Hô Hấp Nhân Tạo Cứu Mạng Người
Những chỉ dẫn sau đây có thể Cứu sống mạng người. Nên đọc kỹ nhiều lần
để nhớ, hoặc copy để trong ví phòng khi cần. Nhưng tốt hơn hết là học
một lớp CẤP CỨU TIM VÀ PHỔI (Cardio Pulmonary Resussication CPR) được
Hội Tim Mạch Hoa Kỳ American Heart Association hay Hội Hồng Thập Tự Hoa
KỳAmerican Red Cross tổ chức thường xuyên.
HÔ HẤP NHÂN TẠO
Hô hấp hay thở là chức năng tối quan trọng
đưa dưỡng khí đến toàn thân. Óc thiếudưỡng khí (oxygen) từ 3 đến 5 phút
có thể hư hoại. Do đó, nếu thấy một người ngưng thở, cần làm HÔ HẤP NHÂN
TẠO đưa dưỡng khí lên óc nạn nhân.
1.Việc đầu tiên phải làm
Nếu gặp một người bất tỉnh và ngưng thở,
cần lập tức gọi số 911, sau đó mới cấp cứu.
2. Xác nhận là nạn nhân không thở
Cần đánh thức, gọi nạn nhân: “Dậy đi! Mở
mắt ra! Nói đi!” hoặc lắc vai nạn nhân.
3. Nếu nạn nhân không phản ứng
Nên nhớ ABC. A là AIRWAY tứ c đường thở. B
là BREATHING tức thở. Và C là CIRCULATION tức sự tuần hoàn hay sự hoạt
động của tim đẩy máu đi khắp cơ thể.
4. A:AIRWAY hay ĐƯỜNG THỞ
Nếu đường thở bị nghẹt (mắc cổ do miếng
thịt quá lớn, bị ói làm nghẹn khí quản...) dĩ nhiên nạn nhân sẽ không
thở được. Cần phải thiết lập đường thở.
Lật nạn nhân nằm ngửa. Một bàn tay đè lên
trán, một bàn tay đặt dưới cằm kéo cằm nạn nhân lên (xem hình 1).
Nếu cổ nạn nhân cong một cách khác thường,
có thể đã bị chấn thương cổ. Nếu để ngửa cổ như trên có thể làm cổ chấn
thương nặng hơn, nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp này, không nên ngửa
đầu ra nạn nhân, chỉ nên dùng tay kéo hàm dưới của nạn nhân lên mà thôi.
5. Xem nạn nhân có tự thở được không
Sau khi thiết lập đường thở như trên, có
thể thử xem bệnh nhân có tự thở được không bằng cách quan sát như sau:
- Nhìn xem ngực nạn nhân có phồng lên
xuống không?
- Kề tai vào mũi nạn nhân để nghe có tiếng
thở hoặc không khí thổi ra không (hình 2)
6. Nếu không thấy nạn nhân thở, cần hô hấp
cấp cứu ngay. Giữ đầu và cằm nạn nhân ở vị trí đã nói trên, bịt chặt mũi
để không khí thổi vào miệng không thoát ra (hình 3). Mở miệng nạn nhân
ra.
7. Lấy một hơi dài. Áp chặt miệng vào
miệng nạn nhân tránh không khí thoát ra.
8. Thổi khá mạnh vào miệng nạn nhân vào
khoảng 2 giây. Phải thấy lồng ngực nạn nhân phồng lên mới là hiệu quả.
9. Nếu thổi mà ngực nạn nhân không phồng
lên, cần xem lại đường thở xem có thông không. Làm lại một lần nữa việc
ngửa đầu nạn nhân ra và kéo cằm nạn nhân lên như nói trên. Sau đó thổi
hơi 1 lần nữa. Nếu ngực vẫn không phồng lên, có thể nạn nhân mắc vật lạ
trong cổ họng khiến nghẹt đường thở.
[Trở
Về Đầu Trang] |