Papillon Người Tù Khổ Sai   Henry Charrière Pages Previous  1  2  3  4  5  Next   

7. Quần đảo Salut

Chiếc bè trong ngôi mộ

Trong ṿng năm tháng, tôi đă dần dần am hiểu tường tận từng góc ngách của Quần đảo. Kết luận hiện giờ của tôi là khu vườn ở cạnh nghĩa địa mà Carbonieri bạn tôi làm việc trước đây - bây giờ anh không ở đó nữa - là nơi chắc chắn nhất để đóng bè. Cho nên tôi yêu cầu Carbonieri trở lại khu vườn ấy, không xin thêm người phụ việc. Anh ta bằng ḷng. Nhờ có Dega xin cho, Carbonieri được trở về khu vườn cũ.

Sáng hôm nay, khi đi qua nhà viên chỉ huy trại mới đổi đến, tay cầm một xâu lớn cá hồng, tôi nghe thấy anh tù trẻ làm gia đinh cho nhà này nói với một thiếu phụ:
 

- Thưa bà chỉ huy, anh này chính là người trước đây vẫn hàng ngày đem cá về cho bà Barrot đấy ạ.

Rồi tôi nghe người kia, một thiếu phụ tóc đen xinh đẹp, kiểu đàn bà Algérie, nước da màu đồng đỏ, nói với anh ta: “Thế ra anh là Papillon à”. Đoạn quay ra phía tôi, người thiếu phụ nói:

- Tôi đă được ăn mấy con tôm he rất ngon của anh câu do bà Barrot biếu tôi. Anh vào nhà đi. Anh phải uống ly rượu vang nhắm với ít pho-mát sữa dê tôi vừa nhận được từ bên Pháp gửi sang.

- Cám ơn bà, thôi ạ, tôi không vào đâu.

- Sao thế? Anh vẫn vào với bà Barrot đấy thôi, sao anh lại không vào với tôi?

- V́ chính ông Barrot cho phép tôi vào nhà ông ấy.

- Papillon ạ, chồng tôi chỉ huy trại, c̣n tôi, tôi chỉ huy ở nhà... Anh cứ vào đi, đừng sợ.

Tôi cảm thấy cô thiếu phụ xinh đẹp này đă muốn ǵ là làm cho bằng được: một người như thế có thể rất hữu ích hoặc rất nguy hiểm.

Trong pḥng ăn, bà chỉ huy mới dọn ra bàn cho tôi một đĩa giăm-bông hun khói và một lát pho-mát. Không chút kiểu cách, bà ta xuề x̣a ngồi xuống trước mặt tôi, rót rượu vang cho tôi, rồi sau đó lại rót cà- phê, và cuối cùng là một ly rượu rhum Jamaique rất ngon. Bà nói:

- Papillon ạ, mặc dầu lúi búi v́ phải sửa soạn ra đi và phải đón tiếp chúng tôi khi mới về, bà Barrot đă có đủ th́ giờ để cho tôi biết được ít nhiều về anh. Tôi biết rằng bà ấy là người phụ nữ duy nhất trên Quần đảo được anh đem cá về cho. Tôi hy vọng rằng tôi sẽ được kế chân bà ấy hưởng cái ân huệ này của anh.

- V́ là bà ấy ốm, c̣n bà th́ tôi thấy h́nh như rất khỏe mạnh.

- Tôi không biết nói dối, Papillon ạ. Đúng, tôi khỏe mạnh, nhưng tôi vốn sinh trưởng ở hải cảng cho nên chỉ thích ăn cá thôi. Tôi là người Oran. Chỉ một điều làm cho tôi thấy khó xử: tôi cũng được biết là anh không bao giờ bán cá lấy tiền. Cái này th́ phiền quá.

Nói qua nói lại một lúc, cuối cùng rồi cũng đi đến chỗ thỏa thuận là tôi sẽ đem cá đến cho bà.

Một hôm tôi đem đến ba ki-lô cá hồng và sáu con tôm he, đang ngồi hút thuốc th́ ông chỉ huy về. Trông thấy tôi, ông nói:

- Juliette à, anh đă bảo với em là ngoài chú gia đinh ra không được cho một phạm nhân nào vào nhà kia mà.

Tôi vội đứng dậy, nhưng bà Juliette nói:

- Anh cứ ngồi yên. Phạm nhân này là người mà bà Barrot đă gửi gắm cho em trước khi ra đi. Vậy th́ anh đừng có ư kiến ǵ cả. Ngoài anh này ra sẽ không có phạm nhân nào vào đây hết. Mặt khác, anh ta sẽ đưa cá cho em khi nào em cần.

- Thế th́ được, - ông chỉ huy nói. - Anh tên ǵ? Tôi toan đứng dậy trả lời th́ Juliette đặt bàn tay lên vai tôi bắt tôi ngồi xuống, nói:

- Đây là nhà của tôi. ở đây ông chỉ huy không c̣n là ông chỉ huy nữa, mà là chồng tôi, ông Prouillet.

- Cám ơn bà. Tên tôi là Papillon.

à! Tôi có nghe nói về anh và về cuộc vượt ngục của anh cách đây hơn ba năm từ bệnh viện Saint- Laurent-du-Maroni. Vả lại một trong hai viên giám thị bị anh đánh ngất trong khi vượt ngục lại chính là cháu tôi và là cháu nhà tôi - người đang bảo hộ cho anh.

Đến đây, Juliette cười phá lên, tiếng cười trẻ trung và tươi mát.

- Thế ra anh là kẻ đă phang vào đầu Gaston à? Không sao, việc này sẽ không làm thay đổi t́nh h́nh đâu

Ông chỉ huy vẫn chưa ngồi xuống, nói:

- Cái số án mạng xảy ra hàng năm trên Quần đảo thật khó tin nổi: nhiều hơn ở Đất liền nhiều. Anh có hiểu tại sao không Papillon?

- Thưa ông, v́ ở đây anh em không vượt ngục được thành ra bẳn tính. Họ sống măi với nhau hết năm này sang năm khác, cho nên lẽ tự nhiên là phải h́nh thành những t́nh bạn và những mối thù không có ǵ tiêu hủy được. Mặt khác, chỉ có không đầy năm phần trăm số thủ phạm bị phát hiện, cho nên kẻ giết người có thể tin gần chắc là ḿnh sẽ không bị trừng phạt.

- Cách giải thích của anh rất lô-gích. Anh câu cá từ bao lâu rồi, và anh nhận loại lao công ǵ để có quyền đi câu như vậy?

- Tôi đổ thùng. Đến sáu giờ sáng tôi đă xong việc, sau đó tôi được đi câu.

- Suốt thời gian c̣n lại trong ngày à? - Juliette hỏi.

- Không, đến mười hai giờ trưa tôi phải về trại, ba giờ mới được ra cho đến sáu giờ chiều. Như thế rất phiền, v́ tùy theo giờ thuỷ triều lên xuống, tôi có thể mất buổi câu.

- Anh cho Papillon một tờ giấy phép riêng, nghe anh? - Juliette quay về phía chồng nói. - Từ sáu giờ sáng đến sáu giờ chiều, như thế anh ta sẽ tha hồ câu cá.

- Xong ngay, - ông chủ huy nói.

Tôi ra về, trong bụng mừng thầm, v́ ba cái tiếng đồng hồ từ mười hai đến ba giờ chiều rất quư giá. Đó là giờ ngủ trưa, bọn giám thị đều ngủ, cho nên việc canh pḥng có chiều lỏng lẻo.

Juliette đă chiếm lĩnh hoàn toàn cả việc đi câu của tôi lẫn bản thân tôi. Đến mức bà ta c̣n sai anh gia đinh đi xem thử tôi đang câu ở đâu để lấy cá về. Có những hôm anh ta đến, nói: “Bà chỉ huy bảo anh câu được ǵ đem hết về cho bà, v́ hôm nay bà có khách, muốn làm món xúp tôm cá”, hoặc đại loại như vậy. Nói tóm lại, bà ta quản lư hết thu hoạch của tôi, thậm chí c̣n dặn tôi câu cá này, cá nọ, hay phải lặn xuống biển bắt tôm càng. Điều đó có phương hại khá nhiều đối với thực đơn của tổ tôi, nhưng mặt khác, tôi được che chở hơn hết thảy mọi người. Bà ta c̣n có những kiểu quan tâm đặc biệt.

- Papillon, thủy triều lên lúc một giờ phải không?

- Thưa bà vâng.

- Thế th́ trưa anh về đây ăn cơm nhé, khỏi về trại.

Thế là tôi ăn trưa ở nhà bà, hôm nào cũng ăn ở pḥng ăn chứ không bao giờ ăn dưới bếp. Bà ngồi đối diện với tôi, lấy thức ăn bỏ vào đĩa cho tôi và rót rượu cho tôi. Bà không được kín đáo tế nhị như bà Barrot. Nhiều lần bà hỏi ḍ tôi về dĩ văng. Tôi luôn luôn phải tránh cái đề tài mà bà quan tâm hơn cả - cuộc sống của tôi ở Montmartre, chỉ kể thời thiếu niên và thơ ấu của ḿnh. Trong khi đó ông chỉ huy nghỉ trưa trong pḥng ngủ.

Một buổi sáng câu được nhiều tôm, tôi về sớm, cầm hơn sáu chục con tôm càng ghé nhà bà. Bà mặc áo choàng tắm màu trắng, sau lưng có một cô đang cuốn tóc cho bà. Tôi chào, rồi biếu bà một tá tôm. Bà nói ngay:

- Không, anh cho tôi tất cơ. Có mấy con?

- Sáu chục ạ.

- Hay quá, anh để cả đấy cho tôi. Anh và các bạn anh cần bao nhiêu cá?

- Tám con ạ.

- Thế th́ anh giữ lấy tám con, c̣n bao nhiêu đưa cho cậu bé đem thả vào nước mát đi.

Tôi chẳng c̣n biết nói sao. Xưa nay chưa bao giờ bà dùng đại từ “tu” nói với tôi, nhất là trước mặt một người đàn bà khác, v́ người này thế nào cũng đi nói lại. Tôi ngượng quá, toan ra về, th́ bà lại nói:

Ngồi yên đấy, uống tí rượu hồi đă. Chắc anh nóng lắm nhỉ?

Người đàn bà quyền uy này làm cho tôi bàng hoàng đến nỗi tôi ngồi đực ra. Tôi vừa chậm răi nhắp rượu hồi vừa hút thuốc lá, chốc chốc lại liếc mắt về phía tôi. Bà chỉ huy nh́n vào cái gương đang cầm ở tay, biết ngay cô kia nh́n trộm tôi, liền nói “Bồ tôi đẹp trai đây chứ, Simone nhỉ? Các cô cô nào cũng ghen với tôi, đúng không nào?” Thế là cả hai cười khúc khích. Tôi không c̣n biết độn thổ đi đường nào. Thế rồi tôi nói một cách ngu xuẩn: “Cũng may là thằng bồ của bà, như bà nói, không nguy hiểm lắm, v́ trong t́nh cảnh của hắn, hắn không thể phải ḷng ai để mà có bồ được”.

- Thôi đi, chẳng lẽ anh dám nói anh không phải ḷng tôi? - cô nàng Algérie nói - Chưa có ai thuần phục được con sư tử như anh, thế mà tôi muốn ǵ anh làm tất. Phải có lư do chứ Simone nhỉ?

Tôi không biết là lư do ǵ, - Simone nói, - nhưng có một điều chắc chắn là đối với mọi người anh là một người hoang dă, chỉ riêng đối với bà chỉ huy là không thôi, Papillon ạ. Đến nỗi, có hôm anh vác dễ đến hơn mười lăm ki-lô cá, thế mà bà vợ ông giám thị trưởng van nài anh bán cho hai con thôi anh cũng không chịu, bà ấy nói thế, hôm ấy bà ấy thèm đến chết được, v́ ḷ không có thịt.

- Chà Simone? Thế mà đến bây giờ cô mới kể cho tôi nghe.

- Thế chị cô biết hôm nọ anh ta nói cái ǵ với bà Kargueret không? Bà ta trông thấy anh cầm một mớ tôm và một con cá ngừ lớn: “Anh bán tôi con cá đi Papillon, hay nửa con cũng được. Anh cũng biết là dân Bretagne chúng tôi làm cá ngừ rất ngon mà?”.

Papillon nói: “Đâu phải chỉ có người Bretagne mới biết giá trị của nó? Rất nhiều người, kể cả dân Ardèche chúng tôi, măi từ thời quân La-mă sang đă biết đây là món thượng đẳng”. Thế là anh ta đi thẳng chăng bán ǵ cho bà ta cả.

Hai người đàn bà cười ngặt nghẽo.

Tôi ra về, trong ḷng rất cáu, và đến tối tôi kể cho tổ nghe hết câu chuyện.

- Việc này rất nghiêm trọng, - Carbonieri nói. - Mụ ấy đưa cậu vào một t́nh thế rất nguy. Cậu nên đến đấy càng ít càng tốt, và chỉ khi nào cậu biết là có ông chỉ huy ở nhà.

Cả tổ đều tán thành ư ấy. Tôi nhất định phải làm theo ư Carbonieri.

Tôi vừa phát hiện ra được một anh thợ mộc người Valence. Nơi đó gần như là một quê hương của tôi, anh này đă giết một người kiểm lâm. Đó là một tay rất máu mê cờ bạc, lúc nào cũng nợ đ́a ra: ban ngày h́ hục làm đồ thủ công kiếm được bao nhiêu th́ đến đêm nướng vào ṣng bạc hết. Đă nhiều lần anh ta phải lấy đồ thủ công gán nợ. Thế là bị người ta bắt bí, một cái hộp gỗ quư trị giá ba trăm francs mà người ta chỉ trừ cho có trăm rưởi hay hai trăm bạc nợ. Tôi đă quyết định tấn công anh này.

Một hôm gặp ở chỗ giặt áo quần, tôi nói với anh ta:

- Đêm nay tôi có chuyện muốn nói với anh. Tôi đợi anh ở nhà xí. Tôi sẽ ra hiệu.

Đêm ấy chúng tôi gặp riêng nhau, có thể nói chuyện không sợ ai quấy rầy. Tôi nói:

- Bourset này, chúng ḿnh là đồng hương đấy cậu ạ.

- Đâu có! Đồng hương thế nào?

- Cậu không phải quê ở Valence sao?

- Đúng thế chứ.

- Tôi th́ quê ở Ardèche, như vậy chúng ḿnh là đồng hương.

- Thế rồi sao nữa? Có ǵ quan trọng đâu?

- Có cái quan trọng là tôi không muốn cậu bị người ta bóc lột khi cậu mắc nợ, tôi không chịu được khi thấy họ tính giá những đồ của cậu làm không được một nửa giá trị thật. Lần sau cậu đưa cho tôi, tôi sẽ trả cậu đúng giá. Có thế thôi.

- Cám ơn cậu, - Bourset nói.

Tôi luôn luôn can thiệp để giúp đỡ Bourset. Cậu ta th́ luôn luôn căi cọ với những tay cậu mắc nợ. Mọi sự đều yên ổn cho đến hôm cậu ta có chuyện nợ nần với Vicioli một tay kẻ cướp rừng ở đảo Corse, một trong những bạn tốt của tôi. Tôi biết chuyện là do Bourset đến mách với tôi rằng Vicioli đang dọa nạt cậu ta nếu cậu ta không trả số tiền bảy trăm francs đang mắc nợ. Bourset lại cho tôi biết là đang sắp sửa làm xong một cái bàn giấy nhỏ có ngăn bí mật, nhưng không dám chắc bao giờ xong hẳn, v́ phải làm lén. Số là phạm nhân không được phép làm những thứ đồ quá lớn v́ như vậy tốn nhiều gỗ. Tôi trả lời là để tôi xem có cách nào giúp cậu ta được không. Rồi với sự thỏa thuận của Vicioli tôi dựng lên một màn kịch nhỏ: Vicioli phải thúc giục Bourset gắt vào, thậm chí dọa dẫm thật dữ. Tôi sẽ xông vào can thiệp như một vị cứu tinh.

Mọi việc đều diễn ra đúng như đă dàn dựng. Từ ngày ấy, cậu Bourset nhất nhất đều nghe tôi và tin tôi một cách tuyệt đối. Lần đầu tiên trong cuộc đời phạm nhân, cậu ta mới được yên thân. Bây giờ tôi mới quyết định thử thách số phận. Một hôm tôi nói với Bourset:

- Tôi có hai ngàn francs biếu cậu nếu cậu làm cho tôi một cái bè chở được hai người, gồm từng mảng rời có thể lắp nhanh được.

- Papillon ạ, tôi không đời nào chịu nhận làm một việc như thế cho bất kỳ ai, nhưng riêng với cậu, tôi sẵn sàng liều chịu hai năm cấm cố nếu bị lộ. Chỉ có điều là tôi không thể đưa những súc gỗ hơi lớn ra khỏi công xưởng được.

- Tôi đă có người.

- Ai?

- Hai anh em Đẩy xe, Naric và Quenier. Cậu định sao?

- Trước hết phải vẽ một đồ án đúng tỷ lệ, rồi làm từng bộ phận một, có khớp để lắp vào nhau thật chắc. Cái khó là t́m cho ra thứ gổ nổi thật nhẹ, v́ gỗ ở đảo đều là loại gỗ cứng thả xuống nước không nổi được.

- Bao giờ cậu sẽ trả lời cho tôi biết?

- Ba hôm nữa.

- Cậu có muốn đi với tôi không?

- Không.

- Tại sao?

- Tại tôi sợ cá mập và sợ chết đuối.

- Cậu hứa là sẽ giúp tôi hết ḿnh chứ?

- Tôi lấy mấy đứa con tôi ra mà thề với anh như vậy. Chỉ có điều là phải làm lâu đấy.

- Cậu nghe kỹ đây: ngay từ bây giờ tôi sẽ chuẩn bị bằng chứng bênh vực cho cậu pḥng khi bị lộ. Tôi sẽ tự tay chép lại đồ án đóng bè trên giấy học sinh. Phía dưới tôi sẽ viết: “Bourset, nếu mày không muốn bị ám sát, mày phải đóng chiếc bè vẽ trên đây” sau đó tôi sẽ viết cho cậu những mảnh giấy dặn ḍ cách đóng từng bộ phận. Cứ xong được bộ phận nào, cậu sẽ đem ở nơi tôi sẽ dặn. Nó sẽ được đưa đi giấu ngay. Cậu đừng t́m cách biết ai đến lấy và lấy vào lúc nào (ư này làm cho cậu ta thấy nhẹ bớt) như vậy tránh cho cậu khỏi bị tra tấn nếu bị bắt và dù có sao cậu cũng chỉ phải chịu h́nh phạt nhẹ nhất: chừng sáu tháng cấm cố thôi.

- Thế nếu chính cậu bị bắt th́ sao?

- Nếu thế th́ sẽ ngược lại. Tôi sẽ nhận tôi đă viết mấy mảnh giấy. Dĩ nhiên cậu phải giữ những mảnh giấy ấy. Nhất trí chưa?

- Tôi hứa như vậy.

Cậu không sợ chứ?

- Không, bây giờ tôi không sợ nữa. Tôi thấy vui được giúp cậu..

Tôi chưa nói ǵ với ai hết. Tôi c̣n phải chờ Bourset trả lời về chuyện gỗ. Măi đến một tuần sau, một tuần dài dằng dặc tưởng không bao giờ hết, tôi mới có dịp nói chuyện riêng với Bourset ở thư viện. Ngoài hai chúng tôi ra không có ai ở đấy. Đó là vào buổi sáng chủ nhật. ở ngoài sân đang có đám bạc lớn, gần tám mươi người đánh và ngần ấy người đứng xem.

Lập tức Bourset làm cho tôi thấy ấm ḷng:

- Cái khó nhất là làm sao chắc có được đủ gỗ nhẹ và khô. Tôi đă nghĩ được cách làm một cái khung bằng gỗ nẹp chặt dừa khô, c̣n nguyên cả thớ vỏ, cố nhiên. Không có ǵ nhẹ bằng thớ vỏ dừa, mà nước lại không thấm vào được. Khi bè đóng xong, chính anh phải lo kiếm cho đủ dừa để nhét vào khung. Vậy th́ mai tôi làm mảng đầu tiên. Mất độ ba ngày. Từ thứ năm có cho một trong hai anh em Đẩy xe đến lấy. Tôi sẽ không bao giờ bắt đầu làm thêm một mảng trước ra khỏi xưởng. Tôi đă vẽ đồ án rồi đây, cậu chép lại đi rồi viết thêm mảnh giấy như cậu đă hẹn. Cậu đă nói chuyện với anh em nhà ấy chưa?

- Chưa, tôi c̣n chờ cậu trả lời đă chứ.

- Thế th́ tôi trả lời rồi đấy: được.

- Cám ơn Bourset, tôi không biết lấy ǵ cảm ơn cậu Thôi, năm trăm francs đây, cậu cầm lấy.

Bourset nh́n thẳng vào mắt tôi nói:

- Không, cậu giữ lấy tiền. Đến đất liền cậu sẽ cần đến để vượt tiếp. Từ hôm nay tôi sẽ không đánh bạc cho đến khi nào cậu ra đi. Làm một ít đồ thủ công, tôi sẽ có đủ tiền mua thuốc lá và bít-tết.

- Tại sao cậu không chịu cầm?

- V́ việc này dù có trả một vạn francs tôi cũng không làm đâu. Việc quá nguy hiểm cho tôi, dù đă có đề pḥng bất trắc. Chỉ có làm không công mới làm được. Cậu đă cứu tôi, cậu là người duy nhất đă dang tay ra giúp đỡ tôi. Tôi có sợ thật, nhưng tôi rất sung sướng được giúp cậu trở lại cuộc sống tự do.

Trong khi ngồi chép lại đồ án, tôi thấy hổ thẹn trước sự cao thượng lớn lao mà ngây thơ của Bourset. Cậu ta không chút hồ nghi rằng những cử chỉ tốt đẹp của tôi đối với cậu là có tính toán vụ lợi. Để khỏi khinh rẻ bản thân, tôi buộc ḷng phải tự nhủ rằng tôi phải vượt ngục bằng bất cứ giá nào, dù cái giá đó là tính thế éo le và không phải bao giờ cũng tốt đẹp. Đêm hôm ấy tôi nói chuyện với Naric, biệt hiệu Xúp Nhừ, để sau đó cậu ta nói lại với ông em rể. Naric nói, không chút phân vân:

- Cậu cứ để tôi lo việc đưa các mảng bè ra khỏi công xưởng. Chỉ có điều là cậu đừng sốt ruột, v́ chỉ khi nào có dịp đưa vật liệu cồng kềnh ra khỏi xưởng để làm công tŕnh xây cất trên đảo mới nhân thể đưa luôn đồ của cậu ra. Dù sao tôi cũng hứa với cậu là sẽ không bao giờ để lỡ một dịp nào.

Thế là ổn rồi. Chỉ c̣n phải nói chuyện với Matthieu Carbonieri, v́ tôi muốn cùng vượt ngục với chính anh ta. Anh ta đồng ư trăm phần trăm.

- Matthieu à, tôi đă t́m được người làm bè, đă t́m được người đưa từng mảng bè ra khỏi công xưởng. Phần cậu là t́m xem trong khu vườn có chỗ nào giấu được bè không.

- Không được đâu. Đây là vườn rau, nguy hiểm lắm, v́ ban đêm có những thằng gác ṃ vào ăn trộm rau quả. Nếu chúng nó đi đúng vào chỗ giấu, cảm thấy dưới đất rỗng th́ hỏng hết. Tôi sẽ làm một cái hốc trong bức tường bằng cách lấy ra một phiến đá lớn rồi khoét sâu vào trong. Mỗi khi nhận một mảng bè, tôi sẽ giở ḥn đá ra, giấu vào hốc rồi đặt lại ḥn đá như cũ

- Đưa thẳng các mảng đến vườn cậu được không?

- Không được. Làm như vậy quá nguy hiểm. Hai anh em Đẩy Xe không có lư do ǵ vào vườn của tôi. Tốt hơn cả là thu xếp cho họ mỗi lần đem đến một nơi khác không quá xa vườn của tôi.

- Nhất trí.

Mọi việc đều có vẻ ổn. C̣n mấy quả dừa khô. Tôi nghĩ xem có cách nào chuẩn bị một số dừa đủ dùng mà không lộ liễu quá.

Tôi cảm thấy ḿnh đang sống lại. Chỉ c̣n một việc là nói chuyện với Galgani và Grandet. Tôi không có quyền giấu họ, v́ họ có thể bị buộc tội là đồng lơa với tôi. B́nh thường ra, tôi phải chính thức ra khỏi tổ của họ để sống một ḿnh. Khi tôi nói cho họ biết là tôi đang chuẩn bị một cuộc vượt ngục cho nên phải tách ra khỏi tổ, họ mắng cho tôi một trận và dứt khoát không chịu. “Cậu hăy lên đường càng sớm càng tốt. C̣n chúng tớ th́ khỏi lo, sẽ có cách. Trong khi chờ đợi cậu cứ ở với chúng tớ, chúng tớ có c̣n non dại ǵ đâu”.

Cuộc chuẩn bị đă tiến hành được hơn một tháng. Tôi đă nhận được bảy mảng bè, trong đó có hai mảng lớn. Tôi đă đến xem bức tường của Matthieu có khoét hốc để giấu bè. Không thể nhận thấy phiến đá đă bị tháo ra, v́ cậu ta đă cẩn thận lấy rêu trát vào các khe hở.

Chỗ giấu thật hoàn hảo, nhưng tôi thấy cái hốc hơi chật chưa chắc chứa hết được tất cả. Tuy vậy, cứ như hiện nay th́ vẫn c̣n đủ chỗ.

Cái ư thức là ḿnh đang chuẩn bị vượt ngục khích lệ tinh thần tôi dữ dội. Tôi chưa bao giờ ăn nhiều và ngon miệng như thế, và chế độ ăn cá giữ cho cơ thể tôi hoàn hảo. Thêm vào đấy, mỗi buổi sáng tôi tập thể dục hai tiếng đồng hồ trên các mỏm đá. Tôi tập chân nhiều hơn, và khi câu cá tay đă hoạt động nhiều. Tôi nghĩ ra cách tập chân như sau: Tôi đi ra biển xa hơn khi tôi đứng câu, dể cho sóng xô vào đùi. Để đón sóng và giữ thăng bằng, tôi gồng các cơ bắp chân và đùi. Kết quả rất tốt.

Juliette, tức bà chỉ huy, vẫn rất niềm nở đối với tôi. Nhưng bà đă để ư thấy rằng chỉ khi nào có chồng bà ở nhà tôi mới vào. Bà đă nói thẳng với tôi là bà nhận thấy thế, và để cho tôi khỏi ngượng ngập, bà phân trần với tôi rằng cái hôm có cô Simone đến quấn tóc cho bà là bà nói đùa cho vui thôi. Tuy vậy, cô Simone vẫn hay ra đứng trên con đường tôi đi câu về, và mỗi lần gặp tôi cô đều có đôi lời thăm hỏi thân ái về sức khỏe và tinh thần của tôi. Vậy là mọi sự đều tốt lành. Bourset tận dụng mọi cơ hội để làm bè cho tôi. Công việc bắt đầu thế là đă được hai tháng rưỡi.

Chỗ giữ bè đă chật ních, như tôi đă dự kiến trước đây. Chỉ c̣n thiếu hai mảng dài nhất, một mảng dài hai mét, mảng kia dài mét rưỡi. Hai mảng này không lọt được vào hốc.

Nh́n về phía nghĩa trang, tôi trông thấy một ngôi mộ mới. Đó là mộ của vợ một cảnh binh, mới chết tuần trước. Trên mộ có đặt một bó hoa héo tồi tàn. Người giữ nghĩa trang là một phạm nhân già mù ḷa có biệt hiệu là Bố già. Suốt ngày ông già ngồi dưới bóng một cây dừa mọc ở góc đối diện của nghĩa trang; ngồi đấy ông ta không thể nh́n thấy ngôi mộ ấy, mà nếu có ai đến gần ngôi mộ ông ta cũng không nh́n thấy được.

Tôi nảy ra cái ư dùng ngôi mộ này để lắp bè và nhét thật nhiều dừa vào cái thứ khung gỗ mà anh thợ mộc đă đóng. Hết khoảng ba mươi đến ba mươi bốn quả: so với số dừa đă dự kiến th́ ít hơn nhiều. Tôi đă kiếm được hơn năm mươi quả, đặt rải rác ở nhiều nơi, mỗi nơi một ít. Chỉ riêng trong sân nhà Juliette đă được một tá rồi. Anh tù gia đ́nh tưởng tôi gửi tạm đấy để sau này ép dầu.

Được tin viên cảnh binh chồng người đàn bà mới chết có việc phải đi lên đất liền, tôi quyết định bới lên một phần đất bỏ ra khỏi huyệt, đến chỗ đặt quan tài mới thôi.

Matthieu Carhonieri ngồi trên bức tường của anh ta, gác cho tôi đào. Dầu anh ta đội một chiếc khăn mùi soa trắng bốn góc thắt nút lại. Bên cạnh có một chiếc khăn đỏ, cũng thắt nút ở bốn góc. Không có ǵ th́ cứ đội khăn trắng. Thấy ai đến th́ đội khăn đỏ lên, dù là ai cũng thế.

Công việc này cực kỳ nguy hiểm. Cũng may là chi mất một buổi chiều và một đêm. Tôi không phải đào đến tận quan tài, v́ tôi phải khoét rộng cái huyệt ra cho vừa chiều rộng của chiếc bè: một mét hai có dôi ra một ít. Tôi có cảm giác thời gian trôi qua chậm quá, và cái khăn đỏ đă mấy lần hiện ra. Cuối cùng, sáng hôm nay tôi đă làm xong. Cái huyệt được phủ bằng lá dừa chặt lại, làm thành một thứ sàn khá chắc. Bên trên phủ đất, đắp xung quanh lại thành một cái ŕa nhỏ. Trông hầu như không có ǵ khả nghi. Thần kinh tôi căng thẳng đến tột độ rồi.

Cuộc chuẩn bị vượt ngục này đă kéo dài ba tháng. Được buộc kỹ và có đánh số đâu vào đấy, tất cả các bộ phận bằng gỗ của chiếc bè đă được đưa ra khỏi chỗ giấu. Bây giờ nó nằm phía trên quan tài của người đàn bà đă khuất, được lớp đất phủ trên sàn lá dừa che kỹ. Trong cái hốc ở trên tường, chúng tôi đă để ba cái bao bột và một sợi dây dài ba mét để làm buồm, một cái chai đựng diêm và vỏ quẹt, một tá hộp sữa, chỉ có thế thôi. -

Bourset càng ngày càng nôn nao, bứt rứt. Cứ như thể chính anh ta sẽ ra đi chứ không phải tôi. Naric lấy làm tiếc là hồi tôi hỏi anh ta đă từ chối. Nếu hồi ấy anh đồng ư th́ chúng tôi đă tính chuyện đóng một chiếc bè cho ba người đi chứ không phải hai.

Bấy giờ là mùa mưa, ngày nào cũng mưa cả, điều dó tiện lợi cho tôi những khi tôi đi “thăm mộ”; lúc ấy tôi đă lắp gần xong cái bè. C̣n thiếu hai thanh gờ của khung gỗ. Tôi đă chuyển dần mấy chục quả dừa về gần khu vườn của bạn tôi. Có thể đến lấy dừa một cách dễ dàng và không có ǵ nguy hiểm trong trại trâu. Không bao giờ các bạn tôi hỏi tôi đă chuẩn bị đến đâu rồi. Chỉ thỉnh thoáng họ mới nói: “ổn chứ?” - “ổn”. – “Hơi lâu, cậu nhỉ? - “Làm nhanh hơn th́ có cơ hỏng hết”. Chỉ thế thôi. Khi tôi đến lấy mấy quả dừa để tạm ở sân nhà Juliette, bà ta trông thấy và đă cho tôi một mẻ hết hồn.

- Này anh Papillon, anh bắt đầu làm dầu dừa đấy à? Sao không làm ngay trong sân này? ở đây có cái chày vồ để đập dừa ra, tôi sẽ cho anh mượn cái nổi lớn trong nhà để đựng cùi dừa.

Tôi thấy làm ở trại tiện hơn.

- Lạ thật. ở trại bất tiện th́ có.

Nhưng nghĩ một lát, bà ta lại nói:

Anh có muốn tôi nói thật không? Tôi không tin là anh lại đi làm dầu dừa đâu.

Tôi lạnh toát cả người, Juliette lại nói:

- Trước hết anh việc ǵ phải làm dầu dừa, trong khi anh có thể lấy bao nhiêu dầu ô-liu của tôi cũng được? Mấy quả dừa kia để làm một cái ǵ khác kia, đúng không?

Tôi toát mồ hôi hột. Ngay từ đầu tôi đă chờ bà ta ném ra hai tiếng “vượt ngục”. Tôi nghẹn cả thở. Tôi nói với Juliette:

- Thưa bà, chuyện này lẽ ra tôi phải giữ bí mật đến cùng, nhưng tôi thấy bà ṭ ṃ sốt ruột muốn biết quá, cho nên tôi đành phải làm mỏng món quà bất ngờ mà tôi đă định dành cho bà. Nhưng đă thế này th́ tôi chỉ có thể hở cho bà biết rằng mấy quá dừa lớn này đă được chọn để làm một thứ đồ chơi rất xinh mà bà sẽ rất thích. Hiện nay tôi chỉ có thể nói đến đấy thôi.

Tôi đă thắng, v́ thấy Juliette trả ]ời:

- Papillon ạ, anh đừng v́ tôi mà bày vẽ những việc làm anh mất th́ giờ, và nhất là tôi cấm anh không được phí tiền để làm cho tôi một thứ quà cáp ǵ đặc biệt. Tôi thành thật cám ơn anh đă nghĩ đến việc đó, nhưng anh chớ có làm như vậy, tôi thiết tha yêu cầu anh đấy.

- Thôi được, để tôi xem đă.

Thật hú vía! Tôi lập tức xin Juliette một ly rượu hồi, điều mà tôi chưa bao giờ làm. Bà không nhận thấy vẻ thảng thốt của tôi, thật may. Thượng đế nhân từ đang đứng về phía tôi.

Hôm nào trời cũng mưa, nhất là về chiều và đêm. Tôi lo nước ngấm qua lớp đất mỏng làm lộ lớp lá dừa đan. Matthieu phải trông chừng thường xuyên, hễ thấy đất trôi đi là đắp lại ngay. Chắc ở phía dưới ngập nước hết rồi. Tôi và Matthieu lôi lớp lá dừa lên: nước chảy xuống đă gần đến nắp quan tài. T́nh thế thật nguy kịch. Gần đấy có một ngôi mộ chôn hai đứa trẻ đă chết từ lâu lắm. Một hôm chúng tôi cạy phiến đá trên mộ, tôi chui xuống dùng một thanh sắt ngắn đục lớp xi măng ở chỗ thấp nhất về phía ngôi mộ giấu bè. Lớp xi măng vỡ rồi, tôi vừa cầm thanh sắt cắm xuống đất th́ một tia nước phọt lên. Nước từ ngôi mộ bên kia cháy sang cái huyệt này. Khi nước đă lên đến đâu gối tôi bước ra ngoài. Chúng tôi đặt phiến đá trở lại chỗ cũ và gắn xung quanh bằng mát-tit trắng (do Narie kiếm giùm). Biện pháp này đă làm cho lượng nước bên ngôi mộ giấu bè của chúng tôi bớt được một nửa. Tối hôm ấy Carbonien nói với tôi:

- Không biết đến bao giờ mới hết những chuyện phiền toái v́ chuyến vượt ngục này.

-Gần xong rồi mà, Matthieu!

- “Gần” rồi hả? Cũng mong như thế.

Thật chúng tôi như đang ngồi trên đống than hồng.

Sáng hôm sau, tôi ra bến. Tôi đă yêu cầu Charpar mua cho tôi hai ki-lô cá để đến trưa tôi sẽ ra lấy. Tôi trở lên vườn Carbomeri. Gần đến, tôi trông thấy ba cái mũ cối trắng. Tại sao lại có ba tên cảnh sát trong vườn? Chúng nó lục soát ǵ chăng? Thật là việc không b́nh thường. Tôi chưa bao giờ thấy có ba tên cảnh sát đến vườn Carbomeri. Tôi đợi một giờ đồng hồ, rồi sốt ruột quá không chịu được nữa, tôi quyết định đi tới tận nơi xem thừ có việc ǵ xảy ra. Tôi cứ ngang nhiên đi trên con đường dẫn đến khu vườn. Mấy tên cảnh sát đứng nh́n tôi đi tới. Tôi đă đến cách họ khoảng hai mươi mét, ḷng bồn chồn hồi hộp, th́ thấy Matthieu đội chiếc khăn trắng lên đầu. Tôi thở hắt ra, và có đủ th́ giờ trấn tính lại trước khi đến tận chỗ mấy người kia đứng.

- Chào các ông giám thị. Chào Matthieu. Tôi đến lấy quả đu đủ cậu hứa cho tôi.

- Tiếc quá Papillon ạ, sáng nay tớ đi lấy sào để cắm cho cây đỗ leo, khi về mới thấy mất quả đu đủ. Nhưng chỉ bốn năm hôm nữa lại có quả chín, bây giờ cũng đă có mấy quả vàng vàng rồi. Thưa các ông giám thị, sao ạ, các ông có lấy một ít rau xà lách, mấy quả cà chua mí lại mấy củ cải cho các bà ở nhà không ạ?

- Khu vườn của anh trông nom khá lắm Carbonieri ạ tôi có lời khen anh đấy, - một viên cảnh sát nói.

Họ nhận mấy mớ xà lách, cà chua và củ cải rồi ra về. Tôi ra về trước họ một chút cho họ thấy tôi không có chuyện riêng ǵ phải bàn với Carbonieri, không quên mang theo hai cây xà lách.

Tôi đi ngang qua nghĩa địa. Ngôi mộ bị mưa xói lở cả lớp đất phủ bên trên. Đứng cách mười bước, tôi trông thấy rơ lớp lá dừa trồi lên. Đến thế này mà chúng tôi chưa bị lộ th́ quả là Chúa phù hộ cho. Đêm đêm gió thổi ào ào như quỷ dữ, tràn qua ngọn đồi trên đảo với những tiếng gầm thét điên dại, chốc chốc lại đổ cả mưa rào. Mong sao cứ thế này măi: đây là một thời tiết lư tưởng để vượt ngục, nhưng đối với ngôi mộ th́ lại khác. Súc gỗ lớn nhất của chiếc bè, cái súc dài hai mét ấy đă được dưa đến hầm mộ một cách xuôi lọt, để nhập bọn với các bộ phận khác của bè. Tôi lại c̣n lắp thử nó vào nữa là khác, nó ăn khớp vào một cách sít sao mà dễ dàng, không phải tốn sức ǵ cả. Bourset chạy lên tận trên trại để hỏi xem tôi đă nhận được cái bộ phận quan trọng hàng đầu ấy chưa: nó quan trọng thật, nhưng lại cồng kềnh quá xá. Nghe nói đâu đấy đều ổn cả, anh ta mừng quưnh. Anh ta có vẻ như không tin là nó lại có thể đến tay tôi được. Tôi hỏi:

- Cậu có ngờ vực ǵ không? Cậu nghĩ là có ai biết được à? Cậu có hở ra với ai không? Trả lời đi!

- Không, tuyệt nhiên không?

-Thế nhưng cậu vẫn có vẻ lo âu v́ một điều ǵ đó. Cậu nói đi!

- Tôi chỉ có một cảm giác khó chịu v́ cái nh́n quá ṭ ṃ như có ư soi mói của một gă tên là Bébert Celier. Tôi thấy h́nh như hắn đă nh́n thấy Naric lấy súc gỗ dưới cái bàn thợ mộc bỏ vào cái thùng ton-nô đựng vôi rồi mang đi. Mắt hắn dơi theo Naric ra đến tận cửa xưởng. Hai anh em Đẩy Xe sắp phải quét vôi một dăy nhà trong trại. Tôi lo là v́ thế đấy.

Tôi hỏi Grandet:

- Cái anh Bébert Celier ấy ở khối ta đấy, vậy ắt không phải là một thằng phản trắc.

Grandet nói:

- Tay này vốn là tù được giao cho sở Công chánh. Cậu thử h́nh dung mà xem: hắn đă từng đánh nhau trong một tiểu đoàn trừng giới ở châu Phi, một tay cứng đầu đă nếm mùi đủ các thứ nhà pha của quân đội ở Maroc và ở Algérie, chuyên gây sự đánh nhau, đấu dao loại sừng sỏ, một tay pê-đê cuồng nhiệt, lại máu mê cờ bạc nữa. Hắn chưa bao giờ sống ngoài xă hội như một thường dân. Kết luận: đó là một thằng vô lại, cực kỳ nguy hiểm. Trại khổ sai chính là cả cuộc đời của hắn. Nếu cậu nghi hắn thực sự, th́ hăy đi bước trước đi: hăy ám sát hắn ngay đêm nay, để hắn không có th́ giờ tố giác cậu nếu hắn có ư định ấy.

- Không có ǵ chứng minh rằng hắn là một thằng chỉ điểm.

Đúng thế, - Galgani nói, - nhưng cũng không có ǵ chứng minh hắn là một thằng khá. Cậu thừa biết loại phạm nhân như hắn chúa ghét những cuộc vượt ngục. Nó làm đảo lộn quá nhiều cái nếp sinh hoạt yên ổn và có nền nếp của bọn chúng. Về bất cứ việc ǵ khác th́ chúng không bao giờ tố giác, nhưng chuyện vượt ngục th́ khác, biết đâu đấy?

Tôi hỏi ư kiến Matthieu Carbonieri. Anh ta tán thành cái ư kiến là phải giết hắn ngay đêm nay. Anh ta định đích thân làm việc đó. Tôi có một hành động sai lầm là đă ngăn cản anh ta. Tôi không thể chấp nhận việc giết một con người mà chỉ căn cứ vào những hiện tượng bề ngoài. Dù là tự ḿnh giết hay để cho người khác giết, tôi cũng thấy ghê tay quá. Nếu nhỡ Bourset tưởng tượng ra những chuyện anh ta vừa kể th́ sao? V́ quá lo sợ, anh ta có thể thần hồn nát thần tính mà thành ra hoang tưởng cũng nên. Tôi hỏi Naric:

- Xúp nhừ này, cậu có thấy Bébert Celier có cái ǵ khác thường không?

- Tôi th́ không. Khi đi ra, tôi vác cái thùng trên vai để thằng giữ ch́a khóa đừng trông thấy trong thùng có ǵ. Theo chiến thuật đă quy ước, tôi phải đứng ngay trước mặt thằng giữ ch́a khóa, không đặt cái thùng ton-nô xuống, cho đến khi anh rể tôi ra đến cửa. Như thế là để thằng A-rập thấy rơ tôi không vội vă muốn ra ngay: hắn sẽ không sinh nghi mà đ̣i khám cái thùng. Nhưng sau đó anh rể tôi nói là thấy thằng Bébert Celier quan sát chúng tôi một cách chăm chú.

- ư kiến của anh ra sao?

- V́ bộ phận này rất quan trọng, và chỉ nh́n qua cũng biết đó là một bộ phận của một chiếc bè, cho nên anh rể tôi lo sợ quá mà trông gà hóa cuốc.

Tôi cũng nghĩ như vậy. Thôi chuyện này không nói nữa. C̣n lại bộ phận cuối cùng, trước khi đưa ra phải chú ư xem Bébert Celier ở đâu. Cứ đề pḥng hắn ta như đối với một tên ác.

Suốt đêm ấy tôi mê mải đánh bài Marseillaise. Tôi được bảy ngàn francs. Tôi càng đánh bừa lại càng được. Đến bốn giờ rưỡi sáng, tôi thôi đánh bài, nói là phải đi làm cỏ-vê đổ thùng. Tôi để cho cậu da đen Matinique làm một ḿnh. Mưa đă tạnh. Trong bóng đêm hăy c̣n tối mịt, tôi đi ra nghĩa trang. Tôi lấy chân san lại đất trên ngôi mộ, v́ tôi t́m không ra cái xẻng, nhưng với đôi giày của tôi, công việc cũng tạm ổn. Đến bây giờ, khi tôi xuống biển câu cá, trời đă nắng ráo, rất đẹp. Tôi đi về phía mũi đá phía nam đảo Royale, nơi tôi đă định cho bè xuống nước. Nước biển dâng cao, động mạnh.

Tôi cũng không biết nữa, nhưng tôi có cảm giác là sẽ rất khó làm cho bè tách ra khỏi bờ mà bờ mà không bị sóng hắt trở lại, xô mạnh, vào đá. Tôi câu một mớ cá hồng đá dễ đến hơi năm ki-lô. Rửa sạch mớ cá xong, tôi không câu nữa. Tôi rất lo, nhất là lại đang mệt v́ canh bạc trắng đêm. Ngồi trong bóng rợp, tôi ôn lại cái thời gian hơn ba tháng chuẩn bị vừa qua, tự nhủ rằng sự căng thẳng kéo dài đă sắp kết thúc, rồi nghĩ đến trường hợp Celier, tôi kết luận lại một lần nữa là ḿnh không có quyền ám sát hắn.

- Tôi đến gặp Matthieu. Đằng bên bức tường của khu vườn, có thể trông rơ ngôi mộ. Trên lối đi vào mộ có đất rải rác. Đến trưa Carbonieri sẽ sang quét sạch nó đi. Tôi đi qua nhà Juliette, cho bà một nửa số cá vừa câu được Bà ta nói:

- Papillon ơi, đêm qua tôi chiêm bao chuyện dữ quá: tôi mơ thấy anh máu me đầm đ́a, rồi lại thấy anh bị xiềng xích. Anh đừng làm ǵ dại dột nhé. Nhỡ anh có làm sao th́ tôi sẽ đau khổ quá sức. Giấc chiêm bao làm cho tôi xúc động đến nỗi đến bây giờ tôi cũng chưa buồn rửa mặt chải đầu ǵ cả. Tôi lấy ống nḥm t́m xem anh đang câu cá ở đâu, mà chẳng thấy. Chỗ cá này anh câu ở đâu thế?

