Hoang Chinh
Home Page
http://hoangchinh.net (the official site)     
Hoang Chinh
Tập Truyện Ngắn:
Băo Tuyết
Cuối Đường Khổ Nạn
Đoạn Chúc Thư Dang Dở
Giao Thừa
Khó Đi Mẹ Dẫn Con Đi
Khoảnh Khắc Trăm Năm
Lỗi Tại Ai Bây Giờ
Một Đoạn Trong Thánh Kinh
Mùa Giáng Sinh Xưa
Mười Lăm, Mười Bẩy
Muộn Màng
Ngải
Rác
Thiên Thần
Thiên Thu
Tiệc Cưới Ở Phương Đông
Vầng Trăng Lưu Lạc
Vời Vợi Non Cao
Vực Sâu Khổ Lụy

mười lăm, mười bẩy

Nghe tiếng cót két dưới sân, tôi biết ngay thằng bạn trời đánh vừa tới. Chiếc xe đạp khô dầu, nói bao nhiêu lần là chỉ cần xịt vào đó chút dầu hoặc không có dầu th́ quết lên sợi dây xích chút mỡ ḅ là trơn tru, mà cái thằng nhất định không nghe. Tiếng cót két cứ như tiếng nghiến răng của bà hàng xóm lúc ngủ mê, nghe đến nổi cả gai ốc.  

"Thằng Thịnh có nhà không bác?" Đúng nó rồi; cái thằng có giọng nói ồm ồm như ông Thiên Lôi.

 

Tôi bỏ cuốn truyện của Gheorghiu xuống, nhoài người ra ngoài ban công, "Có tao đây. Lên đây, mày."

 

Quốc nghển cổ lên, nhằn, "Tới giờ học rồi mà mày c̣n ngồi ́ ra đó..."

 

Chưa kịp ngơ ngác, tôi đă bắt được cái nháy mắt chớp nhoáng của thằng bạn.

 

"Ấy chết! tao quên."

 

Tôi chạy lại tấm gương ố, soi mặt ḿnh trong đó. Hai cái má hóp thấy tội. Chiếc cằm loe hoe vài sợi râu. Chỉ được cái mũi cao. Người Việt Nam da vàng mũi tẹt. Bài học đầu tiên trong chương tŕnh Việt sử. Tôi được cái mũi không tẹt nên trông cũng không đến nỗi nào. Lại thêm cặp mắt kính. Hồi nhỏ, lúc chưa bị cận thị, tôi đă từng ngắm ông thầy dạy Anh văn không biết mệt, khi thầy chấm bài mà bọn học tṛ con gái bu chung quanh như mấy con ruồi bâu quanh miếng bánh ngọt. Mấy cô gái nhơng nhẽo làm trễ cả cặp mắt kính trên sống mũi ông thầy. Ông thầy loay hoay sửa mắt kính. Đôi mắt sau cặp kính thấy hiền ơi là hiền. Thế nên hồi đó, tôi chỉ mong được cận thị.

 

Mà trời th́ cũng không phụ ḷng người.

 

Thằng Quốc lững thững bước lên cầu thang. Lại những tiếng cọt kẹt quen thuộc.

 

"Đi nhè nhẹ chút, mày!"

 

"Th́ tao đă đi nhẹ rồi đấy thôi." Vừa lên khỏi những bậc thang, Quốc ngồi thụp ngay xuống sàn gỗ. "Đọc ǵ thế?"

 

"Giờ Thứ Hai Mươi Lăm."

 

"Tới chỗ Moritz bị trở thành lính Đức chưa?"

 

"Chưa. Truyện hay quá!"

 

"Mày chịu Gheorghiu không?"

 

"Dĩ nhiên."

 

"Hay vậy mà lại không được cái Nobel nhỉ."

 

"Tao không tin bọn chấm giải."

 

"Thôi, lẹ đi mày. Tụi nó chờ."

