E-Báo Bính Thân CPL
Ăn Tết
Bồ Câu Và Thân Thuộc
Buổi Họp Mặt Bất Ngờ
Cá Lia Thia
Câu Đối Ngày Đầu Xuân
Chân Phước Liêm Bỏ Túi
Chuyến Du Lịch Của Tôi
Chuyện T́nh Ngày Mất Nước
Chuyện Về Chúa Jesus
Chuyện Về Hoa Mai
Chuyện Vui Cười 1
Chuyện Vui Cười 2
Chuyện Vui Cười 3
Củ Khoai Từ
Cười Thấm Thía
Ḍng Đời
Đất Nước Ḿnh
Định Nghĩa T́nh Yêu
Đón Thu Tạ Ơn Thầy Cô
Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa
Đừng Viết Sai Lịch Sử
Em C̣n Nhớ Mùa Xuân
Ghi Ơn Chiến Sĩ QLVNCH
Hăy Yêu Mẹ Khi C̣n Có Thể
Không Tên
Khúc Phù Du
Kỷ Niệm Thời Học Tṛ
Lái Thiêu Thập Nhất Xă
Lời Chúc Tết cho tuổi lá thu phai
Lời Cho Bố
Lời Dâng Cho Mẹ
Một Chuyến Đi Thăm Thầy
Một Góc Nh́n Buổi Đ.H.CPL
Mừng Tuổi Thọ Thầy
Năm Thân Nói Chuyện Khỉ
Ngày Đầu Năm Cười Một Phát
Nhớ Ơn Người Làm Vườn
Oan Trái
Phong Tục Ngày Tết Nguyên Đán
Tản Mạn Về Nguyễn Bính
Thần Dược
Thằng Vọng Việt
Thầy Bật Của Tui
Thầy Giáo Của Em Tôi
Thơ Hà Huy Dziệu
Thơ... Kể Chuyện
Thư Ngỏ
Thương Hoài Ngàn Năm
Thương Tiếc
T́m Hiểu Về Chùa,Đ́nh,Đền
Tôi Đi T́m Lại Một Mùa Xuân
Trồng Lan Cattleya
Tuổi Hưu
Vọng Về Cố Quốc

 


 
 
Chuyện Về Chúa Jesus

     Chuyện về Chúa Jesus th́ ai cũng biết. Khắp thế giới đâu đâu cũng có tổ chức lễ Giáng Sinh để tưởng nhớ đến ngày sinh của Chúa Jesus.

Gia đ́nh tôi không theo đạo Christ. Nhưng cha tôi luôn luôn tổ chức ăn ‘Reveillon’ vào đêm 24 rạng 25 tháng 12 mỗi năm lúc người c̣n sống. Việc làm của cha tôi có vẻ khác thường đối với những người chung quanh chịu ảnh hưởng Tam Giáo như gia đ́nh tôi. Điều đáng nói là quê nội của tôi là một vùng đất hầu như vô sinh ở Nam Bộ, một vùng đất không sông, không suối, không núi, không đồng ruộng! Dân trong làng không làm nghề nông. Về tín ngưỡng làng không có Chùa, không nhà thờ mà chỉ có một cái đ́nh thờ một đại phu có công d́u dắt một số người từ miền Nam Trung Bộ đến lập làng dưới triều vua Tự Đức. Quê ngoại tôi có một nhà thờ Thiên Chúa Giáo nhưng không có tín đồ nên không thấy hoạt động. Có thể Giáo đường này được xây ở nơi thôn dă trong thời kỳ triều Nguyễn thi hành chánh sách bài đạo Thiên Chúa gắt gao vào thế kỷ XIX. Làng quê ngoại tôi có một ngôi Chùa nằm trên ranh hai xă B́nh Chuẩn- Thuận Giao nhưng không có đ́nh mà có một cái miếu.

Bối cảnh sống như trên cho thấy quê nội và quê ngoại tôi cũng như gia đ́nh tôi không có liên hệ ǵ với đức Chúa Jesus. Trong bài viết này tôi xin lược thuật lại những giấc chiêm bao mà Chúa Jesus cho tôi được diện kiến NGƯỜI để báo trước vài điều quan trọng tuần tự theo thời gian từ năm 1965 đến 1985.

