Khái quát về Bệnh đái đường
Đái
đường ngày nay không c̣n là bệnh trạng xa lạ đối với một ai, nhất là đối
với người Việt Nam, nhưng ít ai hiểu rơ bản chất của nó để t́m cách điều
trị thích hợp.
Đường (glucose) là một chất dinh dưỡng căn bản tạo ra năng lượng để cơ
thể hoạt động. Lượng đường trong máu của mỗi người trung b́nh khoảng từ
70mg-110mg/100 ml máu. Những thức ăn trực tiếp làm tăng lượng đường
trong máu gồm đường và các loại chất bột (cơm, gạo, bánh ḿ, bánh cuốn,
phở, ḿ, chè, cháo, bánh ngọt, v.v.). Đường được kích thích tố insulin
giúp cơ thể tiêu thụ các biến thể của nó. Bộ phận chính tiết ra insulin
nằm ở sau bao tử, gọi là tụy tạng.
Đái đường là bệnh do sự hỗn loạn biến dưỡng của cơ thể không tiêu thụ
được lượng đường trong máu và sinh ra bệnh tiểu ra đường. Tuy nhiên
đường chỉ hiện diện trong nước tiểu nếu lượng đường trong máu tăng quá
180mg/100ml, lúc đó th́ bệnh đă nặng rồi. Do đó bệnh cần phải được biết
sớm để chữa trị kịp thời.
Những điều kiện mắc bệnh đái đường là : lượng đường trong máu lúc chưa
ăn sáng cao hơn 126mg/100ml trong hai lần thử máu ; lượng đường cao hơn
200mg/100ml vào bất cứ lúc nào ; hoặc sau khi uống 75g đường, lượng
đường trong máu hai giờ sau cao hơn 200mg/100ml và ít nhất một lần trong
khoảng từ 0-2giờ.
Có hai loại bệnh đái đường:
- Loại 1 xảy ra cho những người dưới 40 tuổi. Do tụy tạng không tiết ra
được insulin, hoặc không tiết đủ insulin. Bệnh này do bẩm sinh hoặc sau
khi cơ thể bị nhiễm trùng, các tế bào tụy tạng bị phá hủy không tiết ra
insulin nữa. Người Việt Nam không thuộc loại 1 này.
- Loại 2, phổ quát hơn, thường xảy ra cho những người trên 40 tuổi,
trong đó có người Việt Nam.
Bệnh đái đường thường kèm theo các chứng huyết áp cao, mỡ trong máu,
chai cứng động mạch. Triệu chứng phát hiện bệnh này tùy thuộc vào t́nh
trạng mắc bệnh:
- Lúc mới phát khởi, bệnh nhân không có triệu chứng ǵ. Sự phát hiện
bệnh trạng thường do khám sức khỏe tổng quát hàng năm hay qua thử máu
căn bản. Bác sĩ thấy lượng đường trong máu cao bất thường và cho thử máu
lại để xác định bệnh trạng.
- Ở những những người mắc bệnh đă lâu hoặc nặng mà không được khám sức
khỏe thường xuyên, các triệu chứng thường dễ trông thấy nhất là ăn nhiều,
uống nhiều và đi tiểu nhiều (3P: polyphagia, polydipsia, polyuria), bệnh
nhân cảm thấy mệt mỏi, uể oải, lên cân hoặc xuống cân.
- Trong trường hợp nặng hơn, mắc bệnh từ lâu (trên 10 năm) mà không biết
và không được chữa trị, bệnh nhân có thể bị giảm thị lực hay mù mắt, tay
chân thường bị tê, suy thận, đau tim hay bị tai biến mạch máu năo, da bị
lở lói, các vết thương khó lành và dễ bị nhiễm trùng.
Bệnh đái đường loại 2 rất dễ nhận diện : ăn nhiều, mập (tỉ số bụng/hông
đàn ông>0.9 và đàn bà>0.8), ít hoạt động (lười biếng, thích nằm hơn đứng,
thiếu thể thao, thể dục) và do di truyền (khoảng 50% con cái những người
mắc bệnh đái đường loại 2 sẽ bị đái đường khi trên 40 tuổi).