 

Tôi xếp cuốn sách, loay hoay vuốt lại mái tóc, trước tấm gương h́nh chữ nhật của con bé em được móc vào tường bằng chiếc đinh rỉ sét. Trời nóng âm ỉ. Người nhơm nhớp, khó chịu. Giờ này chạy ḷng ṿng ngoài phố, chắc là vui. Hai đứa bước xuống cầu thang. Lại cót ca cót két.

 

"Sao mày không đóng thêm mấy cái đinh cho nó khỏi kêu." Quốc nhằn, như ông bố chồng khó tính.

 

"Bận thấy mẹ!"

 

Nhà chật. Bố mẹ và lũ em ở tầng dưới. Một ḿnh tôi được ở tầng trên. Giang sơn một cơi. Sách vở chất đống chung quanh tường. Chiếc chiếu trải trên nền ván gỗ. Chăn gối mùng mền cuộn tṛn chân tường. Chiếc bàn viết, hai cái ghế vênh vẹo. Tuy bây giờ pḥng không chiếc bóng, nhưng rồi cũng phải có lúc có bạn gái lại chơi. Con gái e dè, kín đáo. Ngồi trên này, người ta tự nhiên hơn. Mà ḿnh có thể loay hoay chuyện nọ kia, cho dù có khởi nghĩa bất thành th́ cũng không đến nỗi mất mặt với mọi người. Nhờ cái cầu thang kêu cót két. Bố mẹ hay lũ em có lên là biết ngay. Cái cầu thang gắn hệ thống báo động. Ngu ǵ mà gỡ bỏ. Lũ bạn đă dạy tôi điều đó.

 

Mẹ tôi ngồi trước cửa hóng gió. Hai tay vẫn không ngừng những mũi kim. Cái áo sơ mi rách vai bữa hôm tôi trèo cây, hái cho con bé láng giềng trái ổi xá lị. Chỉ tội bà cụ. Hết mạng áo cho con lại vá áo cho chồng.

 

"Tụi cháu đi công chuyện chút nghe bác." Thằng Quốc nhanh nhẩu.

 

"Công chuyện ǵ vậy?"

 

Tôi ngập ngừng, "Đi... học."

 

"Nghỉ hè rồi c̣n học ǵ nữa?" Con em tôi, đang ngồi thêu phía trong, xen vào.

 

"Học chứ." Tôi trừng mắt với nó.

 

Con nhỏ cười trừ. Mỗi khi có khách là con nhỏ em coi tôi như pha. Nó chuyển mũi tấn công qua bạn tôi, "Học ǵ vậy anh Quốc?"

 

"Học.. cua. Tụi anh phải học cua thêm. Năm tới thi tú tài hai, ghê lắm..."

 

Thiệt t́nh, cái thằng lẻo mép.

 

Phóng lên xe, nhấn những ṿng đạp hấp tấp ra khỏi sân nhà, tôi c̣n nghe tiếng mẹ tôi vọng theo, "Thế này th́ cũng lại tốn mồi thôi!"

 

Mẹ tài thật. Tôi thầm nghĩ.

 

Học “cua” là chuyện có thật. Mỗi dịp nghỉ hè, học sinh náo nức đi học hè. Các "cua" toán, lư hóa, Anh văn mọc lên khắp chốn. Yếu môn nào th́ phải rán nhịn ăn nhịn mặc mà đi học thêm môn ấy. Bọn tôi, mười bảy, mười tám tuổi. Toán không đến nỗi nào. Lư hoá cũng được, vạn vật cũng vừa phải, Anh văn đă từng được thày khen. Mai kia vào đại học, tôi có thể chọn để thành kiến trúc sư, bác sĩ hay kỹ sư cũng được. Nhưng tôi phải học "cua". Cả lũ chúng tôi ba bốn thằng, ngơ ngơ ngẩn ngẩn trước cuộc đời, đều phải ghi tên học cua hết ráo. "Cua" đặc biệt.