LẦN THỨ NHẤT

Lần đầu tiên tôi nằm chiêm bao thấy Chúa Jesus là ngày 27 - 01 - 1965. Lúc ấy tôi sống chung với anh tôi ở số 38 - 42 Nguyễn Huệ, Sài G̣n. Tôi gặp Chúa Jesus, người cao lớn như các tượng thường thấy, da hơi sạm nắng. Chúa mặc áo đỏ. Tôi như người bị mất điện, tự nhiên nổi da gà và tim đập mạnh v́ sợ trong khi Chúa không có vẻ ǵ dữ dằn cả. Chúa đưa ngón tay trỏ áp vào ngực và nói: Đại chiến. Tôi sợ quá, qú xuống và cầu xin một cách vụng dại: Xin Chúa đừng để đại chiến xảy ra trên nước tôi. Dân tôi quá khổ v́ chinh chiến. Xin Chúa đừng để đại chiến xảy ra. Lời cầu xin của tôi thật sự vụng dại và thô kịch nhưng rất thành thật. Vụng dại v́ tôi mất điện khi gặp Chúa khiến lời nói của tôi không được mạch lạc, trau chuốt và lịch sự trước Chúa. Nhưng đó là những lời cầu xin thành thật tự đáy ḷng. Chúa Jesus không nói ǵ thêm. Người lặng lẽ bước đi.

Tôi không sao nối lại giấc ngủ. Tim vẫn c̣n đập mạnh, tôi gơ cửa gọi anh tôi dậy. Tôi tường thuật cho anh tôi về giấc chiêm bao đặc biệt vừa qua. Anh tôi c̣n thèm ngủ nên không để ư đến sự lo lắng và sợ sệt có vẻ phi lư của tôi. Anh nằm xuống giường ngủ tiếp. Tôi ngồi thẩn thờ chờ đến sáng.

Hoa Kỳ gia tăng oanh tạc miền Bắc. Tướng Nguyễn Khánh lo ngại phi cơ Mig của Cộng sản miền Bắc có thể oanh tạc miền Nam để trả đũa việc phi cơ Hoa Kỳ và VNCH oanh tạc phía bắc vĩ tuyến 17. Lúc ấy anh tôi mới để ư đến giấc chiêm bao của tôi. Tháng 06 năm 1965 quân sĩ Hoa Kỳ được phái sang miền Nam Việt Nam để ngăn chặn làn sóng Cộng sản tràn xuống Đông Nam Á. Đại chiến có thể bùng nổ nếu Trung Quốc và Liên Sô nhảy vào ṿng chiến trợ sức cho miền Bắc để đánh nhau với quân Hoa Kỳ. Cuộc chiến trở nên đẫm máu mặc dù Liên Sô và Trung Quốc không trực tiếp đưa quân vào miền Bắc để tạo thăng bằng quân sự với Hoa Kỳ.

Cuộc chiến kết thúc đối với Hoa Kỳ sau khi hiệp định Paris được kư kết ngày 27 - 01 - 1973 nghĩa là 08 năm sau ngày tôi nằm chiêm bao thấy đức Chúa Jesus lần đầu tiên. Hoa Kỳ rời khỏi miền Nam Việt Nam. Đại Chiến được tránh khỏi. Hai năm sau miền Nam thất thủ.

Nhớ lại lúc tôi cầu xin Chúa không nói chấp nhận hay khước từ lời cầu xin của tôi. Người im lặng bước đi. Dù sao hiệp định Paris 1973 cũng làm giảm sự đổ máu, mồ hôi và nước mắt của dân chúng hai miền Nam- Bắc. Hoà b́nh lơ lửng đỡ hơn đại chiến. Đổ nhiều mồ hôi và nước mắt sau năm 1975 vẫn nhẹ hơn đổ máu triền miên v́ chinh chiến. Đó là cách cho cái XẤU để tránh cái TỆ có sẵn trong bộ máy Trời.

