vậy tôi có thể ngủ bảy tiếng đồng hồ, mặc dầu tôi đang ở vào một trạng thái phấn khích dữ dội. Tôi phải ngủ bằng được, v́ một khi đă ra khơi rồi, tôi c̣n ngủ vào lúc nào được nữa? Tôi nằm xuống giữa cái thùng ton-nô và cái cột buồm, Maturette căng một tấm chăn làm mái giữa cái thùng và tấm ván ngang, thế là tôi đă được che mưa che gió tươm tất, tha hồ ngủ cho kỹ. Tuyệt nhiên không có ǵ đến quấy rầy giấc ngủ say như chết của tôi, dù là một giấc chiêm bao, là mưa gió hay là tư thế nằm không thoải mái. Tôi ngủ, ngủ măi cho đến khi Maturette đánh thức tôi dậy:

- Papi ơi, h́nh như đến giờ rồi, hay gần gần như thế. Nước thủy triều bắt đầu xuống từ lâu rồi.

Tôi tḥ tay xuống nước th́ thấy luồng nước chảy về phía mũi thuyền, tức về phía biển, rất nhanh (chúng tôi cho thuyền quay mũi sẵn ra biển). Trời đă tạnh mưa. Một vành trăng khuyết cho phép chúng tôi nh́n thấy khá rơ trước mặt chúng tôi hàng trăm mét, ḍng sông đang cuốn đi những đám cỏ, những thân cây, những khối ǵ đen ng̣m. Nơi chúng tôi buộc thuyền không có gió. Liệu ra giữa sông sẽ có chăng? Gió có mạnh không? Chúng tôi từ dưới lùm cây rậm chui ra, thuyền vẫn buộc vào một rễ cây bằng một cái nút tḥng lọng. Tôi nh́n lên trời để xác định đâu là bờ biển, đâu là nơi ḍng sông kết thúc và cửa biển bắt đầu. Chúng tôi đă xuống đến gần cửa biển hơn nhiều so với dự tính, và tôi có cảm giác chỉ độ không đầy mười cây số nữa là ra đến biển. Chúng tôi uống mấy ngụm rượu rhum cho thật tỉnh người. Tôi trưng cầu ư kiến hai bạn: ta dựng cột buồm ở đây chăng? Phải, chúng tôi cùng dựng nó lên: nó đứng rất vừng trên cái ổ của nó ở đáy thuyền, và cái lỗ tṛn trên tấm ván ngang khoét vừa khuưp giữ nó rất chặt. Tôi kéo buồm lên nhưng không trương ra, cứ để nó cuộn tṛn xung quanh cột. Buồm chéo và buồm foc đă được sắp sẵn đâu vào đấy để Maturette có thể lắp vào ngay khi nào tôi thấy cần. Để trương buồm ra, chỉ cần buông sợi dây quấn nó xung quanh cột buồm. Chính tôi sẽ từ chỗ cầm lái mà làm thao tác này. Maturette ngồi ở phía trước cầm chèo; tôi cũng cầm chèo ngồi ở phía sau. Phải rứt ra khỏi bờ thật mạnh và thật nhanh, v́ luồng nước cứ ép chúng tôi vào đấy.

- Coi chừng, chuẩn bị Lên đường, tùy ơn Chúa

- Tùy ơn Chúa! - Clousiot nhắc lại.

- Xin phó thác thân tôi vào tay Người, - Maturette nói.

Chúng tôi giật mạnh con thuyền ra khỏi bờ. Rất đều tay, chúng tôi vục chèo xuống nước và kéo thật mạnh: thuyền tách ra một cách dễ dàng. Mới ra cách bờ chưa được hai mươi thước mà đă đi được một trăm thước về phía xuôi. Đột nhiên gió ập tới và đẩy chúng tôi ra giữa sông.

Lắp buồm chéo và foc, dây buộc cho chặt. Gió lùa vào hai cánh buồm, và chiếc thuyền chồm lên như một con tuấn mă rồi lao tới, nhanh như mũi tên. Chắc chúng tôi lên đường muộn so với giờ đă định, v́ ḍng sông đột nhiên sáng bừng lên như giữa ban ngày. Có thể trông rơ bờ bên phải thuộc dịa phận của Pháp cách chúng tôi khoảng hai cây số, và bên trái, cách một cây số, là bờ thuộc địa phận Hà Lan. Phía trước mặt có thể trông rất rơ những đợt sóng biển bạc đầu, giống như một đàn cừu.

- Trời đất ơi! Chúng ḿnh nhầm giờ mất rồi, - Clousiot nói. - Liệu có kịp ra biển không?

- Không biết. - Tôi đáp xẵng.

- Xem ḱa: sóng biển cao quá, đỉnh sóng trắng quá! Không khéo thủy triều bắt đầu lên rồi cũng nên. Không thể được, tôi vẫn thấy các thứ đang trôi xuôi đấy

Maturette nói:

- Chúng ḿnh không được rồi, chúng ḿnh sẽ không tới kịp.

Tôi liền gắt:

- Câm mồm đi, ngồi cho sát chỗ dây buồm foc và buồm chéo. Cả cậu nữa Clousiot ạ. Cậu im mồm đi cho tôi nhờ.

Đoàng - ́nh...! Đoàng - ́nh...? Mấy phát súng các bin bắn về phía chúng tôi. Phát thứ hai tôi định vị được rất rơ ràng. Hoàn toàn không phải bắn từ phía bọn cai ngục, mà là từ phía Guyane thuộc Hà Lan.

Tôi trương buồm lớn. Nó phồng lên mạnh đến nỗi chỉ thiếu chút nữa nó giật cổ tay lôi tôi ra khỏi thuyền. Con thuyền nghiêng hơn bốn mươi lăm độ. Tôi cố hứng gió đến mức tối đa: điều đó chẳng khó ǵ, v́ gió quá nhiều. Đoàng - ́nh, đoàng - ́nh, đoàng - ́nh, rồi không nghe thấy ǵ nữa. Gió đưa chúng tôi về phía bờ Pháp nhiều hơn, và chắc hẳn v́ thế mà tiếng súng trường ngừng bặt.

Thuyền chúng tôi lao đi với một tốc độ khủng khiếp dưới một ngọn gió mănh hệt tưởng có thể cuốn phăng mọi vật. Thuyền lao nhanh đến nỗi tôi có cảm giác như bị ném về phía giữa cửa bể rồi chỉ vài phút nữa là đâm vào bờ Pháp. Có thể trông thấy rất rơ mấy người chạy ra bờ sông. Tôi từ từ đảo buồm bằng cách kéo thật mạnh sợi lèo. Bây giờ buồm chính đă ḍng thẳng trước mặt tôi. Buồm foc tự nó đảo lại, cả lá buồm chéo cũng thế. Chiếc thuyền xoay ba phần tư, tôi liền thả buồm ra và chúng tôi ra khỏi cửa biển với gió thổi thẳng từ sau lưng. Uf! Xong rồi! Mười phút sau, đợt sóng biển đầu tiên t́m cách chặn chúng tôi lại, chúng tôi cưỡi lên trên ngọn nó một cách dễ dàng, và tiếng suưt-suưt của con thuyền khi c̣n lướt trên sông nhường chỗ cho tiếng tắc-i-tắc i-tắc của sóng biển vỗ vào ức thuyền. Sóng rất cao, thế mà chúng tôi vượt qua một cách dễ dàng chẳng khác ǵ một cậu bé nhảy cừu. Tắc-i-tắc, chiếc thuyền leo lên một ngọn sóng rồi lại trượt xuống mà không hề rung hay lắc. Chỉ có tiếng “tắc” của vỏ thuyền đập xuống mặt nước khi từ một ngọn sóng cao trượt xuống.

