Tháng Tư Ngậm Ngùi

Một Tháng Tư oan khiên nữa lại về!

Ngày hôm qua xem lại cuốn phim “The Last Day In Vietnam”, written by Mark Bailey & Keven Mc Alester đã được giải thưởng Oscar năm 2015 làm tâm hồn tôi se sắt đau buồn rươm rướm lệ khi nhìn lại quang cảnh và hình ảnh Quê Hương Việt Nam vào những ngày cuối cùng Quốc Hận 30 Tháng Tư, Năm 1975. Thôi đã mất hết cả rồi, người đời “đồng minh” đã phản bội ta mà ra đi. Mất nước là mất tất cả nguồn sống, mọi thứ đã trở thành vô nghĩa. Ai đã vào Niềm Nam Việt Nam vơ vét về vui vẻ làm tan hoang vụn vỡ? Nhà thì sạch nhà phố sạch phố, đồ đạc trong nhà không có cánh mà bay ùn ùn theo xe bít bùng đi thật xa...

Những tuần vừa qua, nghe trên đài phát thanh ở vùng đất nhà San Jose, có các vị chức sắc cùng những hội đoàn đã đăng tin mời gọi mọi người đến họp mặt vào Ngày 29 Tháng Tư, Năm 2018. Họ sẽ tổ chức lễ giỗ cho năm vị "TƯỚNG CHẾT THEO THÀNH". Sau lễ cúng giỗ phụng thờ, ban tổ chức mời tất cả đồng hương vui lòng ở lại dùng bữa cơm giỗ thân mật với nhau cho đượm tình đồng bào Quê Hương.

Những vị tướng anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã tuẩn tiết vào ngày cuối cùng của cuộc chiến bị bức tử, như đã đi vào huyền thoại dân tộc đất Việt để giữ trọn vẹn màu cờ vàng trân quý và làm rạng danh nước Nam: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai và Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ sẽ mãi ngàn đời ghi lại trong trang vàng sử sách Việt Nam.

Tạ ơn những sự hy sinh cao cả của các anh Lính Chiến Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh xương máu cho Quê Hương Việt Nam, để cho những người hậu phương được sống yên bình. Còn nhớ ngày ấy, khi các anh bị lừa đi tù đày, thì mọi người trong nước ai ai cũng xót thương đau khổ lắm; Đó là niềm đau của cả dân tộc, ngày tang thương của đất nước, còn lại những con người trong thành phố chết tràn ngập thương đau, không còn sinh động. Khi được đi thăm người tù, gia đình coi như niềm hạnh phúc quý giá hiếm hoi. Mọi người trong nước đều phấn khởi để phần những đồng quà tấm bánh nhỏ nhoi, để dành lặn lội đi thăm nuôi các anh trong tù với niềm yêu thương vô vàn. Đây cũng là kỷ niệm xót xa để đời khó phai mờ trong ký ức người dân Miền Nam Việt Nam.

Sau biến cố 30-04-1975 là những sợi dây thừng thòng lọng vô hình đã tròng vào cái đầu của những người quân dân Miền Nam để đọa đầy dày xiết từ thể chất đến tinh thần. Cứ mỗi độ Tháng Tư về, lòng tôi cảm thấy ngậm ngùi xót xa. Nhìn lại quá khứ, thoáng đã thấy 43 năm qua đi như một cơn ác mộng kinh hoàng thật dài, tâm khảm bàng hoàng còn in đậm nét ưu tư, những biến động thảm hoa điêu linh lan tràn chưa đứt hẳn trên Quê Hương Việt Nam thân yêu.