LẦN THỨ HAI

Mười ba năm sau đúng vào ngày tôi nằm chiêm bao thấy Chúa Jesus lần thứ nhất, tôi được gặp lại Chúa trong nhà anh NKL trong tư thế người bị công an TP Hồ Chí Minh (Sài G̣n) tạm giữ v́ đến thăm một người bạn đă bị bắt. Trước cảnh đen tối v́ mất tự do trong những ngày sắp tới, tôi lại có một giấc ngủ an lành v́ quá mệt mỏi. Giữa đêm tôi thấy Chúa Jesus mặc quần áo trắng đặt tay NGƯỜI lên tay tôi và thăng lên TRỜI. Lần này tôi không bị mất nhân điện, không bị nổi da gà. Nhưng tôi sợ điếng hồn khi thấy ba tầng mây đen cuồn cuộn kéo đến tôi tựa hồ như những đợt sóng biển nước đen ng̣m tràn đến bên tôi. Tôi giật ḿnh mở mắt ra th́ thấy đèn trong pḥng khách nhà anh L. vẫn sáng choang. Mọi người đều ngủ say kể cả hai người công an canh giữ tôi. Tôi vui mừng v́ biết tôi sẽ được cứu. Tôi nối lại giấc ngủ một cách b́nh thản. Sáng sớm hai người công an canh giữ tôi nhận lịnh của Sở Công An thành phố cho tôi được tự do nhưng phải giữ tất cả giấy tờ của tôi và tôi phải tŕnh diện ở Sở Công An thành phố Hồ Chí Minh trên đường Trần Hưng Đạo mỗi tuần một lần vào ngày thứ tư.

Lần gặp Chúa Jesus lần này tôi giữ kín hoàn toàn. Anh tôi học tập ở miền Bắc. Nếu anh ở nhà tôi cũng không nói chuyện này. Mẹ tôi và vợ tôi hoàn toàn không hay biết ǵ về chuyện này. Lúc vượt biên và được tàu Jean Charcot gởi trong trại tỵ nạn Palawan tôi mới cho anh tôi biết về việc tôi bị công an TP Hồ Chí Minh điều tra ngót 05 năm v́ một chuyện không đâu.

Các năm 1978, 1979, 1980 là ba năm khủng khiếp trong đời tôi. Tôi không t́m thấy ư nghĩa của cuộc sống ngoại trừ trách nhiệm đối với gia đ́nh. Tự nhiên hai tay tôi bị ghẻ nhức nhối và sưng vù đến cầm chén ăn cơm cũng không vững. Tôi cương quyết không chữa mặc dù nhức nhối khó chịu và không sao ngủ được. Ông bà Giáo sư CL đến thăm và mang cho tôi thuốc xức lẫn thuốc uống. Tôi cảm ơn ḷng tốt của người Thầy khả kính nhưng cương quyết không chữa trị. Trong thâm tâm tôi đó là cách tự huỷ bằng phương tiện sẵn có ( ghẻ nhức nhối). H́nh như Ơn Trên thấy tinh thần và thể xác của tôi sa sút quá nên cho chứng ghẻ nhức nhối này chóng lành dù không chữa trị chi cả.

Mấy cây mận quanh nhà đầy trái đến nỗi ai đi ngang qua cũng phải ngước nh́n và trầm trồ khen ngợi. Chim sẻ qui tụ trên mấy cây mận quanh nhà. Sáng chiều đều có tiếng chim sẻ dễ thương để có chút an ủi giữa lúc thể xác bị tàn phá. V́ biết chim sẻ tụ về trên các cây mận quanh nhà tôi, các cán bộ Công sản địa phương dùng súng carbine để bắn chúng lấy thịt bồi dưỡng. Đoàn chim sẻ không xem các cây mận quanh nhà tôi là vùng đất lành nên bỏ đi. Có những đêm tôi cảm thấy sung sướng kỳ lạ. Tôi có cảm giác như các huyết mạch trong người khai thông. Những huyệt lạc khai thông ảnh hưởng ǵ đến sự vui sướng mà người cảm nhận không biết tại sao? Dường như có một lực nào đó làm cho tôi lạc quan để quên đi ư nghĩ ngông cuồng v́ sự khổ sở về mọi mặt trong kiếp sống trần gian. Khả năng có; tinh thần hăng say công việc c̣n; siêng năng trong công việc c̣n; trách nhiệm đối với gia đ́nh, xă hội và đất nước c̣n đủ. Nhưng tất cả trở thành tội vạ bị xử phạt trong cảnh sống dở, chết dở và chịu nhục với đời. Một điều lạ lùng là trong sự khốn khổ tột cùng và trước sự đe dọa căng thẳng về tù tội tôi không một thoáng sợ hăi v́ tôi có hai sự lựa chọn rơ ràng: cái chết và đức tin. Nếu không can đảm sống trong bối cảnh hiện hữu th́ chết đi. Nếu sống phải vững niềm tin rằng Thượng Đế không bỏ rơi ḿnh một cách đau đớn và nhục nhă như vậy.