- ở bên kia đảo. Cho nên bà không nh́n thấy được

- Tại sao anh lại phải câu xa thế, ở một nơi mà tôi không thể dùng ống nḥm nh́n tới được? Nhỡ bị sóng cuốn đi th́ sao? Sẽ không có ai trông thấy để mà vớt anh lên trước khi cá mập đớp mất.

- ồ, xin bà đừng quan trọng hóa đi qua như thế.

- Anh cho tôi là tôi quan trọng hóa! Bây giờ tôi cấm anh câu ở phía bên kia đảo đấy. Nếu anh không nghe, tôi sẽ bảo người ta rút giấy phép đi câu của anh.

- Ḱa, bà phải biết điều một chút chứ. Để bà vui ḷng, từ nay tôi sẽ nói cho anh tù làm ở nhà bà biết tôi câu ở chỗ nào.

- Thôi được. Nhưng sao trông anh mệt mỏi thế?

- Vâng, tôi hơi mệt thật. Tôi sẽ về trại nằm một lát

- Được. Nhưng đến bốn giờ tôi đợi anh đến uống cà phê đấy nhé. Anh đến chứ?

- Vâng xin hẹn đến chiều, chào bà tôi về.

Chỉ c̣n thiếu có thế nữa thôi để làm cho tôi b́nh tâm lại sao? Giấc chiêm bao của Juliette! Làm như thể tôi chưa đủ rối trí với những vấn đề gay cấn trong cơi thực, c̣n phải thêm những vấn đề trong cơi mộng nữa? Bourset nói là anh ta có cảm giác bị theo dơi thực sự. Chúng tôi đợi cái bộ phận cuối cùng của bè - cái mảng dài một mét rưỡi - đă mươi lăm hôm nay. Naric và Quenier nói không thấy có ǵ bất thường, nhưng Bourset vẫn không chịu làm cái bộ phận kia. Giả sử nó không có năm cái khớp phải đục chính xác từng ly, Matthieu có thể đem ra vườn làm. Đằng này những cái khớp ấy phải lắp cho sít năm đường nẹp của chiếc bè.

V́ Naric và Quenier đang phải sửa chữa ngôi nhà nguyện của trại cho nên có thể dễ dàng đưa ra đưa vào rất nhiều vật tư trong xưởng. Hơn thế nữa, thỉnh thoảng họ lại được dùng một chiếc xe trâu nhỏ. Phải lợi dụng cho được dịp may này. Bourset bị chúng tôi thúc giục quá đành phải làm một cách miễn cưỡng. Một hôm anh ta nói là biết chắc có người đă lấy cái mảng bè ra xem rồi để lại chỗ cũ. Chỉ c̣n một cái khớp phải đục ở đầu mút. Mọi người quyết định là anh ta phải đục cho xong, rồi giấu cái màng dưới tấm ván ở bàn mộc, ở trên để một sợi tóc để xem thứ có ai động đến không.

Bourset đục cái khớp, rồi đến sáu giờ anh ta ra khỏi xưởng sau cùng, sau khi đă biết chắc là trong xưởng chỉ c̣n tên gác. Cái mảng bè đă để ở chỗ quy định với sợi tóc đánh dấu. Đến mười hai giờ trưa tôi có mặt ở trại, chờ những người làm ở xưởng tới, cả thảy tám mươi người. Naric và Quenier đều có mặt, nhưng Bourset th́ không thấy đâu. Một phạm nhân người Đức đến trao cho tôi một mảnh giấy dán kỹ. Có thể thấy rơ là chưa có ai bóc ra.

Tôi đọc: “Sợi tóc không c̣n ở đấy nữa: đă có kẻ sờ đến cái mảng. Tôi đă xin tên gác cho tôi ở lại làm việc trong giờ nghỉ trưa để làm cho xong cái tráp bằng gỗ hồng tâm tôi đang làm dở. Hắn đă cho phép. Tôi sẽ lấy cái mảng để vào chỗ để dụng cụ của Naric. Anh nói cho họ biết đi. Đến ba giờ họ phải đưa ngay súc gỗ đi. May ra thằng cha đang theo dơi cái mảng bè chưa kịp trở tay”.

Naric và Quenier đồng ư. Họ sẽ ra đứng ở hàng đầu đám thợ làm ở xưởng. Trước khi mọi người, vào hết, hai người sẽ bày chuyện đánh nhau ở gần trước cửa. Chúng tôi đă nhờ hai người đồng hương với Carbonieri làm giúp việc này. Đó là hai người Corse ở Montmartre: Massani và Santini. Họ không hề hỏi tại sao phải thế: miễn chúng tôi cần là được rồi, sẵn sàng ngay. Naric và Quenier sẽ lợi dụng thời cơ ấy để trở ra nhanh, mang theo một vật liệu ǵ đấy, làm như thể họ đang vội đi làm và không quan tâm đến vụ đánh nhau. Chúng tôi đều nhất trí rằng hăy c̣n một khả năng cứu văn. Nếu chuyến này thành công, tôi phải án binh bất động một hai tháng, v́ chắc chắn là đă có một hay nhiều người biết là có ai đang chuẩn bị một chiếc bè. Cứ để cho họ t́m xem ai chuẩn bị, và bè giấu ở đâu.

Đă đến hai giờ rưỡi, các bạn tôi chuẩn bị hành động. Từ lúc điểm danh đến lúc xuất phát đi công trường phải mất ba mươi phút. Họ bắt đầu đi. Bébert Celier đứng ở khoảng giữa đoàn người xếp thành hai mươi hàng tư.

Naric và Quenier đi đầu, Massani và Santini ở hàng thứ mười hai, Bébert Celier ở hàng thứ mười. Tôi nghĩ như thế rất tiện, v́ khi Naric lấy các thứ gỗ này nọ trong đó có cả cái mảng bè, những người kia chưa vào hết trong xưởng. Bébert sẽ gần vào đến cửa xưởng. Khi cuộc ẩu đả nổ ra, v́ mọi người sẽ la ó om x̣m lên, lẽ tự nhiên là mọi người, trong đó có Bébert, sẽ quay lại nh́n. Đến bốn giờ, mọi việc đă diễn ra êm xuôi, cái mảng bè đă được giấu dưới một đống vật liệu để trong nhà thờ. Họ chưa đưa ra khỏi nhà thờ được, nhưng để tạm ở đấy cũng rất ổn.

Tôi ghé chỗ Juliette, nhưng bà ta không có ở nhà. Khi quay về, tôi đi ngang sân trước nhà ban Quản trị. Tôi trông thấy Massani và Santini đang đứng trong bóng râm đợi vào xà lim. Cái này chúng tôi đều biết trước. Tôi đi qua chỗ họ, hỏi:

- Bao nhiêu?

- Tám ngày - Santini đáp.

Một tên cảnh binh người Corse nói:

- Đồng hương mà lại đi đánh nhau, khỉ thật!

Tôi về trại. Sáu giờ, Bourset rạng rỡ lên, nói với tôi:

- Cứ như thể ḿnh đang bị ung thư mà bỗng dưng bác sĩ cho biết là đă chẩn bệnh nhầm, chứ ḿnh chẳng có bệnh ǵ cả..

Carbonieri và các bạn tôi đều đắc thắng. Họ khen ngợi tôi về cách tổ chức công chuyện. Naric và Quenier cũng đều thỏa thuê. Mọi sự đều ổn cả. Tôi ngủ thẳng giấc cho đến sáng. Tuy hồi tối mấy tay cờ bạc đă đến mời tôi đánh. Tôi nói dối là nhức đầu. Thật ra tôi buồn ngủ đến chết đi được, nhưng tôi hài ḷng và mừng rỡ v́ sắp thành công đến nơi rồi. Cái khó khăn nhất thế là đă vượt qua được.

Sáng nay Matthieu đă giấu tạm cái bộ phận cuối cùng trong hốc tường. Lúc bấy giờ ông già gác nghĩa địa đang quét những lối đi phía ngôi mộ giấu bè. Lúc này mà mon men đến đó th́ dễ lộ lắm. Sáng sớm nào cũng vậy, từ lúc tờ mờ tôi đă đến nghĩa địa dùng xẻng gỗ đắp lại đất trên ngôi mộ, cố làm thật nhanh. Tôi dùng chổi quét sạch lối đi, rồi nhanh chóng quay về đổ thùng, giấu chổi và xẻng trong góc nhà xí.

Kể từ lúc bắt đầu chuẩn bị cho đến nay đă đúng bốn tháng, và chúng tôi nhận được bộ phận cuối cùng của chiếc bè đă được chín hôm. Trời không c̣n mưa hàng ngày nữa, và nhiều hôm trời lạnh suốt cả đêm. Tất cả các giác quan của tôi đều luôn luôn trong t́nh trạng báo động, để chuẩn bị cho hai cái giờ G sắp tới: trước tiên là lấy cái bộ phận trứ danh kia trong vườn Matthieu rồi lắp chiếc bè cho thật khớp. Việc này chỉ có thể làm ban ngày. Sau đó là lên đường. Việc này không thể tiếp luôn sau việc kia, v́ khi lấy bè ra rồi c̣n phải nhét dừa và lương thực vào.

Hôm qua tôi đă kể hết cho Castelli nghe và cho bác ta biết t́nh h́nh hiện tại. Bác ta mừng cho tôi là đă gần đạt đến đích. Bác nói:

- Bây giờ là tiết trăng non.

- Tôi biết. Vậy th́ lúc nửa đêm không sợ có trăng nước ṛng là vào mười giờ, vậy giờ tốt nhất để hạ thủy vào hai giờ sáng.

Carbonieri và tôi đă quyết định làm gấp. Sáng mai chín giờ, lắp xong bộ phận cuối cùng của bè. Đến đêm là vượt ngục.

Sáng hôm sau, chúng tôi hành động rất ăn ư với nhau. Tôi đi qua khu vườn, đến nghĩa địa, chống xẻng nhảy ra tường. Trong khi tôi dùng xẻng gạt đất trên mộ địa, Matthieu lấy phiến đá ra và đem cái bộ phận bè mới giấu vào đấy sang cho tôi. Chúng tôi cùng giở lớp lá dừa đan để sang một bên. Chiếc bè hiện ra, dính đất nham nhở, nhưng t́nh trạng hoàn hảo. Chúng tôi đưa bè ra khỏi mộ, v́ để lắp thêm bộ phận cuối cùng, bên cạnh phải có chỗ rộng. Chúng tôi lắp năm đường nẹp vào thanh gỗ có năm khớp. Muốn chặt chúng tôi phải lấy đá gơ. Chúng tôi đă lắp xong đâu vào đấy, đăng đặt bè vào chỗ cũ, th́ một tên cảnh sát hiện ra, tay lăm lăm khẩu súng trường.

- Đứng im, không chết ngay!

Chúng tôi buông cái bè xuống, giơ hai tay lên trời. Tôi nhận ra mặt tên cảnh sát. Đó là viên giám thị trưởng của xưởng thợ.

- Các anh đừng kháng cự mà dại. Các anh bị bắt quả tang. Các anh hăy chấp nhận như thế và ít ra cũng phải lo cứu lấy tính mạng: mạng các anh bây giờ treo trên sợi tóc, v́ tôi chỉ muốn cho các anh một băng. Thôi, đi tay vẫn để nguyên thiế! Đi ra nhà ban chỉ huy.

Khi đi qua cổng nghĩa địa, chúng tôi gặp một thằng A-rập giữ ch́a khóa. Tên cảnh sát nói với hắn:

- Mohamed, cám ơn cậu đă giúp tôi. Sáng mai ghé tôi tôi sẽ đưa cái ấy cho... món quà tôi đă hứa thưởng cậu ấy mà.

Cám ơn sếp, - thằng A-rập nói. - Tôi sẽ đến, nhưng sếp ạ. Bébert Celier cũng phải trả công cho tôi chứ, phải không ạ?

- Chuyện này hai cậu dàn xếp với nhau, - tên cảnh sát nói.

Tôi hỏi hắn:

- Chính Bébert Celier đă chơi chúng tôi, phải không sếp?

- Không phải tôi nói chuyện này với các anh đâu đấy nhé.

- Cũng thế thôi, chuyện này biết được cũng hay.

Vẫn chĩa súng vào chúng tôi, tên cảnh sát nói:

- Mohamed, lục soát chúng tôi đi.

Thằng A-rập rút con dao tôi giắt ở thắt lưng, cả con dao của Matthieu nữa. Tôi nói với hắn:

- Mohamed này, anh tài thật đấy. Anh làm thế nào mà biết được thế?

- Ngày nào tôi cũng leo lên ngọn cây dừa đằng kia để xem các anh giấu chiếc bè ở đâu.

- Ai bày cho anh làm như thế?

- Đầu tiên là Bébert Celier, sau là ông giám thị Bruet.

- Đi thôi, nói nhiều quá rồi đấy, - tên cảnh sát nói. Bây giờ các anh có thể bỏ tay xuống, và đi nhanh lên.

Đoạn đường bốn trăm mét mà chúng ta để đến trụ sở ban chỉ huy tôi có cảm giác là đoạn đường dài nhất trong đời tôi. Tôi đă sụm hẳn. Bấy nhiêu hơi sức dốc ra rồi cuối cùng chuốc lấy một thất bại thảm hại như thế Trời ơi, sao Người nỡ tàn nhẫn đối với tôi như vậy?

Thật là một cảnh điếm nhục khi chúng tôi đến Ban chỉ huy Trại. V́ trên đường đi chúng tôi lần lượt gặp những tên cảnh binh: họ liền nối gót theo tên đang chĩa súng vào chúng tôi, thành thử khi đến nơi đă thành một tốp bảy tám tên đi sau lưng chúng tôi.

Viên chỉ huy, được tên giữ khóa người A-rập chạy về báo trước, đang đứng trước cửa ban chỉ huy cùng với Dega và năm viên giám thị trưởng.

- Có chuyện ǵ thế, ông Bruet? - viên chỉ huy hỏi.

- Có chuyện là tôi đă bắt quả tang hai người này đang cất giấu một chiếc bè h́nh như đă đóng xong.

- Papillon, anh có cần nói ǵ không?

- Không. Tôi sẽ khai trước hội đồng thẩm vấn.

Đưa hai người vào xà-lim.

Tôi bị nhốt vào một căn xà-lim có một khung cửa sổ bịt kín đối diện với cửa ra vào Ban chỉ huy. Căn xà-lim tối om, nhưng tôi nghe được tiếng nói của những người qua lại trước trụ sở Ban chỉ huy.

Các sự việc diễn ra rất nhanh. Đến ba giờ họ cho chúng tôi ra và khóa tay chúng tôi lại.

Trong pḥng có lập một thứ ṭa án: chỉ huy trại, phó chỉ huy, giám thị trưởng. Một viên cảnh binh làm chân lục sự. Ngồi riêng sau một cái bàn đặt cách xa nhóm kia, Dega cầm cây bút ch́, chắc hắn là để ghi lại những lời vấn đáp sắp tới.

- Charrière và Carbonieri, các người hăy lắng nghe bản báo cáo của ông Bruet về các người: “Tôi, Bruet Auguste, giám thị trưởng, quản đốc công xưởng Quần đảo Salut, xin khởi tố hai phạm nhân khổ sai là Charrière và Carbonieri về tội lấy trộm, lạm dụng vật liệu thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Tôi tố cáo phạm nhân thợ mộc Bourset về tội đồng lơa. Tôi thấy có cơ sở để khẳng định rằng hai phạm nhân Naric và Quenier cũng phạm tội đồng lơa. Tôi xin nói thêm rằng tôi đă bắt được quả tang Charnère và Carbonicri đang xâm phạm ngôi mộ của bà Privat mà họ dùng làm nơi cất giấu chiếc bè của họ”.

- Các anh nói sao đây? - Viên chỉ huy trại hỏi.

- Trước hết, Carbonieri chẳng có dính dáng ǵ vào đây cả. Chiếc bè được thiết kế để chở có một người, tức là tôi. Chẳng qua tôi đă bắt Carbonieri phải giúp tôi giở lớp lá dừa đan trên mộ, v́ việc này tôi không thể làm lấy một ḿnh. Vậy th́ Carbonieri không hề phạm tội lạm dụng và lấy cắp vật tư của Nhà nước, mà cũng không hề phạm tội đồng lơa vượt ngục, v́ cuộc vượt ngục chưa hề được thực hiện. Bourset là một nạn nhân bị buộc phải hành động v́ bị dọa giết. C̣n Naric và Quenier th́ tôi hầu như không hề quen. Tôi xin quả quyết là họ không hề dính líu đến việc này.

- Người chỉ điểm của tôi nói khác kia, - viêm giám thị nói.

- Tên Bébert Celier, người đă chỉ điểm cho ông, rất có thể lợi dụng việc này đế trả thù một vài người nào đấy bằng cách nói điêu cho họ. Làm sao có thể tin lời một tên chỉ điểm?

Viên chỉ huy nói:

- Tóm lại, anh bị tố cáo chính thức là đă lấy trộm và lạm dụng vật tư của Nhà nước, xâm phạm mộ phần và mưu toan vượt ngục. Anh kư vào văn bản đi.

- Tôi chỉ kư khi nào trong văn bản đă thêm lời tôi khai về Carbonieri, Bourset và hai anh em rể Naric và Quenier.

- Đồng ư. Các ông viết thêm vào đi.

Tôi kư. Tôi không thể diễn đạt rơ ràng tất cả những ǵ đă diễn ra trong tâm trí tôi kể từ khi công việc bị bại lộ vào phút cuối ấy. Tôi như đă phát điên trong xà lim này, tôi ăn chẳng được, tôi không đi lại, nhưng tôi hút thuốc liên hồi, hết điếu này sang điếu khác.

Cũng may là Dega tiếp tế thuốc lá cho tôi đầy đủ. Hôm nào chúng tôi cũng được một giờ đi dạo vào buổi sáng, trong khoảng sân của các xà lim trừng giới, dưới ánh năng.

Sáng nay ông chỉ huy trại có đến nói chuyện vôi tôi. Kể cũng lạ: nếu cuộc vượt ngục thành công, ông chính là người bị thiệt hại nặng nề nhất, thế mà chính ông lại là người tức giận tôi ít nhất. Ông ta mỉm cười kể cho tôi nghe rằng vợ ông có nói là một người bị giam mà c̣n giữ được tư cách dĩ nhiên là phải t́m cách vượt ngục. Rất khéo léo, ông ta lái câu chuyện như thế nào để tôi xác nhận phần đóng góp của Carbonieri. Tôi có cảm giác là tôi đă thuyết phục được ông, cho ông thấy rơ rằng Carbonieri ở vài cái thế không thể nào từ chối khi tôi nhờ giúp tôi một tay trong việc tháo giở lớp lá dừa bên trên ngôi mộ.

Bourset đă xuất tŕnh bức thư đe dọa và tấm đồ án do tôi làm. Về phần tôi th́ ông chỉ huy hoàn toàn tin là mọi việc diễn ra đúng như tôi đă khai. Tôi hỏi ông ta xem theo ư ông th́ cái tội lấy trộm vật tư kia liệu có thể xử đến mấy năm. Ông nói: “Mười tám tháng là cùng”.

Nói tóm lại, tôi dần dần leo trở lên cái dốc bờ vực mà tôi đă lăn xuống. Tôi có nhận được mấy chữ của Chatal, người y tá. Anh ta cho tôi biết rằng Bébert Celier hiện nay nằm một pḥng cách biệt ở bệnh viện, đang được cứu xét miễn giam v́ một kết quả chẩn bệnh ít có: áp xe gan. Chắc đây là một cách dàn xếp giữa ban Quản trị và ông bác sĩ để che chở cho hắn tránh khỏi những hành động trả thù.

Căn xà-lim của tôi không bao giờ bị khám, họ cũng không lần nào khám người tôi. Tôi lợi dụng t́nh h́nh đó để nhờ các bạn tuồn vào cho tôi một con dao. Tôi nói với Naric và Quenier là họ phải yêu cầu một cuộc đối chất giữa viên giám thị công xưởng, Bébert Celier, anh thợ mộc và tôi, đệ lên viên chỉ huy trại một lời thỉnh cầu là sau cuộc đối chất này ông sẽ quyết định cách xử lư mà ông thấy là thích đáng đối với họ: hoặc giam cầm, hoặc trừng giới, hoặc cho đi lại tự do trong trại.

Trong buổi đi dạo hôm nay, Naric nói với tôi rằng chỉ huy trại đă đồng ư. Cuộc đối chất sẽ diễn ra lúc mười giờ sáng mai. Dự buổi này sẽ có một giám thị trưởng làm chức năng dự thẩm. suốt đêm hôm ấy tôi t́m cách tự can gián, v́ tôi có ư định giết Bébert Celier. Nhưng tôi không sao tự can ngăn được. Không, con người ấy mà được miễn giam v́ đă có công phát hiện vụ vượt ngục, rồi sau đó, xuất phát từ Đất Liền, hắn lại có thể lên đường vượt ngục nữa, như thể để thưởng công v́ đă ngăn chặn tôi vượt ngục, th́ thật quá ư bất công. Phải, nhưng mày có thể bị xử tử, v́ người ta có thể coi là mày có chủ định từ trước. Tôi đếch cần. Đó là kết luận của tôi, v́ tôi quá tuyệt vọng. Bốn tháng trời hy vọng, vui mừng, lo sợ, suy nghĩ, phát minh, để rồi đến khi đă sắp thành đạt th́ bỗng dưng thất bại thảm hại như vậy chỉ v́ miệng lưỡi một thằng chỉ điểm. Ra sao th́ ra, mai tôi sẽ t́m cách giết Celier cho bằng được.

Cách duy nhất để khỏi bị xử tử là làm thế nào để hắn rút dao ra trước. Muốn thế, tôi phải làm thế nào cho hắn thấy rơ là con dao của tôi cũng đă mở. Chắc chắn là thấy thế hắn phải rút dao ra ngay. Việc này phải làm trước cuộc đối chất một chút, hay ngay sau đó. Tôi không thể giết hắn trong khi đang đối chất, v́ như thế có nguy cơ là một tên cảnh sát có thể rút súng bắn tôi ngay. Tôi trông mong vào cái thói cẩu thả kinh niên của bọn cảnh sát.

Suốt đêm tôi vật lộn với ư nghĩ trên đây. Tôi không sao trấn áp được nó. Quả thật, trong đời có những điều không thể nào tha thứ được. Tôi biết rằng con người ta không có quyền tự ḿnh đứng ra xét xử người đời, nhưng đó là nói về những người thuộc một đẳng cấp xă hội khác kia. Làm sao có thể chấp nhận rằng có thể không nghĩ đến việc trừng phạt thật đích đáng một con người đáng ghê tởm như thế. Tôi không hề làm điều ǵ có hại cho tên tù trại lính ấy, thậm chí hắn cũng không hề quen biết ǵ tôi. Như vậy là hắn đă tự dưng xử phạt tôi x năm cấm cố một cách hoàn toàn vô cớ. Hắn đă t́m cách chôn sống tôi để mưu cầu được miễn giam. Không, nhất định không? Tôi không thể nào lại để cho hắn được hưởng thành quả của cái hành động đáng buồn nôn của hắn. Không thể được! Tôi cảm thấy ḿnh chỉ có chết. Thôi, chết th́ chết, nhưng hắn cũng phải chết, mà phải chết khổ chết sở hơn cả tôi nữa. Nhưng nếu mày bị xử tử, th́ thử hỏi chết v́ một con người để tiện như thế có phải là ngu dại không? Cuối cùng tôi chỉ hứa được với bản thân có một điều: nếu hắn không rút dao ra, tôi sẽ không giết hắn.

Suốt đêm ấy tôi không ngủ. Tôi hút hết cả một bao thuốc lá sợi xám. Đến sáu giờ sáng, lúc họ đưa cà phê vào tôi chỉ c̣n hai điếu. Thần kinh tôi căng thắng đến nỗi ngay trước mặt tên gác, tôi nói với người đưa cà- phê (điều này xưa nay cấm):

- Cậu có thể cho tôi mấy điếu thuốc hay một ít thuốc lá sợi không... nếu sếp đây cho phép? Thưa sếp, tôi kiệt quệ lắm rồi.

- ừ!, anh cứ cho Papillon đi, nếu anh có sẵn. Tôi th́ không hút thuốc. Tôi thành thực phiền ḷng cho anh, Papillon ạ. Là người Corse, tôi thương con người và ghét những việc làm khốn nạn.

Mười giờ kém mười lăm, tôi đang đứng ngoài sân đợi lúc vào pḥng. Naric, Quenier, Bourset, Carbonieri đều có mặt ở đây. Viên cảnh sát gác chúng tôi là Antartaglia, người vừa gặp tôi khi đưa cà phê vào. Hắn nói chuyện với Carbonieri bằng tiếng Corse. Tôi nghe cũng hiểu được ư hắn nói là việc vừa rồi thật đáng tiếc, và Carbonieri có thể bị ba năm cấm cố. Lúc ấy cánh cửa mở ra và tên A-rập leo dừa, tên A-rập gác cửa xưởng và Bébert Celier bước vào sân. Nh́n thấy tôi, hắn hơi chùn bước lại, nhưng tên gác đi kèm hắn nói:

- Đi tới, đứng sang một bên kia, bên phải ấy.

- Antartaglia, đừng để cho chúng nó trao đổi ǵ với nhau.

Thế là hắn và tôi đứng cách nhau không đầy hai mét. Antartaglia nói:

- Giữa hai nhóm cấm nói với nhau.

Carbonieri lúc bấy giờ vẫn nói chuyện bằng tiếng Corse với viên cảnh sát đồng hương đang giám thị cả hai nhóm. Viên cảnh sát cúi xuống buộc lại dây giày, tôi ra hiệu cho Matthieu đứng nhích ra phía trước một chút. Cậu ta hiểu ngay. Cậu đưa mắt nh́n Bébert Celier và nhổ bọt về phía hắn. Khi viên cảnh sát đứng thẳng lên, Carborneri cứ nói chuyện với hắn không ngớt miệng, thu hút được sự chú ư của hắn đến mức tôi bước lên một bước mà hắn không hề nhận thấy. Tôi buông cho con dao từ ống áo tụt xuống và cầm vào tay. Chỉ có Celier có thể trông thấy. Nhanh như cắt, hắn rút con dao đă mở sẵn trong túi quần đâm một nhát trúng vào bắp tay phải của tôi. Tôi th́ lại thuận tay trái. Tôi đâm thẳng vào ngực hắn một nhát ngập đến tận chuôi. Một tiếng “A-a~ch!” nghe như tiếng đă thú, rồi hắn rơi phịch xuống đất. Antartaglia rút súng lục cầm tay nói với tôi:

- Cậu lùi ra, lùi ra ngay. Chớ đâm thêm, không tôi buộc ḷng phải bắn.

Carbonieri lại gần Celier, lấy chân chạm thử vào đầu hắn, rồi nói hai tiếng Corse. Tôi nghe cũng hiểu: hắn chết rồi. Viên cảnh sát nói:

- Cậu đưa đao đây..

Tôi đưa con dao, hắn đút súng vào bao, đi ra cánh cửa sắt gơ mấy tiếng. Một tên gác mở cửa ra. Viên cảnh sát nói:

- Cho cáng vào khiêng một xác chết.

- Ai vừa chết thế? - tên gác hỏi.

- Bébert Celier.

- Thế à? Thế mà tôi cứ tưởng là Papillon.

Họ lại nhốt chúng tôi vào xà-lim. Cuộc đối chất thế là phải băi. Trước khi vào hành lang Carbonieri nói với tôi:

- Papi, tội nghiệp cậu quá, lần này th́ cậu lănh đủ.

- ừ, nhưng tớ vẫn c̣n sống, c̣n nó th́ ngoẻo rồi. Viên cảnh sát trở lại một ḿnh, mở cửa rất khẽ khàng rồi nói với tôi, giọng vẫn c̣n xúc động:

- Đấm vào cửa mấy cái đi, kêu là bị thương. Chính hắn đă tấn công trước, tôi trông thấy rơ ràng. - Đoạn hắn khép cửa lại.

Mấy cái gă cảnh sát Corse ấy ghê thật: hoặc xấu tất, hoặc tốt cả. Tôi đập cửa, kêu: “Tôi bị thương rồi, phải đưa tôi vào bệnh viện băng bó chứ”

Viên cảnh sát trở lại với viên giám thị trưởng của khu trừng giới.

- Anh làm sao? Có việc ǵ mà làm ồn lên thế?

- Thưa sếp, tôi bị thương mà.

- à! Anh bị thương phỏng? Tôi tưởng hắn đâm có trúng đâu?

- Bắp thịt tay phải của tôi bị đứt rồi.

- Mở ra, viên cảnh sát kia nói.

Cửa mở, tôi bước ra. Quả bắp thịt bị cắt đứt, hở hoác ra.

- Khóa tay hắn lại, đưa sang bệnh viện. Không được để hắn nằm lại bệnh viện, bất cứ với lư do ǵ.

Băng bó xong, phải đưa về đây ngay.

Khi chúng tôi ra ngoài, có đến mười tên cảnh sát với cả ông chỉ huy trại nữa. Viên giám thị công xưởng nói với tôi:

- Quân giết người!

Tôi chưa kịp đáp th́ ông chỉ huy đă nói với hắn:

- Giám thị Bruet, ông im đi, Papillon đă bị hắn tấn công trước.

- Khó tin lắm, - Bruet nói.

- Tôi có trông thấy, và tôi sẽ làm chứng, - Antartaglia nói. Và thưa ông Bruet, xin ông biết cho rằng một người Corse không nói dối bao giờ.

ở bệnh viện, Chatal gọi bác sĩ đến. Ông ta khâu vết thương cho tôi mà không cho thuốc mê hay gây tê ǵ cả, rồi đính cho tôi tám cái kẹp, không nói với tôi một lời. Tôi th́ cắn răng chịu đau, không một tiếng kêu than. Cuối cùng, bác sĩ nói:

- Hết thuốc tê rồi, cho nên tôi không thể tiêm cho anh đỡ đau được. - Đoạn ông ta nói thêm - Việc anh vừa làm chẳng tốt chút nào.

- ồ, bác sĩ cũng biết đấy: đàng nào th́ với cái áp- xe gan ấy hắn cũng chẳng sống được bao lăm nữa.

Câu trả lời bất ngờ của tôi làm cho ông bác sĩ đớ người ra.

Cuộc thẩm vấn vẫn tiếp tục. Phần trách nhiệm của Bourset bị gạt ra hoàn toàn. Mọi người đều thừa nhận cậu ấy bị đe dọa đến tính mạng, sợ quá phải làm theo. Tôi cũng góp phần làm cho họ tin như vậy. Đối với Naric và Quenier cũng không có bằng chứng ǵ là họ can phạm hay đồng lơa. Chỉ c̣n lại tôi và Carbonieri. Đối với Carbonieri, họ gạt bỏ lời buộc tội lấy trộm và lạm dụng vật tư của Nhà nước. Chỉ c̣n tội đồng lơa trong việc mưu toan vượt ngục. Quá lắm cũng chỉ sáu tháng là cùng. Đối vôi tôi th́ t́nh thế đâm ra phức tạp Thật vậy, bất chấp những nhân chứng bênh vực tôi, viên giám thị lănh nhiệm vụ thẩm vấn vẫn không chịu thừa nhận đây là trường hợp tự vệ chính đáng. Dega đă được xem cả tập hồ sơ, bác ta quyết định rằng mặc dầu viên dự thẩm rất quyết tâm trị tội, họ cũng không thể nào xử tử tôi được, v́ tôi đă bị thương trước khi hành động. Bên buộc tội có một căn cứ để vin vào mà đ̣i xử tôi thật nặng: hai tên A-rập giữ ch́a khóa đều khai rằng tôi đă rút dao ra trước.

Cuộc thẩm vấn đă xong. Tôi đợi ngày đi Saint-Laurent dự phiên xử của ṭa án binh. Suốt ngày tôi chỉ hút thuốc, hầu như không đi lại trong xà-lim. Người ta cho tôi một giờ đi dạo vào buổi chiều. Không một lần nào viên chỉ huy trại hay bọn giám thị, trừ viên giám thị công xưởng đă là dự thẩm trong cuộc thẩm vấn vừa qua, có thái độ thù địch đối với tôi.

Đến thứ sáu là tôi phải giải đi Saint-Laurent. Sáng thứ tư, lúc mười giờ, tôi đi dạo trong sân đă gần hai tiếng đồng hồ th́ viên chỉ huy trại. gọi tôi lại, nói: “Anh đi theo tôi”. Tôi theo ông ta ra khỏi sân trại, không có ai đi kèm theo. Tôi hỏi ông chỉ huy xem ông đưa tôi đi đâu nhưng ông chi lẳng lặng bước tiếp trên con đường xuống dốc dẫn về nhà ông. Dọc đường ông ta nói:

- Nhà tôi muốn gặp anh một lát trước khi anh đi.

Tôi không cho ai áp giải anh, v́ nhà tôi sẽ bị một ấn tượng không hay nếu trông thấy anh bị một viên cảnh sát có súng đi kèm theo. Tôi hy vọng anh sẽ có thái độ đúng mực.

- Thưa thiếu tá vâng.

Chúng tôi đă đến nhà ông chỉ huy. Ông nói với Juliette: “Anh đưa người được em che chở về cho em đây như anh đă hứa. Em cũng biết là anh phải đưa anh ta về trại trước mười hai giờ trưa. Em có được gần một tiếng đồng hồ để nói chuyện anh ta”. Đoạn ông ta lui vào nhà trong một cách tế nhị.

Juliette đến gần tôi và đặt bàn tay lên vai tôi, mắt nh́n thẳng vào mắt tôi. Đôi mắt đen láy của bà càng sáng hơn mọi khi, v́ giờ đây nước mắt bà là ra long lanh sau đôi hàng mi đen và dài. Cũng may là bà đủ tự chủ để cầm nước mắt lại.

- Anh thật là điên rồ, anh bạn của tôi ạ. Giá anh nói cho tôi biết là anh muốn ra đi, tôi tin là tôi sẽ có cách làm cho mọi việc được dễ dàng hơn. Tôi đă xin nhà tôi cố cứu giúp anh hết ḷng, nhưng nhà tôi nói là tiếc thay ông ấy không có đủ quyền. Tôi gọi anh đến trước hết là thấy rơ t́nh trạng anh ra sao. Tôi khâm phục ḷng can đảm của anh, tôi thấy anh c̣n đáng trọng hơn là trước đây tôi vẫn nghĩ. Với lại trước đây tôi cũng muốn được đền bù lại những ǵ anh đă cho tôi một cách hào phóng trong bấy nhiêu tháng trời. Đây, anh cầm lấy một ngàn francs, tôi chỉ cho anh được có thế. Tôi lấy làm tiếc là không thể làm ǵ hơn.

- Bà ơi, xin bà nghe tôi, tôi không cần tiền đâu. Tôi van bà, bà nên hiểu là tôi không thể nhận được, v́ theo tôi, làm như thế và làm vẩn đục t́nh bạn của chúng ta

Đoạn tôi đẩy hai tờ giấy năm trăm mà bà chỉ huy đă rộng ḷng biếu tôi.

- Tôi van bà đừng nài tôi.

- Thôi, tùy anh vậy, - Juliette nói. - Uống một chút rượu hồi nhẹ nhé?

Và trong hơn một tiếng đồng hồ, người đàn bà đáng ngưỡng mộ ấy không ngớt nói với tôi những lời lẽ dịu dàng, nhân ái. Bà ta tin rằng tôi sẽ được trắng án về cái tội đă giết tên Bébert đểu cáng ấy và chỉ phải ngồi tù cấm cố mười tám tháng cho đến hai năm v́ mấy tội kia.

Khi từ giă, Juliette xiết chặt tay tôi hồi lâu trong đôi tay bà, và nói: “Tạm biệt anh, chúc anh may mắn nhiều” đoạn khóc ̣a lên.

Ông chỉ huy đưa tôi về khu trừng giới. Dọc đường tôi nói:.

- Thưa thiếu tá, thiếu tá có được người vợ cao quư nhất trên đời này.

- Tôi biết, Papillon ạ, cô ấy sinh ra không phải để sống ở đây, những ǵ diễn ra ở đây quá tàn nhẫn đối với cô ấy. Nhưng biết làm thế nào được? Thôi, cũng chỉ bốn năm nữa tôi đă về hưu rồi.

- Nhân lúc này chỉ có ông và tôi, tôi cũng xin cảm ơn ông đă cố làm sao cho người ta đối xử với tôi tử tế, mặc dầu nếu tôi thành công, việc ấy sẽ gây cho ông những chuyện hết sức phiền hà.

- Phải, anh có thể làm cho tôi đau đầu hết sức. Tuy vậy, anh có muốn tôi nói với anh điều này không? Anh xứng đáng được hưởng thành công trong chuyến vượt ngục.

Đến cổng khu trừng giới, ông nói thêm:

- Từ biệt anh, Papillon. Cầu Chúa phù hộ anh, anh sẽ cần đấy.

- Từ biệt thiếu tá.

Đúng, tôi sẽ cầu Chúa phù hộ v́ ṭa án binh do một thiếu tá hiến binh bốn lon chủ tọa đă tỏ ra cực kỳ khắc nghiệt. Ba năm về tội lấy trộm và lạm dụng vật tư của Nhà nước, xâm phạm mộ phần và mưu toan vượt ngục, năm năm về tội giết tên Celier. Tổng cộng là tám năm cấm cố. Giả sử tôi không bị thương, chắc chắn là cái ṭa án ấy đă xử tử tôi rồi.

Cái ṭa án đă xử tôi nghiệt ngă như vậy lại tỏ ra khoan dung đối với một phạm nhân Ba Lan tên là Dandowsky vừa phạm tội giết hai người. Hắn chỉ bị năm năm, tuy vụ án mạng hiển nhiên là đă được tính toán từ trước.

Dandowsky là một người thợ bánh ḿ, chỉ chuyên làm men bột nở. Hắn chỉ làm việc từ ba đến bốn giờ sáng. V́ ḷ bánh ḿ ở ngay bến, đối diện với biển, cho nên bao nhiêu th́ giờ rỗi hắn đều dành cho việc đi câu. Tính t́nh điềm đạm, nói tiếng Pháp không được sơi, hắn chẳng giao du với ai. Người tù khổ sai chung thân này dồn hết t́nh thương yêu tŕu mến cho một con mèo đen có đôi mắt xanh biết như màu ngọc bích. Con mèo đối với hắn như một người ruột rà thân thiết, cùng ăn cùng ngủ với nhau, mỗi khi hắn đi làm con mèo đi theo hắn như một con chó, để cho hắn có bạn. Nói tóm lại, giữa người và vật có cả một mối t́nh đằm thắm.

C̣n như nếu trời nắng quá mà không có nơi nào có bóng râm gần chỗ câu cá, nó trở về ḷ bánh ḿ một ḿnh leo lên vơng của bạn nằm chờ. Đến mười hai giờ trưa, khi nghe chuông điểm, nó liền ra đón anh bạn Ba Lan và nháy nhót bên con cá con mà anh ta treo ở đầu sợi chỉ, dứ dứ cho con mèo vờn cho đến khi nó chụp được

Tốp thợ bánh ḿ ở chung một giàn pḥng lớn kê bên ḷ bánh ḿ. Một hôm, hai người tù khổ sai tên là Corrazi và Angelo mời Dandowsky ăn món xi-vê thỏ do Corrazi nấu: mỗi tuần anh này đều nấu xi-vê thỏ chén một lần. Dandowsky ngồi xuống ăn với họ, nhân thể góp một chai rượu vang để nhắm với thịt thỏ. Tối hôm ấy con mèo không về. Anh Ba Lan t́m khắp nơi mà chẳng thấy. Một tuần đă trôi qua, mà con mèo vẫn chẳng thấy đâu. Dandowsky buồn lắm: sinh vật duy nhất mà anh yêu thương và cũng yêu thương anh một cách đằm thắm như vậy bỗng dưng đă biến đi một cách thật khó hiểu. Được biết nỗi đau buồn vô hạn của Dandowsky, vợ một viên giám thị đem biếu anh ta một con mèo con. Dandowsky liền đuổi nó đi, và phẫn uất hỏi bà ta: làm sao bà ta lại đang tâm nghĩ rằng anh có thể yêu thương một con mèo khác được. Anh ta nói rằng đó là một sự xúc phạm nặng nề đối với hương hồn của người bạn đă khuất của anh.

Một hôm tên Corrazi đánh một cậu bé học nghề làm bánh ḿ, đồng thời chuyên đưa bánh ḿ vào trại. Cậu ta không ở chung với tốp thợ bánh ḿ, mà thuộc phiên chế của trại. Vốn tính thù dai, cậu bé t́m gặp Dandowsky nói:

- Anh ạ, cái con thỏ mà Corrazi và Angelo mời anh ăn ấy, chính là con mèo của anh đấy.

- Chứng cớ đâu? - anh Ba Lan túm cổ cậu bé quát.

- Dưới gốc cây xoài ở chênh chếch phía sau cái lán để xuồng, tôi đă nh́n thấy Corrazi chôn da con mèo của anh đấy.

Như một người điên, anh Ba Lan ra đấy xem, và quả nhiên t́m thấy bộ da. Anh ta nhặt bộ da và cái dầu đều đă bắt đầu thối rữa, đem ra biển rửa sạch, phơi ra nắng cho khô rồi lấy vải sạch bọc lại và đem chôn ở một nơi khô ráo, chôn rơ sâu để cho kiến khỏi ăn.

Chính anh ta kể lại với tôi như vậy.

Đêm hôm ấy, dưới ánh đèn dầu hỏa, trên một cái ghế dài rất nặng ở pḥng ăn của thợ bánh ḿ, Corrazi và Engelo ngồi cạnh nhau đánh một ván belote tay bốn. Dandowsky là một người đàn ông trạc bốn mươi, vóc người tầm thước, vạm vỡ, rộng vai, rất khỏe. Anh ta đă chuẩn bị một cái gây lớn bằng gỗ lim nặng như sắt. Từ phía sau bước vào, anh ta chẳng nói chẳng rằng giáng lên đầu mỗi đứa một đ̣n khủng khiếp. Hai cái sọ vỡ tung ra như hai quả lựu, óc chảy cả xuống đất.

Như điên như dại, Dandowsky chưa hả, c̣n hốt óc hai kẻ thù phết lên tường nữa. Cả căn pḥng nhầy nhụa những máu và óc người.

Trong khi tôi không được ngài thiếu tá hiến binh, chánh án ṭa án binh, thông cảm, th́ Dandowsky tuy đă giết hai mạng một lúc có chủ định hắn hoi, lại may mắn được ngài thông cảm, đến mức chỉ bị xử có năm năm cấm cố.

Cầm cố lần thứ hai

Tôi cùng trở về Quần đảo với anh chàng Ba Lan, tay tôi và tay anh ta cùng khóa cung một cái khoá. Chúng tôi đă không phải nằm ĺ trong các xà-lim ở Saint-Laurent! Đến đấy vào thứ hai, ra ṭa hôm thứ năm, th́ thứ sáu đă lên tàu trở về Quần đảo.

Chúng tôi có cả thảy mười sáu người được đưa ra Quần đảo, trong đó có mười hai người bị cấm cố. Biển động mạnh, chốc chốc lại có một đợt sóng lớn tràn qua boong tàu. Trong cơn tuyệt vọng, tôi đi đến nước mong sao cho chiếc tàu cà khổ này đắm quách. Tôi không nói chuyện với ai. Ngọn gió ẩm ướt quất vào mặt tôi làm cho tôi hướng vào nội tâm. Tôi không t́m cách che gió, ngược lại, tôi c̣n cố ư để cho mũ bay mất: trong suốt tám năm ṛng cấm cố, tôi c̣n cần ǵ đến mũ? Mặt quay thẳng ra phía gió, tôi hít làn không khí ướt át đang quất vào tôi cho đến ngạt thở th́ thôi. Sau khi mong tàu đắm, tôi cố định thần lại: “Bébert Celier đă làm mồi cho cá mập; c̣n mày, mày mới ba mươi tuổi, và phải ngồi tù cấm cố tám năm”. Nhưng liệu có qua nổi tám năm trong những bức tường của cái chuồng giam ăn người ấy không?

Cứ theo kinh nghiệm của tôi đă qua, tôi nghĩ rằng không thể nào qua nổi. Bốn hay năm năm hẳn là cái giới hạn tột cùng của sức để kháng tối đa có thể có được Giá tội không giết Celier, tôi chỉ ngồi có ba năm, thậm chí chỉ hai năm thôi, v́ vụ giết người đă làm cho các khoản kia nặng thêm, kể cả khoản vượt ngục. Lẽ ra tôi đừng giết cái thằng khốn nạn ấy mới đúng. Bổn phận làm người của tôi đối với bản thân tôi không phải là xét xử kẻ khác để lập lại công bằng cho tôi, mà trước hết và trên hết là phải sống, sống mà để vượt ngục. Làm sao tôi lại có thể phạm một sai lầm như vậy? Đó là chưa kể chỉ có một chút xin nữa là hắn giết tôi, cái đồ rác rưởi ấy. Sống, sống cho bằng được, lẽ ra đó phải là tôn giáo duy nhất của tôi. Trong số những viên giám thị đi áp giải đoàn tù có một người tôi đă từng gặp ở nhà lao cấm cố. Tôi không biết hắn tên là ǵ, nhưng tôi không sao cưỡng lại được ư muốn hỏi hắn một câu.

- Thưa sếp, tôi muốn hỏi sếp một điều này.

Viên giám thị ngạc nhiên, lại gần tôi nói:

- Điều ǵ?

- Sếp đă từng biết có ai qua được tám năm cấm cố chưa?

Hắn nghĩ một lát rồi nói:

~ Chưa, nhưng tôi biết có mấy người đă qua được năm năm, và c̣n có một người, tôi c̣n nhớ rất rơ, đă ra khỏi nhà lao khỏe mạnh và cân bằng sau sáu năm cấm cố. Tôi có mặt ở nhà lao khi người này được thả.

- Cảm ơn sếp.

- Không có ǵ - viên cảnh sát nói. - Anh bị tám năm phải không?

- Thưa sếp vâng.

- Anh chỉ có thể qua được nếu anh không bị phạt lần nào. - Nói đoạn hắn bỏ đi.