- Urra! Urra! Ra được rồi! Ra được rồi! - Clousiot gào cật lực.

Và để thêm hào quang cho trận thắng này của chí kiên quyết của chúng tôi trước những sức mạnh của thiên nhiên, Chúa ḷng lành đă gửi cho chúng tôi một cảnh mặt trời mọc sáng chói. Các đợt sóng biển cứ tiếp nối nhau theo một nhịp điệu đồng đều. Chúng tôi càng tiến ra biển cả th́ sóng càng bớt cao. Nước biển c̣n gợn bùn trông rất bẩn. Trước mặt chúng tôi, về phía bắc, màu nước trông như đen: lát nữa nó sẽ là màu xanh biếc. Tôi không cần nh́n địa bàn: cứ để mặt trời đúng bên vai phải, tôi lao thẳng phía trước, gió đầy buồm nhưng thuyền không nghiêng nhiều như ban năy v́ tôi buông một phần dây buồm chính, nó chỉ phồng một nửa mà không bị căng. Cuộc phiêu lưu lớn của chúng tôi bắt đầu.

Clousiot nhổm dậy. Anh muốn chồm cả người lên, ngẩng đầu lên để nh́n cho rơ. Maturette liền đến đỡ anh ngồi dậy quay mặt về phía tôi, lưng dựa vào cái thùng ton-nô. Anh vấn cho tôi một điếu thuốc lá, châm lên rồi chuyền cho tôi. Cả ba chúng tôi cùng hút thuốc.

- Đưa chai rhum đây, ta uống một chầu mừng chuyến vượt cửa biển, - Clousiot nói.

Maturette rót rơ đầy ba cái ca sắt: thế là chúng tôi chạm cốc. Maturette ngồi sát cạnh tôi bên tay trái. Chúng tôi nh́n nhau. Gương mặt hai bạn tôi sáng ngời hạnh phúc. Chắc hẳn gương mặt tôi cũng vậy. Clousiot nói:

- Thưa thuyền trưởng, xin ngài cho biết chúng ta đang đi đâu?

- Đi Columbia, nếu Thượng đế vui ḷng.

- Thượng đế vui ḷng quá đi chứ! - Clousiot nói.

Mặt trời lên rất nhanh, chẳng mấy chốc chúng tôi đă khô ráo. Mấy chiếc áo sơ mi của bệnh viện được cải biến thành khăn choàng “burnous” kiểu A-rập. Chốc chốc chúng tôi lại thấp nước đội lên đầu cho mát để khỏi bị say nắng. Biển cả một màu xanh ngọc bích, sóng cao ba mét nhưng rất dài cho nên thuyền đi rất thoải mái. Gió vẫn mạnh, nên khoảng cách giữa chúng tôi và bờ biển tăng lên rất nhanh. Chốc chốc tôi lại ngoái nh́n dải bờ đang mờ dần ở chân trời. Càng cách xa, cái khối màu lá cây ấy càng phô rơ những đường nét thêu thùa bí ẩn của nó ra. Tôi đang mải nh́n về phía sau th́ một đợt sóng đánh ngang sườn nhắc cho tôi nhớ đến trách nhiệm của ḿnh đối với tính mạng của các bạn và của bản thân.

- Em đi thổi cơm đây, - Maturette nói.

- Để tớ cầm cái ḷ cho, - Clousiot nói, - c̣n cậu cầm cái nồi.

Cái can xăng được chèn rất kỹ ở tít mũi thuyền, nơi tuyệt đối cấm hút thuốc. Cơm chín tới thơm phức. Chúng tôi ăn cơm nóng trộn với hai hộp cá xác-đin.

Sau đó là một chầu cà-phê ngon tuyệt. “Một chầu rượu rhum nhé?” Tôi từ chối, v́ trời nóng quá. Vả lại tôi chẳng phải là tay bợm rượu. Cứ chốc chốc Clousiot lại quấn thuốc lá rồi châm lên cho tôi. Bữa cơm đầu tiên trên thuyền đă diễn ra một cách êm đẹp. Cứ vị trí của mặt trời th́ lúc bấy giờ là mười giờ sáng. Chúng tôi mới ra khơi được có năm tiếng đồng hồ, nhưng có thể cảm thấy biển dưới đáy thuyền rất sâu. Sóng đă bớt cao, thuyền cắt sóng mà không thành tiếng vỗ. Một ngày tuyệt đẹp. Tôi nhận thấy rằng ban ngày chẳng mấy khi cần đến la bàn. Thỉnh thoảng tôi mới phải so vị trí mặt trời với kim chỉ nam và cứ theo đấy mà định hướng, dễ lắm. ánh nắng phản chiếu trên mặt biển làm cho tôi mỏi mắt. Tôi thấy tiếc là đă không nghĩ đến việc kiếm một cặp kính râm.

Bỗng dưng, Clousiot nói với tôi:

- Tôi gặp được anh ở bệnh viện thật may cho tôi quá!

- Đâu phải chỉ có anh là may? Anh đến cũng là rất may cho tôi. - Tôi nghĩ đến Dega, đến Fernandez... Giá họ đồng ư, có phải bây giờ đă cùng ở đây cả rồi không

- Chưa chắc, - Clousiot nói. Anh sẽ gặp những chuyện rắc rối v́ khó ḷng có thể thu xếp sao cho thằng A-rập vào pḥng đúng lúc thuận tiện cho anh.

- Đúng, Maturette đă giúp ích cho chúng ta rất nhiều, và tôi đang mừng cho ḿnh là đă đưa cậu ấy đi, v́ cậu ấy rất tận tâm, can đảm và tháo vát.

- Cám ơn anh, - Maturette nói, - và cám ơn cả hai anh đă không khinh em c̣n ít tuổi và... ẻo lả thế này, mà vẫn tin tưởng vào em. Em sẽ cố sao cho xứng đáng với ḷng tin của hai anh.

Rồi tôi nói: “Cả Francois Sierra nữa, giá có cả anh ta cùng di th́ hay biết mấy! Cả Galgani nữa...”

- Cứ như sự t́nh đă diễn ra th́ không thể được, anh Papi ạ. Ví thử Jésus là người đứng đắn, kiếm được cho ta một chiếc thuyền tốt, ta có thể đợi hai anh ấy ở chỗ nấp c̣n hắn, tức Jésus ấy, có thể giúp cho họ trốn và đưa họ đến đây với ta. Vả chăng, họ đều biết rơ anh và hiểu rằng sở dĩ anh không cho t́m họ chẳng qua là v́ không thể làm như thế được mà thôi: à Maturette, nhân thể cũng hỏi cậu luôn, đầu đuôi ra sao mà cậu lại được xếp vào pḥng dành cho loại phạm nhân nguy hiểm trong bệnh viện?

- Dạo ấy em không biết là em bị cấm cố. Em đi khám v́ em thấy đau họng, và cũng để kiếm cớ đi đâu cho đỡ buồn. Thế rồi ông bác sĩ, khi nh́n thấy em, liền nói: “Xem phiếu của cậu tôi thấy là cậu bị cấm cố ở Quần đảo. V́ tội ǵ thế - “Thưa bác sĩ tôi không biết ạ Bị cấm cố là thế nào ạ?” - “Thôi được rồi. Chẳng là thế nào cả. Vào bệnh viện đi”. Thế là em được nhập viện, có vậy thôi.

- Ông ta muốn gia ân cho cậu đấy, - Clousiot nói.

Ai mà biết được v́ nguyên do ǵ ông ta làm như thế, cái ông Toubib*(*cách gọi thân mật dùng cho thầy thuốc). Chắc bây giờ ông ta đang tự nhủ:

“Cái cậu có bộ mặt như thằng bé giúp lễ trong nhà thờ ấy kể ra cũng không đến nỗi tồi: nó dám vượt ngục kia mà?”.

