Lớn lên trong thời buổi chiến tranh 16 tuổi mộng mơ tôi và Bích Hợp là hai đứa bạn thân cùng xóm, cùng say mê nghe nhạc lính đến nỗi yêu lính và ao ước được là người yêu của lính.
Nhưng biết t́m đâu ra chàng lính chiến để mà yêu? Trong xóm có vài anh đi lính mà tôi không quen, chỉ quen anh
Phượng gần nhà, anh cũng vừa đi lính, anh ấy có bao giờ để ư đến tôi đâu và mẹ anh th́ khó tính quá nên tôi chỉ dám mơ thầm...
Bích Hợp hát hay, nó thường hát cho tôi nghe bài “Hành trang tạ từ” và “Một người đi”. Hai đứa cùng bồi hồi thổn thức, chỉ mong có người yêu là lính để được… chia tay tiễn anh như lời trong bài hát “Đây gói hành trang xếp lại cho tṛn để anh đi nhé…”. Hay là “Tôi tiễn anh lên đường trời hôm nay mưa nhiều lắm…”
Có những buổi chiều… buồn (chẳng biết lư do buồn cái ǵ nữa?) tôi và Bích Hợp rủ nhau đạp xe đi… hái trộm xoài tại vườn nhà ông Trịnh Đ́nh Thảo. Khu vườn xoài rộng lớn có ngôi biệt thự luôn kín cổng cao tường, chúng tôi biết thế mà vẫn cứ mơ có ngày vào được bên trong để hái trộm xoài. Không hái được xoài th́ chúng tôi đứng ngoài cổng song sắt phóng tầm mắt vào ngắm những quả xoài xanh non treo lủng lẳng trên cành cũng thích lắm và tưởng tượng món xoài xanh chấm muối ớt.
Chiều nay cũng thế, ngắm vườn xoài xong tôi rủ Bích Hợp vào… nghĩa trang chơi. Nghĩa trang quân đội G̣ Vấp nằm đối diện gần vườn xoài của ông luật sư Trịnh Đ́nh Thảo. Lần đầu tiên vào nghĩa trang cả hai đứa chúng tôi đều thích v́ cảnh đẹp vắng lặng êm đềm với những con đường trải sỏi giữa những dăy mộ thẳng hàng. Tôi và Bích Hợp đă đi qua từng dăy mộ, ṭ ṃ đọc tên, đọc nguyên quán, đọc ngày sinh ngày tử và nh́n h́nh ảnh từng tử sĩ. Hai trái tim khờ của chúng tôi đều chạnh ḷng thương cảm.
Bỗng Bích Hợp sáng kiến:
- Chúng ḿnh có người yêu là lính đây rồi, những anh hùng đă hi sinh v́ tổ quốc, mỗi đứa chọn một anh đi, có h́nh ảnh, có tên tuổi để mà… thương. Thỉnh thoảng chúng ḿnh sẽ đến đây thăm các anh.
Tôi thấy cuộc chơi này cũng thú vị nên hí hửng nghe theo Bích Hợp.
Hai đứa vừa mới chạnh buồn lại vui vẻ ngay, ríu rít đi t́m “người yêu” cho ḿnh. Tôi chọn anh Nghiêm văn Hải 21 tuổi, bằng tuổi anh Phượng và có nét mặt hiền hiền giống anh Phượng. H́nh ảnh bán thân của anh Hải trong quân phục trên bia mộ thật hiên ngang và đẹp trai. Bích Hợp chọn anh Nguyễn văn Tùng v́ thích mái tóc bồng bềnh của anh ấy. Cả hai anh đều độc thân chưa vợ con, do cha mẹ lập mộ.
Thế là nỗi buồn không tên của buổi chiều nay đă trở thành ư nghĩa, cả hai đứa đều vui và hănh diện v́ đă có người yêu là lính. Hai đứa bàn bạc từ nay nếu có dịp th́ cứ khoe ra cho oai và dĩ nhiên phải nói là người yêu đang bận chiến chinh đâu đó, xa lắm, mai mốt anh mới về thăm.
16 tuổi nhưng tôi vẫn c̣n nhiệm vụ trông em, trông đứa em 3 tuổi cho mẹ tôi bán hàng. Tôi thương em lắm, em cũng bám theo tôi không rời nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn… lừa nó ở nhà để đi chơi riêng với Bích Hợp. Chủ nhật tuần sau tôi và Bích Hợp sẽ đi thăm “người yêu”. Tôi dọa em tôi:
- Chị đến chỗ này có nhiều ma lắm, em đừng đi theo chị.
Lần này đến nghĩa trang có chủ đích, có hương hoa đàng hoàng. Đi ngang qua chợ Hạnh Thông Tây chúng tôi ghé vào mua bó hoa Vạn Thọ
(cho rẻ tiền) và một bó nhang. Đạp xe qua khỏi chợ một hồi, chúng tôi chằng màng tới vườn xoài bên kia nữa mà quẹo thẳng vào nghĩa trang quân đội, chia hoa và thắp nhang cho hai mộ anh Nghiêm Văn Hải và anh Nguyễn văn Tùng như đă thân thiết với các anh từ lâu lắm rồi.
Một hôm anh Phượng về phép thăm nhà, anh đi ngang qua nhà tôi thấy tôi đứng ngoài sân liền dừng chân hỏi thăm:
- Em Bông khỏe không?
