E-Báo Bính Thân CPL
Ăn Tết
Bồ Câu Và Thân Thuộc
Buổi Họp Mặt Bất Ngờ
Cá Lia Thia
Câu Đối Ngày Đầu Xuân
Chân Phước Liêm Bỏ Túi
Chuyến Du Lịch Của Tôi
Chuyện T́nh Ngày Mất Nước
Chuyện Về Chúa Jesus
Chuyện Về Hoa Mai
Chuyện Vui Cười 1
Chuyện Vui Cười 2
Chuyện Vui Cười 3
Củ Khoai Từ
Cười Thấm Thía
Ḍng Đời
Đất Nước Ḿnh
Định Nghĩa T́nh Yêu
Đón Thu Tạ Ơn Thầy Cô
Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa
Đừng Viết Sai Lịch Sử
Em C̣n Nhớ Mùa Xuân
Ghi Ơn Chiến Sĩ QLVNCH
Hăy Yêu Mẹ Khi C̣n Có Thể
Không Tên
Khúc Phù Du
Kỷ Niệm Thời Học Tṛ
Lái Thiêu Thập Nhất Xă
Lời Chúc Tết cho tuổi lá thu phai
Lời Cho Bố
Lời Dâng Cho Mẹ
Một Chuyến Đi Thăm Thầy
Một Góc Nh́n Buổi Đ.H.CPL
Mừng Tuổi Thọ Thầy
Năm Thân Nói Chuyện Khỉ
Ngày Đầu Năm Cười Một Phát
Nhớ Ơn Người Làm Vườn
Oan Trái
Phong Tục Ngày Tết Nguyên Đán
Tản Mạn Về Nguyễn Bính
Thần Dược
Thằng Vọng Việt
Thầy Bật Của Tui
Thầy Giáo Của Em Tôi
Thơ Hà Huy Dziệu
Thơ... Kể Chuyện
Thư Ngỏ
Thương Hoài Ngàn Năm
Thương Tiếc
T́m Hiểu Về Chùa,Đ́nh,Đền
Tôi Đi T́m Lại Một Mùa Xuân
Trồng Lan Cattleya
Tuổi Hưu
Vọng Về Cố Quốc

 


 
 
Ḍng Đời

Tôi sinh ra giữa ḷng Hà Nội trước 1954, ba me tôi vẫn nhắc hồi nhà ḿnh quyết định đi Nam con c̣n bé tí, trên chuyến bay từ thủ phủ Hà Nội vào thành phố Sài G̣n cô tiếp viên hàng không đă phải kiếm sữa cho con bú. Khi đến Sài-G̣n ba được bổ nhiệm về nhận việc  ở nhà máy đèn của tỉnh Đà Lạt, gia đ́nh tôi khăn gói đi tiếp lên thành phố mộng mơ nhiều thắng cảnh, nơi đây ba được cấp chỗ tạm trú cho gia đ́nh ở đường Duy Tân. Căn nhà nho nhỏ rất dễ thương có vườn, có sân bên hông nhà có hàng rào sát ruộng.
Trong khuôn viên sân nhà có hai cây hoa hồng một cây mầu hồng phấn một cây mầu cam nhàn nhạt;  Xem chừng như hoa hồng nở quanh năm, hoa rực rỡ nhất vào mùa hè.
Mảnh vườn mặt tiền nhà có sẵn vài vồng khoai, dăm nương cà, nhà bếp họ cất riêng cách chỗ ở một khoảng chéo sân, thuở c̣n thơ bé tôi hay trèo dốc bước lên đường cái và nh́n qua bên kia vùng đất đồi cao chạy dọc con đường Duy Tân trên đồi có rất nhiều cây hoa Anh Đào đan nhau san sát như một chân trời màu hồng, chạy dọc theo bờ rào có những giây leo chen chúc các loài hoa dại đủ màu tím, vàng, trắng, hồng, cam, hoa tỏa hương thơm ngan ngát, sau này tôi được biết đó là  hàng rào của dinh Bảo Đại.
 
