Lá Quốc Kỳ đầu tiên ở LITTLE SAIGON
Người viết về câu chuyện này may mắn là
bạn của 3 người trong nhóm vận động
dựng cột cờ, nên đă được biết khá rơ
ràng. Trong phạm vi giới hạn một bài
viết, người viết chỉ vắn tắt, cốt
yếu nhấn mạnh về ư nghĩa của cột cờ
đầu tiên do chính người Việt Nam tị
nạn dựng lên, hơn là chi tiết chính
xác sử liệu. Rất mong độc giả chia
xẻ, cũng như các nhân vật trong cuộc
cảm thông bỏ qua những thiếu sót.
Bài viết này được viết riêng cho
chuyên mục “Người Việt, 30 Năm Tị
Nạn và Định Cư” như một đóng góp nhỏ
bé trong việc ghi lại quá tŕnh
thành h́nh và phát triển của cộng
đồng Việt Nam tại Little Saigon.
1981, năm Con Gà,
trong một bài phóng sự của tờ LA
Times do một nữ phóng viên gốc Trung
Hoa viết về nơi phố thị Bolsa, bà đă
ví von nơi này như là một “Little
bit Saigon”. Dần dà người ta bỏ đi
chữ bit, “Little Saigon” định danh
từ đó. Nh́n lại, 24 năm, sang năm
2005 Ất Dậu là 3 con gà. Chợt nhớ Ất
Dậu 1945 ngày xưa ở Việt Nam…
Năm 1982 là năm định
h́nh cho một phố thị Việt Nam tại
quận Cam, con đường huyết mạch chính
là Bolsa Ave với khoảng 100 cửa hàng
Việt Nam mọc lên lúc bấy giờ. Tuy
nhiên, chưa nhộn nhịp hẳn v́ hăy c̣n
những khoảng đất vườn dâu, vườn cam,
vườn rau nằm rải rác hai bên đường.
Một chợ thực phẩm duy nhất là chợ
Ḥa B́nh nằm cùng dăy với quán Café
Le Crossand D’orée.
Ít người biết rằng,
không phải con đường Bolsa khai sinh
ra nơi tập trung buôn bán, mà khởi
đầu là trên con đường Wesminster,
gần đến đường Golden West đă có ngôi
chợ Việt Nam, chợ Quê Hương, đầu
tiên tại đấy cho măi đến 1982 vẫn
c̣n, và rải rác dọc trên con đường
này từ năm 1977 đến 1982 nhiều cửa
hàng đă thành h́nh. Nhưng kể từ khi
MiNi Mall (khu nhà sách Tú Quỳnh,
nhà hàng Thành Mỹ) thành h́nh trên
đường Bolsa, rồi Nguyễn Huệ, rồi khu
nhà hàng Song Long nối tiếp, hầu hết
các tiệm ở đường Wesminster cũng lục
tục dọn qua khu tập trung mới trên
đường Bolsa. Chợ Quê Hương đổi chủ
rồi cũng bị chợ Ḥa B́nh hút hết
khách nên ế ẩm và đóng cửa, chấm dứt
thời kỳ phôi thai kinh doanh trên
con đường Westminster bất hạnh.
Trong sự thành h́nh
của con phố Bolsa, sau 30 năm, dân
Việt cư kỳ cựu ở vùng đất này nên
nhắc đến một sự việc có tầm vóc tinh
thần rất lớn đối với người Việt tị
nạn sinh sống tại Little Saigon mà
có lẽ theo thời gian đă ch́m vào
quên lăng, những người đến Little
Saigon định cư sau này có thể cũng
không nghe ai kể lại. Đó là cây cột
cờ Việt nam đầu tiên được dựng lên
tại khu thương xá Nguyễn Huệ, nơi có
nhà hàng Đồng Khánh và phở Nguyễn
Huệ. Nơi đây, lá quốc kỳ Việt Nam
được phép chính thức treo phất phới
trên nền trời, khẳng định và đại
diện cho một dân tộc, một quốc gia,
một sắc dân tị nạn Cộng sản đến định
cư trên đất nước Hoa Kỳ. Lá cờ tượng
trưng cho hồn thiêng sông núi, tiêu
biểu cho một giá trị lịch sử đă được
ǵn giữ và hy sinh bằng biết bao
xương máu cho lá cờ ấy, lá cờ Vàng
Việt Nam biểu tượng của một dân tộc
có tự do đă bị cướp đoạt. Họ hoặc
vượt thoát hoặc bị xua đuổi khỏi quê
nhà và chỉ mang theo một ấn chứng
duy nhất là lá cờ của dân tộc họ, lá
quốc kỳ xác định một quốc gia mà thế
giới đă công nhận.
