Xóm Thuốc và Cội Nguồn

Xóm Thuốc là một giáo xứ nhỏ, thuộc tổng giáo phận Sài G̣n, nằm trên đường Quang Trung, Quận G̣ Vấp, khoảng giữa Ngă Năm Quân Khuyển và chợ Thông Tây Hội. Ở đó, có một cái chợ chỉ họp đến xế trưa, để người Xóm Thuốc gặp gỡ, mua bán đồ ăn, thức uống trong ngày. Người Xóm Thuốc hiền hoà, dễ mến, sinh sống bằng các nghề tự do như dệt chiếu, đan lát buôn bán nhỏ, hoặc là Quân Nhân, Công Chức cho Chính Quyền VNCH.
Sau 1975, do hoàn cảnh  đất nước thay đổi, không ít người Xóm Thuốc phiêu bạt khắp năm châu. Nếu t́nh cờ gặp nhau th́ tay bắt mặt mừng....
Tôi nhớ lần đến Paris ở trọ nhà anh Dục. Dục và tôi cùng lứa tuổi lại cùng Xóm Thuốc khi gặp nhau vui đă đành, mà ngay cả Đặng chưa một lần biết vợ chồng tôi, v́ khi tôi rời Xóm Thuốc Đặng c̣n nhỏ, chỉ nghe Dục nói có người Xóm Thuốc từ Mỹ qua chơi, Đặng đă đến đưa chúng tôi đi một ṿng Paris về đêm. Thế đấy, Chỉ cần hai chữ Xóm Thuốc là đủ kết nhau lại như anh em.

Cũng trong tinh thần yêu thương ấy, vào mùa hè 2013. Một lần vợ chồng tôi ghé Cali. Anh "Hậu" đón chúng tôi đến nhà chơi. Chúng tôi với anh trong cái quá khứ xa xăm, ít khi có dịp gặp nhau, vậy mà ở Hải Ngoại, lại mến nhau như thể người thân lâu ngày gặp lại. V́ t́nh đồng hương, Anh bỏ cả hai tiếng lái xe đưa đón, chỉ để gặp nhau, hỏi thăm nhau, kể cho nhau nghe về Xóm Thuốc. Gịng máu Xóm Thuốc luân lưu trong mỗi con người chỉ chờ dịp là "tuôn chảy".

Dưới ánh đèn vàng ấm cúng, trong căn nhà nhỏ. Hai anh em thay nhau "ôn cố tri tân", đủ chuyện trên đời và  điểm hội tụ cuối cùng vẫn là Xóm Thuốc. Với trí nhớ tuyệt vời và đầy ắp của anh về Xóm Thuốc. Anh hát cho vợ chồng tôi nghe một ca khúc có từ năm1958  mà không mấy ai c̣n nhớ, hay biết.
Với giọng Nam trầm ấm, (Baritone) trong không khí tĩnh lặng của đêm, tiếng hát anh cất lên đưa tâm trí chúng tôi ngược về dĩ văng, hoài vọng miền quê mẹ năm xưa. Trong se lạnh buổi sáng, có tiếng mời gọi đi lễ của ông Trùm Phú "Lạy Chúa là Chúa con, Từ sáng sớm con tỉnh thức và kêu cầu Chúa..." , Tiếng kinh chiều ê a. Tiếng đùa vui của những đứa trẻ lẫn trong gió giọng cười thủy tinh... tiếng rao hàng quen tai ngoài chợ, đầu ngơ...
Đôi mắt anh lim dim như đang sống lại chuỗi ngày  b́nh yên xưa...
"Ai đi về Xóm Mới xa vời. Đây Xóm Thuốc quê hương em dấu yêu ngàn đời.
Rung rinh rung rinh hoa lá reo cười. Đường làng in nắng buổi mai.
Ai đi về Xóm Mới xa vời . Đây Xóm Thuốc, quê hương em dấu yêu ngàn đời.
Rung rinh rung rinh hoa lá reo cười. Chợ chiều thưa vắng bóng người.
Quê Hương ơi! ghi nhớ chăng người ân nhân? Cho Xóm Thuốc tươi đẹp muôn năm. Dân Xóm Thuốc muôn đời nhớ người. Đă gầy dựng quê hương thắm tươi..."

Dứt lời ca, một chút lóng lánh ướt trong đôi mắt anh.
Cả ba chúng tôi lặng im cho cảm xúc thấm vào từng mạch máu...

