PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
THẢO MỘC GIÚP TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ
Trí nhớ là một phần của sự thông minh
của con người. Trí nhớ gắn liền với tâm não.
Nguồn gốc của việc mất trí nhớ (amnesia) có thể do thiếu
ăn hay thức ăn thiếu chất dinh dưỡng, tuổi tác cao, bị bịnh Parkinson hay
Alzheimer, chấn thương não, mất ngủ, lo âu, suy sụp tinh thần, hoảng hốt sợ sệt
sau một biến cố kinh hoàng nào đó.
Ngày xưa cách tăng cường trí nhớ của tiền nhân chúng ta là
ăn óc heo với niềm tin ăn gì bổ nấy và ăn hột sen để có giấc ngủ tốt. Trong thập
niên 1940 và 1950 học sinh ở Việt Nam dùng Glutaminol B 6 để tăng cường trí nhớ
vào mùa thi. Glutaminol B 6 bao gồm glutamic acid C 5 H 9 NO 4 (bổ não) và sinh
tố B 6 ( Pyridoxine hydrochloride) (lành mạnh hoá thần kinh).
Thảo mộc giúp tăng cường trí nhớ rất dồi dào trong thiên
nhiên. Đó là: rau đắng, rau má, hột sen, bạch quả, hoa nữ lang, nấm bờm sư tử
hay nấm đầu khỉ (lion's mane mushroom), cây bạc hà, cây dầu chanh, ngãi đắng,
nhục đậu khấu, lá trường sinh v. v.
Thiền (Dhyana- Zen) là thể dục tinh thần giúp ích rất
nhiều cho sự duy trì và tăng cường trí nhớ. Thiền giúp cho tâm thanh tịnh, chế
ngự hỉ, nộ, ái, ố và những ưu phiền quanh mình. Tâm thanh tịnh thì lục phủ, ngũ
tạng hoạt động điều hoà, trí nhớ được duy trì và ít bị suy suyển đột ngột.
****
RAU ĐẮNG
Bacopa monniera
Herpestis monniera
Monniera euneifolia
Lysimachia monnieri
Gia đình Scrophulariaceae Schisandraceae
Rau đắng là một loại rau mọc ở bờ ruộng, vùng đất ẩm ướt ở
vùng nhiệt đới. Gọi là rau đắng vì nó có vị đắng chỉ kém hơn vị đắng của thuốc
ky- ninh mà thôi.
Tên khoa học của rau đắng là Bacopa monniera (xem các
tên khác trên tựa), thuộc gia đình Scrophulariaceae Schisandraceae. Tên
gọi thông thường:
Quốc
Gia
|
Tên
Gọi
|
Việt
Nam
|
Rau
đắng
|
Hawaii
|
Aeae
|
Ấn Độ
|
Brahmi
(1)
|
Anh
|
Water
hyssop (thuỷ bài hương), herb of grace ( Ân phúc thảo), baby's tears (ấu
nhi lệ)
|
Rau đắng là thảo mộc mềm và mọng nước. Lá nhỏ màu xanh nhạt.
Lá càng xanh sẫm rau càng đắng. Cây rau đắng cao 10 - 15 cm. Hoa nhỏ màu tím
nhạt.
Ở Việt Nam người ta ăn rau đắng sống với nước cá kho như rau
cải hoặc nấu canh rau đắng với cá nhất là cá kho mặn lâu ngày. Theo quan điểm
của người Việt Nam rau đắng nhuận tiểu, nhuận trường và làm mát cơ thể. Vị đắng
như khổ qua Mordica charantia hay rau đắng Bacopa monniera đều mát
và có tính hạ sốt.
Người Ấn Độ dùng rau đắng trong ngày lễ khai tâm cho trẻ mới
sinh. Họ quan niệm rằng rau đắng hỗ trợ cho trí thông minh và trí nhớ của trẻ
em. Ấn Độ có nhiều rau đắng từ miền đầm lầy, duyên hải đến vùng đồi núi cao nơi
có vũ lượng cao. Trong y thư Ayurveda của Ấn Độ rau đắng có một vị trí
quan trọng. Chữ Brahmi dành cho rau đắng là một danh dự lớn lao đối với
loại rau mọc hoang này. Ngày nay Ấn Độ chú trọng đến việc bào chế thuốc
Bacopa (Rau Đắng) dựa vào kinh nghiệm cổ truyền của tổ tiên họ từ nhiều thế
kỷ trước.
