Làng Tôi

"...Làng Tôi có Cây Đa cao ngất từng xanh..."
Bài hát "Làng Tôi" của Chung Quân với tôi thật dễ thương, thật dịu dàng như một cánh bướm phân vân chập chờn trong mảnh vườn hồn thơ ấu.
Cho măi đến hôm nay giữa những phút giây êm đềm hay gập ghềnh của cuộc sống, từ trong tiềm thức âm điệu của ca khúc này lớn dần trong hồn tôi vỗ về và vực tôi đứng dậy...
Tôi sinh ra trong một thành phố ven biển, những bóng dừa những tiếng sóng đă nuôi tôi khôn lớn. Nhưng rồi phải tất tưởi bỏ ra đi khi chưa thu góp được hết những nét đáng yêu của vùng đất đă cưu mang tôi đó.
Qui Nhơn của tôi không có "Cây Đa cao ngất từng xanh". Chỉ có một cây me sum xuê đứng ở góc phố, cũng đủ để gọi tên "Ngă Tư Cây Me" cũng không có "Con sông lờ lững vờn quanh hay đồng quê mơ màng..."
Qui Nhơn chỉ có băi cát vàng viền quanh biển xanh nghe sóng vỗ thiên thu.
Không hiểu sao, những h́nh ảnh chưa hề quen biết trong ca khúc "Làng Tôi" cũng đă làm tôi rung cảm thật ḷng và t́nh quê hương dâng lên bát ngát.

Tôi cũng đă rưng rưng nước mắt khi hát thầm th́ "Nhưng than ôi, có một chiều thu lá thu rơi..."
H́nh ảnh quê hương của một miền quê đất Bắc đă chuyển hoá trong tâm thức tôi thành một biểu tượng thiết tha của hoài niệm. Và riêng tôi là một ch́a khoá đă mở cánh cửa đi vào thiên đường tuổi thơ.
Một kỷ niệm không phai gắn liền bài hát làng tôi với thời năm xưa của tuổi măng tơ.
Ngày đó... Trong kỳ thi tuyển vào đệ thất  trường công học tṛ phải đọc một bài học thuộc ḷng hay  một bài hát. Lũ trẻ thường nghĩ phải hát th́ "le" hơn là học thuộc ḷng, nhưng với tôi "thi hát" th́ tôi có quá nhiều đối thủ.

Coi nè! trước tôi có con Vân Chi hát thật dẻo bài "bạn ơi... Quan Hà xin cạn chén ly bôi..." Nó oằn nó èo đến chảy nhựa như giọng hát Chế Linh.
Coi nè! Con Lan đen, nó dậm chân dơ tay như thể đi lính khi hát "cô gái Việt"
Khi đến phiên tôi, tôi đă thấy hơi khớp muốn định chọn học thuộc ḷng. Tôi đă sửa soạn đọc bài thơ:
Trường học làng tôi ở cạnh đ́nh
    Một trường ba lớp vẽ xinh xinh
    Trước trường có mấy cây đào lớn
    Thường quyến ḷng tôi những cảm t́nh
(Tôi sẽ chép nguyên bài thơ cho các bạn để làm kỷ niệm)
-  Trường tôi mặt trước ngó ra sông
   C̣n mặt đằng sau ngó quăng đồng
   Phía ấy thầy tôi thường hỏi hướng
   Tôi ṿng tay đáp "Dạ phương Đông"
-  Thầy tôi tầm thước mảnh và cao
   Đôi mắt long lanh má nhuộm đào
   Mái tóc hơi quăn cằm hơi nhọn
   Nụ cười thường lẫn tiếng khao khao
-  Bạn tôi cùng lứa tuổi đầu xanh
   Sớm tối chăm lo chuyện học hành
   Mỗi lần trống dục vang trong nắng
   Mẹ tôi khẽ bảo bước nhanh nhanh
-  Bao năm xa cách mái trường quê
   Tôi thấy ḷng tôi những năo nề
   Mỗi khi gió sớm về trong nắng
   Trống trường c̣n dội phía sau đê.