Đà Lạt có đồi núi nên có những con suối nhỏ, có hồ, có thác, có rừng thông, cảnh vật chung quanh c̣n nhiều nét thiên nhiên chưa bị đô thị hóa, nhà cửa thưa thớt nhà nào cũng có vườn được ngăn chia bởi những bờ dậu hay những hàng rào thiên tạo với những dây leo như dây mây hay dây chanh dây, dây leo b́m bịp có hoa như hoa rau muống màu tím đậm.
Khi lớn một chút, chúng tôi hay bứt những dây leo bên bờ dậu làm dây cùng nhau chơi nhảy dây, quanh đó cũng có những loài dâu mọc hoang nhiều mầu khác nhau tùy theo giống, bọn trẻ con nhỏ như tôi thường len lỏi vạch lá t́m hái trái bỏ  miệng nhai, có trái chua có trái ngọt cũng có trái chát;  Ngày thơ của chúng tôi trôi nhanh thật êm đềm và sung sướng. Một ḍng đời êm ả thoáng trôi nhanh, tôi nhớ ba dạy hăy biết ngắm hoa dọc đường.
Tôi thương ba nhớ me!
 
Me thường kể: “Ba me có một anh và một chị trước tôi, anh Lễ, chị Nhân. Anh chị của tôi được chừng hai tuổi th́ bịnh và ra đi, đến khi có tôi ba tôi rất yêu tôi, ông bắt phải nuôi vú em để tôi uống sữa người cho khoẻ(!?)”
 Me tôi không đủ sữa nuôi tôi phần khác me bận buôn bán, bà đi sớm về trưa, me không cho tôi bú thường nên sữa không tái tạo kịp và kiệt  dần. Từ lúc sanh ra tôi ba tôi rất kỹ, không ai được bồng ẵm tôi ngoại trừ ba me và vú nuôi của tôi. Quần áo tôi mặc toàn là màu trắng, ông bà nội kêu diện đẹp như vậy dễ bị quở quang nên con bé ốm suốt!  Ba thưa với ông bà nội màu trắng nếu dơ ḿnh sẽ thấy ngay, me nói nh́n tôi rất dễ thương cô út tôi muốn nựng cháu phải chờ khi nào ba tôi không có nhà mới dám ẵm cháu. Vậy mà tôi đâu có khỏe, me thường nói:
 "Đường ruột của tôi không tốt" tôi đi bác sĩ Thân mỗi ngày, chưa vào đến cửa bác sĩ đă hỏi vọng ra:
 "Cháu Quế đến phải không?"
Sự sạch sẽ là những điều cần chú ư trong ḍng đời ba đă huấn luyện và dạy dỗ tôi.
Tôi nhớ ba, tôi thương me!
 
Khi gia đ́nh có ư định đi vào miền Nam, vú nuôi tôi xin về với gia đ́nh v́ bà c̣n chồng con ở quê, ba me tôi có nói:
“Vú về đón họ lên đi cùng với chúng tôi."
Ngày vú về quê ba me biếu cho vú một số tiền, giúp đỡ vú có phương tiện đem thân nhân lên thành phố.  Về tới làng, vú được biết làng của vú Việt Ḿnh đă chiếm giữ họ dành dân và không cho phép người đang ở trong làng được ra đi, vú đành phải ở lại cùng với gia đ́nh, bà nhắn tin cho ba me tôi cứ đi trước, vú sẽ t́m đường theo.
 
