Chị Thập giao nhiệm vụ ghi lại chuyến đi. Ngại quá! “chữ nghĩa chưa bằng cái lá
nho” th́ viết cái ǵ!
Một chút nhẹ nhàng khích lệ: Chị bận lắm! Nhi viết sao cũng được, chị sửa cho.
Đến nước này đành ỡm ờ cho qua. Thôi th́ cũng ráng, viết hay không bằng hay viết.
Nghĩ thế cho an tâm.
Ngày 1 (thứ tư 29/5/2019 Vancouver)
Ba hướng hội tụ về một chỗ, anh chị Thành Mỹ-Anh, Alabama, đă đến
Vancouver từ hai hôm trước, anh chị t́nh nguyện sẽ đến đón các chị em ở
phi trường. Nhóm Cali 9 người bay từ LAX lúc 8:30 sáng, c̣n nhóm Seatle, Lan
Nhi, Xuyến, đi tàu điện. Từ phi trường đến cảng chỉ khoảng chừng 20
miles, nhưng v́ vào giờ cao điểm kẹt xe và chờ nhau nên chúng tôi là những
người cuối cùng xuống tàu.
Mọi người gặp nhau trên tầng 14 ăn nhẹ, nhận nhau rồi ai về pḥng nấy, hẹn
nhau 5:15 ở nhà hàng Bordeau, tầng 6, để ăn tối. Sau khi ăn “trả bữa” một
bụng thật no, người th́ xuống văn pḥng nhờ vào internet của Princess,
người th́ đi quanh tàu coi quang cảnh sinh hoạt trên tàu . Có lẽ mệt v́
chuyến bay dài nên mọi người về pḥng ḿnh sớm.
Ngày 2 (thứ năm 30/5/2019 lênh đênh trên biển,
Gala night)
Buổi sáng tụ họp ở tầng 14 ăn điểm tâm và ăn trưa. Giới thiệu lẫn nhau và hoạch
định cho những ngày tới. Sau khi ăn, rủ nhau đi chụp h́nh, thăm khu shopping,
mua vòng tay.
Buổi tối, Gala night, mọi người ăn mặc formal, các cô cùng nhau khoe tà áo
dài VN ở nhà hàng có người phục vụ. Tổng cộng 14 người chia hai bàn. Sau khi ăn,
rủ nhau đi chụp h́nh, nghe ca nhạc và đến thăm pḥng mini-suite của Thành và
Mỹ-Anh.
V́ là ngày sinh nhật chị Mỹ-Anh, Chị Thập tổ chức một party karaoke bỏ túi. Bánh
sinh nhật nhà hàng cung cấp, Lan có chai rượu ngọt ice-wine order măi tận
Canada, Nhi đóng góp chai rượu lễ anh Tường San Jose cho năm trước. Chị Thập có
tablet Karaoke, microphone China của Thy Hậu cho mượn, loa của Kevin và nhac
vàng VNCH.
Giữa trùng khơi biển rộng, sóng vỗ, âm thanh các ca sĩ tài tử cất lên cao vút
nhưng khàn khàn (v́ thâu sẵn nên không chỉnh trầm xuống được), thêm bước chân
khiêu vũ của Ngọc quyện vào nhau làm cho sinh nhật chị Mỹ-Anh thêm thú vị.
Chắc chắn khó có được trong đời. Mọi người chúc mừng. Đôi mắt tinh anh long lanh
ướt v́ súc động, làm tăng nhan sắc của chị Mỹ-Anh thêm phần diễm lệ. Căn pḥng
minisuite ấm cúng rộn ră tiếng cười.
Ngày 3 (thứ sáu 31/5/2019 Ketchikan)
Tầu ghé Ketchikan, một thành phố nhỏ. Ăn sáng xong cùng nhau xuống tàu để
8:30 bắt đầu chuyến tham quan các thành phố. Một vài tiệm out-let bán đồ lưu
niệm giá rẻ. Chúng tôi ghé thăm công viên Totem Bight State tại làng da đỏ
Saxman, Đất này của người da đỏ xưa với nét văn hoá c̣n lưu lại những cột totem
được coi như lớn nhất trên thế giới. Có hai cột totem đặc biệt, một ngắn
một dài. Trên đầu mỗi cột thay v́ h́nh đầu người ma quái truyền thống lại là hai
tượng người toàn thân. Theo chị Mỹ-Anh dẫn giải:
Tượng cao là một người tốt đă có công đóng góp xây dựng thành phố, tượng thấp là
ông xấu hứa đóng góp nhưng lại không. Người ta dựng lại như một phần của lịnh sử.