Câu này rất quan trọng. Đúng, tôi chỉ có thể sống sót mà ra khỏi nhà lao nếu tôi không bị phạt một lần nào. Thật thế, nếu bị phạt, anh sẽ bị giảm một phần hay toàn bộ suất ăn trong một thời gian nào đấy, và về sau, ngay đến khi đă được trở lại chế độ ăn b́nh thường, anh vẫn không tài nào lấy lại sức được nữa. Chỉ cần vài lần bị phạt hơi nặng một chút là anh không thể chịu đựng đến cùng được nữa, anh sẽ chết trước khi măn hạn. Kết luận: tôi không được nhận dừa, hay thuốc lá, thậm chí cũng không được viết và nhận thư nữa. Trong phần c̣n lại của chuyến đi, tôi không ngừng nhai đi nhai lại cái quyết định này. Không nhận ǵ hết, tuyệt đối không, dù từ bên ngoài hay từ bên trong. Tôi nảy ra một ư: cách duy nhất để được ăn khá hơn một chút là làm sao từ bên ngoài có ai đút tiền cho mấy tên phát xúp để họ chọn cho tôi miếng thịt to nhất và ngon nhất trong bừa xúp buổi trưa. Việc này dễ, v́ một người múc xúp vào cà-mèn tù nhân, rồi một người bưng khay đi theo sau bỏ một miếng thịt vào phần xúp đă múc. Người múc xúp phải vét xuống đáy thùng để vớt thật nhiều rau vào muối.. Nghĩ ra được cách này, tôi thấy vững tâm, Quả thật, tôi rất có thể không bị đói, và ăn gần đủ chất nếu phương cách kia được thu xếp chu đáo. Tôi chỉ c̣n mỗi việc mơ mộng, thá hồn bay đi thật nhiều, cố chọn những đề tài tươi vui để tưởng tượng, cho khỏi phát điên.

Chúng tôi đă về đến quần đảo. Lúc bấy giờ là ba giờ chiều. Vừa lên bờ, tôi đă nh́n thấy tà áo màu vàng nhạt của Juliette đang đứng cạnh chồng, ông chỉ huy trại bước nhanh đến cạnh tôi, trước khi đoàn tù có đủ th́ giờ xếp hàng, và nói:

- Bao nhiêu?

- Tám năm.

Ông ta trở lại cạnh vợ và nói cho bà biết. Xúc động mạnh, bà ngồi xuống một tảng đá. Có thể thấy rơ bà thất vọng ê chề. Chồng bà nắm lấy cánh tay bà, bà đứng dậy, và sau khi đưa về phía tôi một cái nh́n nặng t́nh thương xót của đôi mắt mênh mông, bà đi theo chồng, không ngoái lại.

- Papillon, bao nhiêu? - Dega hỏi tôi.

- Tám năm cấm cố.

Dega lặng thinh, không dám nh́n tôi. Galgani lại gần. Trước khi anh ta kịp nói, tôi dặn:

- Đừng gởi ǵ cho tôi, cũng đừng viết ǵ. Thời hạn lâu như vậy, tôi không thể để cho bọn họ có cớ phạt tôi.

- Tôi hiểu.

Tôi nói thầm rất nhanh: cậu t́m cách làm sao cho họ dành phần khá trong suất ăn tù cho tôi, vào buổi trưa và buổi tối. Nếu cậu làm được, có lẽ một ngày kia chúng ḿnh sẽ c̣n gặp lại nhau. Gửi Chúa”.

Tôi tự động đi về phía chiếc xuồng đầu tiên sẽ đưa tù cấm cố đến Saint-Joseph. Mọi người đều nh́n theo tôi như nh́n một cỗ quan tài đang hạ huyệt. Không ai nói một lời. Trên đoạn đường ngắn ngủi này, tôi nhắc lại với Charpar những điều tôi đă nói với Galgani. Anh ta đáp:

- Chắc làm được thôi. Can đảm lên Papi - Rồi anh nói thêm - Thế c̣n Matthieu Carbonieri th́ sao?

- Tôi quên mất cậu ấy, cậu tha thứ cho tôi. Chủ tọa Ṭa án binh đă yêu cầu bổ sung tài liệu về trường hợp cậu ấy trước khi ra quyết định, như thế là đáng mừng hay đáng lo?

- Chắc là đáng mừng.

Tôi đi ở hàng đầu một toán gồm mười hai người đang leo lên đốc để đến nhà lao Cấm cố. Tôi đi rất nhanh, kể cũng lạ: tôi nóng ḷng muốn ngồi lại một ḿnh trong buồng giam. Tôi rảo bước đến nỗi tên lính gác nói:

- Từ từ chứ Papillon. Có vẻ như anh đang vội quay về ngôi nhà mà anh mới từ giữ cách đây chẳng bao lâu.

- Đến nơi rồi.

- Cởi hết ra! Đây là vị chỉ huy nhà lao Cấm cố.

- Tôi lấy làm tiếc là anh lại trở lại, Papillon ạ, - ông nói. Đoạn lại chuyển sang bài diễn văn quen thuộc: “Các phạm nhân cấm cố! ở đây v.v...” Sau đó ông lại nói với tôi: “Nhà A, buồng 127. Buồng giam khá nhất đấy Papillon ạ, v́ anh được ở trước mặt cửa hành lang, do đó anh có nhiều ánh sáng hơn, và không bao giờ bị thiếu không khí. Tôi hy vọng anh sẽ có hạnh kiểm tốt. Tám năm là một thời hạn rất dài. Nhưng có lẽ với một hạnh kiểm thật tốt, anh có hy vọng được án giảm một hai hay năm. Tôi cầu mong anh được như thế, v́ anh là một người can đảm”.

Thế là tôi về buồng giam 127. Quả nhiên nó ở ngay trước mặt một khung cửa lớn có chấn song đưa vào hành lang. Tuy đă sáu giờ mà trông c̣n khá rơ. Căn buồng cũng không có cái mùi và cái vị của một nơi đựng đồ mục ruỗng như căn buồng của tôi lần trước.

Điều đó làm cho tôi vừng ḷng đôi chút: “Anh bạn Papillon thân mến, đây là bốn bức tường sẽ nh́n anh sống trong tám năm. Chớ làm cái việc đếm tháng đếm giờ, việc đó hoàn toàn vô ích. Nếu anh muốn có một đơn vị khả thủ để đo thời gian, anh phải tính từng lục cá nguyệt. Mười sáu lần sáu tháng là anh măn hạn. Dù sao th́ anh cũng được một ưu thế. Anh có chết ở đây th́ ít nhất cũng được chết trong ánh sáng, nếu anh chết vào ban ngày. Điều này rất quan trọng. Chết trong bóng tối chắc chẳng vui chút nào. Nếu anh ốm, ít ra bác sĩ cũng nh́n thấy được mặt anh. Anh không việc ǵ phải tự trách móc v́ đă muốn sống lại bằng cách vượt ngục, và quả t́nh cũng không nên tự trách ḿnh đă giết chết thằng Celier. Anh thử tưởng tượng xem anh sẽ đau đớn nhường nào khi nghĩ rằng trong lúc anh đang ngồi đây th́ hắn đă lên đường vượt ngục. Thời gian sẽ trả lời. Biết đâu rồi đây chẳng có một cuộc đại ân xá, một cuộc chiến tranh, một trận động đất, một trận băo lốc, làm cho cái pháo đài này sụp đổ tan tành? Sao lại không? Biết đâu rồi đây chẳng có một con người trung trực từ đây trở về Pháp khuấy động được niềm công phẫn trong ḷng dân Pháp, và dân Pháp sẽ buộc ban Quản trị trại trừng giới băi bỏ cái lối giết người không cần đến máy chém này? Hoặc giả một ông bác sĩ, buồn nôn trước cái cảnh này, kể lại cho một nhà báo, một ông linh mục ǵ đấy, tôi làm sao biết được? Dù sao th́ thằng Celier đă được lũ cá mập tiêu hóa từ lâu. C̣n tôi, tôi vẫn c̣n đây, và nếu tôi xứng đáng với bản thân, tôi sẽ sống cho đến cùng để ra khỏi nấm mồ này.

Một, hai, ba, bốn, năm, đằng sau quay; một, hai, ba, bốn, năm, đằng sau quay; tôi bắt đầu đi đi lại lại, ngay lập tức t́m lại được cái tư thế tối ưu của đầu, của tay, và chiều dài chính xác của mỗi bước đi để cho quả lắc hoạt động hoàn hảo. Tôi quyết định chỉ đi đi lại lại hai giờ vào buổi sáng và hai giờ vào buổi chiều, cho đến khi nào biết chắc là sẽ có được một chế độ ăn ưu tiên về lượng. Trong t́nh trạng tinh thần kích động của những ngày đầu, không nên lăng phí năng lượng một cách vô ích.

Phải, đến phút cuối mà thất bại cũng thật thê thảm. Tuy đây mới chỉ là phần đầu của cuộc vượt ngục: c̣n phải gặp may trong một chuyến vượt biển dài hơn một trăm năm mươi cây số trên chiếc bè mỏng manh này. Và tùy nơi đổ bộ lên Đất liền, lại phải bắt đầu một hành tŕnh đào tẩu khác. Nếu hạ thủy b́nh yên, cánh buồm làm bằng ba cái bao bột sẽ đưa chiếc bè đi với tốc độ hơn mười cây một giờ. Không đầy mười lăm tiếng, có lẽ mười hai cũng nên, sẽ đến đất liền. Dĩ nhiên là nếu ngày hôm ấy trời mưa, v́ chỉ có trời mưa mới dám căng buồm. Tôi nhớ mường tượng h́nh như hôm tôi bị giam vào xà-lim, trời mưa th́ phải. Tôi không chắc lắm. Tôi t́m thử xem tôi đă phạm, những lỗi lầm ǵ. Tôi chỉ thấy có hai. Anh thợ mộc đă muốn làm một cái bè quá tốt, quá chắc chắn, cho nên để ghép dừa vào, đă phải bỏ công ra làm một cái khung phức tạp gần như thành hai chiếc bè ghép vào nhau. Thành thử phải làm quá nhiều bộ phận và mất quá nhiều th́ giờ vào đấy để làm cho thật cẩn thận và kín đáo

Thứ hai, là sai lầm nghiêm trọng nhất: khi đă có nghi vấn nghiêm trọng về Celier, lẽ ra tôi phải giết hắn ngay đêm hôm ấy. Giá tôi làm như vậy, không biết bây giờ tôi đă ở tận đâu đâu rồi? Dù có bị bại lộ khi đến Đất liền hay bị bắt ngay khi hạ thủy, th́ tôi cũng chỉ ăn ba năm chứ không phải là tám, mà lại có được sự thỏa măn của hành động. Giả sử mọi việc đều xuôi lọt bây giờ tôi đang ở đâu? Có thánh mà biết được Có lẽ đang nói chuyện với ông Bewen ở Trinidad, hay đang ở Curacao dưới sự bảo trợ của Giám mục Irénée de Bruyne. Và từ đó, chúng tôi sẽ chỉ lên đường khi nào đă biết chắc có một nước nào chịu nhận chúng tôi. Nếu không, tôi sẽ dễ dàng đi một ḿnh, trên một con thuyền nhỏ, hướng thẳng về Guajira, lănh thổ của bộ lạc đă dung nạp tôi làm một thành viên. Rất khuya tôi mới ngủ được, nhưng giấc ngủ của tôi đêm ấy cũng b́nh thường. Cái đêm đầu ấy đă không đến nỗi quá khổ sở. Sống, sống cho bằng được. Tôi sẽ phải tự nhắc đi nhắc lại, mỗi khi thấy ḿnh sắp buông xuôi vào tuyệt vọng, câu châm ngôn sau đây của niềm tin ở tương lai: “Chừng nào hăy c̣n sống là hăy c̣n hy vọng”.

Một tuần lễ đă trôi qua. Kể từ hôm qua tôi đă nhận thấy có sự thay đổi trong suất ăn hàng ngày. Bữa ăn trưa tôi được một miếng thịt hầm rất to, rồi bữa tối là cả một cà mèn rau muống, rất ít nước. Như một đứa trẻ, tôi tự nhủ: “Rau muống có chất sắt, bổ lắm”.

Nếu t́nh h́nh này kéo dài, tôi sẽ có thể đi đi lại lại mấy ngày từ mười đến mười hai tiếng đồng hồ, và đến tối, thân thể mỏi mệt, tôi có thể tha hồ du hành giữa cái v́ sao. Không, tôi không đi lan man đâu, tôi đang ở trên trần thế, thực sự đang sống trên trần thế, tôi nghĩ đến tất cả những trường hợp các phạm nhân đă gặp phải mà tôi được nghe kể trong thời gian sống trên Quần đảo. Mỗi người đều có thiên lịch sử của ḿnh, đều có một quá khứ và một hiện tại. Tôi cũng nghĩ đến những truyền thuyết mà người ta thường kẻ cho nhau nghe trên quần đảo. Trong đó có một chuyện mà tôi tự hứa là sẽ kiểm tra lại xem thực hư ra sao: đó là chuyện cái chuông.

Như tôi đă có dịp nói, phạm nhân chết không được chôn cất, mà bị đem ném xuống biển ở khoảng giữa đảo Saint-Joseph và đảo Royale, một nơi nhung nhúc những cá mập. Người chết được bọc trong mấy cái bao bột, chân buộc vào một cục đá lớn. Một cái thùng h́nh chữ nhật dài, được dùng thường xuyên cho mọi người, đặt nằm dọc ở phía trước mũi thuyền. Đến nơi đă ấn định, sáu phạm nhân chèo thuyền nâng mái chèo lên khỏi mặt nước, ngang tầm mạn thuyền. Một người dốc cái thùng, một người khác mở cái nắp ở bản lề ở đầu thùng ra. Bấy giờ cái xác chết tụt xuống biển. Có một điều chắc chắn, không thể hồ nghi ǵ được, là ngay tức khắc lũ cá mập cắn đứt sợi thừng buộc đá vào chân tử thi. Không bao giờ tử thi có đủ th́ giờ ch́m xuống sâu lắm. Nó lại trồi lên mặt nước, và lũ cá mập bắt đầu tranh nhau miếng mồi ngon ấy. Theo những người đă chứng kiến cảnh này, nh́n lũ cá mập ăn thịt người tù đă chết là một cảnh tượng gây cảm giác rất mạnh, v́ khi cá mập đến đông, chúng nâng cả cái bọc vải liệm lên khỏi mặt nước, xé tung nó ra và đớp từng miếng thịt người to tướng.

Cái thủ tục mai táng ấy diễn ra đúng như tôi đă tả nhưng có một điều tôi chưa xác minh được. Các phạm nhân, không trừ một ai, đều nói rằng cái làm cho cá mập tụ tập đến chỗ ấy chính là tiếng chuông của nhà thờ trại giam đánh lên mỗi khi có người chết. Họ nói là nếu anh đứng ở đầu con kè dài từ đảo Royale đâm ra biển vào lúc sáu giờ chiều, có những ngày không thấy có lấy một con cá mập nào. Nhưng khi ngôi nhà thờ nhỏ của trại giam gióng chuông lên, chỉ một nhoáng ở đấy đă nhung nhúc một đàn cá mập đến chờ người chết, v́ không c̣n lư do nào khác khiến cho chúng nó tập trung về đấy đúng vào giờ ấy. Mong sao tôi sẽ không phải làm món ăn cho lũ cá mập của đảo Royale trong một hoàn cảnh tương tự. Chúng nó có nhai tươi nuốt sống tôi trong một chuyến vượt ngục th́ cũng đành, ít nhất th́ đó cũng là một sự cố xảy ra trên đường đi t́m tự do. Nhưng nếu là sau khi tôi chết bệnh trong một căn buồng giam th́ xin đừng! Một việc như thế không thể để xảy ra được.

Được ăn đủ chất nhờ cách dàn xếp của các bạn tôi, sức khỏe tôi vẫn hoàn hảo. Tôi đi đi lại lại trong pḥng giam từ bảy giờ sáng đến sáu giờ chiều, không lúc nào ngưng. Thành thử cái cà-mèn đầy rau quả khô, rau muống, đậu đũa hay cơm rang của bữa ăn tôi bao giờ cũng được vét sạch. Bao giờ tôi cũng ăn hết mà không phải cố gắng ǵ. Cái môn đi đi lại lại rất có lợi cho cơ thể của tôi, sự mệt mỏi mà nó đem lại cho tôi là một sự mệt mỏi lành mạnh, và trong khi đi như vậy, tôi lại c̣n t́m được cách tự phân thân ra thành hai. Như hôm qua chẳng hạn, tôi đă suốt ngày rong chơi trên những cánh đồng cỏ của một thôn nhỏ ở Ardèche gọi là thôn Favras. Hồi mẹ tôi mất rồi, tôi hay đến đấy ở chơi vài tuần với bà d́ em ruột mẹ tôi làm giáo viên trong trường làng. Thế th́ hôm qua tôi đă thực sự dạo chơi trong khóm rừng phong, thấy đâu có nấm lại cúi xuống nhặt, rồi tôi lại nghe bạn tôi, cậu bé chăn cừu hô lớn những mệnh lệnh sai bảo con chó berger, và con vật khôn ngoan răm rắp thi hành những mệnh lệnh của cậu chủ, khi th́ đi kiếm một con cừu lạc lôi về, khi th́ trừng phạt một con dê quá nghịch ngợm. Hơn nữa, miệng tôi c̣n thấm thía cái vị nồng nồng của ly nước mát rượi, khoái trá thưởng thức cái cảm giác nhột nhột của những đám bọt nhỏ li ti trong nước suối xông lên tận mũi. Những cảm giác rơ như thật này về những giờ phút đă qua hơn mười lăm năm về trước, cái khả năng sống lại thực sự những cảm giác ấy một cách mănh liệt như vậy chỉ có thể thực hiện được trong nhà giam, xa cách mọi tiếng ồn ào, trong cơi im lặng tuyệt đối.

Thậm chí tôi c̣n trông thấy cả cái màu vàng của tà áo dài của d́ Outine. Tôi nghe thấy tiếng gió vi vu trong rặng phong dương, tiếng động khô gọn của một quá phong khi rơi xuống chỗ đất khô, và tiếng động mềm khi rơi xuống lớp lá vàng. Một con lợn ḷi to tướng tử trong đám bụi rậm và cao lao ra đă làm cho tôi sợ hăi đến nỗi tôi bỏ chạy thục mạng, trong cơn hốt hoảng đánh rơi mất một phần lớn những cây nấm đă nhặt được. Vâng, tôi đă suốt ngày dong chơi (trong khi đi đi lại lại trong buồng giam) ở Favras với d́ tôi và với bạn tôi cậu bé Julion chăn cừu cho Hội Từ Thiện. Những kỷ niệm êm đềm, trong sáng, rơ nét ấy, không ai có thể cấm tôi sống lại một lần nữa, không ai có thể ngăn tôi lăn xả vào đấy để t́m thấy sự thanh thản rất cần cho mảnh hồn dập nát của tôi.

Xă hội cứ tưởng đâu tôi đang nằm ở một trong những căn xà lim của cái nhà giam ăn thịt người này. Nó có biết đâu tôi đă ăn gian được của nó cả một ngày trời, tôi đă sống cái ngày ấy ở trên những băi cỏ, trong những rặng phong ở Favras, lại c̣n uống cả nước khoáng ở con suối được gọi là Suối cây Đào. Thế rồi sáu tháng đă trôi qua. Tôi đă tự hứa là sẽ tính từng sáu tháng một: tôi đă giữ đúng lời hứa ấy.

Chỉ đến sáng hôm nay, tôi mới hạ con số mười sáu xuống thành con số mười lăm... Chỉ c̣n mười lăm lấn sáu tháng nữa.

Ta thử sơ kết lại xem: Trong sáu tháng vừa qua cá nhân tôi không có sự cố ǵ. Thức ăn hàng ngày trước sau vẫn thế, nhưng với một khẩu phần khá đủ để duy tŕ sức khỏe của tôi ở một trạng thái khả quan. Xung quanh tôi đă xảy ra nhiều vụ tự tử và nhiều trường hợp phát điên dữ dội, may mà họ đưa người điên đi ngay.

Thật nản vô cùng khi phải nghe họ la hét, rên rỉ hay kêu than hàng giờ liền hay suốt ngày suốt buổi. Tôi đă t́m được một cái mẹo khá tốt cho thần kinh, nhưng lại có hại cho lỗ tai. Tôi cắt một mảnh xà-bông nhét vào hai tai để khỏi nghe những tiếng kêu gào rùng rợn ấy.

Đáng tiếng là xà-bông làm cho ống tai bị đau, chỉ hai ba ngày là trong tai có nước rỉ ra: Lần đầu tiên kẻ từ khi tôi đến trại khổ sai, tôi đă hạ ḿnh xuống xin xỏ một tên cảnh sát. Số là một tên cảnh sát trông coi việc phát xúp là người Montelimar, gần quê tôi. Tôi có quen hắn ở Royale, nên đă xin hắn đem vào cho tôi một cục sáp để tôi nhét vào tai cho đỡ nghe những tiếng la hét của những tù nhân phát điên khi họ chưa được đưa đi. Hôm sau hắn đă đem vào cho tôi một cục sáp to bằng hạt dẻ. Cái cảm giác nhẹ nhơm khi không c̣n nghe những tiếng gào của những người khốn khổ ấy nữa thật dễ chịu không thể tưởng tượng được.

Tôi đă thành thạo về cái khoản trị rết. Trong ṿng sáu tháng tôi chỉ bị cắn có một lần, tôi đă tự chủ được hoàn toàn những khi thức giấc mà cảm thấy có một con rết đang ḅ trên thân thể trần truồng của tôi. Cái ǵ rồi người ta cũng quen đi, chẳng qua đấy là vấn đề tự điều khiển, v́ cái cảm giác nhột nhột do chân và râu gây ra hết sức khó chịu. Nhưng nếu không khéo bắt nó th́ bị cắn ngay. Tốt hơn là nên đợi cho nó tự ḅ xuống, rồi sau đó mới t́m nó mà xéo cho chết đi. Trên cái ghế xi măng của tôi lúc nào cũng để sẵn hai ba mẩu bánh ḿ nho nhỏ. Thế nào mùi bánh ḿ cũng hấp dẫn rết đến. Lúc bấy giờ tôi cứ việc giết.

Tôi luôn luôn phải xua đuổi một ư nghĩ cứ ám ảnh tôi hoài. Tại sao tôi không giết thằng Bébert Celier ngay cái hôm anh em bắt đầu nghi ngờ hắn có những ư định khốn nạn ấy? Mỗi lần câu hỏi ấy hiện ra tôi lại phải tranh luận với bản thân: trong trường hợp nào ta có quyền giết. Rồi kết luận: mục đích biện hộ cho phương tiện. Mục đích của tôi là vượt ngục cho bằng được; tôi đă có cái may mắn là đóng xong được một chiếc bè tốt và giấu được bè vào một nơi an toàn. Việc ra đi chỉ c̣n tính từng ngày. Một khi tôi đă biết rằng Celier là một mối nguy cơ cho cái bộ phận cuối cùng của chiếc bè, mà do một sự may mắn lạ lùng đă đem cất giấu được, th́ lẽ ra tôi phải hành quyết nó ngay, không chút do dự.

Thế nếu tôi nhầm, nếu cái mối nguy cơ ấy chỉ là một ảo giác do những hiện tượng bề ngoài sinh ra th́ sao? Th́ tôi đă giết một người vô tội. Như thế khủng khiếp quá! Nhưng mày đặt vấn đề như thế thật là phi lô-gích, v́ mày là một tên tù khổ sai kia mà! Hơn thế nữa, mày là tù chung thân đă bị xử tám năm cấm cố kia mà!

Mày nghĩ vớ vẩn ǵ thế, hở cái đồ cặn bă bị coi như rác rưởi hôi tanh của xă hội? Mày thử tự hỏi xem mười hai miếng pho-mát kia - mười hai tên bồi thẩm đă xử mày, - có bao giờ tự vấn lương tâm, dù chỉ một lần thôi, xem thử chúng nó xử mày nặng như vậy có công bằng hay không? Xem viên biện lư - mà tôi chưa quyết định được là sẽ dùng cái ǵ để rút lưỡi hắn ra - cũng có tự hỏi xem bản cáo trạng của hắn có ǵ quá đáng hay không? Ngay các trạng sư đă bênh vực tôi chắc chắn là cũng không c̣n nhớ đến tôi nữa. Có chăng, chắc họ chỉ nhớ chung chung đến “Cái vụ án đáng buồn xử thằng Papillon” ở Ṭa Đại h́nh 1932: các bạn đồng nghiệp ạ, hôm ấy tôi không được sung sức cho lắm, trong khi luật sư Pradel th́ lại đang lúc phong độ lên đến tột đỉnh. Ông ta đă làm cho bên nguyên thắng cuộc một cách oanh liệt. Đó quả là một đối thủ hạng cừ khôi”.

Tôi nghe thấy những điều đó như thể tôi đang đứng cạnh trạng sư Raymond Hubert trong một cuộc chuyện tṛ giữa mấy ông luật sư, hay trong một buổi dạ hội của giới thượng lưu, hay có lẽ đúng hơn là trong một dăy hành lang của Ṭa án.

Chắc chắn là chỉ có một người có thể có được lập trường của một vị quan ṭa trung thực và lương thiện, đó là ông chánh án Bé vin. Con người trung chính vô tư ấy rất có thể, nhân một buổi bàn luận giữa những người đồng nghiệp hay một cuộc hội họp của giới thượng lưu bàn căi về cái nguy cơ xử oan một con người khi dựa vào ư kiến của bọn bồi thẩm. Chắc chắn ông ta phải nói, dĩ nhiên là với những từ ngữ tế nhị, rằng mười hai miếng pho-mát của hội đồng bồi thẩm không hề được đào tạo hay trang bị ǵ để đảm đương một trách nhiệm lớn như vậy, rằng họ quá dễ bị nghệ thuật ngôn từ của bên nguyên hay bên bị mê hoặc, tùy theo tương quan lực lượng giữa hai bên trong cuộc đấu khẩu; rằng họ có thể tha bổng quá nhanh, hoặc ngược lại lên án quá dễ dàng mà chẳng biết rơ cho lắm là ḿnh căn cứ vào cái ǵ, tùy theo cái không khi tích cực hay tiêu cực mà phía có tài hùng biện hơn đă gây nên được.

Ông chánh án và cả gia đ́nh tôi nữa cũng thế, đúng; nhưng có lẽ gia đ́nh tôi cũng oán hận tôi chút ít v́ chắc chắn là tôi đă gây cho gia đ́nh những chuyện phiền hà. Chỉ có một người duy nhất, cha tôi, vâng, người cha tội nghiệp của tôi, là không than phiền về cây thập tự mà đứa con trai đă đặt lên vai người, tôi tin chắc như vậy. Cây thập tự nặng nề ấy người vẫn cố kéo lê đi mà không lên án thằng con trai, không hề trách móc, mặc dầu, vốn là một người thầy giáo, người phải kính trọng pháp luật và, hơn nữa phải dạy cho học tṛ hiểu và chấp nhận pháp luật. Tôi tin chắc rằng trong đấy lồng ngực cha tôi, trái tim hiền hậu của người phải quát lên: “Quân khốn nạn, chúng bay đă giết con ta, tệ hơn nữa, chúng bay đă đày đọa cho nó chết dần chết ṃn, trong khi nó mới hai mươi lăm tuổi! Giá người biết thằng con trai của người đang ở đâu, người ta đang hành hạ nó như thế nào, rất có thể người đă trở thành một kẻ vô chính phủ.

Đêm hôm nay, cái nhà pha ăn thịt người đă xứng đáng với danh hiệu của nó hơn bao giờ hết. Tôi được biết là có hai người tù đă treo cổ chết và một người đă tự làm ḿnh chết ngạt bằng cách nhét giẻ vào mồm và vào hai lỗ mũi. Buồng giam 127 ở gần chỗ bọn cảnh sát đổi gác, cho nên thỉnh thoảng tôi nghe được từng mẩu những câu chuyện họ trao đổi với nhau. Sáng nay chẳng hạn, họ nói khẽ, nhưng chưa đủ khẽ để cho tôi đừng nghe những điều họ kể cho nhau nghe về những sự cố đă diễn ra trong đêm vừa qua.

Lại thêm sáu tháng nữa trôi qua. Tôi đă tính sổ, và tôi vừa khắc lên gỗ một con số “14” rất đẹp. Tôi có một cái đinh, cứ sáu tháng mới dùng đến một lần. Vâng, tôi đă tính sổ và nhận định t́nh h́nh: sức khỏe tôi vẫn tốt và tinh thần tôi rất vững.

Nhờ những chuyến du hành những các v́ sao, rất ít khi tôi bị những cơn tuyệt vọng kéo dài. Những lần lâm vào t́nh trạng ấy, tôi khắc phục nỗi tuyệt vọng khá nhanh và tổ chức thật chu đáo một chuyến du hành thực sự hay tưởng tượng nó xua tan hết những ư nghĩ bi quan. Cái chết của Celier đă giúp cho tôi nhiều trong việc chiến thắng những cơn khủng hoảng tinh thần ác liệt ấy Tôi tự nhủ: c̣n ta, ta vẫn sống, ta đang sống nhăn răng ra đây này, và ta phải sống, sống nữa, sống nhiều nữa để một ngày kia sẽ sống lại thành một người tự do. Hắn đă phá hỏng cuộc vượt ngục của ta, nhưng hắn đă chết và sẽ không bao giờ được tự do như ta sẽ được tự do sau này: một ngày kia ta sẽ tự do, đó là điều chắc chắn. là điều tất nhiên. Dù có sao chăng nữa, nếu ta ra khỏi nhà lao cấm cố vào tuổi ba mươi tám, ta cũng chưa già, và cuộc vượt ngục tiếp theo sẽ nhất định thành công, chắc chắn là như vậy.

Một, hai, ba, bốn, năm, đằng sau quay: một, hai, ba, bốn, năm, đằng sau quay. Từ mấy hôm nay hai chân tôi đen lại, chân răng tôi là máu..Khai ốm chăng? Tôi lầy ngón tay cái bấm vào cổ chân: khi buông ra, vết bấm vẫn lơm sâu vào. Có thể tưởng chừng như trong người tôi toàn nước. Từ một tuần nay tôi chỉ c̣n đi được mười cho đến mười hai tiếng một ngày, chỉ đi hai lần sau tiếng mà tôi đă mệt lả ra rồi. Mỗi lần chùi răng bằng khăn mặt rám tẩm xà-bông, tôi thầy đau lắm, và ra máu nhiều. Thậm chí hôm qua có một cái răng tự nhiên rụng ra - một cái răng cửa hàm trên.

Đợt sáu tháng tiếp theo kết thúc bằng một cuộc cách mạng thực sự. Thật vậy, hôm qua họ bắt tù nhân tḥ đầu cả ra người ghi-sê, một bác sĩ đi rảo qua, banh môi từng người lên. Và sáng nay, đúng mười tám tháng sau khi tôi vào nhà tù cấm cố này, buồng giam của tôi được mở ra, và họ nói với tôi:

- Ra đi, đứng quay mặt vào tường và đợi đấy.

Tôi là người đầu tiên kể từ cửa lớn. Cả thảy gần bảy mươi người đă ra. “Quay trái, quay?” Tôi là người đi sau cùng trong một dăy dài được dẫn ra đầu phía kia của nhà giam và được đưa ra sân.

Lúc bấy giờ là chín giờ. Một bác sĩ trẻ tuổi mặc áo sơ mi ka ki cộc tay đang ngồi giữa sân, sau một cái bàn nhỏ bằng gỗ. Bên cạnh ông ta là hai anh y tá phạm nhân và một viên giám thị y tá. Trong cả bốn người nay tôi không biết mặt một người nào, kể cả ông bác sĩ. Mười viên cảnh sát cầm súng trường đứng gác xung quanh. Viên chỉ huy nhà tù cấm cố và tốp giám thị trưởng đứng nh́n, không nói một câu.

- Tất cả, cởi hết ra, - viên giám thị trưởng hô - Quần áo cặp nách. Người thứ nhất. Tên là ǵ?

- Mỗ...

- Há miệng ra, giang chân ra. Nhổ ngay ra 3 cái răng này. Tra cồn pha i-ốt trước, sau đó là xanh méthylène. Xi-rô Cochleria mỗi ngày hai lần trước bừa ăn.

Tôi là người cuối cùng.

- Tên ǵ?

- Charrière.

- Chà! Anh là người duy nhất có một thân thể c̣n coi được. Mới đến à?

- Không.

- Giam ở đây bao lâu rồi?

- Mười tám tháng.

- Tại sao anh không gầy như mọi người khác.

- Tôi không biết.

- Được, tôi sẽ nói cho anh biết. Tại v́ anh ăn khá hơn, nếu không phải là v́ anh thủ dâm ít hơn. Há miệng xem. Chân. Mỗi ngày hai quả chanh: một sáng một chiều. Mút nước chanh, xong xát bă vào lợi, anh bị bệnh scorbut.

Họ dùng cồn pha i-ốt lau lợi cho tôi, rồi bôi thuốc xanh méthylène, đoạn phát cho tôi một quả chanh. Đằng sau quay. Tôi là người sau cùng trở về buồng giam.

Việc vừa xảy ra quả là một cuộc cách mạng: cho phạm nhân bị ốm ra tận ngoài sân, cho họ nh́n thấy mặt trời, cho bác sĩ khám từng người một. ở trại giam cấm cố chưa bao giờ có như vậy. Có chuyện ǵ xáy ra thế nhỉ? Phải chăng, do một sự t́nh cờ nào đấy, rốt cục đă có một ông bác sĩ không chịu làm kẻ ṭng phạm câm lặng cửa cái quy chế trứ danh này? Cái ông bác sĩ này, về sau sẽ trở thành bạn tôi, tên là Germain Guibert. Bây giờ th́ ông chết rồi, chết ở Đông Dương. vợ ông ta có gửi thư đến Macaraibo, ở Venezuela, báo cho tôi biết, khá nhiều năm sau cái ngày ấy.

Cứ mười ngày lại có một buổi được ra nắng. Thuốc men vẫn chỉ có thế: cồn pha i-ốt, xanh méthylène, hai quả chanh. T́nh trạng của tôi không trầm trọng thêm nhưng cũng không thuyên giảm. Đă hai lần tôi xin xi- rô Cocheléria và đă hai lần bác sĩ không chịu cho, điều đó bắt đầu làm cho tôi x́-nẹc, v́ tôi vẫn không đi được sáu tiếng mỗi ngày, và hai cổ chân tôi vẫn c̣n sưng phù và bầm đen lại.

Một hôm, trong khi chờ đến lượt khám, tôi chợt nhận ra rằng cái cây c̣m cơi mà tôi đang dùng để nấp chút đỉnh cho đỡ nắng là một cây chanh không ra quả. Tôi bứt một cái lá chanh bỏ vào miệng nhai, rồi một cách lơ đễnh, không hề có chủ đích, tôi bẻ một nhánh cây có dăm chiếc lá cầm chơi. Đến khi ông bác sĩ gọi đến tên tôi, tôi cắp cái nhánh cây sau đít, nói:

- Thưa bác sĩ, tôi không biết có phải tại mấy quả chanh của bác sĩ không, nhưng xin bác sĩ xem giùm thứ cái ǵ mọc sau đít tôi đây này.

Nói đoạn tôi quay người lại cho bác sĩ xem cái nhánh cây cắm sau đít.

Thoạt tiên bọn cảnh sát cười phá lên, nhưng rồi viên giám thị trưởng nói:

- Papillon anh sẽ bị phạt v́ đă có thái độ bất kính đối với bác sĩ.

- Không hề có như thế, - bác sĩ nói. - ông không được phạt người này, v́ tôi có phàn nàn ǵ đâu. Anh không muốn dùng chanh nữa à? ư anh muốn nói như vậy phải không?

- Vâng, thưa bác sĩ, tôi chán chanh lắm rồi: măi có khỏi đâu. Tôi muốn xin xi-rô Cochléria uống thử xem.

- Trước đây tôi không cho anh v́ tôi chỉ có được rất ít, phải dành cho những người bệnh nặng. Tuy vậy tôi sẽ cho anh mỗi ngày một th́a, nhưng vẫn phải tiếp tục dùng chanh.

- Thưa bác sĩ, tôi đă có dịp trông thấy người Anh-điêng họ ăn rong biển, thứ rong này ở Royale tôi cũng thấy có.Chắc ở Saint-Joseph cũng phải có thứ rong này.

Anh đă gợi cho tôi một ư tuyệt hay. Chính tôi cũng đă thấy có một thứ rong ǵ đấy ở bờ biển. Tôi sẽ cho vớt và phát cho các anh mỗi ngày một ít. Người Anh-điêng họ ăn sống hay đem nấu lên?

- Họ ăn sống.

- Được Cám ơn. Và nhất là, thưa ông chỉ huy, tôi yêu cầu đừng phạt người này, xin ông cam kết với tôi như vậy.

- Tôi đồng ư, bác sĩ ạ.

Quả là một phép lạ. Cứ tám ngày lại được ra nắng hai tiếng đồng hồ, đợi đến lượt ḿnh khám bệnh hoặc chờ cho những người khác được đưa ra, được trông thấy những gương mặt, được th́ thầm với nhau vài câu: trước kia ai mà dám mơ ước những điều kỳ diệu như vậy?

Đây là một sự thay đổi huyễn hoặc đối với mọi người, những xác chết đă đứng dậy và bước đi dưới ánh nắng; những con người bị chôn sống ấy nay đă nói lên được đôi lời. Đó là một b́nh dưỡng khí thổi sự sống vào cơ thể và tâm hồn của mỗi chúng tôi.

Clac, clac, hằng hà sa số những tiếng clac mở tất cả các cửa ngục vào một buổi sáng thứ năm lúc chín giờ. Mỗi người đều phải ra đứng ở ngang ngưỡng cửa pḥng giam. Một tiếng gọi: “Các phạm nhân cầm cố! Quan thống đốc đi thanh tra”.

Cùng đi với năm viên sĩ quan của quân đội thuộc địa, chắc hẳn đều những sĩ quan quân y, một người cao lớn, trang nhă, tóc màu hoa râm có ánh bạc, bước chậm răi đọc hành lang đi qua trước từng khung cửa pḥng giam. Tôi nghe tiếng một viên cảnh binh báo cáo cho ông ta biết những h́nh án nặng và những nguyên do đă dẫn đến nó. Trước khi đi ngang chỗ tôi, họ phải ra lệnh cho một người đứng dậy, v́ người này đứng đợi lâu quá đă ngồi thụp xuống. Đó là một trong toán tù vượt ngục ăn thịt người: Graville. Một viên sĩ quan nói:

- ồ, tên này chỉ c̣n là cái xác biết đị!

Quan thống đốc đáp:

- T́nh trạng tất cả các tù nhân đều thảm hại.

Đoàn thanh tra đến chỗ tôi. Viên chỉ huy nhà lao nói:

- Người này là tù nhân bị án h́nh nặng nhất trong nhà lao.

Anh tên ǵ? - Quan thống đốc nói.

- Charrière.

- H́nh án?

- Tám năm v́ tội lấy trộm vật tư của nhà nước và giết người, ba cộng năm năm cấm cố, không có phối án.

- Đă ngồi được bao lâu?

- Mười tám tháng.

- Hạnh kiểm ra sao?

- Tốt. - Viên chỉ huy nhà lao nói.

- Sức khoẻ ra sao?

- Tạm được, - ông bác sĩ nói.

- Anh có muốn nói ǵ không?

- Có: cái chế độ cấm cố này là vô nhân đạo và không xứng đáng với một dân tộc như nước Pháp.

- Tại sao?

- Im lặng tuyệt đối, không được đi dạo, và trước đây ít hôm không hề có lệ khám sức khỏe.

- Anh hăy cố gắng có hạnh kiểm tốt, có lẽ anh sẽ được ân giảm nếu tôi c̣n làm thống đốc.

- Cám ơn ông.

Kể từ ngày ấy, theo lệnh quan thống đốc và bác sĩ trưởng từ Martinique và từ Cayenne tới, hôm nào chúng tôi cũng được một buổi đi dạo và tắm biển trong một thứ bể bơi giả, có những tảng đá lớn ngăn với biển cho cá mập khỏi vào.

Mỗi buổi sáng cứ đến chín giờ, từng toán tù nhân một trăm người một từ nhà lao cấm cố kéo xuống tắm, ḿnh trần như nhộng. Vợ con của bọn giám thị phải ở nhà, để khỏi thấy cái cảnh lơa lồ đó.

Chế độ này kéo dài đă được một tháng. Sắc diện của lũ tù đă khác hẳn. Buổi đi dạo giữa nắng, buổi tắm nước mặn, cái quyền được nói mỗi ngày một giờ, đă làm cho bầy tù cấm cố, cái bầy người đau ốm về tinh thần và thể chất ấy, thay đổi tận gốc.

Một hôm tôi đang đi ở các hàng sau trên đường từ chỗ tắm về nhà lao cấm cố, bỗng nghe có tiếng một người đàn bà hét lên thất thanh và hai phát súng lục.

- Cứu với! Cứu với! Con tôi chết đuối mất?

Những tiếng kêu la ấy từ phía bến đưa lại. Bến đây chỉ là một đường dốc xây xi-măng để cho thuyền đậu. Lại nghe tiếng xôn xao:

- Cá mập! Cá mập!

Rồi lại hai tiếng súng lục nữa. Trong khi ai nấy đều quay đầu về phía có tiếng kêu cứu và tiếng súng lục, tôi xô một tên lính gác ra, không hề suy tính, và người vẫn trần truồng như thế, tôi chạy thẳng ra bến. Đến nơi, tôi trông thấy hai người đàn bà đang la hét như điên, cạnh đấy có hai tên lính gác và hai thằng A-rập.

- Nhảy xuống đi? - người đàn bà hét. - Nó chưa trôi xa đâu! Tôi không biết bơi, chứ biết th́ tôi đă xuống rồi. Hèn nhát cả một lũ!

- Cá mập! Một tên lính gác nói, đoạn lại chĩa súng bắn xuống biển.

Một đứa bé gái mặc chiếc áo dài màu xanh nối trắng đang trôi lềnh bềnh trên mặt biển, bị một ḍng hải lưu yếu đưa từ từ ra xa. Nó trôi thẳng về phía các hải lưu quy tụ lại, vốn là chỗ dùng làm nơi mai táng các phạm nhân, nhưng hăy c̣n xa mới đến chỗ ấy. Bọn lính gác nổ súng liên tục, và chắc hẳn họ đă bắn trúng nhiều con, v́ quanh con bé có những chỗ nước cuộn lên sùng sục.

- Đừng bắn nữa! - tôi quát.

Rồi không suy nghĩ đắn đo, tôi nhảy xuống biển.

Được ḍng hải lưu đẩy đi, tôi bơi rất nhanh về phía con bé bấy giờ vẫn nổi lềnh bềnh nhờ cái áo dài căng phồng lên. Tôi vừa bơi vừa đạp chân thật mạnh đế cho cá mập khỏi đớp trúng.

Tôi chỉ c̣n cách con bé có ba bốn chục mét th́ một chiếc xuồng từ đảo Royale vừa chèo ra đến nơi: bên ấy đă nh́n thấy cái cảnh này từ xa. Người trên thuyền vớt đứa bé lên. Tôi ức phát khóc lên được khi đến lượt tôi được kéo lên thuyền, ức đến nỗi quên khuấy cả lũ cá mập: tôi đă liều thân một cách hoàn toàn vô ích.

Nói cho đúng hơn, lúc bấy giờ tôi tưởng là hoàn toàn vô ích, v́ một tháng sau, bác sĩ Germain Guibert đă vận động cho tôi được miễn cấm cố v́ lư do sức khỏe, và chỉ huy trại đă chuẩn y, coi như đây là một cách thường công cho tôi đă liều ḿnh lao xuống biển để cứu đứa bé.

8. Trở lại đảo Royale


Như vậy quả thật là nhờ một phép màu mà tôi được trở lại đảo Royale với chế độ phạm nhân chịu án b́nh thường. Tôi rời Royale ra với một án tám năm tù cấm cồ và nhờ liều thân cố che một người bị nạn, mười chín tháng sau, tôi lại được trở về.

Tôi đă gặp lại các bạn cũ: Dega, vẫn làm kế toán, Galgani đi phát thư, Garbonieri, đă được trắng án sau vụ tôi vượt ngục, Graldet, Bourset thợ mộc, cùng hai anh em Đẩy Xe: Naric và Quenier, Chatal ở bệnh xá, người đă đồng lơa với tôi trong chuyến vượt ngục đầu tiên, và Maturette vẫn ở đảo Royale làm phụ y tá.

Tất cả bọn lục lâm vùng rừng núi đảo Corse cũng c̣n cả đây: Essari, Vicioli, Cesari, Razori, Fosco, Maucuer và Chapa đă từng làm cho La Griffe bị chết chém v́ câu chuyện chứng khoán ở Marseille. Tất cả các minh tinh của những vụ tội phạm từ năm 27 đến năm 35 đều c̣n tại đây.

Marino, người đă giết Dufréne, vừa chết bệnh cách đây một tuần. Ngày ấy, lũ cá mập đă được một bừa thịnh soạn. Một chuyên viên bậc nhất về đá quư của thủ đô Paris đă được dọn cho chúng chén.

Barrat, biệt danh là “Nữ diễn viên”, c̣n là nhà triệu phú kiêm vô địch quần vợt ở Limoges, kẻ đă giết một người tài xế cùng cậu bạn thân, quá thân là khác, của y. Barrat là trưởng pḥng thí nghiệm và là dược sĩ của bệnh viện đảo Roycale. Một bác sĩ có tính hay bông lơn nói rằng, ở đảo, người ta bị bệnh lao theo quyền cọ vế.

Tóm lại, việc tôi trở về đảo Royale chẳng khác nào một phát đại bác. Tôi trở lại nhà giam những kẻ cứng đầu, vào một buổi sáng thứ bảy. Gần như ai nấy đều có mặt đông đủ, và mọi người không từ ai, đều đến chào tôi, hết sức niềm nở. Cả cái anh thợ sửa đồng hồ, vốn câm nín không nói bao giờ từ cái buổi sớm trứ danh mà anh ta suưt bị chết chém v́ nhầm lẫn, cũng đến chào tôi.

- Thế nào, các bạn, khỏe cả chứ!

- Khỏe cả, Papi ạ, hoan nghênh cậu đă trở về.

- Chỗ của cậu vẫn c̣n đấy, Grandet nói. Từ khi cậu đi vẫn để trống.