Khi người CS miền Bắc đă cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam vào ngày Thứ Tư 30 tháng tư năm 1975, vài năm sau cũng là ba mươi năm rời xa nơi chôn nhau cắt rốn, ba me tôi cơ hội về thăm lại Hà Nội, me có đến quê của vú tôi t́m bà, nhưng những người xưa c̣n xót lại cho biết gia đ́nh bà phải đi khai hoang ở vùng Cao Lạng cuối thu năm 1955, v́ vú đă cùng chồng và các con t́m đường đi xuống Hải Pḥng để đi Nam nhưng không kịp, khi trở về làng nhà nước đă đưa những thành phần như gia đ́nh vú đi khai hoang ở vùng cao, kể từ đó không ai được biết tin tức của họ nữa.
Tôi nghe me tôi kể lại tôi nhớ vú của tôi, tôi nhớ bà là ḍng sữa đă nuôi tôi dù tôi không nhận diện được ra bà. Me tôi thường nói:
“Bản tính tôi hiền lành như bà vú nuôi tôi!”  Tôi th́ thầm:
 “Vú ơi! Con thương vú xin Chúa ban hạnh phúc vĩnh cửu cho vú.”
Một phần ḍng đời của tôi đă bị cuốn trôi theo tháng ngày ngắn ngủi chia xa. Tôi nhớ ba v́ ba thường nhắc sống là phải có hy vọng và đừng lo lắng về quá khứ, chính quá khứ đă có sự yên b́nh riêng của nó.
Tôi thương ba yêu me! Tôi nhớ bà vú của tôi.
 
Sau khúc quanh này, tôi bú sửa Guigoz, tôi chẳng c̣n bịnh tật nữa, mẹ thương mắng yêu
 "Sữa người chẳng ham lại ham sữa bột, mày là con của ông Tây mất rồi!"
Thỉnh thoảng ba nghe, ba rày me, bà đừng chọc con nó tủi thân. Nghiễm nhiên tôi trở thành con gái đầu ḷng cũng là cục cưng của bố. Đi đâu ông cũng dắt tôi đi, sau giờ làm việc những khi rảnh rỗi, ông dắt tôi đi chơi, ông dắt tôi đi chợ, đi ngắm cảnh, đi đạp nước ở hồ Xuân Hương, đi hồ Than Thở nằm dài trên những thảm cỏ hay chạy đuổi chim chóc, sóc thỏ. Đi thác Penn, thác CamLy, vào suối Vàng thăm bác Đạt bạn của ba, thăm đập ĐaNhim, lên đỉnh LangBiang nh́n xuống những sườn đồi hoa hồng và những luống rau chạy dài trên nương đồi, ba giải thích đây là vườn bắp xú, chỗ khi là những dậu A-ti-sô, xa xa màu xanh ngắt là những dàn đậu ván, đậu cô-ve. Ngày đó ba đi chiếc xe Mobyellet, tôi ngồi đằng sau, có bữa tôi ngủ gục và bàn chân tôi đă chạm vào bánh xe đang lăn, tôi giật ḿnh la lớn, sau khi tỉnh dậy tôi biết bàn chân tôi bị căm xe lột móng, mắt  cá chân bị dập và ba tôi cũng té xe và bị găy tay, ba phải nghỉ việc hơn hai tháng.
Sau đó ông vẫn thích đưa tôi đi chơi, nhưng tôi sợ hăi không muốn đi nữa. Ông bảo để ba sắm cái yên con ngồi đằng trước con sẽ yên tâm, thấy tôi vẫn sợ nên ba đổi chiếc Lambretta để tôi vững tin hơn, v́ không thấy bánh xe và căm xe nữa.
 
Ba thường nói đừng nghĩ nhiều về chuyện đă qua, con phải can đảm và sống cho hiện tại, xem ḱa con phải biết thưởng thức những loại hoa dọc đường ḿnh đi, có khi con gặp hoa thơm nhưng cũng có lúc gặp hoa có gai, từ một cành hoa có gai con không dám ngửi hay ngắm những loài hoa khác nữa hay sao? Ba đă dạy tôi đừng bám víu quá khứ, đừng lo lắng tương lai, hăy t́m một phương thức hữu hiệu để vượt qua những trở ngại và sợ hăi. Ḍng đời tôi thêm một ư thức mới một phương thức lạ để khắc phục những điều không thuận ư.
Tôi cảm ơn ba, tôi nhớ ba!
 