Thiên Cơ sắp đặt cho tôi tự cứu bằng châm cứu, một phương pháp trị liệu mà trước đó tôi xem thường, bằng cách xui khiến vợ chồng một thầy giáo quen biết nhưng không thân thiện gây gỗ nhau. Ông thầy giáo mang một bao đồ đến gởi ở nhà tôi. Trong thời buổi khó khăn mà nhận đồ gởi không cần biết là đồ ǵ thật là nguy hiểm. Tôi là người dè dặt nhưng không biết tại sao tôi hoàn toàn không để ư đến chuyện này. Để lấy ḷng tôi, anh bạn để một cuốn sách Châm Cứu của Thượng Trúc trên bàn cho tôi đọc (chuyện này dài ḍng lắm. Tôi sẽ viết lại trong một bài viết khác). Nhờ châm cứu mà tôi có dịp biết nhiều chuyện ngoài xă hội mặc dù không đọc báo. Nhờ nó tôi tự bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, cho gia đ́nh và có cơ hội giúp ích cho một số người cần đến sự chữa trị của tôi. Nó làm cho người công an điều tra tôi tại địa phương bớt hung hăn với tôi, trái lại trở nên thân thiện hơn. Nhiều người khuyên tôi nên thận trọng v́ chánh quyền có thể gây khó dễ cho tôi về chuyên môn lẫn chánh trị. Tôi có nghĩ đến chuyện này nhưng vẫn làm theo con đường đă vạch ra. Sự lo âu của tôi được giải toả khi năm Tường, chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ huyện Thuận An (tên mới của Lái Thiêu) đến nhờ tôi chữa trị chứng nhức đầu của ông ấy. Tôi tŕnh bày sự lo ngại của tôi và được năm Tường trấn an: Anh đừng lo nghĩ ǵ cả. Cứ chữa trị giúp cho đồng bào. Anh thiếu cái ǵ cho tôi biết xem có thể giúp được ǵ cho anh. Lời nói của năm Tường như là giấy phép hành nghề châm cứu miễn phí hợp pháp của tôi vậy.

Để đảm bảo sự sống và trang bị ngoại ngữ cho con cái, Thượng Đế xui khiến một cô giáo biết tôi nhưng tôi không biết cô ấy, chặn xe đạp tôi lại trên hương lộ nối liền Lái Thiêu và Thủ Đức khi tôi từ quê nội về nhà vào một buổi chiều. Cô giáo nói:

-Thầy không làm rẫy được đâu. Thầy mở lớp dạy sinh ngữ đi. Tôi gởi con và giới thiệu người đến học.

-Cảm ơn mỹ ư của cô. Tôi không dám làm đâu. Chánh phủ cấm dạy sinh ngữ v́ cho rằng dạy sinh ngữ là khuyến khích người ta vượt biên. Tôi không dám làm ngược lại đâu. Tôi đáp một cách yếu ớt và bi quan.

-Có ǵ mà sợ. Thầy nghe tôi đi. Cô giáo nói như một lịnh chuyền cho tôi.

Tôi cám ơn cô giáo. Trong hoàn cảnh đen tối ít ra có một người kém hơn ḿnh nhưng hiểu ḿnh và có quyết tâm mạnh hơn ḿnh. Tôi phải vận dụng trí thông minh của ḿnh tối đa để xem người cô giáo không hề nói chuyện một lần này như là sự giao chuyển lời từ một lực siêu nhiên nào đó. Tôi hơi hổ thẹn v́ kém dũng cảm hơn cô giáo. Tôi làm theo lời cô. Thế là tôi có hai công việc thường xuyên mỗi ngày: châm cứu và dạy sinh ngữ tại nhà.

Chánh quyền nơi tôi cư ngụ làm ngơ cho tôi mở lớp sinh ngữ dạy kiếm sống. Nhưng người công an Bảo Vệ Chánh Trị tỉnh Sông Bé (người mới) có hạch hỏi tôi về chuyện này.

-Anh dạy sinh ngữ cho người vượt biên? Người công an hỏi.