Chúng tôi nói chuyện tầm phào một lúc. Tôi nói biết đâu ta sẽ gặp Julot, “con người cầm búa” ấy. Chắc bây giờ anh ta đi xa lắm rồi, trừ phi anh ta vẫn ẩn náu trong rừng”. Clousiot nói: “Tôi ấy mà, lúc ra đi tôi có để lại một mảnh giấy dưới cái gối ấy, đề là: “Đă ra đi không để địa chỉ lại”. Cả bọn cười phá lên.

Chúng tôi dong thuyền trong năm ngày không có chuyện ǵ xảy ra. Ban ngày, mặt trời, trong cuộc hành tŕnh từ đông sang tây của nó, được tôi dùng làm địa bàn. Ban đêm th́ tôi xem địa bàn để chỉnh hướng. Sáng ngày thứ sáu, một vầng thái dương rạng rỡ đón chào chúng tôi, biển lặng hẳn đi, mấy đàn cá chuồn bay vọt lên cách chúng tôi không xa. Tôi mệt nhừ cả người ra.

Đêm qua, để tôi khỏi ngủ quên, Maturette chốc chốc lại lấy khăn lông thấm nước biển lau lên mặt tôi, ấy thế mà tôi vẫn ngủ như thường. Lúc bấy giờ Clousiot dúi điếu thuốc lá đang cháy vào người tôi. Sáng nay, thấy biển lặng gió, tôi quyết định ngủ. Chúng tôi hạ buồm lớn và buồm foc xuống, chỉ để lại cái buồm chéo, thế là tôi lăn ra ḷng thuyền ngủ như chết. Lá buồm lớn đă được căng ra trên đầu tôi để che nắng cho tôi. Không rơ tôi đă ngủ được bao lâu th́ Maturette lay tôi dậy nói: “Bây giờ chỉ độ mười hai giờ hay một giờ trưa, nhưng em đánh thức anh dậy v́ có cơn gió lạnh bắt đầu nổi lên, và ở chân trời, từ phía gió thổi tới, thấy đen kịt lại”.

Tôi choàng dậy và ra ngồi bên tay lái. Cánh buồm foc lúc bấy giờ được căng một ḿnh, kéo chúng tôi đi trên mặt biển phẳng như gương. Sau lưng tôi, về hướng đông, trời đen kịt lại, và gió thổi mỗi lúc một lạnh hơn. Buồm chéo và buồm foc cũng đủ kéo thuyền lướt đi rất nhanh. Tôi cho cuốn lá buồm chính xung quanh cột buồm và buộc lại thật chặt.

- Hai cậu giữ cho vững nhé, v́ đây là một trận băo. Những giọt mưa nặng trịch bắt đầu rơi lộp bộp trên lưng chúng tôi. Cái đám đen ng̣m trên ṿm trời phía đông tiến về phía chúng tôi với một tốc độ thần kỳ, nh́n mà chóng cả mặt: chỉ trong mười lăm phút mà từ chỗ măi tít ở chân trời nó đă đến ngay sát chúng tôi

Thôi xong, nó đến rồi. Một luồng gió hung hăn vô cùng xô vào chúng tôi. Những đợt sóng bỗng dưng nổi lên một cách bất ngờ như do một phép thần thông, đợt nào cũng sủi bọt trắng xóa. Mặt trời mất đi đàng nào không c̣m tăm tích, mưa đổ xuống xối xả, xung quanh tối mịt không c̣n trông thấy ǵ, và sóng đánh vào thuyền tung tóe quất mạnh vào mặt tôi rát buốt như những nhát roi da. Băo biển. Đây là trận băo đầu tiên của tôi, với toàn bộ giàn nhạc binh khủng khiếp của những sức mạnh thiên nhiên được tháo củi sổ lồng, với đủ lệ bộ sấm, sét, mưa, sóng gào, gió hú, từ khắp bốn phương đổ với vây chặt lấy chúng tôi, đâm bổ vào chúng tôi.

Chiếc thuyền của chúng tôi bị tung lên như một mảnh rơm rác, khi th́ nhấc bổng lên đến những chiều cao khó ḷng tưởng tượng nổi, khi th́ ném xuống những vực sâu thăm thẳm, sâu đến nỗi khó có thể h́nh dung rằng nó có thể ngoi lên được. ấy thế nhưng, sau những cuộc đâm đầu xuống vực quái đản như thế, nó vẫn bay vút lên, vượt qua một ngọn sóng bạc đầu nữa, rồi cứ thế mà lao tới. Hai tay tôi nắm chặt lấy tay lái, sẵn sàng chỉnh hướng cho con thuyền để đón những đợt sóng cả hiểm nghèo. Có một lần, nghĩ rằng nên cưỡng lại một phần nào đợt sóng cả cao ngất đang tiến tới, tôi hướng mũi thuyền vào nó. Có lẽ tôi quay thuyền quá nhanh, cho nên kết quá là nước tràn vào rất nhiều, ngập hết cả ḷng thuyền, phải đến bảy mươi lăm phân nước là ít. Tôi cuống quít quay trở thế nào không biết mà rốt cuộc đă để cho một đợt sóng đánh thẳng vào bên sườn chiếc thuyền - một điều cực kỳ nguy hiểm làm cho nó nghiêng hẳn về một bên, suưt lật úp xuống, đến nỗi bao nhiêu nước trong ḷng thuyền đều bị dốc ra ngoài gần hết.

- Cừ quá! - Clousiot reo lên. - Cậu quả là tay sói biển điêu luyện, Bươm bướm ạ! Nhoáng một cái đă hắt hết nước ra rồi!

Tôi nói: “Đấy, đă thấy chưa?”

Cậu ta có biết đâu là do tôi thiếu kinh nghiệm mà cả lũ suưt toi mạng v́ để thuyền lật sấp giữa biển khơi Tôi quyết định thôi không vật lộn với các đợt sóng nữa, chỉ lo tới hướng đi, cố gắng giữ sao cho thuyền được thăng bằng đến mức tối đa. Tôi đón sóng chênh chếch ba phần tư, tôi để cho thuyền hạ xuống theo đà sóng, và cùng lên một cách thụ động với mặt biển. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng đó là một phát kiến quan trọng: làm như thế, tôi đă thủ tiêu được chín mươi phần trăm nguy hiểm. Mưa đă tạnh. Gió vẫn thổi như điên như dại, nhưng bây giờ điều đó cho phép tôi nh́n thấy rơ phía trước và phía sau tôi. Phía sau th́ sáng, phía trước th́ tối đen, chúng tôi đang ở giữa hai cái thái cực ấy.

Đến khoảng năm giờ, mọi sự đều đă qua. Mặt trời lại chói sáng trên nền trời, gió đă trở lại b́nh thường, sóng không c̣n cao lắm nữa. Tôi giương buồm lớn lên, và chúng tôi lại lên đường, vui khấp khởi v́ hài ḷng với bản thân. Hai bạn tôi dùng cà-mèn tát nốt chỗ nước c̣n đọng lại ở đáy thuyền. Họ lấy mấy tấm chăn ra phơi: buộc lên cột buồm, cứ gió thế này chẳng mấy chốc mà khô. Chúng tôi nấu cơm, chiên bột với dầu, ăn xong lại uống cà-phê hai suất, rồi làm một chầu rượu rhum ra tṛ. Mặt trời sắp lặn, bao nhiêu lửa tàn ném hết ra soi lên mặt biển xanh biếc, vẽ thành một bức tranh không sao quên được: nền trời một màu huyết dụ, vầng thái dương đă ch́m một nửa xuống biển chiếu lên trời với mấy làn mây trắng và dọi lên mặt biển những chùm tia sáng vàng. Nhưng đợt sóng khi dâng lên th́ xanh biếc ở phần gốc, xanh lục ở phần giữa, c̣n phần ngọn th́ đỏ, hồng hay vàng tùy theo màu của tia sáng dọi vào. Một cảm giác thanh thản và êm dịu lạ lùng tràn vào hồn tôi. Và cùng với trạng thái thanh thản ấy là một niềm tin vừng chăi ở bản thân. Tôi đă qua cuộc thử thách một cách trót lọt, và trận băo ngắn vừa qua đă rất bổ ích cho tôi. Tôi đă tự ḿnh học được cách điều khiển con thuyền trong những trường hợp như thế. Tôi sẽ bước vào đêm nay một cách hoàn toàn thanh thản.