Cuối năm 1960, người Pháp muốn chuyển giao ngành điện lực cho người Việt Nam quản trị, ba tôi được đổi về Sài G̣n để nhận việc mới.
Tôi không quen cái nóng ở Sài G̣n nên mặt chị em tôi lúc nào cũng đỏ au. Khi tôi chịu được nắng ở đây nước da tôi không c̣n trắng hồng như thuở trước. Ngày tôi đi học tiểu học ở trường Minh Mạng, tụi học tṛ cùng học với tôi thường chọc ghẹo tôi là tây lai v́ mũi tôi cao hơn những trẻ em cũng lứa và tóc tôi dưới ánh nắng lại có màu hung hung đỏ, chúng hay  hát:
 "Tây lai ăn khoai cả vỏ ăn chó cả lông ăn hồng cả hột." 
Tôi thường khóc chạy về méc ba me, me tôi cười nói, lần sau con bảo với bạn: 
“Khi mẹ tao có tao trong bụng, bà hay nh́n lên Đức Mẹ Maria nên tao giống Đức Mẹ."
Phần ba tôi ông bảo: 
"Con đừng sợ sự phán đoán của người khác v́ mỗi cá nhân đều có cái đẹp của họ,  hăy tôn trọng và yêu thương nhau.”
Ḍng đời tôi được xây trên sự tôn trọng và yêu thương những người chung quanh, đừng quá quan tâm đến sự đánh giá hay nhận xét về ḿnh từ những người quanh ta.
 
Thời gian trôi nhanh tôi học lên trung học, sự suy nghĩ của tôi có nhiều thay đổi tôi thích được hơn bạn, tôi hay ganh điểm với bạn, khi nào tôi kém thua bạn tôi buồn ra mặt. Ba răn tôi không nên buồn, sự ganh tỵ đem lại điều tốt khi ḿnh cố gắng để được như bạn. V́ mọi người đều có khả năng riêng của ḿnh, nếu bạn hơn ta, ta mừng cho bạn, nhưng ta cần chuyên chăm hết khả năng của ḿnh để được tốt hơn. Ba dắt tôi đi thư viện Lincoln, đi nhà sách Khai Trí, đi Viện Bảo Tàng, ba dẫn tôi đi nghe cải lương, ba tôi đem ra đồng quê hóng mát. Ba trau dồi cho tôi những yêu thích sách vở nghệ thuật và thiên nhiên. Ḍng đời tôi được trui luyện trong sự khiêm nhường, nhẫn nại, siêng năng, thích t́m hiểu ṭ ṃ cùng ham học hỏi để cầu tiến.
Ba gieo sự cảm phục trong tôi, tôi yêu ba, tôi nhớ ba.
 
Rồi tôi cũng vào đại học như những đứa bạn cùng lứa, ban đầu tôi định ghi danh vào Đaị Học Khoa Học ban Toán, do sự dèm pha của một số bạn cùng trường trung học cũ về t́nh cảm và quan hệ giữa tôi và thầy giáo dạy toán của lớp 11B của chúng tôi, một số bạn đă dựng chuyện gieo hàm oan cho thầy. Khi tôi học xong Tú Tài II, đúng thời điểm đó thầy ĐVT của tôi lại là phụ giảng sư ban toán ở Đaị Học Khoa Học tại Sài G̣n, v́ tự ái và để tránh lời dị nghị tôi chọn học ngành Kinh Tế Chính Trị, sau ngày mất nước năm 1975 ngành Chính Trị học và Kinh Tế thị trường tôi đang theo đuổi đă trở thành vô nghĩa đối với ư thức hệ CS, tôi thường than thân trách phận, ba vẫn bên cạnh an ủi: 
“Thất bại này là thất bại chung cho cả miền Nam không phải riêng ḿnh con, con đừng bi quan hóa vấn đề.”
Tôi khâm phục ba v́ ba luôn đỡ nâng tôi lên khi tôi cảm thấy ḿnh quá bé nhỏ trước định mệnh. Ba giúp tôi có một cách nh́n mới: 
“Ly nước mới đầy phân nửa, thay v́ ly nước đă bị vơi đi nửa phần.”
Góc cạnh tư duy này giúp tôi sống trong lạc quan trên bất cứ t́nh huống nào.
 