Tôi yêu bài thơ này lắm, nhưng đổi ư muốn hát nên chần chừ măi. Thầy phải dục
- Tṛ sẽ hát hay học thuộc ḷng?
- Thưa thầy... Con hát.
Có lẽ thấy tôi có chiếc nơ trên đầu và chiếc áo đầm x̣e ca rô hồng chắc là "Cute" lắm, thầy lại nói...
- Gắng hát cho hay đi... Mai sau làm ca sĩ .
Cái máu hay căi của "Nẫu" lại nổi lên
- Thưa thầy ! Ba con không muốn con làm ca sĩ
- Làm ca sĩ có sao đâu, thôi cứ hát đi.
Tôi vẫn bướng bỉnh tôi lập y chang ba nói
- Ba con hay nói xướng ca vô loại ạ!
Nhưng thầy chỉ tủm tỉm cười
- Được rồi, hát đi... Hát bài ǵ?
- Thưa thầy bài "Làng Tôi"
Có đoạn hồi hộp quá quên mất mấy chữ, tôi không "care" cứ ứ .. ừ.. ư đại .
Thầy phải nhắc:
"Quê tôi là bao niềm yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương"
Thầy hát nho nhỏ theo tôi, mắt thầy mơ màng c̣n như muốn khóc, thầy ngồi lặng im để tôi phải nhắc:
- Thầy... Thầy cũng biết bài hát này à...
Thầy mỉm cười với tôi.
"Nhiều người Bắc rất thích bài này"
Tôi sướng quá, thầy cũng thích bài này cho tôi tỉnh táo hơn. Thầy hỏi:
- Tṛ ở "Làng" nào?
- Thưa con ở Qui Nhơn.
- Qui Nhơn làm ǵ có cây đa cao ngất từng xanh.
- Làm ǵ có sông sâu lơ lững vờn quanh...
Máu phản kháng của tôi lại nổi lên.
- Th́ con tưởng tượng... thầy à ! Cây đa chắc là đẹp lắm.
- Ừ đẹp lắm... Thầy cho tṛ bảy điểm.
Máu Nẫu hay căi hay co lại nổi lên và tôi phụng phịu vùng vằng.
- Thưa thầy bài "Làng Tôi" của con hay hơn "Cô Gái Việt" của con Lan.
Thầy kiên nhẫn giải thích.
- Con Lan nó hát có điệu bộ nên nhiều điểm hơn.
- Nhưng bài hát của con "buồn" không cách chi để con dơ tay dậm chân như lính được.
- Ừ th́ có buồn thật!... Thôi thầy cho tám điểm như con Lan.
Câu chuyện trở nên gây cấn hơn khi con bạn thân Bắc Kỳ muốn kiếm điểm với thầy thêm, từ cuối pḥng hắn chơ mỏ lên.
" Thưa thầy con Xuân thường hát ghẹo tụi con."
Ông thầy nheo mắt nh́n tôi.
" Hát ghẹo như thế nào? Hát lại thầy nghe xem."
Tôi lúng túng không biết xoay sở ra sao, v́ chính Mẹ của thầy từng là nạn nhân hát chọc ghẹo của bọn tôi.
Vẫn cái tật nghịch phá ṭ ṃ như mọi đứa trẻ khác, tôi đă qua nhà thầy nh́n trộm một bà già, trùm khăn đen sùm sụp, miệng nhai bỏm bẻm không ngừng, thỉnh thoảng nhổ ra một búng máu đỏ  tươi "eo ơi ghê quá!" Tôi phóng về nhà nói với chị vú:
- Chị Hoa ơi! Tui thấy rơ ràng một con ma cà rồng đang hút máu người! Sợ quá.. Sợ quá.
Thế rồi lũ nhóc trong xóm theo tôi đi ŕnh con ma cà rồng.
- Thấy chưa... Thấy chưa! Con ma đang khạc ra máu đỏ ḷm ḷm.
- Sao không thấy nanh nhọn?
- Nhưng răng lại đen thùi thùi ḱa.
Ŕnh trộm nhiều lần mà chẳng thấy con ma cà rồng, cũng không hung tợn chút nào mà c̣n có vẻ hiền nữa chứ, lũ trẻ hết sợ lại c̣n mon men đến gần bà.
Không biết từ đâu lũ trẻ học được câu hát vè luôn mồm hát theo.
        Bà già Bắc Kỳ
        Ăn rau muống nuộc
        Ông giời bắt tội
        Răng đen thùi lùi
        Ha...ha...ha