- Thế nào, Clousiot, cậu đă thấy rơ cái thao tác dốc nước ra khỏi thuyền chưa?

- Bạn ơi, giả sử cậu không làm như vậy và để cho một đợt sóng thứ hai xô vào sườn, th́ thuyền đă đắm mẹ nó rồi. Cậu quả là một quán quân.

- Anh học qua các thứ đó trong hải quân đấy à? - Maturette nói:

- Đúng, cậu thấy đấy, kể ra được huấn luyện trong hải quân cũng có ích ít nhiều đấy chứ, nhỉ.

Chắc chúng tôi đă đi chệch hướng khá nhiều. Nhưng với những cơn sóng gió như vừa qua, ai mà biết được trong bốn tiếng đồng hồ chúng tôi đă chệch hướng mất bao nhiêu? Tôi sẽ theo hướng tây bắc để chỉnh lại. Đúng đấy Đêm đổ sập xuống ngay sau khi mặt trời lặn hết xuống biển, ném lên chân trời những tia cuối cùng của trận pháo hoa, lần này màu tím.

Chúng tôi lại dong buồn đi thêm sáu ngày nữa mà không có chuyện ǵ xảy ra trừ vài ba cơn mưa băo không lần nào kéo dài quá ba tiếng đồng hồ, và cũng không thể nào sánh kịp trận băo đầu tiên mà chúng tôi có cảm giác như đă kéo dài vô tận. Sáng hôm ấy đến mười giờ gió đứng hẳn, mặt biển không một gợn sóng. Tôi ngủ được một giấc gần bốn tiếng. Khi thức dậy tôi thấy rát môi quá: nó tróc hết cả da rồi, mũi tôi cũng vậy, bàn tay phải của tôi cũng không c̣n da, thịt cứ phô trần ra đỏ hỏn. Maturette và Clousiot cũng chẳng khá hơn. Chúng tôi phải bôi dầu lên mặt và lên hai bàn tay mỗi ngày hai lần, nhưng như thế vẫn chưa đủ: chỉ mấy tiếng là nắng nhiệt đới đă làm cho lớp dầu khô rang.

Lúc bấy giờ chắc vào khoảng hai giờ trưa theo bóng nắng. Tôi ăn trưa, rồi chúng tôi thu xếp căng lá buồm lên làm mái để tránh nắng, v́ trên biển không có lấy một hơi gió thoảng. Có một đàn cá xúm lại quanh thuyền, nơi Maturette vừa rửa chén dĩa. Tôi cầm lấy con dao phát rừng và bảo Maturette ném mấy nắm gạo xuống nước (chỗ gạo của chúng tôi từ khi bị ướt đă bắt đầu lên men). Đàn cá ngoi lên sát mặt nước đớp gạo. Một con gần như nhô hẳn đầu lên trên mặt nước, tôi liền chém cho một nhát, thế là nó quay đơ ra, ngửa bụng lên. Con cá nặng đến bốn ki-lô. Chúng tôi đánh sạch vảy rồi đem luộc lên. Tối hôm ấy chúng tôi ăn cá luộc với bột sắn.

Chúng tôi ra khơi đă được mười một ngày. Trong suốt thời gian ấy chỉ có một lần chúng tôi nh́n thấy một chiếc tàu rất xa ở tận chân trời. Tôi bắt đầu băn khoăn tự hỏi không biết chúng tôi đang ở đâu thế này. Dĩ nhiên là ở ngoài khơi, rất xa mọi vùng đất liền; điều đó th́ hoàn toàn chắc chắn rồi. Nhưng ở vị trí nào so với Trinidad hay bất cứ một ḥn đảo nào thuộc Anh? Cái này th́ chịu. Nhưng vừa nghĩ tới đă có câu trả lời ngay... Quả nhiên, ngay trước mặt chúng tôi, có một cái chấm đang từ từ to dần lên. Tàu viễn dương hay sà-lúp đi biển? Thôi nhầm rồi, nó không đi về phía chúng tôi Bây giờ đă trông thấy rơ đó là một chiếc tàu lớn, đang đi về phía bên hông chúng tôi. Nó đang đi lại gần thật, nhưng đi chênh chếch, và chúng tôi không nằm trên đường đi của nó. V́ lúc ấy không có gió cho nên mấy lá buồm của chúng tôi buông thơng xuống một cách thảm hại, chiếc tàu chắc chúng trông thấy chúng tôi. Nhưng bỗng có tiếng c̣i tàu hú lên, sau đó là ba tiếng “tu tu tu, ngắn, rồi chiếc tàu đổi hướng và đi thẳng về phía chúng tôi.

- Miễn sao nó đừng đến gần quá - Clousiot nói.

- Không có ǵ nguy hiểm dâu, biển lặng như dầu thế này...

Đó là một chiếc tàu chở dầu hỏa. Nó càng đến gần chúng tôi càng trông rơ có người đứng trên boong. Có thể đoán chắc họ đang băn khoăn tự hỏi không biết mấy con người kia đang làm ǵ trên cái vỏ đậu phụng ở giữa biển khơi thế này. Tàu từ từ tiến về phía chúng tôi bây giờ đă trông thấy rơ mấy viên sĩ quan và đám thủy thủ, có cả người đầu bếp, rồi lại thấy mấy người đàn bà mặc áo dài hoa và mấy người đàn ông mặc sơ-mi màu. Chúng tôi hiểu đó là những hành khách trên tàu. Nhưng tàu chở dầu mà lại có cả hành khách chúng tôi thấy cũng hơi lạ. Chiếc tàu tiến tới rất chậm, và viên thuyền trưởng nói với chúng tôi bằng tiếng Anh.

- Where are you coming from? (Các ông từ đâu đến?).

- French Guyane. (Guyan thuộc Pháp).

- Vous parlez francais? (Các ông nói được tiếng Pháp chứ?) - một bà nói.

Tôi liền trả lời bằng tiếng Pháp:

- Thưa bà vâng,

- Các ông làm ǵ giữa biển khơi thế này?

- Chúng tôi đi theo đường Trời định.

Người đàn bà quay sang nói chuyện với viên thuyền trưởng một lát rồi lại nói với chúng tôi:

- Ông thuyền trưởng mời các ông lên tàu, ông ấy sẽ cho trục thuyền của các ông lên luôn.

- Bà nói giúp là chúng tôi cảm ơn ông thuyền trưởng, nhưng chúng tôi xin đi thuyền này thôi.

- Tại sao các ông không để cho chúng tôi giúp đỡ?

- V́ chúng tôi là những tù nhân vượt ngục, và v́ chúng tôi không đi cùng hướng với tàu của các vị.

- Các ông định đi đâu?

- Đi Martinique, có lẽ c̣n xa hơn nữa. Chỗ này là chỗ nào? '

- Giữa biển khơi.

Muốn đến quần đảo Antilles phải đi như thế nào?

- Các ông có biết đọc bản đồ hàng hải của Anh không?

- Có

Một lát sau họ gịng dây xuống biếu chúng tôi một tấm bản đồ hàng hải, mấy tút thuốc lá, súc bánh ḿ, một cái đùi cừu rô ti.