Rau đắng có nhiều alkaloids, saponins, sterols, alkaloid
brahmine và herpestine; saponins d-mannitol và hersaponin
(giống như reserpine C 33 H 40 N 2 O 9 trị áp huyết cao và
chlorpromazine HCl trị về thần kinh, monnierin và
nhiều thành phần khác như bétulic acid C 30
H 48 O 3, stigmasterol C 29 H 48 O, beta-sitosterol.
Rau đắng nhuận tiểu, nhuận trường, trợ tim, an thần, chống lo
âu, mất trí, khản giọng, động kinh, suyễn, u bướu, phong hủi, bịnh phong tình,
lá lách sưng, ăn không tiêu, mất máu, bịnh về mật (biliousness), mất ngủ,
trị bịnh Alzheimer, cao máu, thiếu lượng đường trong máu ( hỵpoglycemia).
Rau đắng gây buồn ngủ. Nó là thuốc bổ não, bổ thần kinh, gia
tăng trí nhớ. Trong y học dân gian Việt Nam người ta giã nát cọng và lá rau đắng
để đắp vào mắt (eyesache) hay trên vú phụ nữ khi bị đau.
Lưu ý: Dùng nhiều rau đắng sẽ tăng kích thích tố tuyến
giáp trạng và làm giảm tinh trùng dẫn đến vô tự (infertility).
(1). Brahmi là nữ Thần của sự Thông Minh trong Ắn
Giáo.
SEN
Nelumbo nucifera
Gia đình: Nelumbonaceae
Sen là thảo mộc sống dưới nước được tìm thấy ở ở vùng bán
nhiệt đới, nhiệt đới và xích đới. Tên khoa học của Sen là Nelumbo nucifera
thuộc gia đình Nelumbonaceae. Tên gọi thông thường:
Quốc
Gia |
Tên
Gọi |
Ấn Độ |
Kamala
(như tên nữ phó tổng thống Hoa Kỳ) |
Sanskrit |
Kamala,
Padma, Pushkara |
Việt
Nam |
Sen,
Liên, Liên Hoa, Liên Hà,
Hà Hoa (Hán- Việt) |
Trung
Hoa |
Lian
hua, Lian he, He hua. |
Anh |
Lotus,
Sacred lotus, Indian sacred lotus |
Pháp |
Lotus |
Nhật
Bản |
Rotasu |
Hoa sen có hai màu: đỏ- tím và màu trắng (Bạch Liên). Nhuỵ
hoa màu vàng. Hoa có hương thơm. Đó là biểu tượng cho tinh thần cao khiết được
người Ấn Độ theo Ấn Giáo và các dân tộc theo Phật Giáo trân quí vì gần bùn mà
chẳng hôi tanh mùi bùn. Hoa sen là hoa thiêng của nữ Thần Thịnh Vượng Lakshmi
trong Ấn Giáo (Hinduism).
Toàn thân cây hoa sen mọc dưới nước và bùn đều hữu dụng và có
tên riêng như tên vị thuốc: liên tâm hay liên
nhụy
(nhuỵ hoa sen), liên phòng (gương sen), liên tử (
hột sen), liên căn ( rễ sen, củ sen). Tất cả được
dùng như thức ăn và vị thuốc ở Đông Phương.
Lá sen dùng để gói bánh.
Hột sen và củ sen dùng để nấu chè.
Thương chồng nấu cháo cao lương,
Nấu canh bông bí, nấu chè hột sen.
Hột sen còn được dùng làm nhân bánh Trung Thu. Ngó sen dùng
để làm gỏi.
Cuống hoa sen có tính cầm máu. Nó được dùng để trị máu cam,
loét dạ dày, kinh nguyệt quá đà, xuất huyết hậu sản.
Hột sen được dùng như thuốc nhuận trường, tạo ngủ ngon, trị
tiêu chảy, bán thân bất toại (hemiplegia), ray rức trong người, dị mộng
tinh, bất lực sinh lý. Hột sen an thần, bổ tim. Kết hợp với cơm trái long nhãn
và đường phèn chưng nóng cho người mất ngủ ăn để dễ ngủ và để tập trung tinh
thần. Người Ấn Độ cho rằng hột sen chưng với đường phèn và long nhãn có thể giúp
cho người bị chứng cà lăm (stuttering) nói năng mạch lạc hơn! Hột sen có nhiều
alkaloids, flavonoids hạ huyết áp, hượt trường, hạ cholesterol,
làm cho sớ thịt cửa tử cung hoạt động trơn tru.