 

Hai thằng bạn nữa chờ chúng tôi ở Lăng Ông Bà Chiểu.

 

"Tín Đồ chưa tới à?"

 

"Chắc Tín Đồ bận giặt tă cho con."

 

Tín Đồ là sư phụ của bốn đứa tôi. Sư phụ tên Tín. Nhưng khi sư phụ không có mặt th́ chúng tôi gọi anh một cách thân mật là Tín Đồ.

 

"Kính thầy mới được làm thầy nghe mày." Một thằng rầy.

 

"Tao có nói ǵ đâu."

 

"Mày thất lễ với thầy. Ca dao bảo không thầy đố mày làm nên. Quên rồi hả?"

 

Bốn thằng con trai vừa dắt xe đạp vừa căi nhắng cả lên trên con đường nhỏ ḅ ngoằn ngoèo trong Lăng Ông. Áo trắng quần xanh. Tóc tai rẽ ngôi đàng hoàng tử tế. Cằm đứa nào cũng rán nuôi lưa thưa những sợi râu mềm như lông măng nhưng khuôn mặt nh́n thoáng qua, ai cũng thấy ngay là c̣n vương sữa mẹ.

 

          Nắng đổ những chiếc bóng khẳng khiu trên lề cỏ. Bốn đứa khóa xe dính chùm lại với nhau, rồi ngó quanh, t́m một chỗ ngồi thuận lợi.

 

"Sư phụ lại ḱa!"

 

Thằng Quốc luôn luôn là đứa tinh mắt nhất đám. Đó cũng là một lợi điểm. Sư phụ đă từng truyền rằng, mắt sáng giúp ta phân biệt được đâu là hư đâu là thực  giữa một cơi đời lẫn lộn thực hư.

 

          Hôm nay sư phụ mặc sơ mi trắng giống hệt đám đệ tử, chỉ khác áo sư phụ bỏ vào trong quần trông cứ ngỡ như người mới tốt nghiệp trường Sư Phạm ra. Ơi cái mẫu người mô phạm!

 

          Một thằng chạy lại đỡ chiếc xe từ tay anh Tín, đem lại khóa chung với xe của cả bọn. Năm chiếc xe dính chùm dưới một gốc me già. Lá vàng nhỏ li ti lấp lánh bay trong gió nhẹ.

 

"Bữa nay chắc anh Tín bận công chuyện..." Một đứa thăm ḍ.

 

"Ừ, bận." Sư phụ vừa nói vừa xoa cằm. Sư phụ có cái oai của một ông tướng có hàm râu quai nón. Cái viền xanh mờ mờ ḅ từ cằm lên tận mang tai nói lên điều đó.

 

"Vợ anh Tín kêu đi mua tă phải không anh Tín?" Một thằng học tṛ móc ngoéo.

 

Cả bọn ph́ cười. Sư phụ vẫn nghiêm trang.

 

"Tụi mày làm mất th́ giờ." Tôi nóng ruột, nạt, "Để anh Tín nhập đề..."

 

"T́m chỗ nào ngồi đi chứ mấy cậu."

 

"Lại đàng kia, có hai cái ghế trống gần nhau. Chỗ ấy lại có nhiều học tṛ Thánh Mẫu với Lê Văn Duyệt..."

 

Cả bọn nh́n theo hướng tay chỉ của Quốc. Cái thằng thế mà được việc. Sư phụ đă chẳng phán là mắt tốt có lợi cho đại cuộc đó sao.