- Cảm ơn tất cả. Có ǵ mới không?

- Có một tin vui.

- Ǵ vậy?

- Đêm qua, trong nhà xí, trước mấy cái ống thoát nước, người ta đă t́m thằng cha dạo nọ treo lên ngọn dừa để ŕnh và tố giác cậu, bị giết chết. Chắc một người bạn thân của cậu v́ không muốn để cập gặp mặt thằng cha ấy đă tiết kiệm hộ cậu cái việc ấy.

- Tớ rất muốn biết cậu đó là ai để cảm ơn.

- Chắc sẽ có ngày cậu ấy sẽ nói ra với cậu thôi. Vào giờ điểm danh sáng nay, người ta thấy thằng cha ấy bị một nhát dao vào tim. Chẳng ai trông thấy hay nghe thấy ǵ cả.

- Thế là hơn. C̣n bài bạc ra sao?

- Vẫn vậy. Chỗ của cậu vẫn c̣n đấy.

- Hay lắm. Thế th́ có thể bắt đầu sống trở lại cái cảnh khổ sai chung thân rồi. Chả biết chuyện này sẽ chấm dứt ra sao và vào lúc nào.

- Papi này, thật t́nh bọn tớ choáng người đi khi biết là cậu phải lănh tám tấm lịch. Bây giờ cậu đă trở về đây, tớ nghĩ rằng trên đảo này, không ai lại có thể từ chối, không chịu giúp đỡ cậu về bất cứ việc ǵ, dù mạo hiểm đến mấy.

- Ông chỉ huy gọi anh đấy, - một tên lính da đen nói.

Tôi theo hắn ra. ở vọng gác, có vài tên cảnh sát nói vui vài câu với tôi. Tôi theo tên đến gọi tôi và gặp thiếu tá Prouillet.

- Khỏe chứ, Papillon?

- Thưa chỉ huy, khỏe.

- Tôi mừng thấy anh được đặc xá, và tôi cũng khen anh về hành động can đảm của anh đối với đứa con gái nhỏ của người bạn đồng sự của tôi.

- Xin cảm ơn ông.

Tôi giao cho anh việc chăn trâu cho đến lúc anh được trả về với việc đổ thùng và được quyền đi câu.

- Nếu điều này không có ǵ phiền đến ông nhiều quá tôi xin tuân lệnh.

- Đấy là việc của tôi. Giám thị của xưởng không c̣n ở đây, c̣n tôi trong ba tuần nữa, tôi cũng về Pháp. Thế là mai, anh đến nhận việc nhé.

- Thưa chỉ huy, tôi không biết cảm ơn ông bằng cách nào.

- Bằng cách chờ một tháng nữa rồi hăy t́m cách vượt ngục, được không? - Prouillet vừa cười vừa nói.

Trong pḥng giam, tôi thấy vẫn những người ấy, với cách sinh hoạt hàng ngày vẫn như trước khi tôi đi. Những dân mê cờ bạc thuộc một loại người riêng biệt, chỉ suy nghĩ và sống v́ bài bạc. Những ai có một thằng “bạn trẻ” th́ cùng ở, cùng ăn, cùng ngủ với nó. Đấy là những cặp vợ chồng thật sự, và sự đam mê cùng t́nh yêu giữa đàn ông với nhau chiếm hết tâm tư của họ, cả ngày lẫn đêm. Cũng có những cảnh ghen tuông, những dục vọng không kiềm chế nổi, làm cho “chồng” và “vợ”, cứ ŕnh ṃ lẫn nhau và gây ra những vụ giết người không sao tránh khỏi nếu một trong hai “vợ chồng” chán người kia và bay đi t́m những mối t́nh mới.

Tuần qua, v́ người đẹp Charlie (tức Barrat), một tù nhân da đen tên là Simplon đă đâm chết một người tên là Sidero. Đây là người thứ ba bị Simplon đâm chết do yêu Charlie.

Tôi về trại mới được vài giờ đă có hai thằng cha đến t́m tôi.

- Này, Papillon, tôi muốn biết Maturetté có phải là của anh không?

- Hỏi để làm ǵ?

- Tôi có lư do riêng của tôi.

- Anh hăy nghe tôi nói. Maturette đă vượt ngục đi với tôi một chuyến dài 2500 kilômét, và cậu ấy đă xử sự như một người đàn ông chân chính. Tôi chỉ nói với anh có vậy thôi.

- Tôi muốn biết cậu ấy có thuộc về anh không?

Không, tôi không hề biết Maturette trong vấn đề t́nh dục. Tôi quư trọng cậu ấy như một người bạn thân, ngoài ra, tôi không quan tâm đến cái ǵ hết trừ phi có ai muốn hăm hại cậu ấy.

- Nếu có ngày cậu ấy là vợ tôi th́ sao?

- Lúc đó nếu cậu ấy bằng ḷng, th́ tôi không xen vào làm ǵ. Nhưng nếu anh hăm dọa cậu ấy để buộc cậu ấy theo anh, th́ anh sẽ có chuyện với tôi đấy.

Những kẻ đồng t́nh luyến ái th́ dù bị động hay chủ động, đều như nhau, v́ cả hai loại người đó khi đă đam mê rồi th́ chẳng c̣n nghĩ đến cái ǵ khác. Tôi đă gặp cậu người ư có cái plan bằng vàng cùng đi một chuyến tàu với tôi. Cậu ta đến chào tôi. Tôi hỏi:

- Cậu vẫn ở đây à?

- Tôi đă xoay đủ cách. Mẹ tôi gửi cho tôi 12000 francs, thằng lính lấy công sáu ngàn, tôi chi mất bốn ngàn để khỏi bị nhốt, tôi lại được đưa đi chiếu X quang ở Cayenne rồi cũng chẳng được việc ǵ. Sau đấy tôi lại bị buộc tội là đă làm một người bạn bị thương. Anh biết nó đấy, nó là Razori, dân kẻ cướp đảo Corse đấy.

- ừ! rồi sao nữa?

- Nó thỏa thuận với tôi, nó tự gây ra một vết thương ở bụng, và tôi sẽ ra ṭa án binh với nó, nó th́ là người buộc tội, c̣n tôi là người có tội. Bọn tôi c̣n không được lên đảo nữa. Chỉ có 15 ngày là xong hết. Tôi lănh án sáu tháng cấm cố. ấy là chuyện ở năm ngoái. Anh c̣n không biết tôi ở đấy nữa cơ. Papi ơi, tôi chịu hết nổi rồi. Tôi muốn tự vẫn đi cho xong.

- Thà chết trong một chuyến vượt ngục c̣n hơn, ít ra cậu được chết tự do.

- Anh nói đúng, tôi đă sẵn sàng để làm đủ mọi việc Anh có tính chuyện ǵ, cho tôi biết với nhé.

- Đồng ư.

Cuộc sống ở đảo Royale cứ tiếp tục. Và tôi đă đi chăn trâu. Tôi phải trông một con trâu đực tên là Brutus. Nó nặng hai tấn, khét tiếng là dữ: nó đă giết hai con trâu đực. Viên giám thị Angosti, chuyên trách phần công việc này, nói với tôi: “Đây là lần cuối cùng. Nó c̣n giết một con nữa là phải thịt nó thôi”. Sáng nay, tôi làm quen với Brutus. Anh chàng da đen người Martnique vẫn chăn dắt nó, phải ở lại một tuần để chỉ dẫn cho tôi. Tôi đă kết thân được với Brutus ngay từ đầu bằng cách đái vào mũi nó: cái mũi to và dài của nó ưa liếm chất mặn. Rồi tôi cho nó vài trái xoài ương mà tôi hái được ở vườn bệnh viện. Tôi thắng nó vào một chiếc xe ḅ thô sơ, xứng với cái xe ḅ cổ lỗ của các đời Vua Lười Biếng xa xưa, và dắt nó đi.

Trên xe, có một thùng ton-nô chứa ba ngàn lít nước. Công việc của tôi cùng anh bạn Brutus là xuống bờ biển, đổ nước vào thùng rồi chở lên cái dốc khủng khiếp này đến tận băi bằng. Tối đó, tôi mở nắp cho nước chảy vào các cống rănh cuốn cho hết chất bẩn c̣n lại từ buổi sớm. Tôi bắt đầu làm từ sáu giờ, khoảng chín giờ th́ xong việc.

Sau bốn ngày, anh chàng người Martinique tuyên bố là tôi đă có thể xoay xở một ḿnh được. Chỉ có một chuyện phiền: năm giờ sáng, tôi đă phải bơi đi t́m Brutus trốn trong ao, v́ nó không muốn làm việc. Điểm yếu của nó là ở lỗ mũi cho nên tôi đặt một cái ṿng xuyên qua mũi nó, và thường xuyên buộc với một đoạn dây dài 50 phân. Khi tôi t́m được nó, nó lủi đi, lặn xuống nước rồi nhô lên ở một chỗ xa hơn. Đôi khi tôi mất cả tiếng đồng hồ mới tóm được nó trong cái ao nước tù hăm hôi tanh, đầy những sâu bọ và hoa súng. Tôi cáu kỉnh rủa một ḿnh: “Đồ khốn nạn. Đồ mặt dày? Cứng đầu cứng cổ đến thế nữa! Mày có chịu ra không th́ bảo!” Nó chỉ chịu nghe khi tôi đă nắm được sợi xích của nó. C̣n chửi rủa, nó cóc cần. Nhưng cuối cùng, khi nó ra khỏi ao th́ nó lại trở thành bạn của tôi.

Tôi có hai cái can trước kia đựng mỡ, nay dùng để chứa nước ngọt. Tôi bắt đầu tắm cho hết nước nước nhớp nhúa ở ao. Khi tôi sát xà-pḥng và kỳ cọ cấn thận cho ḿnh rồi, c̣n lại đến hơn nửa thùng nước ngọt, tôi lấy nắm xơ dừa để cọ rửa cho Brutus. Tôi kỳ cọ thật kỹ những chỗ kín của nó, vừa cọ vừa dội nước. Thế là Brutus cọ đầu vào tay tôi rồi tự nó đến đứng trước càng xe. Không bao giờ tôi dùng gậy nhọn thúc nó đi như anh chàng người Martinique vẫn làm. Chắc nó cũng biết ơn tôi, v́ với tôi, nó rảo bước nhanh hơn. Có một con trâu cái nhỏ rất đẹp mê Brutus. Nó luôn đi bên cạnh chúng tôi. Khác với anh chàng kia, tôi không xua đuổi nó~tôi để cho nó hôn Brutus và theo chúng tôi đi bất cứ đâu. Ví dụ, khi chúng hôn nhau, tôi không phá bao giờ, và Brutus đă chịu ơn tôi, v́ nó đă kéo ba ngàn lít nước với một tốc độ nhanh không ngờ. H́nh như nó muốn dành lại khoảng thời gian nó đă làm mất đi những khi dừng lại liếm láp Marguerite (đó là tên con trâu cái).

Hôm qua, trong buổi điểm danh sáu giờ, có một câu chuyện bê bối nho nhỏ do Marguerite gây ra. H́nh như anh chàng da đen người Martinique đă leo lên một bức tường thấp và ở đó ngày nào chàng ta cũng hôn hít Marguerite. Bị lính gác bất ngờ tóm được, cậu ta lĩnh mười ngày xà-lim. Về tội “giao cấu với súc vật”. Theo đúng quy chế chính thức. Thế mà hôm qua, khi điểm danh, Marguerite lại dẫn xác vào trại, cô nàng đi ngang qua hơn sáu chục người và đến trước anh chàng da đen, cô nàng chổng mông lại, giơ đít ra cho chàng kia. Ai nấy đều cười phá lên và chàng da đen xấu hổ đến xám mặt.

Mỗi ngày tôi phải ba lần di chuyển nước. Lâu nhất là việc chờ hai người phụ tôi đổ nước vào đầy thùng chứa, nhưng công việc cũng khá nhanh. Đến chín giờ, tôi đă xong việc, được quyền đi câu.

Tôi đă liên minh với Marguerite để kéo Bratus ra khỏi ao. Cứ găi vào tai là cô ta nghé ọ, nghe giống như thằng ngựa cái động đực. Và Brutus tự động lên khỏi ao. Tuy tôi không phải tắm rửa cho ḿnh nữa, tôi vẫn cọ rửa cho nó, c̣n cẩn thận hơn trước. Sạch sẽ, không c̣n bị mùi hôi hám của nước ao tù bám suốt đêm trong lúc nó ngủ ở ao, nó càng được Marguerite ưa thích hơn và điều đó làm cho nó linh hoạt hẳn lên.

Từ bờ biển đi lên, lưng chừng dốc, có một khoảng bằng; ở đấy có một ḥn đá to. Brutus quen nghỉ xả hơi năm phút ở chỗ đó, tôi lấy đá chèn bánh xe lại: làm như vậy, nó yên tâm nghỉ ngơi hơn. Nhưng buổi sáng hôm đó, một con trâu khác, tên là Danton, cũng to như Brutus, nấp sau những cây dừa nhỏ chỉ có lá không, bởi v́ đây là một vườn ươm cây. Chờ sẵn chúng tôi tại đấy Danton xồ ra tấn công Brutus. Con này nhảy sang bên, tránh được cú đánh, con kia đụng phải cái xe. Một bên sừng của nó cắm vào thùng ton-nô. Danton cố hết sức để gỡ sừng ra, tôi tháo dây thắng cho Brutus ra khỏi càng xe. Thế là Brutus chạy lấy đà lên phía trên cao, ít ra cũng chừng 30 mét rồi phi nước đại lao vào Danton. Không biết v́ sợ hay do tuyệt vọng, trước khi con trâu của tôi tới được chỗ nó, con Danton đă giật được sừng ra khỏi thùng tuy một mẩu sừng bị găy c̣n mắc tại đấy, nhưng Brutus không hăm lại kịp thời nên xô vào và lật đổ cái xe.

Đến đây tôi được chứng kiến một chuyện kỳ quái nhất. Brutus và Danton đă chạm sừng vào nhau mà không xô đẩy nhau, chúng chỉ cọ cặp sừng kếch xù của chúng vào nhau thôi. Dường như chúng nói với nhau, nhưng chúng lại không kêu rống lên mà chỉ thở ph́ pḥ. Con trâu cái từ từ leo lên dốc, theo sau là hai con đực Thỉnh thoảng hai con này dừng lại, cọ đầu và đan sừng vào nhau. Thấy lâu lắc quá, Marguerite rên rỉ một cách uể oải rồi lại đi về phía băi bằng ở trên đảo. Hai con vật khổng lồ kia vẫn đi song hàng, theo sau.

Sau ba lần dừng lại với những nghi thức như vậy, chúng tôi đă lên tới băi bằng. Chỗ chúng tôi đứng lại ở trước cây đèn pha là một khoảng trống dài chừng ba trăm mét. Một phía là trại tù, bên trái và bên phải là hai ṭa nhà của bệnh viện: một cho tù nhân, một cho cảnh binh. Danton và Brutus vẫn đi phía sau cách hai mươi bước. C̣n Marguerite, nó b́nh thản đến giữa khoảng đất và dừng lại. Hai con trâu thù địch tiến lên ngang nó. Thỉnh thoảng nó lại rống lên một tiếng dài nghe ai oán và rơ ràng là khêu gợi. Hai con kia lại chạm sừng vào nhau một lần nữa nhưng lần này tôi có cảm giác là chúng thật sự nói chuyện với nhau v́ lẫn với hơi thở của chúng, có cả những âm thanh chắc chắn là có một ư nghĩa nào đó.

Sau cuộc nói chuyện này, một con trâu chậm chạp đi về phía bên phải, c̣n con kia về phía trái. Chúng đến đứng tận hai đầu khoảng trống. Marguerite vẫn đợi ở chính giữa. Tôi hiểu ngay: đây là một cuộc quyết đấu tay đôi theo đúng thể thức, được cả hai phía chấp nhận, trong đó con trâu cái sẽ là chiến lợi phẩm. Con trâu cái non tơ cũng có vẻ đồng ư, nó c̣n tỏ ra hănh diện chẳng kém hai chàng mê gái sắp đánh nhau v́ cô nàng.

Marguerite cất tiếng rống lên hai con trâu đực mới lao vào nhau. Trong đoạn đường mà mỗi con vượt qua, mỗi phía dài độ một trăm năm mươi mét, không cần phải kể rằng cái khối nặng hai ngàn ki-lô của chúng được nhân lên gấp bội với tốc độ chạy của chúng. Hai cái đầu va phải nhau, mạnh đến nỗi cả hai chết lặng đi đến năm phút. Con nào cũng khuỵu xuống. Brutus đă hồi sức lại trước và dậy được, nó phi về chỗ cũ. Cuộc chiến đấu kéo dài hai giờ. Lính gác muốn giết chết Brutus, nhưng tôi không chịu, và đèn lúc chạm sừng. Danton bị gẫy rời hẳn đoạn sừng bị hỏng khi mắc vào chúng ton-nô. Nó bỏ chạy, Brutus đuổi theo. Cuộc chiến đấu c̣n kéo dài sang ngày hôm sau. Chúng chạy qua chỗ nào: vườn tược, nghĩa địa, xưởng giặt, th́ chỗ đó bị tàn phá tan tành. Chỉ sau khi đă quần nhau suốt đêm, măi tận sớm hôm sau, lúc bảy giờ sáng, Brutus mới dồn được Danton vào chân tường ḷ sát sinh ở gần bờ bể và tại đấy, nó đă dùng sừng đâm thủng bụng con Danton. Để kết thúc hẳn địch thủ, Brutus lăn đi lăn lại hai lần để cho sừng xoáy sâu vào bụng con Danton và con này đă ngă gục xuống chết, trong một suối máu lẫn với ḷng ruột. Cuộc chiến đấu giữa hai con vật khổng lồ làm Brutus kiệt sức đến nỗi tôi phải đỡ sừng cho nó, nó mới đứng lên được. Nó loạng choạng rời khỏi nơi ấy theo con đường ven bờ biển và con Marguerite đă tới đi bên nó, dùng cái đầu không có sừng của ḿnh để đỡ cái cổ đồ sộ của anh bạn thắng cuộc.

Tôi không được chứng kiến đêm tân hôn của chúng, v́ tên lính gác coi đàn trâu đổ tội cho tôi là đă cởi dây thắng cho Brutus nên tôi bị mất việc chăn trâu: Tôi xin được gặp chỉ huy để nói chuyện về Brutus. - Chuyện xảy ra thế nào vậy, Papillon? Phải giết Brutus thôi, nó nguy hiểm quá. Nó đă giết mất ba con trâu tốt rồi.

- Thưa, tôi đến để xin ông hăy cứu lấy Brutus. Người gác trông coi việc trồng trọt, chuyên lo lũ trâu không hiểu ǵ hết. Xin ông cho phép tôi được kể lại là Brutus đă tự vệ chính đáng ra sao

Viên trại trưởng mỉm cười:

- Tôi nghe đáy.

- Như vậy, như ông chỉ huy đă thấy, con trâu của tôi bị tấn công trước. - Sau khi kể các chi tiết, tôi kết luận như vậy. - Hơn thế nữa, nếu tôi không cởi dây cho Brutus th́ con Danton đă đâm chết nó mà nó không thể chống đỡ được v́ nó c̣n bị buộc vào càng xe.

- Đúng vậy- trại trưởng nói.

Vừa lúc đó người gác kia tới.

- Xin chào thiếu tá. C̣n Papillon, tôi đang t́m anh, v́ sáng nay anh đi trên đảo như đi làm vậy, mà anh lại không có việc làm.

- Thưa ông Angosti, tôi đi ra để xem có thể ngăn không cho hai con trâu đánh nhau được không, nhưng chẳng may, cả hai con đă điên tiết lên cả rồi.

- Có thể là như thế, nhưng bây giờ anh không chăn trâu nữa, tôi đă nói với anh rồi. Vả lại, sớm chủ nhật này, cũng phải mổ nó để lấy thịt cho trại giam.

- Ông không làm thế được.

- Anh không thể ngăn tôi đâu.

- Tôi không thể ngăn ông nhưng thiếu tá ngăn được Nếu thế cũng chưa đủ tôi sẽ nhờ bác sĩ Germain Guibert can thiệp để cứu Brutus.

- Anh xen vào chuyện này để làm ǵ?

V́ chuyện này có dính dáng đến tôi. Chính tôi chăn dắt con trâu, và nó là bạn của tôi.

Trâu mà là bạn của anh à? Anh giỡn với tôi đấy hả?

- Ông Angosti, xin phép ông, ông cho tôi nói một chút chứ?

- Th́ cứ để cho anh ta bênh vực con trâu của anh ta xem, - ông thiếu tá nói.

- Được anh nói đi.

- Ông có tin là súc vật cũng nói với nhau được không, ông Angosti?

- Sao lại không, nếu chúng muốn giao thiệp với nhau?

- Nếu vậy th́ Brutus và Danton đă cùng thỏa thuận là sẽ đấu với nhau.

Rồi tôi kể lại sự việc một lần nữa, từ đầu đến cuối.

- Trời đất quỷ thần - viên gác người Corse nói.

- Anh thật đến là kỳ cục, Papillon ạ. Anh thu xếp làm sao với Brutus th́ làm, nhưng lần sau nó c̣n giết một con nào nữa, th́ không ai, kể cả thiếu tá, có thể cứu được mạng nó. Tôi lại để anh đi coi trâu vậy. Nhưng phải bắt Brutus làm việc đi.

Hai ngày sau, chiếc xe đă được thợ ở công xưởng sửa lại, và Brutus, với cô vợ chính thất là Marguerite kèm bên, lại tiếp tục công việc chuyên chở nước hàng ngày. C̣n tôi, mỗi lần đến nơi nghỉ, khi chiếc xe đă được chèn đá cẩn thận, tôi lại hỏi, “Danton đâu rồi, Brutus?” Và con vật khổng lồ kia, kéo mạnh chiếc xe, chân bước lâng lâng, với tư thế của kẻ chiến thắng, đi một mạch về tới nơi.

Cuộc nổi loạn ở đảo Sant Joseph

T́nh h́nh trên các đảo cực kỳ nguy hiểm do cảm giác tự do giả tạo mà đám tù nhân được hưởng. Tôi buồn khi thấy mọi người đều thu xếp cảnh sinh hoạt để sống cho thật an nhàn. Người th́ đợi ngày măn hạn tù, kẻ th́ chẳng làm ǵ, chỉ ngập ngụa trong những thói hư tật xấu của ḿnh.

Đêm đó, tôi nằm dài trên vơng, phía cuối pḥng có một ṣng bạc lớn đến nỗi cả hai bạn tôi, Carbonieri và Grandet, phải cùng điều khiển mới nổi. Một người trông không xuể. Tôi th́ đang ôn lại những hồi ức của dĩ văng. Những kỷ niệm ấy không chịu đến với tôi: cứ như thể chưa hề bao giờ có cái phiên ṭa đại h́nh ấy. Tôi cố hết sức làm cho sáng tỏ những h́nh ảnh mơ hồ của cái ngày tiền định nọ, nhưng vẫn không thấy rơ nét một nhân vật nào. Chỉ có viên chưởng lư hiện ra với tất cả sự thật tàn nhẫn. Tiên sư đời. Tôi tưởng đă hoàn toàn thắng được số kiếp khi tôi đến Trinidad, ở với gia đ́nh Bowen. Mi đă yểm bùa ǵ cho ta để đến nỗi sáu chuyến vượt ngục rồi mà ta vẫn chưa được tự do, hỡi quân đểu cáng? Qua chuyến thứ nhất, khi nhận được tin tức của ta do phạm nhân kể lại, mi có ngủ yên được không? Ta muốn biết, mi có sợ không hay mi chỉ bực tức v́ thấy con mồi của mi đă sổng chuồng sau 43 ngày đi trên đường đến cái nơi thối nát mà mi đày ta đến? Tôi đă phá được cái lồng. Nghiệp chướng nào đă đeo đuổi tôi để tôi phải trở về nhà tù này mười một tháng sau? Có thể Trời đă trừng phạt tôi v́ đă dám khinh thường cuộc sống nguyên thủy nhưng đẹp đẽ biết bao mà tôi có thể kéo dài măi măi chừng nào tôi c̣n muốn?

Lali và Zoraima, hai mối t́nh của tôi, cái bộ lạc không có cảnh sát, không có luật lệ ǵ ngoài sự hiểu biết lẫn nhau tường tận giữa những con người làm thành viên của nó. Phải, tôi về đây chỉ tại tôi thôi, nhưng tôi cũng chỉ tự cho ḿnh phải nghĩ đến một điều duy nhất là vượt ngục, vượt ngục hay là chết: Nếu như mi biết rằng ta đă bị bắt và phải trở lại nơi lưu đày, mi sẽ lại nở nụ cười chiến thắng như tại phiên ṭa đại h́nh nọ và mi sẽ thầm nhủ: “Thế là đẹp rồi, nó lại phải đi trên con đường đến nơi ruỗng nát mà ta đă đặt nó vào!”. Nhưng mi đă lầm. Không bao giờ tâm hồn ta, trí óc ta thuộc về con đường ô nhục ấy đâu. Mi chỉ nắm được thân thể ta thôi, những tên lính gác của mi, cả hệ thống lao tù của mi mỗi ngày hai lần ghi nhận là ta có mặt; với mi, thế là đủ. Sáu giờ sáng: “Papillon đâu?” - “Có tôi”. Sáu giờ chiều: “Papillon? – “Có tôi”. Mọi việc thế là ổn rồi. Chúng ta tóm được nó đă gần sáu năm, chắc nó đă bắt đầu rữa ra rồi, chỉ cần chút xíu nữa là có ngày chuông sẽ gọi lũ cá mập đến tiếp nhận nó với đầy đủ nghi thức, trong bữa tiệc hàng ngày mà chế độ đào thải theo lối giũa cho ṃn của mi vẫn cho không lũ cá nọ.

Mi nhầm rồi, những tính toán của mi không đúng đâu. Sự hiện diện về vật chất của ta không liên quan ǵ đến sự tồn tại về tinh thần của ta. Mi có muốn ta nói cho mi biết điều này không? “Tôi không thuộc về chốn lao tù này, tôi không bị đồng hóa chút nào với những thói quen của các bạn tù, ngay cả với những bạn tù thân thiết nhất. Tôi là người luôn luôn có mặt trong các chuyến vượt ngục”.

Tôi đang đối thoại với kẻ buộc tội tôi ở ṭa đại h́nh th́ có hai người đến gần vơng tôi.

- Cậu ngủ à, Papillon?

- Chưa.

- Chúng tớ muốn nói chuyện với cậu.

- Cứ nói đi, không có ai ở đây, nói nho nhỏ, không ai nghe được đâu.

- Thế này nhé. Chúng tớ đang chuẩn bị một cuộc nổi loạn.

- Kế hoạch của các anh ra sao?

- Chúng tớ giết hết bọn A-rập, bọn lính gác, tất cả vợ con bọn lính v́ đấy là những mầm mống của sự thối nát. Để làm được như vậy, tớ đây, Arnaud, bạn tớ, Hautin, và bốn người nữa, đă thỏa thuận sẽ tấn công kho vũ khí của bọn chỉ huy. Tớ làm việc ở đấy, tớ chuyên bảo tŕ vũ khí cho tốt. Có hai mươi ba khẩu súng máy và hơn tám mươi khẩu súng trường mút-cơ-tông và Lebel. Chúng tớ bắt đầu hành động từ...

- Thôi, đừng nói thêm ǵ nữa. Tôi không tham gia đâu Tôi cảm ơn các anh đă tin tôi nhưng tôi không tán thành.

- Bọn tớ nghĩ cậu sẽ nhận chỉ huy cuộc nổi loạn này. Cậu cứ để tớ nói hết các chi tiết bọn tớ đă nghiên cứu và cậu sẽ thấy là không thể nào thất bại được. Chúng tớ chuẩn bị việc này đă năm tháng nay. Đă có hơn năm mươi người tán thành chúng tớ.

- Đừng kể tên ai ra, tôi từ chối việc chỉ huy, và cũng không muốn tham gia vào việc này.

- Sao vậy? Cậu phải giải thích cho bọn tớ sau khi bọn tớ đă tin cậu và kể hết cho cậu nghe.

- Tôi không yêu cầu các anh kể cho tôi nghe dự định của các anh. Sau nữa, ở đời, tôi chỉ làm điều ǵ người khác muốn. Vả lại, tôi cũng không phải là một kẻ giết người hàng loạt. Tôi có thể giết chết kẻ nào làm điều ǵ có hại đối với tôi chứ tôi không giết đàn bà trẻ con, họ chẳng làm ǵ hại đến tôi cả. Điều nghiêm trọng nhất, các anh không thấy ra, và tôi sẽ nói cho các anh thấy là: dù cuộc nổi loạn của các anh đạt được kết quả, các anh cũng thất bại.

- Sao vậy?

- Bởi v́ việc chính, tức thoát ra khỏi chốn lao tù, sẽ không thực hiện được. Cho là có một trăm người tham gia cuộc nổi loạn, họ sẽ đi bằng cách nào? Trên đảo chỉ có hai chiếc xuồng. Cả hai chiếc chở hết mức cũng không được hơn bốn mươi người. C̣n sáu mươi người c̣n lại, các anh tính sao?

Chúng ta sẽ ở trong số bốn mươi người đi trên hai chiếc xuồng đó.

Các anh tưởng thế thôi. Những người khác không ngốc hơn. các anh đâu, họ cũng có súng như các anh, và nếu mỗi người ấy biết suy nghĩ một chút xíu, th́ khi anh nói với những người ấy rằng họ sẽ bị bỏ lại, hai bên khắc sẽ bắn nhau để dành quyền được đi trên xuồng. Điều quan trọng hơn nữa là hai chiếc xuồng đó sẽ không có nước nào muốn nhận, v́ điện tín sẽ báo tin này cho tất cả các nước mà các anh có thể đến được, và báo ngay từ trước khi các anh đến nữa, nhất là với số người chết đông đảo mà các anh để lại. Các anh đến đâu cũng sẽ bị giữ lại lại và bị trao trả cho nước Pháp. Các anh biết là tôi từ Colombia trở về chứ, tôi biết rơ điều tôi nói. Tôi bảo đảm với các anh là sau chuyện ấy, ở đâu người ta cũng trả các anh về.

- Thôi được. Thế là cậu từ chối phải không?

- Phải.

- Lời cuối cùng của cậu đấy chứ

- Quyết định không thay đổi của tôi đấy.

- Vậy chúng tớ chỉ c̣n rút lui thôi.

- Chờ một chút đă, Tôi xin các anh đừng nói về dự định ấy với bất cứ bạn nào của tôi.

- Sao vậy?

- V́ tôi biết trước là họ sẽ từ chối, cho nên các anh đừng nói mà mát công.

- Được lắm.

Các anh không thể từ bỏ kế hoạch này được sao?

- Thật t́nh mà nói, không được đâu, Papillon ạ.

- Tôi không hiểu nổi lư tưởng của các anh là ǵ, bởi v́ tôi đă nói một cách rất đứng đắn với các anh là dù cuộc nổi loạn có thành công, các anh cũng không được tự do.

- Chúng tớ chỉ muốn trả thù. Và bây giờ cậu đă giải thích cho chúng tớ thấy là không thể đến đâu được, rằng không nước nào tiếp nhận chúng tớ, vậy, chúng tớ sẽ vào rừng và tụ tập thành một toán ở rừng vậy.

- Tôi hứa với các anh là sẽ không nói việc này ra với ai, ngay cả bạn chí thân.

- Chúng tớ cũng tin như vậy.

- Tốt. Một điều cuối cùng nữa: các anh tin cho tôi biết trước tám ngày để tôi đến đảo Saint-Joseph chứ không ở đảo Royale khi sự việc xảy ra.

- Cậu sẽ được báo trước kịp thời để có thể chuyển đến đảo khác.

- Tôi không thể làm ǵ để các anh thay đổi ư kiến được sao? Các anh có thể phối hợp với tôi làm điều ǵ khác được không? Chẳng hạn, ăn cắp bốn khẩu súng trường, và vào một đêm nào đó, tấn công vọng gác ca-nô, không giết ai cả, chỉ lấy một chiếc xuồng rồi cũng nhau trốn đi.

- Không, chúng tớ đă chịu đựng quá nhiều rồi. Cái chính đối với chúng tớ là trả thù, dù có phải chết.

- Thế c̣n những đứa nhỏ, những người đàn bà th́ sao?.

- Tất cả đều cùng một ḷ, cùng một gịng máu mà ra. Tất cả phải chết.

- Thôi đừng nói chuyện này nữa.

- Cậu không chúc chúng tớ được may mắn?

Không, tôi chỉ nói với các anh là hăy thôi việc ấy đi, có nhiều việc đáng làm hơn cái chuyện tồi tệ đó.

- Cậu không chấp nhận quyền được trả thù?

- Có chứ, nhưng không phải là bằng cách sát hại những người vô tội. Chào các anh.

- Chào cậu. Vậy là chúng ta không hề nói ǵ với nhau đấy nhé, phải không, Papi?

- Đồng ư.

Cả Hautin và Arnaud đă rút lui. Chuyện này thật là tức cười. Hai thằng cha đúng là khùng ngoài ra lại c̣n năm sáu chục thằng khác có liên can, rồi đến giờ H số ấy c̣n lên tới một trăm nữa. Thật là chuyện quái đản. Trong số các bạn tôi không hề có ai đả động ǵ đến việc này. Như vậy là hai thằng cha nọ chắc chỉ bàn với bọn trưởng giả thôi. Không hề có những tay thuộc giới giang hồ tham gia vụ này. Điều nghiêm trọng hơn nữa, là những kẻ trưởng giả giết người lại là những tên sát nhân thật sự, những kẻ giết người trong giới giang hồ th́ khác hẳn.

Trong tuần này, tôi đă điều tra rất kín đáo về Arnaud và Hautin. H́nh như Arnaud lănh oan án chung thân về một tội không đáng tới mười năm tù. Các bồi thẩm kết tội hắn nặng như vậy do năm trước, anh của hắn đă bị chết chém v́ giết một cảnh sát. C̣n hắn th́ do công tố viên nói nhiều đến người anh của hắn để tạo một không khí thù địch, nên hắn bị xử án nặng ghê gớm đến thế. Hắn lại c̣n bị tra tấn rất tàn nhẫn trong lúc bị bắt, cũng vẫn do những việc làm của người anh.

Hautin chưa được hưởng tự do bao giờ, hắn ở tù từ năm lên chín. Vào hồi mười chín tuổi, hắn đă giết một người ngay trước khi ra khỏi nhà trừng giới một ngày để đăng lính hải quân, với mục đích thoát khỏi tù. Hắn ta có lẽ cũng hơi điên, v́ dự định của hắn h́nh như là sang Venezuela, vào làm việc tại một mỏ vàng bên đó rồi sẽ t́m cách tự làm cho gẫy một chân để được hưởng một khoản tiền bồi thường lớn. Cái chân đó bị tê cứng do hắn tự chích thuốc ǵ tôi không rơ, từ hồi ở Saint- Martin-de-Ré.

Có sự thay đổi bất ngờ. Sáng nay, trong buổi điểm danh, Arnaud, Hautin và em của Matthieu Carbonieri đă bị gọi đi. Cậu em tên Jean, là thợ làm bánh ḿ, nghĩa là làm việc tại bến cảng, gần nơi thuyền đậu. Họ bị chuyển đi đảo Saint Joseph mà không được giải thích ǵ, và cũng không có lư do rơ rệt. Tôi cố t́m hiểu. Không ai biết chút ǵ, thế mà Arnaud trông coi vũ khí đă bốn năm rồi, c̣n Jean Carbonieri là thợ làm bánh ḿ đă năm năm. Không thể là chuyện ngẫu nhiên.

- Chắc phải có ṛ rỉ ở đâu, nhưng ṛ rỉ như thế nào và đến mức nào?

Tôi quyết định bàn chuyện đó với ba người bạn thân: Matthieu Carbonieri, Grandet và Galgani. Cả ba đều không biết chút ǵ. Thế là Arnaud và Hautin chỉ rủ rê những tay sừng sỏ không thuộc giới giang hồ.

- Vậy th́ sao bọn họ lại nói với tớ?

- Bởi v́ tất cả ai ai cũng biết là cậu tính vượt ngục với bất kỳ giá nào.

- Nhưng không phải với giá đó.

- Bọn ấy không hiểu nồi sự khác biệt.

- Thế c̣n thằng Jean, em cậu?

Làm sao mà biết được v́ lư do ǵ nó lại đâm đầu vào làm cái việc ngu ngốc đó.

- Có thể có thằng kéo nó vào cuộc rồi quay ra giao động, và thằng em cậu không biết ǵ cả chăng?

Sự việc diễn biến thật mau lẹ. Đêm ấy Girasolo bị giết khi vào nhà cầu. áo của anh da đen chăn trâu người Martinique có dính máu. Mười năm ngày sau một cuộc điều tra chớp nhoáng diễn ra và qua lời khai của một tên da đen khác bị cách ly, anh chăn trâu bị một ṭa án đặc biệt kết án tử h́nh.

Một gă giang hồ nhiều tuổi, tên là Garvel, dân Savoie, đến nói chuyện với tôi ở chỗ giặt áo quần ở ngoài sân.

- Papi này, tớ khó chịu quá v́ tớ đă giết Girasolo. Tớ muốn cứu thằng nhỏ nhưng lại sợ bị chặt đầu. Phải trả cái giá ấy, th́ tớ không nói đâu. Nếu nghĩ lại cái mẹo nào chỉ bị độ ba hay năm năm th́ tớ tự thú rồi.

- án khổ sai của anh là bao nhiêu?

- Hai mươi năm.

- Anh đă ngồi được bao nhiêu lâu rồi?

- Mươi hai năm.

- Anh hăy bằng ḷng chịu án chung thân đi, như vậy anh không phải vào nhà lao cấm cố.

- Biết làm sao bây giờ?

- Cứ để tôi nghĩ đă. Đêm nay tôi sẽ nói với anh.

Tôi đến, tôi nói với Garvel:

- Anh không thể tự thú và nhận đă làm việc đó được!

- Sao vậy?

Anh có thể bị án tử h́nh. Chỉ có một cách để tránh nhà lao cấm cố là lĩnh án chung thân. Anh cứ tự thú đi. Lư do: lương tâm anh không cho phép anh để một người vô tội bị chết oan. Anh hăy t́m một cảnh binh người Corse để nhờ bào chữa cho anh. Tôi sẽ nói cho anh biết tên người đó, để tôi hỏi ư nó trước đă.

- Phải làm mau mau mới được. Không nên để thằng cha bị chặt đầu quá nhanh. Anh hăy cho hai ba ngày nữa.

Tôi đă bàn việc này với viên giám thị Collona. Anh ta đă mách cho tôi một ư kỳ: tôi sẽ dẫn hắn đến gặp thiếu tá chỉ huy. Và tôi nói là Garvel xin tôi bênh vực hắn, đưa hắn đến gặp ông để nhận tội. Tôi bảo đảm với hắn rằng, với hành động cao thượng này, không thể kết án tử h́nh hắn được, nhưng hắn cũng biết trường hợp của hắn là nghiêm trọng, và đă tính trước là sẽ lănh án chung thân.

Mọi việc đều diễn ra một cách ổn thỏa. Garvel đă cứu được cậu oẳn da đen, cậu này được thả ngay lập tức. Kẻ làm chứng giả để buộc tội hắn lănh một năm tù c̣n Garvel th́ chung thân..

Hai tháng đă trôi qua. Bây giờ, khi mọi việc đă chấm dứt, Garvel mới kể cho tôi nghe đầu đuôi câu chuyện Girasolo, sau khi nhận lời tham gia cuộc nổi loạn và được biết những chi tiết của âm mưu này, đă tố cáo Arnaud, Hautin và Carbonieri, may mà nó không biết thêm tên ai.

Được nghe tố cáo cái chuyện tầy đ́nh này, bọn cảnh sát không tin. Tuy vậy, để pḥng ngừa, chúng cũng chuyển đi Saint-Joseph ba tên tù bị nêu tên đó, nhưng không nói ǵ với chúng, không lục vấn chúng và không làm ǵ cả.

- C̣n cậu Garvel, v́ sao cậu giết nó?

Tớ viện cớ là nó đă ăn cắp plan của tớ. Rằng chỗ tớ nằm đối diện với chỗ nó - đó là sự thật - và ban đêm, tớ lấy plan ra giấu vào cái mền vẫn để gối đầu Có đêm tớ đi cầu, khi tớ về chỗ th́ plan của tớ bị mất. Lúc bấy giờ, quanh chỗ tớ, chỉ có một người thức, đó là Girasolo. Bọn lính tin cách giải thích của tớ. Họ cũng không nói cho tớ biết là nó đă tố giác một vụ nổi loạn.

- Papillon! Papillon ra điểm đanh! - Ngoài sân có tiếng gọi.

- Có tôi đây

- Thu xếp đồ đạc. Lên đường đi Saint-Joseph ngay bây giờ.

- Chà! Mẹ kiếp!

Chiến tranh vừa nổ ra ở Pháp. T́nh h́nh buộc phải có một lư luật mới: những viên chức đầu ngành mà để xảy ra một cuộc vượt ngục là bị cách chức ngay.

Tù nhân nào bị bắt khi đang vượt ngục, sẽ bị tử h́nh. Việc vượt ngục bị coi như có động cơ muốn gia nhập các lực lượng của phe Nước Pháp Tự do đang phản bội tổ quốc. Việc ǵ cũng có thể dung thứ được, chứ vượt ngục th́ dứt khoát là không.

Thiếu tá Prouillet đi đă được hai tháng. Tôi chưa biết người chỉ huy mới, mà cũng chẳng biết làm ǵ. Tôi chào các bạn. Tám giờ, tôi đă ở trên tàu đi Saint-Joseph.

Bố của Lisette không c̣n ở trại Saint-Joseph nữa. Tuần qua, ông đă cùng gia đ́nh dời đi Cayenne. Chỉ huy tàu giao ngay tại bến cho tên lính trực cùng với giấy tờ kèm theo.

- Anh là Papillon hả?

- Thưa thiếu tá, vâng.

- Anh là một nhân vật kỳ cục lắm - Ông ta vừa nói vừa lật giấy tờ của tôi ra xem.

- Tại sao tôi lại là kỳ cục?

- Bởi v́ một mặt, anh bị ghi là nguy hiểm về mọi phương diện, nhất là có một lời ghi chú bằng mực đỏ : “thường xuyên chuẩn bị vượt ngục” rồi lại, có ghi thêm: “bị cá mập bao vây, vẫn cố cứu con gái thiếu tá chỉ huy đảo Saint-Joseph”. Tôi có hai con gái nhỏ, Papillon à, anh có muốn gặp chúng không?

Ông gọi hai đứa trẻ, lên ba và năm tuổi vào pḥng làm việc của ông. Cả hai đều cô mái tóc vàng, đi vào theo sau chúng là một tên A-rập c̣n trẻ, mặc toàn trắng và một phụ nữ tóc đen, rất xinh.

- Em ơi, em thấy người này không, anh ta đă cố cứu Lisette, con đỡ đầu của em, đấy.

- Ôi! Cho tôi được bắt tay anh nào, - người thiếu phụ nói.

Bắt tay một người tù khổ sai! Tính hồn nhiên và cái cử chỉ tự phát của bà ta làm tôi cảm động.

- Phải, tôi là mẹ đỡ đầu của Lisette. Chúng tôi rất thân với gia đ́nh Frandoit. Thế ḿnh có định làm ǵ cho anh này không, hả ḿnh?

Anh ta phải về trại giam đă. Rồi anh sẽ cho tôi biết anh muốn tôi phân cho anh việc ǵ nhé.

- Xin cảm ơn thiếu tá, cảm ơn bà. Xin ông cho tôi biết lư do v́ sao tôi phải chuyển đến Saint-Joseph. Đối với tôi, đó gần như là một h́nh phạt.

- Theo tôi nghĩ th́ không có lư do ǵ. Chẳng qua ông chỉ huy mới sợ anh vượt ngục.

- Ông ấy nghĩ không sai.

- Các h́nh phạt đối với những ai để tù vượt ngục đă được tăng lên. Trước chiến tranh, có khả năng bị mất một lon; bây giờ, đó là điều tất nhiên rồi, chưa kể các h́nh thức khác nữa. V́ vậy ông ta đưa anh đến đây, ông ta thà để anh vượt ngục từ Saint-Joseph không thuộc phạm vi của ông, c̣n hơn là từ Royale là nơi ông phải chịu trách nhiệm.

- Thưa thiếu tá, ông phải ở đây bao nhiêu lâu?

- Mười tám tháng.

- Tôi không thể nào chờ lâu đến thế được, nhưng tôi sẽ kiếm cách trở về Royale để khỏi phương hại đến ông.

- Cám ơn anh, - vợ ông ta nói. - Tôi rất sung sướng thấy anh xử sự cao thượng như vậy. Anh cần ǵ, cứ đến đây đừng ngần ngại. Bà này, ba ra lệnh cho vọng gác để Papillon có thể đến gặp em khi nào anh ta yêu cầu nhé.

- Được thôi, em yêu. Mohammed, đi theo Papillon về trại, c̣n anh, anh có thể chọn pḥng anh muốn ở.

- ồ, tôi th́ rất dễ: tôi xin ở nhà giam những tù nguy hiểm.

- Điều đó không khó, thiếu tá cười, đoạn viết mấy chữ vào một tờ giấy đưa cho Mohammed. Tôi rời căn nhà vừa là nhà ở vừa là văn pḥng của thiếu tá bên bến tàu, đó là nhà ở trước đây của Lisette. Tôi đi về trại, theo sau là tên A-rập trẻ. Chỉ huy trạm gác là một người Corse, rất hung hăn, y là tay chuyên giết người mà ai cũng biết. Tên y là Filissari.

- Papillon, anh đến rồi đấy hả? Anh biết tính tôi đấy, tốt th́ thật tốt, xấu cũng thật xấu. Anh đừng giở tṛ vượt ngục với tôi nhé, v́ anh mà thất bại là tôi giết anh như giết con dán vậy. Hai năm nữa, tôi sẽ về hưu. V́ vậy bây giờ không phải là lúc gặp chuyện phiền toái.

- Ông biết rằng tôi vốn là bạn của tất cả những người Corse. Tôi không nói với ông là tôi sẽ không vượt ngục, nhưng nếu tôi vượt ngục, tôi sẽ thu xếp để việc đó không xảy ra vào phiên trực của ông.