Lũ nhóc hát lui hát tới trước mặt bà mà chẳng thấy "con ma" nổi giận mà c̣n cười hiền từ bà nói với lũ trẻ.
... Rau muống nuộc ăn "nành" "nắm" đấy.
Hát chọc mẹ thầy thế nào rồi cũng có lần thầy nghe được.
Bây giờ thầy nhắc khéo.
"Hát đi... Bà già Bắc Kỳ ăn rau muống "nuộc" ấy mà!"
Mặt tôi lúc ấy chắc đỏ rần... Tôi nghĩ thế nào cái điểm 8 trên mười cũng trở thành hai hột vịt lộn.
Con Lan đen lại chơ mồm thêm:
"Thầy à, con Xuân c̣n hát nhạc Trịnh Công Sơn chọc nữa đấy!"
Thầy lại nheo mắt nh́n tôi. Nụ cười thầy vẫn hiền.
"C̣n biết hát nhạc Trịnh Công Sơn nữa cơ à!"
- Con hát đi thầy cho thêm điểm.
Lũ nhóc trong pḥng cũng nhao nhao lên.
"Hát đi ! Hát đi!".
Lúc ấy con bé nghịch ngợm, nhanh nhẩu đoảng, tính "tom boy" trở về trong tôi... Tôi vung tay múa chân chỉ chỏ điệu bộ theo câu hát.
"Từ Bắc vô Nam tay cầm cái cây, tay kia cầm sợi giây...ừ ..ứ..ư..ừ..!"
Lũ nhóc hát theo cười reo sặc sụa. Thầy cũng  cười vui lây, và cũng lắc đầu ngán ngẫm lũ trẻ vô tư.
Và tên Xuân vần X được nằm cuối theo danh sách thí sinh.
Chấm dứt buổi thi vào đệ thất, cũng chấm dứt buổi tuyển lựa ca sĩ có một không hai của đời tôi bên các bạn.
Chưa kịp ṿng tay cúi đầu, thi xong tôi nhảy tung tăng lao về phía cuối lớp bên đám bạn.
Nắng tràn hào quang và tiếng ve cuối hạ cũng tràn ngập không gian.
Cho tôi được cắt xén đi một khoảng không gian và thời gian khá dài để nói nốt câu chuyện thi hát ngày xưa...
Tôi gặp lại thầy khi tôi đă lớn khi nào không hay, thân thể tôi đă trọn vẹn những nét cong và mái tóc đen dài đă thật bồng bềnh vương vấn, chỉ c̣n có tôi mới h́nh dung được cô bé ngây thơ ngày trước, và chắc chỉ có thầy không quên buổi chấm thi hát đậm nét hồn nhiên của trẻ thơ đậm ḷng yêu trẻ của thầy giáo.
Tôi đă gặp lại thầy trong khoảnh khắc hoang mang nhất của tháng ngày đầu tị nạn.
Mỗi chiều người tị nạn tụm năm tụm ba ở bờ biển lởm chởm một vùng đá xám của đảo Wake. Nghe đây có nhiều rắn biển rất độc, và nước biển nhiễm nhiều phóng xạ nên chẳng có ai dám mon men đến gần bờ nước.
Tôi thường đứng hàng giờ một ḿnh trên ốc đảo đó, nh́n những con cua màu đỏ tươi lễ mễ ôm theo nó chiếc vỏ ốc làm nơi tạm trú. Người ta gọi chúng là những con ốc mượn hồn. Tôi đă chợt thấy ḿnh như thân phận  những con ốc mượn hồn trên mảnh đất tị nạn...
Một buổi chiều từ trong đám đông , tôi nghe tiếng gọi:
- Xuân...
Tôi giật ḿnh.
- Thưa Thầy...
- Em đi được cả gia đ́nh không?
- ... Dạ ! C̣n thầy và Mẹ thầy th́ sao.
- Chỉ ḿnh tôi thôi. Mẹ tôi vừa mất cách đây vài tháng.
Một thoáng rất nhanh, nhưng rất đau buốt trong tim hình ảnh bà Bắc Kỳ ăn rau muống "nuộc", choáng ngập cả hồn.
Tôi đứng lặng yên nghe thầy tṛ chuyện, như kể lể cho chính thầy.
- Tội nghiệp cho Bà chỉ muốn trở về chết ở quê Cha đất Mẹ ngoài Bắc. Chừng như Bà không muốn có thêm một lần di cư, nên đă chọn nằm xuống trong ḷng đất Qui Nhơn.
Trước đây hai mẹ con thầy chỉ nghĩ rằng sẽ tạm ngừng chân ở Qui Nhơn rất ngắn thôi, sẽ vào Sài G̣n ở cùng bên bà con và không ngờ Qui Nhơn, học tṛ Qui Nhơn dễ thương  đă cầm chân hai mẹ con đến mấy chục năm trời.
Bây giờ Qui Nhơn lại giữ thân xác của Mẹ Thầy...
- Chỉ tiếc một điều... Qui Nhơn không có cây đa cao ngất từng xanh cho hồn Mẹ Thầy nương náu.
Tôi muốn nói với Thầy.
"Nhưng Qui Nhơn có tiếng sóng vỗ muôn trùng, ru hồn Bà giấc ngủ ngàn thu..."
Trước khi chia tay Thầy có nói.
"Cảm ơn em và bạn bè em đă làm cho Mẹ Thầy Bà Bắc Kỳ ăn rau muống "nuộc" bớt cô đơn với chuỗi ngày sống ở Qui Nhơn..."