-Tôi dạy sinh ngữ như người mở cửa tiệm bán hàng. Người bán hàng không hỏi người mua hàng để làm ǵ th́ tôi cũng không hỏi người học sinh ngữ để làm ǵ? Nếu người bán hàng ṭ ṃ quá ai dám tới mua hàng của anh ta. Tôi cũng vậy. Tôi đáp.

-Anh dạy như vậy có khai báo với chánh quyền và đóng thuế không? người công an hỏi.
-Không. Nhưng cả xă ai cũng biết. Tôi kiếm sống không đủ có đâu mà đóng thuế! Tôi đáp.

Người công an nh́n thân h́nh gầy đét của tôi như mặc nhiên xác nhận lời nói thành thật của tôi.

Lớp sinh ngữ của tôi cực kỳ hỗn tạp v́ tuổi tác và tŕnh độ học vấn của người học khác nhau nên sự tiếp thu không đồng đều. 95% các em học lớp sinh ngữ tại gia này đều sống ở Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp và Tây Đức sau này. Có vài em chỉ học cho vui nhưng cuối cùng cũng được sang Hoa Kỳ v́ có chồng Việt kiều. Đặc biệt lớp này có ba bác sĩ (một ở Việt Nam, hai ở Hoa Kỳ), một Pharm D, một Giáo sư tiến sĩ Pharmacology (Hoa Kỳ), một Scientist (Chemistry). Đó là niềm vui tinh thần của tôi sau ba áng mây đen.

LẦN THỨ BA

Lần thứ ba tôi gặp Chúa Jesus trong lúc ngồi Thiền tại nhà vào một buổi trưa nóng nực. Tôi thấy Chúa Jesus ở Phú Hoà Đông. Chúa mặc áo đỏ có phần trắng, da sạm nắng và rịn mồ hôi. Trông Người có vẻ mỏi mệt lắm. Người cầm cây đuốc đưa cho tôi. Tôi lễ độ chối từ, thưa rằng: Thưa Chúa, con không dám nhận cây đuốc do Chúa trao. Cuộc giao tiếp đến đây th́ mất. Bên ngoài có tiếng ca eo éo của một nữ ca sĩ tài tử người miền Nam diễn tả bài Dáng Đứng Bến Tre. Tôi có thuật chuyện này cho Năm, Hai (đă mất) và Tám (hiện ở Michigan) nghe khi các em từ Hốc Môn sang Lái Thiêu thăm tôi.

Trong thời gian sống dưới tân chế độ tôi được thấy nhiều điềm chiêm bao lạ báo trước việc tôi sắp rời khỏi quê hương. Tôi thấy bạn Lâm Vĩnh Thế và cầu Phú Hoà Đông (cầu này không có trên thực tế). Tôi thấy Giáo sư Châu Long, hai bạn Nguyễn Thái Long và Nguyễn Thanh Long, sông Phước Long đầy nước và rộng mênh mông (sông này không có trên thực tế), một đàn dê ( Dê: Dương <Hán- Việt>. Dương cũng có nghĩa là: biển; đại dương <Thái B́nh Dương> ứng với hướng Đông của Phú Hoà Đông), thành Long Thành v. v. Năm 1985 chúng tôi vượt biển từ xă Long Ḥa, Trà Vinh, lúc ấy thuộc tỉnh Vĩnh Long (ứng với Vĩnh Thế) đổi thành tỉnh Cửu Long. Chúng tôi ngồi thuyền tắc xi đi qua lại trên sông Cửu Long. Như vậy hồn đă xuất và vượt biển trước xác qua những giấc chiêm bao trên.

Một đêm tôi chiêm bao thấy một xác chết nằm trên Quốc Lộ 13 xă Vĩnh Phú vào một ngày trời mưa lất phất. Xác chết được quấn chặt bằng vải trắng từ đầu đến chân nên không nhận dạng được người chết. Tôi tự nhủ có thể cứu sống xác chết này. Tôi tiến gần xác chết và châm vào huyệt Tam Âm Giao. Tức th́ xác chết ngẩng đầu lên. Tôi la lên: Đức Mẹ! th́ xác chết biến mất. Đó là lần duy nhất tôi thấy Đức Mẹ trong chiêm bao dưới dạng một xác chết ở xă Vĩnh Phú.