 

Buổi học cua bắt đầu ngay khi cả bọn vừa an vị. Gió hây hây ngọn lá. Nắng lung linh trên những đầu tóc c̣n xanh của lũ học tṛ mười lăm, mười bảy. Lũ chúng tôi bên này, nh́n qua phía bên kia hàng rào trường con gái. Những mái tóc dài phất phơ trong gió. Tà áo trắng ôm gọn thân thể thon gọn, mượt mà. Con mắt bồ câu của văn chương, con mắt lá răm của ca dao tục ngữ. Tóc thề trong thi ca, tóc demi-garcon trong âm nhạc. Chúng tôi ngất ngây trước cuộc đời huyền diệu. Một bóng dáng con gái đi qua. Tiếng guốc sẽ sàng gơ trên lề đường xi măng thô cứng. Tiếng guốc làm điếng cả linh hồn những học tṛ con trai đang tập tễnh si mê. Tiếng guốc làm ù tai thằng học tṛ mới lớn. Tiếng guốc át đi tiếng giảng kinh t́nh yêu của sư phụ.

 

"Mê ngủ hở Thịnh?" Tín Đồ đánh thức tôi dậy một cách phũ phàng. Tôi quay đầu trở lại. Cũng may, nếu không, hồn tôi đă bay theo tà áo cô học tṛ trường nữ trung học Thánh Mẫu vừa mất hút sau khúc quanh.

 

"Những ǵ tôi nói năy giờ chắc cậu quên mẹ nó hết rồi!" Sư phụ quở.

 

Tôi nghe mặt mũi ḿnh bừng bừng cơn sốt.

 

"Năy giờ cậu có nghe tôi nói ǵ không?"

 

"Nghe chứ, anh Tín." Tôi xạo.

 

          Giọng sư phụ u trầm, "Đời người chỉ có một thời ngắn ngủi. Tôi tuy học cùng lớp với các cậu thật nhưng đường đời tôi đă đi một đoạn dài hơn các cậu nhiều lắm. Giờ này tôi vẫn ́ ạch ở cái lớp đệ nhị với ba cái tam thức, nhị thức, phương tŕnh bậc hai, hằng số Avogadro, bộ tiêu hóa, hệ bài tiết vân vân là v́ cái chuyện học tài thi phận. Bằng cấp chỉ giúp ḿnh khỏi đi quân trường chứ chưa chắc đă đem lại những giây phút tuyệt vời của t́nh yêu..."

 

          "Anh Tín nói chí lư." Một thằng nịnh sư phụ.

 

Tôi biết hết lư lịch thằng này. Gia phả nhà nó ba bốn đời chưa hề có một lần nào chính thức "yêu" và "được yêu". Toàn là lấy vợ nhờ mai mối. Chắc nó sợ sư phụ giận, không thèm truyền hết những bí quyết chân truyền của con đường t́nh ái nên xuống giọng dỗ ngọt đàn anh.

 

          "Tao trốn vợ con ra đây là cũng v́ cái t́nh với tụi bay..." Có cái ǵ đó u uất trong giọng nói người con trai đă bị khoác lên người chiếc áo đàn ông một cách vội vàng. Mới chưa đầy ba mươi tuổi mà sư phụ đă ủ ê như một ông già.

 

Cả bọn bắt đầu lo âu. Khi sư phụ "mày tao" là lúc sư phụ bắt đầu chửi đời. Tụi tôi đi học cua, chứ ai mà muốn ngồi nghe những lời cay đắng. Thành ra cả bốn đứa co lại, ngoan như những con cừu trước ngọn roi của gă mục đồng trong cơn phẫn nộ.

 

Suốt buổi, cả bọn nghe no nê những lư thuyết rất người.  Những cái đầu gật gù. Những con mắt mở lớn, mơ tưởng xa xôi. Có đứa nào muốn hỏi ǵ không? Có em. Nếu ḿnh gợi chuyện mà đứa con gái cứ lặng thinh hoài th́ ḿnh phải làm sao hở anh Tín. Nếu ḿnh đưa thư mà nó không thèm nhận th́ sao anh Tín. Nếu ḿnh chào mà nó cứ lờ đi như không thấy ḿnh th́ ḿnh phải làm sao...