(Một vài company dùng h́nh ảnh cột totem này làm biểu tượng diễu cợt khả năng
của nhân viên. Người giỏi th́ ông cao, người dở là ông thấp) Đây là chốn dừng
chân đầu tiên của những người đến Alaska trong thời t́m vàng, Ngày nay, nét sầm
uất xưa không c̣n, dưới cơn mưa lất phất buồn thảm nh́n thành phố như mỹ nữ hết
thời. Đàn ông vốn háo sắc, người du lịch thích đẹp, v́ thế, các bạn đi sau cũng
đừng đi Land tour này.
Ketchikan là thủ phủ của cá Salmon. Ở đây có 5 loại cá: Chum chum Salmon,
Shockeye Salmon, King Salmon, Silver Salmon, and Pink Salmon. Trở lại tàu vào
giờ ăn trưa, ăn xong mọi người về pḥng ḿnh nghỉ ngơi hoặc đi lang thang
trên tàu, ăn uống, shopping, nghe nhạc, ...
Ngày 4 (thứ bảy 1/6/2019 Juneau)
Tầu ghé Juneau lúc 8 giờ sáng. Thành phố lớn hơn Ketchikan. Nhà cửa tương đối
đẹp hơn. Dân số theo thống kê 2016 là 32.739 người. Mỗi năm mưa khoảng 230 ngày.
Lượng nước mưa trung b́nh 62.27 inches(1,580 mm) Bao quanh bởi núi. Ngọn cao
nhất là Mt. Robert (3,819 feet) quanh năm tuyết phủ. Mùa hè khoảng 18.25 giờ có
ánh sáng mặt trời tha hồ đi chơi và mùa đông khoảng 6 giờ.
Chuyến du lịch của chúng tôi bắt đầu lúc 11:30 nên không cần dậy sớm,
ngoài trời mưa nhưng chuyến đi đă đặt trước nên mọi người lên xe bus đi
thăm thành phố quanh năm sương mù, nên nh́n rất đẹp và thơ mộng. Land tour được
đưa đến xem ḍng suối tuyết (Glacier) của Mendenhall lake, v́ trời mưa nên duy
nhất anh Thành đến được gần, c̣n lại ngắm nh́n từ xa.
Đứng trong toà lầu văn pḥng khu du lịch chúng ta có thể thấy khung cảnh
bao la chung quanh và được xem phim, giới thiệu về cuộc sống hoang dă ở
đó nữa. Quay về tàu, trời vẩn c̣n mưa lất phất, mọi người về pḥng nghỉ
ngơi và chuẩn bị cùng nhau ăn tối, thêm một ngày lang thang trên tàu.
Ngày 5 (Chủ nhật 2/6/2019 Skagway)
Tầu ghé Skagway. Thành phố không có đường bộ, chỉ có thể đến bằng du thuyền. Mỗi
năm đón nhận hơn một triệu du khách.
Ngày hôm nay nắng đẹp. Có rất nhiều tour. Bọn ḿnh chọn land tour, được đi xe
ngắm cảnh qua cả biên giới Canada. Người hướng dẫn dặn phải mang theo passport,
pḥng khi gặp Canada border control,
Trên đường đi có nhiều cảnh đẹp. Chúng tôi c̣n bắt gặp một chú gấu con lạc
mẹ lang thang ven đường.
Có một cây cầu sắt bắc qua hai mỏm núi. Nh́n cũng thường nhưng theo người hướng
dẫn: nhiều nơi trên thế giới đến để học hỏi kỹ thuật này.
Một đầu cầu được gắn chặt vào mỏm núi, đầu c̣n lại đặt hờ phía bên kia, được giữ
thăng bằng, bằng dây cáp. Khi động đất xẩy ra cầu lắc lư theo độ rung nên không
gẫy. Sau động đất, cầu nếu có bị trật, dàn dây cáp sẽ điều chỉnh lại cho thẳng.
Ngoài ra c̣n có tour đi bằng xe lửa bao quanh dăy núi. Lộ tŕnh đi đúng vào con
đường mà người xưa đă đi t́m vàng.
Sau land tour, thời gian c̣n lại tụi này đi dạo quanh. Thành phố nhỏ xinh xinh
đi vài phút đă hết. Rất nhiều tiệm bán đồ trang sức đá quý và lưu niệm.