 Lứa tuổi của chúng tôi vừa mới lớn nhiều mơ ước và lư tưởng cho tương lai của chính ḿnh và xă hội. Những hoài bảo trẻ đă vụt tắt sau trận cuồng phong máu  lửa dối gian của người CS miền Bắc. Rồi biết bao sự dối trá trả thù đổ xuống đầu dân chúng miền Nam, những tự do tối thiểu bị tước đoạt dần dần. Tôi đă quyết định t́m đường vượt biên đi t́m tự do.
Ngày tôi rời xa quê hương ba me tôi không biết, em tôi kể lại khi ba nghe biết chị đi vượt biên ba khóc cả tháng
“Con ơi! Sao con dại thế, ở đây dẫu ǵ cũng c̣n ba me và các em, con đi cầm bằng  90 phần trăm là mất mạng”
Cho đến hôm chú tôi ở bên Mỹ nhắn về đă nhận được tin của tôi ở bên trại tị nạn Mă-Lai.
Ba tôi hết buồn và nói: 
“Như vậy ba sẽ có chiếc xe đạp nhôm hang ngoại đạp cho nhẹ.”
 
Ôi! Giấc mơ của ba quá nhỏ bé kể từ khi miền Nam mất đi thực thể dân chủ của ḿnh. Ba tôi có thể mua cho tôi chiếc xe Mobyellet khi tôi chưa 15 tuổi, ba bảo tôi không cần phải học đạp xe đạp, ba dạy tôi chạy xe gắn máy, thay bánh xe, thay bu-gi, thay dầu nhớt xe. Ba chỉ tôi biết nghe tiếng máy nổ của xe để tránh bị chết máy dọc đường, ba hướng dẫn tôi những kỹ thuật để tôi tự lực chăm sóc chiếc xe tôi chạy…
Rồi ba mua cho tôi chiếc Honda Dame, giờ đây mơ ước của ba quá tầm thường tôi thương ba nhiều, v́ lúc nào ba cũng lo cho các con nên không đ̣i hỏi nhiều hơn điều ḿnh cần có.
Ba vẫn tiếp tục dạy tôi đón nhận những hạnh phúc đơn sơ làm niềm vui cho cuộc sống.
 
Ḍng đời tôi được khơi đường mở lối cho những thích ứng mới và niềm vui hiện tại, biết cảm ơn và biết chấp nhận thực tế và đếm những hạnh phúc nhỏ nhoi đang có trong tầm tay ḿnh. Từ ngày vượt biên một ḿnh tôi đă chống chèo trong biển lớn của cuộc đời nhờ những uốn nắn của ba, những học hỏi nơi thầy cô, những nâng đỡ từ bạn bè.
 
Tôi đă gặp lại thầy Phạm Đ́nh Huy, thầy cho tôi lời khuyên chúng ta cần thích ứng với cuộc sống ở xứ Mỹ này, như chính thầy, ngày xưa làm thầy bây giờ thầy phải làm thợ, ít ra thầy cũng tự hào ḿnh có thể lo cho gia đ́nh thầy làm nghề vẽ họa đồ cho một công ty điện tử các con thầy được chăm sóc bởi cô Hồng Duyên bà xă của thầy nên các con của thầy đều học hành thành đạt xứng danh con cháu người Việt Nam.
Bên cạnh đó tôi cũng được sự giúp đó tận t́nh của vợ chồng Mai Hương, anh Côn đă dẫn đường chỉ lối cho tôi để tôi có việc làm và c̣n được tiếp tục học. Tạo điều kiện cho tôi có cơ hội thích ứng với cuộc sống mới trên xứ người mau lẹ.
 