- Vậy th́ được, Papillon. Chúng ta không phải là kẻ thù của nhau rồi. Anh cũng hiểu đấy, bọn trẻ họ có thể chịu đựng những chuyện bực ḿnh do một cuộc vượt ngục gây ra, c̣n tôi th́ anh lạ ǵ? Với tuổi tôi, lại sắp về hưu giữa! Rồi, thế là hiểu nhau nhé. C̣n bây giờ th́ về chỗ ở đă chỉ định.

Thế là tôi lại vào trại, trong một văn pḥng giống y như ở đảo Royale, chứa từ một trăm đến một trăm hai tù nhân. ở đấy có thằng Pierrot rồ, Hautin, Arnaud và Jean Carbonieri. Đáng lẽ tôi phải về cùng nhóm với Jean v́ nó là em Matthieu nhưng Jean không có cỡ như Matthieu, và do nó đánh bạn với Hautin. Arnaud tôi thấy không hợp. Cho nên, tôi gạt nó ra và về ở với Carrier, người Bordeaux, c̣n gọi là thằng Pierrot rồ.

Đảo Saint-Joseph hoang đă hơn đảo Royale, hơi nhỏ hơn Royale một chút nhưng v́ dài hơn, nên trông như lớn hơn. Trại ở lưng chừng cao điểm của đảo, giữa hai khoảng đất bằng làm thành hai tầng kế tiếp nhau. Trại giam ở tầng thứ nhất; c̣n ở tầng trên là nhà lao cấm cố trứ danh mà mọi người ghê sợ. Nhân tiện cũng xin nói là phạm nhân bị giam cấm cố hàng ngày vẫn được đi tắm một giờ. Hy vọng rằng việc đó sẽ c̣n tiếp tục.

Hàng ngày, vào buổi trưa, tên A-rập làm việc cho thiếu tá đưa đến cho tôi ba cái cà-mèn xếp lồng vào một miếng sắt dẹt ở đầu có tay xách bằng gỗ. Hắn để ba ngăn cà-mèn lại và lấy những ngăn cà-mèn hôm trước về. Bà mẹ đỡ đầu Lisette hàng ngày gửi cho tôi những món mà bà đă nấu nướng cho gia đ́nh bà ăn.

Chủ nhật, tôi đến thăm và cảm ơn bà. Tôi ở đấy cả buổi chiều để chuyện tṛ với bà và chơi với các con bà, vuốt mớ tóc vàng của chúng, tôi tự nhủ, nhiều khi khó mà biết đâu là bổn phận của ḿnh. Nguy cơ đang đè nặng lên gia đ́nh này trong trường hợp hai thằng ngu kia vẫn giữ ư định thật là ghê gớm. Girasolo đă tố giác câu chuyện ra rồi mà bọn lính chẳng tin. Đến nỗi chúng không chịu tách mấy thằng kia ra, mà chỉ chuyển chúng đến Saint-Joseph. Nhưng nếu tôi nói thêm một câu để người ta tách chúng riêng ra từng thằng một, hóa ra tôi lại xác nhận sự kiện là có thật, cùng tính chất nghiêm trọng của chuyện tố giác nọ. Nếu thế th́ phản ứng của cai tù sẽ ra sao? Tốt hơn cả là câm miệng lại.

ở trại, Arnaud và Hautin hầu như không nói với tôi Thế lại hóa hay, chúng tôi đối xử với nhau nhă nhặn nhưng không thân mật, Jean Carbonieri không nói chuyện với tôi, nó tức v́ tôi đă không về ở cùng nhóm với nó. Chúng tôi có bốn người: Pierrot rồ, Marquetti, đă từng đoạt giải nh́ trong cuộc thi vĩ cầm ở Roma, nhiều khi cậu ta chơi đàn mấy giờ liền, làm tôi cũng buồn mang mác, và cả Marsori, dân Corse, vùng Sète, cũng vậy.

Tôi không nói ǵ với ai, tôi có cảm giác là ở đây cũng không ai biết ǵ về cuộc chuẩn bị nổi loạn bị dang dở ở đảo Royale. Họ c̣n giữ những ư định ấy không? Cả ba đang làm lao dịch nặng nhọc. Họ phải kéo lê dưới nước những tảng đá to để xây một hồ bơi ngoài biển. Một tảng đá to được buộc chặt bằng xích, một sợi dây khác từ mười lăm đến hai mươi mét được nối vào đấy ở bên phải và bên trái. Mỗi tù nhân chẳng dây kéo của ḿnh vào thân hay vào vai, móc đây đó vào một khâu của sợi xích dài. Rồi cùng một lúc, y như những con vật, họ phải kéo các tảng đá đến nơi đă định. Dưới trời nắng chói chang, đấy là một công việc nặng nhọc và chán ngấy.

Có tiếng súng trường, súng mút-cơ-tông và súng ngắn nổ vang ở phía bến tàu. Tôi hiểu ngay, lũ điên khùng đă hoạt động. Việc ǵ đă xảy ra vậy? Ai thắng? Tôi ngồi trong pḥng, không động đậy. Những tay tù sừng sỏ đều nói: “Họ nổi loạn rồi!”.

- Nổi loạn à? Nổi loạn thế nào? - Tôi cố t́nh tỏ ra cho mọi người thấy là tôi không biết ǵ. Jean Carbonieri hôm đó không đi làm, sáng lại gần tôi, mặt tuy rám nắng mà vẫn tái mét như đă chết rồi. Nó nói lí nhí, “Nổi loạn đấy, anh Papi ạ”. Tôi lạnh lùng hỏi nó: “Loạn ǵ? Tao không biết”.

Tiếng súng mút-cơ-tông vẫn tiếp tục nổ. Pierrot rồ chạy vào pḥng.

- Nổi loạn nhưng h́nh như thất bại th́ phải. Thật là một lũ điên? Papillon, mở dao ra đi. ít ra ta cũng phải giết được thật nhiều lính rồi có chết mới chết.

- Phải, - Carbonieri nói, - phải giết càng nhiều lính càng tốt. Chissilia lấy ra một con dao cạo. Người nào cũng lăm lăm một con dao đă mở sẵn. Tôi nói với họ:

- Đừng có xử sự như những thằng ngu. Chúng ta có bao nhiêu mống?

- Chín.

- Bảy cậu hăy bỏ vũ khí -xuống. Cậu nào hăm dọa lính gác, tôi sẽ giết ngay. Tôi không muốn bị bắn như thỏ trong căn pḥng này. Cậu có tham gia vào vụ này không?

- Không.

- C̣n cậu?

- Cũng không.

- Thế cậu này?

- Tôi chẳng biết nếp tẻ ǵ cả.

- Tốt. Chúng ta ở đây đều là dân giang hồ, không ai biết ǵ về cuộc nổi loạn của bọn trường giả cả. Hiểu không nào?

- Được rồi.

Đứa nào đi tố giác và nhận rằng có biết ít nhiều điều ǵ là sẽ bị bắn chết ngay đấy. Bởi vậy, thằng nào ngờ nghệch nói ra là chẳng ăn cái giải ǵ đâu. Các cậu vứt cả vũ khi vào thùng phân đi. Bọn lính chắc cũng sắp đến đây rồi.

- Thế nhỡ cánh tù thắng th́ sao?

- Nếu cánh tù thắng, ta cứ để cho chúng thu xếp và hoàn thành chiến thắng của chúng bằng một cuộc vượt ngục. C̣n tôi, với cái giá này, tôi không ham. Các cậu th́ sao?

- Chúng tôi cũng vậy, - tám người kia cùng đồng thanh nói, kể cả Jean Carbonieri.

Tôi không ho hé về những ǵ tôi vừa nhận thấy: không c̣n tiếng súng nổ nữa, và như thế nghĩa là cánh tù đă thất bại. Quả thật là cuộc tàn sát đă được dự tính từ trước chưa thể nào mới đến giờ này mà đă xong xuôi được

Bọn lính vừa chạy như điên đến, vừa dùng báng súng, gậy, và chân thúc mấy người tù đi chuyển đá về.

Chúng lùa họ vào căn nhà kế bên rồi cũng vào trong đó luôn. Đàn ghi-ta, măng-đô-lin, bàn cờ vua, cờ đam, đèn dầu, ghế băng, các chai đựng dầu, đường, cà phê, quần áo trắng, tất cả đều bị chà đạp phá hủy và bị vất ra ngoài. Bọn lính đập phá tất cả những ǵ mà quy chế không chính thức cho phép các phạm nhân được giữ.

Có hai tiếng súng nổ, chắc chắn là tiếng súng ngắn. Trại giam có tám ṭa nhà. Bọn lính hành động như vậy ở cả tám ṭa nhà, thỉnh thoảng c̣n dùng bán súng để phá. Một người trần truồng, rơ ràng là bị bọn lính giải về xà-lim để đánh cho nhừ tử, đă chạy về phía nhà giam.

Bọn chúng đă đến các nhà ở phía trước và bên phải chỗ chúng tôi. Bây giờ chúng đang ở nhà thứ bảy. Chỉ c̣n lại căn nhà của chúng tôi. Cả chín đứa chúng tôi ai nấy đều vẫn ngồi yên ở chỗ của ḿnh. Những người đi làm ở ngoài cũng chưa ai về. Người nào cũng chết dí tại chỗ của người nấy. Không ai nói ǵ. Miệng tôi khô rang, tôi đang nghĩ: “Mong cho đừng có thằng khốn nào lợi dụng lúc hỗn quân hỗn quan này để hạ thủ ḿnh một cách vô tội vạ”.

- Chúng nó đến đây rồi kia, - Carbonieri nói, hắn không c̣n hồn vía nào nữa.

Bọn lính, hơn hai mươi tên, ùa vào, súng mút cơ- tông hay súng ngắn lăm lăm trong tay sẵn sàng nhả đạn. Filissari la lối:

- Này, chúng mày chưa cởi hết quần áo ra à? C̣n chờ ǵ nữa, đồ chó chết? Chúng mày sẽ bị bắt cả lũ.

- Cởi hết quần áo ra, chúng ta không muốn lột quần áo ở xác chúng mày ra.

- Thưa ông Fillissari...

- Câm mồm đi, Papillon. Đừng có xin tha tội ở đây. Cái chuyện chúng mày bày đặt ra nó quá ư nghiêm trọng. ở trong pḥng tù nguy hiểm này, chắc chắn cả bọn chúng mày đă tham gia.

Mắt y trợn trừng lên vằn đỏ những tia màu, ánh mắt tràn đầy sát khí.

- Chúng tôi có quyền, Pierrot nói.

Tôi quyết định đánh bài liều.

- Tôi ngạc nhiên thấy một người Corse như ông mà lại đi tàn sát những người vô tội? Ông muốn bắn hả? Được, không cần phải dài gịng làm ǵ, chúng tôi không thiết nữa đâu. Ông bắn đi, bắn cho mau đi. Trời đất ơi! Tôi tưởng ông cũng là một con người chứ, ông Filissari kia, một đệ tử chân chính của Napoléon! Nhưng tôi đă lầm. Cũng chẳng sao. Thậm chí tôi cũng những muốn nh́n thấy ông khi ông bắn chúng tôi nữa cơ. Tôi quay lưng lại đây. Này, các cậu quay lưng cả lại để người ta không nói là chúng ḿnh định tấn công họ. Và tất cả mọi người như một, đă quay lưng lại bọn lính. Bọn họ sững sờ trước thái độ của tôi, càng ngạc nhiên hơn v́ trước đấy (việc này về sau tôi mới biết) Filissari đă bắn chết hai phạm nhân ở các nhà khác.

- Mày c̣n muốn nói ǵ nữa không, Papillon?

Vẫn quay lưng lại, tôi đáp:

- Chuyện nổi loạn này, tôi không tin chút nào. Sao lại nổi loạn? Để giết lính à? Rồi vượt ngục? Rồi đi đâu? Tôi đây, là chuyên viên vượt ngục, tôi từ ở rất xa, tận Colombia trở về. Tôi thử hỏi có nước nào lại chứa chấp những kẻ giết người rồi vượt ngục? Tên cái nước ấy là ǵ vậy? Đừng có ngu như thế, không một ai xứng đáng với danh hiệu một con người lại dính vào chuyện này làm ǵ.

- Mày, th́ may ra có thể như thế, nhưng c̣n Carbonieri? Tao chắc chắn nó có tham gia, v́ sáng nay thằng Arnaud và thằng Hautin ngạc nhiên thấy nó báo bệnh để không đi làm.

- Ông tưởng thế thôi, tôi bảo đảm là như vậy. Và tôi quay mặt lại với y. Tôi nói để ông hiểu ngay nhé. Carbonieri là bạn tôi, anh ta biết mọi chi tiết về chuyến vượt ngục của tôi, anh ta không có ảo tưởng ǵ hết, anh ta biết rơ hậu quả của một cuộc vượt ngục bằng cách nổi loạn.

Đúng lúc đó, thiếu tá chỉ huy đến. Ông ta đứng bên ngoài. Filissari đi ra. Thiếu tá gọi:

- Carbonieri.

- Có tôi

- Cho nó vào xà lim nhưng không được ngược đăi. Giám thị này, đi theo nó. Tất cả đi ra ngoài hết, chỉ các giám thị trưởng ở lại đây thôi. Đưa tất cả các tù nhân c̣n rải rác ở đảo về trại. Không được giết ai, cho tất cả về trại, không trừ một ai.

Thiếu tá chỉ huy trại, viên chỉ huy phó và Filissari cùng bốn lính gác bước vào pḥng giam. Thiếu tá nói.

- Papillon, có một việc rất nghiêm trọng vừa xảy ra. Với tư cách chỉ huy trại giam, tôi có trách nhiệm rất nặng nề. Trước khi có vài biện pháp đối phó, tôi cần biết ngay một số tin tức. Tôi biết là trong thời điểm ngặt nghèo này, anh sẽ từ chối không nói chuyện riêng với tôi, v́ thế, tôi đă đến đây. Giám thị Ductos đă bị giết. Bọn chúng c̣n muốn lấy vũ khi cất ở nhà tôi đây là một cuộc nổi loạn. Tôi chỉ có vài phút thôi, tôi tin anh. Tôi hỏi ư kiến anh về việc này, thế nào?

- Nếu có nổi loạn, sao chúng tôi không biết ǵ cả? Sao không ai nói ǵ với chúng tôi? Có bao nhiêu người liên quan đến vụ này? Tôi đặt ra ba câu hỏi đó với ông thiếu tá và tôi sẽ trả lời, nhưng trước tiên, ông phải cho tôi biết, là sau khi họ giết giám thị và đoạt được súng của ông ấy rồi, tôi đoán chắc vậy, có bao nhiêu người đă hành động?

- Ba người.

Đó là những ai?

- Arnaud, Hautin và Marceau.

- Tôi hiểu rồi. Dù ông muốn hay không, ông nghĩ thế nào tùy ư nhưng không có cuộc nổi loạn nào cả.

- Papillon, anh nói láo. - Filissari nói - Cuộc nổi loạn này đáng lẽ xảy ra ở đảo Royale, Girasolo đă tố giác, chúng tôi không tin là có. Nhưng bây giờ, rơ ràng những ǵ nó nói ra là đúng. Vậy là anh có ư bịp chúng tôi Pappillon!

Nếu như ông nói là đúng, th́ tôi đây, tôi là thằng đi tố cáo chăng, rồi cả Pierrot rồ nữa, rồi Carbonieri và Galgani cùng tất cả cánh lục lâm Corse ở đảo Royale, rồi cả cánh giang hồ nữa. Bất chấp những sự việc đă xảy ra tôi vẫn không tin vào chuyện ấy. Nếu có cuộc nổi loạn, th́ chúng tôi cầm đầu chứ không có ai khác.

- Anh nói chuyện ǵ mà lạ vậy? Không có ai liên quan đến việc này sao? Vô lư.

- Thế hành động của những kẻ khác là thế nào? Có ai ngoài ba thằng khùng ấy làm ǵ không? ở đây, có ai nhúc nhích chân tay để chiếm vọng gác có bốn giám thị có súng, lại có cả ông xếp Filissari cũng có súng mút-cơ-tông nữa không? Có bao nhiêu tàu ở Sain- Joseph nào? Chỉ có một chiếc sà-lúp thôi? Thế là một sà-lúp dùng cho sáu trăm người à? Chúng tôi có ngu đâu? Rồi giết người để vượt ngục? Cứ cho là có hai mươi người đi được, th́ rồi cũng sẽ bị bắt và phải đầu hàng ở bất cứ chỗ nào. Thưa thiếu tá, tôi không biết người của ông hay chính tay ông giết bao nhiêu tù, nhưng gần như chắc chắn đấy là những người vô tội.

Và bây giờ lại đi phá tất cả các đồ đạc mà chúng tôi có được là nghĩa lư ǵ? Các ông tức giận có lư đấy, nhưng xin các ông đừng quên rằng ngày mà các ông không để cho đời sống của tù nhân được dễ chịu đôi chút, th́ ngày đó đúng là sẽ có một cuộc nổi loạn, một cuộc nổi loạn của những kẻ tuyệt vọng, nổi loạn để cùng tự vẫn với nhau, đă chết th́ chết chùm cả một thể: lính cũng như tù. Thưa ông Dutain, tôi nói với ông hết sức thành thật đấy, tôi cho là ông đáng được đối xử như vậy, chỉ v́ ông đă đến t́m chúng tôi hỏi rơ t́nh h́nh trước khi quyết định. Xin ông để cho chúng tôi được yên.

- Thế c̣n những thằng đă liên quan đến vụ này? Filissan lại nói.

- Đó là việc các ông phải t́m ra. Chúng tôi không biết ǵ cả, về chuyện này, chúng tôi không giúp được ǵ cho các ông đâu. Tôi xin nhắc lại, đây là chuyện điên rồ của những thằng trưởng giả, chúng tôi không dính dáng vào đấy.

- Ông Filissarn, khi nào người ở pḥng tù nguy hiểm này về hết, ông khóa cửa lại cho đến khi có lệnh mới. Đặt hai người gác ở cửa, không được đánh đập ai và đừng có phá phách các thứ của họ. Đi thôi

Nói đoạn ông ta bỏ đi cùng với cả bọn cảnh sát.

Phào! Phào! Hú vía!

Vừa đóng cửa lại. Filissari vừa nói với tôi:

- Phúc tổ cho mày là tao lại là dân Corse!

Chưa đầy một giờ sau, gần hết những người thuộc căn nhà của chúng tôi đă về cả. Chỉ thiếu mười tám người: bọn gác đă nhận ra rằng trong lúc hốt hoảng cuống quít họ đă nhốt lầm mấy người này vào một nhà khác Khi tất cả đă cùng trở về, ở đâu về đó, chúng tôi mới biết rơ sự việc đă xảy ra như thế nào, v́ tất cả những người đó đều đang đi làm cỏ-vê. Một anh kẻ trộm người Saint-Etienne đă thầm th́ kể với tôi:

- Papi này, anh thử tưởng tượng là chúng tôi đang kéo một tảng đá nặng gần một tấn trên quăng đường dài gần bốn trăm mét. Con đường kéo đá không có đoạn nào gay go lắm, và chúng tôi đến một cái giếng cách nhà trại trưởng chừng năm mươi mét. Cái giếng vẫn là nơi nghỉ chân từ trước đến nay. Nó vừa có bóng dừa mát, lại ở giữa đoạn đường phải đi tiếp. Cho nên chúng tôi đă dừng lại như mọi ngày, chúng tôi kéo một xô nước giếng mát lịm lên uống, có mấy thằng thấm nước vào khăn để che lên đầu. Mỗi lần nghỉ thường là mười phút, thằng lính gác cũng đến ngồi ở thành giếng. Hắn bỏ mũ ra, đang lấy khăn tay ra lau đầu và mặt th́ Arnaud từ đằng sau tới tay cầm một cái cuốc, buông thơng xuống cho nên không ai biết mà báo cho thằng lính đề pḥng. Giơ cuốc lên và dùng phía lưỡi bén bổ vào giữa đầu người lính chưa mất đến một giây đồng hồ. Đầu bị tách ra làm hai mảnh, người lính ngă sóng soài ra đất không kêu được một tiếng. Hautin đă đứng sẵn từ trước ở đó, chộp ngay lấy khẩu mút-cơ-tông, c̣n Marceau th́ cởi thắt lưng và lấy khẩu súng ngắn. Có súng trong tay, Marceau quay lại nói với cả bọn tù: “Đây là một chốc nổi loạn, ai theo chúng tôi, th́ đi cùng chúng tôi”. Không có một tên giữ ch́a khóa nào nhúc nhích hay kêu la, không có tù nhân nào tỏ ư muốn theo họ” –

Cậu ta kể tiếp:

-Arnaud nh́n chúng tôi khắp lượt rồi nói: “Đồ hèn! Cả lũ chúng mày ấy. Rồi chúng tao sẽ cho chúng mày thấy đă làm người th́ phải thế nào?” Arnaud lấy khẩu mút-cơ-tông từ tay Hautin rồi cả hai chạy về phía nhà thiếu tá. Marceau ở lại nhưng đứng tách riêng ra một bên. Cậu ta cầm một khẩu súng ta và ra lệnh: “Không được động đậy, không được nói, không được la hét. C̣n bọn A-rập kia, nằm úp sấp xuống đất”. ở chỗ tôi đứng, tôi nh́n thấy rơ lắm.

Arnaud đang lên bậc thềm nhà thiếu tá th́ thằng A-rập giúp việc ở đấy mở cửa đi ra, với hai đứa bé gái, một đứa dắt tay, một đứa bế bên hông. Cả hai bên đều sửng sốt, thằng A-rập đang bế đứa bé đá cho Arnaud một cái. Arhaud muốn giết hắn nhưng hắn đă thẳng tay đưa đứa bé ra để đỡ. Không ai kêu la, cả thằng A-rập lẫn những người khác. Khẩu mút-cơ-tông chĩa vào thằng A-rập đến bốn năm lần, ở đủ các góc độ khác nhau. Cứ mỗi lần như thế là đứa bé lại bị giơ ra trước ṇng súng. Hautin không leo lên bậc mà đứng bên kéo ống quần của thằng A-rập. Thấy ḿnh sắp ngă đến nơi, nó quẳng cả đứa bé gái vào khẩu mút-cơ-tông của Arnaud. Bị mất thăng bằng trên bậc thang, Arnaud, đứa bé gái, thằng A-rập bị Hautin kéo chân, tất cả đều ngă đè lên nhau lỏng chỏng. Lúc đó mới có những tiếng la hét đầu tiên, trước hết là của hai đứa bé, rồi của thằng A-rập, rồi tiếng chửi rủa của Arnaud và Hautin. Thằng A-rập, nhanh tay hơn hai gă kia, đă nhặt được khẩu súng nhưng nó chi nắm được cái ṇng, lại nắm bằng tay trái. Hautin lại tóm dược cẳng hắn. C̣n Arnaud th́ nắm lấy cánh tay phải của hắn và bẻ xoắn lại. Thằng A-rập ném khẩu mút-cơ-tông ra cách xa mười mét.

Trong khi cả ba xông tới để cướp khấu mút-cơ- tông, th́ có tiếng súng nổ lần đầu tiên, do người lính coi tù đi quét lá bắn tới. Ông thiếu tá hiện ra ở cửa sổ và bắn phát một, v́ sợ bắn phải thằng A-rập, nên ông ta chỉ nhằm vào chỗ khẩu mút~cơ-tông rơi. Hautin và Arnand chạy trốn về phía trại theo con đường ven bờ biển, và vẫn bị súng bắn theo. Hautin chân bị tê cứng nên chạy không được nhanh, và đă bị hạ trước khi tới mép nước. C̣n Arnaud th́ lội xuống nước, khoảng giữa chỗ tù tắm và hồ bơi của lính. Chỗ ấy lúc nào cũng đầy cá mập. Arnand bị bao vây giữa những phát súng của một tên lính nữa vừa đến trợ lực và một tên lính coi tù đi quét lá. Y nấp sau một tảng đá to.

- Đầu hàng đi, sẽ được sống, - bọn lính kêu to.

- Không bao giờ, - Arnaud đáp lại, - tao thà cho cá mập phanh thây c̣n hờn là nh́n thấy bộ mặt khả ố của chúng mày.

Và y lội xuống biển, thẳng vào chỗ lũ cá mập tập trung ở đấy. H́nh như y bi trúng một viên đạn v́ y có dừng lại một lát. Thấy thế, bọn lính tiếp tục bắn. Arnaud lại đi chứ không bơi, thân trên trên y c̣n nhô lên trên mặt nước th́ lú cá mập đă tấn công y. Trông rất rơ y đâm một con cá mập đă phóng nửa người lên mặt nước để lao vào y. Rồi y đă bị phanh xác ra - hiểu theo nghĩa đen - v́ lũ cá mập kéo tứ phía mà không cắn đứt chân tay y ra được. Chưa đầy năm phút sau y đă biến mất.

Bọn lính đă bắn ít ra là một trăm phút súng xuống chỗ Arnaud và lũ cá mập đang quần nhau. Chỉ có một con cá mập bị chết; nó đă dạt vào bờ, ngửa bụng lên.

Thấy bốn phía đều có cảnh binh kéo tới, Marceau vất súng xuống giếng, ḥng cứu lấy mạng ḿnh, nhưng bọn A-rập đă đứng lên, dùng gậy và tay đấm, chân đá, dồn hắn về chỗ bọn lính, nói rằng nó có ở trong cuộc. Tuy hắn bê bết máu và đă giơ tay lên, bọn lính cũng dùng súng lục và mút-cơ-tông bắn vào hắn, và cuối cùng, một tên lính c̣n cầm đầu ṇng khẩu mút-cơ-tỏng phang báng súng vỡ đầu ra cho chết hẳn.

Bợn cảnh binh cũng xả đạn vào Hautin. Có cả thảy ba mươi tên, mỗi tên bắn sáu phát, và chúng đă cho cậu này ăn trước sau hơn một trăm ha mươi phát đạn. Filissari bắn chết những đứa bị bọn A-rập tố cáo là đă nhúc nhích định theo Arnaud nhưng sau lại chùn bước.

Đó là chuyện bịa đặt một trăm phần trăm v́ tuy có thể có những thằng đồng lơa, song không hề có một ai cựa quậy cả.

Đă hai ngày hôm nay, tất cả những tù nhân bị nhốt trong mấy căn pḥng giam dành riêng cho từng loại rồi không ai được ra đi làm. ở cửa, linh gác cứ hai giờ thay phiên một lần. Giữa các nhà, lại có những lính gác khác. Cấm nói từ nhà này sang nhà kia. Giữa hai hàng vơng là lối đi; đứng tại lối đi đó, hơi chếch một chút, có thể nh́n ra sân qua cửa sát. Có cả những cảnh binh được đưa từ đảo Royale đến để tăng cường. Không một tù nhân nào được ở bên ngoài. Kể cả bọn A-rập giữ ch́a khóa cũng vậy. Tất cả đều bị nhốt. Thỉnh thoảng, có một người trần truồng theo sau là lính, bị đưa đến khu xà lim giam tù bị phạt nhưng không thấy có tiếng kêu la hay tiếng đánh đập. Bọn lính thường đứng nh́n vào trong qua các cửa sổ bên hông nhà. ở mỗi cửa ra vào, có hai lính gác, một ở bên trái, một ở bên phải. Thời gian gác ngắn, chỉ hai giờ nhưng họ không bao giờ ngồi, cũng không đeo súng lên vai: khẩu mút-cơ-tông t́ vào cánh tay trái, luôn sẵn sàng nhả đạn.

Tù nhân quyết định đánh bài poker, từng nhóm năm người một. Không đánh bài Marseillaise, cũng không chơi những thứ bài ăn lớn v́ như thế quá ồn ào. Marquetti đang kéo một bài sonate của Beethoven cũng bị ngăn lại.

- Không được chơi thứ nhạc ấy nữa, lính chúng tôi đang có tang. Một không khí căng thẳng khác thường đè nặng không phải chỉ trên trại giam mà trên toàn trại. Không có cà phê, không có xúp. Buổi chiều chỉ có một mẩu bánh ḿ, trưa thịt hộp, chiều thịt hộp, bốn người một hộp. V́ các thứ đồ lề của chúng tôi không bị phá hủy, nên chúng tôi có cà phê và thực phẩm: bơ, dầu, bột ḿ, v.v.... Các nhà khác không c̣n ǵ. Khi chúng tôi đun nước pha cà phê và khói ở trong nhà xí bay ra, một tên cảnh binh bắt tắt lửa đi. Người đun nước là một tù nhân thuộc giới giang hồ trở về già, người Marseille, tên là Niston, thường pha cà phê để bán.

Lăo đă trả lời lính gác một cách xấc xược:

- Anh có muốn tắt lửa th́ vào mà tắt lấy đi.

Thế là tên lính bắn qua cửa sổ mấy phát súng. Cà phê và lửa đành biến vội. Niston bị trúng đạn vào chân. Mọi người đều cảm thấy quá căng và tưởng lính bắt đầu bắn chúng tôi nên ai nấy liền nằm sấp xuống đất.

Chỉ huy phiên gác vào giờ đó lại vẫn là Filissari. Y chạy như điên đến, theo sau có bốn lính. Người lính vừa bắn xong, gốc vùng Auvergne, đang tŕnh bày sự việc xảy ra. Filissari chửi anh ta bằng tiếng Corse, c̣n anh nọ không nghe được ǵ, chỉ biết nói:

- Tôi không hiểu ǵ cả.

Chúng tôi lại lên vơng ngồi. Chân Niston bị chảy máu.

- Đứng nói là tôi bị thương. Chúng nó sẽ khử tôi luôn ở ngoài đó mất.

Filissari đến gần cửa sắt. Marquetti nói ǵ với y bằng tiếng Corse.

- Cứ làm cà phê, chuyện này sẽ không xảy ra nữa. Nói xong y bỏ đi.

May cho Niston là viên đạn không nằm trong chân: gặp đoạn cơ bắp, nó ra ở phía nửa chân bên kia. Bọn tôi buộc ga rô cho lăo, máu ngưng chảy và sau đó lăo được băng bó với nước giấm.

- Papillon, ra đây - Lúc bấy giờ đă tám giờ rồi: bên ngoài trời tối đen..

Tôi không biết mặt người lính đă gọi tôi, có thế đấy là một người gốc Bretagne.

- Tại sao tôi lại phải ra ngoài vào giờ này? Tôi chẳng có việc ǵ ở ngoài ấy cả.

- Thiếu tá muốn gặp anh.

- Bảo ông ta đến đây. Tôi không ra đâu.

- Anh từ chối không đi hả?

- Phải, tôi từ chối không đi đấy.

Các bạn tôi vây thành một ṿng quanh tôi. Người gác nói qua cánh cửa vẫn đóng kín. Marquetti ra cửa nói:

- Chúng tôi không để Papillon ra khỏi đây nếu không có thiếu tá.

- Th́ chính ông ta cho kiếm Papillon đấy mà.

- Vậy th́ bảo ông ấy cứ lại đây.

Mót giờ sau. hai tên lính trẻ đến trước cứa pḥng có tên A-rập giúp việc ở nhà thiếu tá đi theo. Tên này đă cứu ông và ngăn chặn được cuộc nổi loạn.

- Papillon ơi, tôi là Mohammed đây. Tôi đến t́m anh, thiếu tá muốn gặp anh, ông ấy không thể đến đây được

Marquetti nói với tôi:

- Papi này, thằng cha ấy mang súng mút-cơ-tông đấy

Tôi ra khỏi ṿng người do các bạn tôi quây thành và lại gần cửa. Quả thật Mohammed đang cầm trong tay một khẩu súng trường. Một tên tù khổ sai lại được chính thức mang súng trường? Chuyện khó tin lại có thật.

- Đi thôi, tên A-rập nói. Tôi đến đây để cùng đi theo anh và để bảo vệ anh, nếu cần.

- Nhưng tôi không tin là cần.

Tôi ra ngoài, Mohammed đi cạnh tôi, có hai tên lính đi theo sau. Tôi đến sở chỉ huy. Đi ngang qua vọng gác ở ngoài cổng trại. Filissari nói với tôi:

- Papillon, tôi mong anh không có ǵ phải phàn nàn về tôi đấy.

- Riêng tôi th́ không có ǵ, trong pḥng giam tù nguy hiểm cũng không ai có ǵ phàn nàn về ông. C̣n ở chỗ khác th́ tôi không biết.

Chúng tôi đi xuống nhà thiếu tá. Căn nhà và bến tàu được thắp đèn đất cốt tỏa ánh sáng ra xung quanh nhưng chẳng được bao nhiêu. Trong khi đi đường. Mohammed đưa cho tôi một bao thuốc lá Gauloises.

Khi bước vào gian pḥng được hai cây đèn đất chiếu sáng, tôi thấy có thiếu tá chỉ huy đảo Royale, viên chỉ huy phó của ông ta, thiếu tá chỉ huy Saint-Joseph, viên chỉ huy và viên chỉ huy phó của nhà lao cấm cố trên đảo Saint-Joseph.

Bên ngoài tôi thấy bốn tên A-rập, và có bốn cảnh binh giám sát. Tôi nhận ra hai tên thuộc toán cỏ-vê hữu quan.

- Papillon đến rồi ạ - Tên A-rập nói.

- Chào anh, Papillon, - thiếu tá trại trưởng Saint- Joseph nói.

- Chào ông.

- Anh ngồi xuống ghế này.

Tôi ngồi đối mặt với tất cả mọi người. Cửa pḥng để mở, trông vào bếp, tôi thấy bà mẹ đỡ đầu Lisette giơ tay thân mật chào tôi.

- Papillon này, - thiếu tá trại trường Royale nói, anh được thiếu tá Dutain coi là người có thể tin cậy được Anh đă chuộc tội bằng cách cố cứu sống đứa con đỡ đầu của bà ấy. Tôi th́ chỉ biết anh qua những báo cáo chính thức, coi anh là một tù nhân nguy hiểm về mọi mặt. Tôi muốn bỏ qua các báo cáo ấy và tin vào ông Dutain đồng sự của tôi. Chắc chắn rồi sẽ có một phái bộ đến đây để điều tra, và các tù nhân các loại ai cũng phải khai ra những điều ǵ ḿnh biết. Chắc chắn là anh và một vài người nữa, có uy tín lớn đối với các tù nhân, và họ sẽ răm rắp nghe lời anh. Chúng tôi muốn biết ư kiến anh về cuộc nổi loạn và cả những điều mà anh đă ít nhiều thấy trước là những người trong khối anh, rồi sau đó là những người khác, có thể khai ra.

- Tôi không có ǵ để khai ra cả, cũng không có bổn phận gây ảnh hưởng ǵ đối với lời khai của những người khác Nếu có một phải bộ đến để điều tra thật sự, th́ trong t́nh h́nh hiện nay, các ông sẽ bị cách chức hết.

- Anh nói ǵ lạ vậy, Papillon? Tôi và các đồng sự của tôi ở Saint-Joseph đă ngăn chặn được cuộc nổi loạn kia mà!

- Có lẽ riêng ông, ông sẽ thoát được, nhưng các ông chỉ huy ở Royale th́ không thoát được đâu.

- Anh hăy nói cho rơ đi nào. - Hai viên chỉ huy ở đảo Royale đứng lên rồi lại ngồi xuống.

- Nếu các ông cứ chính thức nói là có cuộc nổi loạn, các ông đều sẽ lănh đủ. Nếu các ông chịu chấp nhận các điều kiện của tôi, tôi sẽ cứu tất cả các ông trừ Filissari.

- Điều kiện ǵ?.

- Thứ nhất, sinh hoạt ở đây phải trở lại nếp b́nh thường ngay lập tức, bắt đầu từ ngày mai. Chỉ khi nào chúng tôi nói chuyện được với nhau b́nh thường, chúng tôi mới tác động được vào mọi người về những điều phải khai với ban thanh tra. Có đúng không nào?

- Đúng - Dutain nói. - Nhưng tại sao lại phải cứu chúng tôi?

- Bởi v́ từ đảo Royale, các ông không phải chỉ huy đảo Royale mà chỉ huy cả ba đảo nữa.

- Đúng.

- Và các ông đă dược Girasolo báo cáo là có một cuộc nổi loạn đang được âm mưu chuẩn bị. Cầm đầu là Hautin và Arnau chứ ǵ.

- Cả Carbonieri nữa, tên lính gác nói.

Không, điều đó là sai. Girasolo có thù riêng với Carbonieri từ khi c̣n ở Marseille. Nó đă tố giác thêm anh ta một cách vô căn cứ. Nhưng các ông có tin là có nổi loạn đâu. Tại sao vậy? V́ hắn nói là cuộc nổi loạn này nhằm mục đích giết đàn bà, trẻ con, bọn A-rập và các cảnh binh. Điều đó có vẻ khó tin. Mặt khác, ở Royale có tám trăm người mà chỉ có hai chiếc sà-lúp, c̣n ở Saint-Joseph có sáu trăm người mà chỉ có một chiếc sà-lúp. Không một người chín chắn nào lại đi chấp thuận một mưu đồ như thế.

- Làm sao anh biết được tất cả những điều đó?

- Đấy là việc của tôi. Nhưng nếu các ông cứ nói măi về cuộc nổi loạn, dù cho các ông có thủ tiêu tôi đi, và nhất là khi các ông làm thế thật, th́ tất cả những điều ấy sẽ lộ rơ và sẽ được chứng minh rành rọt. Do đó trách nhiệm sẽ thuộc về đảo Royale, đă chuyển những người kia đi Saint-Joseph, lại không tách rời họ ra. Quyết định hợp lư duy nhất - cho nên nếu cuộc điều tra thấy được th́ các ông sẽ không tránh khỏi những h́nh thức kỷ luật nặng nề đấy - là đưa người này đến đảo Quỷ, người kia đến Saint-Joseph. Nhưng tôi vẫn thừa nhận là khó có thể tin được câu chuyện đó do lũ điên rồ ấy bày ra được. Tôi nhấn mạnh là nếu các ông nói đến nổi loạn, các ông sẽ sa lầy đấy. Vậy nếu các ông chấp nhận điều kiện của tôi, th́ thứ nhất là, như tôi đă nói, mọi việc phải trở lại b́nh thường ngay từ ngày mai; thứ hai, tất cả những ai bị nhốt vào xà lim v́ t́nh nghi có âm mưu nổi loạn phải được thả ngay - cũng không được tra hỏi những người đó về phần đồng lơa của họ trong cuộc nổi loạn, bởi v́ không làm ǵ có nổi loạn; thứ ba là ngay bây giờ, Filissari phải được đưa tức khắc về đảo Royale trước hết để đảm bảo an toàn cho chính ông ta: bởi v́ một khi không hề có nổi loạn th́ làm thế nào biện bạch được việc giết chết ba người kia? Sau nữa v́ ông ta là một kẻ giết người ti tiện, và khi sự việc xảy ra ông ta đă hành động trong một tâm trạng sợ hăi đến cùng cực: ông ta toan giết chết tất cả mọi người, kể cả chúng tôi ở trong pḥng giam. Nếu các ông chấp nhận những điều kiện đó, tôi sẽ thu xếp để tất cả mọi người đều phát biểu là Arnaud, Hautin và Marcean đă hành động với mục đích làm sao gây ra thật nhiều tai họa trước khi chết. Những ǵ họ làm không thể lường trước được. Họ không có ṭng phạm, không hề tâm sự với ai. Theo nhận xét của toàn thể phạm nhân, dó là những kẻ đă quyết định tự vẫn bằng cách ấy, giết càng nhiều người càng tốt, trước khi họ bị giết: mục đích của họ là làm sao khiêu khích cho lính bắn vào họ. Nếu các ông ai muốn, tôi xin vào trong bếp để các ông bàn luận và trả lời cho tôi sau.

Tôi đi vào bếp và đóng cửa lại. Bà Dutain bắt tay tôi và đưa cà phê với cả rượu cô nhắc chó chúng tôi uống. Tên A-rập Mohammed nói: Anh không nói ǵ cho tôi à?

- Đó là việc của ông thiếu tá. Một khi ông ấy đă giao súng cho cậu, tức là ông ấy định tha tội cho cậu đấy

Bà mẹ đỡ đầu của Lisette nhẹ nhàng nói với tôi:

- Các ông ở đảo Royale lần này th́ lănh đủ nhé. Tất nhiên rồi, thừa nhận có cuộc nổi loạn ở Saint- Joseph mà ai cũng bắt buộc phải biết rơ, trừ ông chồng bà, đối với họ dễ quá.

- Papillon này, tôi nghe được hết và tôi hiểu ngay là anh muốn làm điều tốt cho chúng tôi.

- Đúng vậy, thưa bà Dutain.

Cửa mở ra và một lính vào gọi.

- Papillon, qua đây.

- Anh ngồi xuống đi, - thiếu tá chỉ huy đảo Royale nói. - Sau khi bàn luận với nhau, chúng tôi nhất trí kết luận là anh nói đúng: không hề có nổi loạn. Ba tù nhân đó đă quyết định tự vẫn và trước khi chết, họ cố giết được càng nhiều người càng tốt. Vậy là mai mọi việc hàng ngày sẽ lại như cũ. Ngay đêm nay, ông Filissari sẽ được chuyển về đảo Royale. Giải quyết trường hợp của ông ta là việc của chúng tôi, nên chúng tôi cũng không yêu cầu anh cộng tác với chúng tôi. Chúng tôi trong vấn đề này chỉ mong anh giữ lời hứa.

- Các ông cứ tin ở tôi. Xin chào các ông.

- Mohammed và hai ông giám thị hăy đưa Papillon về pḥng. Và mời ông Filissari vào đây. Ông ta sẽ đi với chúng tôi về đảo Royale ngay.

Trên đường về, tôi nói với Mọhammed rằng tôi hy vọng là anh ta sẽ được thả. Anh ta cảm ơn tôi.

- Bọn chỉ huy muốn cậu làm ǵ thế?

Trong cảnh im lặng hoàn toàn, tôi kể lại rơ ràng và tỉ mỉ từng câu một, những ǵ đă xảy ra.

- Nếu có ai không đồng ư hay có ǵ chỉ trích những ǵ tôi đă nhân danh tất cả mà thỏa thuận với các cấp chỉ huy ở đây, xin cứ nói ra.

- Tất cả đều nhất trí tán thành.

- Cậu cho rằng họ tin là không c̣n ai liên quan đến vụ này sao?

- Không đâu, nhưng nếu họ không muốn bị cách chức th́ họ bắt buộc phải tin như vậy. Cả chúng ta nữa, nếu chúng ta không muốn gặp chuyện rắc rối, chúng ta cũng phải tin như vậy.

Bảy giờ sáng hôm nay, tất cả các tù nhân bị giam ở xà lim đều được thả về chỗ cũ. Có trên một trăm hai mươi người. Chưa ai đi làm nhưng tất cả các pḥng giam đều được mở cửa và ngoài sân đầy những tù nhân được tự do hút thuốc, thoải mái chuyện tṛ, ngồi ngoài nắng hay trong bóng râm. Niston đă được đưa đi bệnh viện. Carbonieri cho tôi biết là có những tấm b́a ghi hàng chừ: “T́nh nghi tham gia vào vụ nổi loạn” được treo trước cửa ít ra từ tám mươi đến một trăm xà-lim.

Lúc này đây, được tập trung đông đủ, chúng tôi mới biết rơ sự thật. Filissari chỉ giết có một người, những người khác bị hai tên lính trẻ giết, hai tên này bị mấy phạm nhân giết, trong bước đường cùng: tưởng ḿnh sắp bị giết, các phạm nhân này đă cầm dao lao bừa vào lính, cố giết lấy một người trước khi chết. Thế là một vụ nổi loạn thật sự may sao đă phá sản ngay từ đầu để trở thành một cuộc tự vẫn kỳ quặc của ba tù nhân khổ sai: đấy là luận đề h́nh thức được mọi người, cả ban Quản trị lẫn tù nhân, công nhận. C̣n lại là truyền thuyết hay chuyện thật, tôi không biết nói thế nào cho chính xác.

H́nh như việc mai táng ba người bị giết ở trại cùng với Hautin và Marceau được tiến hành như sau: v́ chỉ có một cỗ quan tài có rănh trượt để thả các thi hài xuống biển, nên bọn lính đặt tất cả các xác chết xuống ḷng thuyền rồi cả năm cái xác được ném bằng tay xuống cho cá mập. Khi tiến hành việc liệng xác, họ tính rằng, trong lúc những thi thể ném xuống trước đang bị cá mập cắn xé th́ những thi thể ném sau đă được buộc đá vào chân có đủ thời gian ch́m sâu xuống nước. Tôi được nghe kể lại rằng không có cái xác nào ch́m xuống nước cả, và cả năm cái xác đó, được liệm vải trắng vào lúc chập choạng tối, đă nhảy múa như những con rối thật sự, được miệng và đuôi lũ cá mập đưa đẩy trong một bữa tiệc thịnh soạn xứng với Nabuchodonozor. Cảnh tượng hăi hùng đó đă làm cho đám tù chèo thuyền và đám lính gác hốt hoảng tháo lui

Một ban thanh tra đă tới, ở lại gần năm ngày trên đảo Saint-Joseph, và hai ngày trên đảo Royale. Tôi không bị tra hỏi riêng mà cũng chỉ như mọi người. Qua thiếu tá Dutain, tôi biết là mọi việc đều êm thấm. Filissari được nghỉ phép chờ ngày về hưu, như vậy là lăo ta sẽ không trở lại đảo này nữa. Mohammed được ân xá hoàn toàn, và thiếu tá Dutain được gắn thêm một lon.

V́ thế nào cũng có những kẻ không được vừa ḷng nên hôm qua, một tù nhân người Bordeaux đă hỏi tôi:

- Giúp đỡ cho bọn coi tù như vậy, phỏng chúng ta có được xơ múi ǵ?

Tôi nh́n thẳng vào y:

- Chẳng được ǵ mấy: chỉ có độ năm, sáu chục tù không bị giam vào ngục cấm cố về tội ṭng phạm, cậu thấy thế là không có ǵ hả?

May mắn là cơn giông tố đó đă dịu dần. Một sự thỏa thuận ngầm giữa cai tù và tù đă hoàn toàn vô hiệu hóa ban thanh tra trứ danh nọ, mà có lẽ chính ban thanh tra cũng chỉ mong sao mọi việc được ổn thỏa cho rồi.