Thành phố này chỉ sinh hoạt khoảng 5 tháng khi mùa có du khách. Sau đó nhiều
người chuyển về đất liền, chờ “đến hẹn lại lên”. Dân số thống kê năm 2018 là
968 người. Hơn nửa chuyển vào đất liền, phần c̣n lại th́ ở trong nhà nên 7 tháng
của năm nh́n như “goshtown” không một bóng người.
Thành phố, xưa là nơi dừng chân của những tay mạo hiểm t́m vàng. Dấu vết c̣n lưu
lại ở trong một tiệm bán đồ lưu niệm. Nơi đây, chủ tiệm c̣n giữ hầu hết những
món đồ xưa lịch sử của Skagway.
Ngoài ra c̣n informations center mặt ngoài được trang trí bằng những khúc cây
vụn chỉ c̣n cái lơi, nh́n cũng hơi lạ và đẹp.
Họ c̣n giữ lại được một tửu điếm (red onion saloon, nhà đèn đỏ đầu tiên và duy
nhất). Nơi đây, giờ là một tiệm ăn, các tiếp viên mặc váy mô phỏng lại h́nh dáng
thiếu nữ xưa. Trên lầu là tour lệ phí $10.00, ḿnh không đi v́ nh́n ngoài cửa sổ
thấy có h́nh thiếu nữ thiếu vải. Sợ “rầu rĩ râu ra ria rậm rạp”
Ấn tượng nhất là một nhà hàng có nấu beer (Brewery company in Skagway Alaska) họ
có một loại beer tên là "skagway blonde". Uống rất ngon. Nhấp một ngụm cảm nhận
vị ngọt, đắng, nhẹ trong miệng. Mùi vị nhẹ nhàng, thơm tự nhiên, c̣n đọng trên
môi như nụ hôn đầu e ấp. Tiếc rằng loại beer này không được bán trên thị trường.
Đây là niềm hănh diện của người dân Skagway v́ beer được nấu bằng đọt của một
loại thông có nhiều ở trong vùng (Spruce tip) Đọt chỉ có vào tháng 5. Tất cả cư
dân cùng nhau đi hái rồi bán cho tiệm để nơi đây có đủ nguyên liệu nấu beer phục
vụ du khách. Tôi nghĩ họ làm v́ tự hào hơn là v́ tiền. Chứ bán được bao nhiêu!
Cũng cần nói thêm là nơi đây không có bác sĩ, không có bệnh viện. Ai đau ốm đều
phải trực thăng vận về Juneau hay Seattle lệ phí hơn $20.000 có lẽ thế mà ít
người ở. Bác sĩ cũng lo kiếm tiền trả nợ học phí nên không mở pḥng mạnh ở đây.
Dân toàn tuổi trẻ khoẻ như trâu, mở pḥng mạch chắc đói.
Ba ngày lang thang với những cơn mưa phùn, Trở lại tàu hẹn nhau giờ ăn
tối, nhưng rốt cuộc tối đó mỗi nhóm ăn một nơi khác nhau: Bordeaux,
Provence, Pizzeria, Horizon Buffet...
Ngày 6 (thứ hai 3/6/2019 Glacier Bay)
Tầu đến Glaciers bay, Có lẽ đây là điểm chính của chuyến đi. Tầu đi chậm và
quay tṛn. Người trên tầu dù đứng ở vị trí nào cũng quan sát được hết chung
quanh. Núi bao phủ toàn tuyết. Nhiều ḍng suối đóng băng. Cảnh đẹp tuyệt vời.
Với một ly trà nóng, bạn bè chung quanh, Ngồi ngắm sông nước, núi tuyết, đất
trời giao thoa. Giàu như Bill Gate th́ cũng được nh́n như thế là cùng... Hôm nay
không xuống tàu, mọi người gọi cho nhau mới biết Thành bị cảm sốt, Mỹ
Anh cũng khản tiếng...
Đêm này cũng là Gala night, mặc lịch sự, và ăn tối có tôm hùm. Tối đó có
show "Encore" cũng khá hay.
Đêm xem ca nhạc, Chị Mỹ Anh hiểu biết nhiều nên chọn show cho mọi người.
Có cô ca sĩ trẻ, chẳng nhớ tên, trang phục nhẹ nhàng, liêu trai, ôm đàn guita
đứng hát bài "Country road take me home” giọng ca truyền cảm, trong như tuyết,
cao vút như núi đồi Alaska.
Cả rạp lặng im ḷng trùng xuống, cảm nhận nỗi nhớ quê hương nhẹ nhàng len lỏi.
Qua phút bàng hoàng ấy, không ai bảo ai mọi người cùng đứng lên vỗ tay liên
tục.