Trước năm 1989, là
năm cộng sản Việt Nam mở cửa mời đón
kiều bào về thăm quê hương, trước đó
đối với người Việt tị nạn tại hải
ngoại, quê nhà chỉ c̣n có trong tâm
tưởng, không biết đến bao giờ mới
trở về lại cố hương.
Năm 1984, một phóng
viên tờ LA Times đăng bài phóng sự
về chuyến đến thăm Little Saigon,
ông nêu lên nhận xét “Little Saigon
không chỉ là một trung tâm thương
mại, đối với tôi, Little Saigon là
trung tâm của quá khứ và một lịch sử
được mang theo từ Việt Nam…”
Thực vậy, Little
Saigon được xem là “thủ đô tị nạn”,
một nơi có sinh hoạt chính trị mạnh
mẽ, đồng thời tập trung hầu hết các
văn nhân nghệ sĩ về đây sinh sống,
đă tạo cho Little Saigon có một sắc
thái đô thị đặc biệt, thu hút không
riêng du khách Việt, du khách ngoại
quốc cũng ṭ ṃ t́m đến viếng thăm
nơi gọi là “Vietnamese Town”.
Trở lại, vào cuối năm
1984, một số quân nhân đứng lên lập
nhóm để vận động với chính quyền
thành phố Wesminster, xin được dựng
cột cờ treo lá quốc kỳ Việt Nam tại
khu thương xá Nguyễn Huệ. Nhóm này
gồm năm người:
Cao Xuân Huy (Binh
chủng Thủy Quân Lục Chiến) Lữ Mộc
Sinh (Lực lượng Đặc Biệt) Nghi Thụy
(đài Truyền H́nh Việt Nam) Lư Khải
B́nh (Binh chủng Thủy Quân Lục
Chiến) Việt Trí Cường, biệt danh
Cường Cụt (Lực lượng Đặc Biệt)
Khoảnh đất dựng cột
cờ xin được của chủ phố là ông Triệu
Phát. Mọi thứ được tiến hành trong
hồi hộp nôn nao nhưng bằng tinh thần
của quân đội, quả quyết, tự tin,
danh dự. Tại sao hồi hộp? Đấy là
khoảng thời gian tinh thần chống
cộng ở cao điểm, thành phần cộng
kiều trà trộn hoạt động ngầm trong
cộng đồng Việt Nam th́ luôn nằm
trong bóng tối, họ theo dơi mọi sinh
hoạt của cộng đồng tị nạn. Theo
thống kê của chính quyền Orange
County thời đó, mức quan tâm về tội
phạm băng đảng trong cộng đồng Việt
Nam không phải là con số nhỏ. Thời
đó, chuyện nổ súng thanh toán trong
hàng quán, vũ trường gần như là
chuyện thường t́nh. Đối với quân
nhân th́ xem là tṛ trẻ con, nhưng
t́nh huống nổ súng bất ngờ không
biết ai là ai, đáng phải đề pḥng.
Khi
tin tức dựng cột cờ được công khai
phổ biến th́ có truyền đơn rơi, thư
hăm dọa phóng vào nhóm quân nhân
khởi xướng tổ chức dựng cột cờ.
Cường cụt đă nhiều lần bị dán “note”
vào kiếng xe anh với lời lẽ đại ư
“Hăy bỏ ư đồ ngu xuẩn dựng cột cờ,
thời thế thay đổi, đă hết thời của
các anh v.v…” V́ những hăm dọa được
tung ra tới tấp từ trong bóng tối
như vậy, nhóm dựng cột cờ phải lưu
tâm đề pḥng, một mặt vẫn tiến hành
việc làm của họ.
Ngày 18 tháng 3 năm
1989 Lễ Thượng Kỳ được tổ chức. Nhóm
dựng cờ gửi thư mời đại diện các tổ
chức chính trị, hội đoàn, đặc biệt
là các tướng lănh, các sĩ quan cao
cấp trong quân đội hiện đang sống
trong vùng hoặc lân cận. Ngày Lễ ấy
có hai vị tướng đến chứng kiến là
Tướng Nguyễn Ngọc Oánh ở Fressno về
và Tướng Nguyễn Bảo Trị. Nhóm có mời
được Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ đến
dự. Từ San Jose, nguyên Đại Úy Không
Quân Lại Thế Hùng xuống để điều hợp
Lễ Thượng Kỳ.