Mặc dù đã vượt biển và được định cư ở Mỹ nhiều thập niên qua, nhưng lòng tôi lúc nào cũng canh cánh nhớ thương hướng về quê cũ, nơi mà tôi đã sống với cha mẹ, cùng lớn lên với các em của tôi và những đồng bào ruột thịt nơi vòm trời quý yêu xưa. Gò Vấp là cành vàng trong vườn nhà Quê Hương Việt Nam, nơi có nhiều địa danh mà Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà đóng quân ngự trị khi xưa. Vào thời VNCH nhà tôi ở Tỉnh Gia Định, Quận Gò Vấp, Cư Xá Nguyễn Phi Khanh, Công Binh Địa Hình tọa lạc ở gần phía cổng sau của Quân Y Viện Cộng Hoà. Phía trước gần bên bệnh viện là Trại Quân Khuyển ở gần ngay ngã năm chuồng chó. Phía đằng sau của dãy nhà trong cư xá chỉ cách có cái hàng rào, nhìn thông qua là khu hồi lực, nơi mà những người thương phế binh VNCH đang chờ đến lượt ngày của mình được làm tứ chi giả, cảm nhận thật thương tâm cám cảnh.

Kế bên khu hồi lực là cái nhà xác rất lớn của bệnh viện. Nghe đồn là cứ đến đêm khuya thì có nhiều hồn ma hiện ra tụ tập, khua rổn rảng như đi duyệt binh ngay ở phía ngoài cổng nhà xác, nên tôi hay bị ám ảnh và sợ lắm. Bởi vì thường nhật đi làm thì tôi phải đi ngang qua đấy, nhất là những hôm đi làm về, lại còn có lớp học thêm sinh ngữ, hoặc làm part time cho phòng mạch Bác Sĩ rất gần sở làm của tôi là Cục Công Binh Ban Cố Vấn trên đường Nguyễn Tri Phương, nên khi về đến Gò Vấp khu nhà tôi thì trời đã tối đen, mà vẫn phải đi qua quãng đường nhà xác thì hãi lắm, phải cố hết sức phóng xe Honda đi qua cho thật mau. Mỗi khi cánh cửa bằng sắt đúc kín rất lớn của nhà xác được mở rộng ra thì tôi thường hay nhìn thấy lố nhố rất nhiều người, đầu chít những vành khăn sô tang trắng khóc lóc vật vã thành tiếng ai oán, sao mà thấy thương tâm quá chừng; Những câu hỏi thường hay đến dồn dập trong tâm trí tôi “Vì đâu, vì ai mà những bậc cha mẹ mất con, những người thiếu phụ trẻ ra nông nỗi này?” Nghe văng vẳng đâu đây trên thinh không réo rắc bài hát... ngày mai đi nhận xác chồng... say đi để thấy mình không là mình... Trời hỡi! Hoang lạnh đớn đau. Hành trang vào đời của những cô nhi đầu xanh vô tội mất cha, còn lại những gì ngoài sự khổ đau và nỗi mất mát chia lìa in hằn suốt cả cuộc đời trẻ thơ mà không gì có thể bù đắp được.

Sau cùng đến Trung Tâm Tiếp Huyết của VNCH tọa lạc ở ngay đầu thuở đất hình tam giác, nơi đó gọi là ngã Ba Chú Ía, đối diện phía bên phải là sân goft ở ngay một góc trong phi trường Tân Sơn Nhất, cứ đi thẳng mãi là tới Trường Sinh Ngữ Quân Đội gần cổng xe lửa số 10, rồi tới ngay góc ngã tư Phú Nhuận thì ai ở SàiGòn cũng đều nhìn thấy quang cảnh này thật quen thuộc.

Có nhiều đêm nhấp nhoáng vầng ánh sáng của máy bay trực thăng gầm kêu rầm rộ bay lượn và đáp xuống khuôn viên bệnh viện, thì mọi người trong khu yên tĩnh trực hệ giật mình hồi hộp lo âu sợ hãi, tự thầm hiểu rằng trận chiến đang xảy ra rất gần đâu đây, nên máy bay trực thăng lên lên, xuống xuống để đem những chiến sĩ oai hùng đã hy sinh cho Tổ Quốc cùng thương binh VNCH về bệnh viện để chữa trị.