Về phần tôi, tôi chẳng được ǵ cũng chẳng mất ǵ nếu không nói đến sự biết ơn của các bạn tôi đă không phải chịu đựng một kỷ luật khắt khe hơn. Trái lại, lao dịch kéo đá đă được băi bỏ. Đó là một lao dịch kinh khủng. Bây giờ trâu kéo đá, tù nhân chỉ xếp đá vào chỗ đă định. Carbonieri được trả về ḷ bánh ḿ. Tôi t́m cách trở về đảo Royale. ở đây th́ không có công xưởng nên không thể đóng bè được.

Việc Pétain lên cầm quyền ở Pháp làm quan hệ giữa tù nhân và giám thị nặng nề thêm. Tất cả các nhân viên thuộc chính quyền đều lớn tiếng tuyên bố theo phải Pétain, và có một lính gác người Normandie đă nói với tôi:

- Cậu có muốn nghe tôi nói với cậu điều này không, Papillon? Tôi chưa bao giờ theo phải Cộng ḥa cả. ở đảo, không ai có máy thu thanh và không ai biết được tin tức ǵ. Ngoài ra, lại có tin đồn là chúng tôi tiếp tế cho tàu ngầm Đức ở Martinique và Guadeloupe. Thật không sao hiểu nổi. Luôn luôn nổ ra những cuộc tranh luận.

- Mẹ kiếp! Cậu có muốn tớ nói cho cậu biết không, Papi? Bây giờ mới là lúc nổi loạn, để trao các đảo cho nước Pháp của De Gaulle.

- Cậu cho là ông Charlot cao kều ấy cần nơi giam tù khổ sài à? Để làm ǵ?

- Th́ để có được hai ba ngàn quân chứ c̣n sao?

- Những thằng hủi, những thằng ngớ ngẩn, lao phổi, kiết lỵ hả? Cậu không đùa đấy chứ? Ông ta không ngốc đến nỗi phải ôm lấy lũ tù khổ sai đau.

- Thế hai ngàn tù c̣n khỏe mạnh th́ sao?

Đấy lại là chuyện khác. Đúng là người, nhưng không phải là những người có khả năng cầm súng. Cậu tưởng chiến tranh giống như đi ăn cướp đấy hả? Ăn cướp chỉ mười lăm phút là xong, chiến tranh kéo dài hàng năm. Muốn trở thành một chiến sĩ tốt, phải có ḷng tin của người yêu nước. Cậu có tin hay không mặc cậu, tớ không muốn ở đây có lấy một thằng nào dám hy sinh thân ḿnh cho nước Pháp.

- Hy sinh làm quái ǵ, sau khi nước Pháp đă đối xử với chúng ta như thế này?

- Cậu đă thấy tớ nói có lư chưa? May mà ông Charlot cao kều đă có những người khác các cậu để tiến hành chiến tranh. Nhưng cũng phải nhớ là bọn Đức khốn nạn đang ở trên đất nước chúng ta! Lại có những thằng Pháp đi với tụi chúng nữa. Tất cả quan và lính ở đây, không trừ ai, đều nói là chúng ủng hộ Pétain.

Bá tước Bérac nói: “Giá có thể liều thân đánh nhau với Đức th́ đó cũng là một cách để chúng ta chuộc tội”.

Thế là sinh ra cái hiện tượng sau đây: trước kia chưa có tù nhân nào nói đến việc chuộc tội. Thế mà bây giờ tất cả mọi người, từ dân giang hồ đến dân trưởng giả, tất cả các phạm nhân khổ sai khốn khổ ấy đều thấy lóe lên một tia hy vọng.

- Thế để được gia nhập vào hàng ngũ của De Gaulle, chúng ḿnh sẽ nổi loạn chứ hả Papillon?

- Đáng tiếc là tớ chẳng cần phải chuộc tội đối với bất cứ ai cả. Tớ ngồi xổm lên cái công lư của nước Pháp với cái mục “phục hồi nhân phẩm” của nó. Tớ sẽ tự tay ḿnh chứng minh là tớ đă “phục hồi nhân phẩm” rồi. Nhiệm vụ của tớ là vượt ngục, để khi được tự do, sẽ trở thành một người b́nh thường, sống trong xă hội mà không gây nguy hại ǵ cho xă hội đó. Tớ không tin rằng một con người có thể chứng minh một cái ǵ khác bằng một cách ǵ khác được. Tớ sẵn sàng tham gia bất cứ hành động nào để đạt mục đích vượt ngục. Trao quần đảo này cho ông Charlot cao kều không phải là việc của tớ, và tớ chắc rằng ông ta cũng chẳng thiết. Vả lại nếu ta làm như vậy, cậu có biết những thằng cha ngồi trên chóp bu sẽ nói ǵ không? Rằng chúng ḿnh chiếm đảo để được tự do, chứ không phải để làm một nghĩa cử v́ nước Pháp tự do. Mà cậu nào có biết ai đúng, ai sai. De Gaulle hay Pétain? Tớ th́ tớ chẳng biết cái cóc khô ǵ cả. Đất nước bị chiếm đóng, tớ cũng đau khổ như mọi người dân thường, tớ nghĩ đến những người thân của tớ, đến bố mẹ, đến các chị em tớ, đến các cháu tớ.

- Chúng ta lo lắng như vậy cho cái xă hội chẳng thương xót ǵ chúng ta ấy làm quái ǵ nhỉ.

- Điều ấy cũng là b́nh thường, v́ bọn cảnh sát và bộ máy luật pháp của nước Pháp, bọn hiến binh, bọn cảnh sát, chúng không phải là nước Pháp. Đấy là cả một tầng lớp riêng biệt, gồm những kẻ tâm địa hoàn toàn méo mó. Bây giờ có biết bao nhiêu kẻ như thế sẵn sàng trở thành đầy tớ cho bọn Đức? Tớ cá với cậu là cảnh sát Pháp đang bắt bớ đồng bào của chúng để giao cho bọn cầm quyền Đức. Thôi nhé. Tớ đă nói và tớ nhắc lại rằng tớ không tham gia vào một cuộc nổi loạn, với bất cứ lư do ǵ. Trừ phi là để vượt ngục, nhưng cũng c̣n phải xem vượt ngục như thế nào đă.

Những cuộc tranh căi rất gay gắt đă nổ ra giữa các phe phái trong trại. Kẻ ủng hộ De Gaulle, kẻ ủng hộ Pétain. Thật ra chẳng ai hiểu ǵ cả, v́ như tôi đă nói, cả giám thị lẫn tù nhân, không ai có cái máy thu thanh nào. Tin tức có được đều do các tàu đi ngang qua đem đến cho chúng tôi một ít bột ḿ, rau khô và gạo. Đối với chúng tôi, chiến tranh đứng từ xa như vậy mà nh́n, thật khó hiểu.

Nghe đâu như có một người đến Saint-Laurent- du-Maroni để tuyển mộ lính cho lực lượng tự do. Tù nhân chẳng biết ǵ hết, chỉ biết một điều là bọn Đức đóng khắp nước Pháp.

Có một sự kiện vui vui: một linh mục đến đảo Royale có thuyết giảng sau khi làm lễ. Ông ta nói:

- “Nếu các đảo bị tấn công, các anh sẽ được phát súng để giúp các giám thị báo vệ đất đai của nước Pháp” Chuyện thật mười mươi đấy. Ông cha ấy ngộ nghĩnh thật, và không biết ông ta hiểu về chúng tôi ra thế nào mà lại đi thuyết giảng như vậy được. Chắc ông ta đánh giá trí khôn của chúng tôi chẳng cao chút nào. Kêu gọi tù nhân đi bảo vệ nhà giam của họ. Thật là chuyện kỳ quặc khó nghe nổi.

Đối với chúng tôi, chiến tranh có nghĩa là: người gác tăng gấp đôi từ lính quèn đến chỉ huy trưởng và chánh giám thị; rất nhiều thanh tra, một số thanh tra nói giọng Đức hay giọng Alsace rất rơ; rất ít bánh ḿ: chỉ c̣n bốn trăm gam; rất ít thịt.

Chỉ có một thứ được tăng là giá biểu phải trả cho một cuộc vượt ngục thất bại: tử h́nh. V́ thêm vào bản án về tội vượt ngục là: “mưu toan chạy sang hàng ngũ những kẻ thù của nước Pháp”.

Tôi ở đảo Royale đă được bốn tháng nay. Tôi đă có một người bạn lớn là bác sĩ Germain Guibert. Vợ bác sĩ, một người đàn bà khác thường, đă nhờ tôi trồng cho bà một vườn rau để giúp bà sống được trong cái chế độ ăn uống hạn chế này. Tôi đă trồng trong vườn của bà nào rau xà lách, nào cải củ, đậu đũa, nào cà chua, và cà tím. Bà rất khoái và coi tôi như một người bạn tốt

Ông bác sĩ này không bao giờ bắt tay một viên giám thị, bất kể ở cấp bực nào, nhưng lại thường bắt tay tôi và một vài tù nhân khác mà ông đă biết rơ và đem ḷng quư trọng.

Sau này, khi được tự do, tôi đă liên hệ lại với bác sĩ Germain Guibert qua bác sĩ Rosenberg. Ông đă gởi cho tôi một tấm h́nh ông chụp cùng với vợ trên bến Canebière ở Marseille. Ông đă chết ở Đông Dương v́ cố cứu một thương binh rơi lại phía sau. Ông là một con người phi thường và vợ ông cũng tương xứng với ông. Năm 1976, khi về Pháp, tôi định đến thăm bà. Sau tôi lại thôi v́ bà đă không viết thư cho tôi sau khi bà cho tôi một giấy chứng nhận mà tôi cần xin bà. Từ đó,tôi không được tin tức ǵ của bà nữa. Tôi không biết lư do của sự im lặng này, nhưng trong đáy ḷng tôi vẫn giữ măi một mềm tri ân sâu sắc đối với cả hai ông bà về cách họ đối xử với tôi trong gia đ́nh họ ở Royale.

Vài tháng sau, tôi đă có thể trở về đảo Royal rồi.

9. Đảo Saint Joseph

Cái chết của Carbonieri

Ngày hôm qua, Matthieu Carbonieri bạn tôi đă bị một nhát dao trúng tim. Vụ giết người đă kéo theo một loạt những vụ giết người khác. Anh ta đang tắm trần truồng ở xưởng giặt, và khi bị đao đâm, mặt c̣n đầy xà pḥng. Khi đang tắm gương sen, chúng tôi có thói quen mở sẵn dao và dấu dưới quần áo, để kịp thời lấy được ngay nếu có người nào vẫn được coi là kẻ thù của ḿnh bất thần ập đến. V́ lần này không làm như vậy nên anh đă thiệt mạng, kẻ giết bạn tôi là một tên Armeni, suốt đời làm mướn.

Được thiếu tá cho phép, và có một người phụ giúp tôi đưa xác anh xuống tận bến. Anh ta nặng kư nên khi xuống đốc, tôi phải nghỉ ba lần. Tôi buộc vào chân anh ta một tảng đá to và chẳng bằng một sợi dây thép thay cho sợi dây thừng thường lệ. Làm như vậy, cá mập không thể cắn đứt dây được và xác anh sẽ ch́m xuống đáy mà không bị chúng ăn.

Chuông nhà thờ vang lên khi chúng tôi đến bến tàu. Đă sáu giờ chiều. Mặt trời lặn ở cuối chân trời. Chúng tôi lên ca nô. Trong cái ḥm thường ngày, được dùng cho tất cả mọi người, nắp đă được đậy lại Matthieu nằm yên trong giấc ngủ vĩnh viễn. Với anh ta thế là hết.

“Chèo đi nào”, - viên cảnh binh cầm lái nói. Chưa đầy mười phút, chúng tôi đă tới ḍng lạch chảy giữa hai đảo Royale và Saint-Joseph. Tự nhiên, tôi thấy cổ nghẹn lại. Cả chục cái vây cá mập nhô lên khỏi mặt nước, quay ṿng rất nhanh trong một khoảng chật hẹp chưa tới bốn trăm mét. Bọn cá ăn thịt tù đây. Chúng đến thật đúng giờ hẹn và điểm hẹn chính xác. Cầu trời cho chúng không đớp kịp bạn tôi. Các mái chèo đă được dựng đứng, để chào vĩnh biệt. Cái quan tài đă được nâng lên. Thi hài của Matthieu, liệm trong mấy cái bao bột ḿ, bị sức nặng của tảng đá lớn lôi theo, đă trượt nhanh xuống biển.

Kinh khủng quá! Cái thi hài vừa rơi xuống nước, tôi tưởng nó ch́m nghỉm th́ nó lai bị dội lên mặt nước do bảy, mười hay hai mươi con cá mập - ai biết được, nâng bổng lên. Trước khi chiếc thuyền quay mũi, những bao bột ḿ liệm xác đă bị rách tan nát và một điều không sao hiểu được đă xảy ra. Matthieu đứng thẳng trên mặt nước chừng hai, ba giây. Cánh tay phải đă mất. Nứa thân người anh tiến thẳng về phía thuyền rồi bị một cái xoáy rất mạnh hút xuống, anh đă biến mất. Lũ cá mập lao vun vút ở phía dưới va phải đáy thuyền, làm một người mất thăng bằng suưt ngă xuống nước.

Tôi bước chậm chạp đi từ bến về trại. Không ai đi theo tôi. Tôi mang cái cáng trên vai và tới quăng bằng nơi con Brutus tấn công con Danton dạo nọ. Tôi dừng lại và ngồi xuống. Trời đă tối, nhưng bấy giờ môi có bảy giờ. Về phía Tây, bầu trời c̣n le lói vài tia sáng nhạt của vầng dương đă khuất dưới chân trời. C̣n lại là một màu đen tối, chỉ thỉ thoảng mới có ánh đèn pha của đảo quét thành một đường sáng. Ḷng tôi nặng chĩu. Rơ khỉ! Mày đă muốn xem đám ma, lại là đám ma bạn mày nữa! Th́ mày đă được xem, lại được xem kỹ nữa c̣n ǵ! Có cả tiếng chuông tiếng chiếc đầy đủ lệ bộ: mọi thứ! Mày đă được hài ḷng rồi chứ? Cái tật ṭ ṃ bệnh hoạn của mày được thỏa măn rồi c̣n ǵ? Bây giờ c̣n cái việc thanh toán thằng khốn đă giết bạn mày vào lúc nào? Đêm nay. Tại sao lại đêm nay? Chưa được đâu. Hăy c̣n sớm quá, thằng cha chắc hẳn đang thủ thế đề pḥng hết mức. Nhóm của hắn có đến mười thằng. Tôi không thể để cho ḿnh mắc bẫy, tự dẫn xác đến cho chúng hạ thủ. Nhưng cũng không thể để cho chúng tranh thủ đánh phủ đầu trước được. Thử tính xem tôi có thể có bao nhiêu người trợ thủ nào? Có bốn người, kể cả tôi là năm. Được! Phải thanh toán nó và nếu có thể, tôi sẽ xin chuyển sang đảo Quỷ. Tại đấy, không cần bè, không cần chuẩn bị ǵ cả; chỉ hai bao dừa khô, là tôi lao xuống biển được rồi. Khoảng cách đến bờ biển tương đối gần, bốn mươi ki-lô-mét theo đường chim bay. Tính thêm sóng gió và nước thủy triều, cho là một trăm hai mươi ki~lô-mét đi. C̣n lại là vấn đề chịu đựng được hay không. Tôi c̣n khỏe, và hai ngày cưỡi lên túi dừa, lênh đênh trên biển chắc tôi sẽ chịu được.

Tôi nhấc cáng và lên đường về trai. Đến cửa, tôi bị lục soát, một việc khác thường. Chưa bao giờ tôi bị như vậy. Tên lính gác đoạt con dao của tôi.

- Ông muốn tôi bị giết hả? Tại sao ông lại lấy dao của tôi? Ông có biết làm như vậy là ông giết tôi không? Tôi mà chết là tội ông đấy.

Không ai trả lời tôi, từ lính gác đến bọn A rập giữ ch́a khóa. Họ mở cửa và tôi bước vào pḥng: “Sao tối ṃ thế này? Mọi ngày có ba cái đèn, sao hôm nay lại chỉ có một?

Grandet kéo tay áo tôi.

- Papi lại đây.

Căn pḥng không ồn ào lắm. H́nh như có việc ǵ nghiêm trọng sắp xảy ra hoặc đă xảy ra.

- Tôi bị tước mất dao rồi. Bọn nó khám tôi lấy luôn.

- Dêm nay cậu không cần đến nó.

- Sao vậy?

- Thằng Armeni và bạn nó đă ở trong nhà tiêu.

- Chúng làm ǵ ở trong ấy?

- Chúng chết rồi.

- Ai giết chúng?

- Tớ

- Mau nhỉ. C̣n những đứa khác th́ sao?

Trong nhóm chúng c̣n bốn đứa. Paulo đă hứa danh dự với tớ là chúng sẽ không làm ǵ, chúng chờ gặp cậu để hỏi xem cậu có bằng ̣ng cho chuyện này chấm dứt ở đây không.

- Đưa cho tớ con dao.

- Đây cầm lấy dao của tớ. Ra nói chuyện với bọn đó đi, tớ ở lại đây

Tôi tiến lại phía nhóm của họ. Mắt tôi lúc này đă quen dần với bóng tối lờ mờ. Rồi tôi cũng nhận ra nhóm họ. Bọn họ đang đứng túm tụm vào nhau, trước vơng.

- Paulo, anh muốn nói chuyện với tôi phải không? Phải.

- Nói một ḿnh hay có cả các bạn anh? Anh muốn ǵ?

Tôi thận trọng để một khoảng cách một mét rưỡi giữa chúng tôi. Dao đă được mở sẵn, giấu trong cánh tay áo trái, chuôi dao nằm gọn trong ḷng bàn tay tôi.

- Tôi muốn nói, tôi cho rằng bạn của anh thế là đă được trả thù xứng đáng rồi. Anh mất người bạn thân nhất, c̣n chúng tôi mất hai. Theo ư tôi, thế là đủ. Anh nghĩ sao?

- Tôi sẽ xét đề nghị của anh, Paul ạ. Điều ta có thể làm được, nếu các anh đồng ư, là hai nhóm thỏa thuận sẽ không làm ǵ trong ṿng tám ngày. Chịu không?

- Được.

Và tôi rút về.

- Bọn chúng nó nói những ǵ với cậu?

Chúng nó cho là, với cái chết của thằng Armeni và thằng Vô Lô, Matthieu đă được trả thù đủ rồi.

- Không được - Galgani nói.

Garandet không nói ǵ. Jean Castelli và Louis Gravon đồng ư là phải thỏa thuận đ́nh chiến.

- C̣n ư cậu th́ sao Papi?

- Trước hết, ai giết Matthieu? Thằng Armeni phải không? Tôi đă đưa ra một điều thỏa thuận. Tôi đă hứa và bọn kia cũng vậy, là trong ṿng tám ngày, hai bên sẽ không có ai hành động ǵ để hại nhau.

- Cậu không muốn trả thù cho Matthieu hả? Galgani hỏi.

- Bây giờ, Matthieu đă được trả thù rồi, v́ cậu ấy mà hai thằng đă chết. C̣n giết những thằng khác làm ǵ?

- Chúng có biết như vậy không đă chứ? Phải t́m hiểu điều ǵ?

- Xin lỗi và chào tất cả. Tớ cố ngủ một chút đây. ít ra tôi cũng cần được yên tĩnh một ḿnh. Tôi nằm dài trên vơng. Tôi cảm thấy có một bàn tay lướt trên người tôi, nhẹ nhàng rút con dao của tôi. Trong đêm tối, một giọng nói th́ thầm:

- Papi cố ngủ đi, nếu ngủ được cứ yên tâm mà ngủ. Bọn tớ dù thế nào cũng thay nhau canh gác.

Cái chết tàn nhẫn, khốn nạn của bạn tôi là không có lư do chính đáng. Tên Armeni giết anh v́ trong đêm đánh bạc, Matthieu đă bắt nó phải trả ngay một trăm sáu mươi francs. Thằng chó đẻ mất thể diện v́ bị buộc phải bỏ tiền ra trước mặt bốn chục con bạc khác. Bị Matthieu và Gandet kẹp hai bên, nó chỉ có cách tuân lệnh.

Và nó đă giết một cách hèn nhát một tay giang hồ kiểu mẫu, trong sạch và thẳng thắn với giới của ḿnh. Vố này đă làm tôi xúc động mạnh, có một điều làm tôi thỏa măn là bọn giết người chỉ sống được vài giờ sau khi chúng phạm tội ác: cũng chẳng được bao năm. Grandet, khác nào một con hổ, với tốc độ của một nhà vô địch, đă thọc con dao vào cổ từng đứa một, trước khi chúng có th́ giờ thủ thế. Tôi h́nh dung chỗ chúng gục xuống chắc phải ngập ngụa máu. Tôi tự hỏi một cách ngớ ngẩn: “Không biết ai đă kéo xác chúng vào nhà xí?”. Nhưng tôi không nói ra. Mắt nhắm nghiền, tôi h́nh dung thấy những tia sáng cuối cùng của mặt trời đỏ và tím một màu thê thảm đă chiếu sáng cái cảnh rùng rợn này: lũ cá mập đang tranh giành thi thể bạn tôi... Và cái thân trên thẳng đứng, đă cụt một cánh tay, đang tiến về phía ca-nô?... Rơ ràng là tiếng chuông đă gọi lũ cá mập đến, và lũ khốn kiếp ấy biết rằng khi có tiếng chuông là chúng sắp được ăn. Tôi c̣n thấy hàng chục cái vây cá lóe lên một ánh bạc ảm đạm, lượn tới lượn lui như những chiếc tàu ngầm. Chắc phải tới hơn trăm con.. Với Matthieu, với bạn tôi thế là hết! Con đường thôi nát đă đưa anh đến tận cùng.

Chết ở tuổi bốn mươi v́ một nhát dao do một chuyện tầm phào. Tội nghiệp cho bạn tôi. Tôi chịu hết nổi rồi. Không, không được. Không được đâu. Tôi muốn cho lũ cá mập ăn thịt tôi trong khi tôi c̣n sống, liều ḿnh đi t́m tự do, không bị bọc trong mấy cái túi bột ḿ, không bị buộc vào đá, trói vào dây. Và không có một ai chứng kiến lúc đó, dù là tù nhân hay là lính gác. Không có tiếng chuông nhà thờ. Nếu tôibị ăn thịt, th́... chúng sẽ chén tôi lúc tôi c̣n sống, trong khi tôi đang vật lộn với thiên nhiên để tới được đất liền.

Thôi đi. Thôi hẳn đi. Không c̣n những cuộc vượt ngục chuẩn bị qua quá kỹ càng nữa. Từ đảo Quỷ, chỉ cần hai bao tải đựng đầy dừa, rồi phó mặc cho số mạng, nhờ ơn Trời?

Nói cho cùng, đây chỉ là vấn đề chịu đựng của thể xác. Bốn mươi tám giờ hay sáu mươi giờ? Một thời gian ngâm ḿnh trong nước biển lâu như vậy, cộng với sức lực của cơ đùi phải bỏ ra để kẹp chặt lấy các bao tải dừa, đến một lúc nào đó, liệu có làm chân tôi tê cứng lại không? Nếu tôi may mắn đến được đảo Quỷ, tôi sẽ thử. Trước hết phải rời đảo Royale, và đến đảo Quỷ đă. Sau rồi sẽ liệu.

- Cậu ngủ chưa, Papi?

- Chưa.

- Cậu uống cà-phê không?

- Nếu có.

Và tôi ngồi trên vơng, cầm ca cà~phê nóng Grandet đưa cho tôi cùng một điếu Gauloise đă châm sẵn.

- Mấy giờ rồi?

- Một giờ. Tớ bắt đầu gác từ nửa đêm, tớ thấy cậu cứ trằn trọc hoài, tớ biết là cậu không ngủ được.

- Đúng đấy. Matthieu chết làm tôi ngao ngán quá chừng, nhưng việc mai táng cậu ấy chỗ lũ cá mập c̣n làm tôi đau ḷng hơn. Thật là khủng khiếp.

- Tớ không muốn nghe chuyện ấy đâu, Papi ạ. Tưởng tượng cũng thấy được. Lẽ ra cậu không nên đi th́ hơn.

- Trước kia tôi cứ nghĩ câu chuyện về tiếng chuông là bịa đặt. Rồi với dây thép chẳng vào đá, tôi nghĩ là không bao giờ cá mập có thể đớp được cậu ấy khi đang ch́m xuống đáy. Tội nghiệp cho Matthieu, tôi sẽ c̣n nh́n thấy cái cảnh rùng rợn đó măi cho đến chết. C̣n cậu, cậu làm thế nào để khử được thằng Armeni với thằng Vô Lô lẹ vậy?

- Tớ ở phía cuối đảo, đang ghép một cánh cửa cho cửa hàng thịt th́ nghe tin chúng nó giết bạn của ta. Lúc ấy là giữa trưa. Đáng lẽ về trại, tớ lại đến xưởng, lấy cớ cần phải sửa ổ khóa. Tớ đă lồng vào một cái ống dài một thước một con dao găm hai lưỡi. Chuôi dao và ống đều rỗng cả. Năm giờ khi về trại, tớ mang cái ống ấy về. Tên lính gác hỏi để làm ǵ, tớ nói là cái xà treo vơng của tớ bị găy và đem nay tớ sẽ dùng cái ống này để thay tạm. Khi tớ về đến pḥng, trời c̣n sáng, nhưng tớ đă để cái ống đó ở chỗ giặt quần áo. Trước khi điểm danh, tớ mới ra lấy về. Trời bắt đầu tối. Các bạn đứng quanh che cho tớ lồng con dao vào cái ống. Thằng Armeni và thằng Vô Lô đứng tại chỗ trước vơng của chúng. Paulo hơi lùi về sau một chút. Cậu biết là Jean Castelli và Louis Gravon can đảm đấy, nhưng già rồi, cũng không đủ nhanh nhẹn nếu hai bên dàn trận ra đánh nhau. Tớ muốn hành động trước khi cậu trở về để tránh cho cậu khỏi bị dính dáng vào việc này. Với thành tích cũ của cậu, nếu cánh ta bị ǵ, th́ cậu sẽ lănh án tối đa. Jean đứng ở cuối pḥng và đă tắt bớt ngọn đèn ở đấy, Gravon ở đầu pḥng đằng kia cũng làm như vậy. Cả gian pḥng gần như tối ṃ, chỉ có một cây đèn dầu ở chính giữa. Tớ có một cây đèn pin của Dega cho. Jean đi trước, tớ theo sau. Đến ngang chỗ bọn chúng, Jean cầm đèn chiếu thẳng vào mặt chúng. Thằng Armeni bị lóa, đưa tay lên che mắt. Tớ có đủ th́ giờ lao cả ngọn dao vào cổ nó. Đến lượt thằng Vô Lô, cũng bị lóa, nó đă rút dao và chĩa ra phía trước nhưng chẳng biết đâm vào đâu. Tớ cũng lao mạnh đến nỗi con dao xuyên qua cổ sang tận bên kia. Paulo nhào xuống sàn và lăn vào dưới vơng. Jean đă tắt đèn, tớ thôi không đuổi theo Paulo ở dưới vơng, cho nên nó mới thoát chết.

- Ai kéo chúng vào nhà cầu?

- Tớ không biết. Tớ cho là chính bọn cùng nhóm với chúng đă kéo chúng vào đấy để moi hai cái plan dấu trong bụng chúng.

- Chắc phải có đến một ao máu nhỉ?

- Chứ c̣n ǵ nữa. Chúng nó đúng là bị chọc tiết nên máu phải ra đến hết. Tớ nghĩ ra mẹo dùng đèn pin trong khi chuẩn bị cái lao. ở xưởng tớ t́nh cờ trông thấy một tên lính gác thay pin cho cái đèn của nó. Tớ nghĩ ngay đến cái mẹo ấy, liền nhờ Dega kiếm cho một cây đèn pin. Bây giờ th́ chúng tha hồ lục soát. Cây đèn pin và cá con dao găm nữa, đă được một thằng A-rập giữ ch́a khóa lấy trong xưởng mang đến cho Dega. Về phần ấy, không lo bị lộ. Tớ cũng chẳng có ǵ tự trách ḿnh. Bọn chúng giết Martthieu trong khi mắt cậu ấy đầy bọt xà pḥng, c̣n tớ đă giết chúng trong khi mắt chúng đầy ánh đèn pin? Thế là xong nợ. Cậu nghĩ sao, Papi?

- Cậu làm đúng đấy. Tôi không biết phải cảm ơn cậu như thế nào v́ cậu đă hành động mau như vậy để trả thù cho bạn, hơn thế, cậu c̣n nghĩ cách giữ cho tôi được đứng ngoài cuộc trong vụ này.

- Đừng bận tâm đến chuyện ấy. Tớ chỉ làm bổn phận của tớ. Cậu đă chịu đựng nhiều và cậu khát khao được tự do quá đỗi nên tớ phải làm việc ấy.

- Cảm ơn cậu, Grandet ạ. Phải, bây giờ tớ lại càng muốn đi cho thoát hơn bao giờ hết. Vậy cậu hăy giúp đỡ làm sao cho việc này ngưng lại đây nhé. Thắng thắn mà nói, tớ rất ngạc nhiên nếu thằng Armêni, trước khi hành động, đă báo cho nhóm nó biết. Paulo không bao giờ chấp nhận một vụ giết người hèn nhát đến thế đâu. Nó biết rơ những hậu quả sẽ phải chịu.

- Tớ cũng nghĩ vậy. Nhưng Galgani th́ nói là tất cả bọn chúng có tội hết.

- Chờ đến sáu giờ xem việc ǵ sẽ xảy ra. Tôi sẽ không ra ngoài để đổ thùng đâu. Tôi sẽ cáo bệnh để ở lại xem t́nh h́nh diễn biến ra sao.

Năm giờ sáng. Bác Trưởng khối đến chỗ chúng tôi: “Các cậu này, ta có nên gọi vọng gác không nhỉ? Tao vừa thấy hai xác chết trong nhà tiêu. Người tù già bảy mươi tuổi này muốn cả chúng tôi cũng tin rằng từ sáu giờ rưỡi tối qua, giờ hai thằng ấy bị giết, bác ta không biết ǵ cả. Gian pḥng chắc bê bết máu, v́ vũng máu ở đúng giữa lối đi, mọi người đi qua đi lại bắt buộc phải dẫm vào đấy. Grandet cũng trả lời với cái vẻ thơ dại như người tù già:

- Sao, có hai người chết ở trong nhà tiêu à? Từ lúc nào vậy?

- Mày đi mà hỏi xem - ông già nói - Tao ngủ từ sáu giờ. Bảy giờ, tao đi tiểu, tao bị trượt chân ngă suưt vỡ mặt ra. Tao bật máy lửa lên, mới biết là máu và trong nhà tiêu, tao trông thấy hai thằng đó.

- Thôi bác cứ gọi đi, rồi xem sao.

- ối giám thị ơi, giám thị?

- Làm ǵ mà to mồm vậy, lăo già kia. Cháy nhà hẳn?

- Không đâu, sếp ơi, có hai người chết ở nhà xí.

- Bọn bay muốn tao làm ǵ nào? Làm cho chúng sống lại chắc? Bây giờ là năm giờ mười lăm chờ đến sáu giờ hẵng hay. Không được cho ai vào cầu tiêu đấy.

- Ông nói thế không được đâu. Vào giờ này, sắp dậy cả rồi, ai cũng phải đi là, đi đái chứ.

- Được rồi, chờ đấy đă. Để tao đi gọi sếp gác. Ba lính gác, một cai giám thị và ba người nữa đă tới. Tưởng họ vào pḥng giam nhưng không, họ đứng bên ngoài cánh cứa sắt.

- Có hai người chết ở nhà xí hả?

- Thưa sếp, vâng.

- Từ mấy giờ?

- Tôi không biết. Tôi vừa đi đái th́ trông thấy họ.

- Những ai vậy?

- Tôi không biết.

- Vậy th́, lăo gàn này, tôi nói cho lăo biết. Một thằng chét là thằng Armeni, vào xem đi.

- Đúng rồi, đấy là thằng Armeni và thằng Vô Lô. Chờ đến lúc điểm danh thôi.

Rồi cả bọn bỏ đi.

Sáu giờ sáng, chuông reo lần thứ nhất. Cửa được mở và có hai người phát cà-phê đi từ chỗ người này đến chỗ người kia, theo sau là những người phát bánh ḿ.

Sáu giờ rưỡi, là hồi chuông thứ hai. Ngày đă rạng. Và lối đi đầy những vết chân đă dẫm vào máu đêm qua.

Hai viên trại trường đến. Trời đă sáng rơ. Tám giám thị và một bác sĩ cũng đến theo.

- Tất cả cởi hết quần áo, đứng nghiêm trước vơng của ḿnh. Trời đất ơi! Đây đúng là cái ḷ sát sinh. Chỗ nào cũng đầy máu là máu.

Phó trại trưởng vào nhà tiêu trước. Khi trở ra, mặt ông ta trắng bệch. “Đúng là họ bị chọc tiết. Dĩ nhiên, không ai trông thấy hay nghe thấy ǵ, phải không?”.

Im lặng hoàn toàn.

- Ông già, ông là trưởng khối này, hai người kia đă cạn hết máu.

- Xin bác sĩ cho biết họ chết chừng được bao lâu rồi.

- Từ tám đến mười giờ. - bác sĩ nói.

- Thế mà đến tận năm giờ lăo mới thấy họ? Lăo không trông thấy, không nghe thấy ǵ chứ?

- Phải, tôi vốn nặng tai. Tôi nh́n cũng chẳng rơ, hơn nữa tôi đă bảy mươi tuổi, đă bốn mươi năm trong tù. Cho nên, các ông hiểu cho, tôi ngủ. Sáu giờ tôi đă ngủ, v́ mót đi tiểu, tôi mới phải dậy lúc 5 giờ sáng. Cũng may, v́ thường ngày tôi chỉ dậy khi có tiếng chuông.

- Lăo nói đúng, cũng may mà lăo mới nh́n thấy đấy nhỉ, - thiếu tá nói, giọng châm biếm - Ngay với chúng tôi, tất cả mọi người, giám thị cũng như tù, tất cả đều ngủ ngon lành suốt dêm. Ai khiêng cáng đây, đưa hai cái xác này đi, đem tới bệnh viện, để bác sĩ khám nghiệm. C̣n tất cả, đi ra sân, từng người một cứ trần truồng như thế.

Từng đứa chúng tôi đi ngang qua mấy viên chỉ huy và bác sĩ. Tất cả các bộ phận trên thân thể chúng tôi đều dược xem xét tỉ mỉ. Không ai có thương tích, nhiều người bị vấy máu. Họ đều nói là họ trượt chân khi bị vào nhà tiêu. Grandet, Galgani và tôi bị kiểm tra tỉ mỉ hơn mọi người.

- Papillon, chỗ anh nằm dâu? - Họ lục soát đồ đạc của tôi - Con dao của anh đâu?

- Dao của tôi bị ông giám thị tịch thu ngay từ cửa, lúc bảy giờ.

- Phải - người lính nói - Anh ta c̣n làm toáng lên, nói là người ta định giết ḿnh.

- Grandet, dao này của anh hả?.

- Vâng, nó ờ chỗ của tôi, vậy nó là của tôi. Con dao sạch như một đồng xu mới, không có lấy một dấu vết, được xem xét thật kỹ lưỡng.

Bác sĩ từ nhà tiêu trở ra nói:

- Hai người này bị đâm bằng một con dao hai cạnh. Cả hai bị đâm khi đang đứng thẳng. Chẳng làm sao hiểu nổi. Không tù nhân nào chịu để bị người ta giết như giết con thỏ mà không chống cự. Phải có ai ở đây bị thương.

- Nhưng bác sĩ thấy đấy, chẳng ai có lấy một vết xước

- Hai người này có nguy hiểm không?

- Đặc biệt nguy hiểm, bác sĩ ạ. Tên tù người Armeni hẳn là kẻ đă giết Carbonieri ở xưởng giặt chín giờ sáng hôm qua.

- Xếp việc này lại thôi, - thiếu tá nói, - nhưng cứ giữ dao của Grandet lại. Tất cả đi làm hết, trừ người bệnh. - Papillon, anh có báo bệnh không?

- Thưa thiếu tá, có.

- Anh không bỏ phí th́ giờ để trả thù cho bạn nhỉ. Tôi không bị bịp đâu nhé. Đáng tiếc là tôi không nắm được chứng cớ ǵ, và tôi biết là sẽ không bao giờ t́m ra những chứng cớ ấy. Một lần nữa, ai có ǵ cần khai không? Ai có thể giúp chúng tôi có được chút ánh sáng về hai vụ giết người này, tôi hứa là người đó sẽ được ra khỏi trại và đưa về đất liền.

Im lặng hoàn toàn

Cả tổ của thằng Armeni đều báo bệnh. Thấy vậy, Grandet, Galgani, Jean Castelli và Louis Gravon cũng cáo bệnh vào phút cuối cùng. Một trăm hai mươi người ra cả, gian pḥng vắng hẳn. Nhóm tôi có năm đứa, nhóm thằng Armeni, bốn đứa thêm người tù sửa đồng hồ và ông già khối trưởng luôn mồm càu nhàu không ngớt v́ phải dọn dẹp chỗ máu, và một hay hai tù nhân khác trong đó có một tù nhân cao lớn người Alsace tên là Sylvain.

Anh này sống độc thân trong tù và được mọi người quư mến. Anh đă dám một ḿnh làm một việc phi thường, v́ vậy mà bị hai mươi năm tù. Đó là một con người hành động, rất được nể trọng. Chỉ có một ḿnh, anh đă tấn công một toa xe lửa chở bưu kiện trên chuyến tàu tốc hành Paris-bruxelles, đánh gục hai người lính gác rồi ném xuống đường những túi bưu kiện, được đồng bọn đi dọc đường sắt thu nhặt lại, và có được một món tiền lớn

Sylvain thấy hai nhóm rầm ŕ nói chuyện ở góc của ḿnh, và v́ không biết rằng chúng tôi đă thỏa thuận không chống nhau, nên đă lên tiếng:

- Tôi hy vọng các anh không dàn trận đánh nhau kiểu ba chàng ngự lâm pháo thử chứ?

- Hôm nay th́ không - Galgani nói - việc đó để sau hẵng hay.

- Sao lại để sau? Việc ǵ làm được hôm nay không nên để đến ngày mai - Paulo nói - nhưng tôi thấy không có lư do ǵ phải chém giết nhau. Anh thấy thế nào, Papillon?

- Tôi chỉ hỏi một câu: anh có biết thằng Armeni định làm ǵ không?

- Xin lấy danh dự mà nói rằng tôi không biết ǵ cả và anh có muốn tôi nói thêm điều này không? Nếu thằng Armeni không chết rồi, không biết tôi chịu đựng sao nổi việc này.

- Nếu vậy tại sao chúng ta không kết thúc chuyện này cho dứt khoát? - Grandet nói.

- Chúng tôi đồng ư. Chúng ta hăy bắt tay nhau và thôi không bàn tới câu chuyện đáng buồn này nữa.

- Tán thành.

- Tôi làm chứng nhé? - Sylvain nói - Tôi vui ḷng thấy việc này được bỏ qua.

- Thôi không nói nữa.

Sáu giờ chiều, chuông nhà thờ vang lên. Nghe tiếng chuông, tôi không sao quên được cảnh ngày hôm qua, nửa thân trên của bạn tôi tiến về phía thuyền. Hai mươi bốn giờ đă trôi qua, mà h́nh ảnh ấy vẫn làm tôi xúc động đến nỗi tôi không mong thấy dù trong một giây, thằng Armeni và thằng Vô Lô bị lũ cá mập rước như vậy.

Galgani không nói một câu nào. Anh ta biết việc ǵ đă đến với Carbonieri. Anh ngồi trên vơng, hai chân thơng hai bên, mắt đăm đăm nh́n vào khoảng trống ở trước mặt. Grandet vẫn chưa về. Tiếng chuông vừa lặng đi được độ mười phút th́ Galgani, chân vẫn đung đưa mắt không nh́n tôi, nói nho nhỏ: “Tớ chỉ mong con cá mập nào đă ăn Matthieu đừng đớp miếng thịt của thằng xỏ lá Armeni. Lúc sống th́ tách biệt, lúc chết lại cùng năm trong bụng một con cá, nếu thế th́ đời chó má quá!”.

Rơ ràng, việc mất người bạn cao thượng và thành thật ấy đă gây ra cho tôi một khoảng trống lớn. Tốt hơn cả là tôi đi khỏi Royale, và đi càng sớm càng tốt.

Ngày nào tôi cũng nhắc nhở với ḿnh như vậy.

Một cuộc vượt ngục của người điên

- V́ đang có chiến tranh, các h́nh phạt lại được tăng lên nếu vượt ngục thất bại, lúc này không phải là lúc để lỡ chuyện, phải không, Salvidia?

Cậu người ư có hai plan bằng vàng trong đoàn tàu đang bàn với tôi ở chỗ giặt áo quần sau khi đọc tờ yết thị thông báo về những biện pháp mới đối với các trường hợp vượt ngục. Tôi nói với y:

- Cái án tử h́nh ấy không làm cho tôi từ bỏ ư định vượt ngục được đâu. C̣n cậu th́ sao?

- Papillon ơi, tôi chịu hết nổi rồi và tôi cũng muốn tếch thẳng luôn. Muốn ra sao th́ ra. Tôi đă xin vào làm y tá ở nhà thương điên. Tôi biết là tại pḥng cung tiêu của nhà thương lấy có hai cái thùng tôn-nô chứa được 225 lít tức là thừa sức ghép thành bè. Một thùng chứa đầy dầu ô-liu, một thùng đầy dấm. Hai cái thùng ấy mà chằng kỹ vào nhau, sao cho nó không thể tách ra được tôi thấy có cơ may về được Đất liền đấy. Phía bên ngoài tường bao quanh nhà thương điên không bị kiểm soát. Phía trong thường ngày chỉ có một tên lính y tá gác, có tù phụ giúp, luôn luôn kiểm soát xem bệnh nhân làm ǵ. Sao cậu không đến đấy với tôi?

- Làm y tá à?

- Không được đâu. Cậu biết thừa là không bao giờ cậu được làm việc ở nhà thương điên. Vừa xa trại giam vừa ít bị kiểm soát, tất cả những điều đó làm cho người ta không đưa cậu đến làm việc ở đây. Nhưng cậu có thể vào đây với tính cách người mất trí.

- Khó đấy, Salvidia ạ. Khi một bác sĩ đă coi cậu là “điên”, ông ta cho cậu được quyền tha hồ muốn làm ǵ th́ làm, không hơn không kém. Cậu được công nhận là không phải chịu trách nhiệm về những hành động của ḿnh. Cậu thử nghĩ đến trách nhiệm của một bác sĩ khi chấp nhận kư vào bản chẩn đoán ấy? Cậu có thể giết tù, giết cả lính hay vợ lính, hay một đứa con nít cũng không sao. Cậu có thể vượt ngục, phạm bất cứ tội ǵ luật pháp cũng vô phương đối với cậu. Quá lắm người ta cũng chỉ có thể lột truồng cậu ra rồi tống cậu vào một pḥng giam có lót nệm, và cậu phải mặt áo trần lực của người điên. Chế độ ấy chỉ kéo dài một thời gian, rồi có ngày họ lại phải nới nhẹ cách chữa trị bằng vũ lực đó Kết quả là: với bất cứ hành động nghiêm trọng đến đâu, kể cá vượt ngục, cậu cũng chẳng mất mát ǵ.

Papillon ơi, tôi tin cậu, tôi muốn vượt ngục với cậu. Cậu hăy cố làm đủ mọi cách để vào được nhà thương điên với tôi đi. Với tư cách là y tá, tôi sẽ giúp cậu chịu đựng được tốt nhất và đỡ đần cậu những lúc gay go nhất. Tôi công nhận rằng không bị điên mà phải sống chung với những người nguy hiểm như vậy, cũng khủng khiếp thật.

- Cậu cứ về nhà thương điên đi, Roméo, tôi sẽ nghiên cứu thật kỹ vấn đề này và nhất là t́m hiểu những hiện tượng đầu tiên của bệnh điên để bác sĩ tin được Làm sao cho bác sĩ xếp ḿnh vào loại không phải chịu trách nhiệm ǵ cũng là ư kiến hay đấy.

Tôi bắt đầu nghiên cứu vấn đề một cách nghiêm chỉnh. Thư viện của trại không có cuốn sách nào về vấn đề này. Cứ có dịp là tôi bàn luận với những người đă từng mắc bệnh điên trong một thời gian nào đấy.

Dần dần, tôi đă có ư niệm khá rơ ràng:

1. Tất cả những người điên đều đau đầu dữ dội.

2. Họ thường bị những tiếng ù ù trong tai.

3. V́ thần kinh họ bị kích thích nên họ không thể nằm lâu ở một tư thế mà không bị một cơn co giật thần kinh thực sự khiến cho cả cái thân thể bị căng thẳng đến tột độ của họ nấy bật lên như cái ḷ xo.

Vậy th́ phải làm sao để đừng phô bày ra một cách lộ liễu mà người ngoài vẫn phát hiện ra những triệu chứng đó. Bệnh điện của tôi phải vừa đủ nặng để buộc bác sĩ quyết định gửi tôi đi bệnh viện nhưng không dữ dằn để phải đ̣i hỏi những biện pháp đối xử tồi tệ của các giám thị như: phải mặc áo trấn lực của người điên, bị đánh đập, phải nhịn ăn, phải chích bromure, phải tắm bằng nước lạnh nay nước nóng già v.v.... Nếu tôi đóng kịch khéo, tôi có thể làm cho bác sĩ cũng bị lừa.

Có một điều có lợi cho tôi: tại sao, v́ lư do ǵ mà tôi phải giả bệnh? Bác sĩ không thể giải thích một cách hợp lư vấn đề này, chắc chắn tôi có thể thắng cuộc trong tṛ này. Đối với tôi không có giải pháp nào khác.