Đêm trước ngày thượng
kỳ, Cao Xuân Huy trải “nốp” sleeping
bag dưới chân cột cờ ngủ giữ v́ cộng
kiều tung thư hăm dọa sẽ ủi sập cột
cờ. “Nằm đó, nó ủi th́ ḿnh chết
trước” Cao Xuân Huy nói rồi cười
khẩy, tiếp “Bộ tui để nó ủi khơi
khơi dễ dàng à! tui hổng biết làm ǵ
tụi nó à?” Lữ Mộc Sinh th́ nổi máu
con gà điên pollo loco, thề nặng
“Tui mà không kéo lá cờ lên được th́
tui chặt bàn tay tui dưới cột cờ rồi
kéo nó lên”.
Đêm đó, ngoài một số
quân nhân tự nguyện âm thầm thức
suốt đêm canh giữ, c̣n có một số
“anh em Bolsa”, những tay thứ thiệt,
cũng ngấm ngầm lập ṿng đai, đặt
điểm trong các quán gần đó để “coi
thằng nào lạ mặt nhốn nháo là hỏi
giấy…”. Rơ ràng là một đêm dài căng
thẳng. Làm sao mấy quân nhân ấy
không thủ “gị gà”. Đêm rồi qua, chỉ
có mấy con mèo hoang quậy kêu ngoài
thùng rác giấc khuya.
Sáng ngày thượng kỳ,
các quan khách, tướng lănh đứng trên
lan can lầu, trước văn pḥng Luật Sư
Trần Sơn Hà nh́n xuống. An ninh toàn
khu vực đă được kín đáo trấn thủ
chặt chẽ, kể cả bên kia đường, ngă
tư đường. Cường cụt ngồi xe lăn,
dưới hai chân cụt, cây UZI sẵn sàng.
Hai tay nghiêm trang nâng lá quốc kỳ
xếp thẳng băng vàng rực, cùng với lá
quốc kỳ hoa sao Mỹ. Quân nhân Hổ,
cụt một chân, đẩy xe lăn cho Cường
cụt hai chân. Lại Thế Hùng điều
khiển nghi lễ Thượng Kỳ. Tony
Diamond kéo quốc kỳ Việt nam lên,
Cường cụt kéo quốc kỳ Mỹ lên. Theo
quy định cho phép, lá quốc kỳ Mỹ
phải treo cao hơn quốc kỳ Việt Nam
v́ là cờ quốc gia chủ. Cường cụt lúc
thượng kỳ quá xúc động, ḷng yêu
nước tăng lên sao ấy, chỉ kéo cờ Hoa
Kỳ bằng ngang cờ Việt Nam. Vậy mới
có chuyện.
Đám phản chiến Mỹ
bỗng xuất hiện sau đó, đ̣i cắt dây
hạ cờ Việt Nam xuống v́ đă dám kéo
cao bằng ngang cờ Mỹ. Nhóm đại diện
Cựu Quân Nhân Mỹ bèn can thiệp. Nhóm
dựng cờ phải theo luật định, nhích
lá cờ Việt Nam xuống thấp nửa lá cờ
Mỹ. Tạm êm chuyện. Cộng kiều có lẽ
nhận được chỉ thị mới, bất động,
không thấy cho xe đến ủi, không thấy
bắn sẻ, không pháo kích, không đặt
plastic hay gài ḿn claymort, chỉ có
gió xuân thoang thoảng mùi hoa trúc
đào và trên cao gió lộng, lá cờ vàng
tung bay phần phật. Lần đầu tiên nơi
hải ngoại, lá cờ của hồn thiêng sông
núi Việt Nam vươn ḿnh uốn lượn như
con rồng tung ḿnh vờn gió xuân.
Một cụ già mù có
người con trai đưa đến dự lễ, khi
lắng nghe có tiếng phần phật cờ reo,
ông níu cánh tay người con hỏi: “Cờ
đă kéo lên được chưa con?” “Dạ, kéo
lên xong rồi Ba”. Cụ già bật khóc
nức nở, gương mặt không c̣n ánh sáng
đôi mắt lộ đầy xúc động mếu máo, bàn
tay run run vịn chặt vai người con
trai bên cạnh, anh cũng rưng rưng
theo nỗi niềm của người cha. Cao
Xuân Huy t́nh cờ đứng gần, chứng
kiến, quay vội vào tường cho giọt
nước mắt nóng hổi của ḿnh lăn khỏi
con mắt.