Tôi gặp một trường hợp tương tự khi ở trong trại tỵ nạn Bataan, Phi Luật Tân năm 1985. Một buổi xế chiều tôi và em tôi đi xuống suối tắm. Chung quanh suối có rừng chồi và nhiều mỏm đá tạo thành một vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Bỗng có tiếng la thét giữa rừng. Một người đàn ông Phi Luật Tân té xuống đất và dăy dụa vừa la thét chát chúa rồi nằm bất động trên một đường ṃn cách nơi chúng tôi đi vài trăm thước. Tôi than nhỏ với em tôi: Không xong rồi. Ḿnh đứng trước một hoàn cảnh khó xử. Thấy người như vậy mà không ra tay cứu giúp th́ lương tâm bất ổn. Mà ra tay không có kết quả trái lại anh ta chết th́ tự rước hoạ vào thân. Anh này có thể thành viên của Huks (Cộng sản Phi) v́ quanh đây đâu có dân sinh sống. Tuy nói vậy tôi vẫn tiến đến nơi người Phi nằm. Tôi chỉ em tôi bấm huyệt Tam Âm Giao c̣n tôi bấm huyệt Túc Tam Lư. Không đầy 05 phút người Phi tỉnh lại. Anh đứng dậy. Hai anh em tôi d́u anh qua ḍng suối hướng về phía dăy núi nh́n ra quân cảng Subic Bay. Anh cảm ơn chúng tôi bằng một tràn tiếng Tagalog. Tôi chỉ nghe và hiểu vỏn vẹn một tiếng Salamat mà thôi.

NHỮNG TIẾNG CẦU KINH TRÊN TÀU JEAN CHARCOT

Tôi mê man trên chiếc thuyền vượt biên. Tự nhiên tôi tỉnh lại khi được tàu Jean Charcot cứu vớt. Trên tàu tôi bận rộn tiếp xúc với bác sĩ Dominique, Đinh Xuân Cao Tuấn, kư giả Philippe Theard, các thuỷ thủ trên tàu v. v. Người thuỷ thủ gây ấn tượng đặc biệt cho tôi là Marcel, người Dunkerque. Tôi càng mệt nhiều hơn nên có một giấc ngủ thật say trên tàu ngoài khơi Thái B́nh Dương. Giữa đêm tôi nghe tiếng cầu kinh rộn ràng bên tai Je vous salue Marie pleine de grâce le Seigneur avec vous... Tôi nghe tiếng chuông chùa rồi chuông nhà thờ rền bên tai. Tôi đinh ninh rằng các thuỷ thủ trên tàu cầu kinh trước khi đi ngủ. Tôi mở mắt và ngồi dậy. Đèn trên tàu sáng choang. Sóng biển đập mạnh vào thân tàu sau những cơn gió lạnh. Mọi người trên tàu đều say ngủ. Tôi nằm xuống ngủ lại nhưng tiếng cầu kinh vẫn văng vẳng bên tai thêm vài phút mới dứt hẳn. Sáng dậy tôi thuật lại cho anh tôi nghe. Anh tôi có vẻ không để ư đến nhiều.

Sau gần một tuần lễ trên tàu Jean Charcot chúng tôi được chở đến Puerto Princesa. Từ đó chúng tôi được đưa về trại tỵ nạn Palawan cách đó lối 2 km. Sau khi làm xong thủ tục nhập trại các người tỵ nạn mới đổ xô nhau đi kiếm nhà. Có người có người quen đến rước về nhà. Có người dùng vàng để mua chỗ ở trong trại từ những người sắp xuất trại. Bốn người trong gia đ́nh chúng tôi đi lang thang trên con đường đất đỏ trong trại không biết đi đâu? t́m cái ǵ? và sẽ ở đâu? Bỗng nhiên có các thanh niên để tóc dài ân cần tiếp đón chúng tôi và đưa chúng tôi về nhà của họ trong trại. Họ là những người sống rất lâu trong trại nên có vẻ có nhiều ưu tiên trên phần đất gần nơi tranh chấp quốc tế về chủ quyền trên các băi cạn và hải đảo giữa Phi Luật Tân, Taiwan (Đài Loan), Việt Nam và Trung Quốc. Nơi chúng tôi được các thanh niên tóc dài đưa về có điện thường xuyên. Phía trước là một ngôi chùa. Gần ngôi chùa là một nhà thờ Tin Lành. Bên trái của căn nhà chúng tôi sắp ở là nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Bên phải là một chùa Cao Đài. Ngày nào cũng có tiếng chuông chùa, chuông nhà thờ, tiếng tụng kinh từ Chùa Cao Đài và tiếng đọc kinh của các tín đồ Thiên Chúa Giáo và Tin Lành Giáo đúng như những ǵ tôi nghe vào đêm đầu tiên ngủ trên tàu Jean Charcot.