Xóm Thuốc giờ này mưa có rơi,
có biết đêm nay đôi ba người, 
Cùng nhau ngồi nhớ về Xóm Thuốc
gọi nhẹ trong ḷng Xóm Thuốc  ơi!

Trí nhớ thường phai mờ theo năm tháng, để cái nhớ cái quên lẫn lộn. Ngày tháng như thoi đưa. Thế hệ thứ nhất mất đi. Thế hệ thứ hai cũng sắp sửa "chê của thế gian" để rồi không mấy ai c̣n ai biết được Xóm Thuốc xưa ra sao. Trong nỗi ḷng trăn trở ấy, tôi muốn t́m về cội nguồn Tại sao lại là Xóm Thuốc mà không là một nơi nào khác!!!?
Phần lớn, cha ông ḿnh sau cuộc chia đôi đất nước năm 1954 là nông dân. Nghề nông cần đất mà Xóm Thuốc th́ nhỏ, đất đâu có mà canh tác? Thực tế này xem ra không hợp lư khi đưa dân về đây định cư. Sao không là Gia Kiệm, Long Khánh, Phương Lâm, Định Quán, Cái Sắn... v́ đất rộng người thưa, thuận lợi mọi bề cho việc đồng áng, làm rẫy, làm vườn...?

Gặp anh Bút con ông Viên, gia đ́nh anh là một trong những gia đ́nh về đây rất sớm. Anh cho biết:
- "Ngày đó, nhà thờ chưa có, cha phải dâng lễ ở nhà ông "Đài" bố anh Các, bên cạnh nhà chị Liễu, anh Triều sau này. Thời gian sau, nơi phụng vụ được dời về nhà ông Ngự, cùng dẫy với nhà bà Chánh Đởn. Cha th́ ở chỗ nhà ông bà Lư (song thân anh Sự). Mỗi khi có Thánh lễ, giáo dân đứng cả ngoài sân v́ khg đủ chỗ".
Nói qua nói lại, tôi đi thẳng vào câu hỏi chính:
- "Tại sao lại thành lập giáo xứ ở đây? và tại sao gọi là Xóm Thuốc ?"
Theo anh Bút, đất Xóm Thuốc ngày xưa dân địa phương trồng thuốc rê (khoảng hơn 10 hecta) rồi khi Bắc kỳ di cư đến, thành lập một cộng đồng, thế là người ta gọi là Xóm Thuốc theo đặc tính Nam kỳ "thấy sao nói vậy người ơi!", cho tiện xác định vị trí, khó lẫn lộn với những xóm khác, như xóm chuối, xóm gà, xóm củi... v..v
- C̣n tại sao lại chọn Xóm Thuốc?
Anh Bút cũng không rành, v́ lúc ấy anh c̣n nhỏ, nhưng anh biết khu đất Xóm Thuốc đă có ông Thơ Doanh ở từ trước.

Chưa thỏa măn, tôi t́m hỏi Chú Thi, Chú Thi là em bà Lộc bán thịt và là chú vợ tôi, Chú kể :
- "Gia đ́nh ông Phó Ư, khi rời trại tạm cư th́ đi Tây Ninh, sau này về Xóm Thuốc, nhà cửa và dân cư  đă có rồi nên chú không biết chắc chắn lắm."
Tôi t́m gặp ông Đốc, sau vài trao đổi th́ vỡ lẽ ra điều này: bà Thơ Doanh là em ruột của bà Trương Thụy, ông Thơ Doanh chính là người đưa gia đ́nh ông bà Trương Thụy về đây. Ông Thơ Doanh đă ở Xóm Thuốc từ trước năm 1954 và làm việc cho trại "intendance" tiền thân của Trại Quân Nhu Phan Chu Trinh. Chính ông Thơ Doanh xin cho ông Trương Thụy cùng một số người nữa vào làm và nhường lại căn nhà cho gia đ́nh ông Trương Thụy.