Máy bay quần lượn trên bầu trời Việt, tỏ uy khí sức mạnh anh dũng hào hùng ngút trời, nhưng cũng phủ đầy tang thương chồng chất qua những thế hệ, vết thương hằn sâu vẫn tiếp diễn sau cuộc chiến khó xoá nhoà; Bởi vì Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà đã bị đồng minh của mình bỏ rơi đớn đau vô điều kiện, chất chứa tù đầy uất hờn.

Sau biến cố Tháng Tư, người dân ở chung quanh khu vực này đã nhìn thấy tất cả những thương binh của Quân Lực VNCH bị xua đuổi ra khỏi Quân Y Viện Cộng Hoà không chút nương tay. Thật là bất mãn và đau xót vô cùng, biết đi về đâu khi trên người họ còn vết tích thương tật lê lết đớn đau do những người vô thần gây ra vẫn còn hằn sâu trên thân người và trong tâm hồn của họ. Lớp người thắng cuộc ấy đã xâm chiếm bệnh viện, và thay thế bằng những người bệnh của họ mà chẳng hề biết thẹn với lương tâm.

Một ngày đau buồn chẳng hề mong đợi. Trước lúc có lệnh đầu hàng, ngoài trời u ám, từng làn mây xám xịt đậm đen quyện kéo nhau về hoà vào những tiếng súng đạn pháo bắn lóc cóc đì đùng nghe thật não nùng. Có nhiều người đi bộ, đi xe đò hoặc xe lôi đã bị trúng pháo đạn chết cháy cả người lẫn xe đầy ở trên mặt đường; Mọi người xôn xao hoảng loạn lo chạy lấy lân, chả ai còn hồn vía thì giờ để dừng lại mà giúp đỡ những người lâm nạn.

Khoảng 9:00 giờ sáng ngày hôm ấy, một giờ đồng hồ trước giờ ông Tổng Thống Dương Văn Minh đã tuyên bố ra lệnh đầu hàng. Có một chuyện đau buồn thương tâm không may đã xảy ra cho gia đình người hàng xóm cùng xứ đạo ở cách bên nhà nội của các cháu nhà tôi ba căn, cũng là nơi tôi mới theo người dọn về “quê lạ” cư ngụ được vài tháng. Tôi còn nhớ rõ như in hình ảnh một cô bé hàng xóm gương mặt hiền lành xinh đẹp, cô em khoảng mười bốn tuổi, người mảnh mai dễ thương. Sáng hôm ấy, cô bé Nga đi bộ từ nhà trong xóm đạo ở gần Ngã Ba Ông Tạ, ra nhà chị ở mặt đường Lê Văn Duyệt Hoà Hưng để đón hai đứa cháu bé vào trong nhà cô để thăm ông bà ngoại. Ba dì cháu đang nắm tay nhau đi trở về lại nhà cô, thì bất thình lình cô bị trúng miểng pháo kích của vc câu vào trong thành phố làm người cô bị ngã vật xuống đất bất tỉnh, hai đứa bé cháu hoảng sợ la khóc, người trong xóm thấy vậy vội chạy lại nhà cô để báo tin.

Khi được hung tin, người cha run rẩy ngỡ ngàng, ông đã vội vã chạy ra chỗ đó để ôm xác cô con gái về nhà khóc lóc thảm thiết, mọi người vây quanh phụ giúp ông lấy khăn lau chậm những vết thương máu chảy ra lênh láng ướt đẫm cả cái áo cánh vải tê tô rông màu hồng mà cô bé đang mặc trong người, rồi thay y phục cho cô. Có người giúp, cậy những miếng ván gỗ ở bên hông nhà sau của ông, để cùng nhau xúm vào nối gỗ đóng thành cỗ hòm mộc mạc đơn sơ rồi bỏ cô bé vào tẩm niệm xong, xức dầu theo phép đạo Công Giáo và đọc kinh thật nhanh. Sau đó mấy người thanh niên mới phụ người cha khiêng cái hòm đi thật lẹ ra nghĩa trang của xứ đạo cách khu nhà ở, khoảng chừng hơn một trăm mét.