Biến chứng của bệnh đái đường xuất hiện sớm hay muộn tùy theo t́nh trạng
sức khỏe của từng người. Nếu được theo dơi cẩn thận, bệnh trạng có thể
chỉ xuất hiện sau 20 năm thay v́ 5 năm, hay 10 năm.
Những biểu hiện của bệnh này là cơ bắp tim bị chai cứng gây nghẽn động
mạch vành tim, gây đau tim hoặc nhồi máu cơ tim, nguy cơ mắc bệnh tim
tăng từ hai tới bốn lần so với người b́nh thường ; chứng tai biến mạch
máu năo tăng hai lần rưỡi ; huyết áp cao từ 60% đến 70% ; vơng mạc mắt
bị hư, bị cườm mắt hay cườm nước ; thận mất khả năng lọc máu ; các thần
kinh ngoại biên bị viêm hay hủy hoại gây tê chân tay hay mất cảm giác ;
da bị lở loét, các vết thương khó lành ; đau lở nướu răng, sưng nướu
răng... Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh nhân có thể bị hôn mê bất
cứ lúc nào. Một khi bệnh đái đường đă được chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được
điều trị đúng mức, và tùy theo cấp độ bệnh trạng có thể được đưa đến
những trung tâm chữa trị chuyên khoa. Nguyên tắc chữa trị chung vẫn là :
- Ăn uống điều ḥa để giảm cân: phải bảo đảm thức ăn có đầy đủ chất
dinh dưỡng ; mỗi ngày không được tiêu thụ quá 50% lượng thức ăn bằng các
loại bột, gạo, bánh ḿ, bánh cuốn, bánh phở, ḿ... ; tránh tối đa các
loại chất béo (động vật và thực vật) ; nên ăn cá thay thịt, rau, chất
đạm thực vật (đậu hũ).
- Thường xuyên vận động cơ thể: tập thể dục để tăng tác dụng của
insulin trong cơ thể và giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn.
- Bằng thuốc: việc áp dụng liều lượng tùy theo cấp độ bệnh trạng của
mỗi bịnh nhân; các loại thuốc trị bệnh đái đường gồm thuốc kích thích
tụy tạng sản xuất thêm insulin (sufonylurea thế hệ 1 và 2), thuốc làm
giảm sản xuất đường từ gan và giúp đường vào bắp thịt (glucophage,
prandin...), chích insulin vào cơ thể. Các loại thuốc giúp tăng tác dụng
của insulin, gọi chung là nhóm TZD, rất hiệu quả v́ chữa đúng bệnh và có
thể làm tái tạo lại các tế bào beta của tụy tạng để sản xuất lại chất
insulin.
Nói tóm lại, đái đường là một bệnh như những bệnh nguy hiểm khác, cần
được chữa trị càng sớm càng tốt. Không nên lo âu hay buồn phiền, v́ càng
lo âu hay buồn phiền th́ khó lành bệnh hơn. Tất cả mọi bệnh trạng đều có
thể chữa trị được nếu được phát giác kịp thời và chữa trị bằng những
phương pháp thích hợp. Tuy nhiên, cách chữa trị hay nhất vẫn là pḥng
ngừa, những người tới độ tuổi trên 40 nên đi khám sức khỏe tổng quát
hàng năm. Khi thấy cơ thể có những biến chứng bất thường như lên cân,
mệt mỏi, khó thở... th́ phải nhờ bác sĩ chẩn bệnh ngay, càng chần chờ
càng nguy hiểm và khó chữa trị hơn.
Tuy nhiên cách ngừa bệnh đái đường hay nhất vẫn là ăn uống đều độ, luyện
tập thể dục thường xuyên, và quan trọng hơn tất cả là tránh lo âu, buồn
phiền. Yêu đời là liều thuốc hay nhất chữa trị mọi chứng bệnh.
Bác
sĩ Bùi Đắc Lộc
[Trở
Về Đầu Trang] |