Khi một ít gia đ́nh chọn sống nơi đây, Cha Phan (con bà cố Liệu) và cha Hương (người cùng làng với gia đ́nh ông Trương Thụy) thấy vậy bèn xin "Tổng Uỷ Di Cư" cho lập trại định cư. Sau đó, các ngài đưa một số dân từ mấy trại tạm cư mà phần nhiều thuộc làng Ứng Luật, Phát Diệm về. Như vậy chính gia đ́nh ông Trương Thụy là nhân tố khởi đầu h́nh thành giáo xứ Xóm Thuốc. Thời điểm này  khoảng giữa năm 1955.
Qua năm 1956 dân ta theo nhau về. Cha Phan ở Xóm Thuốc không được bao lâu th́ giao cho cha Hương, cha Hương cũng chỉ ở thời gian ngắn, rồi giao lại cho cha Cát v́ Ngài muốn đưa một số gia đ́nh thích hợp với nghề" trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa" lên La Ngà lập nghiệp và thành lập giáo xứ khác. Những gia đ́nh đi theo cha Hương sống ở dẫy nhà bà Xếp Đán đến nhà ông Rật. Khi ra đi, họ bán  hoặc cho người khác căn nhà của ḿnh. Bởi đó, mới có thể giải thích tại sao nguyên dẫy nhà này, đều có cái bếp lớn to bằng nhà ở. Không biết các trại định cư khác th́ sao, chứ Xóm Thuốc, nhiều nhà có bếp đằng trước, theo mô h́nh được đưa ra từ Tổng Uỷ Di Cư  Những nhà mà bếp đằng sau, thường là những nhà tự làm sau này.

Cũng theo chú Thi, Khi người về mỗi ngày một đông, Cha Cát được sự trợ giúp của Hàng Giáo Phẩm, Tổng Uỷ Di Cư, cộng thêm những người làm việc trong trại Phan Chu Trinh xin được ít vật liệu, thế là ngôi nhà thờ lợp tôn được h́nh thành vào năm 1956.
Những người làm việc trong trại Phan Chu Trinh, mà đại diện là ông Hướng đă nhờ cha Cát luyện thi cho họ lấy được bằng tiểu học. Nhờ đó, họ được tăng lương và chuyển qua chính ngạch. Như là cách để đền ơn, họ đă giúp cha xây dựng ngôi trường tiểu học cho giáo xứ. Trường gồm 5 pḥng tương đối rộng, nằm song song với nhà thờ cách một khoảng sân. Giữa sân có một "cây vông" rất lớn và một cái giếng nước. Giếng được lấp đi, nhưng sau bị lún bất ngờ v́ mưa, làm con ông quản Thiện mất. Một tin buồn cho Giáo xứ.
Cũng ngôi trường này vào mùa Giáng Sinh, 3 trong số 5 pḥng học được dùng làm hang đá thi đua cho hai Đoàn:
Thiếu Nhi Thánh Thể nam, nữ và Hội Giúp Lễ.
Hang đá, lấy bông g̣n làm tuyết, giấy xi măng sơn đen giả làm đá, nhưng với con mắt tuổi thơ th́ cái nào cũng đẹp "hết sẩy"
Cha Cát đă nhờ chú Thi dạy lớp buổi tối cho người lớn, Cha cũng nhờ chú làm Hiệu Trưởng tiên khởi cho trường. Trường có tên là "Tiểu học Tư Thục Quang Trung", sau đổi thành "Hiếu Thiện" và thầy Hảo đứng tên Hiệu Trưởng.
Cuối năm 1956 th́ coi như tạm ổn: Xóm Thuốc đă có nhà thờ và trường học. Hai nhu cầu chính yếu cho bất cứ xứ Đạo di cư nào. Các sinh hoạt đạo và đời trong giáo xứ nhanh chóng đi vào nề nếp.

Mấy năm sau, dân Bến Cát và Bến Hải trồng khá nhiều cói, Xóm Thuốc mua về dệt chiếu, có người xe cói thành sợi rồi quấn thành cuộn để bán. Hồi đó, buổi trưa tôi hay đi lang thang, chỗ này chỗ nọ. Lúc th́ đứng ngó họ sắn quần lên tới háng xe cói mà cứ thắc mắc " sao chân họ trắng thế"... Lúc th́ dừng chân ở nhà bà Quản Cơ xem làm bún, nh́n cái cối thật to góc nhà...