Họ đă từ chối không chịu đưa tôi đi đảo Quỷ. Tôi không c̣n chịu đựng nổi cảnh ở lại trại sau cái chết của Matthieu, bạn tôi. Do dự làm quái ǵ! Tôi phải quyết định thôi, thứ hai tôi sẽ báo các bệnh. Thế cũng không xong, tôi không thể tự ḿnh khai bệnh được. Tốt hơn là để một người khác làm việc này, nhưng người ấy lại phải là người tin rằng tôi điên thật mới được. Tôi phải làm hai hay ba việc kỳ cục ở pḥng giam. Rồi trưởng khối sẽ báo cáo với cai tù và cai tù sẽ ghi tên cho tôi đi khám bệnh.

Đă ba ngày nay, tôi không ngủ, không rửa ráy, cũng không cạo râu. Mỗi đêm tôi thủ dâm nhiều lần và ăn rất ít. Hôm qua tôi hỏi người nằm kề bên tôi sao anh ta lại lấy mất tấm h́nh tôi vẫn bày ở đầu vơng (tấm h́nh này không hề có bao giờ ở chỗ tôi). Anh ta thề sống thề chết là không đụng đến đồ đạc của tôi. Anh ta sợ, và xin chuyển đi chỗ khác. Thông thường xúp vẫn được để ở chậu vài phút trước khi đem chia. Tôi đến gần chậu xúp và trước mặt đông đủ mọi người tôi đái vào đấy Ai nấy đều tỏ ư bực ḿnh, nhưng cái vẻ mặt lầm lầm của tôi chắc đă làm cho mọi người thấy ngán nên không ai nói ǵ, chỉ có anh bạn Grandet nói với tôi

- Papillon, sao cậu làm thế?

- V́ họ quên chưa cho muối.

Rồi chẳng thiết để ư đến những người khác, tôi lấy ga-men của tôi đưa ra để trưởng khối sớt xuất của tôi vào đây

Trong một không khí im lặng hoàn toàn, mọi người đă đứng nh́n tôi ăn xúp.

Hai sự việc đó đă đưa đến kết quả là hôm nay, tôi được đưa đến bác sĩ mà không phải xin xỏ ǵ.

- Bác sĩ có khỏe không?

Tôi nhắc lại câu hỏi một lần nữa. Bác sĩ kinh ngạc nh́n tôi. Tôi nh́n lại ông với cặp mắt cố t́nh làm ra vẻ tự nhiên như không.

- Tôi vẫn khỏe, bác sĩ nói. C̣n anh. Anh bị ốm phải không?

- Đâu có?

- Thế tại sao anh lại đi khám bệnh?

- Chẳng tại sao cả. Họ nói với tôi là bác sĩ bị ốm.

- Hóa ra không phải, cho nên tôi cũng mừng. Chào bác sĩ tôi về

- Khoan đă, Papillon. Anh ngồi xuống đây, trước mặt tôi. Anh nh́n vào tôi đi.

Rồi bác sĩ dùng một cái đèn ǵ chiếu ra một tia sáng nhỏ xíu soi vào mắt tôi.

- Bác sĩ không thấy cái mà bác sĩ muốn t́m à?

Đèn của ông không đủ sáng nhưng dù sao ông cũng đă hiểu chứ, phải không? Ông có thấy chúng nó không, ông cho tôi biết đi.

- Thấy ǵ? Bác sĩ hỏi.

- Ông đừng giở tṛ ngớ ngẩn, ông là bác sĩ hay là thú y? ông đừng nói với tôi là ông không có th́ giờ trông thấy chúng trước khi chúng trốn mất, hoặc ông không muốn nói với tôi, hoặc ông cho tôi là một thằng ngu.

Mắt tôi ánh lên v́ mệt mỏi. Bề ngoài của tôi, râu chưa cạo, mặt chưa rửa, đều góp phần vào màn kịch nhỏ của tôi. Bọn cảnh sát đứng nghe, sững sờ cả ra, nhưng tôi không hề có một cử chỉ dữ dằn nào khiến họ phải can thiệp. Bác sĩ có thái độ ḥa giải và về hùa theo tôi để tôi khỏi bị kích động, ông ta đứng dậy và đặt tay lên vai tôi. Tôi vẫn ngồi yên.

- Phải, tôi không muốn nói cho anh biết, Papillon, nhưng tôi đă có đủ th́ giờ để thấy chúng.

- Bác sĩ chỉ nói láo, mà mặt vẫn trơ trơ ra như thổ địa. Bởi v́ tôi biết thừa là ông chẳng thấy quái ǵ cả ông đang t́m ba cái đốm đen ở trong mắt trái của tôi chứ ǵ? Ba cái đốm đen ấy, tôi chỉ trông thấy chúng khi tôi nh́n vào khoảng không hay lúc tôi đọc sách. Nếu lấy gương soi, tôi nh́n thấy mắt tôi rơ ràng, nhưng ba cái đốm th́ đi đâu biệt tăm biệt tích. Hễ tôi cầm gương lên một cái là chúng biến đi đàng nào mất tang ngay tức khắc.

- Nhập viện ngay, - Bác sĩ nói - Không phải quay về trại nữa, Papillon, anh nói với tôi là anh không có bệnh phải không? Có thể đúng như vậy, nhưng tôi lại thấy anh mệt mỏi lắm, cho nên tôi để anh nghỉ vài ngày ở bệnh viện, anh bằng ḷng chứ?

- Chẳng sao cả, được thôi. Bệnh viện hay trại th́ cũng vẫn là ở đảo.

Bước đầu đă trót lọt. Nửa giờ sau, tôi đă ở bệnh viện, tại một pḥng sáng sủa, giường sạch sẽ, nệm trắng tinh. Ngoài cửa treo tấm bảng “Đang theo dơi”. Dần dà, do sức ám thị lên đến cao độ, tôi đă thành người điên. Tṛ chơi này cũng nguy hiểm: cái tật làm cho mồm méo xệch đi và dùng hai hàm răng cửa cắn chặt môi dưới, tôi vẫn nghiên cứu với một cái gương soi nhỏ lén giấu được, tôi quen làm như vậy, nhiều lúc tôi tôi bắt gặp thấy mồm ḿnh méo đi như thế tuy tôi không hề cố ư. Papi ơi, không nên sớm chơi với cái mẹo vặt này. Nếu cứ ép ḿnh phải tự cảm thấy ḿnh mất trí măi có thể nguy hiểm và để lại cho ḿnh những chứng tật vĩnh viễn. Nhưng tôi vẫn phải chơi tṛ này đến cùng nếu muốn đạt kết quả. Để vào nhà thương điên, được xếp vào loại không chịu trách nhiệm rồi vượt ngục với anh bạn. Vượt ngục! Hai tiếng kỳ diệu ấy đưa tôi bay bổng, tôi đă h́nh dung thấy ḿnh ngồi trên hai chiếc thùng ton-nô, được sóng nước đẩy về đất liền, cùng với anh bạn thân y tá người ư của tôi.

Bác sĩ thăm bệnh hàng ngày. Ông khám tôi rất kỹ, và lần nào chúng tôi cũng nói chuyện với nhau, lễ độ và ḥa nhă. Ông ta có vẻ lo nhưng chưa tin hẳn. Vậy th́ tôi phải cho ông ta biết là tôi có những cơn đau nhói ở vùng gáy, và đấy là những triệu chứng đầu tiên.

- Thế nào Papillon? Anh ngủ được chứ?

- Vâng thưa bác sĩ, nói chung tôi cũng khỏe. Cám ơn bác sĩ đă cho tôi mượn tờ báo Match, nhưng ngủ th́ lại là việc khác. ở sau pḥng tôi, có một cái máy bơm, chắc để tưới cái ǵ đó: máy chạy suốt đêm, tiếng pḥng pḥng của nó cứ dội vào gáy tôi, cứ như là ở trong đầu tôi cũng có tiếng vang pḥng pḥng vậy. Cả đêm cứ thế, chịu không nổi. Cho nên tôi rất biết ơn nếu bác sĩ cho tôi được sang pḥng khác.

Bác sĩ quay sang phía người lính y tá và hỏi nhỏ, rất nhanh.

- Có cái máy bơm à?

Y tá lắc đầu ra hiệu không có.

- Giám thị, cho anh ta sang pḥng khác. Anh muốn ở pḥng nào?

- Càng xa cái máy bơm chết tiệt này càng tốt, phía cuối hành lang. Cảm ơn bác sĩ.

Cửa đă được khép chặt, chỉ c̣n một ḿnh tôi ở trong pḥng. Một tiếng động rất nhỏ, báo cho tôi biết có người đang theo dơi tôi qua khe nḥm, chắc chắn đấy là ông bác sĩ, v́ tôi không nghe tiếng chân ông đi xa dần khi ông ra khỏi pḥng. Thế là tôi giơ nắm tay hướng về phía tường che khuất cái máy bơm tường tượng của tôi và tôi kêu lên, không to lắm “Tắt máy đi? Tắt máy đi! Đồ khốn kiếp. Đồ thợ vườn hạng bét, tưới ǵ tưới lắm thế?” Rồi tôi lăn ra giường, vùi đầu dưới gối.

Tôi không nghe được tiếng chiếc nắp đồng của khe nḥm đóng lại nhưng tôi nhận ra tiếng chân đi xa dần. Kết luận: người nḥm qua khe cứa đúng là bác sĩ. Buổi chiều, tôi được đổi pḥng. Chắc tôi đă gây được ấn tượng tốt vào lúc sáng, v́ đưa tôi đi dọc hành lang chỉ vài bước mà phải có đến hai người lính và một người tù y tá đi kèm. Họ chẳng nói ǵ nên tôi cũng không nói. Tôi chỉ lặng thinh đi theo họ. Hai ngày sau, tôi cho ra cái triệu chứng thứ hai: những tiếng ù trong tai.

- Khá chứ, Papillon? Anh đă xem tờ tạp chí tôi gửi cho anh chưa?

- Chưa, tôi chưa đọc được. Suốt ngày hôm qua và một phần đêm nữa, tôi đă cố t́m cách làm cho con ruồi hay con muỗi ǵ đấy vào làm tổ trong tai tôi phải chết ngạt. Tôi đă lấy bông nhét vào tai mà vẫn không ăn thua ǵ Cánh của nó cứ rung lên liên hồi không giây nào dứt, hết o-o-o lại đến di-di-di... Hơn thế nữa, lại c̣n thêm cái cảm giác nhột nhột buồn buồn khó chịu lắm. Đến loạn óc mất thôi, bác sĩ ạ! Bác sĩ thấy thế nào? Nếu tôi không làm cho nó chết ngạt được, ta có thể kiếm cách làm cho nó chết đuối vậy nhỉ, bác sĩ bảo sao?

Mồm tôi cứ máy máy liên hồi và tôi nhận thấy bác sĩ đă để ư đến điều đó, ông ta nắm tay tôi và nh́n thẳng vào mắt tôi. Tôi cảm thấy ông bối rối và phiền ḷng.

- Được rồi, Papillon ơi, chúng ta sẽ d́m cho nó chết. Chatal, anh rửa tay cho anh ấy đi. Mỗi sáng, những cảnh như vậy cứ lặp đi lặp lại có cải biên ít nhiều, nhưng bác sĩ vẫn chưa quyết định gửi tôi đi nhà thương điên.

Có lần, trong khi thích bromure cho tôi, Chatal báo trước cho tôi biết: “Bây giờ th́ ổn rồi. Bác sĩ nghĩ nhiều lắm nhưng chắc cũng c̣n lâu, ông ấy mới gửi cậu đi bệnh viện. Nếu cậu muốn ông ta quyết định sớm, cậu phải làm cho ông ta thấy là cậu có thể trở nên nguy hiểm mới được.

- Anh thấy thế nào Papillon? - Bác sĩ, có hai y tá và Chatal đi theo, mở cửa vào pḥng tôi, và thân mật hỏi tôi.

- Ông bỏ ngay lối chơi ấy đi, bác sĩ. - Tôi giở thái độ gây gổ ra. - ông biết thừa là không ổn rồi. Tôi muốn hỏi trong bọn ông, ai đă thông đồng với cái thằng vẫn hành hạ tôi?

- Anh hành hạ anh? Bao giờ? Hành hạ thế nào? - Trước hết, bác sĩ có biết các công tŕnh của bác sĩ Arsonval không đă?

- Biết, tôi hy vọng là có biết.

- Ông biết là ông ta sáng chế ra một cái máy dao động có nhiều làn sóng để ion-hóa không khí xung quanh một bệnh nhân bị loét hành tá tràng. Với cái máy dao động ấy, người ta có thể phóng ra những gịng điện. Thế mà, một kẻ thù của tôi đă đánh cắp một cái máy như thế ở bệnh viện Cayenne. Cứ mỗi lần tôi ngủ yên, là nó ấn nút, làm điện giật vào đúng bụng và hai đùi tôi. Tôi giật ḿnh, nẩy đến mười phân lên khỏi giường. Cứ thế ông bảo tôi chống đỡ và ngủ nghê sao được? Cả đêm, chẳng lúc nào ngừng. Tôi cứ vừa chợp mắt là pằng một cái, điện lại giật, cả người tôi cứ nẩy lên như ḷ xo. Bác sĩ ạ, tôi không chịu được nữa đâu ông báo cho mọi người biết là hễ tôi mà tóm được thằng nào ṭng phạm với nó là tôi giết đấy. Tôi không có vũ khí thật nhưng tôi đủ sức bóp cổ nó cho đến chết, dù cho nó là ai. Biết được rồi th́ liệu mà giữ lấy thân nhé. Ông cũng cút đi với cái lối: “khỏe không, Papillon?” cái lối chào hỏi giả dối của ông. Tôi nhắc lại cho ông biết đấy, bác sĩ ạ, ông bỏ ngay lối chơi ấy đi!

Sự việc này đă đem lại kết quả. Chatal cho tôi biết là bác sĩ đă dặn ḍ bọn gác phải hết sức cẩn thận. Không bao giờ được mở cửa pḥng của tôi mà không có hai hay ba người. Phải nói năng ôn tồn với tôi. Tôi mắc chứng bách hại cuồng, bác sĩ nói thế, phải đưa tôi đi nhà thương điên càng sớm càng tốt.

- Tôi có thể đưa anh ấy đi nhà thương, chỉ cần một người phụ là đủ - Chatal đề nghị để tránh cho tôi khỏi phải mặc áo trấn lực của người điên.

- Papi, anh ăn được chứ?

- Ăn được, Chatal ơi, ăn ngon nữa.

- Anh có thể đi với tôi và ông Jeannus chứ?

- Đi đâu?

- Mang thuốc đến cho bệnh viện, như đi dạo một quăng thôi mà.

- Nào th́ đi.

Thế là cả ba chúng tôi rời bệnh viện để đến nhà thương điên. Vừa đi Chatal vừa nói chuyện, và khi gần đến nói, Chatal bỗng hỏi: “Cậu ở trại măi có chán không, Papillon?”

- ồ, chán đến tận cổ, nhất là từ khi Carbonieri bạn tôi không c̣n ở đấy nữa.

- Thế tại sao cậu không ở lại vài ngày ở nhà thương điên? Thằng cha có cái máy sẽ không t́m ra cậu để phóng điện vào người cậu nữa.

- ư hay đấy. Nhưng tớ không bị loạn óc, không biết họ có chịu nhận không?

- Cậu cứ để tôi lo việc này, tôi sẽ nói hộ cậu.

Tên cảnh sát nói, mừng v́ thấy tôi rơi vào cái bẫy mà nó tưởng Chatal giăng ra để đánh lừa tôi. Tóm lại, tôi đă vào nhà thương điên ở với cả trăm người điên khác. Sống với người điên, thật chẳng dễ dàng chút nào. Chúng tôi ngồi từng tốp hai, ba chục người ở ngoài sân để thay đổi không khí, trong khi các y tá cọ rửa các pḥng. Mọi người đều trần truồng suốt ngày đêm. May mà trời nóng. Riêng tôi họ để lại cho đôi bít tất ngắn.

Tôi vừa được y tá cho một điếu thuốc lá đă châm sẵn. Ngồi giữa nắng, tôi suy nghĩ và tính ra là ở đây đă năm ngày mà chưa liên hệ được với Salvidia.

Một người điên lại gần tôi. Tên anh ta là Fouchet. Tôi biết câu chuyện của anh. Mẹ anh bán nhà và gửi cho anh mười lăm ngàn francs nhờ một giám thị chuyển, để anh lấy tiền vượt ngục. Tên đó được năm ngàn và phải đưa cho anh mười ngàn. Nhưng y đă lấy tất rồi đi Cayenne. Khi Fouchet qua một đường dây khác biết được là mẹ anh đă gửi tiền cho anh và bà mẹ đă hy sinh tất cả một cách vô ích, anh ta nổi cơn điện và ngay hôm đó, anh đă tấn công các giám thị. Nhưng anh chưa kịp làm ǵ họ th́ đă bị chế ngự ngay. Từ ngày ấy, cách đây đă ba, bốn năm, anh ở nhà thương điên.

- Cậu là ai?

Tôi nh́n con người đáng thương vừa hỏi tôi. Hắn c̣n trẻ, chỉ chừng ba mươi tuổi.

- Tớ là ai à? Một người đàn ông b́nh thường, như cậu thôi, không hơn không kém.

- Cậu trả lời ngớ ngẩn lắm. Tớ đă thấy rơ, cậu là đàn ông rồi. Tớ muốn hỏi cậu là ai? Nghĩa là cậu tên ǵ?

- Papillon.

- Papillon à? Cậu là con bướm à? Khổ cho cậu rồi. Bướm phải bay và có cánh, thế cánh của cậu đâu?

- Tớ đánh mất rồi.

- Phải t́m cho ra, có cánh mới vượt ngục được. Bọn lính không có cánh. Cậu sẽ ăn đứt chúng. Đưa thuốc lá của cậu cho tớ.

Tôi chưa kịp đưa, hắn đă giật lấy. Rồi hắn ngồi.. trước mặt tôi hút, vẻ say sưa.

- C̣n cậu, cậu là ai?

- Tớ là thứ thịt để cho ôi. Cứ mỗi lần người ta đưa cho tớ cái ǵ của tớ, là người ta lại lừa tớ.

- Tại sao vậy?

- Nó là như vậy. Cho nên tớ giết bọn cai tù, càng nhiều càng tốt. Đêm nay, tớ đă treo cổ hai đứa. Nhưng đừng nói với ai nhé!

- Tại sao cậu lại treo cổ chúng?

- Chúng nó đă ăn cướp nhà của mẹ tớ. Mẹ tớ gửi nhà của bà cho tớ, chúng nó thấy nhà đẹp, chúng giữ lại và ở ngay tại đấy. Tớ treo cổ chúng lên, không hay sao?

- Cậu có lư. Như vậy chúng không thể lợi dụng nhà của mẹ cậu được.

- Thằng cai bự ở đằng kia, sau hàng rào sát ấy, cậu thấy không? Nó cũng ở nhà ấy đấy. Thằng đó, tớ cũng sẽ giết nó thôi, cậu cứ tin ở tớ.

Rồi anh ta đứng lên và bỏ đi.

Trời đất ơi! Sống giữa những người điên, chẳng có ǵ là vui thú, mà c̣n nguy hiểm nữa. Ban đêm, có tiếng kêu la ở khắp bốn phía và vào những đêm trăng rằm, những người điên lại càng bị kích thích hơn. V́ sao tuần trăng lại ảnh hưởng đến hành động của người điên? Tôi nhận xét thấy thế nhiều lần nhưng không giải thích nổi.

Bọn cai có nhiệm vụ báo cáo về những người điên phải theo dơi. Với tôi, chúng c̣n đối chiếu thêm với những việc khác. Chẳng hạn chúng cố t́nh quên không cho tôi ăn một bữa. Tôi có một cái gậy và một sợi dây, và tôi làm điệu bộ câu cá. Tên xếp gác hỏi tôi:

- Cá có cắn câu không, Papillon?

- Chúng không cắn mồi được. Có một con cá nhỏ cứ lẽo đẽo theo tôi hoài, mỗi khi cá lớn sắp đớp mồi, nó lại báo trước: “Chú ư, đừng đớp, Papiĺon đang câu đấy”. V́ thế tôi chẳng được con nào bao giờ. Nhưng tôi vẫn cứ câu. Chắc có ngày sẽ có một con cá không tin con cá nhỏ kia.

Tôi nghe thấy tên lính đó nói với y tá: “Thằng cha này điên thật rồi”.

Khi tôi phải ngồi ăn ở bàn công cộng tại nhà ăn, tôi không sao ăn được đĩa đậu đũa của tôi. Có một thằng rất to con, cao ít ra đến một mét chín mươi, tay chân và ngực đầy lông lá trông như con khỉ, nó chọn tôi làm nạn nhân để nó hành. Thoạt tiên nó luôn luôn ngồi cạnh tôi. Đậu được dọn ra, đang rất nóng cho nên muốn ăn phải đợi cho nguội đă. Với chiếc muỗng gỗ, tôi xúc từng ít một và cứ thế ăn được vài th́a. Ivanhoe - thằng cha tưởng ḿnh là trang kỵ sĩ thời Trung thế kỷ - cầm đĩa của nó lên, đổ vào ḷng bàn tay và ăn hết trong năm phút. Rồi nó tự tiện lấy đĩa của tôi và cũng làm như vậy Khi đĩa đă nhẵn như chùi, nó đặt mạnh trước mặt tôi và nh́n tôi với cặp mắt to, vằn tia máu như muốn nói: “Mày đă thấy tao ăn đậu chưa?”. Tôi bắt đầu chán ngấy Ivanhoe, và v́ tôi chưa được xếp hẳn vào loại điên nên tôi quyết định cho nó một đ̣n để gây tiếng vang. Hôm nay lại là ngày ăn đậu đũa, Ivanhoe không bỏ qua cho tôi. Nó đến ngồi cạnh tôi. Bộ mặt rồ dại của nó trông rạng rỡ hẳn lên. Nó tấm tắc hưởng trước nỗi khoái trá được chén phần đậu của nó và cả của tôi. Tôi đem theo một cái hũ sành to và nặng, đựng đầy nước. Thằng cha khổng lồ vừa cầm đĩa của tôi lên và bắt đầu đồ đậu vào mồm th́ tôi đứng lên, lấy hết sức b́nh sinh đập hũ nước vào đầu nó. Thằng cha rống một tiếng như ḅ rồi gục xuống. Ngay lập tức, những người diên, tay vẫn cầm đĩa thức ăn của ḿnh. xông vào đánh nhau loạn xạ. Cảnh ồn ào như vỡ chợ bắt đầu. Cuộc loạn đả tập thể này lại có thêm những tiếng la hét của tất cả lũ người điên trong bệnh viện ḥa theo.

Bốn viên y tá lực lưỡng đă bế thốc tôi lên không nương nhẹ chút nào và đưa ngày tôi về pḥng, tôi kêu váng lên là: “Ivanhoe đă ăn cắp cái bóp trong đó có giấy căn cước của tôi”. Lần này th́ đạt yêu cầu! Bác sĩ quyết định xếp tôi vào loại không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của ḿnh. Tất cả các cai tù đều nhất trí nhận định chứng bệnh của tôi là điên thuộc loại hiền, nhưng cũng có những lúc rất nguy hiểm. Đầu Ivanhoe được băng bó tuyệt đẹp. H́nh như tôi đă làm da đầu nó rách dài đến tám phân. Cũng may mà nó không ra đi dạo cùng giờ với tôi.

Tôi đă nói chuyện được với Salvidia. Anh đă làm được ch́a khóa giả mở gian pḥng để thùng ton-nô. Anh đang kiếm cho đủ dây thép để chẳng các thùng ấy lại với nhau. Tôi nói với anh ta là tôi sợ dây thép dễ bị đứt do các thùng ton-nô ra đến biển sẽ co kéo nhau, có lẽ nên dùng thừng chăo, dẻo hơn. Anh sẽ cố kiếm thứ đó, cả dây thừng và dây thép. Anh c̣n phải đánh ba cái ch́a khóa nữa: một cái mở pḥng tôi, một cái mỏ cửa hành lang dẫn đến pḥng tôi và một cái mở cửa chính nhà thương điên. Các phiên gác không nhiều lắm. Mỗi phiên gác dài bốn giờ, chỉ có một lính canh. Từ chín giờ tối đến một giờ sáng rồi từ một giờ đến năm giờ. Hai cai tù đến phiên trực của ḿnh chỉ ngủ và không đi tuần lần nào. Họ ỷ vào người tù y tá cùng gác với họ. Vậy là ổn, chỉ cần b́nh tĩnh chờ. Nhiều nhất là một tháng.

Viên sếp gác đă cho tôi một điếu x́ gà loại tồi y đang hút dở khi tôi ra sân. Tuy thuốc tồi, tôi cũng thấy ngon tuyệt. Tôi nh́n lũ người trần truồng, hát hỏng, khóc lóc vung chân vung tay loạn xạ, nói một ḿnh. Họ c̣n ướt sũng nước v́ vừa tắm trước khi ra sân, thân thể họ c̣n mang những vết bầm do bị đánh đập hoặc tự họ gây ra, cùng vết dây chẳng của áo trấn lực thắt quá chặt. Đúng là thảm cảnh cuối cùng trên con đường đến nơi ruỗng nát. Có bao nhiêu người điên này được các bác sĩ tâm thần ở Pháp buộc phải chịu trách nhiệm về mọi hành động của ḿnh?

Titin - đấy là tên người ta thường gọi anh ta - cùng đi một chuyến với tôi năm 1933. Anh đă giết một người ở Marseille, rồi gọi xe ngựa, cho nạn nhân lên xe, bảo xe chở tới bệnh viện, và đến nơi anh đă nói: “H́nh như anh ta bị bệnh, các ông săn sóc giùm cho” Anh bị bắt ngay. Các bồi thẩm nhất định không chịu coi anh ta là thuộc loại không phải chịu trách nhiệm, dù chút ít, về hành động của ḿnh. Mà đúng là anh có điên mới làm như vậy. Người b́nh thường dù ngớ ngẩn đến đâu cũng chẳng ai làm như vậy. Giờ đây, Titin đang ngồi cạnh tôi. Anh ta bị kiết lỵ kinh niên. Anh ta giống như một cái xác chết biết đi. Anh nh́n tôi với đôi mắt xám ch́, không hồn. Anh nói với tôi: “Anh bạn đồng hương ơi, có những con khỉ con ở trong bụng tôi. Có những con ác lắm, chúng cắn ruột của tôi và khi tôi đi ra máu là lúc chúng đang cáu giận đấy. Những con khác thuộc giống khỉ xù toàn lông cả là lông, có những bàn tay êm dịu như tơ. Chúng nhẹ nhàng xoa vuốt tôi và ngăn không cho lũ ác kia cắn tôi: khi lũ khỉ con hiền lành này chịu khó bảo vệ tôi, tôi không đi ra máu”.

- Cậu có nhớ Marseille không, Titin.

- Tất nhiên là nhớ chứ. Nhớ kỹ nữa là khác. Quảng Trường Chứng khoán với những thằng cha chuyên chơi chứng khoán và những băng trấn lột...

- Cậu có nhớ được tên vài thằng không? Thằng Thần hám lợi? Le Gravat? Clément chẳng hạn?

- Không, tôi không nhớ tên thằng nào hết, chỉ nhớ thằng cha đánh xe ngựa chở thằng bạn bị bệnh của tôi và tôi đến nhà thương. Tôi c̣n nhớ nó đă nói tôi là nguyên nhân làm bạn tôi bị bệnh. Có thế thôi.

Tội nghiệp cho Titin, tôi cho anh ta mẩu x́ gà và tôi đứng lên, ḷng xót thương vô hạn. Con người khốn khổ này rồi sẽ chết như một con chó. Đúng là sống chung với những người điên rất nguy hiểm, nhưng biết làm sao được? Tôi cho đấy là cách độc nhất để tổ chức vượt ngục mà không lo bị trừng phạt.

Salvidia đă gần hoàn thành các công việc chuẩn bị. Anh ta đă có được hai cái ch́a khóa, chỉ thiếu ch́a khóa pḥng tôi. Anh đă xoay được một cuộn dây thừng rất tốt, thêm vào đó, anh c̣n tháo vơng để bện một cuộn dây có năm sợi. Về mặt này, mọi việc đều tốt. Tôi muốn mau mau chuyển sang hành động v́ vừa đóng kịch vừa chịu đựng cảnh này thật gay go. Để được tại pḥng này trong khu nhà thương. thính thoảng tôi phải lên một cơn điên.

Tôi đă lên một cơn giống như thật đến mức các y tá tống tôi vào bồn tắm nước nóng già và chích cho tôi hai mũi bromure. Cái bồn tắm này phủ một tấm vải bạt rất dày để giữ cho tôi không ra được. Chỉ có một lỗ hổng để tôi tḥ đầu ra. Tôi ở trong bồn tắm loại làm cho người điên này được hai giờ th́ Ivanhoe bước vào pḥng. Tôi hết hồn khi thấy cách hắn nh́n tôi. Tôi sợ nó bóp cổ tôi, đến chết khiếp. Tôi bị bó tay dưới tấm vải, tôi không thể nào tự vệ được.

Nó tiến lại gần tôi, đôi mắt thao láo của nó chăm chú ḍm tôi, có vẻ như cố nghĩ xem nó đă từng trông thấy ở đâu cái đầu từ dưới lớp vải này nhô lên. Hơi thở của nó và một mùi thối khẳn phả vào mặt tôi. Tôi muốn kêu cứu nhưng tôi sợ tiếng kêu của tôi làm cho nó càng thêm hung dữ. Tôi nhắm mắt lại chờ đợi, tôi tin chắc là hai bàn tay hộ pháp của nó sắp chít lấy cổ tôi. Tôi không dễ quên được những giây phút hăi hùng ấy. Sau, nó quay đi, đảo một ṿng quanh gian pḥng, rồi tới chỗ những ṿng vô lăng vặn với nước. Nó đóng với nước lạnh và mở hết mức với nước nóng. Tôi kêu thét lên, v́ tôi đang bị luộc chín thật sự. Hơi nước tỏa kín pḥng, tôi bị ngợp thở v́ hơi nước, tôi cố vùng vẫy cuống cuồng để thoát ra khỏi tấm vải chết tiệt này nhưng vô ích. Sau rồi cũng có người đến cứu tôi. Bác cai tù thấy hơi nước lọt từ các cửa sổ ra. Khi tôi ra khỏi được cái nồi hầm này, tôi bị bỏng nặng và đau như một linh hồn dưới hỏa ngục, nhất là ở đùi và bộ phận sinh dục, ở đấy da đă bị lột ra. Tôi được bôi acid pieric và được vào nằm trong pḥng nhỏ của bệnh xá. Vết bỏng của tôi nặng đến mức họ phải gọi bác sĩ đến khám. Tôi được chích vài mũi thuốc morphin để chịu đựng được trong hai mươi bốn giờ đầu. Khi bác sĩ hỏi tôi việc ǵ đă xảy ra tôi nói là trong bồn nước có một ngọn núi lửa bắt đầu phun. Chẳng ai hiểu đầu đuôi ra sao. Và viên y tá gác đổ lỗi cho người chuẩn bị nước tắm đă điều chỉnh lộn hai cái với nước.

Salvidia, sau khi bôi acid picric cho tôi đă đi ra. Anh đă sẵn sàng và nói với tôi, may mà tôi được ở bệnh xá v́ nếu cuộc vượt ngục thất bại, tôi có thể trở về khu vực này mà không sợ có ai trông thấy. Anh phải cấp tốc làm một chiếc ch́a khóa giả của pḥng này. Anh đă lấy dấu chià khóa bằng một mẩu xà pḥng. Ngày mai sẽ có ch́a. Chỉ cần tôi cho biết ngày nào tôi đỡ đau, đủ sức để lợi dụng phiên gác đầu tiên của người coi tù không đi tuần.

Chúng tôi quyết định là đêm nay sẽ trốn đi trong phiên gác từ một giờ đến năm giờ sáng. Salvidia không phải trực. Để tranh thủ thời gian, anh sẽ dốc hết thùng ton-nô dấm vào hồi mười một giờ đêm. Thùng dầu sẽ được để nguyên v́ biển động, có thể dầu phủ lên nước biển sẽ làm dịu bớt sóng khi chúng tôi xuống nước. Tôi mặc một cái quần làm bằng bao bột ḿ, dài tới đầu gối và một cái áo va-rơi bằng len, một con dao tốt dắt vào thắt lưng. Tôi c̣n đeo một cái túi nhỏ không thấm nước ở cổ, trong đựng ít thuốc lá và một cái máy lửa. Salvidia th́ chuẩn bị sẵn một túi dết không thấm nước đựng bột sắn trộn với dầu ăn và đường, chừng ba ki-lô, theo lời anh nói. Đă khuya rồi. Tôi ngồi trên giường, đợi anh đến. Tim tôi đập th́nh th́nh. Chỉ trong chốc lát, cuộc vượt ngục sẽ bắt đầu. Cầu Trời và vận may đến với tôi để cuối cùng tôi thành công, vĩnh viễn thoát được ra khỏi con đường thối rữa này. Điều lạ lùng là tôi chỉ có một ư nghĩ thoáng qua về quá khứ. Tôi nghĩ về bố tôi và về gia đ́nh tôi. Không có một h́nh ảnh nào về phiên ṭa đại h́nh, về các bồi thẩm hay về viên biện lư.

Khi cửa được mở ra, tôi bất chợt thấy cảnh Matthieu bị lũ cá mập rước đi thẳng đứng.

Lên đường nào, Papi.

Tôi đi theo anh. Anh vội khóa cửa và giấu ch́a khóa ở góc hành lang: “Mau lên, làm thật mau đi”. Chúng tôi đến nhà kho, cửa đă mở. Vần cái thùng tôn-nô rỗng ra dễ như chơi. Anh lấy dây thừng cuốn quanh người, tôi th́ cuốn dây thép. Tôi vớ cái túi dết bột, và trong đêm tối đen như mực, tôi bắt đầu lăn cái thùng tôn- nô của tôi ra phía biển. Anh lăn thùng dầu theo sau. May là anh rất khỏe nên đă dễ dàng ḱm được cái thùng khi nó lăn xuống đường dốc thẳng đứng này.

- Từ từ thôi, cứ từ từ, cẩn thận đừng để nó lăn quá nhanh. Tôi chờ anh, để pḥng trường hợp anh thả thùng ton-nô của anh ra sẽ bị thùng của tôi chặn lại. Tôi đi giật lùi, tôi đi trước, thùng ton-nô của tôi lăn theo sau. Chúng tôi xuống đến cuối con đường nhỏ không khó khăn lắm. Có một lối hẹp để ra biển, nhưng sau đó là khu có đá khó vượt qua được.

Dốc hết dầu ra, để thùng đầy, không sao đưa qua được quăng có đá đâu. Gió thổi mạnh và sóng đập ào ào vào bờ đá.Thùng đă được trút hết dầu, xong xuôi “Nứt cho chặt. Chờ đây, đậy miếng sắt tây này lên đấy”. Các lỗ đă được bịt kín. “Đóng cho chặt các đầu đinh”. Tiếng sóng gió ầm ầm, không thể nào nghe thấy tiếng đóng đinh. Khó mà khiêng nổi hai cái thùng ton-nô đă được cột chặt vào nhau này. Mỗi thùng chứa được hai trăm hai mươi lăm lít. Thật cồng kềnh, khuân vác rất vướng. Địa điểm anh bạn tôi chọn cũng không dễ dàng xoay trở. “Đẩy đi nào, trời đất ơi! Nâng lên một chút. Cẩn thận đợt sóng này đấy”. Cả hai đứa chúng tôi và cả đôi thùng ton-nô bị nhấc bổng lên và bị ném mạnh vào đá. “Cẩn thận, không chừng bị bể tanmất, chưa kể là ta c̣n bị găy chân găy tay nữa!.

- Cứ b́nh tĩnh, Salvidia! Cậu đi trước ra phía biển hay lại đằng sau đây th́ hơn. Đó, ở chỗ ấy được rồi. Khi tôi kêu, cậu kéo mạnh nhé. Tôi cũng đẩy và chắc chắn ta sẽ ra khỏi được quăng đá này thôi. Muốn thế, phải giữ cho vững và đứng cho chắc tại chỗ, dù có bị sóng ập đến”...

Tôi cứ gào lên ra lệnh cho anh, giữa tiếng sóng gió ào ào này, tôi chắc anh nghe được: một con sóng lớn đổ ập xuống cái khối cứng nhắc gồm đôi thùng ton-nô, anh và tôi. Lúc ấy tôi điên tiết, lấy hết sức đẩy mạnh chiếc bè. Anh ta chắc cũng kéo tới v́ bỗng nhiên tôi thấy nhẹ nhơm và bập bềnh trên sóng. Anh ta leo lên thùng ton-nô trước tôi và đúng lúc tói định trèo lên th́ một đợt sóng thật mạnh đẩy từ dưới lên, quăng chúng tôi như một cọng lá lên một tảng đá nhô ra xa hơn cả. Con sóng xô mạnh đến nỗi hai cái thùng bị bửa toang ra mỗi nơi một mảnh. Khi sóng rút, tôi thấy ḿnh bị kéo ra xa, cách tảng đá đến hai mươi mét. Tôi bơi và bị một con sóng khác đẩy thẳng vào bờ đặt ngồi giữa hai tảng đá. Tôi đă kịp bám giữ để khỏi bị cuốn ra khơi. Khắp người bị bầm giập, tôi đă vùng thoát được nhưng khi đến chỗ cạn, tôi mới nhận ra là tôi bị trôi xa cách chỗ chúng tôi xuống nước đến một trăm mét. Không ǵn giữ ǵ cả, tôi la to: “Salvidia Roméo! Anh ở đâu đấy?”. Không có tiếng đáp lại. Mệt ră rời, tôi nằm trên đường đi, cởi quần dài, áo va-rơi và lại trần truồng chẳng mang ǵ ngoài đôi bít tất ngắn ở chân. Trời đất thiên địa, anh bạn tôi ở đâu rồi? Tôi lại kêu váng lên: “Cậu ở đâu đấy?”. Chỉ có tiếng gió, biển và sóng đáp lại. Tôi ngồi đấy, không biết bao nhiêu lâu, thẫn thờ, bị suy sụp hoàn toàn cả về thể chất lẫn tinh thần. Rồi tôi khóc v́ bực tức và quẳng đi cái túi nhỏ đeo ở cổ đựng thuốc lá và máy lửa - biểu hiện mối quan tâm ruột thịt của anh bạn đối với tôi, v́ anh không hút thuốc.

Đứng trước gió, trước những đợt sóng quái đản đang quét tất cả mọi thứ, tôi giơ nắm tay lên và nguyền rủa Trời: “Đồ xỏ lá, đồ chó đẻ, đồ pê-đê, mi không thấy hổ thẹn v́ cứ bám riết lấy ta mà hành hạ như thế này ư? Chúa ḷng lành ǵ mi? Mi chỉ là đồ đáng ghê tởm, đúng thế đấy, mi là kẻ xa-đích, kẻ đáng nguyền rủa! Mi là đồ thoái hóa! Ta sẽ không bao giờ gọi tên mi nữa! Mi không xứng đáng chút nào!”. Gió đă dịu dần và cảnh êm ả đă làm tôi tỉnh táo trở về với thực tại.

Tôi sẽ trở lên nhà thương điên và nếu có thể, lại lê về bệnh xá. Chỉ cần chút ít may mắn, tôi có thể làm được việc ấy

Tôi leo dốc và chỉ nghĩ một điều: trở về nằm vào giường ḿnh. Không để ai trông thấy, không để ai biết. Tôi đă tới hành lang bệnh xá mà không gặp trở ngại. Tôi phải nhảy qua tường bệnh viện v́ tôi không biết Savidia giấu ch́a khóa cổng chính ở đâu.

Tôi chẳng phải t́m lâu cũng thấy ch́a khóa cửa bệnh xá. Tôi vào pḥng và khóa trái hai lần cửa pḥng tôi lại Tôi ra cửa sổ, ném ch́a khóa đi thật xa. Nó rơi phía bên ngoài tường. Và tôi đă vào giường nằm. Vật duy nhất có thể tố cáo việc tôi làm, là đôi bít tất c̣n ướt Tôi dậy đi vào nhà cầu để vắt cho kiệt nước. Tôi kéo chăn lên tận mặt và dần dần ấm người được đôi chút. Gió và nước biển đă làm tôi tê cóng. Không biết bạn tôi có bị chết đuối thật không? Có thể anh ấy bị sóng cuốn đ́ xa hơn tôi, đến tận cuối đảo và đến đấy mới bíu được lên bờ. Tôi có trở lên sớm quá không? Đáng lẽ tôi phải chờ thêm chút nữa. Tôi tự trách ḿnh quá vội khi cho là bạn tôi đă bị thiệt mạng.

Trong ngăn kéo bàn ngủ đầu giường tôi, có hai viên thuốc ngủ. Tôi nuốt cả hai viên mà không uống nước. Nước miếng của tôi cũng đủ làm nó trôi vào họng. Tôi đang ngủ th́ bị lay dậy và thấy anh y tá đứng trước mặt. Gian pḥng đầy ánh nắng và cứa sổ đă được mở. Ba người bệnh đang đứng ngoài nh́n vào.

- Thế nào Papillon? Cậu ngủ như chết vậy? Mười giờ sáng rồi. Cậu không uống cà phê à? Nguội lạnh cả.

- Uống đi.

Tuy c̣n ngái ngủ, tôi cũng nhận thấy là đối với tôi mọi việc vẫn b́nh thường.

- Sao anh lại đánh thức tôi dậy?

- V́ những vết bỏng của cậu đă lành rồi mà đang cần giường. Cậu sẽ trở về pḥng của cậu.

- Thôi được.

Tôi đi theo y. Đi ngang qua sân, y để tôi ở lại đấy. Tôi tranh thủ hong đôi bít tất ra nắng cho mau khô. Cuộc vượt ngục đă tan vỡ được ba ngày rồi. Tôi không nghe thấy x́ xào bàn tán về chuyện này. Tôi đi từ pḥng ra sân rồi lại từ ngoài sân về pḥng. Không thấy Salvidia xuất hiện, vậy là anh ta đă chết, tội nghiệp cho anh, chắc anh ta bị đập vào đá mà chết. Tôi cũng gặp may mới sống được, và tôi thoát hẳn là v́ tôi ở phía sau thay v́ ở đằng trước. Làm sao biết được? Tôi phải rời khỏi nhà thương điên này thôi. Làm cho họ tin là tôi đă khỏi hay ít ra cũng đáng trở về trại giam, có lẽ c̣n khó hơn là vào đây: Bây giờ tôi phải thuyết phục để bác sĩ thấy là tôi đă khỏi bệnh.

- Thưa ông Rouviot (ông ta là y tá trưởng), đêm qua tôi bị lạnh. Tôi xin hứa sẽ không làm bẩn quần áo của tôi, sao ông không cấp quần dài và áo sơ mi cho tôi?

Viên cai sửng sốt. Ông ta ngạc nhiên nh́n tôi rồi nói:

- Papillon, anh ngồi xuống đây. Nói cho tôi nghe, có chuyện ǵ vậy?

- Tôi lấy làm lạ là tại sao tôi lại ở đây, hả sếp. Đây là nhà thương điên, như vậy là tôi sống với người điên à? Có phải, chẳng may tôi bị mất trí không? Tại sao tôi lại ở đây? Sếp vui ḷng nói cho tôi nghe đi.

- Anh bạn Papillon, vừa qua anh bị bệnh, tôi thấy anh đă khá hơn. Anh muốn làm việc không?

- Có ạ

- Anh muốn làm ǵ?

- Làm bất cứ việc ǵ.

Thế là tôi được mặc quần áo, tôi được giao việc quét dọn các pḥng. Buổi chiều, cửa pḥng tôi được để mở cho đến chín giờ tối và chỉ khi người gác đêm nhận phiên gác, tôi mới bị nhốt ở trong.

Một người tù - y tá, người Auvergne, chiều qua lần đầu nói chuyện với tôi. Chỉ có hai chúng tôi trong pḥng gác. Cai tù chưa tới. Tôi không biết anh này nhưng anh ta nói là anh biết tôi.

- Bây giờ th́ chẳng cần phải vờ vịt làm ǵ cho mệt, bạn ạ.

- Cậu nói ǵ vậy?

Cậu tưởng tôi không biết cậu giả vờ sao? Tôi làm y tá ở nhà thương điên đă bảy năm nay, và ngay từ tuần đầu tôi đă biết thừa là cậu chỉ giả vờ điên..

- Thế rồi sao nữa?

- Sau đó tôi rất tiếc v́ cậu đă thất bại trong chuyến vượt ngục với Salvidia. Cậu ấy đă bỏ mạng rồi. Tôi đau khổ thật sự v́ đây là một người bạn tốt, tuy cậu ấy không nói cho tôi biết, nhưng tôi cũng không để bụng giận cậu ấy. C̣n cậu có cần ǵ, cứ cho tôi biết, tôi sẽ lấy làm sung sướng nếu được giúp cậu.

Anh có cặp mắt thẳng thắn làm tôi không nghi ngờ ḷng thành thật của anh. V́ nếu tôi không nghe ai nói tốt về anh, tôi cũng không thấy ai nói xấu về anh: như vậy hẳn anh phải là người khá.

Tội nghiệp cho Salvidia! Khi biết chuyện anh ta trốn đi, mọi người đều sửng sốt. Họ t́m thấy những mảnh thùng ton-nô bị sóng đưa vào bờ. Ai cũng cho là anh đă bị cá mập ăn rồi. Bác sĩ làm toáng lên v́ chỗ dầu ô-liu bị đổ đi. Ông nói trong hoàn cảnh chiến tranh không dễ ǵ có được.

- Anh khuyên tôi nên làm ǵ?

- Tôi sẽ xin cho cậu việc đi lănh thực phẩm hàng ngày ở bệnh viện cho nhà thương này. Cậu sẽ được đi dạo một ṿng. Cậu phải bắt đầu giữ ǵn hạnh kiểm cho tốt. Nói mười câu th́ tám câu cho có lư. V́ cũng không nên khỏi bệnh quá mau. cảm ơn, tên cậu là ǵ?

- Dupont.

- Cảm ơn cậu. Tôi sẽ không quên những lời khuyên của cậu.