Thấy “thần tượng” người lính bằng xương bằng thịt mà ḿnh thầm mơ tôi bối rối vụng về không biết nói năng chi, liền vay mượn những câu trong bài hát “Trên bốn vùng chiến thuật” của Trúc Phương để hỏi anh:
- Chào anh Phượng. Anh thường đi đó đây trên bốn vùng chiến thuật, chắc anh đang đóng quân ở Pleime gió mưa mù hay Tây Ninh nắng nung người hay Đồng Tháp vắng bóng hồng phải không.?
Chẳng biết anh khen hay anh mỉa mai:
- Coi bộ em thuộc nhạc lính ghê nhỉ. Trật lất, đơn vị anh ở Phú Giáo B́nh Dương.
Anh bây giờ là người lính, tác phong người lính rắn rỏi phong sương, không là anh Phượng thư sinh nữa càng làm tôi mến mộ. Tôi vừa muốn khoe vừa muốn thử ḷng anh Phượng xem anh có “đau khổ” tí nào không:
- Em có người yêu là lính rồi.
Anh không lộ vẻ ǵ buồn cả mà ngạc nhiên:
- Ủa, lạ quá ta. Năy anh gặp Bích Hợp và hỏi thăm, cô nàng cũng tự động khoe có người yêu là lính rồi. Không lẽ con gái xóm ḿnh yêu lính dữ vậy?
Rồi anh bỏ đi không ư kiến ǵ thêm làm tôi tức cành hông.
o0o
Anh Phượng trở về đơn vị để lại ḷng tôi bâng khuâng nhung nhớ. Tôi và Bích Hợp vẫn cùng nhau nghe những bài nhạc lính và vẫn thỉnh thoảng buổi chiều đến nghĩa trang quân đội G̣ Vấp thăm “người yêu” trong những buổi chiều buồn vu vơ. Không biết gia đ́nh anh Nghiêm Văn Hải ở đâu? có khi nào ghé thăm mộ anh không? Hay chỉ có tôi với những bông hoa Vạn Thọ và vài nén nhang đến thăm anh, một “người yêu” mà anh không biết mặt, chẳng biết tên. Anh Hải ơi v́ quê hương chinh chiến anh đă hi sinh và yên nghỉ nơi nghĩa trang xóm em nên em mới “có duyên” gặp gỡ anh trong cảnh ngộ này.
Chiến sự càng ngày càng khốc liệt, những chuyến xe tang mang xác tử sĩ từ chiến trường về nghĩa trang quân đội G̣ Vấp càng nhiều. Tôi và Bích Hợp đă một lần chứng kiến cảnh thê lương cùng với gia đ́nh một người lính chết trận tại nhà quàn trong nghĩa trang. H́nh ảnh thi thể bó gọn trong tấm poncho bốc mùi tử khí, mẹ anh và vợ anh ngất xỉu, hai đứa trẻ thơ ngơ ngác, tiếng khóc của thân nhân thảm thiết. Hai đứa tôi sợ lắm đứng co rúm vào nhau nhưng vẫn ṭ ṃ muốn xem, Chưa có buổi chiều nào u ám đến thế. Tôi và Bích Hợp ở lại nghĩa trang đến chiều dần tàn mới vội vàng đạp xe về nhà mà tưởng như những tiếng khóc từ nghĩa trang vẫn c̣n đuổi theo.
Hôm sau tôi bị cảm sốt nặng, nằm thiêm thiếp. Chắc v́ chiều qua nghĩa trang nhiều gió và v́ hơi lạnh tử khí ám vào người tôi. Mẹ tôi tra hỏi Bích Hợp chiều qua hai đứa đi đâu mà về muộn, Bích Hợp khai ra hết, mẹ la mắng cả hai đứa và cấm chỉ từ giờ không được đến nghĩa trang nữa kẻo ma… bắt hồn chúng tôi. Không được “đùa cợt” với người đă khuất, hăy để linh hồn họ yên nghỉ.
Sau vụ chứng kiến đám tang ấy chúng tôi đă bị ám ảnh trong nỗi sợ và nỗi buồn, khỏi cần mẹ cấm hai đứa cũng từ bỏ luôn.
Cuối năm anh Phượng về thăm nhà, gặp tôi đầu ngơ anh cười cười hỏi thăm:
- Sao, “người yêu của lính” khỏe không?
Tôi ỉu x́u:
- Em không c̣n là người yêu của lính nữa.
- Biết rồi, mẹ em kể cho mẹ anh nghe hết rồi, chuyện em và Bích Hợp “yêu lính”, yêu người t́nh thiên thu tại nghĩa trang quân đội G̣ Vấp đă hạ màn sau một trận ốm kịch liệt.
Tôi quê quá vội bước đi, anh Phượng nói với theo:
- Cô bé 17 tuổi kia ơi, có bằng ḷng làm người yêu của lính với… anh không?
Cho dù anh có nói đùa, cho dù anh “ trêu chọc” tôi, th́ tim tôi vẫn đập loạn xạ, rộn ràng sung sướng. Nhưng tôi chợt… khựng lại không dám mừng vui nữa và tự hỏi anh Phượng có nói câu này với Bích Hợp không và giữa hai đứa chúng tôi, anh… yêu ai?
Nguyễn Thị Thanh Dương
(June 09- 2022)
|