Sau cộng đồng Vatican 2. Giáo hội công giáo có chút thay đổi, linh mục phải làm lễ bằng tiếng bản xứ thay v́ tiếng Latin và quay mặt về phía giáo dân, nhà thờ Xóm Thuốc được sửa chữa cho phù hợp. Chung quanh nhà thờ được tráng xi măng, Buổi trưa và tối nhiều giáo dân thường ra sân nhà thờ dạo chơi, Những thằng nhóc dùng sân nhà thờ tập xe đạp, đánh khăng, đánh đáo, chơi "U" chơi quay. Một giai thoại được truyền tụng trong thời này, Anh Chiến con bà Phướm, nh́n các bạn chơi quay dưới tàn cây vông, Anh không có quay để chơi, ngày ấy, con quay là cả một gia tài... Chợt thấy ông Trùm Hoá đi ngang. Anh muốn nhờ ông Hoá đẽo cho con quay, nhưng anh nói nhanh và cà lăm, làm đám nhóc dừng chơi, ôm bụng cười nắc nẻ:
- "Ông....vào....háng....,Ông.... đéoeeee... cho cháu con quuu...ay, cháu nh́n chúng nó chơi.iii.... cháu thèm rớt..... dái...." (Ông vào hăng, ông đẽo cho cháu con quay, cháu thấy chúng nó chơi, mà cháu thèm rớt dăi)
Bên trái gần đầu nhà thờ, cha Cát cho xây đài Đức Mẹ, làm hàng rào sắt bao quanh. Bên trong trồng nhiều hoa và cây kiểng. Có hai cây bông sứ, khi hoa nở tỏa hương thơm d́u dịu.
Hàng ngày, sau thánh lễ hoặc sau các giờ kinh nguyện, nhiều người không về ngay, ở lại cầu nguyện Đức Mẹ. Đặc biệt mỗi chiều thứ bảy, sau Thánh Lễ, Cha cùng cộng đoàn ra kính viếng, nét sống đạo thật trân trọng, đáng quư. Biểu hiện rơ niềm tin và trông cậy vào Đức Mẹ nhân từ.

  

Việc trùng tu xây dựng Thánh Đường mẫu mă đều là ông Toàn. Một giáo dân sáng giá của của giáo xứ đảm nhiệm.
Cũng khoảng năm 1963 cha Điện được bề trên bổ nhiệm làm phó cho cha Cát. cha Điện về phong trào thiếu nhi Thánh Thể lên rất cao. Cha c̣n là tuyên uư cho Đoàn Thanh Sinh Công (thanh niên,sinh viên, học sinh Công Giáo) Cha không chỉ yêu quư thiếu nhi, mà c̣n quan tâm đến thế hệ thanh niên. H́nh ảnh một cha phó gầy g̣, trán cao, mang kính cận, chiều chiều ra cuối nhà thờ cổ vũ cho các đội bóng chuyền đấu giao hữu, có lẽ chưa phai mờ trong tâm trí nhiều người. Đầu năm 1966 cha Điện rời xứ, đi nhận nhiệm sở mới. Cuối năm này cha Cát được đổi qua Tân Thuận. Cha Chi từ giáo xứ Tân Hưng về thay.

Giáo dân mỗi ngày mỗi đông, để đủ chỗ cho việc thờ phượng, năm 1972 Cha Chi quyết định xây nhà thờ mới quay mặt ra đường Quang Trung. Nhà thờ có tường rào chung quanh, nhưng cổng chỉ khoá vào ban đêm. Giáo dân viếng nhà thờ bất cứ lúc nào mà họ có thể. Trẻ con chơi đùa. Sân nhà thờ tự nhiên trở thành "công viên" thật b́nh yên, một nơi thoáng mát để nghỉ ngơi, hóng gió. Gặp gỡ hỏi thăm nhau.

Sau này tôi không c̣n ở Xóm Thuốc nữa. Khi cha Chi mất cha Chủ về. Cha Chủ nới rộng nhà thờ to và đẹp hơn, tổ chức khuôn phép và hệ thống hơn. V́ xă hội nhiễu nhương bất ổn, cổng nhà thờ chỉ mở vào giờ phụng vụ. Giáo dân không c̣n nơi tránh nóng, ra sân nhà thờ ngồi cho mát, những đứa trẻ không c̣n chỗ chơi. Người Xóm Thuốc đi xa trở về thấy chừng như xa lạ. Đâu rồi ngôi giáo đường thân quen?!...
Năm 1990 ông Đốc, vốn nặng t́nh với quê hương, đă đứng ra kêu gọi lập quỹ tương trợ, hầu có thể trợ giúp phần nào cho người nghèo Xóm Thuốc, neo đơn,
Một quỹ tương trợ Xóm Thuốc h́nh thành. Mọi người vui vẻ đóng góp của ít t́nh nhiều. V́ một lư do tế nhị nào đó mà quỹ tương trợ đă không tiếp tục.