 

Chờ cho cơn bắng nhắng của lũ bạn vơi xuống, tôi hỏi cái câu ấp ủ không biết từ bao lâu trong đáy ḷng, "Anh Tín ơi, ḿnh nên... hôn tụi nó ở chỗ nào cho an toàn?"

 

Sư phụ trừng mắt, "Mày mới học vỡ ḷng mà đă hỏi chuyện bậy bạ." Câu mắng yêu. Tôi biết vậy. Bởi v́ những ngón tay sư phụ đang xoa chiếc cằm lún phún râu xanh. Sau một lúc đăm chiêu, sư phụ ngập ngừng, "Tao thấy hôn má an toàn nhất."

 

"Không, em muốn hỏi là hôn trong pḥng khách hay trong rạp xi nê th́ an toàn nhất."

 

"Con ḅ!"

 

Sư phụ không thèm trả lời cái câu vớ vẩn. Lũ bạn tôi  cười nói lao xao. Rồi cả bọn lặng thinh như những thiền sư khi một nhúm tóc dài, áo trắng đi qua. Những cái đầu chụm vào nhau như những trai trẻ mưu đồ đại sự. Những chiếc bóng con gái trôi qua, những cái đầu ngơ ngác trông theo.

 

"Bây giờ tới phần thực hành." Giọng sư phụ lạnh lùng.

 

Thôi chết rồi. Tôi than thầm trong bụng. Thực hành. Giá không phải thực hành có phải tốt hơn không. Nhưng tránh làm sao được. Học lư thuyết biết bao nhiêu rồi, không thực hành làm sao mà tốt nghiệp. Chúng tôi như những sinh viên học nghề thuốc, miệt mài với những sơ  đồ cơ thể học, đến khi thầy dúi vào tay một chiếc dao mổ lấp lánh ánh thép mới biết thế nào là lo âu.

 

"Thằng Thịnh thực tập trước." Lời truyền của sư phụ.

 

Tôi há miệng, nuốt gió; cố t́m một câu thật khéo để chối từ.

 

"Tao thấy cái ghế đằng kia có con bé tóc đờ mi gạc xông, ngồi ôm cặp lâu lắm rồi. Thằng Thịnh có bổn phận lại làm quen. Rồi về làm bài tường tŕnh cho anh em học hỏi."

 

Sư phụ giết tôi rồi. Chọn lựa chi đâu mà lại bốc ngay con bé ngồi biết bao lâu trong công viên. Lỡ "nó" chờ ai th́ có phải chết tôi không.

 

Tôi xuống giọng, yếu ớt, "H́nh như nó chờ ai, anh Tín à."

 

"Th́ đă sao!"

 

Th́ đă sao là châm ngôn thành công của sư phụ.

 

"Lỡ đang nói mà bồ nó tới th́ sao, cái này anh Tín đâu đă chỉ tụi em..." Tôi lập lại câu nhằn mà bọn con gái cùng lớp hay ỉ eo với mấy ông thầy, "cái này đâu có trong bài."

 

"Th́ đă sao! Tán gái th́ phải biết sáng tạo. Mày làm trước. Lính mà căi lệnh cấp trên là không được." Sư phụ viện dẫn tới ca dao tục ngữ, "Con căi cha mẹ trăm đường con hư."

 

Tôi run như thằn lằn đứt đuôi, như thằng bé vô gia cư khai trương nghề ăn trộm.

 

"Đứng lên đi mày." Lũ bạn vừa đốc vừa xô tôi. Thằng chết nhát. Thằng thỏ đế. Chúng nó rủa không tiếc lời. Tôi muốn đứng dậy lắm chứ, nhưng sao hai đầu gối rụng rời.

 

"Thôi, anh Tín à, để chọn con nhỏ nào khác đi."

 

"Mày, gà chết!"

 

Tôi căi bướng, "Nhiều khi cứ để ngắm như vậy lại hay hơn."

 

"Lư sự!"