Nhụy hoa dùng để ướp trà (liên hoa trà- lianhua cha). Nhuỵ
hoa sen nhuận trường, trị mất ngủ, chóng mặt.
Gương sen ( liên phòng) được xem là nhuận tiểu.
Củ sen ( liên căn) sắc với hột
lười ươi Stercularia lynchnophora, hột gòn
Ceiba pentandra để làm thuốc
điều kinh. Củ sen cũng được dùng để trị tiêu chảy, trĩ (hemorrhoids- vì
có tính cầm máu), chống u bướu giống như củ bông súng.
Sen có alkaloids nuciferine C 19 H 21 NO 2 (trị
viêm, gan của người bịnh tiểu đường loại 2, bịnh về não bộ), apomorphine
C 17 H 17 NO 2 (trị bịnh Parkinson). Nuceferine còn có tác dụng
trị chứng bất lực sinh lý.
Củ sen có sinh tố C, K, thiamin, riboflavin, sinh tố B
6, phosphorus, đồng ( Cu), manganese.
Sen vừa là thức ăn ngon vừa có nhiều dược tính cần thiết cho
sự ngủ ngon và tăng cường trí nhớ mà người bịnh Parkinson hay Alzheimer bị mất.
RAU MÁ
Centella asiatica
Hydrocotyle asiatica
Trisanthus cochinchinensis
Gia đình: Apiaceae/ Typhaceae
Rau má là một loại dây cứng bám rễ và mọc rất mạnh dưới đất.
Lá rau má tròn như đồng tiền vì vậy người Anh gọi rau má là Pennywort. Hoa rau
má màu hồng nhạt. Lá màu xanh lá cây sậm.
Tên khoa học của rau má là Centella asiatica (xem các
tên khác trên tựa) thuộc gia đình Apiaceae Typhaceae. Tên gọi thông
thường là:
Quốc Gia |
Tên Gọi |
Việt Nam |
Rau má, Tích tuyết thảo (Hán- Việt) ( do hàn
tính của rau má) |
Trung Hoa |
Ji xue cao |
Nhật Bản |
Tsubokusa |
Ấn Độ |
Brahmi, Gotu kola, Mandukaparni |
Sanskrit |
Mandukaparni |
Anh |
Asiatic pennywort, Gotu kola |
Pháp |
Herbe de longevité (Trường thọ thảo), pennywort asiatique |
Tên gọi Brahmi (giống như rau đắng) của người Ấn Độ
cho thấy được tính tăng cường trí nhớ, bộ não và làm giảm sự lo âu của rau má.
Tên gọi herbe de longevité (trường thọ thảo) của Pháp cho
thấy rau má giúp ích cho tuổi thọ của loài người.
Theo kinh nghiệm sống của người Đông Phương, rau má là một
trong 04 (bốn) loại thảo mộc góp phần vào sự trường thọ của con người. Bốn loại
thảo mộc đó là:
1. nấm linh chi Mannentake (Ganoderma lucidum)
2. Sâm rừng (Panax ginseng)
3. Rau má (Centella asiatica)
4. Hà thủ ô ( Polygonum multiflorum)
Công dụng:
- Rau má được dùng như rau ở các nước Nam Á, Đông Nam Á, hải
đảo Thái Bình Dương. Người Trung Hoa giã nát rau má để uống với đá bào và đường
để uống giải nhiệt vào mùa hạ. Họ cũng dùng nước vắt này kết hợp với mía lau, rễ
tranh, lá mã đề để nấu một loại nước Sâm uống giải nhiệt. Người Việt Nam đôi khi
nấu canh rau má với cá, thịt hay tôm khô.
- Rau má được Ấn Độ và Trung Hoa xem là dược thảo từ nhiều
thế kỷ trước. Nó được xem là nhuận tiểu, nhuận trường, kháng trùng, kháng viêm,
kháng khuẩn, có tác dụng trị chứng cao máu và hưng phấn thần kinh, làm chậm sự
lão hóa, bịnh về gan, thận, đường tiểu nhiễm trùng, nước tiểu có sạn, và cả bịnh
hủi nữa! Steroids C 19 H 28 O 2 của rau má dùng để chữa bịnh hủi.