Thuyền đời tôi lên ghềnh xuống thác hay vào giông băo, tôi vẫn vững tay lèo lái và thường kể cho các con tôi về người cha của tôi, về những người thầy cô trân quí của tôi và những bạn bè thương mến;  Tất cả những người đă đến đă xuyên qua đời tôi, đă trở nên như một điểm tựa, một vùng vịnh một hốc đá,hay một mái nhà giữa rừng hoang giúp tôi tạm trú chờ cho qua những ngày giông tố.
Riêng người cha của tôi, luôn luôn là những ngọn Hải Đăng trong đêm để tôi lướt chèo tới bến an b́nh. Một ngày đầu Đông 1991 ba tôi lên cơn sốt ông đă nhẹ nhàng ra đi trong thanh thản.  Me tôi sống thêm được 15 năm nữa và cũng trở về với cát bụi một sáng cuối Xuân. Tôi không có duyên gặp được ba me khi song thân tôi ra đi vĩnh viễn. Ngẫu nhiên ḍng đời tôi vẫn chảy mạnh mẽ vào những nhánh sông con là các con tôi.
 
Sài G̣n ơi! Ai có ngờ đâu rằng, một lần đi là một lần vĩnh biệt,
 một lần đi là mất lối quay về, một lần đi là măi măi chia xa...
 
Lời hát từ đài SBTN nghe ray rứt khôn nguôi. Các con tôi hỏi mẹ nhớ Sài G̣n khi nghe người ca sĩ hát phải không? Phải tôi nhớ Sài G̣n nhưng có lẽ tôi nhớ ḍng đời tôi trôi nhanh trong ḥn Ngọc viễn đông thủa đó. Tôi nhớ ba me mua căn nhà đầu tiên ở bàn cờ bị người ta lừa cả tiền lẫn xe. Tôi nhớ những ngày cuốc bộ trên đường Phan Thanh Giản để đi thăm ba nằm bệnh viện St Paul.  Tôi đến nơi ba đă ăn trưa và c̣n dành cho tôi phần soup khoai tây carot với bông cải trắng, cơm ở nhà thương h́nh như quyện mùi thuốc, tôi ăn không nổi nhưng ráng nuốt để ba vui.
 
Tôi nhớ những con đường Lư Thái Tổ, Nguyễn Trí Phương, ngày xưa tôi lội bộ đến trường đi tới đi lui, đôi lúc tính trẻ con của tôi cũng ṭ ṃ đổi qua ngơ tắt về đường Vĩnh Viễn cắt qua chợ Da Bà Bầu xuống ngơ hẻm đi về nhà ḿnh, tôi nhớ con đường Sư Vạn Hạnh có nhà thương Nhi Đồng, có con nhỏ bạn học giỏi tên Tô Thị Thu, khi thi vào trường nữ trung học Gia Long nhỏ được nhận c̣n tôi chỉ có tên đậu vớt phải chờ, ba bảo cho tôi học trường các sơ để tôi không bị bắt nạt. Tôi nhớ con đường Trần Quốc Toản, Lê Văn Duyệt,Tú Xương, Kỳ Đồng Những con đường thời sinh viên bạn tôi thường đưa đón tôi về trên Tô Hiến Thành, qua Nguyễn Tri Phuơng đi ăn hến hấp và chè chén buổi chiều tối. Ngược về Nguyễn Văn Thoại ăn bún vịt sáo măng góc quán gần nhà thờ Hầm…
 
Những con đường Trương Minh Giảng Pasteur, Công Lư, Phan Đ́nh Phùng, Hai Bà Trưng, Duy Tân, Tự Do, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tôn, Tạ Thu Thâu, Tŕnh Minh Thế … biết bao con đường có dấu chân tôi và các bạn của tôi.  Ôi những con đường mang tên những anh hùng dân tộc những danh nhân, những con đường t́nh tự thân quen.Sài G̣n c̣n măi trong tôi theo ngày tháng dần trôi trên xứ người.
 