 

Tôi trích dẫn văn chương nghệ thuật, "Tôn Nữ Thu Hồng đă chẳng bảo hăy là hoa xin hăy khoan là trái, hoa nồng hương mà trái lắm khi chua đấy sao."

 

"Cậu càng nói th́ tôi càng thấy cậu gà chết."

 

"Anh Tín nói đúng." Thằng Quốc xen vào, "Cứ để là hoa măi lỡ thằng khác hái mất rồi đứng đó mà khóc à!"

 

"Mày ngon th́ mày thử trước đi."

 

"Để tao biểu diễn cho tụi mày học luôn thể." Anh Tín xen vào cuộc căi vă bằng cái kết luận chắc nịch. "Mở mắt lớn ra mấy thằng khỉ ạ."

 

Sư phụ có lư. Không đứa nào dám căi, bởi v́ ngày xưa sư phụ đă từng cua được một cô gái dễ thương và mướt như nàng Giáng Kiều trong Bích Câu Kỳ Ngộ, rồi lại c̣n cưới được nàng làm vợ. (Giờ này chắc chị Tín đang lồng lộn đi t́m ông chồng về để mua sữa, mua tă  cho con.)

 

Tụi mày phải nhớ những đứa con gái đẹp thường là đă nghe cả trăm ngàn lần những câu tán tỉnh, thành ra cái kiểu tôi trông cô quen quen, h́nh như tôi gặp cô ở đâu rồi th́ phải... th́ đừng bao giờ xài nữa, kẻo nó cười cho vỡ mặt. Cũng đừng có ba hoa chích cḥe cô bé ơi cô bé dễ thương quá hoặc là lảm nhảm nắng Sài G̣n anh đi mà chợt mát. Tên trong căn cước không phải là Trần Bích Lan th́ đừng bày đặt đọc thơ ông Nguyên Sa. Tụi mày phải nhớ...

 

Lời sư phụ dạy gió thổi tai này lọt qua tai kia. Tại những cô gái tóc dài xoă ngang lưng đi ngang c̣n che miệng lén cười. Tại gió mềm, tại nắng mỏng, tại tôi mười bảy tuổi, ngu ngơ, Hăy là hoa xin hăy khoan là trái. Tôi ngây ngất. Tôi mơ tưởng một cánh hồng thắm như màu máu, như màu son thoa vội trên môi một người con gái.

 

Sư phụ lững thững bước đi. Tám con mắt nh́n theo. Bốn trái tim hồi hộp đập theo những bước chân vững chăi của gă đàn ông kinh nghiệm đầy ḿnh. Sư phụ sẽ dẫn cô gái về giới thiệu với tụi tôi. Ngày xưa, vợ sư phụ là hoa khôi trong lớp. Bao nhiêu học tṛ mơ tưởng, bao nhiêu thầy giáo ầu ơ. Vậy mà anh Tín cua cái một. Tôi làm sao quên được cái lần anh Tín dẫn vợ đi ṿng quanh khắp xóm, giới thiệu với bạn bè.

 

"Anh Tín ngon hả tụi bay."

 

"Dĩ nhiên rồi. Anh ấy đă từng tham chiến ở Triều Tiên mà mày."

 

Mỗi lần muốn nói về những người kinh nghiệm đầy ḿnh, lũ chúng tôi thường bảo là người ấy đă từng tham gia thế chiến một, thế chiến hai hay chiến tranh Triều Tiên.

 

"Thằng Thịnh nhát quá!" Lại cái thằng Thiên Lôi nhiều chuyện.

 

Tôi biện bạch, "Tao thích cái ǵ nhẹ nhàng. Không phải là hoa th́ dễ thương hơn là trái sao?"

 

"Nhát!"

 

"Mày ngon sao mày không đi cua về cho anh em coi."

 

"Im đi tụi bay, anh Tín tới chiến luỹ Maginot rồi ḱa."