Cô c̣n hát thêm một bài nữa. Giọng ca lần này nhẹ nhàng ray rứt, năn nỉ thỉnh
cầu. Chị Mỹ Anh dẫn giải nội dung là "người vợ van xin người vũ nữ buông trả
chồng ḿnh, Cô trẻ cô đẹp, cô dễ t́m chồng, riêng tôi có mỗi một người”
Nghe buồn vợi vợi, nhưng khoái "th́ ra đàn ông cũng có giá lắm, đâu phải đồ vất
đi”.
Nếu không có chị Mỹ-Anh hướng dẫn và thuyết minh chắc chẳng bao giờ ḿnh đi xem
ca nhạc Mỹ dù free.
Ngày 7 (thứ ba 4/6/2019 College Fjord)
Tầu đi qua College Fjord, vận tốc thật chậm cho du khách ngắm. Cảnh đẹp tinh
khiết và tuyệt vời. Ngày cuối trên tàu chúng tôi mua sắm, rút thăm, tán dóc,
và chuẩn bị để xuống tàu.
Đêm tầu vượt vịnh Alaska.
Neo lại ở Whitter.
Ngày 8 (thứ tư ngày 5/6/2019 Whittier)
Mọi người chuẩn bị rời tầu, chấm dứt chuyến du ngoạn ( unforgettable) Tour guide
đón tại bến tầu, đưa mọi người về phi trường. Trên đường có đi qua tunnel chỉ
một chiều qua lại. Chiều này qua chiều khác đợi, thời gian khoảng 10 phút, và
chỉ dài khoảng hơn 1 mile. Trên đường đi có ghé một vài điểm ngắm cảnh chụp
h́nh. Khu nuôi giữ thú vật tiêu biểu của Alaska như Gấu, goose, ḅ rừng,chó sói,
đại bàng, cú vọ... những con thú này nghe nói đă được cứu từ những tại nạn ngẫu
nhiên...
Tới phi trường Anchorage, thời gian c̣n dài Anh chị Thành mướn xe van đưa mọi
người đi ăn trưa. Chị Thập t́nh nguyện ở lại phi trường cùng hành lư. Ở
đó có tiệm phở Việt Nam, chủ tiệm rất nhiệt t́nh khi nghe có khách VN ở
phi trường, anh On thành viên tiệm phở c̣n đem xe đến đón thêm, v́ xe anh
Thành không đủ chỗ. Anh chị Lan Sang đă từ bi trả hết tiền phở. (Cám ơn Lan Sang
). No bụng rồi anh Thành đưa đi xem câu cá, nhà máy làm dao Ulu một loại dao đặc
biệt chỉ có ở Alaska. Nhiều người mua về dùng v́ thấy tiện dụng.
Sau đó, đi xe bus free đến downtown, lang thang một hồi cả bọn lo ngại chị Thập
cô đơn nên đón xe bus số 40 về lại phi trường . Chờ máy bay tán gẫu trước khi
chia tay cũng vui.
Trong suốt chuyến đi, ngày th́ ăn buffet, dạo quanh tầu ngắm cảnh, tối ăn nhà
hàng. Bụng lúc nào cũng căng cứng. Có lẽ mỗi năm nên đi du thuyền một lần để
diet, có cớ mua quần áo mới và nạp thêm năng lượng.
Có vài chuyện không vui,
Lan bỏ quên ba lô ở subway Vancouver, vài thứ mang theo như máy ảnh, son phấn
trang điểm, giày...
Anh chị Thành- Mỹ-Anh phút chót bị cảm nên đành bỏ party chia tay như dự định,
Sally Quỳnh, con chị Hoà, bị đói v́ không ăn được đồ ăn Mỹ.
Chuyện vui là D́ Xuyến trúng thăm được đôi bông tai và sợi dây chuyền. Giá trị
bao nhiêu không biết nhưng d́ Xuyến thích lắm, nên cũng làm mọi người vui lây.
Một chuyện vui nữa là tiền tip mỗi ngày là $14.50. Nhưng nhờ chúng tôi mua vé
vào thời gian họ quảng cáo cho quà, v́ vậy tiền họ cho để chi tiêu trên tầu
cũng vừa đủ nên nhiều người không phải trả thêm.
Chia tay, ai nấy cũng bằng ḷng cho chuyến đi. Ánh mắt c̣n ẩn hiện sự thoả măn,
Nhi Dương & Thập Trần
P.S. Thập nhờ Dương Nhi viết về chuyến đi Alaska thật là tuyệt vời, vì
các anh chị được đọc sớm. Cám ơn Dương Nhi. |