Nhiều người trong trại không ưa những thanh niên tóc dài đă rước chúng tôi về nhà. Họ nấu cơm, xách nước, lănh lương thực hằng ngày cho chúng tôi. Người th́ gọi chúng tôi bằng Chú. Người th́ gọi bằng Bố. Người trong trại hơi ngạc nhiên Sao mấy ông này coi đạo mạo đàng hoàng lại có cháu ba trợn như vậy! Nhờ họ mà tôi đỡ vất vả trong thời gian sống trong trại tỵ nạn Palawan. Con tôi không bị các thanh niên khác bắt nạt v́ lúc nào họ cũng tự hào về chú tao và em tao của họ.

LẦN THỨ TƯ

Thời gian sống trong trại Palawan rất ngắn ngủi. Bác sĩ Dominique, phó chủ tịch hội Medecins du Monde, bắt tay anh tôi và tôi khi xe chở chúng tôi từ cảng Puerto Princesa vào trại tỵ nạn Palawan với lời chúc: 14 Juillet à Paris. Chính ông và vị tổng lănh sự Pháp ở Manila, Ông Nguyễn Hữu, một người Việt Nam gốc ở Trà Vinh và là chú của tướng Nguyễn Khánh, đă tận t́nh vận động với Quai d’Orsay (Bộ Ngoại Giao Pháp) cho chúng tôi sớm định cư ở Paris.

Trong khi chờ đợi lên đường đi Paris tôi nằm chiêm bao thấy Chúa Jesus mặc quần áo trắng thăng về hướng Đông Bắc. Tôi thấy một chiếc xe đ̣ Phi Luật Tân sơn đủ màu xanh, đỏ vàng có chữ Express. Người tỵ nạn ồ ạt chạy ra phía chiếc xe đó. Riêng bốn người chúng tôi lững thững đi và ngồi ở phía sau cùng của chiếc xe. Tôi nói với anh tôi chúng tôi sẽ đi Hoa Kỳ. Anh tôi hoàn toàn không tin tưởng v́ giấy tờ đi Pháp đă có. Chúng tôi sẽ ra phi trường Puerto Princesa để đi Manila và từ đó đi Paris vào ngày 11 - 07 - 1985.

Ngày 10 - 07 vài anh em trong trại kể cả các thanh niên tóc dài làm tiệc tiễn đưa chúng tôi xuất trại. Trong buổi tiệc tôi cảm ơn các anh em làm tiệc khoản đăi chúng tôi nhưng chúng tôi không đi Pháp mà đi Hoa Kỳ. Tất cả các anh em có mặt đều cười rộ tưởng tôi nói đùa. Ăn tiệc xong anh tôi ra chợ Puerto Princesa mua đôi giày mới để đi Pháp. Tôi không mua sắm ǵ cả v́ tin tưởng rằng tôi sẽ đi hướng khác nên không vội mua sắm.

Khoảng 03 giờ trưa ngày 10 - 07 loa phóng thanh của UNHCR gọi chúng tôi lên gặp ông Greg, đại diện của UNHCR (Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ) trong trại. Thấy vắng mặt anh tôi, ông Greg hỏi: C̣n một người nữa đâu? Tôi cho biết anh tôi đi mua giày để đi Pháp. Ông Greg nói: Ông ấy đi ḷng ṿng ở đây chớ không đi Pháp. Ông cho biết ông vừa nhận một điện thoại từ toà đại sứ Hoa Kỳ ở Manila yêu cầu đ́nh chuyến đi Pháp của bốn người chúng tôi để gặp đại diện của toà đại sứ. Thế là chúng tôi không đi Paris mà lên trại tỵ nạn Bataan để chuẩn bị đi Hoa Kỳ. Chuyến chuyển trại lên Bataan lúc ấy có 250 người. Bốn người chúng tôi nằm ở cuối danh sách nâng tổng số lên 254 người (ứng với việc bốn người ngồi ở phần sau cùng của chiếc xe đó có chữ Express trong giấc chiêm bao. Ngồi tàu từ Palawan lên Manila các người tỵ nạn tập trung tại bến tàu và được xe bus đưa lên trại Bataan cách đó lối 180 km. Mỗi xe chở 50 người. Năm xe chở 250 người. Bốn người chúng tôi đứng chới với ngoài bến tàu. Một chiếc xe bus màu vàng cam có chữ Express đến chở chúng tôi. Lạ thay! chiếc xe này đến sau nhưng về đến trại Bataan trước năm chiếc kia. Ngày rời trại Bataan để định cư ở Hoa Kỳ bốn người trong gia đ́nh chúng tôi cũng được chiếc xe mang chữ Express này chở ra phi trường Manila.