- Ông xem bản đồ đi?

Tôi xem bản đồ rồi nói:

Tôi phải đi hướng tây 1/4 nam mới có thể vào quần đảo Antilles thuộc Anh, có phải thế không?

- Đúng.

- Chừng bao nhiêu hải lư?

- Đi hai ngày th́ đến, - viên thuyền trưởng nói.

Tạm biệt, cảm ơn tất cả các vị!

Thuyền trưởng có lời khen ngợi ḷng cam đảm hải hồ của các ông!

- Cám ơn, vĩnh biệt!

Chiếc tàu chở dầu từ từ ra đi. Nó rà sát cạnh chúng tôi tôi phải cho thuyền tránh ra, sợ luồng nước xoáy sau chân vịt. Vừa lúc ấy một thủ thủ ném cho tôi một cái mũ lưỡi trai của sĩ quan hàng hải. Nó rơi đúng vào giữa thuyền. Tôi đă đội chiếc mũ lưỡi trai có gắn chiếc mỏ neo và thêu một lon vàng kim tuyến này khi chúng tôi đến Trinidad sau hai ngày dong buồm b́nh an vô sự.

Trinidad

Chim trời đă báo cho chúng tôi biết đă sắp tới đất liền trước khi chúng tôi trông thấy đất liền rất lâu. Vào khoảng bảy giờ rưỡi sáng, một đàn chim đă bay đến lượn ṿng xung quanh thuyền chúng tôi. “Đến rồi, các bạn ơi, đến rồi? Chúng ḿnh đă hoàn thành được phần đầu của cuộc vượt ngục, phần khó nhất. Tự do vạn tuế!”

Cả ba đứa chúng tôi đều bộc lộ nỗi vui mừng của ḿnh bằng những tiếng reo ḥ, những lời cảm thán trẻ thơ. Mặt chúng tôi đều trát đầy mỡ ca-cao (chiếc tàu vừa gặp có cho chúng tôi một ít để bôi những chỗ bị bỏng nắng cho đỡ rát). Đến khoảng chín giờ th́ trông thấy đất liền. Một ngọn gió mát rượi nhưng không mạnh lắm nhanh chóng đưa chúng tôi vào bờ trên một mặt biển khá phẳng lặng. Măi đến khoảng bốn giờ chiều chúng tôi mới nh́n thấy những chi tiết của một ḥn đảo dài viền những ngôi nhà trắng chụm lại thành từng khóm nhỏ, trên chóp đảo mọc đầy những rặng dừa. Chưa trông rơ đây là một ḥn đảo hay là một bán đảo, mà cũng chưa rơ mấy khóm nhà kia có người ở hay không. Phải đến hơn một tiếng đồng hồ nữa mới nh́n thấy những bóng người đang chạy ra cái băi cát mà thuyền chúng tôi đang tiến vào. Không đầy hai mươi phút sau, một đám đông hỗn tạp đủ màu sắc đă tụ tập lại Cả cái làng nhỏ bé này đă ra băi biển hết, không c̣n sót một ai, để tiếp đón chúng tôi. Về sau chúng tôi được biết rằng đây là làng San Fernando.

Cách bờ ba trăm thước tôi bỏ neo. Neo ăn ngay lập tức. Tôi làm như vậy một phần là đẻ xem thử phản ứng của dân làng ra sao, và cũng để thuyền khỏi bị thủng khi chạm đáy, nếu đáy biển ở đây bằng san hô. Chúng tôi hạ buồm và chờ đợi. Một chiếc xuồng nhỏ bơi ra phía chúng tôi. Trên xuồng có hai người da đen ngồi chèo và một người da trắng đội mũ cối kiểu thuộc địa.

- Xin hoan nghênh các vị khách mới đến Trinidad, - người da trắng nói bằng tiếng Pháp rất sơi. Hai người da đen cười niềm nở, phô hết hai hàng răng trắng muốt.

- Xin cám ơn ngài về những lời lẽ tốt đẹp của ngài. Đây băi là san hô hay là cát ạ?

- Cát đấy các ông có thể vào tận bờ mà không ngại ǵ cả.

Chúng tôi kéo neo lên, và sóng biển từ từ đẩy chúng tôi vào bờ cát. Thuyền vừa chạm đất th́ có mười người lội xuống nước kéo thẳng một mạch chiếc thuyền lên băi. Họ ngắm nghía chúng tôi, giơ tay sờ chúng tôi một cách thân ái, mấy người đàn bà da đen hay ấn độ ǵ đấy phác những cử chỉ mời mọc. Ai ai cũng muốn mời chúng tôi về nhà: người da trắng biết nói tiếng Pháp giảng giải cho chúng tôi như vậy. Maturette bốc một nắm cát và đưa lên môi hôn. Thế là cả đám người reo ḥ nhảy nhót như điên như dại.

Sau khi tôi nói rơ t́nh trạng của Clousiot cho người da trắng biết, ông ta liền sai người khiêng cậu ấy về nhà ông ta, gần ngay băi biển. Ông ta nói rằng chúng tôi có thể để nguyên đồ đạc trên thuyền cho đến mai, không có ai động đến đâu. Mọi người đều gọi tôi là “captain” (“thuyền trưởng”), tôi cười lớn khi nghe ḿnh được đề bạt như vậy. Ai cũng nói với tôi: “Good captain, long ride on smal boat!” (Thuyền trưởng giỏi, chuyến đi th́ xa mà thuyền th́ nhỏ thế!”).

Đêm đă xuống. Sau khi yêu cầu họ đẩy thuyền lên cao hơn chút nữa và buộc nó vào một chiếc thuyền to hơn nhiều đang nằm giữa băi, chúng tôi đi theo người da trắng (ông ta là người Anh) về nhà ông. Đó là một ngôi bungalow thuộc loại thường thấy ở bất cứ vùng đất nào thuộc Anh; vài ba bậc thềm bằng gỗ, một cái cửa ra vào có chăng lưới sắt. Tôi vào theo người Anh, Maturette đi sau lưng tôi. Bước vào nhà, tôi trông thấy Clousiot ngồi trên một chiếc ghế bành, cái chân bị găy kê trên một chiếc ghế, đang ba hoa chích cḥe với một thiếu phụ và một cô con gái.

- Đây là vợ tôi và con gái tôi, - người Anh nói. Tôi c̣n một đứa con trai nữa đang đi học ở Anh.

- Xin các ông tự coi là thượng khách của nhà này, người thiếu phụ nói bằng tiếng Pháp.

- Mời các ông ngồi, - cô con gái vừa nói vừa đêm lại cho chúng tôi chiếc ghế bành bằng mây đan.

- Cám ơn bà, cám ơn cô, xin các vị dừng tự làm phiền nhiều quá v́ chúng tôi.

- Sao lại thế ạ? Chúng tôi rất biết các ông từ đâu đến, xin các ông cứ yên tâm, và tôi xin nhắc lại: các ông là thượng khách trong nhà này.

Chủ nhân là một trạng sư, gọi là master Bowen, có văn pḥng luật sư ở Port of Spain, thủ đô của đảo Trinidad, cách đây bốn mươi cây số.

Họ dọn ra cho chúng tôi một ấm trà pha sữa, một đĩa bánh ḿ nướng phết đường, một đĩa bơ và một hũ mứt. Đây là buổi tối đầu tiên chúng tôi được làm người tự do, tôi sẽ không bao giờ quên buổi tối này. Không có một lời nào nhắc tới quá khứ của chúng tôi, không có lấy một câu hỏi ṭ ṃ nào có thể làm cho chúng tôi ngượng ngập: họ chỉ hỏi xem chúng tôi lênh đênh mất mấy ngày trên biển và chuyến đi có vất vả ǵ không, Clousiot có đau lắm không, chúng tôi có muốn họ đi đăng kư với cảnh sát địa phương ngay ngày mai hay để đến ngày kia, chúng tôi có c̣n ông cụ bà cụ không, có vợ con ǵ không. Nếu chúng tôi muốn viết thư cho người thân, họ sẽ đi bỏ thư cho... C̣n biết nó với các bạn những ǵ nữa: đó là một cuộc đón tiếp hết sức đặc biệt, của dân đảo ngoài băi biển cũng như của cái gia đ́nh đầy thiện ư chân thành đối với ba người bôn tẩu.