Tôi là người cuối cùng c̣n đứng lại trên bờ biển, miên man nh́n góc trời khói sóng cố t́m về hướng quê hương khuất bóng hoàng hôn, ở cuối chân mây đó, tất cả vùng trời đó, là Làng Tôi và... nơi nào cũng có những cây Đa cao ngất từng xanh...

                           Quê hương khuất bóng hoàng hôn
                          Trên sông khói sóng thêm buồn ḷng ai.    (Tản Đà)

XuanThi

         
 

E-Báo Ất Mùi CPL
  Ai
 -Bài Không Tên
 -Bài Thơ Cho Mẹ
 -Buông Tha
 -Cần Thiết
 -Cánh Thư Đầu Xuân
  Chợ Tết Bolsa
 -Chuyện Ngày Xưa
 -Con Quay
 -Dại Khờ Lớp Tôi
 -D́ Ghẻ Con Chồng
 -Đêm Giao Thừa
 -Đôi Điều Tưởng Nhớ
 -Đường Xưa
 -Giấc Mơ Hư Không
 -G̣ Vấp Trải Đầy Kỷ Niệm
 -Hè Đến
 -Kiếp Người
  Kư Ức
 -Lặng Lẽ Vào Đông
 -Làng Tôi
 -Lớp học không sân trường
 -Một Thoáng Mơ Hoang
  Mùa Nắng Hạn
 
Nắng Giữa Hoàng Hôn
 -Ngày Xưa
 -Ngày Xưa và Hiện Tại
 -Nhân Ái
 -Nhật Kư Vào Xuân
 -Nh́n Về Quê Hương
 -Nhớ Xuân Xưa
 -Quan Niệm Về Linh Hồn
  Tạ Ơn Mẹ
 -Tâm Sự 1
  Tâm Sự 2
 -Tản Mạn
  Thân Phận
  Thầy Giáo Của Chúng Tôi
  Thịt Kho Dừa
 -Thư Ngỏ
  Thu Sang Gợi Nhớ
 -Thuở C̣n Đi Học
  Tiếng Động
 -Tiếng Thở Dài
 -T́nh Chôn Dấu
 -Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài
  Trái Đắng Hồng Ân
 -Tuổi 60 Đọc Lại Thư T́nh
 -Ước Mơ
 -Vấn Vương
 -Xóm Thuốc và Cội Nguồn
  Sưu Tầm:
  Nụ Cười Đầu Năm
  10 cảnh sắc ăn được
  Nghệ thuật tạo dáng cây cảnh