Tôi không thấy quang cảnh ở nghĩa trang, nhưng chỉ nghe người bà con chòm xóm kể lại là, khi ra đến đó thì mọi người cùng nhau đào xới đất lên cũng nông vừa tầm thôi, rồi lo hạ huyệt xong lấp đất lên là vội vàng mau lẹ rời ngay khỏi chỗ nghĩa trang để đi về nhà tránh bom đạn đang bắn phá nổ bay véo véo tứ tung trên đầu người.

Thật tình trong trí nhớ tôi lúc đấy không hề thấy mẹ của cô bé đâu cả. Về sau này tôi mới biết được là những người trong gia đình thấy tội nghiệp quá, không dám cho mẹ của cô bé nhìn thấy cảnh tượng thảm sầu đau lòng, sợ bà mẹ không chịu nổi khi nhìn thấy đứa con quý yêu của mình ra đi một cách đột ngột đớn đau như vậy thì sẽ bị xỉu nguy đến tánh mạng, nên có lẽ họ đã ngăn cản không cho bà nhìn thấy cảnh chia lìa mất mát.

Sau này, gia đình cha mẹ cô bé đã được định cư ở Mỹ theo diện bảo lãnh nhân đạo ODP, nhưng vẫn không thể quên ngày tang thương Quốc Hận và mang theo hình bóng của cô bé Nga cùng theo họ trong suốt những thập niên sống trên đất Mỹ. Cách đây vài năm cha mẹ cô bé đã ra đi thật xa nơi miền miên viễn. Tôi tin rằng trong hiện tại cha mẹ của cô bé đã được yên hưởng đoàn viên với cô trên nước hằng sống vĩnh cửu.

Có nhiều người bảo hãy tha thứ, nên quên đi quá khứ để hướng về tương lai không hận thù. Nói thì rất dễ, nhưng mấy ai có thể làm cho mình dễ dàng quên đi những niềm đau đớn kinh hoàng ấy. Thử hỏi, nếu ai đã bị kẹt lại Việt Nam vào thời điểm bị đổi chủ, một khi đã có kinh nghiệm sống dưới ách thống trị của những người cs xảo quyệt, độc tài và dã man thì mới hiểu được là tại sao mọi người chẳng hề quên được, bởi họ coi mạng người kém hơn con sâu, cái kiến, nên những hình ảnh nhục nhằn kinh hãi đó vẫn cứ mãi ám ảnh suốt cuộc đời còn lại của mọi người con dân Miền Nam đang còn sống ở quê mẹ hoặc những người tỵ nạn tha hương khắp nơi trên thế giới.

Xin ơn trên gởi đến Quê Hương Việt Nam những ánh đuốc nhiệm màu, xoá tan đi những tăm tối bất công, để mọi người dân Việt được sống tự do thanh bình ấm no.

30 Tháng Tư, Năm 2018


CPL Phạm Thị KimDung
Thung Lũng Hoa Vàng, San Jose

 
 

    

 


 