Master Bowen gọi điện thoại cho một ông bác sĩ để hỏi ư kiến ông ta về người bị thương. Bác sĩ dặn là đến chiều mai phải đưa người ấy đến bệnh viện tư của ông để soi X-quang xem cần phải làm ǵ. Master Bowen lại gọi điện đến Port of Spain cho vị chỉ huy Đạo Quân Cứu thế (Salvation Army). Ông này hứa là sẽ chuẩn bị cho chúng tôi một căn pḥng trong khách sạn của Đạo, bao giờ thích đến th́ đến, và dặn chúng tôi giữ thuyền cho cẩn thận néu có c̣n tốt, v́ chúng tôi sẽ cần đến nó để ra đi. Ông ta hỏi xem chúng tôi là tù khổ sai hay là dân bị đày biệt xứ. Chúng tôi trả lời là tù khổ sai.

Điều đó h́nh như làm cho ông bác sĩ hài ḷng.

- Các ông có muốn tắm táp, cạo mặt không? - cô con gái nói. - Nhất là các ông đừng từ chối nhé, không có chút ǵ phiền hà cho chúng tôi đâu. Trong pḥng tắm đă có sẵn mấy bộ đồ để thay. Tôi hy vọng các ông sẽ mặc vừa.

Tôi vào tắm, cạo râu, chải đầu cẩn thận rồi trở ra trong một bộ trang phục tiêm tất: quần xám, sơ-mi trắng, giầy tennics, bít tất trắng.

Một người ấn Độ gơ cửa ngoài. Anh ta cầm một cái gói lớn, đưa cho Maturette, nói rằng bác sĩ được biết tôi vóc người xấp xỉ bằng bác sĩ cho nên dễ mượn áo quần, nhưng Maturette th́ vóc người bé nhỏ, mà trong nhà ông luật sư không có ái bé nhỏ như thế, cho nên không thể mặc nhờ của ai được, ông ta phải gửi gói áo quần số nhỏ này tới. Nói xong, người ấn Độ cúi ḿnh chào chúng tôi theo tập quán của người theo đạo Hồi, và lui ra. Đứng trước một ḷng nhân hậu lôn lao như vậy, tôi biết nói sao để các bạn hiểu được nỗi xúc động không sao tả nỗi đang tràn ngập ḷng tôi lúc bấy giờ? Clousiot được cho đi ngủ trước, c̣n năm người chúng tôi ngồi giờ lâu trao đổi ư kiến về nhiều vấn đề khác nhau. Điều làm cho hai người phụ nữ quan tâm hơn cả là chúng tôi định sẽ làm lại cuộc đời ra sao. Không ai đả động đến quá khứ, chỉ toàn chuyện hiện tại và tương lai.

Master Bowen lấy làm tiếc rằng Trinidad không chấp nhận cho những người vượt ngục định cư trên đảo. Ông phân trần rằng ông đă có mấy lần xin nhà chức trách trên đảo chấp nhận biện pháp này cho một vài người nhưng chưa bao giờ được chấp thuận. Cô con gái nói tiếng Pháp y hệt người Pháp, không thua ǵ cha cô, không bao giờ phát âm sai hay có giọng lơ lớ. Cô ta tóc vàng, mặt đầy tàn nhang, tuổi chừng từ mười bảy đến hai mươi (tôi không dám hỏi xem cô bao nhiêu tuổi). Cô nói:

- Các ông hăy c̣n trẻ lắm; cả một quăng đời dài đang đợi các ông. Tôi không biết các ông đă làm ǵ nên tội mà bị xử như vậy, và không muốn biết. Nhưng đă có đủ can đảm để lao ra biển trên một con thuyền nhỏ bé như vậy để đi một hành tŕnh dài và nguy hiểm như vậy, th́ tất nhiên các ông sẵn sàng trả bất cứ giá nào để được sống tự do và đó là một điều rất đáng phục.

Đêm hôm ấy, chúng tôi đă ngủ đến tám giờ sáng mới dậy. Bàn ăn đă dọn sẵn. Hai người phụ nữ nói với chúng tôi một cách rất tự nhiên rằng Master Bowen đă đi Prot of Spain đến chiều mới về, có đem theo những tài liệu cần thiết để vận động cho chúng tôi. Con người ấy đă đi khỏi nhà trong khi có ba tên tù khổ sau vượt ngục đang ở đấy: đó là một bài học có một không hai đối với chúng tôi. Ông ta muốn nói với chúng tôi: “Các anh là những con người b́nh thường, lành mạnh; các anh có thể thấy tôi tin các anh như thế nào khi tôi mới tiếp xúc với các ông có mười hai tiếng đồng hồ mà đă để cho các ông ở lại trong nhà một ḿnh với vợ con tôi. Sau khi đă nói chuyện với ba ông, tôi đă thấy rơ rằng ba ông là những con người hoàn toàn đáng tin cậy, đến mức các ông không thể nào có một hành vi, một cử chỉ hay một lời lẽ nào đáng trách ở nhà tôi, cho nên tôi đă để các ông ở trong nhà tôi như những người bạn cũ. Cách bày tỏ ḷng tin cậy này đă làm cho chúng tôi rất cảm động.

Tôi không phải là một người tri thức có thể miêu tả lại cho bạn đọc - nếu một ngày kia cuốn sách này sẽ có người đọc - với sức truyền cảm cần thiết, với đầy đủ tính hùng biện, để bạn đọc hiểu hết cái cảm giác tự trọng lớn lao... không phải: cái cảm giác trong sáng và mănh liệt của kẻ thấy ḿnh được phục hồi, nếu không phải là được bước vào một cuộc sống mới. Lễ rửa tội tưởng tượng ấy, cuộc tẩy rửa thanh cao ấy, cuộc nâng cao con người tôi lên trên đống bùn nhơ mà tôi đă sa vào, cái cách thức mà người ta đă dùng để chỉ qua một ngày đă trao cho tôi một trách nhiệm thực sự ấy, vừa rồi đă làm cho tôi biến thành một con người khác một cách giản dị đến nỗi cái mặc cảm của người tù khổ sai khiến cho người ta c̣n nghe thấy tiếng xiềng xích ngay cả khi đă được trả tự do và luôn luôn có cảm giác như có ai đang theo dơi ḿnh, đến nỗi tất cả những ǵ tôi đă trông thấy, đă trải qua và đă chịu đựng, tất cả những ǵ đă xô tôi đến chỗ trở thành một con người tật nguyền, thối nát, luôn luôn nguy hiểm cho mọi người, bề ngoài th́ phục tùng một cách thụ động nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể biến thành một kẻ nổi loạn hung hăn khủng khiếp, tất cả- những cái đó giờ đây bỗng biến mất như do một phép thần thông. Xin cám ơn Luật sư Bowen, vị trạng sư của Hoàng gia, cám ơn ông đă làm cho tôi trở thành một con người khác trong một thời gian ngắn ngủi như vậy!

Người con gái có mái tóc vàng óng, có đôi mắt xanh như biển khơi ở xung quanh, đang ngồi với tôi dưới rặng dừa mọc quanh nhà cha cô. Nhưng giàn hoa giấy đỏ, vàng và tím nhạt đang nở rộ làm cho mảnh vườn có được cái thi vị cần thiết cho giờ phút này.