Bầu không khí trang
nghiêm long trọng ấy, khi lá Cờ Vàng
Việt Nam tung bay trên nền trời
Little Saigon, ai chứng kiến mà
không vui buồn lẫn lộn, xúc động
ngậm ngùi ḥa lẫn hănh diện lâng
lâng. Ôi phải 10 năm, từ 1975 đến
1985, mười năm sau mới thực sự tận
mắt nh́n thấy lại lá cờ oai linh của
đất nước Việt Nam tung bay cùng gió
lộng. Thôi… âu cũng là niềm an ủi
lớn lao cho tâm trạng lưu vong trên
đất khách quê người… cho ấm ḷng
chiến sĩ….
Nhà
báo Du Miên cho biết, cột cờ Việt
Nam tuy dựng lên là được sự cho phép
của City Westminster, nhưng dựng
xong vẫn chưa có văn bản chính thức.
Sau khi dân Mỹ tại đây thấy cờ Việt
Nam kéo lên, đă phản đối mạnh mẽ lên
cơ quan chính quyền thành phố, họ
đ̣i hạ xuống, khiến City lúng túng.
Bấy giờ ông Trần Duy Ḥe (thuộc Lực
Lượng Đặc Biệt) phải xông xáo ra vào
city đ̣i hỏi phải có văn bản cho
phép chính thức cho cây cột cờ đă
thành h́nh. Cuối cùng, một nghị
quyết của chính quyền thành phố
Westminster được ban hành, chấp nhận
trên pháp lư về sự hiện hữu hợp lư
của cây cột cờ. Đó là công lao của
Ông Ḥe và một số người thầm lặng
cùng sát cánh với ông.
Vài hôm sau ngày
thượng kỳ, dây cột cờ bằng nylon bị
cắt đứt, lá cờ chao đảo chới với như
kẻ sắp chết đuối kêu cứu. Thay dây
mới. Lại bị cắt đứt. Kỳ này chúng
ông thay bằng dây thép, siết bù lon
lại, xem cộng kiều các con làm sao.
Lữ Mộc Sinh tập họp anh em Bolsa,
giao phó: “Tụi anh đă làm xong việc
dựng cột và treo cờ. Đến phiên tụi
em giữ cờ”. Như vậy, lá quốc kỳ Việt
Nam lành lặn tung bay cũng nhờ có
một phần góp tay canh giữ của “anh
em Bolsa” thời ấy.
Những ngày kế tiếp
sau ngày thượng kỳ, dưới chân cột cờ
liên tục được nhiều người mang đến
những chậu hoa tươi bày kín khắp cả
chung quanh, bày tỏ niềm vui và ḷng
yêu kính lá quốc kỳ. Ngày 30 tháng 4
năm 1985, sau hơn một tháng dựng cờ
được tổ chức “Đêm Không Ngủ” dưới
ngọn cờ vàng. Đêm không ngủ đầu tiên
dưới ngọn cờ quê hương thật là đầy ư
nghĩa, thật đậm đà t́nh người, thật
vui và cũng siết ngậm ngùi khi thả
hồn nhớ nghĩ về quê nhà, bên ấy c̣n
bao người thân ngóng chờ ṃn mỏi,
bên các trại tị nạn th́ khổ cực, kêu
cứu tuyệt vọng…
Thêm một chi tiết.
Nơi khoảnh đất dành cho cột cờ có
ngọn đèn đường đứng sát bên ngoài,
nên nh́n vào cột cờ bị che khuất. Do
hồn thiêng sông núi xui khiến sao
đó, xuất hiện anh Diệp Thanh Tùng,
tự nguyện chờ nửa khuya, mang xe cần
cẩu lớn đến, cắt dây điện ra, dời
cột đèn vào sâu trong sân, nối dây
điện lại cho đèn cháy b́nh thường.
Hỏi ra, anh là nhân viên đang làm
trong Ty Điện Lực, thấy cột đèn che
cột cờ coi chướng mắt không chịu
nổi, bèn nổi máu anh hùng, bứng cột
đèn đi chỗ khác chơi. Làm xong việc,
lặng lẽ ra đi. Ai tin chuyện này có
thể xảy ra, vậy mà đă xảy ra, mới
thấy cây cột cờ linh thiêng thật.