Asiacoside C 48 H 78 O 19 trong rau má có khả năng trị bịnh lao và bịnh
Alzheimer. Rau má tăng cường trí nhớ, chống lo âu, mất ngủ. Ở Thái Lan người ta
dùng rau má để giải độc á phiện. Dùng ngoài da rau má trị trĩ (hemorrhoids), đau
khớp xương.
- Rau má có asiaticoside C 48 H 78 O 19,
brahmoside, brahminoside, madecassoside C 48 H 78 O 20 kháng viêm rất mạnh,
madecassic acid C 30 H 48 O 6 (kháng viêm), asiatic acid C 30 H 48
O 5 (trị mệt mỏi, cước khí, vết thương, có triển vọng dùng để chữa bướu não),
thiamine, riboflavine, pyridoxine (sinh tố B 6 - C 8 H 11 NO 3), sinh tố K,
aspirate, glutamate, serine C 3 H 7 NO 3, threonine C 4 H 9 NO 3,
alamine, lysine C 6 H 14 N 2 O 2, histidine C 6 H 9 N 3 O 2,
magnesium, calcium, muối.
BẠCH QUẢ
Ginkgo biloba
Gia đình: Ginkgoceae
Bạch quả là một loại cây to cao từ 20 - 30 m ở vùng khí hậu
ôn đới và bán nhiệt đới. Bạch quả được tìm thấy nhiều trong tỉnh Zhejiang (Chiết
Giang- Trung Hoa), Tian Mu San (Thiên Mụ Sơn). Nhật Bản, Triều Tiên và Bắc Bộ
Việt Nam cũng có cây bạch quả.
Lá bạch quả có hình cái quạt màu xanh chuyển sang màu vàng
tươi rất đẹp vào mùa thu. Hoa đực và hoa cái nằm trên hai cây khác nhau. Trái có
vỏ cứng có hai hột. Cơm trái bạch quả chín có mùi khó chịu.
Các thi nhân Trung Hoa và Nhật Bản thích ngắm nhìn lá bạch
quả vàng óng ánh rơi lả tả trước gió vào mùa thu.
Các nhà thực vật học để ý đến dược tính và sự trường thọ từ
500 - 1000 tuổi của cây bạch quả.
Tên khoa học của bạch quả là Ginkgo biloba thuộc gia
đình Ginkgoceae. Tên gọi thông thường là:
Quốc
Gia |
Tên
Gọi |
Việt
Nam |
Bạch
quả (âm từ Bai guo của người Hoa) |
Trung Hoa |
Trung
Hoa Yinguo (Âm quả), Bai guo (Bạch quả) |
Nhật
Bản |
Ginnnan |
Anh |
Maiden
hair tree |
Công dụng:
- Hột là thức ăn ngon và bổ dưỡng
- Ngày xưa người Nhật hái lá bạch quả bỏ vào sách để tránh
mối mọt ăn giấy của sách.
- Kinh nghiệm trị liệu Trung Hoa: hột bạch quả trị suyễn, ho,
sán lãi, bàng quang co thắt khó chịu, bịnh về đường tiểu và bộ phận sinh dục.
Người ta ngâm cơm hột bạch quả trong dầu ăn thực vật 100 ngày dùng để trị ho lao
(TB).
- Y học Tây Phương: công nhận dược tính trị chứng mất trí nhớ,
bịnh Alzheimer và bịnh về thị giác của hoạt chất lấy từ lá bạch quả phơi khô.
- Lá bạch quả có nhiều ác xít hữu cơ, polyols (CHOH) n
H 2, terpenes, sterols C 17 H 28 O, catechol C 6 H 6 O 2,
flavonoids. Flavonoids như quercetin C 15 H 10 O 7, rutin
C 27 H 30 O 16 bảo vệ mạch máu, các sớ thịt của tim và giác mạc. Terpenoids
như ginkgolides và bilobalides C 15 H 18 O 8 chống oxy hoá và làm
cho máu lưu thông lên não dễ dàng. Vì vậy bạch quả có thể trị chứng mất trí nhớ,
lo âu, bịnh Alzheimer. Năm 2010 vài khoa học Đức cho rằng bạch quả có hiệu quả
trong việc chữa trị chứng động kinh (epilepsy).