- Ông Henri ạ (cô gọi tôi là Monsieur. Đă bao nhiêu lâu rồi không ai c̣n gọi tôi là Monsieur nữa!), như ba tôi đă nói với ông hôm qua, một sự thiếu thông cảm đầy bất công của nhà cầm quyền Anh không cho phép các ông ở lại đây: thật đáng tiếc. Họ chỉ cho các ông mươi lăm ngày để nghỉ ngơi rồi lại ra đi. Sáng sớm hôm nay tôi vừa ra xem chiếc thuyền của các ông, nó quá nhỏ bé và mong manh đối với cuộc viễn hành đang chờ đợi các ông. Ta hăy hy vọng rằng các ông sẽ đến được một đất nước có tinh thần mến khách hơn xứ sở chúng tôi và cũng hiểu biết người hơn. Tất cả các đảo thuộc Anh đều hành động giống nhau trong những trường hợp tương tự. Nếu trong chuyến đi sắp tới ông phải khổ sở nhiều, tôi xin ông đừng oán giận những người dân ở trên các đảo đó; người dân không phải là người chịu trách nhiệm về cách quan niệm này. Đây là những mệnh lệnh xuất phát từ nước Anh, do những người không hiểu biết ǵ về các ông ban hành. Địa chỉ của ba tôi là 101 Queen Street, Port of Spain, Trinidad. Tôi xin ông, nếu sau này Chúa muốn rằng ông có điều kiện làm như vậy, tôi xin ông viết cho chúng tôi vài ḍng để chúng tôi được biết số phận của các ông.

Tôi cảm động đến nỗi không c̣n biết trả lời ra sao nữa. Bà Bowen đến cạnh chúng tôi. Đó là một người đàn bà đẹp trạc bốn mươi tuổi, tóc màu hạt dẻ vàng, mắt màu xanh ngọc thạch. Bà mặc một chiếc áo dài trắng rất giản dị, thắt một cái giải trắng, chân đi một đôi dép màu lá mạ.

- Thưa ông, chồng tôi đến năm giờ mới về. Ông ấy đang vận động các ông có thể đi xe của nhà chúng tôi lên thủ đô mà không có cảnh sát đi kèm. Nhà tôi cũng muốn làm thế nào để các ông khỏi ngủ qua đêm đầu tiên ở Sở Cảnh sát Port of Spain. Người bạn bị thương của ông sẽ đến thẳng bệnh viện tư của một bác sĩ bạn nhà tôi, c̣n ông và cậu em ít tuổi kia sẽ đến Khách sạn của Đạo quân Cứu thế.

Maturette đi đâu về, ra vườn gặp chúng tôi, cậu ấy kể là vừa ra chỗ để thuyền: có một đám người hiếu kỳ đang đứng quanh. Mọi vật trên thuyền đều y nguyên, không có ai động đến. Trong khi xem xét chiếc thuyền, mấy người hiếu kỳ t́m thấy một viên đạn giắt vào đít thuyền, ở phía dưới bánh lái. Một người trong bọn họp xin phép Maturette giữ viên đạn làm kỷ niệm. Cậu ta trả lời: “captain, captain”. Người thổ dân hiểu rằng muốn thế phải xin ông thuyền trưởng, anh ta nói: “Sao không thả mấy con rùa ra?”.

- Các ông có rùa à? - Cô con gái hỏi. - Thế th́ ra xem đi.

Chúng tôi cùng ra chỗ để thuyền. Giữa đường, một cô bé thổ dân xinh đẹp cầm lấy tay tôi một cách hết sức tự nhiên. “Good afternoon” - đám người nhiều màu sắc ấy cùng nói một lượt. Tôi bắt hai con rùa ra rồi hỏi cô con gái chủ nhà: “Bây giờ thế nào nhỉ? Ném xuống biển nhé? Hay là cô đem về để trong vườn ấy, cô có thích không?'.

- Cái bể ở cuối vườn đựng nước biển. Ta sẽ nuôi chúng nó trong cái bể ấy, như vậy tôi sẽ có được chút kỷ niệm của các ông.

- Phải đấy.

Tôi đem tất cả những vật để trong thuyền ra phân phát cho những người dân đảo có mặt ở đấy, trừ cái địa bàn, mớ thuốc lá, con dao, cái rựa, cây ŕu, mấy tấm chăn và khẩu súng lục mà tôi gói kín trong chăn: không ai trông thấy nó.

Đến năm giờ chiều Master Bowen về.

- Thưa các ông, mọi việc đều đă dàn xếp xong xuôi. Chính tôi sẽ đưa các ông đến thủ đô. Ta sẽ đưa ông bạn bị thương vào bệnh viện trước, rồi sau đó ta sẽ ra khách sạn.

Chúng tôi xếp cho Clousiot nằm ở ghế sau của chiếc xe. Tôi đang cảm ơn cô con gái th́ bà mẹ đến, tay xách một chiếc va-li. Bà nói:

- Xin ông nhận cho mấy bộ quần áo của nhà tôi, chúng tôi xin biếu ông với tất cả tấm ḷng thành.

Tôi c̣n biết nói ǵ trước một ḷng nhân hậu đầy t́nh người như thế!

- Cảm ơn ông bà, cảm ơn vô cùng.

Chúng tôi lên xe ra đi. Đó là một chiếc xe hơi tay lái đặt bên phải. Đến sáu giờ kém mười lăm chúng tôi đă đến bệnh viện. Nó được gọi là bệnh viện Saint- George. Mấy người y tá đặt Clousiot lên cáng và đưa vào một gian pḥng có một người thổ dân đang ngồi trên giường. Bác sĩ đến. Ông bắt tay Bowen, rồi bắt tay chúng tôi. Ông không nói được tiếng Pháp, nên nhờ ông luật sư nói lại với chúng tôi rằng Clousiot sẽ được chăm sóc chu đáo, và chúng tôi có thể đến thăm anh bao nhiêu cũng được. Chúng tôi lại lên xe ông Bowen đi qua thành phố. Chúng tôi đều trầm trồ trước quang cảnh những dăy phố sáng trưng dưới ánh điện, xé hơi và xe đạp qua lại tấp nập. Những người da trắng, da đen, da vàng, ấn Độ, thổ dân, chen vai thích cảnh trên các vỉa hè của cái thành phố Port of Spain xây dựng toàn bằng gỗ. Đến khách sạn của Đạo quân Cứu thế, một ṭa nhà chỉ có tầng dưới xây bằng đá c̣n các tầng trên đều bằng gỗ, được đặt ở một vị trí khá đẹp trên một quảng đường sáng trưng mà ở lối vào tôi có thể đọc thấy mấy chữ Fish Market (Chợ cá), ông thống lĩnh Đạo quân Cứu thế tiếp chúng tôi cùng với toàn bộ Ban tham mưu của ông gồm có những hội viên cả nam lẫn nữ. Ông có biết một ít tiếng Pháp, c̣n th́ mọi người đều nói với chúng tôi bằng tiếng Anh. Chúng tôi không hiểu được bao nhiêu, nhưng gương mặt họ tươi cười ánh mắt họ niềm nở đến nỗi chúng tôi đều biết chắc đó là những lời lẽ đầy t́nh thân ái.

Người ta đưa chúng tôi lên một căn pḥng ở tầng thứ ba, có ba cái giường - cái thứ ba dành sẵn cho Clousiot - ăn thông với một căn buồng tắm có để sẵn xà pḥng và khăn mặt cho chúng tôi dùng. Sau khi đưa chúng tôi về pḥng, ông thống lĩnh nói:

- Nếu các ông muốn dùng bữa, đến bảy giờ, tức nửa tiếng nữa, các ông có thể dự bữa ăn tối chung của khách sạn.