Từ 1985-1988, 3 năm
liền tổ chức đêm 30 tháng 4 tại
khuôn viên nhỏ hẹp nơi chiếc cột cờ
phất phới lá cờ vàng. Ba năm ấy, một
quân nhân Thủy Quân Lục Chiến là
Huỳnh Minh Châu, người cao lớn, tính
ít nói và hiền lành, tự nguyện làm
người thay cờ, giữ cho lá cờ luôn
được lành lặn và rực rỡ. Tiếp tục
lặng lẽ bao năm trời đến ngày hôm
nay, không biết đă có bao nhiêu tấm
ḷng âm thầm nối tiếp duy tŕ ǵn
giữ để từng ngày từng đêm trên bầu
trời Bolsa vẫn không vắng bóng lá
cờ. Ai biết? Ai thương?
Sau khi tin tức lan
truyền về cột cờ đầu tiên ở hải
ngoại, có một vị là nhân viên của sứ
quán Việt Nam ngày trước ở San
Francisco, đă liên lạc với nhóm dựng
cờ để mang lá quốc kỳ Việt Nam treo
ở ṭa sứ quán mà ông đang ǵn giữ
cẩn thận, mang đến bàn giao cho nhóm
để treo lá quốc kỳ ấy lên. Buổi lễ
được tổ chức thật cảm động và trang
nghiêm ở trung tâm sinh hoạt Nguyễn
Khoa Nam. Ông Trần Duy Ḥe đại diện
đứng ra nhận lá quốc kỳ.
Sau năm 1989, do Cộng
Sản Việt Nam mở cửa, Việt Nam dần dà
không c̣n là một quê hương xa vời
trong tâm tưởng như những năm về
trước. Vết thương ḷng đă nguôi
ngoai, dấu chân của lịch sử cát bụi
đă lấp bằng. Những lá cờ Việt Nam
được dựng treo khắp nơi ở hải ngoại
khắp thế giới, người Việt ở hải
ngoại nh́n những lá cờ treo quá quen
mắt. Nhưng nếu ai là người chứng
kiến phút giây lịch sử khi lá cờ
Việt Nam lần đầu tiên được kéo lên
tung bay trên bầu trời tị nạn nơi xứ
người, mới cảm nhận được trọn vẹn sự
linh thiêng, tôn quư đối với một lá
cờ được giữ ǵn bằng biết bao xương
máu của những vị anh hùng vị quốc
vong thân.
Sau năm 2000, tôi
tưởng có lẽ chính ḿnh cũng đă quên
đi. Bỗng một hôm, nh́n thấy hàng
ngàn người Việt Nam tị nạn ngồi biểu
t́nh trong đêm lạnh, khi cùng nhịp,
phất lên lá cờ vàng nhỏ bé trong
tay, hàng ngàn lá cờ nhịp nhàng đồng
phất lên theo những cánh tay ấy đă
khiến tôi nghẹn cứng cả lồng ngực.
Sức mạnh khủng khiếp của màu cờ đánh
thức một cái ǵ bừng dậy trong tôi.
Tôi không hiểu là cái ǵ, nhưng tôi
biết chắc, hồn thiêng sông núi Việt
Nam là một điều có thật, đừng quên.
Đến cuối năm 2004,
sau gần 30 năm từ mốc lịch sử 1975,
lá cờ hồn thiêng sông núi, lá quốc
kỳ Việt Nam màu vàng ba sọc đỏ,
riêng tại Hoa Kỳ, đă được hầu hết
các tiểu bang trên nước Mỹ công nhận
là lá cờ của người dân Việt Nam Tự
Do, không chấp nhận chủ nghĩa cộng
sản, đă vượt thoát ra đi, đi t́m tự
do và định cư trên khắp thế giới.
Ḷng đấu tranh kiên quyết ǵn giữ
màu cờ dân tộc đă được đáp đền, đă
được hồn thiêng sông núi Việt Nam,
anh linh của anh hùng tử sĩ hy sinh
dưới lá quốc kỳ tự do ấy phù trợ cho
tấm ḷng son sắt của dân tộc.
Khi nào bạn có dịp đi
ngang qua cây cột cờ đầu tiên dựng
trên con phố Bolsa nơi Little
Saigon, xin bạn gửi lên lá cờ vàng
tung bay ấy một cái nh́n tŕu mến.
Chính lá cờ Vàng ấy mới thực sự làm
ấn chứng đầu tiên cho cái thị tứ mà
về sau, vào ngày 17 tháng 6 năm 1988
đă được chính quyền sở tại công nhận
chính danh “Little Saigon” (bảng
hướng dẫn exit vào Little Saigon đă
được dựng trên freeway 22 trước khi
vào exit Magnolia). v́ nơi đây, đă
trở thành một thành phố được mệnh
danh “Thủ Đô Người Việt Nam Tị Nạn”.
Lê Giang Trần
|