Tôi vượt ngục hụt đă được một tháng. Sáu ngày sau, người ta t́m thấy xác anh bạn tôi nổi lên mặt nước. Do một sự t́nh cờ không sao hiểu được, cá mập không ăn anh. Nhưng Dupont kê với tôi rằng các loại cá khác đă ăn bộ ḷng của anh, và cả một khúc chân nữa. Sọ của anh cũng bị thủng. V́ thịt đă rữa nên tử thi không bị mổ để xét nghiệm. Tôi hỏi Dupont xem anh ta có thể gửi giùm tôi một bức thư bằng đường bưu điện được không. Muốn vậy phải trao thư cho Galgani để lúc niêm phong túi đựng thư, cậu ta có thể dúi vào trong.

Tôi đă viết cho mẹ của Ro meo Salvidia ở ư bức thư sau đây:

“Thưa bà, con trai bà đă chết, chân không bị xiềng. Anh ấy đă chết ở biển, một cách can đảm, xa bọn cai ngục và xa nơi giam cầm. Anh ấy đă chết tự do trong khi đấu tranh dũng cảm để dành lại tự do cho ḿnh. Chúng tôi đă hứa với nhau sẽ viết thư cho gia đ́nh của bạn ḿnh nếu có người nào gặp nạn. Nay tôi làm tṛn cái nhiệm vụ đau đớn ấy và xin kính cẩn hôn tay bà với ḷng yêu kính của một người con.

Bạn của con bà

Papillon”

Làm xong nhiệm vụ đó, tôi quyết định không nghĩ tới cơn ác mộng ấy nữa. Đời là thế, c̣n phải ra khỏi nhà thương điên, t́m mọi cách để về bằng được đảo Quỷ và thử vượt ngục một chuyến nữa. Viên cai tù đă giao cho tôi việc làm vườn nhà y. Tôi trở lại b́nh thường đă hai tháng nay, và tôi được mến thích đến nỗi thằng cha đó không muốn buông tôi ra nữa. Cậu người Auvergne kể cho tôi nghe, lần khám bệnh vừa qua bác sĩ muốn cho tôi xuất viện về trại để “thử nghiệm”. Viên cai tù đă phản đối, nói rằng chưa bao giờ vườn của hắn lại dược chăm sóc cẩn thận đến như vậy.

Cho nên sáng nay, tôi đă nhổ tất cả các cây dâu tây và vất vào sọt rác. Rồi tôi trồng một cây thập tự nhỏ vào chỗ ấy.Cứ mỗi gốc dâu lại có một cây thập tự Không cần phải kể, cũng biết là sự việc này đă rùm beng lên như thế nào. - Thằng cha cai tù béo phệ này tức điên lên tưởng chết được. Hắn sùi cả bọt mép và nghẹn ngào nói không ra tiếng nữa. Sau cùng ngồi trên chiếc xe cút kít, hắn đă khóc nức nở, hai hàng nước mắt thật tuôn lă chă. Tôi đă chơi hơi quá nhưng biết làm sao được?

Bác sĩ không coi việc này là quá nghiêm trọng. Ông nhấn mạnh, bệnh nhân này phải được đưa trả về trại giam, cho thích nghi lại với môi trường sống b́nh thường để “thử nghiệm”. Khi c̣n lại một ḿnh ở trong vườn, ông mới nảy ra cái ư nghĩ kỳ quặc này.

- Papillon ơi, anh nói cho tôi biết tại sao anh lại nhổ dâu tây để trồng các cây thập tự vào đấy? Tôi cũng không giải thích nổi tại sao tôi làm như vậy bác sĩ ạ, và tôi đă xin lỗi ông giám thị. Ông ấy cưng mấy cây dâu quá làm tôi cũng khổ tâm lắm. Tôi sẽ cầu nguyện để xin Trời cho ông ấy những cây dâu khác.

Tôi đă trở về trại giam, và gặp lại các bạn. Chỗ của Carbonieri vẫn để trống. Tôi mắc vơng ở bên cạnh, làm như thể Matthieu vẫn c̣n nằm ở đấy. Bác sĩ bắt dính vào áo ngoài của tôi gịng chữ: “Đang điều trị đặc biệt. Không một ai, trừ bác sĩ, được ra lệnh cho tôi”. Ông bảo tôi nhặt lá rụng trước bệnh viện từ tám giờ đến mười giờ sáng. Tôi ngồi ghế bành uống cà phê và hút thuốc với bác sĩ ngay trước nhà ông. Vợ ông cũng ngồi với chúng tôi, ông cùng vợ ông cố gợi chuyện tôi về quá khứ của tôi.

- Sau rồi làm sao, Papillon? Sau khi rời những người Anh-điêng ṃ ngọc trai, việc ǵ đă đến với anh? Trưa nào tôi cũng ngồi với hai con người đáng khâm phục ấy. Vợ bác sĩ nói: “Anh lại đây hàng ngày với tôi nhé, Papillon. Trước hết v́ tôi muốn gặp anh, thứ đến là tôi rất thích nghe kể những chuyện đă xảy ra với anh”.

Ngày nào tôi cũng đến vài giờ với bác sĩ và vợ ông, thỉnh thoảng chỉ có một ḿnh bà vợ. Bắt tôi kể lại quăng đời đă qua của tôi, cả hai tin chắc rằng việc ấy sẽ làm tôi vĩnh viễn lấy lại được thăng bằng. Tôi quyết định xin bác sĩ chuyển tôi đi đảo Quỷ.

Rồi việc ấy cũng xong, ngày mai, tôi sẽ đi. Ông bác sĩ và vợ ông biết v́ sao tôi đ̣i đến đảo Quỷ. Cả hai quá tốt với tôi nên tôi không muốn lừa dối họ: “Bác sĩ ơi, ở nhà tù khổ sai này, tôi không sao chịu nổi, bác sĩ cho tôi chuyến đi đảo Quỷ để tôi vượt ngục hay là chết, sao cũng được, miễn là chấm dứt t́nh trạng này đi cho rồi”.

- Tôi hiểu anh, Papillon ạ, cái chế độ đàn áp này cũng làm tôi chán ngấy, cái Ban Quản trị ở đây quá thối nát. Thôi vĩnh biệt và chúc anh gặp may.

10. Đảo quỷ

Chiếc ghe của Deiflus

Đảo Quỷ là ḥn đảo nhỏ nhất trong quần đảo Salut.

Cũng là ḥn đảo nằm cao nhất về hướng Bắc, bị sóng gió vùi dập phũ phàng nhất. Qua một khoảng hẹp bằng phẳng chạy dài dọc bờ biển là phải leo lên một cái dốc đưa tới một băi bằng, trên đó đặt trạm gác của bọn giám thị và một pḥng giam độc nhất cho hơn mười tù nhân. ở đảo Quỷ, chính thức mà nói, không có tù khổ sai về h́nh sự mà chỉ có những bị án giam hoặc lưu đày v́ những lư do chính trị.

Họ sống mỗi người ở riêng một căn nhà nhỏ mái tôn. Cứ đến thứ hai, họ được phát thức ăn sống cho cả tuần, mỗi người một ổ bánh ḿ. Họ có khoảng ba mươi người. Người đảm đương nhiệm vụ y tá trên đảo là bác sĩ Léger, đă đầu độc cả gia đ́nh, ở Lyon hay vùng phụ cận ǵ đó. Các tù chính trị không liên hệ với tù khổ sai, và thỉnh thoảng họ lại viết thư về Cayenne phản đối tù nhân này nọ ở đảo. Thế là tù nhân đó bị đưa về đảo Royale.

Một đường dây cáp nối đảo Royale với đảo Quỷ, v́ nhiều khi biển động, tàu ở Royale không ra đây cập vào bến xi-măng được.

Chánh cai tù ở đây (có tất cả ba người gác) tên là Santori. Đó là một người to lớn, quen thói ở bẩn, râu thường để đến tám ngày không chịu cạo.

- Papillon, tôi hy vọng anh xử sự cho đúng đắn ở đảo Quỷ này. Anh đừng kiến chuyện với tôi, tôi sẽ để anh yên. Anh về trại đi, tôi sẽ gặp anh tại đấy.

Tôi thấy ở pḥng giam có sáu tù nhân khổ sai: hai người Tàu, hai người da đen, một người dân Bordeaux và một người vùng Lille. Một người Tàu biết rơ tôi, v́ đă bị giam chung với tôi ở Saint Laurent về tội giết người. Đấy là một người dân Đông dương, c̣n sống sót sau vụ nổi loạn ở Côn đảo.

Anh ta vốn là tay cướp biển chuyên nghiệp, thường tấn công các ghe mành và đôi khi giết cả thủy thủ lẫn gia đ́nh chủ ghe. Anh ta là kẻ cực kỳ nguy hiểm, nhưng lại có một cách sống chung với tập thể được ai nấy tin cậy và mến thích. Anh dùng tiếng Pháp bồi chào tôi:

- Papillon, khỏe chứ?

- C̣n anh ra sao, Chang?

- Khỏe. ở đây dễ chịu lắm. Anh ăn với tôi. Anh ngủ đây, cạnh tôi. Tôi, nấu ăn ngày hai lần. Anh, bắt cá. Đây, cá nhiều lắm.

Santori đi tới:

- à, anh đă thu xếp chỗ ở xong rồi hả? Ngày mai anh và Chang cho heo ăn. Chang mang dừa tới, c̣n anh, anh lấy ŕu bửa dừa ra làm đôi. Phải dành riêng những trái dừa non cho heo con v́ chúng không có răng. Bốn giờ chiều, các anh vẫn làm việc ấy. Ngoài hai giờ làm việc, sáng một giờ, chiều một giờ, anh được tự do muốn làm ǵ trên đảo th́ làm. Ai đi câu được phải đưa một kư cá hay tôm hùm góp vào bếp của tôi. Vậy cho mọi người vui vẻ. Thế có được không?

- Thưa ông Santori, được lắm.

- Tôi biết anh là dân chuyên vượt ngục, nhưng ở đây th́ vô phương nên tôi không phải lo. Ban đêm các anh bị nhốt nhưng tôi biết có người vẫn cứ ra được.

Cẩn thận đối với các tù chính trị đấy. Người nào trong bọn họ cũng có dao phát rừng. Anh mà đến gần chỗ họ ở, họ tưởng anh đến ăn cắp gà hay trứng, anh có thể chết hay bị thương, v́ họ trông thấy anh được, c̣n anh, anh không thấy được họ.

Sau khi cho hai trăm con heo ăn, mỗi ngày tôi đi với Chang khắp đảo. Anh biết tường tận tất cả các xó xỉnh trên đảo. Một ông già, có bộ râu bạc dài, gặp chúng tôi trên con đường đi quanh đảo, ven bờ biển. Đó là một nhà báo ở Tân Đảo đă viết tốt cho bọn Đức, chống lại nước Pháp, trong chiến tranh 1914. Tôi c̣n gặp thằng đểu đă làm cho Edith Cavell - cô nữ y tá người Anh hay Bỉ đă cứu các phi công Anh năm 1917 - bị xử bắn. Nhân vật kinh tởm này, to béo mập mạp, tay cầm một cái gậy, quật một con cá lịch dài tới một thước rưỡi và to bằng bắp đùi tôi.

Cả ông bác sĩ đảm đương nhiệm vụ y tá cũng ở trong một túp nhà nhỏ chỉ danh cho các tù chính trị. Ông bác sĩ Léger này là một con người cao lớn dơ dáy và lực lưỡng. Chỉ có mặt ông là c̣n sạch, tóc ông đă hoa râm, để rất dài rủ xuống cổ và thái dương. Bàn tay ông đỏ mọng từng mảng v́ những vết thương chắc là do víu vào các mỏm đá ở biển, măi vẫn chưa được lành hẳn.

- Anh cần ǵ, cứ đến hỏi tôi, tôi sẽ cho. Có bệnh hăy đến. Tôi không ưa ai đến thăm tôi và càng không ưa ai đến nói chuyện với tôi. Tôi bán trứng và cả gà con, gà trống và gà mái. Nếu anh mổ trộm được một con heo nhỏ, mang cho tôi một đùi sau, tôi sẽ trả anh một con gà và sáu quả trứng. Anh đă đến đây rồi th́ cầm lấy cái lọ một trăm hai mươi viên thuốc kư ninh này. Chắc anh đến đây để vượt ngục, vậy th́ nếu phúc tổ cho anh đi được, anh sẽ cần đến nó để sống ở rừng đấy

Sáng và chiều, tôi câu được hằng hà sa số cá phèn ở dưới các mỏm đá. Ngày nào tôi cũng gửi cho bếp của cai tù ba đến bốn kư. Santori tươi hẳn lên. Chưa bao giờ lăo ta nhận được nhiều loại cá khác nhau lẫn tôm hùm như thế. Có những lúc, nước xuống, tôi lặn ṃ được đến ba trăm con tôm hùm.

Ngày hôm qua, bác sĩ Germain Guibert đến đảo Quỷ. Biển lặng, ông đă đi cùng vợ và thiếu tá chỉ huy trại Royale. Người đàn bà đáng phục này là người phụ nữ đầu tiên đặt chân lên đảo Quỷ. Theo lời thiếu tá, cũng chưa có thường dân nào đặt chân lên đảo này. Tôi đă được nói chuyện với bà một giờ đồng hồ. Bà đi với tôi đến chiếc ghế dài mà Dreyfus* xưa kia vẫn thường ngồi nh́n ra biển cả, nh́n về phía nước Pháp đă hắt hủi ông.

(*Dreyfus Alfred, sĩ quan Pháp gốc Do Thái, Năm 1890 bị đưa ra ṭa án binh v́ tội “gián điệp”, rồi bị đày ra quần đảo Salut. Đến năm 1906 mới được thanh minh và phục hồi danh dự. Vụ án này đă làm chấn động dư luận toàn nước Pháp hồi ấy và gây nên những cuộc tranh luận và xung đột dữ dội giữa những người có tư tưởng cấp tiến bênh vực Dreyfus và những người có xu hướng bài Do Thái. Nhà văn Emile Loa đă viết một bài báo nổi tiếng bài “Tôi tố cáo” bênh vực Dreyfus bằng những lư lẽ đanh thép và một văn phong nảy lửa đầy sức thuyết phục - ND).

Bà xoa tảng đá và nói: Giá tảng đá này có thể nói cho chúng ta biết những ư nghĩ của Dreyfus nhỉ... Papillon này, chắc chắn đây là lần cuối cùng chúng ta gặp nhau. V́ anh có nói với tôi rằng anh sắp thử vượt ngục một chuyến nữa. Tôi cầu Chúa cho anh được thành công. Tôi yêu cầu, trước khi anh đi, anh ngồi một phút trên tảng đá tôi vừa xoa tay vào, và cũng xin anh xoa tay vào đấy để vĩnh biệt.

- Thiếu tá cho phép tôi được gửi bằng dây cáp, một ít tôm hùm và cá cho bác sĩ, mỗi khi tôi muốn, Santori cũng đồng ư.

- Vĩnh biệt bác sĩ, vĩnh biệt bà.

Trước khi tàu rời khỏi bến, tôi chào cả hai người một cách rất tự nhiên. Bà Guibert mở to mắt nh́n tôi, vẻ như muốn nói: “Hăy nhớ măi đến chúng tôi v́ chúng tôi cũng không bao giờ quên anh”.

Chiếc ghế của Dreyfus ở tận mỏm phía Bắc của đảo cao hơn mặt biển đến trên bốn mươi mét..

Hôm nay tôi không đi câu. Trong bể cá thiên thiên, tôi c̣n hơn một trăm kư cá phèn và trong một cái thùng ton-nô bằng sắt, được neo bằng xích, c̣n hơn năm trăm con tôm hùm. Tôi có thể nghỉ câu. Tôi đă có dư để gửi cho bác sĩ và để dành cho Santori, cho anh người Tàu và cho tôi. Lúc đó là năm 1941. Tôi ở tù đă mười một năm.

Tôi đă ba mươi lăm tuổi. Tôi đă sống những năm tươi đẹp nhất trong đời tôi trong pḥng giam, hoặc ở xà-lim. Tôi chỉ sống tự do hoàn toàn được bảy tháng với bộ lạc Anh-điêng của tôi. Những đứa con mà tôi đă có với hai người vợ Anh-điêng bây giờ đă tám tuổi. Thật khủng khiếp! Thời gian trôi qua nhanh đến vậy? Nhưng nh́n về phía sau, tôi vẫn lặng ngắm những giờ những phút chịu đựng kéo dài của khoảng thời gian đó, khoảng thời gian đă được khắc sâu trên con đường đau khổ. Ba mươi lăm năm rồi! Montmartre, quảng trường Trắng, quảng trường Pigalle, khoảng sân khiêu vũ ở Triều Hoa viên, đại lộ Clichy, đâu cả rồi? Đâu rồi em Nenette với bộ mặt y như Đức mẹ, thật sự là bức tranh chạm nổi, có đôi mắt đen mênh mông tràn đầy tuyệt vọng nh́n tôi đăm đăm, đă kêu tôi giữa phiên ṭa: “Anh đừng lo, em sẽ đến tận đấy theo anh”?. Đâu rồi, luật sư Raymond Hubert với lời an ủi: “Chúng ta sẽ được trắng án”? Đâu rồi, mười hai cái bị thịt trong ban bồi thẩm? Đâu rồi bọn cớm ấy? Ngài biện lư? Ba tôi và các em gái tôi, đă lấy chồng trong cảnh chiếm đóng, giờ đây đang làm ǵ?

Bao nhiêu chuyến vượt ngục! Thử tính xem bao nhiêu chuyến rồi.

Chuyến đầu tiên, khi tôi đánh gục bọn cai và tù ở bệnh viện trốn đi. Chuyến thứ hai ở Colombia, từ Rio Hacha đi: chuyến đi đẹp nhất. Chuyến đó tôi thành công mỹ măn. Tại sao tôi lại bỏ bộ lạc của tôi nhỉ. Một cảm xúc yêu đương mănh liệt làm toàn thân tôi rung động. Tôi rùng ḿnh, mường tượng như trong thân thể tôi c̣n giữ lại những cảm giác mà tôi đă được thể nghiệm những khi làm t́nh với hai chị em cô gái Anh-điêng. Rồi chuyến thứ ba, thứ tư, thứ năm và thứ sáu ở Baranquilla. Những chuyến vượt ngục này chỉ toàn chuyện rủi ro. Rồi mưu toan trốn tập thể trong buổi lễ mi-sa, thất bại một cách thảm hại! Cái chuyến thuốc nổ hư và chuyện cái quần cậu Clousiot bị vướng vào mái tôn. Rồi cái liều thuốc ngủ tác động quá chậm! Chuyến thứ bảy ở đảo Royale, bị thằng xỏ lá Bébert Celier tố cáo. Không có nó, chắc chuyến ấy có thể thành công. Giá nó câm mẹ cái mồm nó đi, chắc tôi và anh bạn Carbonieri khốn khổ của tôi đă được tự do. Chuyến thứ tám, chuyến cuối cùng, ở nhà thương điên. Sai lầm, một sai lầm lớn của tôi, là đă để cho anh người ư chọn điểm hạ thủy. Nếu xuống phía dưới chừng hai trăm mét nữa, chỗ gần ḷ sát sinh, chắc thả bè dễ hơn nhiều.

Chiếc ghế dài này, nơi Dreyfus vô tội bị án tù, mà vẫn can đảm sống được, nhất định phải giúp cho tôi được việc ǵ. Không bao giờ được chịu thua! Phải thử làm một chuyến vượt ngục nữa. Phải, tảng đá nhẵn, trơn, nhô lên trên vực thẳm chỉ có đá bị sóng dập liên tục này phải trở thành một sự nâng đỡ về tinh thần và một tấm gương đối với tôi. Dreyfus không bao giờ chịu để tinh thần bị suy sụp, ông luôn luôn đấu tranh đến cùng để được khôi phục danh dự. Quả Dreyfus có một ưu thế đă làm được Emile Zola bênh vực với bài: “Tôi tố cáo” nổi tiếng. Tuy vậy nếu ông không phải là con người đă được tôi luyện th́ trước bấy nhiêu nỗi bất công chắc chắn ông đă từ chiếc ghế này gieo ḿnh xuống vực. Ông đă chịu đựng được.

Tôi không thể kém Dreyfus, và tôi phải từ bỏ ư nghĩ vượt ngục với phương châm: thắng hay là chết. Tôi phải bỏ hẳn chữ chết, v́ chỉ được nghĩ rằng tôi phải thắng và phải được tự do. Trong khi ngồi trên chiếc ghế của Dreyfus, tâm hồn tôi lang bang nghĩ đến quá khứ, mơ tưởng đến tương lai tươi đẹp. Mắt tôi thường bị lóa v́ ánh nắng chói chang, v́ ánh phản quang màu bạch kim của những ngọn sóng.

Cứ nh́n biển măi mà không thực sự nh́n thấy nó, tôi dần dà biết được tất cả những thay đổi thất thường có thể tưởng tượng được của những lớp sóng cuộn theo chiều gió. Đều đều, không mệt mỏi, không thay đổi, biển cả cứ tấn công vào các mỏm đá nhô ra khỏi đảo xa nhất. Nó sục sạo, mài ṃn, đập vỡ những tảng đá nọ, như muốn nói với đảo Quỷ: “Mi cút đi, mi phải biến mất đi, ta muốn xô vào Đất liền mà mi cứ làm ta vướng víu, mi chặn đường đi của ta. V́ vậy, hàng ngày, không phút nào ngơi, ta phải tước đi từng chút ít một của mi”. Khi có giông băo, biển thả sức vui vẻ hoành hành. Nó không chỉ lao tới, và khi rút ra, cào hết tất cả những ǵ nó đă đập phá được, mà hơn thế nữa, có c̣n chui rúc, len lỏi đưa nước vào tất cả các ngơ ngách để dần dà, từng chút một, xói ṃn ngầm những tảng đá khổng lồ đang có vẻ như quát vào biển: “Cấm đi qua đây, cấm qua chỗ này”.

Và tôi đă khám phá ra một điều quan trọng. Ngay dưới chỗ ghế của Dreyfus, sóng xô thẳng vào những tảng đá sống trâu này, tấn vào, tan ra và rút đi vôi một sức mạnh hung hăn. Hàng tấn nước không tung tóe ra được v́ bị kẹt giữa hai tảng đá h́nh móng ngựa rộng chừng năm, sáu mét. Sau đó là vách đá ngựa rộng chừng năm, sáu mét. Sau đó là vách đá dựng đứng, cho nên nước theo sóng vào chỉ có một đường thoát là quay ngược lại, rút ra khơi.

Điều này rất quan trọng v́ nếu khi sóng bị tóe ra và lùa vào vực thẳm, tôi từ trên mỏm đá ôm một bao trái dừa lao thẳng xuống đấy, th́ chắc chắn, không nghi ngờ ǵ cả, là nước rút sẽ cuốn tôi ra theo.

Tôi biết chỗ có thể kiếm ra vài cái bao tải, ở chuồng heo muốn có bao nhiêu để đựng dừa cũng có.

Việc đầu tiên là phải làm thử đă. Vào những ngày trăng tṛn, lúc nước thủy triều lên cao nhất, th́ sóng cũng mạnh nhất. Tôi sẽ chờ một đêm như thế. Một bao tải nhét đầy trái dừa c̣n cả vỏ xơ, đă khâu kỹ lại, được dấu trong một cái hang mà muốn vào đấy phải lặn xuống nước. Tôi t́m ra nó lúc lặn ṃ tôm hùm. Tôm hùm bám vào trần hang, không khí chỉ lọt được vào hang khi nước xuống. Trong một bao tải khác được chằng cùng với bao đựng trái dừa, tôi bỏ một tảng đá nặng chừng bao mươi lăm đến bốn mươi ki lô. V́ tôi tính tôi sẽ vượt ngục với hai bao tải chứ không phải một, mà tôi th́ cân nặng bảy chục kư, cho nên tỷ lệ như vậy là tương đương.

Thí nghiệm này kích thích tôi rất dữ. Không ai đến phía này của đảo bao giờ. Cũng không ai giờ rằng có người lại chọn nơi bị sóng dập mạnh nhất, nghĩa là nơi nguy hiểm nhất, để vượt ngục.

Nhưng đây lại là địa điểm duy nhất mà, nếu tôi rời được bờ, tôi sẽ được sóng đưa ra khơi và không thể nào lại đâm đầu vào đảo Royale được. Chỉ ở đây chứ không phải ở đâu khác, tôi sẽ ra đi. Những bao tải đựng dừa và ḥn đá không dễ mang vác Tôi không sao kéo nó lên mỏm đá được. Đá trơn và lúc nào cũng ướt. Tôi đă bàn với Chang, và anh ta đă đến giúp tôi. Anh mang cả bộ đồ nghề câu cá, dây câu ngầm, để lỡ bất ngờ gặp ai, chúng tôi có thể nói là chúng tôi đi đặt lới bẫy cá mập.

- Bắt đầu đi, Chang. Một chút nữa là xong.

Trăng rằm chiếu sáng vằng vặc như ban ngày. Tiếng sóng ầm ầm làm tôi choáng váng. Chang hỏi tôi: “Anh đă sẵn sàng chưa Papillon? Cho nó theo lớp sóng này đi. Cột sóng cao năm thước, thẳng đứng ập xuống bờ đá. Chân sóng xô vào phía dưới chúng tôi mạnh đến nỗi ngọn sóng vượt qua cả mỏm đá, làm chúng tôi bị ướt hết. Nhưng nó cũng không ngăn cản chúng tôi ném các bao tải đúng lúc h́nh thành xoáy nước trước khi sóng rút ra. Hai cái bao tải bị cuốn đi như một cọng rơm.

Tốt rồi, Chang, thế là xong.

Chờ xem bao tải có trở về không.

Năm phút sau, tôi rụng rời cả người khi trông thấy bao tải của tôi ở trên đỉnh một lớp sóng ngầm cao ngất, đến sáu bảy mét bị đưa trở vào bờ. Sóng nâng túi dừa vào tảng đá như không có nghĩa lư ǵ. Nó đưa những thứ đó lên trước ngọn sóng, khoảng trước bọt nước một chút, với một sức mạnh phi thường, sóng đă trả nó về chỗ nó bắt đầu bị cuốn đi, đập vào đá vỡ tan thành, bao tải rách bươm ra, mấy quả dừa bắn tung ra khắp nơi, c̣n tảng đá th́ lăn xuống đáy vực.

Chang và tôi đều ướt thấu xương, bị đẩy ngă, may mà ngă về phía đất liền. Cả người chúng tôi bị xây xát và ê ẩm. Chúng tôi không buồn nh́n ra phía biển mà vội rời cho thật nhanh cái nơi đáng nguyền rủa này.

- Không tốt đâu, Papillon. Cái ư vượt ngục ở đảo Quỷ không tốt đâu. ở Royale hơn. Anh đi từ phía Nam hơn ở đây.

Phải, nhưng ở đảo Royale, việc vượt ngục chỉ hai giờ sau là nhiều nhất, sẽ bị lộ. Các bao tải đựng dừa chỉ đi được nhờ sức sóng đẩy, tôi sẽ bị ba chiếc tàu ở đảo quây bắt được liền. C̣n ở đây, thứ nhất là không có tàu thứ hai, chắc chắn tôi vượt ngục, sau người ta tưởng tôi đi câu bị chết đuối. ở đảo Quỷ, không có điện thoại. Nếu tôi đi lúc trời xấu, không tàu nào có thể đến được đây. V́ vậy tôi phải từ ở đây đi. Nhưng ra đi bằng cách nào?

Giữa trưa, trời nắng chang chang. Một thứ nắng nhiệt đới làm cho đầu óc muốn sôi lên. Một thứ nắng thiêu cháy mọi thứ cây cỏ đă nảy mầm được nhưng chưa lớn đến mức đủ sức đương đầu với nắng. Một thứ ánh nắng mà chỉ trong vài giờ cũng đă làm cho các vùng nước biển không sâu quá phải bay hơi chỉ c̣n lại một lớp muối trắng. Một thứ ánh nắng làm cho làn không khí chao đảo như nhảy múa. Đúng, ánh nắng chuyển động thật sự trước mắt tôi, và ánh nắng phản chiếu trên mặt biển làm tôi rát bỏng cả mắt. Tuy vậy, lúc ngồi lại trên chiếc ghế của Dreyfus, tất cả những điều đó không ngăn tôi tiếp tục quan sát mặt biển. Lúc bấy giờ tôi mới thấy tôi quá ư là ngốc. Con sóng ngầm, cao gấp hai lần tất cả các con sóng khác, con sóng đă ném các bao tải của tôi vào đá, làm nó tan vụn hoàn toàn, con sóng này chỉ thỉnh thoảng mới có. Tôi tính kỹ th́ thấy cứ sáu đợt sóng b́nh thường mới có một đợt sóng ngầm dữ dội như vậy. Từ giữa trưa đến lúc mặt trời lặn, tôi quan sát xem thử có phải đều đặn như thế không, có những thay đổi ǵ không, nghĩa là xem thử có ǵ không đều trong chu kỳ và h́nh dáng con sóng khổng lồ này không.

Không, không một lần nào con sóng ngầm đến trước hay đến sau. Cứ sáu đợt sóng cao chừng sáu mét kéo vào, th́ cách bờ hơn ba trăm mét, con sóng ngầm lại h́nh thành. Nó đến thẳng đứng như chữ I. Càng tới gần bờ, nó càng tăng khối lượng và chiều cao. Không có bọt sóng ở trên ngọn, khác hẳn sáu con sóng kia. Rất ít bọt. Tiếng sóng cũng đặc biệt, giống như tiếng sấm rền đang tắt dần từ xa. Khi sóng xô vào bờ đá, ập vào khoảng giữa hai tảng đá nọ, rồi đập vào vách, khối lượng nước của nó lớn hơn của các con sóng khác, nó bị tắc lại, quay lộn nhiều lần trong hốc đá và mất mươi mười lăm giây những cuộn nước xoáy mới t́m được lối thoát và rút ra, cuốn theo những ḥn đá to cứ lăn đi lăn lại, ầm ầm như tiếng hàng trăm chiếc xe chở đá được đổ xuống vực một cách thô bạo.

Tôi bỏ độ một chục quả dừa vào một cái bao tải tôi tống một tảng đá nặng độ hai mươi ki-lô vào đấy và con sóng ngầm vừa xô vào đá, tôi ném bao tải xuống. Mắt tôi không trông theo được bao tải v́ có quá nhiều bọt nước trắng trong vực xoáy, nhưng tôi cũng thoáng thấy nó trong một giây, khi nước như bị hút mạnh, băng băng kéo ra ngoài khơi. Bao tải không bị đẩy trở lại. Sáu con sóng kia không đủ sức ném nó vào bờ và khi con sóng thứ bảy h́nh thành, cách xa chừng ba trăm mét, cái bao tải hẳn đă vượt ra ngoài cái vùng con sóng ngầm bắt đầu h́nh thành, v́ tôi không c̣n nh́n thấy bao tải ấy đâu nữa.

Ḷng chứa chan vui mừng và hy vọng, tôi đi về trại. Thế là tôi đă t́m ra một cách hạ thủy thật hoàn hảo. Không được phiêu lưu trong việc này. Thế nào tôi cũng cần phải thử một lần cho nghiêm chỉnh hơn, với những số liệu tương ứng một cách chính xác với bản thân tôi: hai bao trái dừa buộc chặt vào nhau, và ở trên là bảy mươi ki-lô được phân đều cho hai hay ba tảng đá. Tôi kể cho Chang. Và anh bạn Tàu của tôi ở Côn Đảo đă giỏng tai ra nghe.

- Tốt lắm, Papillon ạ. Tôi cho thế là anh đă t́m được cách rồi. Tôi sẽ giúp anh làm thử thật sự. Chờ nước thủy triều lên cao tám mét: sắp đến điểm phân mùa rồi.

Được Chang giúp đỡ, lợi dụng điểm phân mùa, có con sóng cao hơn tám mét, tôi ném xuống con sóng ngầm nọ hai bao trái dừa kèm theo ba tảng đá nặng chừng tám mươi ki-lô.

- Tên con bé mà anh bơi ra cứu ở Saint Joseph là ǵ?

- Lisette.

Vậy ta cũng đặt tên con sóng có ngày sẽ cuốn anh đi theo là Lisette. Bằng ḷng không? Đồng ư.

Lisette ập đến ầm ầm như một đoàn xe lửa tốc hành tới ga. Nó h́nh thành từ ngoài xa hơn hai trăm năm mươi mét, và sừng sững như vách đá, nó tiến vào mỗi lúc một lớn dần. Quả là một cảnh tượng uy nghi. Nó đập vào vách làm Chang và tôi bị hất hẳn sang bên tảng đá, và các bao tải đă tự nó rơi xuống vực V́ biết ngay trong một phần mười giây rằng chúng tôi không thể đứng lại trên mỏm đá được, chúng tôi đă lùi về sau: điều đó tuy không tránh cho chúng tôi khỏi bị một khối nước ập đến tát ướt cả người, nhưng cũng làm cho chúng tôi khỏi bị ngă xuống vực. Chúng tôi làm cuộc thí nghiệm này lúc mười giờ sáng. Chúng tôi không sợ ǵ v́ ba tên cai tù đều ở đầu kia đảo lo việc tổng kiểm kê. Mấy cái bao tải đă trôi không ra khơi, chúng tôi trông rất rơ, nó đă trôi rất xa bờ. Nó có trôi ra quá chỗ h́nh thành của con sóng không? Chúng tôi không có ǵ làm chuẩn để biết được các bao tải ở xa hơn hay gần hơn chỗ ấy. Sáu con sóng tiếp theo con Lisette đều không đuổi kịp được đà trôi của nó. Một lần nữa Lisette lại h́nh thành và bắt đầu xô vào bờ. Các bao tải cũng không bị nó cuốn vào. Thế là chúng đă thoát được khỏi khu vực ảnh hưởng của con sóng.

Trở vội lên ngồi vào ghế của Dreyfus để cố t́m ra các bao tải một lần nữa, chúng tôi có được nỗi vui mừng được bốn lần nh́n thấy nó bập bềnh trên các ngọn sóng, không hướng về phía đảo Quỷ mà đi về hướng Tây. Không c̣n phải bàn căi ǵ nữa, cuộc thí nghiệm đă cho thấy kết quả tốt. Tôi sẽ lên đường dấn thân vào cuộc phiêu lưu vĩ đại trên lưng Lisette.

“Nh́n ḱa, nó đến đấy”. Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, rồi đến lượt Lisette tiến vào. ở mỏm đá, chỗ đặt ghế của Dreyfus xưa nay, biển vẫn khắc nghiệt, nhưng hôm nay nó đặc biệt hung dữ. Lisette tiến vào với tiếng ầm ầm riêng biệt của nó. Tôi thấy nó lù lù hơn ngày thường, và hôm nay, nhất là ở chân sóng, khối lượng nước được di chuyển c̣n nhiều hơn nữa. Khối nước khổng lồ này sẽ tấn công hai tảng đá mau lẹ hơn, thắng góc hơn. V́ khi con sóng vỡ, đổ xô vào khoảng cách giữa hai tảng đá khổng lồ, tiếng động c̣n inh tai nhức óc hơn bao giờ hết, nếu trên đời có thể có một tiếng động quái gở như vậy.

- Anh nói là phải lao xuống chỗ này phải không? Đúng đấy, anh chọn chỗ này thật là tuyệt. Tôi th́ tôi không chơi đâu. Tôi muốn vượt ngục thật, nhưng tôi không muốn tự tử.

Sylvain rất xúc động khi tôi giới thiệu Lisette với anh ta. Anh mới đến đảo Quỷ được ba ngày và tất nhiên tôi rủ anh cùng đi với tôi. Mỗi người đi một bè. Do đó nếu anh nhận lời, tôi sẽ có bạn khi đến Đất liền để tiến hành cuộc đào tẩu tiếp theo. ở rừng mà chỉ có một ḿnh chẳng thú vị chút nào đâu.

- Đừng có sợ trước khi làm. Tôi công nhận là lần đầu tiên, ai cũng phải chùn bước. Nhưng đây lại là con sóng duy nhất có thể kéo cậu ra thật xa, các con sóng tiếp theo không có đủ sức kéo cậu trở lại bờ đá.

- B́nh tĩnh nào, nh́n kỹ lại, chúng tôi đă thử rồi - Chang nói - Chắc chắn, cậu đă đi rồi là sẽ không bao giờ trở lại đảo Quỷ, cũng không vào đảo Royale đâu

Mất một tuần, tôi mới thuyết phục được Sylvain. Một người rắn chắc, cao một mét tám mươi, cân đối, với một thân h́nh lực sĩ điền kinh.

- Được. Tôi công nhận chúng ta sẽ được đưa ra đủ độ xa. Sau đó, cậu tính cứ để sóng đẩy đi, mất bao nhiêu ngày th́ đến được Đất liền?

- Thật t́nh, tôi cũng không biết đâu, Sylvain ạ. Có thể bị giạt nhiều hay ít, tùy thời gian. ảnh hưởng của gió không có mấy, v́ chúng ta ở sát mặt nước. Nhưng nếu trời xấu, sóng sẽ lớn và đẩy chúng ta mau hơn vào phía rừng. Khoảng bảy tám, nhiều nhất là mười con nước, chúng ta sẽ bị đẩy vào bờ. Do đó, xê xích ít nhiều th́ mát chừng bốn tám đến sáu mươi giờ.

- Cậu tính thế nào vậy?

- Từ các đảo thẳng đến bờ, không xa hơn bốn mươi cây số. V́ bị trôi giạt nên đường đi làm thành cạnh huyền một tam giác vuông. Cậu nh́n hướng sóng đi. ít nhiều, cũng phải đi một quăng từ một trăm đến một trăm hai mươi ki-lô-mét là tối đa. Chúng ta càng đến gần bờ, sóng càng đẩy chúng ta thẳng hướng vào đấy. Thoạt tính, cậu không cho là một vật trôi giạt ở bờ với khoảng cách như thế, lại không được đẩy đi với tốc độ năm ki-lô-mét một giờ.

Anh ta nh́n tôi và chăm chú nghe rất kỹ những lời giải thích của tôi. Chàng trai cao lớn này rất thông minh.

- Đúng. Tôi công nhận là những điều cậu nói chẳng ngu ngốc chút nào, và nếu không có những con nước xuống làm mất th́ giờ của ta, v́ chúng lại đẩy ta ra ngoài khơi, chắc chắn chỉ trong ṿng ba mươi giờ, ta có thể đến đất liền. Do có những con nước xuống, tôi cho là cậu nói có lư: muốn đến đất liền phải mất từ bốn mươi tám đến sáu mươi tiếng.

- Cậu tin chắc rồi th́ cậu đi với tôi chứ?

- Có thể. Giả dụ, ta đến chỗ đất liền là rừng th́ ta làm ǵ?

- Ta phải đến vùng gần khu vực Kourou. ở đây có một làng dân chài khá lớn, có những người đi t́m balata và t́m vàng. Phải đến gần một cách thật thận trọng v́ ở đấy cũng có một lâm trường của tù khổ sai. Chắc chắn cũng có những điểm để từ đó đi sâu vào trong rừng đến Cayenne và đến một trại của người Tàu được gọi là Inini. Phải bắt một tù nhân hay một thổ dân da đen buộc họ phải dẫn ḿnh đến Inini. Nếu người ấy tử tế, ta có thể cho năm trăm đồng rồi bảo anh ta chuồn đi cho khuất mắt. Nếu cũng là một người tù, th́ ta bắt hắn phải cùng đi trốn với ta. Inini là trại giam đặc biệt cho người Đông dương, thế th́ ta đến đấy để làm ǵ?

- ở đấy Chang có người anh ruột.

- Đúng, anh ấy là anh tôi. Anh ấy sẽ vượt ngục với các anh, anh ấy kiếm ra được ca-nô và thức ăn. Cách anh sẽ gặp Quưch-Quưch, các anh sẽ có đủ thứ để đi đường. Không một người Tàu nào chịu làm chỉ điểm cả cho nên anh gặp bất cứ người An Nam * (*Tác giả cũng như nhiều người Pháp hồi đó, không biết phân biệt người “Tàu với người “An Nam”) nào ở trong rừng, anh cứ bảo người đó tin cho Quưch-Quưch biết.

- Tại sao người ta lại gọi anh ta là Quưch-Quưch? - Sylvain hỏi.

- Tôi không biết, do bọn Pháp đặt tên cho anh như vậy - Đoạn anh nói thêm: “Các anh phải cẩn thận, khi đến đất liền rồi, các anh sẽ thấy bùn. Đừng bao giờ đi trên bùn, đi không tốt, nó hút các anh xuống đấy. Chờ cho nước đưa các anh vào tận rừng để có thể bám được dây leo và cành cây. Nếu không th́ nguy lắm.

- à đúng đấy, Sylvain à. Không bao giờ được đi trên bùn, ngay cả khi ở rất gần, rất gần bờ. Phải chờ lúc túm được cành cây hay sợi dây leo nào đă.

- Được Papillon. Tôi đă quyết định rồi. Hai cái bè được chế tạo cùng một kiểu, không khác nhau mấy, v́ chúng ta cũng nặng cân gần như nhau, chắc chắn chúng ta sẽ không bị tách rời nhau quá xa. Nhưng không sao lường trước được việc ǵ cả. Nếu lạc nhau ta sẽ t́m nhau ra sao? ở đây, ta không nh́n được tới Kourou. Cậu có để ư, khi cậu c̣n ở Royale là ở phía bên phải Kourou, khoảng chừng hai mươi ki-lô-mét, có những tảng đá trắng, thấy rất rơ khi mặt trời chiếu vào đấy phải không?

- Đúng.

- Cả vùng bờ biển này, chỉ chỗ ấy là có đá. Bên phải, bên trái, đến vô cùng tận, chỉ là bùn. Đá trắng là do cứt chim là ở đấy. Có đến hàng ngàn con, và v́ không có người nào đến đấy bao giờ, chỗ đó sẽ là nơi trú chân để ta lấy lại sức trước khi đi sâu vào rừng. Ta sẽ ăn trứng và ăn chỗ dừa ta đem theo. Không được đốt lửa. Ai đến trước sẽ đợi người tới sau.

- Đợi bao lâu?

- Năm ngày. Không thể nào sau năm ngày, người kia lại không tới được.

Hai chiếc bè đă được làm xong. Các bao tải được lồng vào nhau, hai cái làm một, cho bền hơn. Tôi yêu cầu Sylvain dành cho tôi mười ngày để tập cưỡi bao tải, càng nhiều giờ càng hay. Anh ta cũng phải làm như vậy. Mỗi lần thấy các bao tải sắp bị lật ngửa ra, phải cố gắng làm sao ngồi vững ở trên. Nhưng chú ư không được ngủ quên v́ sợ bị nhào xuống nước mà không bấu víu kịp. Chang khâu cho tôi một cái túi nhỏ không thấm nước để đeo vào cổ, trong đựng thuốc lá và máy lửa. Chúng tôi mỗi đứa nạo mười quả dừa để mang theo.

Cùi dừa giúp chúng tôi chịu đói và c̣n làm đỡ khát nữa. H́nh như Santori có một thứ bong bóng bằng da đựng được rượu. Lăo ta không dùng đến nó bao giờ. Khi nào có dịp lọt vào nhà lăo, Chang sẽ t́m cách xoáy cái đó

Chúng tôi định khởi sự vào ngày chủ nhật, lúc mười giờ tối. Trăng rằm, sóng thủy triều ắt phải cao đến tám mét. Lisette hẳn sẽ ở vào thời điểm mạnh nhất. Sáng chủ nhật, một ḿnh Chang sẽ cho heo ăn. Tôi sẽ ngủ suốt ngày thứ bảy và cả chủ nhật. Khởi hành lúc mười giờ đêm. Thủy triều bắt đầu xuống đă được hai giờ.

Hai cái bao tải của tôi không thể nào tách rời ra được Chúng được kết chắc lại bằng những sợi gai bện vào với nhau, bằng dây đồng, và khâu liền với nhau bằng gai buồm. Chúng tôi đă kiếm những cái bao có miệng rộng để lồng bao nọ vào bao kia sao cho vừa không thể tuột ra ngoài được.

Sylvain không ngừng tập thể dục, c̣n tôi, tôi đứng hàng giờ để những lớp sóng lăn tăn đập vào đùi tôi như xoa bóp vậy. Sóng cứ đập liên hồi vào đùi tôi và việc tôi phải lên gân chống lại sóng làm cho đùi và bắp chân tôi cứng như sắt.

ở một cái giếng bị bỏ hoang, có một sợi dây xích dài gần ba mét. Tôi quấn vào nó những sợi thừng nối các bao tải của tôi. Tôi có một cái ốc bù-loong có thể chốt qua các móc xích. Trong trường hợp tôi không chống đỡ nổi, tôi sẽ dùng sợi xích sắt để buộc ḿnh vào cái bao tải. Làm như vậy, tôi có thể ngủ mà không sợ rơi xuống nước và để trôi mất cái bè. Nếu bao tải lật, nước sẽ làm tôi tỉnh dậy và tôi sẽ lật nó lại như cũ. Papillon này, chỉ c̣n ba ngày nữa thôi. - Chúng tôi ngồi trên ghế của Dreyfus, nh́n Lisette.

- Phải, chỉ c̣n ba ngày nữa thôi, Sylvain ạ. Tớ tin tưởng là sẽ thành công. C̣n cậu th́ salà

- Chắc ăn lắm, Papillon à. Đêm thứ ba hay sáng thứ tư, bọn ta sẽ ở trong rừng rồi. Lúc đó, tha hồ mà chén cho đẫy!

Chang nạo cho mỗi đứa chúng tôi mười trái dừa. Ngoài dao, chúng tôi c̣n mang hai cái rựa đẵn cây ăn cắp được ở kho dụng cụ.

Trại Inini ở phía Đông Kourou. Buổi sáng đi, ngược lại phía mặt trời chiếu tới, chắc chắn là sẽ đúng hướng.

- Sáng thứ hai, Santori sẽ điên lên mất. - Chang nói. - Tôi sẽ không nói là cậu và Papi đă chuồn trước ba giờ chiều ngày thứ ba, khi tên gác đă ngủ trưa dậy.

- Hay là cậu vừa chạy về vừa kêu là chúng tớ đang câu cá th́ bị sóng lớn cuốn đi?

Không được, lôi thôi lắm. Tôi chỉ nói: “Sếp ạ, Papillon và Stephen hôm nay không thây đi làm, tôi phải cho heo ăn một ḿnh” - chỉ thế thôi, không hơn không kém.


o0o

 

Pages Previous  1  2  3  4  5  Next