Sài G̣n c̣n măi trong ta
Từng con phố nhỏ đêm hè bước mau
Cười vui thi đếm trăng sao
Thanh xuân vẫn tưởng trẻ thơ thuở nào
Giờ đành mất lối quay về
Trăm năm lỡ hẹn, ngày về thẳm xa,
 
Tôi giống ba ở cái chân đi nên đường phố Sài G̣n tôi đă để lại dấu chân khắp chốn, ba c̣n khuyến khích hoặc đôi lúc sai tôi đi để bắt tôi t́m đường t́m ngơ.
Nhưng nay ḍng đời tôi đă bị lấp lối quay về, tôi nhớ ba thường nhắc không nên để một trở ngại nào dập tắt hy vọng của ḿnh, hăy b́nh tâm để nghĩ ra đường hướng mới, như con không thể leo núi được th́ con t́m trực thăng để đi lên.”
 
Tôi kể cho các con tôi nghe về người cha của tôi, ông là người thức thời và ham học, ông biết năm ngôn ngữ Pháp, Anh, Đức , Trung Hoa và tiếng Nga. Lần đầu tiên ở Mỹ tôi nhận thư ba viết cho tôi bằng tiếng Nga, nh́n những ḍng chữ mẫu âm khác lạ tôi chẳng hiểu ǵ nên gửi về hỏi ông. Ông viết thư mắng yêu
"Con ở xứ sở hạng nhất thế giới mà không biết ngôn ngữ này hay sao?"
 
Con gái út của tôi giống ông ngoại nhiều thứ, từ chiều cao, yêu thích ngoại cảnh cùng du hành đây đó, cô út này cũng thích thiên văn và ngoại ngữ nên cô vẫn tự hào con giống ông ngoại. Ba thường bảo ḿnh làm điều ǵ chính ḿnh cảm thấy vui là hạnh phúc rồi, miễn là đừng gây thiệt hại cho những người chung quanh.
 
Ḍng đời tôi là từ những cội nguồn của ba me tôi của vú tôi của những người chung quanh dậy bảo nâng đỡ sánh vai cùng bước với tôi, của các con tôi đă đạt những ước mơ ba tôi gieo vào đời sống của tôi.
 
Ḍng đời tôi là một nhánh sông được chia ra từ những nhánh sông lớn được vun đầy bởi t́nh thương của gia đ́nh của thầy cô bạn bè và những người đồng hành với tôi. Cha mẹ luôn đắp bồi nâng tôi lên cao để ḍng sông của tôi trở thành những nguồn thác những ḍng cuồng lưu có trật tự để tôi vượt qua được những bế tắc giữa ḍng,  hầu tôi trở nên hữu ích đem sinh lực tiếp sức cho xă hội được tràn sức sống, xói ṃn những bi quan và khơi nguồn cho những nhánh sông mới tiếp tục chuyên chở sinh khí và vun tưới cho đời.
Tôi nhớ ba, tôi thương ba!
 
Ḍng đời tôi một ngày nào đó sẽ trôi đến và ḥa tan trong biển lớn của t́nh yêu viên măn, nơi tôi nhận ra t́nh yêu của đấng tạo hoá đă sanh ra tôi và tôi nhận thức được.
 
Ngài vô h́nh nhưng t́nh Ngài hiện hữu,
Qua những người Ngài gửi đến yêu ta,
 
Mọi người chúng ta khi rời xa thế giới này, chúng ta sẽ biến thành giọt nước ḥa tan trong biển yêu thương của Tạo Hóa người đă dựng nên chúng ta. Chúng ta sẽ trở về nguồn như Thượng Đế đă có kế hoạch cho từng ḍng đời trôi đi cũng như quay về.
 
Q2