HOA NỮ LANG
Valeriana officinalis
Gia đình: Valerianaceae
Hoa nữ
lang là một loại cây hoa trong vùng khí hậu bán nhiệt đới và ôn đới như Do Thái,
Lebanon, Syria, Bulgaria, Hy Lạp, Âu Châu, Bắc Mỹ, Úc Đại Lợi v. v. Cây hoa cao
80 - 90 cm. Thân cây mềm dễ gãy, màu xanh. Lá dài, nhọn mọc đối nhau tạo thành
hình lông chim. Hoa màu trắng- hồng nhạt. Hoa nhỏ kết thành chùm tạo thành hình
cầu to như cái chén. Hoa năm cánh, có hương thơm nồng hấp dẫn đối với miêu tộc.
Vào thế kỷ XVI người Âu Châu dùng hoa nữ lang để sản xuất nước hoa.
Tên khoa học của hoa nữ lang là Valeriana officinalis
thuộc gia đình Valerianaceae. Tên gọi thông thường là:
Quốc
Gia |
Tên
Gọi |
Anh |
Valerian, Garden heliotrope |
Pháp |
Valeriane |
Sanskrit |
Nalada
(hương thơm) |
Do Thái |
Nerd |
Trung
Hoa |
Xie cao |
Nhật
Bản |
Barerian |
Từ xưa tổ ngành Tây Y là Hippocrates (460 - 370 tr. Tây Lịch) đã dùng rễ, thân
và lá nữ lang làm thuốc trị bịnh. Nữ lang có iridoids có đặc tính điều hoà thần
kinh nên làm thuốc trị mất ngủ rất tốt. Vào thời Trung Cổ người Âu Châu dùng nữ
lang trị chứng động kinh (epilepsy).
Nữ lang có alkaloid actinide C 10 H 13 N, isovaleramide C 5 H 11 NO,
ịsovaleric acid C 5 H 10 O 2 (tạo mùi thơm) iridoids (kháng viêm),
sesquiterpenes,
flavonones, hesperidin C 28 H 34 O 15 ( trị trĩ hemorrhoids, giãn tĩnh mạch
varicose veins, rối loạn tuần hoàn venous statis), 6 - methylapigenin.
Dầu nữ lang rất thơm nhưng mùi thơm rất khó chịu. Các loại nữ lang
Valeriana
wallichii, Valeriana capensis cũng được dùng làm thuốc chữa chứng rối loạn thần
kinh, mất ngủ, động kinh, cuồng loạn.
Nhìn tổng quát ta thấy rễ, thân và lá nữ lang dùng làm thuốc trị mất ngủ, chuột
rút, lo âu, cao huyết áp, nhức đầu, kinh nguyệt không điều hoà, bịnh đường tiểu,
bịnh về gan, tiêu hoá khó khăn, gan ngưng động (morbus hepaticus).
Thuốc Valium được làm từ cây hoa nữ lang.
CÂY DẦU CHANH
Lemon balm (Anh)
Melisse (Pháp)
Melissa officinalis
Gia đình: Lamiaceae/ Labiatae
Đây là một loại rau húng có mùi chanh hay sả
Cymbopogon citratus. Cây cao từ 70
- 150 cm, lá xoắn màu xanh tươi thơm mùi chanh; hoa màu vàng nhạt rất thơm nên
hấp dẫn ong mật đến hút mật hoa. Loài thảo mộc này gốc ở Nam Âu, Trung Á, và ven
Địa Trung Hải.
Tên khoa học của cây dầu chanh là Melissa officinalis thuộc gia đình
Lamiaceae
của các loại rau húng, bạc hà dòng Mentha. Theo tiếng Hy Lạp Melissa là con ong
mật vì hoa cây dầu chanh hấp dẫn loài ong mật đến hút nhuỵ hoa.
Công dụng:
- tạo mùi thơm cho kẹo, thức ăn, rượu ngọt
- Thoa lá dầu chanh vào người để xua đuổi muỗi.
- Dầu (oil) dùng trong hương trị liệu.