****

Tôi viết lại bốn lần được gặp Chúa Jesus vào Giáng Sinh năm 2015 như để kỷ niệm 50 năm ngày tôi gặp Chúa lần đầu tiên vào ngày 27 - 01 - 1965. Những điều tôi ghi lại đây có thể sót nhưng không sai v́ có quá nhiều chuyện dồn dập đến với tôi trong nửa thế kỷ qua nên có thể c̣n sót một vài chi tiết quan trọng mà tôi không nhớ trọn vẹn. Đặc biệt trong 20 năm từ 1965 đến 1985 tôi được Chúa Jesus cho thấy bốn lần như báo trước cho tôi biết về chuyện chuyển cảnh từ Việt Nam sang Hoa Kỳ qua trung gian Pháp (tàu Jean Charcot) và Phi Luật Tân (hai trại tỵ nạn Palawan và Bataan). Từ khi đến Hoa Kỳ năm 1986 đến nay tôi không có những giấc chiêm bao nào đặc biệt như đă ghi trên. Chỉ có một lần tôi xới đất để trồng cây và gặp một bức tượng Chúa Jesus bằng bạc cao lối 25 cm. Tôi đem vào nhà lau chùi sạch sẽ và đặt trên bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên nhỏ bé trong nhà.

- Một điều đáng lưu ư khác là từ ngày tôi gặp Chúa Jesus lần đầu tiên ngày 27 - 01 - 1965 về sau tất cả những sự kiện quan trọng trong đời tôi và gia đ́nh tôi đều xảy ra ngày 27:

- gặp Chúa lần thứ nhất và thứ nh́ đều cùng ngày 27 - 01 (02 ngày 27)

- hiệp định Paris kư ngày 27 - 01 - 1973

- vượt biên ngày 27 - 05

- sang Hoa Kỳ ngày 27 - 01 - 1986 (tôi nói trước ngày này cho anh tôi biết ngày 23 - 12 - 1985 trong trại Bataan. Anh tôi không hiểu v́ sao tôi nói như vậy. Anh trở thành nhân chứng không tin rồi phải tin)

- hai số đầu của sở SS của tôi là 27.

- Các con tôi từ Alabama lên Ohio ngày 26 - 01 - 1991 nhưng khi đến Dayton tự nhiên xe không nổ máy sau khi ghé Rest Area. Tôi nhờ một người Mỹ giúp nhưng vẫn không nổ máy. Tôi nhờ người Mỹ thứ hai giúp. Anh này vui vẻ giúp nhưng anh nói anh không có kinh nghiệm ǵ về xe Nhật. Anh cũng không làm ǵ hơn anh thứ nhất nhưng lần này xe nổ máy. Khi về đến thành phố chúng tôi đă đến năm 1986 th́ đồng hồ chỉ 1: 30 sáng ngày 27 - 01 - 1991. Nếu xe không chết máy chúng tôi về đến nhà lúc 9 giờ đêm 26 - 01.

- Ngày con trưởng của tôi dọn về nhà mới mua, tôi xem ngày Âm Lịch tốt để đón về nhà mới. Ngày ấy lại tương ứng với ngày 27 - 01 - 1996 Dương Lịch v. v.

Vạn Sự như có sự an bài trước vậy.

Tôi viết bài này như một bài viết Giáng Sinh cho bạn đọc người Việt sống rải rác khắp nơi trên thế giới và đặc biệt riêng tặng em Phạm Thị Phương, người hiểu trọn vẹn nội dung bài viết này.

Phạm Đ́nh Lân, F.A.B.I.