Thỉnh thoảng qua sự bảo trợ của ông Đốc, cô Chè, có lần của anh chị Vượng; Người Xóm Thuốc hải ngoại có dịp gặp nhau, kết chặt t́nh thân ái. Nh́n những khuôn mặt già nua theo thời gian. Có lẽ  chẳng c̣n bao lâu nữa, Khi thế hệ trước ra đi thế hệ sau tiếp nối, người Xóm Thuốc ở nước ngoài sẽ như những giọt nước hoà vào đại dương... Lúc ấy, Xóm Thuốc chắc chỉ c̣n được nhắc qua những câu chuyện kể...
Xóm Thuốc là đâu vậy mẹ?

Trên đây là những góp nhặt từ các bậc cha chú. Phần nhiều được kể lại theo trí nhớ và suy diễn cá nhân, không giấy tờ chứng minh. V́ thế, có thể đúng có thể sai và lẫn lộn mốc thời gian.
Với tấm ḷng của  người đă lớn lên từ Xóm Thuốc, nếu có thể, xin làm một viên gạch lót đường ....
Bất cứ ai liên quan đến Xóm Thuốc muốn chia sẻ hoặc đóng góp hoàn chỉnh bài viết này đều được hoan nghênh, đón nhận.
Sau nữa, theo thiển nghĩ cá nhân, tiếp nối truyền thống cha ông "uống nước nhớ nguồn" con dân Xóm Thuốc, trong phút tư duy nào đó cũng nên để ḷng ḿnh tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền bối, hát lên bài ca Xóm Thuốc xa xưa, thay cho lời Ḷng biết Ơn.

Quê Hương ơi! ghi nhớ chăng người ân nhân,

Cho Xóm Thuốc tươi đẹp muôn  năm,
Dân Xóm Thuốc muôn đời nhớ người
Đă gầy dựng quê hương thắm tươi.

Bài hát này, có ai biết người sáng tác vui ḷng cho biết. Cũng may có anh Hậu c̣n nhớ mà truyền lại,  nếu không đă mai một theo thời gian.



   

Nhi Dương (Seattle 7/15)
Chân Thành cám ơn:
Chú Thi, Ông Đốc, Anh Bút, Anh Hậu đă giúp đỡ cùng góp ư cho bài viết này.
 

    
 

E-Báo Ất Mùi CPL
  Ai
 -Bài Không Tên
 -Bài Thơ Cho Mẹ
 -Buông Tha
 -Cần Thiết
 -Cánh Thư Đầu Xuân
  Chợ Tết Bolsa
 -Chuyện Ngày Xưa
 -Con Quay
 -Dại Khờ Lớp Tôi
 -D́ Ghẻ Con Chồng
 -Đêm Giao Thừa
 -Đôi Điều Tưởng Nhớ
 -Đường Xưa
 -Giấc Mơ Hư Không
 -G̣ Vấp Trải Đầy Kỷ Niệm
 -Hè Đến
 -Kiếp Người
  Kư Ức
 -Lặng Lẽ Vào Đông
 -Làng Tôi
 -Lớp học không sân trường
 -Một Thoáng Mơ Hoang
  Mùa Nắng Hạn
 
Nắng Giữa Hoàng Hôn
 -Ngày Xưa
 -Ngày Xưa và Hiện Tại
 -Nhân Ái
 -Nhật Kư Vào Xuân
 -Nh́n Về Quê Hương
 -Nhớ Xuân Xưa
 -Quan Niệm Về Linh Hồn
  Tạ Ơn Mẹ
 -Tâm Sự 1
  Tâm Sự 2
 -Tản Mạn
  Thân Phận
  Thầy Giáo Của Chúng Tôi
  Thịt Kho Dừa
 -Thư Ngỏ
  Thu Sang Gợi Nhớ
 -Thuở C̣n Đi Học
  Tiếng Động
 -Tiếng Thở Dài
 -T́nh Chôn Dấu
 -Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài
  Trái Đắng Hồng Ân
 -Tuổi 60 Đọc Lại Thư T́nh
 -Ước Mơ
 -Vấn Vương
 -Xóm Thuốc và Cội Nguồn
  Sưu Tầm:
  Nụ Cười Đầu Năm
  10 cảnh sắc ăn được
  Nghệ thuật tạo dáng cây cảnh