- Cây dầu chanh trợ tiêu hoá, trị sình bụng ( flatulence), chống ưu phiền (
anxiololytic), trị chứng yết hầu nở to (hyperthyroidism) ( bịnh Grave), rối loạn
thần kinh, bán thân bất toại, lo âu, nhức đầu, nôn mửa vì mang thai, bịnh tim,
đau răng, đau tai. Dầu chanh kháng viêm, kháng khuẩn vì có
eugenol C 10 H 12 O
2, tannins và terpenes.
CÁC LOẠI RAU HÚNG
Mentha spicata
Mentha viridis
Mentha javanica
Mentha aquatica
Gia đình: Lamiaceae/ Labiatae
Có rất nhiều loại rau húng dòng Mentha ( bạc hà), gia đình
Lamiacea hay
Labiatae. Nổi tiếng nhất là:
Tên Rau Húng |
Tên Khoa học |
Rau húng gié |
Mentha spicata, Mentha viridis |
Rau húng cây |
Mentha javanica |
Rau húng lủi |
Mentha aquatica |
Rau húng cao từ 40 - 50 cm. Lá màu xanh sẫm; hoa lưỡng tính mọc theo nách lá.
Hoa màu trắng- xanh, mọc thẳng đứng. Trái có nhiều hột nhỏ. Rau húng có rễ sâu
nên không chết vào mùa đông. Khi hết mùa tuyết cây rau mọc lên từ rễ ăn sâu dưới
đất.
Trên châu thổ sông Hồng có làng Láng, huyện Đống Đa, Hà Nội, xưa là xã Yên Lãng,
Thăng Long, nơi có sông Tô Lịch và thành Đại La, nổi tiếng có rau húng gié thơm,
ngon.
Rau húng gié Mentha spicata được mệnh danh vết chân nhà chinh phục. Năm 1521
Magellan du nhập rau húng này vào quần đảo Phi Luật Tân. Vào đầu thập niên 1570
quần đảo này trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha dưới tên Philippines do tên của
vua Phílip II (1527 - 1598. Vua: 1556 - 1598). Rau húng này gốc ở Âu Châu ngày
nay được tìm thấy khắp nơi trên thế giới.
Công dụng:
- Rau húng là rau thơm, rau mùi đối với người Việt Nam. Rau được dùng để ăn tươi
với bì bún, bì cuốn, bún riêu, bún bò Huế.
- Mùi thơm của rau được cho vào kẹo, so-co-la, kem, thức uống, kem đánh răng,
thuốc súc miệng v. v.
- Trà bạc hà được dùng để tẩy mỡ cho người bị béo phì.
- Rau húng có Stearoptene C 42 H 65 NO 16, menthol C 10 H 20 O,
protein, chất
béo, sôi, sinh tố A, Ca, Fe, Ph, Mg, nhiều antioxidants. Người Anh gọi rau húng
gié là Spearmint. Rau húng gié hạ sốt, trị đau nhức, rối loạn tiêu hoá, nhuận
tiểu, cân bằng kích thích tố, hạ máu đường, chống lo âu, suy sụp tinh thần, mất
ngủ. Theo kinh nghiệm trị liệu dân gian, ở Colombia người ta kết hợp trà, rau
húng, lá mã đề Plantago major để trị chứng mất ngủ và suy sụp tinh thần.
LÁ TRƯỜNG SINH
Kalanchoe pinnata
Bryophyllum pinnate
Gia đình: Crassulaceae
Chúng tôi có dịp nói đến lá trường sinh trong nhiều trường hợp khác nhau. Trong
bài này chúng tôi chỉ sơ lược qua về lá trường sinh mà thôi.
Lá trường sinh có lối 20 tên khoa học. Chúng tôi chỉ chọn hai tên để nhớ mà
thôi. Nó có nhiều tên gọi thông thường cần được ghi lại để tránh sự xem thường
về được tính của loại thảo mộc dễ mọc, dễ sống này.