  E-Báo Chân Phước Liêm
  Alaska - Coral Princess
  Cá Lia Thia
  Các hoa liên hệ Chúa Jesus
  Cafe Internet
  Cái "QUẦNG"
  Cây Lan Của Tôi -My Orchid
  Chúc Xuân 
  Chuyến Nhật Du Bất Ngờ 2020
  Chuyến Đi Nhật Bản
  CPL và Đại Hội Suy Tôn LTXC
  Con Muốn Ngồi Bên Mẹ
  Dân Số Trên Địa Cầu 
  Di trú & hồi hương
  Đại Hội 2019
  Đất nước Việt thượng cổ...
  Đi Tìm Hạnh Phúc
  Đoản khúc lênh đênh biển...
  Đoạn Trường Vô Thanh
  Đưa Ta Về Nắng Hạ Xưa
  Florida Niềm Riêng
  Giọt Nước Mắt Cô Đơn
  Hai Mầu Hoa Phượng
  Hôm Nay 30/4 - 45 năm trước
  Họp Bạn Cựu HS CPL 2018
  Hùm Tộc Tâm Sự 
  Khảo Luận về cổ thư Tàu...
  Làm... Thơ
  Mã Nghị Truyện
  Mẹ
  Một Góc Missouri (2018)
  Một Ngày Rong Chơi Seattle
  Một Tấm Hình
  Năm Chó Nói Chuyện Chó
  Năm Tuất Nói Chuyện Chó
  Năm Tý Nói Chuyện Chuột
  Nền Y Học Tiền Bán Thế Kỷ
  Ngày vui qua quá mau
  Ngư Tộc Thán
  Ngược Bắc Đón Đông Phong
  Nhớ Mẹ
  Nỗi Lòng Bàng Giải tộc (Cua)
  Phượng Ơi Còn Nhớ?
  Sao Con Không Thể
  Spring Around The Corner
  Sự Quan Trọng Của Luân Lý
  Tậu Chàng Trâu Mới 2021
  Tên họ Hai Bà Trưng 
  Tên Thần Hy Lạp & Cây Cỏ
  Tháng Tư Ngậm Ngùi
  Thảo Mộc Giúp Tăng Cường
  Thảo Mộc Mang Tên Đào...
  Thảo Mộc Trị Táo Bón
  Thảo Mộc Trị Viêm Khớp Xương
  Thời Hoa Lá Vẫn Còn Đây
  Thử Tộc Thán
  Thú Vui Tuổi Vàng
  Thư Ngỏ
  Tiệc Mừng Tân Niên Mậu Tuất
  Tìm Lại Sự Thật Hai Bà Trưng
  Tình Vẫn Còn Vương
  Tôi Làm Răng Implant
  Ước Mơ và Sự Thật
  Văn Học VN Thập Niên 1930
  Về Thăm
  Xuân Về Nhớ Mẹ Chúc Nhau
  20 Hiện Tượng Thiên Nhiên
  30 Loại Cây Lạ Lùng Nhất..
  100 Câu Thơ Về Lịch Sử VN
  Alexandre De Rhodes cha đẻ...
  Câu Chuyện Thú Vị Cây Cầu
  Chuyện Tình Sau Ngôi Mộ Cổ
  Dễ Thương
  Dịch Một Bài Thơ
  Du lịch năm quốc gia nhỏ bé...
  Đấu Tranh
  Gái Gò Vấp Yêu Thầm 
  Hình Ảnh Độc Lạ Từ Đá
  Hình Ảnh Tuyệt đẹp
  Hoa Đào Tế
  Lá Quốc Kỳ đầu tiên ở LS 
  Luật dấu HỎI NGÃ tiếng Việt
  Năm Thứ 43 Quốc Hận
  Nghệ sĩ Nhật Bản Mikyouioo
  Những ly cà phê 3D tuyệt đẹp..
  Nụ Cười Đầu Năm
  One Word Essays
  Quốc ngữ và nỗ lực 'thoát Hán'
  Sài Gòn Xưa & Nay (French)
  Sớ Táo Quân 2021
  Sưu Tầm 8 khu chợ nổi tiếng
  Sưu Tầm Ảnh Vui
  Thắng-Thua
  The Confession - Xưng Tội
  Thoát Chết Trong Gang Tấc
  Tiếng Việt Ta Hay Thật!
  Tôi Đi Lính Mỹ
  Tượng Điêu Khắc Tuyệt Vời
  Tướng Quân Lý Long Tường
  Vườn Cây Ăn Trái
  Xin Đổi Kiếp Này
 
  Bạn nghĩ cách giải đáp nhé

Xưng Tội
(Phim ngắn đoạt giải nhất Hàn Quốc)

Rubber Cement
Commercial With Nuns