 

Tôi nín thở vái trời cho anh Tín thành công. Anh Tín có vợ rồi, nếu cua được thêm em nữa, chắc anh Tín sẽ nhường cho bọn tôi. Mà trong bọn th́ tôi là đứa thuộc nhiều thơ nhất. Tôi sẽ đọc cho "nàng" nghe thơ của Đinh Hùng. Ơi đắm đuối thân h́nh em băng tuyết, gợn xuân t́nh lên bộ ngực thanh tân, ta gần em mê từng ngón bàn chân, nhắm mắt lại để ḷng nguôi gió băo... Ơi cái ông Đinh Hùng! Nhờ những câu thơ tuyệt vời, tôi sẽ quen "nàng". Tôi sẽ có một người thương. Mười bảy tuổi, chữ "yêu" nghe có chút ǵ trần thế. Tôi thích chữ "thương" hơn. Người thương. Ơi người thương. Thương quá là thương... Ngôn ngữ quá đỗi là dịu dàng.

 

Băng ghế đá công viên. Áo dài trắng phất phơ đôi tà. Mái tóc xơa ngang lưng. Cô gái ngồi tuốt ở một đầu. Sư phụ đứng chơ vơ ở đầu kia. Cầu trời cho sư phụ thành công. Nhưng chắc ăn là thành công, bởi v́ sư phụ đă từng tham chiến ở Triều Tiên...

 

Sư phụ nói ǵ đó. Cái đầu hơi cúi. Vẻ băn khoăn, thành khẩn trên nét mặt. Mái tóc buông xuống trước trán. Hai bàn tay đong đưa trong không gian. Rồi hai bàn tay xoắn lấy nhau. Tụi tôi rán quan sát để học hỏi từng chi tiết. Sư phụ ngước nh́n mây trời. Bàn tay phải quơ lên, vạch một nét phẩy mơ hồ trong không gian. Nụ cười lại nở trên môi. Xong rồi. Tôi lẩm bẩm Xong rồi. Tín Đồ ch́ không thể tưởng tượng.

 

Gió từ đâu bỗng lùa qua vùng biên trấn. Tà áo người con gái bay bay. Một bàn tay thon thả đưa lên vuốt tóc. Hai bàn tay sư phụ lại mở ra như đang cố dẫn giải một điều ǵ. Ơi, những con người xuống đông đông tĩnh lên đoài đoài tan...

 

Chợt cô gái đứng dậy. Nh́n xuống chỗ ḿnh ngồi như xem thử có bỏ quên ǵ không, rồi tất tả bước đi. Hai tà áo quyện lấy đôi chân. Sư phụ ngơ ngác nh́n theo. Gió. Bỗng dưng trời nổi gió. Gió đem đến tai chúng tôi loáng thoáng câu nói chanh chua của người con gái, "Xưa như trái đất!"

 

Suốt quăng đường về, Tín Đồ chỉ nói với chúng tôi mỗi một câu, "Cái bà Tôn Nữ ǵ đó nói đúng tụi mày ạ. Hoa th́ thơm mà trái th́ chua ǵ ǵ đó, phải không thằng Thịnh?"

 

"Hoa nồng hương mà trái lắm khi chua, anh Tín à." Tôi nhanh nhẩu.

 

Đó là buổi học "cua" cuối cùng của thời mới lớn. Đời sống toàn những khúc đường quanh co, chả đề thi nào giống đề thi nào. Những học sinh học tủ làm sao mà thi đậu. Chúng tôi không đứa nào đủ tiêu chuẩn tham dự cả hai cuộc thế chiến lẫn chiến tranh Triều Tiên. Sư phụ bận đi làm mua sữa, mua tă cho con. Bọn chúng tôi như rắn mất đầu.

 

Và cho đến bây giờ vẫn chả có đứa nào tốt nghiệp để có được cái bằng mà treo lên vùng kư ức của thời mười lăm, mười bảy.



hoàng chính

 

 


                                         Back to the Top