Quốc Gia |
Tên Gọi |
Việt Nam |
Lá
trường sinh, Lá sống đời, Lá Quan Âm, Lá cầm máu,
Đả bất tử, Lạc diệp sinh căn. |
Trung Hoa |
Zhang shou hua (Trường thọ hoa) |
Nam Mỹ |
Angelica (Thiên Thần Diệp), Siempre Viva (Sinh Diệp)
Anh Life plant (Sinh mộc), Life love plant (Cây tình yêu),
Wonder of the world (Kỳ quan thế giới) |
Các tên gọi trên gợi lại tính năng trị liệu tổng quát của lá trường sinh hay là
sống đời. Nhìn chung lá trường sinh cầm máu, trị thổ huyết, huyết tiện, xuất
huyết nội, trĩ (hemorrhoids), kinh nguyệt quá đà, huyết tiện (các loại bịnh liên
quan đến máu huyết), nhuận tiểu, trị hoàng đãn, áp huyết cao, hạ cholesterol,
táo bón, kiết lỵ, tiêu chảy, ho, sạn thận, phỏng lửa, phỏng nước sôi v. v. Lá
trường sinh kháng trùng, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng dị ứng, kháng histamine
(trị suyễn), kháng viêm, kháng ký sinh trùng Leishmania, kháng sự kết bướu
(kháng ung thư). Ở Ấn Độ người ta dùng lá trường sinh để trị bịnh gan và sốt rét
tức bịnh có vi trùng.
Lá trường sinh tạo sự ngủ ngon vì điều hoà sự tuần hoàn của máu.
Lá trường sinh có alkaloids, triterpene glycosides,
flavonoids, steroids C 19 H
28 O 2, lipids, bufadienolides C 24 H 34 O 2, cardenolides C 23 H 34
O 2,
proteins, ascorbic acid C 6 H 8 O 6 (sinh tố C), Na, Fe, Mn, K, P, Cứ, Zn.
Bufadienolides và cardenolides là độc chất tìm thấy trên da thiềm thừ (con cóc)
và cây hành biển Urginea maritima nhưng chúng có tác dụng như
digoxin C 41 H 64
O 14 và digitoxin C 41 H 64 O 13 dùng để chữa chứng nghẽn tim.
NẤM BỜM SƯ TỬ
Nấm Đầu Khỉ (Hầu Thủ Khuẩn)
Hericium erinaceus
Clavaria erinaceus
Dryodon erinaceus
Hydnum erinaceus
Gia đình: Hericiaceae
Gọi là nấm bờm sư tử hay nấm đầu khỉ ( Hầu Thủ Khuẩn) vì nấm có nhiều sợi trắng
như bông tua tủa như râu ông già màu trắng. Người Trung Hoa gọi là nấm đầu khỉ
vì thấy giống đầu khỉ với lông trắng tua tủa.
Nấm bờm sư tử mọc trên các cành cây chết của cây dẽ gai (beech) trong vùng khí
hậu ôn đới Á Châu, Âu Châu, Bắc Mỹ v. v.
Tên khoa học của nấm bờm sư tử là
Hericium erinaceus (xem các tên khoa học khác
trên tựa) thuộc gia đình Hericiaceae. Tên gọi thông thường là:
Quốc Gia |
Tên Gọi |
Việt Nam |
Nấm bờm sư tử (lion's mane mushroom), nấm đầu khỉ (âm từ Hoa ngữ Hou tou
gu- Hầu thủ khuẩn) |
Anh |
Lion's mane mushroom, Bearded tooth mushroom |
Pháp |
Pom pom blanc |
Trung Hoa |
Hou tou gu |
Nhật Bản |
Yamabushitake ( Nấm tu sĩ núi) |
Triều Tiên |
Norugongdengibeoseot ( Nấm đuôi nai- Lộc vĩ khuẩn) |
Công dụng:
- Nấm bờm sư tử ( nấm đầu khỉ) là một loài nấm ngon. Ở Trung Hoa nấm thay thế
cho thịt heo hay thịt trừu.
- Nấm có beta- glucan polysaccharides kháng ung thư, hạ cholesterol, trị tiểu
đường, hưng phấn thần kinh, hericenone C 19 H 22 O 5,
erinacines C 25 H 36 O 6,
threitol C 4 H 10 O 4, D- arabinitol C 5 H 12.
- Dược tính trị liệu: hạ mỡ trong máu, hạ đường trong máu, hạ cholesterol, kháng
ung thư, kích thích thần kinh làm gia tăng trí nhớ hữu ích cho bịnh Parkinson và
Alzheimer.
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
Bài viết tổng hợp dựa vào Thế Giới Thảo Mộc Từ Điển do tác giả Phạm Đình Lân
biên soạn.
Trang Phạm Đình Lân
art2all.net |