- Thôi ạ, chúng tôi không đói.

- Nếu các ông muốn đi dạo phố, xin các ông cầm lấy hai đồng dollars tiền Antilles này để uống chén cà phê hay chén trà. Nhất là xin các ông đừng đi lạc. Khi nào muốn về khách sạn, xin các ông hỏi đường bằng mấy chữ đơn giản: “Salvation Army, please?”.

Mười phút sau chúng tôi đă ra phố. Chúng tôi đi trên vỉa hè, chen vai thích cánh với khách qua đường. Chẳng ai nh́n ngó chúng tôi, chẳng ai để ư đến chúng tôi. Chúng tôi thở thật sâu, bồi hồi thưởng thức những bước đi tự do đầu tiên trong một thành phố. Sự tin cậy thường xuyên đă khiến người ta để cho chúng tôi đi tự do trong một thành phố khá lớn như thế này làm cho chúng tôi hởi ḷng, và không những đem lại cho chúng tôi ḷng tự tin, mà c̣n soi sáng thêm cho chúng tôi hoàn toàn ư thức được rằng không đời nào ḿnh lại có thể phụ ḷng tin ấy. Maturette và tôi đi chầm chậm giữa đám đông. Chúng tôi thấy cần chen vai thích cánh với họ, được họ chen lấn xô đẩy, được họ đồng hóa thành một bộ phận của họ. Chúng tôi vào một quán bao gọi hai cốc bia. “Two beers, please” - mấy tiếng đó có ǵ lạ đâu? Phải, nó nghe tự nhiên hoàn toàn. ấy thế mà chúng tôi vẫn thấy có cái ǵ hoang đường, huyễn hoặc khi một người con gái Anh-điêng đeo cái vỏ ốc vàng trong mũi nói với chúng tôi sau khi dọn bia ra: “Half a dollar, sir”. Nụ cười của cô gái với hàm răng như chuỗi ngọc trai, đôi mắt to màu đen tím hơi xếch ở bên khóe, mái tóc huyền xơa ngang vai, chiếc yếm hơi hở ở chỗ đôi vú bắt đầu, đủ cho người ta đoán được vẻ đẹp tuyệt vời của đôi vú ấy, những thứ vặt vănh và toàn hoàn tự nhiên đối với mọi người ấy đối với chúng tôi lại là những chuyện thần tiên huyền ảo. Ơ ḱa, Papi, không phải đâu, không thể như thế được, chẳng lẽ đang là một xác chết c̣n sống, mà một tên tù khổ sai chung thân, mà bỗng dưng đùng một cái đă hóa thành một người tự do sao?

Vừa rồi là Maturette trả tiền bia, cậu ta chỉ c̣n nửa dollar. Bia mát rượi uống đă lắm. Maturette bàn: “Uống thêm cốc nữa nhé?” Cái việc uống liền một lúc hai chầu bia tôi thấy là không nên:

- Ḱa, Maturette, cậu mới được thực sự tự do có chưa đầy một tiếng đồng hồ mà đă muốn say sưa be bét rồi?

- ồ! Em xin anh, Papi, anh đừng nói quá lời! Uống hai cốc bia mà anh gọi là say sưa be bét?

- Có thể cậu có lư, nhưng tôi cho rằng nếu đứng đắn th́ không nên vồ lấy những lạc thú trước mắt. Theo tôi nên nhấm nháp từng tí một th́ hơn là nhai ngấu nhai nghiến. Vả lại tiền có phải của ḿnh đâu.

- Vâng, đúng thế thật, anh có lư. Ta sẽ học sống tự do theo kiểu nhỏ giọt, như thế xứng đáng hơn. Chúng tôi rời khách sạn đi ra dăy phố lớn chạy suốt từ đầu đến cuối thành phố - gọi là Watters Street. Và chúng tôi hân hoan với những chuyến tàu điện qua lại, với những con lừa kéo xe, những chiếc xe hơi, những ánh đèn điện quảng cáo ở các rạp chiếu bóng và các quán rượu ban đêm, với những đôi mắt của các thiếu nữ da đen hay ấn Độ vừa nh́n chúng tôi vừa cười, đến nỗi chúng tôi không hề có chủ đích mà cũng đă ra đến cảng từ bao giờ không biết. Trước mặt chúng tôi là những chiếc tàu thủy đèn thắp sáng trưng, những chiếc thuyền du lịch với những tên gọi diệu huyền: Panama, Los Aggeles, Boston, Québec; những chiếc tàu chở hàng: Hamburg, Amsterdam, London, và chạy dài dọc bờ xây, xế hàng san sát vào nhau, là những quán ăn, quán rượu, quán bar đầy những khách nam nữ đang ăn, uống, nói, cười, lớn tiếng căi cọ với nhau. Bỗng nhiên một nhu cầu không sao cường nổi giục giă tôi trà trộn vào đám đông này, chen vai thích cánh với những con người có lẽ cũng phàm tục, nhưng lại đầy sức sống.

ở sân hiên một quán bar có những dăy thùng nước đáp ướp nào ṣ, nào nhím biển, nào tôm càng, nào “dao biển”, nào trai, nào vẹm, cả một cuộc trưng bày những món ăn hải sản ngon lành cám dỗ người qua đường. Những chiếc bàn tải khăn ca-rô trắng chen đỏ, phần nhiều đều có khách ngồi, như đang chào mời chúng tôi. Những cô gái da nâu nhạt, nét mặt thanh tú, loại con gái lai da đen nhưng không c̣n giữ lại một nét nào của chủng tộc negroid, thân h́nh bó chặt trong những bộ coóc-xê đủ màu cổ hở rất rộng, đang đứng chào hàng, lại càng khiến cho người ta muốn thưởng thức các thứ đó hơn nữa. Tôi đến cạnh một cô gái, nói:

- French money good? (Tiền Pháp tốt không?) - vừa nói vừa đưa ra một tờ giấy bạc một ngàn francs.

- Yes, I change for you (Tốt, tôi đổi giúp ông).

Cô ta cầm lấy tờ giấy bạc rồi mất hút trong căn pḥng chật ních những người. Một lát sau cô ta trở lại, nói: “Come here (đến đây”), rồi dẫn tôi đến chỗ quầy tính tiền. Có một người Tàu đang ngồi đấy.

- Ông là người Pháp?

- Vâng.

- Đổi một ngàn francs à?

- Vâng.

- Đổi hết ra dollars Artilles à?

- Vâng.

- Hộ chiếu đâu?

- Không có.

- Thẻ thủy thủ?

- Không có.

- Giấy nhập cảnh?

- Không có.

- Được.

Người tàu nói mấy tiếng với cô gái, cô ta nh́n căn pḥng một thoáng rồi đến cạnh một người dáng dấp như một thủy thủ, đội một cái mũ cát-kết giống như cái của tôi, có một vành lon kim tuyến và một cái mỏ neo, rồi dẫn hắn đến cạnh quầy tính tiền. Người tàu nói:

- Giấy căn cước anh đâu?

- Đây.

Thế là người Tàu thản nhiên như không làm một tờ phiếu đổi một ngàn francs mang tên người lạ mặt, bảo hắn kư vào, xong đâu đấy cô gái cầm cánh tay hắn lôi đi. Chắc chắn là người kia không sao biết được việc ǵ đang xảy ra. C̣n tôi th́ nhận hai trăm năm mươi dollars Antilles trong đó có năm mươi dollars bằng giấy ăn một và ăn hai dollars. Tôi đưa cho cô gái một dollar, chúng tôi đi ra ngoài và ngồi vào bàn gọi đủ các thứ món hải vị và mấy chai rượu vang trắng loại mạnh, chén một bữa ngon tuyệt trần.


o0o

 

Pages  1  2  3  4  5  Next